Hơn nữa, công tác tuyên truyền pháp luật về BHYT của cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến cơ sở còn hạn chế; công tác thanh tra,
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
DƯƠNG TUYẾT PHƯƠNG
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA
Phản biện 2: PGS.TS TRẦN NHUẬN KIÊN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khi đời sống xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, vấn đề an sinh xã hội cũng được quan tâm hơn bao giờ hết
An sinh xã hội trở thành một trong những nhân tố hàng đầu đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Trong đó, bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT)
là hai chính sách được quan tâm hàng đầu, là trụ cốt của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng và là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước [44] Trong những năm qua, cũng giống như các địa phương trên cả nước, kinh tế của tỉnh có nhiều bước phát triển rõ rệt và đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể Người dân cũng dần quan tâm đến đời sống tinh thần, đặc biệt là sức khỏe của mình hơn bằng cách chủ động tham gia BHXH, BHYT Công tác thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng được cải thiện đáng kể, thu được nhiều kết quả đáng khích lệ
Tuy nhiên, tính đến tháng 10/2017, số nợ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh lên đến gần 73 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cùng
kỳ năm 2016 [44] Toàn tỉnh có 695 đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 1 tháng trở lên với số tiền lên tới 41,25 tỷ đồng [44]
Nguyên nhân của hạn chế này là do phần lớn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, một số có năng lực nhưng do tác động của nền kinh tế thị trường Hơn nữa, một số doanh nghiệp chưa thực sự chú
Trang 4trọng và có nhận thức đúng đắn về chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH [44] Việc nợ đọng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người lao động như không có thẻ BHYT để khám chữa bệnh, không được thanh toán các chế độ
ốm đau, thai sản kịp thời; số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT mới chỉ đạt trên 65%, một con số khá thấp Điều này có nghĩa
là một phần lớn các em học sinh, sinh viên chưa được Nhà nước bảo
vệ về sức khỏe; trong khi tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 90,31% Hơn nữa, công tác tuyên truyền pháp luật về BHYT của cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến cơ sở còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp chưa thường xuyên và nghiêm ngặt; một
số lượng bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT nên chưa chủ động và nhiệt tình tham gia
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý
thu bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum làm để tài luận văn
nghiên cứu có tính thời sự và cấp thiết với mong muốn giúp cho BHXH tỉnh Kon Tum có thể hoàn thiện và tăng cường công tác quản
lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
Trang 5thu bảo hiểm y tế
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHYT tại BHXH trên địa bàn tỉnh Kon Tum; từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung đi trả lời các câu hỏi sâu đây:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn nào về quản lý thu bảo hiểm y tế?
- Thực trạng công tác quản lý thu BHYT tại BHXH trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang diễn ra như thế nào? Công tác quản lý thu đó
có các điểm mạnh, điểm yếu gì và nguyên nhân của các điểm yếu đó
là gì?
- Các giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum?
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thu BHYT nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025
+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý thu BHYT do BHXH
Trang 6Việt Nam chi trả trên địa bàn tỉnh Kon Tum
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là các thông tin, nội dung được công bố rộng rãi dưới dạng các báo cáo, tài liệu tham khảo, bài viết, website về quản lý thu BHYT hoặc có liên quan đến công tác quản lý thu BHYT
do các tổ chức, cá nhân thực hiện Việc thu thập các thông tin này sẽ giúp tác giả có được một nguồn thông tin hữu ích, đa dạng và riêng biệt phục vụ cho bài nghiên cứu của tác giả trên phương diện tiếp thu, học hỏi và kế thừa các kết quả nghiên cứu và các bài học bổ ích
từ các công trình nghiên cứu này
Dữ liệu thứ cấp mà tác giả sử dụng còn là các báo cáo về công tác thu BHYT, số lượng khách hàng tham gia BHYT, tình hình kinh doanh BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum để tác giả có được những đánh giá xác thực và hữu ích nhất cho việc nghiên cứu và đưa
ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong khoảng thời gian 2014-2018
- Phương pháp điều tra khảo sát/ điều tra thông qua bảng hỏi
Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách phát phiếu điều tra
+ Đối tượng khảo sát:
180 người dân đang sử dụng BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Trang 72 50 công chức, viên chức BHXH tỉnh Kon Tum
- Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Sau khi hoàn thiện, nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định trên phương diện ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: Luận văn là công trình khoa học đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý thu BHYT; phân tích thực trạng quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện hơn công tác thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tăng số lượng người tham gia và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo của cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum những giải pháp khả thi, hữu hiệu, góp phần nâng cao công tác quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum; khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum Luận văn khi đã hoàn thành có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum nói riêng và cơ quan BHXH nói chung
Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giảng viên
và học viên trong các trường đại học thuộc khối kinh tế
7 Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng một số công trình nghiên cứu chính như sau:
Nghiên cứu Đổi mới và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin của TS Dương Văn Thắng
(2014)
Trang 8Giáo trình Quản lý kinh tế của GS TS Phan Huy Đường
(2015), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Giáo trình Bảo hiểm xã hội do TS Hoàng Mạnh Cừ và Ths
Đoàn Thị Thu Hương, đồng chủ biên năm 2011
Giáo trình nguyên lý bảo hiểm của PGS.TS Phan Thị Cúc
(chủ biên) năm 2008
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng của Hoàng Thị Kim
Hoa (2012)
Nghiên cứu về Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân
tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh của Nguyễn Văn Tình (2013)
Nghiên cứu về Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa
bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình của Nguyễn Thị Bích
Hường (2014)
Do đó, trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài
Quản lý thu bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ đánh giá
thực trạng công tác quản lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum; từ
đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện và tăng cường hơn nữa việc quản lý công tác này Như vậy, đây là một đề tài có tính cấp thiết và
ý nghĩa trong thời gian hiện nay với hi vọng giúp giảm các tình trạng
nợ BHYT và các bất cập nêu trên Đề tài cũng hi vọng sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo của BHXH tỉnh Kon Tum những giải pháp khả thi
để nâng cao tính hiệu quả, chuyên nghiệp trong việc tổ chức và quản
lý thu BHYT trên địa bàn tỉnh
9 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành
Trang 9TẾ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ
1.1.1 Khái niệm về BHYT, quản lý, quản lý thu BHYT
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu
Quản lý thu BHYT là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan BHXH nhằm đảm bảo đơn vị sử dụng lao động, người lao động, người dân chấp hành hành nghĩa vụ nộp BHYT theo quy định của pháp luật
1.1.2 Đặc điểm của quản lý thu BHYT
- Quản lý thu BHYT là một hoạt động khó khăn, phức tạp
Trang 10- Quản lý thu BHYT mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại
- Quản lý thu BHYT dễ xảy ra các sai phạm, vi phạm đạo đức và lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHYT do đối tượng thu là tiền
1.1.3 Tầm quan trọng của quản lý thu BHYT
Quản lý thu BHYT tốt góp phần thu nhập cho người tham gia BHYT, đảm bảo công bằng cho toàn thể mọi người, cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước
Đối với người tham gia BHYT: Quản lý thu BHYT đảm bảo quyền lợi về chăm sóc y tế, nâng cao chất lượng khám bệnh cho người tham gia BYT trong trường hợp họ bị ốm đau, bệnh tật
Đối với nền kinh tế - xã hội, BHYT góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn tài chính ổn định cho chăm sóc sức khỏe của người dân
1.1.4 Mục tiêu của quản lý thu BHYT
Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Kon Tum đến năm 2020 phải đạt 90,3% người dân có thẻ BHYT Theo đó, trên cơ sở khảo sát, tính toán tiềm năng của từng địa phương, UBND tỉnh đã phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum trước mắt trong năm 2019 phải đạt tỷ lệ bao phủ từ 90% trở lên [27]
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BHYT
1.2.1 Tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật BHYT
Tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật về BHYT là hoạt động làm cho người lao động và nhân dân hiểu rõ chính sách BHYT là một chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội
Nội dung tuyên truyền gồm:
+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
Trang 11+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền lưu động + Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tại địa phương
và Trung ương triển khai các hoạt động tuyên truyền
+ Tổ chức tuyên truyền qua các báo, tạp chí như Báo BHXH, tạp chí BHXH, website của BHXH Việt Nam,…
+ Tổ chức tuyên truyền trực quan
Tiêu chí đánh giá: mức độ thường xuyên của tuyên truyền; tính đa dạng, phong phú của các hình thức và nội dung tuyên truyền; hiệu quả thay đổi nhận thức của người dân sau mỗi đợt tuyên truyền;
tỷ lệ tăng/giảm đối tượng tham gia BHYT hàng tháng/quý/năm
1.2.2 Lập dự toán thu BHYT
Dự toán thu BHYT là bảng tổng hợp số liệu dự kiến về BHYT trong một thời kỳ nhất định Lập dự toán thu là quá trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp thực hiện nhằm huy động các nguồn thu BHYT từ mọi đối tượng tham gia
Tiêu chí đánh giá: tính sát thực, khả thi so với tổ chức thu BHYT; độ kịp thời, tính chính xác và đẩy đủ của dự toán
1.2.3 Tổ chức thu BHYT
Theo quy định tại Điều 5, Luật BHYT, các cơ quan quan lý nhà nước về BHYT gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về bảo hiểm y tế
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
Trang 12hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương
Quy trình thu BHYT gồm ba bước: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra
Tiêu chí đánh giá: tính trách nhiệm, rõ ràng trong phân cấp quản lý; sát với dự toán đã lập; tỷ lệ tăng/giảm số thu của năm so với
tỷ lệ tăng/ giảm số lượng người tham gia so với năm trước; phù hợp với quy trình thu
1.2.4 Quyết toán thu
Để thẩm định số liệu thu BHYT với BHXH cấp dưới theo định kỳ hàng tháng, năm, quý, khi quyết toán thu, phải đảm bảo thu thống nhất, cân đối, rõ ràng, trung thực, chính xác, thường niên, công khai, minh bạch trên cơ sở lập quyết toán
Tiêu chí đánh giá: tính đầy đủ, công khai, minh bạch, thống nhất, rõ ràng, trung thực, chính xác của quyết toán; tính hợp lý, chính xác của phương pháp tính toán
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHYT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHYT
* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHYT
Kiểm tra, thanh tra BHYT là đánh giá xem việc thu BHYT
có theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục của pháp luật không nhằm đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHYT, ngăn chặn, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT và những sơ hở trong quản lý,
* Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHYT
Tiến hành tổ chức thường xuyên công tác tiếp công dân, giải
Trang 13quyết khiếu nại về những điều bất hợp lý khi thực hiện chế độ BHYT góp phần thực hiện quản lý nhà nước về BHYT
Về xử lý vi phạm pháp luật về BHYT, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, các hành vi sau đây được coi là vi phạm hành chính về BHYT [14]:
Tiêu chí đánh giá: tính nghiêm minh, công khai, minh bạch của thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ số đơn vị, cá nhân được thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ tăng/giảm số vụ vi phạm; tỷ lệ tăng/giảm số tiền phạt
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BHYT
1.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật về BHYT
1.3.2 Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và các cơ quan ban ngành liên quan tại địa phương
1.3.3 Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý
TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM