1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động các cau lạc bộ ở trường tiểu học hải nhân

21 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

nhà trường tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hải Nhân” làm đề tàicho sáng kiến kinh nghiệm của mì

Trang 1

1 Mở đầu

- Lý do chọn đề tài

Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng công tác giáo dục thiếu niên và nhi đồng,đây là sự nghiệp đào tạo một thế hệ trẻ cho đất nước, gánh vác việc xây dựngnước nhà sau này Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không

nên tùy tiện chủ quan Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào

có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng ” Chính vì thế Người

luôn mong muốn tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnhhưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện

Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục Tiểu học.Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành và phát triển nhâncách con người mới Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước và mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minhhiện nay thì việc thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài" đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu họcnói riêng trách nhiệm nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang

Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tựnhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động đểphát triển về trí, đức, thể, mỹ Từ đó các em dần hoàn thiện về nhân cách, biết tựchủ, tự tin và làm chủ cuộc sống

Hoạt động câu lạc bộ trong trường Tiểu học sẽ giúp các em rèn kỹ năngsống, bởi vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các

em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hànhnhững điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sốngcũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân Thông quasinh hoạt câu lạc bộ, các em có thêm sự trải nghiệm của chính bản thân, bồidưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cátính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội Như vậy, tổ chức tốt hoạt động cáccâu lạc bộ trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho họcsinh Nhưng tổ chức hoạt động câu lạc bộ như thế nào, đâu là những biện pháptối ưu để có thể phát huy hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ, đó là một vấn đề màchúng ta đang quan tâm, hướng tới Với mong muốn góp phần nâng cao hiệuquả sinh hoạt câu lạc bộ hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của

Trang 2

nhà trường tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hải Nhân” làm đề tài

cho sáng kiến kinh nghiệm của mình

- Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng tới các mục đích sau: Hướng tới tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt CLB tại trường TH Hải Nhân, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở Tạo điều kiện phát huy năng khiếu, niềm đam mê và phát triển tối đa năng lực của học sinh Rèn các kĩ năng

cơ bản trong học tập Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt CLB trong trường Tiểu học Từ đó người quản lý có biện pháp chỉ đạo tốt nhất trong

mọi hoạt động chung của nhà trường

- Đối tượng nghiên cứu

Học sinh trường Tiểu học Hải Nhân

Các câu lạc bộ của trường Tiểu học Hải Nhân năm học 2015 - 2016

- Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:

* Nghiên cứu lý luận:

- Đọc các tài liệu, sách có liên quan đến đề tài

* Nghiên cứu thực tế:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Phương pháp trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp

- Phương pháp thực nghiệm

2 Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận

Câu lạc bộ (CLB) trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở

thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt độnghọc tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân

Với ý nghĩa và chức năng đó là:

Trang 3

Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, Học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đừng lành mạnh

- Chức năng:

Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng

Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho HS Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội

2.2 Thực trạng:

2.2.1 Đặc điểm, tình hình chung của nhà trường:

Trường Tiểu học Hải Nhân là trường thuộc xã thuần nông có địa bàn rộng,

có bề dày truyền thống hiếu học Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phươngluôn chăm lo đến công tác giáo dục Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tươngđối đầy đủ Toàn trường có 713 học sinh (4 em khuyết tật học hòa nhập), chiathành 23 lớp Khối 1: 5 lớp; Khối 2: 5 lớp; Khối 3: 5 lớp; Khối 4: 4 lớp và khối5: 4 lớp

Về đội ngũ: nhà trường có 28 giáo viên, có trình độ đào tạo đạt chuẩn vàtrên chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn chiếm 82% Hầu hết giáo viênđều nhiệt tình, có năng lực, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, thực hiệntốt mọi nội quy, quy chế của nhà trường, đoàn thể đề ra, thương yêu, tôn trọnghọc sinh

Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn có những khó khăn: Trường học gồm haikhu nên khó khăn cho công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn Đội ngũ giáoviên không đồng đều về độ tuổi cũng như trình độ chuyên môn Dân cư phần lớnlàm nghề nông nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, một bộ phận đi làm ăn xa hoặc đilàm công nhân cho công ty giày da, con em họ phải trông cậy vào người thân(chủ yếu là ông bà), nên điều kiện quan tâm tới chất lượng học tập của con emcũng hạn chế rất nhiều

2.2.2 Thực trạng hoạt động các câu lạc bộ tại trường

Từ năm học 2014 -2015 trở về trước nhà trường chưa có các câu lạc bộ hoạtđộng

Trang 4

Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động và triểnkhai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vàhướng dẫn số 1592/SGDĐT-GDTH ngày 26/8/2015 của Giám đốc Sở Giáo dục

và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với

giáo dục tiểu học Ngày 02 tháng 10 năm 2015 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia đã có

hướng dẫn số Số: 269/PGD&ĐT - CMTH V/v Thành lập các Câu lạc bộ, bộ

môn ở trường Tiểu học

Thực hiện hướng dẫn của Phòng GD&ĐT nhà trường đã tiến hành thành lậpcác câu lạc bộ Là năm học đầu tiên tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nên banlãnh đạo nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh còn rất nhiều lúng túngtrong việc tổ chức, duy trì hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường

Với thực trạng trên, là người quản lí phụ trách chuyên môn của nhà trường,bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, tâm huyết trong mọi hoạt động nhất là trongnhững công việc mới cần phải có sự đầu tư nghiêm túc mới mạng lại hiệu quả.Chính vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp trong việc tổ chức hoạt động các câulạc bộ Từ đó áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh toàntrường

2.3 Một số biện pháp tổ chức thực hiện

2.3.1 Lập kế hoạch quản lý

- Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục học sinh trongtrường tiểu học, nhất là việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giá trịsống cho học sinh qua các hoạt động trong các CLB nhà trường

- Lập kế hoạch chỉ đạo việc tổ chưc hoạt động các câu lạc bộ

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình

- xã hội

Nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc nângcao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh; tạo sự thoải mái, thân thiện phấnkhởi cho học sinh và giáo viên Vì vậy, khi lập kế hoạch, người cán bộ quản lýcần chú ý:

- Nội dung kế hoạch phải cụ thể, khoa học

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáodục trong trường tiểu học

- Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp

Trang 5

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạtđộng tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.

- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động của câu lạc bộ đểtheo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá

2.3.2 Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động CLB cho cán bộ, giáo viên

Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức điều hành các hoạtđộng trong các câu lạc bộ Giáo viên càng có năng lực tổ chức và trình độ hiểubiết sâu rộng về các mặt bao nhiêu thì các hoạt động trong các câu lạc bộ càngđạt hiệu quả Vì vậy để hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường có hiệu quảgiáo viên cần:

- Luôn có ý thức tự học tự, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ

- Nắm vững ý nghĩa, chức năng, cách tổ chức hoạt động các câu lạc bộtrong nhà trường

- Có khả năng tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh

Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải làm chuyển biến về nhận thức củamột số cán bộ giáo viên và các lực lượng xã hội khác về vai trò, ý nghĩa và chứcnăng của các hoạt động câu lạc bộ trong nhà trường, nhất là từ khi chúng ta thựchiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm

2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học.Chỉ có sự nhận thức đúng đắn như vậy thì mới tránh được những tư tưởng coinhẹ, hoặc ngại làm, ngại tổ chức Do đó nâng cao nhận thức đi liền với đánh giáhiệu quả tham gia là hai mặt của vấn đề để: đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch

và tổ chức có hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường

Cán bộ quản lí phải nhận thức rõ Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức hoạt động CLB cho cán bộ, giáo viên là

quyết sách quan trọng, tạo ra sự chuyển biến nhanh hơn, rõ hơn về chất lượnggiáo dục toàn diện và hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ trongnhà trường Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường công tác bồi dưỡng độingũ thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn một cách có hiệu quả Xâydựng tinh thần trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên, bồi dưỡng độingũ giáo là việc làm thường xuyên và liên tục Ngay từ đầu năm học, chúng tôi

đã triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ thị, các cuộc vận động của ngành, kế hoạchcủa nhà trường về thực hiện nhiệm vụ của năm học, các văn bản hướng dẫnthành lập các câu lạc bộ trong trường Tiểu học đến toàn thể cán bộ giáo viên Từ

Trang 6

đó họ xác định rõ được nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân và nâng cao nhận thứctrong việc tự học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm.

Để thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm của giáo viên, hàng tháng chúng tôithường xuyên thống nhất chỉ đạo trong cấp ủy, quán triệt trong các cuộc họp chi

bộ, họp hội đồng sư phạm Thông qua đội ngũ cốt cán, tổ trưởng chuyên môn vàcác đồng chí đảng viên luôn tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, họ sẽ lànhững người đầu tiên có trách nhiệm cao đồng thời có nhiệm vụ tuyên truyền,vận động sâu rộng đến tất cả giáo viên trong trường

Từ những việc làm trên, nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chứchoạt động các CLB của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt Mọi người đã tíchcực, tự giác trong công tác nhất là rất có trách nhiệm trong mọi hoạt động chungcủa nhà trường

2.3.3 Bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ

Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên, thư ký CLB do các thành viênCLB bầu ra Tuy nhiên đây là năm học đầu tiên nhà trường tổ chức hoạt độngcác câu lạc bộ nên để các CLB hoạt động có hiệu quả, chủ nhiệm các CLBthường là được chuyên môn nhà trường chỉ định và chủ nhiệm các CLB do giáoviên cốt cán của nhà trường phụ trách, các thành viên còn lại của các câu lạc bộ

là các em học sinh Chính vì vậy việc bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệmcâu lạc bộ là rất cần thiết Nội dung bồi dưỡng đó là: Năng lực tổ chức, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng điều hành hoạt động các câu lạc bộ Ngoài ra, ban chủnhiệm CLB còn phải biết tranh thủ mọi sự đóng góp ý kiến của ban cố vấn trongnhà trường

Để bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, lãnh đạo nhàtrường đã có kế hoạch cụ thể Ngay sau khi các câu lạc bộ được thành lập và banchủ nhiệm các câu lạc bộ được bầu ra, nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn,các buổi thảo luận về cách tổ chức và điều hành hoạt động của từng câu lạc bộ.Đặc biệt nhà trường đã tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ mẫu cho tất cả banchủ nhiệm các câu lạc bộ tham dự để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra các ýtưởng cho các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của mình

Qua những việc làm như vậy các em học sinh trong ban chủ nhiệm các câulạc bộ rất tự tin trong mọi hoạt động và chất lượng các buổi sinh hoạt các câu lạc

bộ ngày một tốt và có hiệu quả hơn

2.3.4 Phối kết hợp giữa nhà trường - Gia đình - Học sinh

Trang 7

* Đối với nhà trường

Nhà trường cần tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các câu lạc bộ phù hợpvới khả năng của mình thông qua việc khảo sát Hỗ trợ cơ sở vật chất và làm hậuphương vững chắc cho các em Nhà trường cũng như giáo viên là đại diện pháp

lý cho các em sinh hoạt câu lạc bộ, cũng như khi tham gia các cuộc giao lưu

Để tạo không khí thi đua cho các em đạt thành tích cao, nhà trường cũngnên tổ chức các cuộc giao lưu trong trường cũng như cho các em tham gia cáccuộc giao lưu cụm trường, huyện, tỉnh, … Ngoài ra nhà trường cần liên hệ, traođổi với phụ huynh về lợi ích của câu lạc bộ, từ đó khuyến khích các em thamgia

* Đối với gia đình

Phụ huynh nên tạo điều kiện và khuyến khích cho con em mình tham giacâu lạc bộ để phát triển những năng khiếu môn học, kỹ năng xã hội, kỹ năngcộng đồng rất thiết thực Các em sẽ có những mối quan hệ, những trải nghiệmmới mẻ, ít bỡ ngỡ hơn nếu khi bước ra cuộc sống

* Đối với học sinh

Một câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, các em sẽluôn có được những định hướng đúng đắn từ các thầy cô giáo có kinh nghiệm vàcòn có chỗ dựa vững chắc trong quá trình hoạt động Để duy trì câu lạc bộ, nênđặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định, ví dụ như thứ bảy hàng tuần, hay

2 buổi 1 tuần… và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt ( Tổ chức hoạt độngngoại khóa, học buổi 2) Để tạo không khí thi đua, học sinh tích cực đăng kýtham gia một số hoạt động giao lưu

2.3.5 Tổ chức, chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ

Bước 1: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của học sinh.

Để nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của học sinh nhà trường đã chuẩn bị

phiếu khảo sát Nội dung phiếu khảo sát nhà trường đã chuẩn bị như sau:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA

TRƯỜNG TH HẢI NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 8

ngoại ngữ để mở rộng tầm hiểu biết của mình, yêu thích nghệ thuật hay thể thao,chắc chắn em sẽ tìm được một CLB phù hợp với mình.

Mô hình CLB là một phần quan trọng trong mục tiêu Phát triển toàn diệnnhân cách học sinh tiểu học của trường ta, tạo điều kiện cho các em thực hànhnhững điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cánhân Mỗi học sinh được tự do chọn lựa CLB theo sở thích và năng khiếu củamình

Và quan trọng hơn cả là sau những trải nghiệm cùng CLB, các em sẽ thêm tựtin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được Chính những điều này sẽ

giúp các em luôn “sẵn sàng cho cuộc sống”.

Câu lạc bộ đang tiến dần từng nấc thang nhỏ để tạo nên một hiệu quả lớn

Đó không chỉ dừng lại ở quy mô một cá nhân, một nhà trường mà là kiến thứccần và đủ để các em trang bị cho chính mình

Vậy các em yêu thích CLB nào Trường đề nghị gia đình và học sinh đăng kíbằng cách đánh dấu X vào cột bên cạnh

Câu lạc bộ Toán

Câu lạc bộ Tiếng Việt

Câu lạc bộ Tiếng Anh

Câu lạc bộ nghệ thuật: Âm nhạcMĩ thuật

Thể thao

Họ tên học sinh - Lớp Phụ huynh kí tên

Sau đó, nhà trường tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, dự kiến sốlượng các thành viên Bài toán đặt ra là: Sẽ có những câu lạc bộ có số thành viênđông hoặc không đủ so với dự kiến

Tuy nhiên chúng ta cần:

- Tôn trọng sở thích, nguyện vọng của học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm nên có gợi ý để các em lựa chọn Ví dụ nếu có năngkhiếu toán em nên tham gia câu lạc bộ toán, yêu thích môn Tiếng Anh em nêntham gia câu lạc bộ giao tiếp Tiếng Anh

- Không chọn hai câu lạc bộ trùng thời điểm sinh hoạt

Bước 2: Thống nhất loại hình CLB, lập danh sách thành viên và thành lập ban

chủ nhiệm CLB:

Trang 9

Căn cứ vào kết quả phiếu khảo sát và được sự thống nhất trong ban lãnh đạonhà trường Ngày 16 tháng 10 năm 2015 Hiệu trưởng trường TH Hải Nhân đã có

“QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập các câu lạc bộ và ban chỉ đạo các câu lạc

bộ Năm học: 2015 - 2016” như sau:

Quyết định thành lập các câu lạc bộ:

- Câu lạc bộ Toán lớp 4, 5

- Câu lạc bộ Toán lớp 2, 3

- Câu lạc bộ Tiếng Việt lớp 4,5

- Câu lạc bộ Tiếng Việt lớp 2,3

- Câu lạc bộ Tiếng Anh

- Câu lạc bộ Nghệ thuật

Ban chỉ đạo các câu lạc bộ gồm những thành viên:

- Bà: Lê Thị Hà Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng Trưởng ban

- Bà: Đỗ Thị Thao P Hiệu trưởng – CTCĐ P.trưởng ban

- Bà: Nguyễn Thị Thiệp P Hiệu trưởng – P BTCB P.trưởng ban

- Bà: Mai Thị Hà Thư ký HĐ Thư ký

- Bà: Mai Thị Liên TPTĐ Ủy viên

- Bà: Phạm Thị Thu Nguyệt Tổ trưởng tổ 4,5 Ủy viên

- Bà: Lê Thị Nguyệt Tổ trưởng tổ 2,3 Ủy viên

- Bà: Lê Thị Bình Tổ trưởng tổ 1 Ủy viên

- Bà: Lê Thị Giang Bí thư đoàn TN Ủy viên Thời gian sinh hoạt cụ thể của các câu lạc bộ như sau:

Đ/c: Thao,Thiệp

Trang 10

Sau khi thành lập các câu lạc bộ tổ chức họp lại và bầu ra ban chủ nhiệm củatừng câu lạc bộ Dự kiến nội dung hoạt động, dự trù kinh phí hoạt động choCLB của mình

Bước 3: Ra mắt các CLB:

Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm:

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Câu lạc bộ, quyết định thành lập các Câu lạc

bộ và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ, Nội dung chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, diễn văn khai mạc, chương trình ramắt Câu lạc bộ

Các bước ra mắt câu lạc bộ:

- Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- Đọc quyết định thành lập CLB, quyết định thành lập ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế Câu lạc bộ

- Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới

- Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của Câu lạc bộ

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi ra mắt các CLB tại trường

Hiệu trưởng nhà trường Đọc quyết định thành lập CLB, quyết định thành lập ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế Câu lạc bộ.

Ngày đăng: 17/10/2019, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w