SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG “CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN”, QUA BÀI 6 TIN HỌC 8 Ở TRƯỜNG THCS
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG
“CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN”, QUA BÀI 6 TIN HỌC 8
Ở TRƯỜNG THCS NGA THỦY
Người thực hiện: Mai Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thủy SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HOÁ NĂM 2018
Trang 22.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 22.2.1 Thực trạng về cơ sơ vật chất của nhà trường 22.2.2 Thực trạng về việc dạy và học môn Tin học ở trường THCSNga Thủy 3
2.2.3 Thực trạng về nội dung bài học “Câu lệnh điều kiện” trong chương trình 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Vận dụng kiến thức liên môn tích hợp để giảng dạy bài học 42.3.2
Thâm nhập tình huống thực tế (tình huống công việc thích
hợp xuất phát từ thực tiễn hàng ngày) để dẫn dắt vào nội
dung chính của bài học
Trang 31 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài :
Cấu trúc rẽ nhánh là một cấu trúc quan trọng trong ngôn ngữ lập trình Cấutrúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khácnhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không Mọi ngôn ngữlập trình đều có câu lệnh điều kiện thể hiện các cấu trúc rẽ nhánh
Câu lệnh điều kiện hay còn gọi là câu lệnh rẽ nhánh là một trong những câu
lệnh cơ bản và rất hay dùng để viết chương trình máy tính Nội dung về Câu lệnh điều kiện trong (bài 6) là một nội dung cơ bản và quan trọng đối với học
sinh mới bắt đầu làm quen với lập trình Các em phải nắm được sự cần thiết củacâu lệnh rẽ nhánh, hiểu được cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạngthiếu và dạng đủ trong Pascal Để vận dụng câu lệnh điều kiện If-then kết hợpvới các lệnh khác đã học, viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết các tìnhhuống quen thuộc
Tuy nhiên việc học lập trình còn khá mới mẻ và tương đối khó với đa sốhọc sinh, nhất là kỹ năng viết chương trình Vì các em chưa thành thạo việc vậndụng các câu lệnh để giải quyết bài toán Việc nắm cú pháp và hoạt động của câulệnh rẽ nhánh còn chưa sâu, nhiều học sinh không làm được và tỏ ra còn khá lúngtúng Các em chưa biết vận dụng câu lệnh để viết một chuơng trình hoàn chỉnhgiải quyết các bài tập liên quan Chính vì thế nhiều em có tâm lí chán nản, ngạihọc lập trình
Từ thực tế đó để học sinh có thể nắm vững được cú pháp và hoạt động củacâu lệnh điều kiện áp dụng giải quyết một số bài toán trong yêu cầu chuẩn kiếnthức, kỹ năng tạo điều kiện để các em có thể thành thạo viết chương trình tốt,hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học Đặc biệtcác em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹnăng vào thực tiễn Tôi đã mạnh dạn ứng dụng Sáng kiến kinh nghiệm “Một số
giải pháp giúp học sinh nắm vững “Câu lệnh điều kiện”, qua Bài 6 Tin học
8 ở trường THCS Nga Thủy”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Giúp các em nắm vững kiến thúc về cấu trúc rẽ nhánh đồng thời biết và
hiểu sâu hơn về cú pháp và hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh thông qua câu lệnhđiều kiện trong ngôn ngữ Pascal
- Giúp các em gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, vớithực tiễn đời sống xã hội, đồng thời tạo hứng thú, yêu thích môn học hơn
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng cáchviết chương trình máy tính Thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc lập trình
và cuộc sống, cũng như lợi ích của việc lập trình để giải quyết các bài toán bằngmáy tính
- Việc tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tíchcực, tư duy sáng tạo Cụ thể gợi cho học sinh nhu cầu nhận thức, huy động tiềmnăng của học sinh, góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 8 nắm vững câu lệnh rẽnhánh, qua bài “Câu lệnh điều kiện” sao cho một cách khoa học và hiệu quả nhất
Trang 41.4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định… có tính cấp thiết về việc đổi mới giáo dục, về việc dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đặc biệt về nguồn tài liệu về Cấu trúc rẽ nhánh - Câu lệnh điều kiện
- Khảo sát thực tế lớp trực tiếp giảng dạy khối 8
Sử dụng câu hỏi qua bài kiểm tra 15 phút để khảo sát mức độ nắm nội dungbài học của học sinh
- Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồngnghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân
- Thống kê, xử lý số liệu:
Để đảm bảo tính chính xác của thực trạng, hiệu quả vấn đề nghiên cứu, tôi
đã sử dụng thống kê toán học, xử lý số liệu để rút ra những kết luận quan trọng
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến này được làm, áp dụng lần đầu tại trường THCS Nga Thủy và đãđem lại hiệu quả cao
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ”.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới phương phápdạy học Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến cơbản về tổ chức dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trườngtrung học cơ sở
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường.
Hiện tại nhà trường có 01 phòng máy, với tổng số máy tính còn hoạt độngđược để phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học là 15 máy Tuy nhiên số lượngnày vẫn còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh 3HS/máy Mặtkhác thời gian nhà trường được cấp số máy trên đã quá lâu( Từ năm 2007->đếnnay) nhiều máy đã hư hỏng, xuống cấp và được sửa chữa, thay thế các linh kiệncần thiết nhưng do đời máy quá cũ nên chạy chương trình rất chậm, nhiều tínhnăng lạc hậu, lỗi thời…Điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trìnhgiảng dạy
Trang 52.2.2 Thực trạng về việc dạy và học môn Tin học ở trường THCS Nga Thủy.
* Đối với giáo viên:
Do nhà trường chỉ có một giáo viên chuyên Tin nên không có điều kiện để
trao đổi, rút kinh nghiệm…do đó bản thân giáo viên khó đánh giá, nhìn nhậnđược sự tiến bộ của mình trong quá trình giảng dạy Đặc biệt nội dung kiến thứcphần lập trình Pascal là một nội dung khó
* Đối với học sinh:
- Trong chương trình Tin học bậc THCS, lập trình Pascal là một phần họckhó, rất nhiều học sinh do lần đầu tiên được học nên các em tỏ ra lúng túng, mơhồ…khó khăn trong việc diễn đạt câu lệnh điều kiện bằng ngôn ngữ tự nhiênsang câu lệnh viết trong chương trình máy tính
- Mặt khác môn Tin học là một môn học Tự chọn nên nhiều học sinh,trong đó kể cả những học sinh khá, giỏi cũng có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiếnthức, học đối phó, miễn cưỡng Điều này thật sự gây nhiều khó khăn cho giáoviên trong quá trình giảng dạy
2.2.3 Thực trạng về nội dung bài học “Câu lệnh điều kiện” trong chương trình
Câu lệnh điều kiện là một nội dung cơ bản và quan trọng trong chươngtrình Tin học 8 Các em phải nắm được sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh, biếtmọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, hiểu được cúpháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ viết được câulệnh điều kiện trong Pascal Tuy nhiên nhiều học sinh nắm cú pháp và cáchhoạt động của câu lệnh điều kiện còn mơ hồ Chưa biết cách diễn đạt thuậttoán bằng ngôn ngữ tự nhiên sang câu lệnh điều kiện cho máy tính hiểu.Việc viết chương trình cho máy tính vẫn còn nhiều vướng mắc vì không biết
áp dụng câu lệnh điều kiện
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của giáo viên
và học sinh Năm học 2016-2017, với phương pháp dạy học cũ tôi đã tiến hànhkhảo sát 64 học sinh ở 2 lớp 8A, B bằng việc cho các em làm bài kiếm tra 15phút, với nội dung câu hỏi như sau:
Đề bài: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b khác nhau từ bàn
phím In ra màn hình số lớn hơn trong hai số
a) Mô tả điều kiện của bài toán bằng cặp quan hệ từ nếu thì,nếu thì ngược lại
b) Viết lại bằng câu lệnh điều kiện trong Pascal tương ứng với dạng thiếu
và dạng đầy đủ
Kết quả như sau:
Trang 6Kết quả khảo sát trên cho thấy rõ tỉ lệ học sinh trung bình, yếu, kém ở cả
2 lớp tương đối cao( TB: 50.1%; Yếu, kém: 14,1%) Điều này khẳng định rằngcác em nắm chưa vững kiến thức bài học Bản thân rất trăn trở và đã tìm nhiềugiải pháp để tạo hứng thú học tập cho các em nhằm cái thiện cách nhìn, cáchhọc, chất lượng môn học và đúc rút thành kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúphọc sinh nắm vững “Câu lệnh điều kiện”, qua Bài 6 Tin học 8 ở trường THCSNga Thủy”
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Vận dụng kiến thức liên môn tích hợp để giảng dạy bài học:
Ở hoạt động 1, hoạt động 2 tôi đã vận dụng kiến thức liên môn ở các môn
đã học Mục đích giúp cho các em tiếp cận kiến thức tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâusắc hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa Đồng thời tăng cường sự liênkết các kiến thức, kĩ năng và hình thành năng lực giải quyết bài toán Tin học
*Giáo án cụ thể như sau:
A Mục tiêu của họat động 1, hoạt động 2:
* Về kiến thức:
- Qua môn Ngữ văn lớp 7 học sinh nắm lại kiến thức về câu có cặp quan hệ
từ “Nếu thì” Biết câu có cặp quan hệ từ nếu thì có thể diễn đạt bằng nhiềucách khác nhau Biết câu có cặp quan hệ từ “Nếu thì” trong Tin học chính làcác hoạt động phù thuộc vào điều kiện
- Qua môn Vật lí 7 học sinh nắm lại kiến thức liên quan giữ âm cao (âmbổng), âm thấp (âm trầm) với tần số dao động Âm phát ra càng cao thì tần sốdao động càng lớn ngược lại thì tần số dao động nhỏ
- Qua môn Công dân 7 học sinh biết tác hại của việc khai thác rừng bừabãi, không theo quy luật, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường Từ đó có ý thứcbảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Qua môn Hình học 7 học sinh nắm lại tính chất của tam giác cân
- Qua môn Đại số học sinh biết được để so sánh hai giá trị số hoặc biểuthức có giá trị số, chúng ta sử dụng các kí hiệu toán học như =, ≠, <, ≤, > và ≥.Biết các phép so sánh có kết quả đúng hoặc sai Biết các phép so sánh có vai tròrất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình Chúng thường được dùng
để biểu diễn các điều kiện
- Qua môn Tin học 8 bài 6 “Câu lệnh điều kiện” phần 1, 2 giúp học sinh:+ Biết các hoạt động phù thuộc vào điều kiện trong tin học
+ Biết các điều kiện thường là phép so sánh
- Qua bài học tạo được hứng thú để các em yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức xem xét công việc dưới nhiều góc độ khác nhau
B Nội dung bài học hoạt động 1, hoạt động 2
Trang 7Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (sử dụng kiến thức liên môn
Văn học 7, Vật lí 7, Công dân 7, Hình học 7)
GV: Trong cuộc sông hằng ngày, chúng ta
thực hiện phần lớn các hoạt động một cách
tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã
được xác định trước
- Em hãy kể những hoạt động theo thói quen
hàng ngày của em theo tuần tự?
HS: Hai học sinh trả lời
GV: Đưa ra các ví dụ trong SGK để HS tham
GV:- Mỗi kế hoạch đề ra liệu lúc nào cũng
thực hiện theo ý muốn không? Vì sao?
HS: trả lời
HS vận dụng
- Em hãy lấy một vài ví dụ về hoạt động bị
thay đổi?
Hai học sinh lấy ví dụ
GV: Cung cấp thêm kiến thức thực tế: Trong
thực tế các hoạt động của con người thường
bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh cụ
thể Nhiều hoạt động sẽ bị thay đổi, bị điều
chỉnh cho phù hợp
Ví dụ: “Nếu” em bị ốm, em sẽ nghỉ học
*GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức một số
môn học để lấy thêm các ví dụ
Em hãy phát biểu tính chất của tam giác
1 Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Trong thực tế có nhiều hoạtđộng bị thay đổi bởi hoàn cảnh
cụ thể
- Có những hoạt động chỉ đượcthực hiện khi một điều kiện cụthể được thỏa mãn
Trang 8cân? (Bài 6: Tam giác cân).
HS: Trả lời
Nếu một tam giác có 2 góc bằng nhau thì tam
giác đó gọi là tam giác cân
+ Môn Vật lí 7:
Em hãy phát biểu độ cao của âm so với tần
số dao động? (Bài 11: Độ cao của âm).
+ Môn Công dân 7:
Nếu khai thác rừng bừa bãi sẽ gây hậu quả
như thế nào ? (Bài 14: Bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên)
HS: Trả lời
- Nếu khai thác rừng bừa bãi thì sẽ làm cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên
GV: Những ví dụ ở trên là các hoạt động phụ
thuộc vào điều kiện
- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới
dạng một phát biểu hay còn gọi là mệnh đề
điều kiện
- Ta thấy từ “nếu” chỉ một “điều kiện” nào
đó có được thỏa mãn hay không
- Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả
kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai
- Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ? Chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu tiếp ở bảng sau:
GV: Chiếu trên màn hình bảng sau:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiểu bảng để
trả lời câu hỏi:
+ Điều kiện tình huống là gì?
+ Kiểm tra như thế nào?
- Điều kiện thường là một sựkiện mô tả qua từ “nếu”
Trang 9+ Kết quả kiểm tra là gì?
+ Hoạt động tiếp theo ra sao?
HS: Thảo luận và đưa ra đáp án Các nhóm cử
đại diện trả lời
GV: nhận xét và chốt lại kiến thức
- Khái niệm điều kiện được thoả mãn (hay
không được thoả mãn) trong đời sống tương
đương với khái niệm phép so sánh cho kết
quả là đúng (hay sai) trong ngôn ngữ lập
trình
Vận dụng kiến thức môn Văn học rèn
luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học
sinh, diễn đạt hoạt động điều kiện bằng
nhiều cách khác nhau.
GV: Chiếu bài tập tình huống:
Bài tập tình huống 1
“Hai đội bóng A và B sẽ gặp nhau trong
vòng loại Đội thắng được 3 điểm, đội thua
được 0 điểm, hòa mỗi đội được 1 điểm”.
Em hãy sử dụng cặp quan hệ từ nếu thì để
diễn đạt nhiều cách khác nhau về điểm số của
mỗi đội có thể được sau trận đấu ngày mai?
diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau
Vận dụng kiến thức môn Văn học giáo dục
đạo đức, bài học làm người về qui luật
nhân quả trong cuộc đời Rèn luyện kỹ
năng diễn đạt mệnh đề A suy ra B.
Bài tập tình huống 2:
Em hiểu như thế nào về câu châm ngôn “gieo
gió, gặp bão” Hãy sử dụng quan hệ từ nếu
thì để diễn đạt câu châm ngôn trên?
HS: suy nghĩ trả lời
Nếu gieo gió thì sẽ gặp bão
GV: Ngoài những điều kiện gắn với các sự
kiện đời thường, trong tin học chúng ta cũng
- Khi kết quả kiểm tra là đúng,
ta nói điều kiện thỏa mãn
- Khi kết quả kiểm tra là sai tanói điều kiện không thoả mãn.+ Đúng thỏa mãn
+ Sai không thỏa mãn
Trang 10gặp nhiều dạng điều kiện khác Em hãy lấy ví
dụ?
HS lấy các ví dụ
Ví dụ :
Nếu nháy nút ở góc trên, bên phải
cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại
Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn
Nếu đúng thì nếu sai thì
Hoạt động 2: Điều kiện và phép so sánh (sử dụng kiến thức liên môn Đại số,
Hình học)
+ Môn Đại số
Em hãy cho biết để so sánh hai giá trị số
hoặc hai biểu thức toán học ta thường sử
dụng các kí hiệu toán học nào? Cho ví dụ ?
HS: vận dụng kiến thức toán học trả lời (các
8.x < 0 (đúng sai còn phụ thuộc vào x)
GV: nhận xét đưa ra kết luận khái niệm điều
kiện được thoả mãn (hay không được thoả
mãn) trong đời sống tương đương với khái
niệm phép so sánh cho kết quả là đúng (hay
sai) trong ngôn ngữ lập trình
GV: Chiếu ví dụ 1 (SGK) lên màn hình, yêu
cầu HS tìm điều kiện trong từng trường hợp
Ví dụ: Ta muốn chương trình in ra màn hình
giá trị lớn hơn trong số có hai giá trị của các
biến a và b
+ Môn Đại số:
Em hãy cho biết muốn tìm giá trị lớn hơn
trong 2 giá trị của biến a và biến b ta sử
=, <>, <, <=, > và >=
- Phép so sánh cho kết quả đúng
có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại điều kiện không được thỏa mãn