Thích nghi của các nhóm cây công nghiệp nhiệt đới:

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình tiểu luận Giải phẫu thích nghi thực vật Sự thích nghi của thực vật nhiệt đới (Trang 48)

- Rừng núi đá vôi nói ở đây bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện đặc

3/ Thích nghi của các nhóm cây công nghiệp nhiệt đới:

- Các loài cây công nghiệp nhiệt đới thường gặp như Cao su, chè, cà phê, ca cao, mía, bông, thuốc lá, bạch đàn, keo…

- Hướng thích nghi của các loài cây này như sau:

+ Rễ phát triển, thích nghi với vùng đất khô cằn, vùng đồi. + Số lượng hoa nhiều, dễ thụ phấn.

+ Một số loài là thực vật 1 năm, chúng tồn tại trong khí hậu nhiệt đới có trải qua mùa bất lợi thì hình thành thân ngầm, đến mùa bất lợi, hệ thân lá trên mặt đất tàn lụi đi, cây sống ở dạng tiềm sinh. Đến khi gặp điều kiện thuận lợi, thân ngầm này sẽ phát triển nhanh chóng để tạo ra thế hệ kế tiếp.

Phần V: Sự thích nghi của một số loài cây nông nghiệp và công nghiệp nhiệt đới phổ biến và công nghiệp nhiệt đới phổ biến

- Trong nông nghiệp, tùy theo từng loại cây trồng mà chúng ta có những chế độ tác động phù hợp để nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến nhu cầu sinh thái mà xác định đúng mùa vụ. Các loại cây nhiệt đới có nhu cầu ánh sáng, nhiệt độ cao nên khuyến khích trồng vào mùa hè ở miền Bắc, còn ở miền Nam do có biên độ dao động của các nhân tố hẹp nên có thể trồng những loại cây nhiệt đới quanh năm.

- Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý đến tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái và của nhân tố sinh thái chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển. Ví dụ, cây ngô, lúa, cây ăn quả, trong thời kỳ thụ phấn, thụ tinh cần có độ ẩm lớn nhưng vào thời kỳ sinh trưởng, chúng cần cả 3 yếu tố: nước, ánh sáng, nhiệt độ. Một số loài cây cần trải qua thời gian nhiệt độ thấp để ra hoa, kết quả. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của cây có thể chú trọng điều khiển nhân tố sinh thái chủ đạo phù hợp.

Phần V: Sự thích nghi của một số loài cây nông nghiệp và công nghiệp nhiệt đới phổ biến và công nghiệp nhiệt đới phổ biến

- Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, cần tận dụng mô hình lấy ngắn nuôi dài, áp dụng hình thức xen canh để vừa tận dụng được năng lượng ánh sáng, vừa che phủ đất chống xói mòn, vừa chống cỏ dại. Khi lực chọn các giống cây trồng xen canh cần chú ý không cạnh tranh sinh thái lẫn nhau, nhằm tiết kiệm diện tích và khâu chăm sóc, nâng cao năng suất cây trồng. Ví dụ, người ta đã trồng xen canh cây ngô và cây họ đậu hay xen ngô với khoai với mật độ thích hợp để tận dụng đất, tiết kiệm công chăm sóc và thu được năng suất cao.

- Trong vườn ươm, tùy thuộc vào nhu cầu ánh sáng của cây trồng mà có thể sử dụng giàn che. Một số loài khi ở giai đoạn cây non thể hiện tính chất ưa bóng, nhưng ở giai đoạn trưởng thành thì lại thể hiện tính ưa sáng (như lim, táu). Do đó cần tạo điều kiện ánh sáng thích hợp để hạt nảy mầm và phát triển tốt.

- Trong công tác trồng rừng, nhất là rừng hỗn giao cần kết hợp cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng hợp lý để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.

Phần V: Sự thích nghi của một số loài cây nông nghiệp và công nghiệp nhiệt đới phổ biến và công nghiệp nhiệt đới phổ biến

- Khi khai thác rừng, cần căn cứ vào đặc điểm thích nghi của cây để có hướng khai thác hợp lý. Với những loại rừng thuần loại có thể thu hoạch cùng lúc. Nhưng trong các khu rừng hỗn giao, nhiều thành phần loài cùng tồn tại trong đó có cả cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng thì cần chặt tỉa để ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm ở phần dưới tán rừng không thay đổi quá đột ngột và tạo điều kiện cho cây con tái sinh.

- Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc khi đưa một giống mới vào sản xuất, cần tìm hiểu các đặc điểm thích nghi của cây với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương. Ví dụ, muốn chuyển một cây vốn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới phía Bắc lên vùng có khí hậu thuộc vùng ôn đới thì vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, các chức năng sinh lý của cây bị ngừng trệ, cây sẽ chết. Ngược lại, khi chuyển một loài cây gỗ từ vùng lạnh đến vùng nhiệt đới, nếu cây không thích nghi được thì sẽ dẫn đến hiện tượng mọc vống, chất gỗ xốp và dễ bị sâu hại tấn công.

Phần V: Sự thích nghi của một số loài cây nông nghiệp và công nghiệp nhiệt đới phổ biến và công nghiệp nhiệt đới phổ biến

Khí hậu nhiệt đới có những đặc điểm đặc trưng và thực vật đã có những chiến lược để thích nghi với các nhân tố sinh thái đó. Dựa vào đặc điểm các nhân tố sinh thái ở vùng nhiệt đới có thể chia thực vật ở vùng này ra làm 5 nhóm: nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn, nhóm thực vật ưa sáng, ưa ẩm, nhóm thực vật ưa bóng, ưa ẩm, nhóm thực vật chịu bóng, ưa ẩm, nhóm thực vật trung sinh và thực vật trong mỗi nhóm lại có những đặc điểm riêng đê thichd ứng với điều kiện sống của chúng.

Nhìn chung các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…thuận lơi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói riêng và điều này giúp chúng ta lí giải được độ đa dạng về số lượng và phong phú về chủng loại của thực vật vùng khí hậu này. Bên cạnh đặc điểm thuận lợi đó thì có 1 số ít vùng địa lý có điều kiện bất lợi như môi trương hoang mạc và bán hoang mạc và thực vật sống trong môi trường này phải có những đặc điểm đặc trưng đê thích nghi.

Nắm được các đặc điểm của các yếu tố sinh thái cũng như các đặc điểm thích nghi của vung nhiệt đơi sẽ giúp chúng ta biết được những thay đổi của thực vật và có thể chủ động tác động nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng cũng như cây gỗ trong rường nhằm mang lại lợi ích cho con người

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình tiểu luận Giải phẫu thích nghi thực vật Sự thích nghi của thực vật nhiệt đới (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(53 trang)