1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mộ(Chiều tối hồ chí minh) theo định hướng phát triển năng lực người học và tích hợp tư tưởng đạo đức hồ chí minh

21 842 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 159 KB

Nội dung

S S ỞSỞ ỞSỞ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY - HỌC BÀI “MỘ” CHIỀU TỐI - HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ TÍC

Trang 1

S S ỞSỞ ỞSỞ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY - HỌC BÀI “MỘ” (CHIỀU TỐI - HỒ CHÍ MINH) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu ……… 3

1.1 Lý do chọn đề tài……… …… ……… 3

1.2 Mục đích nghiên cứu… … ……….5

1.3 Đối tượng nghiên cứu ………… ………5

1.4 Phương pháp nghiên cứu………… ……… 5

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……… ……… ……6

2.1 Cơ sở lí luận… ……….6

2.2 Thực trạng vấn đề…… ……… 8

2.3 Các giải pháp thực hiện……… 9

2.3.1 Xác định mục tiêu cần đạt……….………9

2.3.2 Chuẩn bị bài học….….……… ……… 9

2.3.3 Nội dung bài học……… ……… 10

2.3.4 Bài viết của học sinh trường THPT Nga Sơn ……… ……15

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm… …… ………16

3 Kết luận, kiến nghị…… ……… ……….………… 17

3.1 Kết luận ……… 17

3.2 Kiến nghị … ……… 18

Tài liệu tham khảo

Một số cụm từ viết tắt trong sáng kiến

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ cấp

bách của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chúng

ta - những cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học Đối với phương pháp dạyhọc, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất chongười học là việc cần làm ngay, không thể làm ngơ, không được chậm trễ Đổimới không chỉ là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của nhà giáo.Bên cạch đó, khi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng định hướng pháttriển năng lực người học đảm bảo cho tất cả các em học sinh có cơ hội tham giathực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từnghọc sinh, đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học; tạo cơ hội chotất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huykhả năng sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua

dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ; nâng cao chất lượng dạy và họccủa nhà trường; góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cảithiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên,giáo viên với học sinh;… tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thânthiện cho tất cả mọi người

Song song với việc đổi mới phuương pháp dạy học, người viết muốn lồngghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho các em học sinh trong tiếthọc này Bởi, Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhânvăn hóa của thế giới, suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho

sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm

“rạng rỡ non sông ta đất nước ta” Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cáchmạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạođức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tưtưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựatrên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin Người đã

Trang 5

đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng to lớn, một nhân cách đạođức cao cả Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh làmột phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam Bởi vì, tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thửthách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người Nhậnthức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, trong những năm qua, Trung ươngĐảng đã triển khai, tổ chức và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân,trong mọi nghành, mọi giới, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ýthức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trongtoàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên,thanh niên, học sinh.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng do ảnh hưởng từ những mặt trái củanền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hoá và đặc biệt do khôngnghiêm túc trong rèn luyện phấn đấu, một bộ phận thanh thiếu niên nói chungđang có những biểu hiện tiêu cực như chạy theo lối sống buông thả, lười học tập

và tu dưỡng đạo đức, phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộngnhững sinh hoạt thiếu lành mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội thậm chí là vi phạmpháp luật…Đó là một vấn đề luôn đựơc xã hội quan tâm Vì vậy, Đảng ta đã xácđịnh giáo dục và đào tạo có một vị trí rất quan trọng, giáo dục phải lấy giáo dụccon người làm gốc

Tại trường THPT Nga Sơn, sau những năm triển khai, thực hiện cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán

bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đếnnhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tudưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng Tuynhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như đểcuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngàycàng có chiều sâu, nhà trường cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống

Trang 6

cho học sinh Ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức học sinh thì trong công tác giảng dạy nói chung, bộ môn ngữvăn nói riêng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đứccho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, hướng các em đến cái Chân, Thiện, Mĩ,…

Từ những vấn đề trên , cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần dạyhọc theo phương pháp đổi mới đã được tiếp thu, bồi dưỡng qua các đợt tập huấn

do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cộng với kinh nghiệm vốn có của mình,

năm học này tôi chọn đề tài “ Dạy – học bài “Mộ” (Chiều tối - Hồ Chí Minh) theo định hướng phát triển năng lực người học và tích hợp tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình

học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệtnhững học sinh có khó khăn về học

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng

sư phạm và phát huy năng lực sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩthuật dạy học thông qua dự giờ trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ

- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

- Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh

- Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập,rèn luyện vì bản thân, giađình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuânthủ nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các côngtác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Bài thơ “Mộ” (Hồ Chí Minh), sách giáo khoa ngữ văn 11, tập 1 (NXB

giáo dục)

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Với đề tài này, tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứunhằm phát huy hiệu quả tổng hợp của các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp tâm lí

- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề

- Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành , thực tiễn

- Tăng cường học tập nhóm

- Giáo viên – học sinh: cộng tác

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận

Những năm qua, nhà giáo chúng ta đã được trang bị khá nhiều lí thuyết

về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dụcqua các văn bản chỉ đạo, các đợt tập huấn từ Bộ, Sở, Trường Đó là những cơ sở

lí luận vững chắc, làm nền tảng cho việc thực hành đổi mới cho giáo viên Cóthể kể ra như các tài liệu, các lớp tập huấn về phương pháp kĩ thuật dạy học tíchcực, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh,… Năng lực là một thuộc tinh tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ nhiều yếu tốnhư tri thức, kĩ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tráchnhiệm

Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu :

- Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ

- Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được hìnhthành

- Nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lựctrong mỗi môn học

Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung,hoạt động, phương pháp, …dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó đểtiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục

Trang 8

Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là môhình dạy học nhằm phát huy tối đa năng lực của người học, trong đó, người học

tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn của người dạy Quátrình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học trên nguyên lý: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thựctiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Đặc biệt, khi tham gia dạy theo định hướng phát triển năng lực ngườihọc, chúng ta sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cảngười dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác,năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tácđộng tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú cho người học

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hình thànhnên những chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức tốt đẹp Ông cha ta luôn coitrọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp Đó là tìnhyêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết, thuỷchung, dũng cảm, kiên cường, hiếu học, cần cù, sáng tạo,…Trong cuộc đấutranh dành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới, Đảng ta vàBác Hồ kính yêu luôn chăm lo, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, vì đạođức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xãhội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi tháchthức, dành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội mới

Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, đất nướcđang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN, từng bước hội nhập quốc tế

để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốcnăm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo

vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN” Vì vậy trong các nhà trường đều nhằmtới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực có tríthức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, trong đó giáo dục đạo đức luôn được coi trọng

Trang 9

Trong những năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã và đang thựchiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trênkhắp cả nước, các nhà trường đã và đang phát động tổ chức thực hiện cuộc vậnđộng này Để góp phần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vân động, tại trường THPT NgaSơn thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết.Nhà truờng chính là một môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ

và tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ chí Minh cần được tích hợp trong cácmôn học đặc biệt là môn ngữ văn, điều đó sẽ đem đến cho học sinh một niềmtin, nhận thức đúng đắn, tránh những tư tưởng sai lệch do những thông tin ngoàiluồng, do tác động của xã hội

2.2 Thực trạng vấn đề

Trong thời gian qua, trường THPT Nga Sơn cũng đã tiến hành ứng dụngviệc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ngườihọc ở tất cả các phân môn Khi tham gia dạy theo định hướng phát triển nănglực người học, ta có thể nhìn thấy được những lợi ích thiết thực như : phát huyđược tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người học và người dạynhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thứcvào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng,tình cảm, đem lại hứng thú cho người học Tuy nhiên, trên thực tế ở trường chỉmới thực hiện ở các tiết thao giảng và thi giáo viên giỏi trường, vì còn gặp nhiềukhó khăn khi ứng dụng : như chương trình sách giáo khoa chưa phù hợp, nhiềugiáo viên chưa được tiếp thu trực tiếp từ các chuyên viên của Sở GD những líluận cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học, lớp học hẹp khó bố trí chỗ ngồi,giáo viên chuẩn bị bài mất nhiều thời gian, số lượng học sinh trong lớp đông,chất lượng học sinh không đồng đều, ý thức học tập của một số học sinh chưatốt,….Nhưng không ví thế mà chúng ta không mạnh dạn đổi mới tiết dạy củamình đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam mà Đảng

và Nhà nước ta đã đề ra

Trang 10

Là giáo viên dạy học môn ngữ văn, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhậnthấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bàigiảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng chohọc sinh Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dàicủa lịch sử dân tộc Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn nămdựng nước và giữ nước Người đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc một

di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực Những tư tưởng của Người làtấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng củaNgười còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong côngcuộc đổi mới hiện nay

Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước,yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trongdạy học môn ngữ văn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh làrất cần thiết Trong thực tế trường THPT Nga Sơn không chỉ lồng ghép giáo dụcđạo đức của Bác trong các môn học mà còn tổ chức các buổi ngoại khóa tìmhiểu về Bác và hoạt động ngoài giờ lên lớp (1 buổi/tháng) rất hiệu quả, gây hứngthú cho các em học sinh

(GV cần xác định mục tiêu cần đạt: về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ,

các năng lực cần có cho học sinh)

2.3.2 Chuẩn bị bài học

Giáo viên

- Máy chiếu, thu thập tài liệu

- Phiếu học tập cho học sinh theo mẫu

Trang 11

- Giáo viên hưỡng dẫn học sinh: Chia nhóm, phân công nhiện vụ chotừng nhóm, giới thiệu một số tài liệu liên quan để các em tìm hiểu, dăn dò các

em xem trước bài ở nhà: Tìm hiểu về Bác và bài thơ Mộ, viết một đoạn vănngắn cảm nhận chung về Bác và bài thơ Mộ

Học sinh:

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

- Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Bác

- Chuẩn bị đồ dùng học tập

2.3.3 Nội dung bài học.

Tiết tự chọn : Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

- Các em đã có sự chuẩn bị ở nhà nên giáo viên gọi học sinh trình bàytheo sự chuẩn bị của các em, giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh (Tìmhiểu về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh)

I Tiểu sử của Hồ Chí Minh

- Câu hỏi: Trình bày tiểu sử của Hồ Chí Minh? (Nhóm 1 trình bày)

- HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, các tổ khác lắng nghe, nhận xét,

bổ sung

II Sự nghiệp văn học

- Câu hỏi: Trình bày sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? (yêu cầunhóm 4 trình bày)

- HS trình bày theo nhóm đã chuẩn bị, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Sau đó giáo viên cho học sinh xem thêm bộ phim tài liệu tóm tắt về tiểu

sử của Bác và trình chiếu tranh ảnh, các sáng tác và những lời bình hay về sựnghiệp văn học của Người Sau đó giáo viên đặt câu hỏi:

- Câu hỏi: Sau khi các anh /chị đã tìm hiểu và được xem thêm những tưliệu về Bác, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân từ Bác Hồ kính yêu củachúng ta? (HS làm việc cá nhân)

- HS sẽ có những câu trả lời khác nhau theo cách cảm nhận riêng củamỗi em

Ngày đăng: 22/10/2019, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w