TÍN DỤNG THUÊ MUA

9 1.5K 9
TÍN DỤNG THUÊ MUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tình hình tín dụng thuê mua tại Việt Nam

TÍN DỤNG THUÊ MUA Khái niệm chung. Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triểnmạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp.Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển. Quan hệ tín dụng thuê mua được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữangười đi thuê tài sản và người cho thuê. Thỏa thuận thuê mua là một hợpđồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại người đi thuê phải trả một số tiền cho chủ tài sảntương ứng với quyền sử dụng.Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức thuê vận hành(operating lease) & phương thức thuê tài chính (capital lease). Thuê vận hành (operating lease). Theo Điều 2 Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành củacác công ty cho thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho thuê vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sảncho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. Thuê tài chính (capital lease). Theo Điều 1 Khoản 1 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định: Chothuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việccho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản kháctrên cơ sở hợp đồng cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê vànắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 1 tài sảnthuê và thanh toán tiền trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sảnhoặc tiếp tục thuê. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng thuê mua. a)Điều kiện, thủ tục thuê. Điều kiện: Doanh nghiệp phải kí qũy một mức từ 15-30% giá trị tàisản thuê. - Thủ tục: Để được xem xét cho thuê tài chính, Doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị một bộ hố sơ đầy đủ bao gồm các tài liệu chứng minh về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính và dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.Thuê tài chính không cần tài sản đảm bảo nhưng phải làm các thủ thục thuênhư định giá, đăng kí, đăng kiểm… Chi phí thuê: Doanh nghiệp đi thuê tài sản phải chịu một mức tiềnthuê mà có thể bù đắp được hoàn toàn chi phí công ty Cho thuê tài chính(CTTC) bỏ ra để mua sắm tài sản, phí quản lí, rủi ro và khả năng tích lũylãi. Đối với các nước trên thế giới áp dụng phương pháp khấu hao nhanh,tiết kiệm về thuế sẽ được chia cho 2 bên nên phí phải trả của Doanh nghiệp sẽ giảm đi. Phương pháp tính tiền thuê phải trả: + Phương pháp 1: Tổng số tiền gốc được chia đều cho số kỳ hạn thanh toán( chỉ áp dụng cho trường hợp trả theo định kỳ ) - Số tiền trả gốc theo mỗi kỳ tính theo phương pháp này như sau: A M N = Trong đó: M: Là số nợ gốc tiền thuê phải trả mỗi kỳ thanh toán. A: Tổng số nợ gốc tiền thuê N: Số kỳ thanh toán. - Phí cho thuê tài chính mỗi kỳ = Dư nợ tiền thuê * Phí cho thuêtháng * Số ngày dư nợ. Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 2 + Phương pháp 2: Xác định số tiền trả đều nhau (cả gốc và phí) cho mỗi kỳthanh toán. Mỗi kỳ thanh toán, bên thuê trả cho bên cho thuê một số tiền cụ thể được xác định trước, bên cho thuê sẽ tính toán cụ thể để thu gốc và phí. Tiền thuê trả mỗi kỳ tính theo phương pháp 2 như sau: . .(1 ) (1 ) 1 n n A r r P r + = + − Trong đó: P: là số tiền thuê trả cho mỗi kỳ thanh toán ( cả gốc và phí) A: là tổng số nợ gốc tiền thuê. r: là phí cho thuê mỗi kỳ thanh toánn: là số kỳ thanh toán. Căn cứ vào số tiền bên thuê trả hàng kỳ, bên cho thuê tính thu gốc và phí như sau: Tiền phí = Dư nợ tiền thuê đầu kỳ * r Tiền gốc = P − tiền phí. Thời hạn thuê: Thời gian thuê tối đa đối với tài sản mới (100%)tối thiểu là 1 năm nhưng không quá thời gian khấu hao cần thiết do Bộ tàichính quy định. Thời gian thuê đối với tài sản cũ đã qua sử dụng phù hợpvới tình trạng kỹ thuật và công năng thực tế của tài sản đó nhưng không vượt quá thời gian khấu hao của tài sản đó theo quy định của Bộ Tài chính. + Doanh nghiệp thuê TS theo phương thức thuê vận hành thì chỉ thuê trongthời hạn rất ngắn so với toàn bộ thời gian hữu ích của tài sản, thích hợp với những hoạt động có tính vụ mùa. Khi Doanh nghiệp muốn chấm dứt hợpđồng chỉ cần báo trước cho ngưòi cho thuê một thời gian khá ngắn. + Doanh nghiệp thuê TS theo phương thức thuê tài chính thì thời hạn thuêthuờng gồm 1,2 hoặc 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Thời hạn cho thuê chính thức. Đây là khoảng thời gianquan trọng nhất của hợp đồng cho thuê. Giai đoạn này chiếm ít nhấtlà 60% thời gian khấu hao của TS. Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 3 Giai đoạn 2: Cho thuê tự chọn. Đây là khoảng thời gian mà Doanhnghiệp có thể tiếp tục thuê tài sản, nhưng chi phí thuê rất thấp. Giai đoạn 3: Thông thường hết giai đoạn thuê tài chính, người chothuê ủy quyền cho doanh nghiệp thuê làm đại lý bán tài sản. NếuDoanh nghiệp quản lý sử dụng tài sản tốt thì giá trị thực tế của tàisản có thể lớn hơn rất nhiều giá tiền còn lại dự kiến trong hợp đồng,họ có thể mua lại và cũng có thể bán được giá cao hơn để hưởng phần chênh lệch.- Trong giai đoạn 1 Doanh nghiệp không được tự ý kết thúc hợpđồng. Phương thức trả tiền: Căn cứ vào khả năng, điều kiện của bênthuê và thời hạn cho thuê đã được thống nhất trong hợp đồng cho thuê tài chính, bên cho thuê và Doanh nghiệp có thể thoả thuận phương thức trảtiền như sau: + Gốc và phí cùng trả một lần trong một kỳ thanh toán. + Trả phí và gốc theo định kỳ. Quy mô của nguồn vốn: Doanh nghiệp có thể được tài trợ 100%vốn mà Doanh nghiệp cần. Tuy nhiên quy mô này cũng bị hạn chế bởi quyđịnh: + Thuê vận hành: Tổng giá trị TS sử dụng cho thuê vận hành với 1khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty CTTC. + Thuê tài chính: Tổng giá trị TS cho thuê không được vượt quá 5%vốn tự có của công ty CTTC. Quản lý và giám sát. Quản lí: Bên cho thuê không có quyền tham gia vào các quyết địnhcủa doanh nghiệp đi thuê. Giám sát: Doanh nghiệp thuê tài sản chịu sự kiểm tra tài sản định kìcủa bên cho thuê. Phương thức hoàn trả của Doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng: Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 4 Việc định kỳ hạn trả gốc tiền thuê và phí tiền thuê được thoả thuậngiữa bên cho thuê và bên thuê. Trả gốc: Căn cứ vào khả năng thu nhập định kỳ của bên thuê, thờihạn thuê để xác định kỳ trả nợ nhưng tối đa không quá 6 tháng một kỳ. Đối với những tài sản có thời gian lắp đặt thiết bị, chạy thử, có thờigian ân hạn phù hợp với thời gian cần có để lắp đặt thiết bị. Thời gian nàycông ty cho thuê tài chính chưa thu nợ. Thời gian cụ thể để xác định kỳ trảnợ lần đầu do hai bên thoả thuận trong hợp đồng Công ty cho thuê tàichính. Trả phí: Phí tiền thuê được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý theo hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Áp lực thanh toán: Doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn hoặc không thực hiện cam kếttrong hợp đồng sẽ phải chịu lãi suất phạt như vay của Ngân hàng và sự phán xử của toà án. Tiết kiệm thuế: Do Doanh nghiệp trích khấu hao (Thuê tài chính) hoặc phản ánh chi phí trả tiền thuê là một khoản chi phí của Doanh nghiệp nên lợi nhuậntrước thuế của Doanh nghiệp giảm, Doanh nghiệp tiêt kiệm được 1 khoảnthuế. Các loại hình cho thuê tài chính. a) Bán và tái thuê (Sale and lease-back): Trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanhnghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản hiện có nhưng lại không đủ uy tín để vay vốn ngân hàng. Do đó người mua bán một tài sản của chính họ cho người cho thuê. Đồng thời ngay lập tức một hợp đồng thuê mua được kí kết với nội dung người cho thuê đồng ý cho người thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Đôi lúc các định chế tài chính cũng sử dụng phươngthức này như một phương thức chuyển nợ quá hạn mà không cần dùng đến biện pháp thanh lý hay đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Kí hợp đồng mua TS của bên thuê (1) Bên cho thuê → Bên thuê Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 5 Kí hợp đồng thuê và cho thuê TS (2) Cho thuê hợp tác ( leveragel lease): Đối với tài sản thuê có giá trị lớn, một bên cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trungvốn quá lớn vào một khách hàng nên một số bên cho thuê hợp tác với một hay nhiều bên cho vay để cùng tài trợ (bên đi thuê, bên cho thuê và nhà cho vay). Trong đó bên cho thuê vẫn là trái chủ trong quan hệ cho thuê, bên cho vay là trái chủ của bên cho thuê. Vốnvay thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tiền tài trợ, khoảng 60- 80% và khoản cho vay được đảm bảo bằng chính tài sản cho thuê và cam kết chuyển nhượng hợp đồng cho thuê và các khoản tiền thuê. Người cho vay được hoàn trả tiền cho vay từ các khoản tiền thuê. Sau khi hết món nợ vay sẽ hoàn trả cho người cho thuê. Ví dụ: Một đòn bẩy cho thuê giao dịch điển hình xảy ra khi các hãng hàng không Mỹ thuê 7 chiếc McDonnell Douglas Super 80. McDonnell Douglas đã bán được những chiếc máy bay cho Bankers Trust Co và United Parcel Service với giá $ 147 triệu USD. Bankers Trust và United Parcel vay khoảng 100 triệu $ bằng cách sử dụng một nhóm các ngân hàng đầu tư khác và đã đưa ra USD còn lại 47 triệu cuar mình. Sau đó, ngân hàng Trust và United Parcel cho thuê những chiếc máy cho hãng American Airlines. Thông qua thủ tục này, người ta ước tính rằng các hãng hàng không Mỹ sẽ tiết kiệm được $ 100 triệu trong cuộc sống 18 năm của hợp đồng cho thuê (Khấu hao 18 năm). Thuê mua trả góp ( purchase lease): Đây là một hình thức mua trảgóp tài sản trong một thời gian nhất định, thường là từ 1-5 năm, được ápdụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và không có thế chấp.Trong thực tế, thuê mua trả góp là hình thức tài trợ vốn cho doanh nghiêpkhông có vốn thế chấp. Doanh nghiệp thuê mua tài sản theo hình thức này phả tiến hành kí kết hợp đồng thuê mua với chủ tải sản, thỏa thuận với sốtiền phảI trả ngay (1/4-1/3 giá trị của tải sản) khi giao tài sản hay trongnhững kì tiếp theo. Trong thời gian người mua được phép khấu hao nhanh để đảm bảo lịch trình thanh toán với khách hàng. Khi hợp đồng đáo hạn thìngười mua nhận quyền sở hữu tài sản. Thuận lợi chính cho người đi thuêtrong hình Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 6 thức này là họ có ngay tài sản sử dụng mà không phải trả ngaynhững khoản tiền lớn. Ngoài ra doanh nghiệp có thể giảm bớt được thuếTNDN do áp dụng phương pháp khấu hao nhanh Thuê mua giáp lưng (under lease): Thuê mua giáp lưng là phươngthức tài trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuêthứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đãthuê từ người cho thuê. Hình thức này thường xảy ra trong trường hợpngười thuê thứ nhất không còn nhu cầu đối với tài sản thuê, vì lí do nào đó,hợp đồng đã kí kết nhưng không thể hủy ngang nên họ tìm người thuê thứ 2để chuyển giao hợp đồng. Kể từ ngày chuyển giao hợp đồng, mọi quyền lợivà nghĩa vụ về tài sản được chuyển giao sang cho người thứ 2. Tuy nhiên người thuê thứ nhất vẫn chịu trách nhiệm liên đới.Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bên thứ nhất chỉ là bên trung giangiữa bên cho thuê và bên thứ hai (do bên thứ hai không đáp ứng được yêucầu của bên cho thuê hoặc không biết đến công ty cho thuê). Với phươngthức này mặc dù doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn trực tiếp đi thuê với bên thuê vẫn có được tài sản để sử dụng trong sản xuất kinh doanh. IV. Thực trạng về Tín dụng thuê mua. Nghiệp vụ cho thuê tài chính (CTTC) ở Việt Nam được NHNN ápdụng thí điểm bởi quyết định số 14/QĐ-NH5 từ ngày 17-5-1995. Đến ngày9-10-1995 chính phủ ban hành nghị định 64/CP "Quy chế tạm thời về tổchức và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam". Ngày 9-2-1996, Thốngđốc NHNNVN có thông tư 03/TT-NH5 hướng dẫn thực hiện quy chế tạmthời về tổ chức hoạt động của công ty CTTC. Ngày 02-5-2001, Chính phủ ban hành nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của công ty CTTC.Công ty cho thuê tài chính đầu tiên ở VN là công ty CTTC quốc tếVN VILC (Vietnam International Leasing Company) được thành lập ngày 28-10-1996 theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC với số vốn điều lệ là 5 triệuUSD. Đến nay ở VN có 9 công ty CTTC, tất cả đều thuộc ngân hàng. Đếncuối năm 1999, tổng số vốn điều lệ của 8 công ty (lúc đó công ty CTTCcủa ngân hàng Đầu tư chưa tách ra Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 7 làm 2 công ty) là 494 tỉ VND, năm 2003đã tăng lên 785,6 tỉ VND (vốn điều lệ của công ty thuộc tổ chức tín dụng là50 tỷ VND). Đó là các công ty;1. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 1(1998).2. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 2(1998).3. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 14. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 25. Công ty CTTC ngân hàng Công thương Việt Nam (1998).6. Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (1998).7. Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam VILC.8. Công ty CTTC ANZ V- TRAC.9. Công ty CTTC Kexim Việt Nam.Trong đó 6 công ty đầu tiên là các công ty trực thuộc tổ chức tíndụng, 100% vốn trong nước. Công ty thứ 7 là công ty liên doanh (giữa 5 bên : ngân hàng công thươnng Việt Nam, công ty tài chính KDB (HànQuốc), ngân hàng AoZora (Nhật bản), công ty tài chính IFC thuộc ngânhàng thế giới, ngân hàng Natexi banques populairé (Pháp). 2 công ty thứ 8và 9 là 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài.Khách hàng của công ty CTTC nước ngoài là các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, con khách hàng của công CTTC trong nước là cácdoanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn,doanh nghiệp tư nhân. Tỉ lệ vốn đầu tư vào doanh nghiệp quốc doanh chiếm khoảng 74% tổng Dư nợ. Đến tháng 9/2004 tổng dư nợ CTTC đã đạt5.872.400 triệu VNĐ tăng 36% so với năm 2003.Theo đánh giá của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nướcTrần Minh Tuấn thì từ khi ra đời đến nay, các công ty CTTC đã phát triểnnhanh chóng cả về quy mô và mạng lưới hoạt động. Cụ thể: đã thực hiệnđược nhiều nghiệp vụ cho thuê khác nhau, đa dạng hoá các tài sản cho thuê, phương thức cho thuê và đối tượng khách hàng. Trong 8 năm, các công tyCTTC đã từng bước phát huy được vai trò quan trọng là hỗ trợ các doanhnghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật. Khôngchỉ có thế, tỷ lệ dư nợ quá hạn của các công ty CTTC thấp hơn nhiều so vớicác ngân hàng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Dư nợ CTTC gia tăng mạnh trong khoảng thời gian 1999-2004. Tỷ trọng dư nợ CTTCtrong tổng tài sản chiếm đa số và tăng liên tục từ 65% năm 1999 lên Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 8 91%năm 2004. Do đó, vị trí các công ty CTTC ngày càng quan trọng trong hoạtđộng của các tổ chức tín dụng. Nhóm 3 – Tín dụng thuê mua – Trang 9

Ngày đăng: 13/09/2013, 00:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan