Hiện nay, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp đang là nhóm khách hàng mục tiêu để hướng tới, bởi tín dụng doanh nghiệp là nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập lớn cho cá
Trang 2Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ QUANG TRÍ
Phản biện 1: PGS.TS PHẠM THỊ LAN HƯƠNG
Phản biện 2: GS.TS NGUYỄN KẾ TUẤN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong
đó doanh nghiệp là một thành phần kinh tế quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đó Hiện nay, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp đang là nhóm khách hàng mục tiêu để hướng tới, bởi tín dụng doanh nghiệp là nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng Tuy nhiên rủi ro mà hoạt động tín dụng doanh nghiệp gây ra cũng không nhỏ Hậu quả của rủi ro tín dụng doanh nghiệp thường làm gia tăng chi phí, thu lãi chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính
và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín, vị thế của ngân hàng Do đó, việc đẩy mạnh quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất
Ngay từ khi mới thành lập đến nay, Agribank QB đã xác định một trong những khách hàng mục tiêu của mình là các doanh nghiệp Với định hướng đó, những năm qua Agribank QB đã không ngừng
mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp Tính đến ngày 30/6/2019, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh là 2.133 tỷ đồng, giảm 66 tỷ đồng so với năm trước Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp lại tăng lên, tăng từ 2,14% lên 2,59% và dự báo có nguy cơ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo
Từ xu hướng chung và sau một thời gian công tác tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp - Agribank QB, tôi nhận thấy sự cần thiết
và tầm quan trọng của việc làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng
Trang 4doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng doanh
nghiệp là điều mà tôi rất quan tâm nên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình” để
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Một là: Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank QB
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank QB
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tín dụng và
đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank QB
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp…
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank QB
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với vay doanh nghiệp tại Agribank QB
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1 Nhóm tài liệu về cơ sở lý luận quản trị rủi ro tín dụng:
[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(16/6/2010), Luật số 47/2010/QH12: “Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
[2] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (21/1/2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày
18/03/2014 sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”
[3] Đỗ Thùy Dung (2009), “Rủi ro tín dụng – một cách tiếp cận lượng hóa”, Tạp chí ngân hàng, (số 11 tháng 06 năm 2009) [4] Peter S.Rose (2004), “Quản trị Ngân hàng thương mại”,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội
[5] Basel Committee on Banking Supervision – BCBS 17
Trang 6nguyên tắc Basell II của Ủy ban Basell về giám sát ngân hàng về
quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
[6] Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
[7] Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Lao Động, Hà Nội
6.2 Nhóm tài liệu liên quan đến thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng doanh nghiệp tại Agribank QB:
[8] Hội đồng thành viên Agribank (09/4/2019), Quyết định số
225/QĐ-HĐTV-TD, “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”
[9] Tổng giám đốc Agribank (18/6/2019), Quyết định số
1225/QĐ-NHNo-TD, “Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”
[10] Hội đồng thành viên Agribank (30/5/2014), Quyết định
450/QĐ - HĐTV- XLRR, “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”
[11] Tổng Giám đốc Agribank (18/10/2011), Quyết định
1197/QĐ-NHNo-XLRR, “Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank”
[12] IPCAS Agribank QB và các Báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên các năm 2016, 2017, 2018; Báo cáo kết quả thu hồi nợ,
xử lý rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro: Số liệu đưa vào phân tích, đánh giá trong luận văn
6.3 Nhóm tài liệu liên quan đến giải pháp:
Trang 7Liên quan đến giải pháp về QTRRTD doanh nghiệp, tác giả tham khảo ý tưởng giải pháp từ các tạp chí, báo cáo tại các hội thảo khoa học và từ các bài viết trên mạng Internet
[13] Nguyễn Thị Thu Đông (2012) “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân
[14] Lê Hoàng Nga (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, NHNN
Việt Nam “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam”
[15] Bùi Kim Ngân (2008) Tạp chí ngân hàng “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://sbv.gov.vn
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: www.agribank.com.vn
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng
a Tín dụng
Có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Creditum” có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm hoặc nói khác đi là sử dụng sự tin tưởng hoặc tín nhiệm để thực hiện quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định với điều kiện bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo điều kiện đã thỏa thuận
b Tín dụng ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng (khách hàng ở đây là các thành phần kinh tế trong xã hội như cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp ) Trong thực tế hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nhưng bất kỳ hình thức tín dụng nào cũng có hai giai đoạn: người cho vay chuyển giao vốn cho người đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, và sau khi đến thời hạn
do hai bên thoả thuận người đi vay sẽ trả lại người cho vay một khoản giá trị lớn hơn, phần tăng thêm gọi là tiền lãi
c Các hình thức cấp tín dụng
Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán
1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay
Trang 9a Cho vay
Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam đã định nghĩa khái niệm cho vay như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
b Phân loại cho vay:
- Theo thời hạn cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;
- Theo đối tượng khách hàng: KHDN, KHCN
- Theo phương thức vay vốn: từng lần, hạn mức tín dụng, dự
án đầu tư, trả góp, thấu chi, thẻ tín dụng, hợp vốn, hạn mức tín dụng
dự phòng…
- Theo đối tượng đầu tư: vốn cố định, vốn lưu động
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
a Khái niệm rủi ro
Rủi ro là các yếu tố ngẫu nhiên, có thể đo lường xác suất xảy
ra và có thể gây nên các thiệt hại đối với con người hay quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b Khái niệm rủi ro tín dụng
Khái niệm cơ bản nhất, RRTD là khả năng khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí…đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng
Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam, RRTD được định nghĩa: “RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng
Trang 10không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Basel 2 được Ủy ban Basel ban hành tháng 9/2000 có đề cập: “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại RRTD bao gồm những nội dung cơ bản sau:
RRTD xảy ra khi người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo hợp đồng
RRTD dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản Đối với các NHTM Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy, RRTD sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn)
Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra
1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp
- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Trang 11a Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: Rủi ro lựa chọn, Rủi ro bảo đảm, Rủi ro
nghiệp vụ
- Rủi ro danh mục: Rủi ro nội tại, Rủi ro tập trung
b. Căn cứ vào phương diện quản lý và giám sát của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng nhận diện đƣợc:
- Rủi ro tín dụng chƣa nhận diện đƣợc:
1.2.4 Những biểu hiện của rủi ro tín dụng
b Sự cần thiết phải thực hiện công tác QTRRTD
- Sức nóng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng, để tiếp tục tồn tại và phát triển, nhiều ngân hàng đã nới lỏng
Trang 12quy định trong hoạt động cho vay, điều này tạo khe hở cho RRTD gia tăng
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ xảy ra rủi ro mới
- Đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, môi trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động tín dụng ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn
c Mục tiêu của QTRRTD
- Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ mức độ RRTD ở mức ngân hàng có thể chấp nhận được và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng
- Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng ngừa rủi ro
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, cơ chế kiểm soát phòng ngừa rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc
- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng ngừa rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống QTRRTD
1.3.2 Nội dung của QTRRTD
a Nhận dạng RRTD
Dựa vào các phương pháp nhận dạng sau:
- Tra cứu thông tin CIC:
Trang 13- Quy định phân cấp thẩm quyền:
- Quy định về địa bàn cho vay:
- Quy định về cơ cấu danh mục tín dụng:
- Quy định trong quản lý tín dụng:
- Quy định về giám sát và xử lý các khoản nợ có vấn đề:
d Tài trợ RRTD
- Tài trợ RRTD bằng nguồn phát mại tài sản bảo đảm:
- Nguồn dự phòng RRTD:
- Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm (bảo an tín dụng):
1.3.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
a Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
Trang 14doanh”
Phân loại doanh nghiệp:
- Chia theo loại hình: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh…
- Chia theo quy mô: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp nhỏ và vừa…
b Cho vay doanh nghiệp
Là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao cho KHDN một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi
Đặc điểm của cho vay KHDN:
- Số lƣợng KHDN:
- Đối tƣợng cho vay:
- Quy mô khoản vay:
- Tài sản bảo đảm:
- Chi phí tổ chức cho vay:
c Đặc điểm của rủi ro tín dụng KHDN
- Nguyên nhân rủi ro: đa dạng
- Nguy cơ xảy ra rủi ro: lớn
- Khả năng nhận biết rủi ro: khó
Trang 15hàng đi kèm, góp phần rất lớn trong việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Vì vậy phát triển cho vay KHDN là một xu thế tất yếu đối với các NHTM tại Việt Nam và để phát triển được một cách vững chắc thì công tác QTRRTD phải được chú trọng hàng đầu
e Các nhân tố ánh hưởng đến Quản trị rủi ro tín dụng KHDN
* Nhân tố chủ quan
- Môi trường Quản trị rủi ro tín dụng : Môi trường được hiểu là quan điểm, văn hoá, chiến luợc cũng như nguyên tắc ứng xử về rủi ro tín dụng mà một ngân hàng xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống của mình
- Chính sách tín dụng và Quy trình tín dụng (hay gọi là Quy trình cho vay) của Ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng
- Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lượng nhân sự đối với bộ phận quản trị rủi ro tín dụng
+ Cơ cấu tổ chức là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt