chủ đề đất và sinh vật (địa lí 10)

19 208 0
chủ đề  đất và sinh vật (địa lí 10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐẤT – SINH VẬT Số tiết: tiết Mục tiêu dạy học mô tả mức độ nhận thức 1.1 Mục tiêu học tập chủ đề Sau chủ đề Hs cần: a Kiến thức - Biết được khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng quyển + Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trung bởi độ phì + Thổ nhưỡng quyễn: Là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt các lục địa (lớp phủ thổ nhưỡng) - Hiểu được khái niệm sinh quyển và giới hạn sinh quyển + Sinh quyển là một quyển Trái đất, đó có tất cả sinh vật Trái đất sinh sống + Giới hạn: giới hạn là nơi tiếp giáp tầng ôdôn khí quyển (22km); giới hạn dưới xuống tận đáy đại dương (sâu >11 km), ở lục địa xuống đến đáy lớp vo phong hoá; giới hạn sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá - Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính Phân biệt được các kiểu thảm thực vật - Trình bày được vai trò các nhân tôa ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất - Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật - Hiểu được quy luật phân bố một số loại đất và thảm thực vật chính Trái Đất - Giải thích được mối quan hệ giữa đất với sinh vật b Kỹ - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính Trái Đất: Đất đài nguyên, rừng là kim, rừng lá rộng và rừng hổn hợp, thảo nguyên - Biết phân tích vai trò từng nhân tố quá trình hình thành đất - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính Trái Đất; giải thích nguyên nhân sự phân bố đó - Đọc các sơ đồ sách giáo khoa từ đó giải thích được mối liên hệ giữa đất với sinh vật - Rèn luyện kỹ tư cho Hs ( kỹ phân tích, so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường) - Thu thập thông tin sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đất và sinh vật c Thái độ - Quan tâm đên thực trạng suy giảm tài nguyên đất và ô nhiểm môi trường đất ở Việt Nam và thế giới lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học - Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc xanh và bảo vệ các loại động thực vật d Định hướng phát triển lực: Góp phần hình thành cho học sinh các lực - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh 1.2 Nội dung chủ đề 1.2.1 Thổ những Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng a Thổ nhưỡng quyển b Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng 1.2.2 Sinh Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố sinh vật a Sinh quyển b Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật 1.2.3 Mối quan hệ sinh vật đất a Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ b Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao c Mối quan hệ đất và sinh vật 1.3 Bảng mô tả mức độ nhận thức chủ đề Căn cứ chuẩn KT-KN-TĐ, theo chương trình hiện hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Địa lí 10 Bộ GD&ĐT ban hành năm học 2009-2010, nội dung bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập chủ đề được xác định sau: Nội dung Loại câu Nhận biết Thông hiểu hỏi/bài tập Định tính Thổ - Biết được - Phân Vận dụng Vận dụng thấp cao biệt - Vận dụng - Vận dụng nhưỡng thổ nhưỡng được đất với kiến thức kiến thức đa Các là gì? Đặc các vật thể tự thực tiễn học nhân trưng tích thích tại tố hình thành thổ nhưỡng nhiên thổ nhưỡng (sinh nước, ) - Trình bày - Phân khác phân vật, những động giải tác đất ở vùng tích nhiệt đới có biệt cực và tiêu tuổi già được vai trò được vai trò cực đất vùng ôn các đá mẹ với người nhân tố ảnh khí hậu quá hưởng quá đến quá trình hình hình trình thành đất hình trình cực thành đất thành Sinh đất - Trình bày - Các nhân được khái được ảnh niệm sinh nguyên nhân tố đến đới và cận Phân - Vận dụng các kiến thức đa học giải hưởng đến quyển tuyệt thích giới phát - Nêu được chủng đối với hạn sinh triển vai trò các loại sinh quyển có phân bố các nhân tố vật trùng với ảnh hưởng giới hạn đến sự phát lớp vở địa lí triển hay không? sinh vật gây tích và phân bố Mối quan Tại sao? sinh vật - Trình bày -Hiểu được - Vận dụng - Vận dụng hệ giữa đất được khái nguyên nhân kiến thức đa kiến thức đa với sinh vật niệm thảm sự phân bố học lí giải vì học thực vật giải các thảm đới ôn thích mối thực vật và hoà có quan hệ nhóm đất theo nhiều kiểu giữa đất với vĩ độ và độ thảm thực sinh vậ và cao vật và nhóm ngược lại đất 1.5 Câu hỏi tập 1.5.2 Câu hỏi nhận biết Câu 1: Nêu khái niệm thổ nhưỡng thổ nhưỡng quyển, đặc trưng thổ nhưỡng Trả lời - Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì - Thổ nhưỡng quyển: Là lớp vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển Câu 2:Trình bày vai trò nhân tố ảnh hưởng đến trình hình thành đất Trả lời - Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cho đất, đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần giới và ảnh hưởng đến tính chất đất - Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp và dán tiếp đến quá tình hình thành đất + Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt và ẩm * Dưới tác động nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phân huỷ thành những sản phẩm phong hoá rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất * Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng đến sự hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất các tầng đất, đồng thời tạo môi trường cho vi sinh vật phân giải tổng hợ chất hữu + Khí hậu ảnh hưởng dán tiếp đến quá trình hình thành đất thông uqa lớp phủ thực vật Thực vật sinh trưởng và phát triển tôt sẽ hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cho đất - Sinh vật: Có vai trò chủ đạo quá trình hình thành đất + Thực vật cung cấp chất hữu cho đất, rễ thực vật bám vào khe nít đá làm phá huỷ đá + Vi sinh vật phân giải xác thực vật, tổng hợp thành mùn + Động vật sống lòng đất cũng góp phần làm biến đổi tích chất đất - Địa hình: + Ở vùng núi cao nhiệt độ thấp, quá trình phong hoá diễn chậm, quá trình hình thành đất yếu + Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.Nơi bằng phẳng, quá trình bòi tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng + Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo nên các vành đai đất khác theo độ cao - Thời gian: Thời gian bát đầu hình thành một loại đất đến được gọi là tuổi đất - Con người Tác động người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển đất Câu 3: Nêu khái niệm sinh Giới hạn sinh Trả lời - Sinh quyển là một quyển Trái đất, đó chứa toàn bộ sinh vật Trái Đất - Chiều dày sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn sinh vật + Giới hạn là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn khí quyển(22-25km) + Giới hạn dưới xuống đến tận đáy đại dương (sâu 11 km ) Ở lục địa xuống đến đáy lớp phong hoá Sinh vật chỉ tập trung nơi nào có thực vật mọc dày khoảng vai chục và dưới bề mặt Trái đất Như vậy giới hạn sinh quyểnbao gồm toàn bộ thuỷ quyển, một phần khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá Câu 4:Trình bày nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố sinh vật Trả lời - Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật + Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định + Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có nhiệt, nước và ẩm thuận lợi sẽ có nhiều loại sinh vật sống và ngược lại + Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp xanh - Đất Đặc tính lí hoá và độ phì đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật - Địa hình + Độ cao: Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác + Hướng sườn: Các hướng sườn khác thường nhận được lượng nhiệt và ánh sáng khác nhau, đó ảnh hưởng tới sự bắt đầu và kết thúc các đai sinh vật - Sinh vật: + Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố động vật + Động vật có quan hệ với thực vật nơi cư trú và nguồn thức ăn Do đó ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật - Con người: Vừa mở rộng sự phân bố các loại trồng, vật nuôi; vừa gây nên sự tuyệt chủng các loại sinh vật quý hiếm Câu 5:Khái niệm thảm thực vật Trả lời Thảm thực vật là toàn bộ sinh vật khác một vùng rộng lớn được gọi chung là thảm thực vật 1.5.2 Câu hỏi mức độ thông hiểu Câu 1: Phân biệt đất với thực thể tự nhiên khác (nước, sinh vật) Trả lời - Đất là lớp vật chất tơi xốp bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì - Để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác chủ yếu cứ vào độ phì đất Câu 2: Phân biệt vai trò nhân tố đá mẹ với nhân tố khí hậu quá trình hình thành đất Trả lời - Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất đất - Khí hậu: Nhiệt và ẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất - Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo quá trình hình thành đất Câu 3: Nguyên nhân gây tuyệt chủng đối với loại sinh vật Trả lời Các nguyên nhân phổ biến: săn giết, đánh bắt quá mức, có tính huỷ diệt( bắt động vật mùa sinh để, tiêu diệt động vật nhỏ, xung điện, chất nổ ), đốt rừng, chặt phá trừng bừa bai Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phân bố thảm thực vật nhóm đất theo vĩ độ Trả lời - Nguyên nhân khí hậu: chủ yếu là chế độ nhiệt và ẩm + Chế độ nhiệt ẩm ảnh hưởng đến sự phân bố các thảm thực vật Trái đất Chế độ nhiệt ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, đó các thảm thực vật cũng phân bố theo vĩ dộ và độ cao địa hình + Đất chịu tác động mạnh mẽ cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất các lục địa cũng thể hiện ro quy luật phân bố này - Nguyên nhân gây sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao Sự khác nhiệt và ẩm thêo độ cao là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi thực vật và đất theo độ cao Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí giảm, còn độ ẩm lại tăng lên đến độ cao nhất định mới giảm kéo theo sự phân bố các thảm thực vật và nhóm đất theo độ cao 1.5.3 Câu hỏi mức độ vận dụng thấp Câu 1: Phân tích những tác động tích cực tiêu cực người đến trình hình thành đất Trả lời - Tích cực: + Con người có thể làm tăng độ phì đất bằng cách bón phân hữu cơ, trồng cải tạo đất, vùng núi trồng theo băng hoặc trồng theo hình vảy cá, làm ruộng bậc thang - Tiêu cực: Các hoạt động làm cho đất bị thoái hoá bạc màu (bón phân vô quá mức, chặt phá rừng, đổ chất thải độ hại xuống đất ) Câu 2: giải thích vì ở đới khí hậu ôn hoà có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất Trả lời - Các kiểu khí hậu và nhóm đất đới khí hậu ôn hoà gồm: + Thảm thực vật: Rừng lá kim; rừng là rộng và hổn hợp ôn đới; Thảo nguyên, bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; Hoang mạc và bán hoang mạc; + Nhóm đất: Đất Potdon; đất nâu, xám rừng là rộng ôn đới; Đất đen, đất hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; - Phân bố ở các châu: Á, Âu, Mĩ, Đại dương, Phi - Vì đới này có diện tích lục địa lớn và có nhiều kiểu khí hậu khác 1.5.4 Câu hỏi mức độ vận dụng cao Câu 1: Tại đất ở vùng nhiệt đới có tuổi già đất ở vùng ôn đới cận cực Trả lời - Đất vùng nhiệt đới có tuổi già vì đất được hình thành từ rất lâu, quá trình hình thành đất không bị gián đoạn - Đất vùng ôn đới và cực có tuổi trẻ vì quá trình hình thành đất bị gián đoạn bởi thời kỳ bang hà Đệ tứ, vì thế đất ở có tuổi trẻ Câu 2: Giới hạn sinh có trùng với giới hạn lớp vỏ địa lí hay không? Tại sao? Trả lời - Giới hạn sinh quyển và giới hạn lớp vỏ địa lí có trùng với - Vì *Sinh quyển + Giới hạn là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn khí quyển(22-25km) + Giới hạn dưới xuống đến tận đáy đại dương (sâu 11 km ) Ở lục địa xuống đến đáy lớp phong hoá * Lớp vỏ địa lí + Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ Trái đất , ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động qua lại lẫn + Chiều dày khoảng 30-35km( tính từ giới hạn dưới lớp ôdôn đến đáy vực thảm đại dương; ở lục địa xuống đến đáy lớp vỏ phong hoá) - Trong lớp vỏ địa lí có chứa sinh quyển Câu 3:Phân tích mối quan hệ giữa đất với sinh vật, giữa sinh vật với đất Trả lời - Sinh vật tác động đến đất + SV đóng vai trò chủ đạo quá trình hình thành đất + Thực vật cung cấp chất hữu cơ, rể thực vật bán vào khe nít đá làm phá huỷ đá + Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành chất mùn + Động vật sống đất góp phần làm thay đổi tính chất đất - Đất tác động đến sinh vật + Các đặc tính lí hoá và độ phì đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật Ví dụ: đất chua, mặn thích hợp với loại thực vật sú, vẹt, đước + Đất tốt thì thực vật phát triển thuận lợi 1.6 Tiến trình dạy học Hoạt động khởi động: *Bước1: - Gv mời cả lớp cùng lắng nghe bài hát “Tình và đất ” bạn trình bày - Hs trật tự lắng nghe phần trình bày bạn *Bước 2: - Gv yêu cầu hs nhác lại câu hát đầu bài và nêu câu hỏi: ? Trong câu hát đó nói mối quan hệ nào - Hs trả lời, bổ sung *Bước 3: - Gv chuẩn: Trong bài hát là mối quan hệ giữa Đất với hay là mối quan hệ giữa đất với sinh vật Đây là chủ đề hôm chúng ta tìm hiểu * Bước 4: - Gv giới thiệu chủ đề: + Chủ đề Đất và sinh vật gồm có tiết + Tiết học hôm chúng ta nghiên cứu “Thổ nhưỡng quyển Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất” Tiết 1: Thổ nhưỡng Các nhân tố ảnh hưởng đến trình hình thành đất Hoạt động 1: Thổ nhưỡng Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân * Bước 1: Gv trình chiếu Hình 17 sgk * Bước 2: Gv nêu câu hỏi: ? Cho biết vị trí thổ nhưỡng? Từ vị trí hay cho biết vai trò lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống người? ? Thổ nhưỡng khác với các vật thể tự nhiên khác (nước, sinh vật) ở điểm nào? * Bước 3: Gv chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng Hình thức tổ chức dạy học:nhóm * Bước 1: - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm Tìm hiểu mục 1,2,3 sgk trang 64 + Nhóm 2: Tìm hiểu mục 3,4,5 sgk trang 64 và 65 - Yêu cầu: + Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí + Mỗi nhóm tìm hiểu, thảo luận vòng phút, trình bày lên bảng phớt + Cử đại diện nhóm trình bày; nhóm trình bày yêu cầu nhóm khác lắng nghe và có câu hỏi phản biện + Các nhóm có thi đua mặt thời gian và sử dụng tín hiệu báo * Bước 2: Gv quan sát phần làm việc các nhóm, có nhắc nhở nên cần thiết * Bước 3: Hs báo cáo phần làm việc các nhóm + Các nhóm khác lắng nghe, nêu câu hỏi phản biệt + Đại diện nhóm trả lời câu hỏi các nhóm khác * Bước 4: Gv nhận xét phần làm việc các nhóm + Nhận xét phần ưu nhược điểm các nhóm + Trả lời câu hỏi mà các nhóm không trả lời được, nêu có * Bước 5: Gv khắc sâu phần tác động người đến quá trình hình thành đất bằng các hình ảnh minh hoạ *Gv giao nhiệm vụ dự án (tiết 3)Gv hướng dẫn học sinh và yêu cầu nội dung công việc - Chủ đề “Mối quan hệ giữa đất- sinh vật” - Gv và Hs các nhóm xác định nguồn tài liệu cần khai thác có thể tìm kiếm nguồn tài liệu để hoàn thành dự án( trang Web, thông tin mạng xa hội ) - Gv hướng dẫn Hs khai thác nguồn tài liệu, ghi chép và phân tích, trích dẫn tài liệu Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (4 nhóm) Tiết 2: Sinh Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố sinh vật Hoạt động 1: Sinh Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân * Bước 1: Hs dựa vào kênh chữ sgk, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau: - Sinh quyển là gì? Giới hạn sinh quyển? *Bước 2: HS trả lời, Gv giúp Hs chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng tới phát triển phân bố sinh vật Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm * Bước 1: - Gv yêu cầu học sinh dựa vào hệ thống kênh chữ sgk, hoàn thành yêu cầu phiếu học tập Nhân tố Ảnh hưởng nó đến sự phát triển và phân bố sinh vật Khí hậu Đất Sinh vật Địa hình Con người * Bước 2: Hs làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu * Bước 3: Gv yêu cầu Hs báo cáo phần làm việc theo nhóm * Bước 4: Gv phản hồi thông tin Nhân tố Khí hậu Ảnh hưởng nó đến phát triển phân bố sinh vật Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định - Nước và độ ẩm: Nơi nào có nước và độ ẩm thích hợp sinh vật phát triển thuận lợi Đất - Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp xanh Đặc tính lý hoá và độ phì đất ảnh hưởng tới sự phát triển và Sinh vật phân bố thực vật Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào có thực vật phong phú thì nơi đó động vật cũng phong phú và ngược lại Địa hình Động vật có quan hệ với thực vật nơi cư trú và nguồn thức ăn Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi + Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, thành phần thực vật cũng thay đổi theo, thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau, + Hướng sườn gây nên sự khác biệt nhiệt độ, ẩm và chế độ chiếu sáng, đó ảnh hưởng tới sự bắt đầu và kết thúc các vành Con người đai Con người ảnh hưởng lớn tới sự phân bố sinh vật + Mở rộng phạm vi phân bố sinh vật + Thu hẹp môi trường sống sinh vật, tuyệt chủng các loại động vật hoang da Tiết 3: Mối quan hệ giữa sinh vật - đất Hoạt động 1: Thảm thực vật Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân *Bước 1: Gv cho HS xem video clip thảm thực vật tự nhiên, yêu cầu học sinh dựa vào nội dung sgk, cho biết ? Thảm thực vật là gì ? Tại các thảm thực vật là phân bố theo vĩ độ và độ cao *Bước 2: Hs trả lời, bổ sung Gv chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa sinh vật - đất Hình thức tổ chức: Dự án dạy học *Bước 1: Gv hướng dẫn học sinh và yêu cầu nội dung công việc - Chủ đề “Mối quan hệ giữa sinh vật - đất” - Gv và Hs các nhóm xác định nguồn tài liệu cần khai thác có thể tìm kiếm nguồn tài liệu để hoàn thành dự án( trang Web, thông tin mạng xa hội ) - Gv hướng dẫn Hs khai thác nguồn tài liệu, ghi chép và phân tích - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (4 nhóm) * Bước 2: Xây dựng kế hoạch làm việc - Các nhóm bầu nhóm trưởng để điều hành công việc nhóm - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận chủ đề, xây dựng đề cương và lên kế hoạch thực hiện Cụ thể: - Thuộc đới khí hậu nào - Kiểu thảm thực vật nào - Nhóm đất chính nào * Bước 3:Thực hiện dự án (tiết 3) Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề - Thu thập thông tin: Hs có thể tiềm kiếm thu thập thông tin, bản đồ, tranh ảnh, sách báo, Internet… - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và chuẩn bị trình bày trước lớp * Bước 4: Giới thiệu sản phẩm nhóm trước lớp - Sản phẩm gồm có: Bản báo cáo kết quả nghiên cứu và bài thuyết trình nhóm và thuyết trình có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác - Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo sản phẩm nhóm - Các nhóm cùng thảo luận và đóng góp ý kiến * Bước 5: đánh giá - Giáo viên cho HS các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn - Giáo viên tổng kết đánh giá - Liên hệ trách nhiệm bản thân Thông tin phản hồi - Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ đô + Sự phân bố sinh vật và đất chịu ảnh hưởng điều kiện khí hậu Vì thế tương xứng với một kiểu khí hậu sẽ có một kiểu thảm thực vật và một kiểu nhóm đất - Sự phân bố của sinh vật và đất theo đô cao + Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên một độ cao nào đố mới giảm Chính sự khác nhiệt và ẩm tạo nên sự thay đổi thực vật và đất theo độ cao - Mối quan hệ giữa sinh vật – đất * Sinh vật tác động đến đất + SV đóng vai trò chủ đạo quá trình hình thành đất + Thực vật cung cấp chất hữu cơ, rể thực vật bán vào khe nít đá làm phá huỷ đá + Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành chất mùn + Động vật sống đất góp phần làm thay đổi tính chất đất * Đất tác động đến sinh vật + Các đặc tính lí hoá và độ phì đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật Ví dụ: đất chua, mặn thích hợp với loại thực vật sú, vẹt, đước + Đất tốt thì thực vật phát triển thuận lợi ... với hay là mối quan hệ giữa đất với sinh vật Đây là chủ đề hôm chúng ta tìm hiểu * Bước 4: - Gv giới thiệu chủ đề: + Chủ đề Đất và sinh vật gồm có tiết + Tiết học hôm chúng... địa lí có chứa sinh quyển Câu 3:Phân tích mối quan hệ giữa đất với sinh vật, giữa sinh vật với đất Trả lời - Sinh vật tác động đến đất + SV đóng vai trò chủ đạo quá trình... sinh vật a Sinh quyển b Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật 1.2.3 Mối quan hệ sinh vật đất a Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ b Sự phân bố sinh

Ngày đăng: 16/10/2019, 05:43