Giới thiệu tổng quan về bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ (Trang 36)

2.1.1 Lịch sử hình thành của bệnh viện.

2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về bệnh viện Tên cơ sở: Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ Tên cơ sở: Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ Loại hình: Đơn vị hành chính sự nghiệp

Đại diện: Ông Y Nhân Mlô Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Số 12, đường Nơ Trang Lơng, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đak Lak.

Số điện thoại liên lạc: 05003.872.156 Fax: 0500. 3. 872.136

Email: BVKB@gmail.com

Mã số thuế: 6000793582

Nhiệm vụ của bệnh viện là: khám chữa bệnh cho mọi người dân trong địa phương và những nơi lân cận.

Với phương châm “lương y như từ mẫu” đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu các cán bộ luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân, được nhân dân yêu mến, tin tưởng.

2.1.1.2 Lịch sử hình thành

- Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết là chăm sóc sức khỏe cho toàn dân địa phương, năm 1975 căn cứ theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk thành lập Trung tâm y tế huyện KRông Buk.

- Năm 2005, khi tình hình đất nước đang trên đường phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tình hình sức khỏe ngày càng được người dân quan tâm, vì thế xét theo tình hình thực tế Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đak Lak đã ra quyết định đã nâng cấp cơ sở vật chất và đồng thời đổi tên thành bệnh viện đa khoa KRông Buk.

- Dựa trên nền tảng đã có và xây dựng thêm cơ sở vật chất đến năm 2009 cùng với việc thị trấn Buôn Hồ tách ra khỏi huyện Krông Buk trở thành thị xã Buôn Hồ, theo quyết định số 1065/QĐ-UBND, ngày 04/05/2009 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk về việc thành lập Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng cơ sở vật chất thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Krông Buk cũ.

2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động của đơn vị

Hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển. Dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, trang thiết bị và công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng, có hiệu quả trong công việc phòng và chữa bệnh cho nhân đân. Cung ứng thuốc có nhiều đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân có chất lượng ngày càng tăng, đặc biệt với những người nghèo, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, các cơ sở y tế đã dần hoàn thiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân trên địa bàn.

Ngoài công tác khám chữa bệnh, bệnh viện còn tự tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động tại địa phương như các cuộc thi về văn nghệ, thể thao, tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội…

Để có được như ngày hôm nay đó là sự cố gắng của tất cả cán bộ công nhân viên, bác sỹ trong bệnh viện từ Đảng ủy, Ban giám đốc đến các phòng, ban, các đoàn thể của bệnh biện. Đó là sự đoàn kết nhất trí của đội ngũ cán bộ bác sỹ, công nhân viên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc.

Trong năm 2014 và những năm tiếp theo còn có rất nhiều khó khăn, thử thách mới với bệnh viện. Song bệnh viện sẽ luôn cố gắng đi lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Ngày càng đào tạo được nhiều cán bộ y tế vừa có Tài lại vừa có Đức để sau này phục vụ nhân dân , góp phần đưa đất nước lên một tầm cao mới đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta hằng mong đợi.

2.1.2 Bộ máy tổ chức của bệnh viện 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ là đơn vị hành chính sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc Sở y tế tỉnh Đăk Lăk, có quy mô Bệnh viện thuộc hạng III.

Kinh phí hoạt động của bênh viện bao gồm: -Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

-Nguồn thu sự nghiệp: là viện phí bệnh nhân và các khoản thu khác. Bệnh viện gồm có các phòng, ban trực thuộc Ban giám đốc như sau: -Phòng Tổ chức hành chính

-Phòng Tài chính – Kế toán -Phòng điều dưỡng

-Khoa khám

-Khoa hồi sức cấp cứu và chống độc -Khoa ngoại

-Khoa phụ sản -Khoa nội nhi -Khoa nhiễm

-Khoa y học cổ truyền -Khoa dược

-Khoa cận lâm sàng -Ban thanh tra

Sơ đồ1.1 Bộ máy tổ chức của bệnh viện

2.1.2.2 Chức năng

- Giám đốc: Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị; phụ trách những ca bệnh khó, phức tạp thuộc chuyên môn của mình,; trực tiếp ký các loại giấy tờ sau:

+ Các bản dự toán ngân sách. + Chứng từ thanh toán thu chi

+ Các quyết định về công tác tổ chức cán bộ: tuyển dựng đề bạt, giảm biên chế + Các báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị.

Giám đốc

Phó giám đốc

Ban thanh tra P. Tổ chức hành

-Phó giám đốc: trực tiếp ký các giấy tờ văn bản trong quyền hạn, điều hành các nội của bệnh viện, tham gia khám chữa bệnh cho người bệnh.

-Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy của đơn vị, xem xét trình bày với giám đốc các trường hợp biên chế, tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng…

-Phòng tài chính kế toán: quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn, tổ chức ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động. Quản lý vốn lập dự toán ngân sách báo cáo tài chính, theo dõi tình hình thu chi theo chế độ.

-Phòng kế hoạch tổng hợp: Xem xét tình hình thực tế so với kế hoạch đề ra trong kỳ, và đưa ra kế hoạch thực hiện mục tiêu trong ký tới.

- Phòng điều dưỡng: Chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ bác sỹ khám chữa bệnh.

-Khoa khám: đây là nơi tổ chức khám và phát hiện bệnh chuyển đến các nơi khác để điều trị.

-Khoa hồi sức cấp cứu và chống độc: Giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau khi mổ.

-Khoa ngoại: Khám chữa bệnh, điều trị các loại bệnh bên ngoài cơ thể bệnh nhân. -Khoa sản: Đảm nhận chức năng chăm sóc, giúp đỡ các bệnh nhân nữ thực hiện nghĩa vụ làm mẹ của mình.

-Khoan nội nhi: Khám chữa bệnh cho các em thiếu nhi.

-Khoa nhiễm: Có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.

-Khoa y học cổ truyền: Tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

-Khoa dược: Thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện.

- Khoa cận lâm sàng: Thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân. - Ban thanh tra: Định kỳ kiểm tra việc thực hiên quy định, quy chế tại bệnh viện. 2.1.2.3 Nhận xét

Từng bộ phận trong bộ máy tổ chức của bệnh viện có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng đều có chung một mục đích đó là hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh mà Sở Y tế giao cho bệnh viện.

Bệnh viện có một máy quản lý được sắp xếp hợp lý.

2.1.3 Tình hình nhân sự, đánh giá sự đáp ứng với tình hình hiện nay 2.1.3.1 Tình hình nhân sự 2.1.3.1 Tình hình nhân sự

Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ: Với quy mô bệnh viên hạng III có 180 giường bệnh, gồm có 13 khoa, phòng.

Tại Bệnh viện có các loại lao động như sau:

-Lao động biên chế: là những người đã thi công chức (viên chức) hoặc xét tuyển không cần thi, vào cơ quan nhà nước (thời gian thử thách sau khi thi đỗ thường là 1 năm) và trở thành CBCNV thuộc biên chế của cơ quan đó, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và các chế độ đãi ngộ như:

+Được tăng lương theo thâm niên công tác tùy theo bằng cấp và trình độ. +Được thi chuyển ngạch bậc lương.

+Được hưởng đầy đủ thu nhập tăng thêm.

+Được cử đi học, đi đào tạo bằng các nguồn kinh phí. +…..

- Lao động hợp đồng 68: là hợp đồng được ký kết theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2000. Loại hợp đồng này chỉ thực hiện với một số loại công việc nhất định trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp như: lại xe, bảo vệ, vệ sinh,…Những nhân viên theo hợp đồng này không được hưởng hệ số lương theo trình độ bằng cấp mà họ đào tạo. Hệ số lương ban đầu mà họ được hưởng là 1.50.

- Lao động hợp đồng Sở Y tế chờ xét tuyển: Là hợp đồng dài hạn được cơ quan ký theo sự đồng ý ký duyệt của Sở Y tế tỉnh Đak Lak. Hợp đồng này có hiệu lực đến khi Sở Y tế xét tuyển công chức, viên chức, và nếu đậu sẽ không phải mất 1 năm thử thách mà trở thành CBNV biên chế của đơn vị luôn. Họ được hưởng một số quyền lợi của CBNV biên chế trong Bệnh viện như: đóng BHXH, hưởng phúc lợi của đơn vị,.. nhưng không được nâng lương, cử đi học…

- Lao động theo hợp đồng bệnh viện: là loại hợp đồng ngắn hạn à hợp đồng dài hạn tùy theo công việc mà hợp đồng được giám đốc bệnh viện ký duyệt mà không cần sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh. Hiện nay, tại đơn vị có các loại hợp đồng 2 tháng, 6 tháng và 1 năm. Nhân viên hợp đồng chỉ hưởng hoàn toàn chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đó, các chế độ đãi ngộ khác cơ quan có thể cho nhưng không bắt buộc.

Hiện tại có 188 nhân viên trong đó: -Lao động biên chế: 128 nhân viên.

-Lao động theo hợp đồng 68: 10 nhân viên.

-Lao động theo hợp đồng Sở Y tế chờ xét tuyển: 27 nhân viên. -Lao động theo hợp đồng bệnh viện hợp đồng: 23 nhân viên. Trình độ chuyên môn như sau:

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của nhân viên tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ

Trình độ Số nhân viên Chi tiết Tỷ trọng

Sau đại học 15 CKII: 01, CKI: 14 8%

Đại học 32 BSĐK: 23, BSYHCT:03, CNĐD: 05, CNCĐHA: 01 17% Cao đẳng 23 CNĐD: 19, XQ: 03, Hộ sinh: 01 12.2% Trung cấp 85 ĐD: 45, YS YHCT: 07, KTV: 11, NHS: 09, DS: 10, YSĐK:03 45.2% Sơ cấp 06 ĐD: 05, dược tá: 01 3.2% Cán bộ khác 27 14.4% Tổng cộng 188 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 2.1.3.2 Thuận lợi

Với đội ngũ cán bộ y tế ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.

2.1.3.3 Khó khăn

Tình hình nhân lực tại bệnh viện hiện có 138/180 giường đạt tỷ lệ 0.77 cán bộ/ 1 giường bệnh còn quá thấp so với Thông tư liên bộ số: 0/2007/TTLB-BYT-BNV ngày 05/06/2007 của liên bộ Về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ quan y tế nhà nước; với quy mô 250-300 giường cần bổ sung thêm 40-50 bác sỹ và trên 100 cán bộ y tế khác ( điều dưỡng, Nữ hộ sinh, dược sỹ, kỹ thuật viên (gây mê, xét nghiệm), v.v… đảm bảo tỷ lệ 1.25-1.4/1 giường bệnh và tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn.

Tỷ lệ bác sỹ/ vạn dân: 3.5 BS/ vạn dân ( so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh là 4.3, cả nước trên 6 BS/ vạn dân).

2.1.4 Giới thiệu phòng kế toán tài chính tại bệnh viện

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ phòng kế toán tài chính

2.1.4.1 Nhân sự phòng kế toán và chức năng

Phòng tài chính kế toán trực thuộc Ban giám đốc. Hiện tại phòng có 9 người:

-Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng tài chính; phụ trách chung có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi, lập dự toán và điều hành thu, chi các nguồn kinh phí.

-Kế toán tổng hợp: có 1 người; chủ yếu tổng hợp chứng từ, lập báo cáo các tài khoản đưa cho kế toán trưởng xét dyệt và ký.

- Kế toán tiền lương: có 1 người; lập và thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN theo dõi tình hình biến động và quỹ tiền lương, theo dõi thanh toán qua ngân hàng.

-Kế toán viện phí: có 5 người chịu trách nhiệm thu phí khám chữa bệnh của bệnh nhân.

-Thủ quỹ: có 1 người; quản lý tiền mặt và tiền ngân hàng của đơn vị.

Căn cứ vào công việc đã được phân công, mỗi cán bộ trong phòng kế toán tái chính phải nắm vững chế độ, chính sách của Nhà nước để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Phòng kế toán được trang bị cho mỗi người 1 máy tính và 1 máy in nhằm đảm bảo công việc được thực hiện nhanh và đúng tiến độ kỳ kế toán.

2.1.4.2 Nhiệm vụ chủ yếu của phòng

-Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí do NSNN cấp, các khoản thu sự nghiệp, quản lý tài sản,…, theo chế độ nhà nước quy

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền lương Kế toán viện phí

32

định để đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện và phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, hoàn thành nhiệm vụ mà Sở Y tế giao cho.

-Nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là NSNN cấp ( dự toán được Sở Y tế duyệt) và thu viện phí, lệ phí nhà ở của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

-Chi chủ yếu của bệnh viện là phục vụ cho sự nghiệp Y Tế được Sở Y tế phê duyệt hằng năm.

- Bệnh viện thực hiện chế độ kế toán đơn vị HCSN theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của bộ tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010, hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.

2.1.4.3 Hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị

Do tính chất công việc cũng như đặc điểm hoạt động của bệnh viện mà hiện nay bệnh viện áp dụng hình thức kế toán “Kế toán trên máy vi tính”.

Hình thức kế toán “kế toán trên máy vi tính” công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính. Phần mềm kế toán không hiện thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Phần mềm kế toán tại đơn vị được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có loại sổ của hình thức đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Kế toán trên máy vi tính”

PHẦN MỀ KẾTOÁN Máy vi tính Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy vi tính:

-Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

-Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)