Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển r
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ PHƯƠNG LINH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ
Vào hồi: 16 giờ,00 ngày 24 tháng 7 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện, Học viện Khoa học Xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nguồn nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người
Quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước của một lưu vực sông là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam Điều này, còn rất hạn chế về mặt nhận thức và tất yếu sẽ gặp không ít lúng túng khi triển khai Hiện nay, Luật Tài nguyên nước đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý và hướng dẫn cho việc triển khai các hoạt động quản lý tài nguyên nước Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều các văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
Về phương thức quản lý, có thể thấy rõ sự thiếu thống nhất và phân công trách nhiệm còn chưa rõ ràng giữa các cơ quan quản lý: cấp Trung ương và địa phương Giữa các ngành có liên quan tới chung một lĩnh vực quản lý còn tồn tại rất nhiều chồng chéo, gây khó khăn và cản trở cho hoạt động bảo vệ môi trường Giữa các địa phương nằm trong cùng một lưu vực chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và chặt chẽ trong công tác quản lý môi trường lưu vực
Trang 4Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho
luận án tiến sĩ Luật học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng của việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật của Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, kế thừa, tiếp thu và làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận về
bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam
Hai là, phân tích làm rõ tình hình bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông theo pháp luật Việt nam hiện nay
Ba là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng,
hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu môi trường nước ở 3 lưu vực sông lớn như: Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông Cầu
Trang 5- Phạm vi về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam những năm gần đây
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, dưới góc độ luật kinh tế Đề tài sẽ tiếp thu, kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trước, đồng thời sẽ đi sâu vào làm rõ những hạn chế của pháp luật hiện hành, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Tiếp cận từ thực tiễn, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi tường nước Lưu vực sông và nhu cầu hoàn thiện Pháp luật
- Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chính sách về hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường nước Lưu vực sông
4.2 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp phân tích
Là phương pháp đòi hỏi phải phân tích phải có hệ thống Phải phân
loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu Có 2 hướng phân tích
Trang 6trong phương pháp này đó là: phương pháp định tính và phương pháp định lượng
b Phương pháp so sánh Luật học
Một phương pháp tiếp cận, nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật
c Phương pháp so sánh, thống kê
Phương pháp so sánh thống kê được sử dụng để cung cấp các số liệu cần thiết, đối chiếu, so sánh, làm rõ các nội dung liên quan, đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước Lưu vực sông
d Phương pháp phân tích đánh giá thể chế và chính sách (IPA)
Phương pháp IPA (Institution and policy Analysis- IPA) là phương
pháp phân tích đánh giá thể chế và chính sách IPA là một công cụ kỹ thuật, trung lập, nhằm làm rõ hiệu quả của một chính sách đang có hiệu lực, giải thích rõ các bên liên quan đã thích ứng như thế nào dưới tác động của chính sách, tìm kiếm chiến lược hoặc giải pháp để cải thiện và tăng cường hiệu quả của chính sách IPA là trung lập vì nó không nhằm việc hoạch định, xác định mục tiêu, tầm ảnh hưởng, đạo đức, … của một chính sách sẽ được ban hành, mà chỉ là công cụ phân tích một chính sách đã và đang có hiệu lực nhằm tìm kiếm các phương cách gia tăng hiệu quả thực hiện của chính sách
đó
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật bảo
vệ môi trường nước lưu vực sông, chỉ ra những yếu tố chi phối pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
- Luận án nghiên cứu làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
Trang 7- Luận án đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
- Luận án đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nước Lưu vực sông
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như nguyên tắc pháp lý
về bảo vệ môi trường theo lưu vực sông Dựa trên những phân tích đánh giá các số liệu thống kê tình hình hiện trạng môi trường cũng như việc nhận định các hạn chế bất cập hiện nay của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, luận án đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật thực định
7 Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm
có 4 chương như sau:
- Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
- Chương 2 Những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông;
- Chương 3 Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở việt nam và thực tiễn thực hiện;
- Chương 4 Những yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nguồn nước lưu vực sông với tư cách là đối tượng đặc thù của bảo vệ môi trường
Ở nội dung này, NCS tổng hợp các công trình nghiên cứu về quản
lý, bảo vệ nước lưu vực sông ở trong nước, đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu của các tác giả, chỉ ra những đóng góp của các công trình trong việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và liên hệ, đánh giá tình hình nghiên cứu về đề tài này ở một vài nước trên thế giới
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
NCS tổng hợp các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu của các tác giả, chỉ ra những đóng góp tích cực của các công trình trong việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam và tình hình nghiên cứu về vấn
đề này ở một vài nước trên thế giới
1.2 Đánh giá khái quát những công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài
1.2.1 Những kết quả đã đạt được trong các công trình đã nghiên cứu sẽ được Luận án kế thừa
Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh thấy các công trình đã đề cập đầy đủ, sâu sắc về những khái niệm như: môi trường nước lưu vực sông, pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và những vấn đề lý luận về bảo vệ
Trang 9phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu đó
Bên cạnh đó NCS cũng tham khảo một số kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật, những bất cập, khoảng trống và hạn chế của các chế tài xử
lý vi phạm, hiệu quả can thiệp pháp luật và hoạt động của Ủy ban một số LVS cụ thể ở Việt Nam
Ngoài ra, đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chúng ta có thể học tập thêm về cách ban hành bộ luật chuyên ngành điều chỉnh riêng lĩnh vực ô nhiễm môi trường nước và giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước phải mang tính tổng thể và kết hợp với các giải pháp chống ô nhiễm môi trường nói chung, có thể tiếp thu, học hỏi một số biện pháp bảo vệ môi trường của nước bạn như trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền
có thể chỉ đạo thực hiện ngay lập tức bất kỳ nhiệm vụ hoặc làm bất cứ việc
gì theo quy định pháp luật, nếu người có thẩm quyền thấy công việc đó là cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng hoặc cho sự an toàn của xã hội
1.2.2 Những vấn đề Luận án cần nghiên cứu để tiếp tục làm rõ và phát triển
Nghiên cứu, quản lý môi trường nước LVS cho đến nay thường chỉ chú trọng đến nghiên cứu cách thức BVMT nước bằng việc bảo vệ số lượng nước trên LVS như: đánh giá khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch và đề xuất một số công trình, dự án để pha loãng, tăng lưu lượng dòng chảy, tăng khả năng chịu tải và tự làm sạch của hệ thống sông Các nghiên cứu về pháp luật cho BVMT nước LVS còn ít Các kết quả nghiên cứu nhìn chung chưa làm rõ được những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật bảo vệ môi trường nước LVS Vì vậy, trong luận án của mình NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về vấn đề này Và nếu như vấn đề bảo vệ một trường nước lưu vực sông đã được các tác giả đi trước nghiên cứu dưới
Trang 10góc độ khoa học môi trường, góc độ khoa học kinh tế thì trong luận án của mình, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận dưới góc độ pháp luật kinh tế
Ngoài ra, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị đối với biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới các mục đích sử dụng nước Các hệ thống quan trắc chất lượng nguồn nước nên được đầu tư và đồng bộ hóa nhằm nâng cao chất lượng dữ liệu đo đạc, giảm chi phí nhân công đo đạc Việc nâng cao ý thức và tuyên truyền cho người dân về việc Bảo vệ môi trường và đặc biệt về bảo vệ môi trường nước Lưu vực sông nói riêng là một yếu tố cần thiết và là một nhiệm vụ cấp bách mà Nhà nước ta phải đặc biệt quan tâm Bởi đây, là nguồn gốc của các
sự việc dẫn đến ô nhiễm nguồn nước hay khắc phục, bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đạt được hiệu quả cao
1.3 Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu đề tài
1.3.1 Các vấn đề cần nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh dựa trên những cơ sở lý thuyết sau:
- Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường nước lưu vực sông;
- Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật biện chứng về vấn đề bảo vệ môi trường nước lưu vực sông;
- Lý thuyết phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông;
- Lý thuyết bảo vệ quyền con người gắn với môi trường nước lưu vực sông;
- Đưa ra quan điểm về nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan chức năng;
- Đưa ra quan điểm về tuyên truyền, nâng cao ý thức cho toàn dân về việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng
Trang 11Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: Lý luận, thực tiễn pháp lý và các đề xuất kiến nghị
Câu hỏi nghiên cứu chung: Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông ở nước ta được quan tâm như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu chung: Trong các giai đoạn vừa qua Nhà
nước đã quan tâm và dành nhiều kinh phí cho các các đề án, dự án quản lý
và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước các lưu vực sông ở nước ta, thực hiện PTBV tài nguyên nước
Để trả lời câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu chung trên đây, luận
án sẽ đi vào trả lời các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cụ thể sau đây: Câu hỏi nghiên 1 Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông là gì? Câu hỏi nghiên cứu 2 Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước lưu vực
sông là gì?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Pháp luật bảo vệ môi trường lưu vực sông ở
Việt Nam hiện tại như thế nào kể cả từ góc độ thực định lẫn thi hành? Pháp luật bảo vệ môi trường lưu vực sông cần được xây dựng và hoàn thiện theo những yêu cầu và giải pháp cơ bản nào?
- Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực trạng bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông ở Việt Nam như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Thực trạng bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông ở VN hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn thách thức đặt ra NCS chỉ
ra một cách khái quát thực trạng môi trường ở một số lưu vực sông quan trọng ở VN như Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Lưu vực sông Nhuệ-
Đáy, Lưu vực sông Cầu
Nhìn chung thực trạng bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam hiện nay chưa tốt, cần phải kịp thời xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý về lĩnh vực này
Trang 12- Câu hỏi nghiên cứu 5: Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu
vực sông còn có những hạn chế, thiết sót như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu 6: Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ
môi trường nước lưu vực sông là gì?
1.3.2 Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cách tiếp cận tổng thể, liên ngành để xác định và triển khai các hoạt động nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây trong Luận án:
- Phương pháp phân tích và so sánh, đặc biệt là so sánh số liệu, được sử dụng để đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và thực tiễn thực hiện
- Phương pháp khái quát và giả định khoa học được Luận án sử dụng để nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi mảng pháp luật này
Trang 13CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG
2.1 Những vấn đề lý luận về môi trường nước lưu vực sông
2.1.1 Lưu vực sông tiếp cận dưới tư cách đối tượng của quản lý và bảo
vệ tài nguyên nước
Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới
đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển
Ở nội dung này NCS phân tích làm rõ cách tiếp cận Lưu vực sông dưới tư cách đối tượng của quản lý lưu vực sông, quản lý môi trường và bảo
vệ môi trường nước lưu vực sông
2.1.2 Mối liên hệ và vai trò giữa bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
và quản lý lưu vực sông
Ở nội dung này NCS phân tích, làm rõ mối quan hệ và vai trò giữa bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và quản lý lưu vực sông Đây là định hướng hoạt động phát triển và quản lý tài nguyên nước cho một giai đoạn theo quan điểm của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nhằm tạo bước chuyển đổi cơ bản cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước
2.1.3 Nội hàm của bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước;
- Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
- Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
2.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
2.2.1 Quan hệ pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông