1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cán cân thương mại việt nam – trung quốc thực trạng và giải pháp

125 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 402,07 KB

Nội dung

Sau khi Việt Nam mởcửa nền kinh tế, quan hệ về cả ngoại giao và kinh tế giữa hai nước phát triển khôngngừng và trở thành điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hainước.Những n

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại

NGUYỄN PHƯƠNG CHI

Hà Nội - 2018

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại

Mã số: 8340121

Họ và tên: Nguyễn Phương Chi Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS.Phạm Duy Liên

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn

Các số liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng Các dữ liệu tôi tập hợp đảm bảo tính khách quan và trung thực

TÁC GIẢ

Nguyễn Phương Chi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của nhiều người Vì vậy, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả những người

đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS Phạm Duy Liên – giáo viên hướng dẫn,người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, gớp ý để tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập được và khảnăng của bản thân, nội dung của bài luận văn khó tránh khỏi những sai sót và khiếmkhuyết Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của các thầy cô giáo và các bạnhọc viên

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Phương Chi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 7

1.1 Khái niệm 7

1.1.1 Khái niệm cán cân thương mại 7

1.1.2 Cán cân thương mại song phương 8

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 9

1.2.1 Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP) 10

1.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát 10

1.2.3 Các hiệp ước thương mại quốc tế 11

1.2.4 Các chính sách của chính phủ 11

1.3 Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế 16

1.3.1 Tác động của cán cân thương mại đến tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế 16 1.3.2 Tác động của cán cân thương mại đến GDP 17

1.3.3 Tác động của cán cân thương mại đến cung cầu tiền tệ 18

1.4 Các tiêu chí đánh giá cán cân thương mại 19

1.4.1 Tiêu chí về quy mô xuất nhập khẩu: 19

1.4.2 Tiêu chí về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 20

1.4.3 Tiêu chí về phương thức xuất nhập khẩu 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2017 23

2.1 Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc 23

2.1.1 Một số chính sách kinh tế đối ngoại chung của Việt Nam với Trung Quốc

23

Trang 6

2.1.2 Một số chính sách thương mại của Việt Nam với Trung Quốc

2.1.2.1 Chính sách về hàng hóa xuất nhập khẩu .

2.1.2.2 Về chính sách quản lý thanh toán tiền tệ .

2.1.2.3 Chính sách thương mại biên giới .

2.1.3 Một số chính sách thương mại của Trung Quốc với Việt Nam

2.2 Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

2.2.1 Tổng quan chung về quy mô thương mại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

2.2.1.1 Về quy mô thương mại .

2.2.1.2 Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc .

2.2.2 Thực trạng và đánh giá thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc

2.2.2.1 Theo qui mô xuất nhập khẩu .

2.2.2.2 Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu .

2.2.2.3 Về phương thức xuất nhập khẩu .

2.2.3 Đánh giá tác động của cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

3.1 Bài học về cải thiện cán cân thương mại ở một số nước trên thế giới

3.2 Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới

3.2.1 Bối cảnh cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới

3.2.1.1 Bối cảnh khu vực và quốc tế .

3.2.1.2 Nhân tố Trung Quốc .

3.2.1.3 Bối cảnh kinh tế trong nước .

3.2.2 Triển vọng cho quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới

3.2.2.1 Triển vọng về quy mô xuất nhập khẩu .

Trang 7

3.2.2.2 Triển vọng về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 78

3.2.2.3 Triển vọng thương mại biên giới Việt Trung 83

3.3 Kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới 83

3.3.1 Quan điểm chung 83

3.3.2 Nhóm giải phát từ phía Nhà nước 84

3.3.2.1 Nhóm giải pháp cải thiện tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 84

3.3.2.2 Nhóm giải pháp vĩ mô khác 87

3.3.3 Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp 91

3.3.3.1 Đẩy mạnh liên kết 91

3.3.3.2 Đẩy mạnh tìm hiểu thông tin về thị trường Trung Quốc 92

3.3.3.3 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và bảo vệ bản quyền sản phẩm 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 8

AIIBASEANCCTMCIFCLMVCPTPPEUEVFTAFOBFTAGDPNKXKVCCIWTO

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2017

Bảng 2.2: Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2017

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc từ 2000-2017

Bảng 2.4: Thương mại hàng hóa trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2016

Bảng 2.5: Thâm hụt thương mại Việt Nam Trung Quốc

theo một số mặt hàng

Bảng 2.6: Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc từ 2010 đến 2014

Bảng 2.7: Các thị trường nhập khẩu vải chủ yếu của Việt Nam năm 2017

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng, tư liệu sản xuất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn từ 2000-2016

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng mã SITC giai đoạn 2000-2016

Biểu đồ 2.3: Mức tăng trưởng của nhóm hàng hóa trung gian, tư liệu sản xuất và hàng hóa cuối cùng từ năm 2000-2016

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng mã SITC giai đoạn 2000-2016

Biểu đồ 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực trạng cán cân thương mại songphương Việt Nam – Trung Quốc, về cơ bản luận văn đã đạt được những kết quảnghiên cứu sau:

Thứ nhất, cơ bản hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến cán cân thương mại,cán cân thương mại song phương, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chíđánh giá cán cân thương mại song phương

Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng cán cân thương mại Việt Nam –Trung Quốc thông qua nghiên cứu về quy mô hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ cấu hànghóa xuất nhập khẩu, thực trạng cán cân thương mại và đưa ra đánh giá thực trạngcán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thờigian từ 2000-2017

Thứ ba, thông qua việc phân tích thực trạng cán cân thương mại, nghiên cứuchiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, các Hiệp định đã ký kết giữa hai nước

và các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia trong khu vực để đánhgiá triển vọng thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai

Thứ tư, xuất phát từ việc phân tích thực trạng cán cân thương mại songphương Việt Nam – Trung Quốc và các triển vọng thương mại trong tương lai giữahai nước, luận văn đề xuất một số giải pháp từ phía Nhà nước và phía doanh nghiệpnhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau khi ra nhập WTO năm 2007, kinh tế Việt Nam đã có những bướcphát triển đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại Kim ngạch xuất nhập khẩutăng trưởng với tốc độ ấn tượng, trung bình mỗi năm tăng 17% trong giai đoạn 2005– 2017 Theo thống kê từ Bộ Công Thương, nếu như kim ngạch xuất nhập khẩuhàng hóa tính đến ngày 1/12/2007 mới dừng ở mức 100 tỷ USD thì sau 10 năm, ViệtNam đã tự hào công bố tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên mốc 425 tỷ USD.Cán cân thương mại Việt Nam sau một thời gian dài nhập siêu đã có hiện tượng xuấtsiêu trong các năm 2012 đến 2014 và 2016, 2017 Nhập siêu giảm là một trongnhững tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân thanhtoán quốc tế Không dừng lại ở đó, Việt Nam liên tục mở rộng thị trường xuất nhậpkhẩu và đã vượt ngưỡng trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 29thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu Một trong số những thị trường lớncủa Việt Nam, phải kể đến quốc gia láng giềng Trung Quốc

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam –Trung Quốc khôi phục nhanh và có nhiều dấu hiệu khởi sắc Sau khi Việt Nam mởcửa nền kinh tế, quan hệ về cả ngoại giao và kinh tế giữa hai nước phát triển khôngngừng và trở thành điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hainước.Những năm qua, thương mại Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được cảithiện với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng trưởng ngày càng cao Năm

2001, Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 6 nămsau (năm 2007) Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức này Từ đó đến nay, TrungQuốc liên tục là đối tác thương mại lớn và quan trọng của Việt Nam và hiện đã trởthành đối tác thương mại lớn nhất Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng dần có được

vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, đánh dấu bằng việcnăm 2016, Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành đối tác thương mại lớn nhấtcủa Trung Quốc trong khu vực ASEAN Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cácmặt hàng như điện, thiết bị điện tử; nhiên liệu khoáng dầu, ngũ cốc, cao su và cácsản phẩm từ cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hoa quả, giầy dép, cá và động vật

Trang 12

giáp xác, nhựa và các sản phẩm từ nhựa; hàng may mặc và phụ kiện; cà phê, chè vàcác loại gia vị; một số loại khoáng sản Đồng thời nhập về thiết bị điện, điện tử;máy móc; sắt và thép; sợi nhân tạo; nhôm và sản phẩm từ nhôm; xe và phụ tùng;phụ kiện ngành may; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; dệt kim, sợi, bông, hóa chất Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn đang trên đàphát triển ổn định, bền vững và thu được những kết quả khả quan, phát huy đượctiềm năng và thế mạnh kinh tế của hai nước Tuy nhiên không thể phủ nhận mộtthực tế khách quan là vẫn còn một số tồn tại những vấn đề gây ảnh hưởng không tốtđến tình hình thương mại giữa hai bên Do vậy, việc thúc đẩy phát triển thương mạisong phương theo hướng cân bằng và có lợi cho cả hai nước Việt Nam và TrungQuốc đang là vấn đề được đặt ra hiện nay Chính bởi vậy, tác giả lựa chọn đề tài

“Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” nhằmnghiên cứu thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc và đưa ra một sốkhuyến nghị nhằm cải thiện cán cân thương mại song phương giữa hai nước

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hồ Trung Thanh (2011), Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Trung Quốc:Lựa chọn chính sách cho Việt Nam Trong hội thảo “Tăng trưởng kinh tế và xuấtkhẩu của Trung quốc và các nên kinh tế lớn Đông Á: Tác động khu vực khuyếnnghị chính sách” do Viện nghiên cứu Thương mại và Đại học Victoria (Australia) tổchức Bài viết đã trình bày những cơ hội và thách thức của Việt Nam do tác độngcủa việc tăng trưởng kinh tế và xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ sau khi TrungQuốc gia nhập WTO Về mặt tích cức, tác giả bài viết cho rằng Trung Quốc là mộtthị trường rộng lớn và có vị trí rất gần với Việt Nam Qua đó, có thể giảm chi phítrong quá trình vận chuyển hàng hóa.Thêm vào đó, Trung Quốc là quốc gia có dựtrữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, qua đó Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn FDI từTrung Quốc Tác giả cũng cho rằng, việc nhập hàng hóa từ Trung Quốc sang ViệtNam theo một khía cạnh nào đó cũng giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, bình

ổn thị trường, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước

Trang 13

Đánh giá về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Bùi HuyHoàng (2012) đã có bài viết về “Quy hoạch 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt– Trung và triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2012 –

2016 Có thể nói rằng, tác giả có quan điểm khá lạc quan về triển vọng quanhệthương mại của hai nước Từ các nhân tố truyền thống về khuôn khổ hợp tác củahai nước Việt Nam – Trung Quốc, cơ sở pháp lý, quy mô lớn của thị trường TrungQuốc, các động lực thúc đẩy thương mại hai nước như các kênh hợp tác đa phương,đặc biệt là bản quy hoạch thương mại giai đoạn 2012 – 2016 sẽ có những tác động

và hiệu ứng tích cực đối với hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc Tuycác nhận định đánh giá thiên về định tính, nhưng về mặt lý thuyết, tác giả cũng cungcấp những đánh giá ban đầu về triển vọng của quan hệ kinh tế, thương mại ViệtNam – Trung Quốc trong giai đoạn 2012 – 2016

Tác giả Phạm Thị Hoàng Anh, Lương Thị Thu Hà (2012) nghiên cứu về “ Cáncân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hóa đồng nhân dântệ” Các tác giả phân tích định lượng một số yếu tố tác động đến cán cân thương mạiViệt Nam – Trung Quốc bao gồm: tỷ giá, thu nhập người không cư trú (GDP TrungQuốc), thu nhập người cư trú (GDP Việt Nam), thuế quan và hạn ngạch Qua đó chỉ

ra tác động của tỷ giá có tác động ngược chiều đến cán cân thương mại Việt Trungtrong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn, tác động này là cùng chiều, tức là khi có sựphá giá đồng tiền xảy ra, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, sẽ

bị chi phối bởi hiệu ứng tuyến J Ngoài ra, GDP Trung Quốc cũng có tác động cùngchiều đến cán cân thương mại Việt Trung, tức là khi GDP Trung Quốc tăng thì cũnglàm tăng giá trị xuất khẩu, tuy nhiên mức tăng là vô cùng nhỏ Tiếp đó bài viết tậptrung phân tích diễn biến và triển vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ Từ đó, tác giảphân tích các cơ hội và thách thức cho cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc

và đề xuất một số giải pháp để cải thiện cán cân thương mại này

Bài viết của các tác giả Vy Dang Bich Huynh, Phuc Van Nguyen, Le HoangThuy To Nguyen, Phong Thanh Nguyen (2017) đăng trên tạp chí kinh tế và tài chínhtoàn cầu nghiên cứu về việc mở rộng thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam.Nghiên cứu chỉ ra việc xuất khẩu mạnh hàng hóa Trung Quốc vào Việt

Trang 14

Nam, phân tích cấu trúc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam trên phươngdiện thâm dụng công nghệ so với các nước ASEAN khác nhập khẩu từ Trung Quốc.Bài viết chỉ ra việc kể từ năm 2000 đến 2012, Trung Quốc đã thành công trong việc

đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu vào Việt Nam, hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng giá

rẻ sẽ vấp phải cạnh tranh từ hàng hóa Trung Quốc So với các nước trong khu vực,mức độ nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là khá lớn, tập trung vào các loạihàng hóa công nghệ cao Bên cạnh đó, các nước Philippines, Malaysia, Indonesia vàSingapore đều thành công trong việc xuất khẩu các hàng hóa mà nước họ có lợi thế

so sánh, trong khi đó Việt Nam lại thất bại trong việc xuất khẩu các hàng hóa màchúng ta có lợi thế so sánh so với Trung Quốc như nông sản, hàng thủ công mỹnghệ…

Lý Kế Vân (2013) đã có bài viết “Nghiên cức phát triển thương mại biên giớiViệt Nam – Trung Quốc dựa trên phân tích SWOT” Trên cơ sở các nghiên cứutrước đây, trước tiên bài nghiên cứu trình bày lịch sử phát triển, phương thức thươngmại và đặc điểm phát triển trong thương mại biên giới 2 nước Việt Nam – TrungQuốc kể từ khi Trung Quốc mới thành lập đến nay, và sử dụng phương pháp phântích SWOT để tiến hành phân tích cụ thể đối với sự phát triển thương mại biên giớiViệt Nam – Trung Quốc Cuối cùng, đối mặt với những vần đề tồn tại trong quátrình thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc để đưa ra đối sách cụ thể, đểthúc đẩy tốt hơn nữa tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của kinh tế khu vực biêngiới Việt Nam – Trung Quốc

Phần lớn các nghiên cứu trên chưa phân tích một cách hệ thống và đầy đủ vềcán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn từ 2000 đến 2017 vàđặc biệt trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế Phần lớn các công trình chưa trảlời được thỏa đáng câu hỏi tại sao và làm thế nào để cải thiện cán cân thương mạigiữa Việt Nam và Trung Quốc Do đó, luận văn sẽ tập trung hệ thống hóa đầy đủ các

lý luận về cán cân thương mại cũng như phân tích về cán cân thương mại Việt Nam– Trung Quốc trong giai đoạn 2000 đến 2017 và đưa ra các kiến nghị đề xuất để cảithiện cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc

Trang 15

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về cán cân thương mại và cán cânthương mại song phương

- Áp dụng các lý thuyết và phương pháp thống kê, so sánh, phân tích định tính

để phân tích, đánh giá được tình hình cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốctrong thời kỳ 2000-2017

- Kiến nghị một số giải pháp để cải thiện cán cân thương mại trong tương lai

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu cán cân thương mại giữaViệt Nam và Trung Quốc (không tính Hồng Kông và Macao) dưới góc độ thươngmại hàng hóa

Phạm vi nghiên cứu: cán cân thương mại song phương Việt Nam Trung Quốctrong giai đoạn 2000-2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp định tính kết hợp định lượng, chuyên gia,phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp số liệu từ các nguồn số liệu của Tổng cụcThống kê, Tổng cục Hải quan, Trademap, UNCOMTRADE

6 Tính mới của luận văn

Trong nước đã có một sốbài viết, bài nghiên cứu về cán cân thương mại giữaViệt Nam và Trung Quốc và các giải pháp cải thiện cán cân thương mại songphương giữa hai nước, tuy nhiên các bài viết này chủ yếu đề xuất những giải phápchung, chưa gắn cụ thể vào định hướng và chiến lược phát triển xuất nhập khẩu đãđược Chính phủ phê duyệt Đóng góp mới luận văn so với các công trình nghiêncứu khác là đã kiến nghị một số giải pháp xuất pháp chặt chẽ từ các chính sách hiệnthời của Chính phủ, các quy hoạch và Hiệp định ký kết giữa hai bên cũng như bốicảnh chung của khu vực và quốc tế

Trang 16

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về cán cân thương mại

Chương 2: Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn2000-2017

Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại ViệtNam – Trung Quốc trong tương lai

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm cán cân thương mại

Cán cân thương mại (CCTM) là một khái niệm trong kinh tế, dùng để phảnánh một khoản mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Cáncân thương mại biểu thị giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của mộtnước hay một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, nămhay một số năm) Cán cân thương mại được đo bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trịnhập khẩu Nếu không tính đến dịch vụ, thì cán cân thương mại hàng hóa là số liệuđối chiếu giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa (thường tính theo giá FOB) và giá trị nhậpkhẩu hàng hóa (thường tính theo giá CIF) của một nước hay một vùng lãnh thổ vớibên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định

Cán cân thương mại là một phần của cán cân thanh toán của một nước, mộtvùng lãnh thổ hay một nền kinh tế được xem xét một cách độc lập Nó dùng để theodõi các hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thương phẩm (hay hữu hình)

và được phản ánh chi tiết trong cán cân tài khoản vãng lai Khi tính đến cả “hànghóa vô hình” hay dịch vụ (gồm cả thu nhập yếu tố ròng và các khoản chuyển giao)thì tổng lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được gọi là cân đối tài khoản vãng lai.Trong số các chỉ tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô, tổng sản phẩm quốc nội haytổng sản phẩm trong nước (GDP) được tính bằng tổng của chi cho tiêu dùng (C), chicho đầu tư (I), chi của Chính phủ (G) và tỗng của xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (X)trừ đi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ (M) (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010)

Y=C+I+G+(X-M)

Như vậy, cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong tổng sản phẩmtrong nước, có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản và ảnhhưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của một nước Ở những thời điểm khác nhau,cán cân thương mại có những thay đổi khác nhau dẫn đến sự thay đổi của toàn bộnền kinh tế Chính vì vậy, cán cân thương mại là một trong các chỉ số mà Chính phủ

Trang 18

dựa vào đó để tiến hành điều chỉnh các chiến lược kinh tế, mô hình kinh tế, tư duy phát triển, con đường phát triển của đất nước trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Do cán cân thương mại là kết quả của phép trừ giữa xuất khẩu và nhập khẩu ở mỗi quốc gia nên sẽ xảy ra các trường hợp sau:

- Khi không có chênh lệch đáng kể giữa xuất khẩu và nhập khẩu, thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

- Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, tức là giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhậpkhẩu thì cán cân thương mại có thặng dư hay còn gọi là tình trạng xuất siêu Thặng

dư thương mại sẽ giúp quốc gia đó giàu lên, tích lũy được nhiều của cải hơn

- Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, tức là giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhậpkhẩu, thì cán cân thương mại có thâm hụt, hay còn gọi là tình trạng nhập siêu.Khoản thâm hụt này phải được bù đắp bằng một nguồn nào đó để cán cân thanhtoán chung trở nên cân bằng, bao gồm cả việc vay nợ trong nước và nước ngoài.Thâm hụt thương mại kéo dài mà không có những chính sách hỗ trợ sẽ dễ đẩy đấtnước gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô Những bất ổn này nhẹ thì gây ra khủnghoảng kinh tế trong ngắn hạn (như thiếu hàng hóa, lạm phát cao, tăng trưởng kinh tếsuy giảm), nặng sẽ góp phần gây ra khủng hoảng trong dài hạn, thậm chí phá sản ởtầm quốc gia khi những khoản nợ quốc gia đến hạn không thanh toán được

Tuy nhiên, trạng thái của nền kinh tế không chỉ được quyết định bởi tình trạngcủa cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn mà còn chịu sự tácđộng của nhiều yếu tố khác đã nêu trên như chi cho tiêu dùng, chi tiêu đầu tư, chitiêu của Chính phủ Ngoài ra, chính cách chính sách mà chính phủ áp dụng cũngảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế

1.1.2 Cán cân thương mại song phương

Cán cân thương mại song phương (cán cân thương mại giữa hai nước) là mộtchỉ số biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa hai nước Một nghiên cứu củaValentino Piana năm 2004phân loại quan hệ kinh tế giữa hai nước thành bốn mức độsau đây:

Trang 19

- Phụ thuộc hay lệ thuộc (dependence): là tình trạng nước A cần tới nước B, trongkhi nước B không cần tới nước A

- Địa vị trội hơn hay chiếm ưu thế hơn (dominance): là tình trạng nước A có thể

từ bỏ quan hệ với nước B, trong khi nước B cần tới nước A

- Liên kết cân đối hay bình đẳng (symmetric integration): là tình trạng quan hệ cảhai nước đều cần đến nhau

- Không có quan hệ (absence): là tình trạng mà hai nước không có hoặc không cần quan hệ với nhau

Theo kết quả phân tích của Valentino Piana vào năm 2004, cấu trúc thươngmại của các nước trên thế giới gồm 8% không cần quan hệ, 40% có quan hệ địa vịnổi trội hơn (và tương ứng với nước kia yếu hơn) trong số các nước có quan hệ songphương, 46% có địa vị trội hơn nhưng ở mức độ yếu (và tương ứng yếu hơn) trong

số các nước có quan hệ song phương, chỉ có 6% có quan hệ liên kết cân đối (bìnhđẳng)

Địa vị quan hệ phụ thuộc (lệ thuộc) giữa hai nước do cán cân xuất nhập khẩuquy định Có 4 mức độ trong cán cân thương mại song phương:

- Đối với nước A, nước B là thị trường xuất khẩu chính

- Đối với nước A, nước B là nguồn cung cấp hàng hóa nhập khẩu chính

- Đối với nước B, nước A là thị trường xuất khẩu chính

- Đối với nước B, nước A là nguồn cung cấp hàng hóa nhập khẩu chính

Để có thể đánh giá thực trạng quan hệ thương mại song phương giữa hai quốcgia, cần có các tiêu chí, con số định lượng cụ thể về kim ngạch xuất – nhập khẩu và

cá cân thương mại song phương

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một chỉ tiêu đo lường của nền kinh tế, do vậy, cán cânthương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và cũng tác động ngược trở lại cácyếu tố khác của nền kinh tế Trên thế giới và trong nước, trong những năm gần đây,

Trang 20

đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả nhiều nước trên thế giới nghiên cứu vềcán cân thương mại Họ tập trung vào nghiên cứu việc các yếu tố vĩ mô có tác độngnhư thế nào đến cán cân thương mại Trong đó, các biến số vĩ mô chủ yếu đượcnghiên cứu là tỷ giá hối đoái thực đa phương, thu nhập quốc dân thực trong nước(GDP), thu nhập quốc dân thực của các đối tác thương mại, đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) và nguồn cung tiền và các chính sách của chính phủ.

1.2.1 Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP)

Thu nhập thực tế của một quốc gia (đã điều chỉnh lạm phát) tăng làmgia tăngmức tiêu thụ hàng hóa Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như sẽ phản ánh một mứccầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài Vì vậy, khi GDP tăng làm nhập khẩu có

xu hướng tăng Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc vào xu hướngnhập khẩu cận biên (MPZ) MPZ phản ánh phần của GDP tăng thêm mà người dânmuốn chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu

1.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát

Lạm phát của một nước cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông quaviệc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia Khi lạm phát một nướctăng cao so với nước đối tác, trước tiên, do giá hàng hóa trong nước tăng lên làmngười tiêu dùng trong nước chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài Điều nàylàm cho nhập khẩu tăng, kéo theo nhu cầu ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá.Bên cạnh đó, giá cao cũng làm giảm sút nhu cầu hàng hóa nước ngoài đối với hàngtrong nước (hay làm giảm xuất khẩu), từ đó cũng làm ngoại tệ tăng giá do nguồncung ngoại tệ giảm Hai điều này sẽ làm tăng giá đồng ngoại tệ, hay nói cách khác

là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạmphát, từ đó không làm tăng nhu cầu với hàng hóa nhập khẩu và làm cho lạm phátcủa một nước sẽ ít có tác động lên tình hình của nước khác Tuy nhiên, nếu ngoạilực này đủ lớn và nếu có sự can thiệp của chính phủ làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăngcao hơn tốc độ tăng giá hàng hóa trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trongnước sẽ có giá rẻ hơn hàng hóa nước ngoài Khi đó, chúng ta gọi là đồng nội tệđược định giá thấp, cán cân thương mại được cải thiện Ngược lại, nếu tỷ giá tăng

Trang 21

không đủ bù lạm phát thì đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán cân thương mại sẽ bị xấu đi.

1.2.3 Các hiệp ước thương mại quốc tế

Các hiệp ước thương mại quốc tế ký kết giữa hai quốc gia (Hiệp ước thươngmại song phương) hoặc các hiệp ước thương mại giữa nhiều quốc gia với nhau(Hiệp ước thương mại đa phương) có ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại.Tuy vậy, tác động của các hiệp ước thương mại làm thặng dư hay thâm hụt cán cânthương mại sẽ khác nhau giữa các quốc gia Nó phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế củamỗi quốc gia, khả năng sản xuất của quốc gia đó với các nguồn lực trong nước baogồm tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu đầu vào, trình độ khoa học kỹ thuật vànhân công của quốc gia đó Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển của khoa học kỹthuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên, yếu tố con người và năng suất lao động sẽgóp phần vô cùng quan trọng trong việc cải thiện cán cân thương mại của một quốcgia, hay thậm chí còn là yếu tố quyết định

sự xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài với cùng mức độ như chính sách nhập

Trang 22

khẩu.Từ đó sẽ làm vơi đi nguồn vốn nước ngoài đổ vào trong nước và tác động xấuđến lợi ích lâu dài mà nền kinh tế lẽ ra phải được hưởng từ những thành quả thươngmại trong môi trường cạnh tranh tự do của toàn cầu hóa thương mại Một chính sáchthương mại hướng nội nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp và công nghệ sơ khaitrong nước qua việc áp dụng hàng rào thuế quan cao cũng làm nguy hại đến sự pháttriển kinh tế vì phải tự điều chỉnh một mức thương mại ở mức độ thấp hơn đối vớicác quốc gia đối tác Trong khi chính sách thương mại hướng về xuất khẩu sẽ làmgia tăng cơ hội thương mại quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu và giải quyết nạnthất nghiệp trong nước, từ đó nâng cao mức sống của người dân Bên cạnh đó, chínhsách thương mại giới hạn việc buôn bán với các đối tác nước ngoài nhằm làm giảmthâm hụt thương mại hoặc có mục đích giữ gìn sự ổn định của nền kinh tế trongnước thực ra lại có thể làm cho nền kinh tế bất ổn hơn vì cơ hội sản xuất bị kìmhãm Hậu quả là tình trạng thất nghiệp gia tăng làm ảnh hưởng đến cuộc sống củangười dân Trong khi đó, chính sách tự do mậu dịch không bị rào cản có thể tạo ra

sự ổn định trong tổng sản lượng quốc gia và công ăn việc làm cho công nhân, dodoanh thu của một thương nghiệp làm ăn với nhiều quốc gia đối tác có khuynhhướng ổn định hơn đối với chỉ một quốc gia đối tác, nhất là trong trường hợp quốcgia này đang bị suy thoái kinh tế Hơn nữa, sự thâm hụt cán cân thương mại do việc

mở rộng thị trường phần nào cũng bị giảm bớt do tính liên đới trong môi trườngtoàn cầu hóa, vì một phần gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong giaiđoạn kinh tế tăng trưởng hoặc suy thoái được gánh đỡ bởi những nguồn cung từnước ngoài Ngoài ra thị chính sách bảo hộ hay gây ra các rào cản thương mại cũngchỉ gây ảnh hưởng không đáng kể đến cán cân thương mại do tác động giới hạnnhập khẩu cũng đưa đến sự suy giảm nguồn tiền nội tệ trên thị trường quốc tế Kếtquả, sẽ làm tăng giá trị của đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác.Giá trị hàng hóaxuất khẩu nội địa sẽ trở nên đắt hơn tương đối so với giá trị hàng hóa nước ngoài,dẫn đến bất lợi cho hàng hóa trong nước Do vậy, hàng rào thuế quan có thể giúpcác nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu trong những côngnghệ bị đánh thuế nhập khẩu cao những cũng có tác động bất lợi đối với công nghệxuất khẩu và công nghệ cạnh tranh với hàng nhập khẩu

Trang 23

Tuy vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài dù có tạo nên thậm hụt trong cán cânthương mại nhưng vẫn giúp mang lại một số công nghệ có tiềm năng cao để pháttriển Nói khác đi, sự thâm hụt cán cân thương mại tự nó không gây nên nguy hạicho nền kinh tế trong trường kỳ vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăngnăng suất của một số công nghệ quan trọng trong nước, thúc đẩy sản xuất sản phẩmđầu ra Tóm lại, chúng ta rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với các kiếnthức và kỹ thuật hiện đại cần thiết cho công nghệ hóa trong sản xuất công nghiệp vàchấp nhận sự thâm hụt cán cân thương mại trong ngắn hạn hơn là phải giảm bớt(hoặc mất cơ hội) về nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật tiên tiến trong khi lại thiếu hụtnguồn vốn tiết kiệm cần thiết cho đầu tư Hơn nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

sẽ gia tăng hầu hết nguồn vốn ròng đầu tư nước ngoài được đưa vào các dự án xâydựng hạ tầng cơ sở trọng yếu trong sản xuất công nghiệp sẽ mang lại lợi ích lâu dàicho nền kinh tế quốc gia Những nguồn vốn đầu tư sau đó chắc chắn sẽ làm gia tăngnăng suất lao động, từ đó sẽ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nâng caomức sống người dân

Trang 24

Chính sách đầu tư trong nước theo định hướng xuất khẩu hay thay thế nhậpkhẩu sẽ đều ảnh hưởng đến cán cân thương mại Thêm vào đó hiệu quả sử dụngnguồn vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thươngmại Ví dụ như việc xem nhẹ đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ làm tăngnhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh củahàng xuất khẩu, hạn chế sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài Hiệu quả kinh tế thấpcủa các dự án đầu tư sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu vàhàng thay thế nhập khẩu do có mức chi phí cao hơn so với chi phí quốc tế Điều nàygây cản trở cho việc cải thiện cán cân thương mại và trong trường hợp cụ thể có thể

có những dự án đầu tư không hiệu quả sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, đặcbiệt là trong dài hạn

Đặc biệt quan hệ giữa đầu tư và nhập khẩu ngày càng có sự thay đổi rõ rệttrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Khi các rào cản thương mại được

dỡ bỏ, hoạt động đầu tư theo chiều sâu được tăng cường thì sự biến động của đầu tư,dưới sự chi phối của các lực lượng thị trường, sẽ gây tác động nhất định đến nhậpkhẩu

Chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại của mộtnước vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của hàng hóa trongnước và hàng hóa cùng loại trên thị trường quốc tế

Khi đồng nội tệ giảm giá, giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn hàng hóa xuấtkhẩu.Điều này sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu vì hàng hóa nhập khẩu đắt hơn đối vớingười tiêu thụ ở thị trường trong nước và tạo điều kiện cho xuất khẩu vì hàng hóaxuất khẩu trở nên rẻ hơn đối với người tiêu thụ nước ngoài Nó dẫn đến việc giảmnhập khẩu, tăng xuất khẩu, cán cân thương mại được cải thiện Các ngành sản xuấthàng xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trongnước, giảm thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế

Khi đồng nội tệ lên giá hàng hóa của nước ngoài sẽ rẻ hơn tương đối so vớihàng hóa trong nước, người dân có xu hướng tiêu dùng nhập khẩu nhiều hơn, nhập

Trang 25

khẩu sẽ tăng và hạn chế hoạt động xuất khẩu, dẫn đến việc thâm hụt cán cân thươngmại, thu hẹp sản xuất trong nước, thất nghiệp gia tăng, giảm lạm phát nhưng tăngtrưởng thấp.

Do đó, để ổn định nền kinh tế trong nước, Chính phủ cần phải có các biệnpháp điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ hợp lý Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngânhàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thường khuyến nghị phá giá đồngnội tệ khi các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế với lập luận chorằng, phá giá sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoàinước của hàng xuất khẩu của nước đó Cả hai tác động này đều cải thiện sức cạnhtrang quốc tế của hàng hóa sản xuất trong nước Các nguồn lực sẽ được thu hút vàocác ngành sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn so vớihàng nhập khẩu, và nguồn lực cũng sẽ được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờđây có thể cạnh tranh hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế Kết quả là xuất khẩutăng lên và nhập khẩu giảm đi Cả hai điều này làm cho cán cân thương mại củanước phá giá đồng nội tệ được cải thiện Tuy nhiên, tác động của phá giá đến cáncân thương mại diễn ra không đơn giản do một số nguyên nhân như: Sự chậm trễtrong phản ứng của người tiêu dùng (cần có thời gian để người tiêu dùng ở cả nướcphá giá lẫn thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước môi trường cạnhtranh đã thay đổi), sự chậm trễ trong phản ứng của người sản xuất (ngay cả khi phágiá cải thiện được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, những người sản xuấttrong nước cũng cần có thời gian để mở rộng sản xuất, hoặc chuyển sản xuất từngành này sang ngành khác, các đơn đặt hàng thường được ký từ trước và nhữnghợp đồng như vậy không thể hủy bỏ trong ngắn hạn), sự thâm nhập và gây ảnhhưởng trên thị trường nước ngoài là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian,

và việc giảm giá đồng nội tệ có thể không cải thiện được cán cân thương mại ngaylập tức do tác động của tỷ giá với sản xuất và thương mại có độ trễ nhất định Một

số lập luận khác cũng cho rằng phá giá thường có hiệu quả hơn ở các nước pháttriển so với các nước đang phát triển.Tác động của cán cân thương mại đến nền kinhtế

Trang 26

1.3 Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế

1.3.1 Tác động của cán cân thương mại đến tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế

Như đã biết, cán cân thương mại phản ánh mối quan hệ giữa xuất khẩu vànhập khẩu của một quốc gia, trong khi tiết kiệm và đầu tư phản ánh mối quan hệgiữa cung và cầu trên thị trường vốn Mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tiếtkiệm và đầu tư còn được phản ánh bằng phương trình thu nhập quốc dân trong nềnkinh tế mở (Mankiw, 2003) như sau:

CCTM=S – ITrong đó S là tiết kiệm

I là đầu tư

CCTM còn được thể hiện là vốn ra nước ngoài ròng (net capital flow) và bằngchênh lệch của tiết kiệm trong nước so với đầu tư nước ngoài ròng; bằng số tiền mọingười trong nước cho nước ngoài vay, trừ số tiền người nước ngoài cho người nướcmình vay

Phương trình trên đây hàm ý rằng số vốn ra nước ngoài ròng phải cân bằng vớicán cân thương mại trong dài hạn Theo thời gian khi nền kinh tế đang xét tiết kiệmnhiều hơn nhu cầu đầu tư cho các dự án của nó, thì phần tiết kiệm chưa được tài trợcho các dự án trong nền kinh tế sẽ được dùng cho người nước ngoài vay Khi các dự

án của nước ngoài cần khoản vay này, các doanh nghiệp của nền kinh tế đó sẽ cungcấp cho các thương nhân nước ngoài nhiều hàng hóa và dịch hơn so với họ cung cấpcho các tác nhân bên trong nền kinh tế, tức là nền kinh tế này thặng dư thương mại.Ngược lại khi nền kinh tế đang xem xét tiết kiệm ít hơn nhu cầu đầu tư của các dự

án trong nền kinh tế thì phần chênh lệch ít hơn này phải được tài trợ bằng nguồnvốn vay nước ngoài Những khoản nợ này dẫn tới việc nền kinh tế đó phải nhậpkhẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ so với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nướcngoài, tức là thâm hụt cán cân thương mại Hay một cách đơn giản hơn, cán cânthương mại thâm hụt có nghĩa là quốc gia đang tiết kiệm ít hơn đầu tư và ngược lại,cán cân thương mại thặng dư thì quốc gia tiết kiệm nhiều hơn đầu tư

Trang 27

1.3.2 Tác động của cán cân thương mại đến GDP

Đối với nền kinh tế của một quốc gia, cán cân thương mại có tác động đáng kểđến GDP của quốc gia đó Trước hết, số dư xuất khẩu ròng sẽ bổ sung vào tổng cầucủa nền kinh tế thông qua phương trình (Trường đại học kinh tế quốc dân, 2010theo Mankiw,2003) sau:

GDP = C+I+G+NXTrong đó C là chi tiêu cho tiêu dùng

Trong đó m là số nhân chi tiêu

MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên, cho biết khi thu nhập tăng thêm 1 đơn

vị thì tiêu dùng tăng thêm MPC đơn vị

Trang 28

các nguồn lực nội tại của quốc gia thì cán cân thương mại sẽ biến động dựa trên chu

kỳ kinh tế của quốc gia đó Ví dụ như khi quốc gia đang trong giai đoạn suy thoáikinh tế thì cán cân thương mại và ngược lại khi quốc gia đang ở giai đoạn kinh tếtăng trưởng thì cán cân thương mại sẽ thặng dư

Trên thực tế, có nhiều các quốc gia phát triển có cán cân thương mại thặng dưnhư Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức thì đồng thời lại có một số quốc gia cócán cân thương mại thâm hụt như Hoa Kỳ, Anh, Hồng Kông, Úc

Từ thực tế trên, các chuyên gia kinh tế có cái nhìn khác nhau về tác động củathâm hụt cán cân thương mại lên nền kinh tế (Paul Roberts) Có ý kiến cho rằngviệc thâm hụt thương mại lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến vấn đề nhân lực và từ đólàm giảm tổng sản phẩm quốc nội Một số nhà kinh tế học khác thì lại cho rằng việcthâm hụt cán cân thương mại không có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nềnkinh tế dựa trên lý thuyết lợi ích tương đối Theo đó, tiền tệ không ở nguyên mộtquốc gia nào mà di chuyển giữa các quốc gia thông qua quá trình mua bán Ngườimua hàng ở một quốc gia xuất khẩu sẽ trực tiếp mua hàng từ nước nhập khẩu hoặcmua hàng qua một quốc gia trung gian Và vì thế, thâm hụt thương mại hoàn toàn cóthể được điều chỉnh bởi sự tự điều tiết của giá trị đồng tiền khi mà cầu tiền tăng thìgiá trị đồng tiền của quốc gia đó tăng và khuyến khích nhập khẩu và ngược lại khigiá trị của đồng tiền giảm sẽ khuyến khích hàng hóa quốc gia đó xuất khẩu Bêncạnh đó, việc thâm hụt cán cân thương mại có thể đơn giản chỉ là người dân trongnước vẫn có cơ hội tiêu dùng sản phẩm với giá cả cạnh tranh Ngược lại, thặng dưthương mại tức là người dân của quốc gia đó đang phải tiêu dùng hàng nhập khẩuđắt đỏ và quốc gia đó đang xuất khẩu sản phẩm mà người dân quốc gia đó khôngđược tiêu thụ

1.3.3 Tác động của cán cân thương mại đến cung cầu tiền tệ

Cán cân thương mại tác động đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia thông qua

sự thay đổi của tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ

Thứ nhất, khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, đồng nghĩa vớiviệc trên các sàn giao dịch quốc tế, cầu về đồng nội tệ của quốc gia đó giảm sút

Trang 29

khiến cung đồng nội tệ vượt cầu Điều này dẫn đến đồng nội tệ bị giảm giá so vớicác đồng tiền khác Ngược lại, khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, cầu vềđồng tiền của quốc gia đó trên các sàn giao dịch quốc tế lớn, khi các yếu tố kháckhông đổi sẽ dẫn đến việc đồng nội tệ của quốc gia đó tăng giá tương đối so vớiđồng tiền của các quốc gia khác.

Thứ hai, khi có thặng dư thương mại tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu dễdẫn đến cung tiền trong nước tăng Điều này có thể dẫn đến một khả năng về việctăng mua sắm trong nội địa của người dân trong nước, dẫn đến giá cả hàng hóatrong nước tăng và gây bất lợi cho hàng hóa của nước này khi xuất khẩu ra nướcngoài

Thứ ba, khi đồng tiền của một quốc gia bị giảm giá, hàng hóa nhập khẩu sẽ trởnên đắt đỏ hơn Tuy vậy, các điều chỉnh trong tiêu dùng cần có thời gian để thíchứng do người tiêu dùng chưa điều chỉnh ngay việc mua hàng nội địa thay vì muahàng ngoại nhập và các nhà sản xuất trong nước cũng cần phải có một thời gian nhấtđịnh để sản xuất được hàng hóa nội địa có thể thay thế được hàng hóa nhập khẩu.Như vậy, sau khi đồng tiền của một quốc gia bị giảm giá, việc tăng xuất khẩu sẽ chỉ

có thể trở thành sự thật khi người tiêu dùng trong nước trở nên yêu thích các loạihàng hóa nhập khẩu và khi các nhà sản xuất đã có thể sản xuất được hàng hóa có thểthay thế hàng nhập khẩu

1.4 Các tiêu chí đánh giá cán cân thương mại

Có thể đánh giá cán cân thương mại của một nước sau theo các tiêu chí: quy

mô, cơ cấu nhóm hàng, ngành hàng; hay theo chủ thể nhập khẩu; cơ cấu thị trường.Căn cứ vào các tiêu chí này có thể đánh giá được cán cân thương mại đang ở trạngthái nào, thâm hụt hay thặng dư, và khi thâm hụt (nhập siêu) thì khi nào là tốt và khinào là xấu

1.4.1 Tiêu chí về quy mô xuất nhập khẩu:

Tiêu chí này thể hiện việc duy trì quy mô và nhịp độ tăng trưởng xuất nhậpkhẩu hợp lý của một quốc gia Đó là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm Quy

mô kim ngạch xuất nhập khẩu còn được thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất nhập

Trang 30

khẩu của một nước trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một nhóm nước, mộtkhu vực hoặc thế giới Nếu như theo Valentino Piana như đã đề cập phía trên thì quy

mô xuất nhập khẩu và sự phụ thuộc trong quan hệ xuất nhập khẩu của một nước vớimột nước đối tác khác là biểu hiện về tính chất trong quan hệ thương mại của nước

đó Nếu quy mô xuất khẩu, nhập khẩu lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung và thịtrường tiêu thụ của nước đối tác thì có nghĩa là nền kinh tế đang lâm vào tình trạngphụ thuộc nghiêm trọng hoặc ở mức độ mạnh vào quan hệ kinh tế với nước đối tác.Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định quy mô xuất khẩu vànhập khẩu của một nước chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng kim ngạch buôn bánvới một nước khác là định mức giới hạn về sự lệ thuộc Trong bài viết này, tác giảdựa trên quy mô và tỷ trọng xuất khẩu giữa hai nước với nhau cũng như tổng quy

mô thương mại của từng nước với các nước khác trên thế giới để xác định về mức

độ phụ thuộc

1.4.2 Tiêu chí về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Cơ cấu xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu có thể đượcphân tích theo nhóm hàng, mặt hàng, theo chủ thể kinh tế tham gia xuất nhập khẩu

và theo thị trường xuất nhập khẩu Tính cân đối trong cơ cấu mặt hàng xuất nhậpkhẩu là tiêu chí để đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu là tốt hay xấu Chẳng hạn, tỷtrọng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng chế biến, công nghệ cao trong tổng kim ngạchxuất khẩu của một nước, hay tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là máy mócthiết bị, hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu thể hiện trình độ côngnghiệp hóa của nước đó cũng như mức độ tăng giá trị của hàng xuất khẩu Nếu tỷtrọng hàng tiêu dùng nhập khẩu cao sẽ thể hiện sự không bền vững trong cán cânthương mại Thị trường xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng xuất khẩu và nhậpkhẩu được đa dạng hóa hay việc nâng cao được thị phần ở những thị trường chủchốt phản ánh sức cạnh trang của nền kinh tế và khả năng giảm thiểu được rủi rotrước những biến động và bất ổn từ thị trường nước ngoài

Trang 31

1.4.3 Tiêu chí về phương thức xuất nhập khẩu

Không tính đến hoạt động buôn bán trốn tránh sự kiểm soát của chính quyền

và các cơ quan chức năng (buôn lậu) thì Việt Nam hiện có hai phương thức xuấtnhập khẩu chủ yếu là chính ngạch và tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu chính ngạch là phương thức thương mại quốc tế hợp pháp

được tiến hành giữa các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nội địa với doanhnghiệp nước ngoài trong các hợp đồng kinh tế theo hiệp định đã được ký kết hoặccam kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các quốc gia với các khu vực, tổchức, hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế Mua bán hàng hóa baogồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu Đây là hìnhthức lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu với khối lượng lớn, hàng hóa được các

cơ quan chuyên ngành kiểm duyệt về số lượng, mặt hàng, chất lượng, an toàn vệsinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và phải đóng thuế đầy đủ trước khi thôngquan

Buôn bán tiểu ngạch (còn gọi là mậu dịch tiểu ngạch hay thương mại tiểu

ngạch) là hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hainước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịchhàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ Ở Việt Nam, theo quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới vớicác nước có chung biên giới, người thực hiện hành vi mua bán, trao đổi hàng hóaqua biên giới, có hộ khẩu thường trú tại các khu vực tiếp giáp biên giới với các nước

có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định vềhành hóa thương mại biên giới Hàng hóa khi đi qua biên giới phải chịu sự kiểm tracủa các cơ quan thuế quan, kiểm dịch… Theo quy định của pháp luật hiện hành,hàng hóa do cư dân biên giới nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước lân cận được ưuđãi miễn thuế trong hạn mức 2 triệu đồng/người/ngày với điều kiện phù hợp vớidanh mục hàng hóa do Bộ Công thương công bố trong từng thời kỳ Đến năm 2015,giới hạn này được thắt chặt hơn với hạn mức 2 triệu đồng/người/ngày, tối đa 1 thángkhông được vượt quá 4 lần Ngoài hạn ngạch miễn thuế nói trên, hàng hóa xuấtkhẩu qua biên giới theo hình thức tiểu ngạch đều phải đóng thuế, phí theo quy

Trang 32

định và được quản lý theo các quy định, chính sách xuất khẩu thông thường Theoquy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thương nhân xuất khẩu qua đường tiểungạch nhìn chung không được hưởng chính sách ưu đãi thuế riêng biệt.

Buôn bán tiểu ngạch được ưa chuộng vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, không cầnhợp đồng mua bán (chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch), thanh toán ngay bằng tiền mặt,chi phí vận chuyển thấp Hiện nay, ở Việt Nam, các mặt hàng nông sản như cao su,gạo, đường của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng tiểu ngạch Giá trị mỗi một đơn hàngtiểu ngạch có thể lên đến hàng tỷ đồng, tuy nhiên cũng có nhiều các thương lái lợidụng hình thức này để trốn thuế Một doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều ngườidân ở vùng biên giới để thực hiện việc mua bán theo tiêu chuẩn miễn thuế của họ.Hạn chế lớn nhất của hình thức buôn bán tiểu ngạch là tính ổn định thấp, chứa đựngnhiều rủi ro Mặt hàng thường được buôn bán qua hình thức này là nông sản, hoaquả

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

-TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2017 2.1 Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có chung đường biên giới, khá tươngđồng về thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp và văn hóa Điều này đã tạo nhữngthuận lợi lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước

2.1.1 Một số chính sách kinh tế đối ngoại chung của Việt Nam với Trung Quốc

Các chính sách thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại với TrungQuốc nằm trong khuôn khổ các chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam Ngoài

ra, vì Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc nên bên cạnh các chínhsách thương mại quốc tế nói chung, còn có các chính sách nhằm thúc đẩy thươngmại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại trong khu vực

Thời kỳ từ năm 2000 đến nay, Việt Nam tích cực và chủ động trong việc hộinhập kinh tế thế giới, tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, hiệp định thương mạikhu vực và song phương Trong đó, việc tham gia tích cực các Hiệp định thươngmại khu vực có sự tham gia của Trung Quốc như sau: Hiệp định thương mại hànghóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp táckinh tế ASEAN – Trung Quốc năm 2002

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004được thực hiện từ 01/07/2005, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghinhớ Việt Nam – Trung Quốc tháng 07/2005 Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tíchcực tham gia tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) Hiệp định này chính thức được khởi động từ tháng 11 năm 2012 trongkhuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 bởi các nhà lãnh đạo ASEAN và 6nhà lãnh đạo các nước đối tác FTA của ASEAN Theo đó, Hiệp định được bắt đầuđàm phán vào đầu năm 2013 và hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán Các nướctham gia Hiệp định RCEP gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cácnước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc và Úc Đây là các

Trang 34

nước thuộc khu vực Đông Á, là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao, chiếm khoảng 47% dân số và 28% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của thế giới.Việt Nam sẽ tăng cường áp dụng các biện pháp để từng bước giảm thiểu các trở ngạitrong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo các cam kết nhằm tọa điềukiện ngày càng thuận lợi hơn cho các hoạt động thương mại quốc tế phát triển cả bềrộng lẫn bề sâu.

Về chính sách thuế quan của Việt Nam cũng đã dần được điều chỉnh và hoànthiện, phù hợp với cam kết quốc tế, ngày càng rõ ràng và minh bạch Thuế suất đốivới hàng hóa xuất nhập khẩu giảm dần phù hợp với lộ trình cam kết trong các Hiệpđịnh song phương, khu vực và quốc tế mà nước ta là thành viên Trong hầu kết cácFTA đã ký kết, mức độ tự do hóa hầu hết là trên 85% số dòng thuế Cho đến nay,Hiệp định ACFTA đã nước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu

Một số Hiệp định chung ký kết với Trung Quốc

Sau khi tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, quan hệ thươngmại giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển hết sức nhanh chóng Việt Nam vàTrung Quốc đã ký kết nhiều Hiệp định nhằm mục đích phục vụ tăng cường quan hệkinh tế thương mại trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền cùng có lợi và thúc đẩyquan hệ giao thương của cư dân vùng biên giới giữa hai nước

Mở đầu là “Hiệp định thương mại” được hai nước ký kết năm 1991, là Hiệpđịnh mở màn cho quan hệ thương mại hai nước sau khi bình thường hóa Sau đó làmột loạt các Hiệp định được Chính phủ hai nước bắt tay ký kết như “Hiệp định hợptác kinh tế” năm 1992, Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế thương mạigiữa Việt Nam và Trung Quốc (22/12/1994), đi kèm theo đó là các Hiệp định vềthanh toán, quá cảnh hàng hóa, công nhận và đảm bảo chất lượng hàng hóa lẫnnhau, Năm 1998, hai nước ký kết “Hiệp định Việt Nam – Trung Hoa về mua bánhàng hóa ở vùng biên giới” nhằm mục đích tăng cường quan hệ láng giềng giữa hainước và thúc đẩy hợp tác thương mại biên giới trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợigiữa hai bên Về cơ bản các Hiệp định được ký kết trong thời kỳ đầu quan hệ củahai nước đã phần nào thể hiện quyết tâm thiết lập quan hệ thương mại ổn định và

Trang 35

phát triển lâu dài của Chính phủ hai nước sau khi chính thức bình thường hóa quanhệ.

Cột mốc tiếp theo trong quan hệ thương mại Việt – Trung là sau tuyên bốchung Việt Nam – Trung Quốc năm 2006, “Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp táckinh tế thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc” và “Bản ghi nhớ về việctriển khai hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được ký kết trên tinh thần

“bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi và cùng thắng”, hai nước nhất trí mở rộngquy mô và nâng cao trình độ hợp tác kinh tế thương mại, đề ra phương hướng tổng

hể về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong năm và mười năm tới Cùngvới đó, một loạt các khung pháp lý giữa Chính phủ hai nước đang được ký kết đểtạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán giữa hai bên như

“Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngânhàng Nhà nước Trung Quốc” Trong những năm gần đây, hai bên đã thiết lập Nhómcông tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ (tháng 4 năm2015), ký Hiệp định gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế,thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021 (tháng 9 năm 2016) BảnQuy hoạch xác định những lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại trọng điểm giữa hainước bao gồm: Nông nghiệp và nghề cá, giao thông vận tải, năng lượng khoáng sản,công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ Ngoài ra Hiệpđịnh thương mại biên giới sửa đổi (tháng 9 năm 2016) và nhiều Bản ghi nhớ hợp tác

về cùng xây dựng kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng, hợp tác năng lực sản xuất; tạokhuôn khổ tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước Vào tháng

11 năm 2017 vừa rồi, hai bên đã ra tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc và kýkết “Bản ghi nhớ về đẩy nhanh tiến độ đàm phán Thỏa thuận khung xây dựng Khuhợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung”, tích cực bàn bạc Thỏa thuận khung vềxây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy phát triển khu vực biên giớihai nước, nâng cao mức độ kết nối giữa hai bên (12)

Về căn bản các Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc

có mục đích chung là đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bìnhđẳng cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau

Trang 36

2.1.2 Một số chính sách thương mại của Việt Nam với Trung Quốc

2.1.2.1 Chính sách về hàng hóa xuất nhập khẩu

Về danh mục mặt hàng xuất nhập khẩu, các hàng hóa xuất nhập khẩu giữaViệt Nam và Trung Quốc được quy định theo pháp luật của Chính phủ Việt Namxuất nhập khẩu hàng hóa, ngoại trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất nhậpkhẩu được quy định theo từng thời kỳ

Về chính sách ưu đãi thuế: Tháng 12 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 153/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đểthực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-

2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018 Theo như biểu thuế mới, sẽ có 588dòng thuế được cắt giảm từ mức 5% năm 2017 về 0%, chủ yếu là các mặt hàngchính như: sắt thép và sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị điện, điện tử, nguyênliệu dệt, vải may mặc, quần áo, cà phê, chè nguyên liệu, chế biến thực phẩm…Với hàng hóa nhập khẩu của cư dân biên giới, theo Quyết định 139/2009/QĐ-TTg hàng hóa nhập khẩu có giá trị không quá 2.000.000 đồng/người/ngày sẽ đượcmiễn thuế nhập khẩu hàng hóa và các loại thuế khác

2.1.2.2 Về chính sách quản lý thanh toán tiền tệ

Về mặt nguyên tắc, các quy định quản lý thanh toán tiền tệ qua biên giớihướng tới việc chấn chỉnh các hoạt động thanh toán và đổi tiền đang diễn ra lộn xộntại các khu vực cửa khẩu biên giới, nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng tựphát đổi tiền không qua ngân hàng hai bên Hiện tại theo Văn bản hợp nhất11/VBHN-NHNN năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về quy chếthanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khukinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc Các quy định cho phép thươngnhân Việt Nam hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốcđược mở tài khoản Nhân dân tệ, còn thương nhân Trung Quốc được mở tài khoảnbằng Việt Nam đồng tại các ngân hàng được phép của Việt Nam có thực hiện thanhtoán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Trang 37

2.1.2.3 Chính sách thương mại biên giới

Các chính sách thương mại được ký kết riêng giữa Việt Nam và Trung Quốcchủ yếu nằm ở các khu vực biên giới Hiện nay, Việt Nam thực hiện hoạt động xuấtkhẩu với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt Trung và có thể được chia làm

3 dạng:Một làthông qua các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính Đây là các cặp cửakhẩu chính thức được mở theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩungày 18/11/2009 Với các cửa khẩu này, Chính phủ hai nước bố trí đầy đủ các lựclượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, biên phòng, kiểm dịchcủa mỗi bên.Hai là thông qua các cửa khẩu phụ: các cửa khẩu phụ này do địaphương hai bên trao đổi mở ra để người dân, phương tiện giao thông vận tải, hànghóa, vật phẩm qua lại.Ba làthông qua các lối mở tại biên giới giáp ranh Tại các lối

mở này, không có sự trao đổi thỏa thuận hai bên về cửa khẩu Phía Việt Nam chophép hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đi qua, bố trí đầy đủ lực lượng chức năngquản lý Nhà nước chuyên ngành Hải quan, biên phòng, kiểm dịch và xây dựng cơ

sở hạ tầng kỹ thuận cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Hiện tại, các hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam được điều chỉnhbởi các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp về thương mại biên giới Bên cạnh đó,hoạt động thương mại tại từng tuyến biên giới được quản lý theo các Hiệp địnhthương mại, các văn bản pháp lý cụ thể quy định giữa Việt Nam và Trung Quốc.Một số quyết định, thông tư như: Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006của Thủ tướng chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước

có chung biên giới, được sửa đổi, bổ sung trong Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày23/12/2009; Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 về việc quản lý hoạtđộng thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; Thông tư số13/2009/TT-BCT ngày 03/06/2009 của Bộ Công thương về Quy định xuất nhậpkhẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tếcửa khẩu

Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóatại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Bộ Công thương cũng

đã ra Quyết định 1093/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại

Trang 38

các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìnđến năm 2035 của Bộ Công Thương Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2025 cócác kho bãi chủ yếu đủ để đáp ứng 80% nhu cầu về quy mô kho bãi (diện tích, sứcchứa) của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp các dịch vụ quan trọng và cần thiếtnhất trong quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, sang xe sang tải, kiểm tra

và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biêngiới Việt Nam – Trung Quốc Tầm nhìn đến năm 2035 có hệ thống kho bãi hoànchỉnh và đồng bộ, đáp ứng được 100% nhu cầu về quy mô kho bãi của hàng hóaxuất nhập khẩu; cung cấp trọn gói theo hướng tích hợp đồng bộ các dịch vụ logisticsgắn với kho bãi; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biêngiới Việt Nam – Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững

Như vậy các chính sách thương mại trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốccho thấy Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động thương mạigiữa hai nước nói chung và buôn bán qua biên giới nói riêng Đặc biệt có các chínhsách nhằm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và TrungQuốc

2.1.3 Một số chính sách thương mại của Trung Quốc với Việt Nam

Đối với mỗi một nước láng giềng, Trung Quốc có những chính sách riêng quyđịnh rất cụ thể Ở khu vực thương mại biên giới Trung Quốc – Việt Nam, trong cácvăn kiện, Thông tư, Luật của Trung Quốc, đặc biệt là Thông báo của Quốc vụ Viện

về các vấn đề liên quan đến thương mại vùng biên hay còn gọi là Văn kiện số2/1996 của Quốc vụ Viện Trung Quốc đã chỉ rõ đặc điểm thương mại của TrungQuốc ở các tỉnh vùng biên giáp với Việt Nam như sau :

Về chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp được quyền tham gia hoạt động thươngmại biên giới với Việt Nam được chia thành 3 nhóm :

- Các doanh nghiệp ở khu vực biên giới Trung Quốc có vốn đăng ký khôngdưới 500.000 NDT sẽ được Bộ Hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại hoặc các ngànhtương đương trao quyền trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu biên giới

Trang 39

- Các doanh nghiệp hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại là các doanh nghiệp do

Bộ Hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại phê chuẩn, cho phép làm thủ tục đại lý ủythác dài hạn, được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và phải trả một khoản phí đại

Về mặt hàng kinh doanh, Trung Quốc chia hàng hóa xuất nhập khẩu làm baloại:

- Loại 1 : Các mặt hàng liên quan đến quốc kế dân sinh, như tài nguyên và một

số hàng hóa xuất nhập khẩu đặc thù, bao gồm : than đá, lương thực, dầu thô

- Loại 2 : các mặt hàng có dung lượng thị trường hạn chế, có lượng cung ứng hạn chế và cạnh tranh quyết liệt, giá cả tương đối thấp

- Loại 3 : các mặt hàng được nước ngoài cho phép xuất, nhập khẩu không nằmtrong loại 1 và loại 2, gồm các mặt hàng chủ yế sau : máy móc, điện khí, công cụ,hàng công nghiệp nhẹ, may mặc, điện gia dụng

Về phương thức kinh doanh, trong « Biện pháp quản lý ngoại tệ thương mạibiên giới tạm thời » do Cục Quản lý Ngoại tệ nhà nước Trung quốc ban hành năm

1997 quy định thương mại biên giới bao gồm 3 hình thức : mậu dịch chợ dân cưbiên giới, giao dịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kỹ thuật và kinh tế

Về hình thức thanh toán, Trung quốc khuyến khích các doanh nghiệp thanhtoán bằng đồng Nhân dân tệ qua biên giới Các doanh nghiệp thanh toán bằng Nhândân tệ qua biên giới sẽ được miễn giảm đối với hàng hóa xuất khẩu Từ 9/2003,Trung Quốc cho phép buôn bán khu vực biên giới sử dụng tiền mặt, ngoại hối vàđồng tiền của nước láng giềng để thanh toán, khuyến khích các ngân hàng thương

Trang 40

mại ở khu vực biên giới triển khai thanh toán tiền hàng cá nhân, niêm yết quy đổi tỷgiá đồng NDT sang đồng tiền của nước láng giềng, thành lập điểm thu đôi ngoại tệ,triển khai nghiệp vụ đổi tiền NDT sang đồng tiền có thể quy đổi và đồng tiền củanước láng giềng.

Các chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc trong quan hệ thươngmại với Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nhóm sau :

- Phân cấp trong quản lý xuất, nhập khẩu qua biên giới

Trung ương ủy quyền rộng rãi cho chính quyền tỉnh khu tự trị biên giới đểđiều hành và quyết định các chính sách thúc đẩy buôn bán qua biên giới Chínhquyền tỉnh khu tự trị biên giới được giao thẩm tra phê duyệt các doanh nghiệpthương mại tiểu ngạch biên giới được phép kinh doanh các hàng hóa xuất khẩutrọng điểm do Nhà nước quản lý

- Chính sách ưu đãi thuế

Trung Quốc cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các trao đổi hàng hóa quabiên giới là 8.000 NDT/người/ngày Trung Quốc chú trọng tiến hành hai loại hìnhbuôn bán chính ngạch và biên mậu Doanh nghiệp thương mại tiểu ngạch biên giớitrao đổi hợp tác kinh tế kỹ thuật với phía Việt Nam được áp dụng chính sách thuếquan dành cho các doanh nghiệp biên giới Trong đó, các doanh nghiệp này đượchưởng ưu đãi về thuế được giảm bớt 50% so với mậu dịch chính ngạch

Ngoài các chính sách quản lý thương mại biên giới với Việt Nam, các chínhsách điều tiết kinh tế nói chung của Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng nhấtđịnh đến thương mại song phương giữa hai nước

• Các chính sách khuyến khích phát triển ngoại thương ở Trung quốc11/12/2001, Trung quốc chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới sau mộtthời gian dài chuẩn bị và tiến trình đàm phán Trung quốc đã tiến hành sửa đổi LuậtThương mại quốc tế vào tháng 4 năm 2004 Trong đó, đáng chú ý là sửa đổi vềquyền giao dịch thương mại được công nhận một cách tự động thông qua quá trìnhđăng ký của tất cả các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước và cá nhân tham gia

Ngày đăng: 08/10/2019, 13:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1)Brantly Womack,Vietnam and China in an Era of Economic Uncertainty,The Asia-Pacific Journal, Vol. 36-2-09, September 7, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam and China in an Era of Economic "Uncertainty
(2)Jean-Raphael Chaponniere, Jean-Pierre Cling, Vietnam’s Export-led growth model and competition with China, International Economics, số 118/2009, tr.101-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam’s Export-led growthmodel and competition with China
(3)Hao Hongmei, China’s trade and economic Relations with CLMV, research project report, Chiness Academy of International trade and Economic Cooperation, China 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China’s trade and economic Relations with CLMV
(5)Martin Falk, Determinants of the trade balance in Industrialized countries, FIW Research Report, Italia 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of the trade balance in Industrialized countries
(6)Nguyen Nhat Mai, Determinants of trade balance in Vietnam during period 1989-2013, Luận văn thạc sỹ, The Australian National University, Canberra 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of trade balance in Vietnam during period1989-2013
(7)Phạm Hữu Tài, Scott H. Murray, Assessment of five existing free trade agreements of Vietnam, University of Canberra, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of five existing free trade agreements of Vietnam
(8)Robert C.Feenstra, Wen Hai, Wing T.Woo, Shunli Yao, The US-China Bilateral trade balance: Its size and determinants, working paper, National Bureau of Economic research, Cambridge 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The US-ChinaBilateral trade balance: Its size and determinants
(9) Valentino Piana (2004), Hirearchy structures in world trade (cấu trúc thượng tầng trong thương mại thế giới), Econimics Web Institute, tại địa chỉ http://www.economicswebinstitute.org/essays/tradehierarchy.pdf, truy cập ngày 25/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hirearchy structures in world trade (cấu trúcthượng tầng trong thương mại thế giới)
Tác giả: Valentino Piana
Năm: 2004
(10) Vy Dang Bich Huynh, Phuc Van Nguyen, Quyen Le Hoang Thuy To Nguyen, Phong Thanh Nguyen, China Trade expansion: A case study of Vietnam,International Journal of Economics and Financial Issues, số 7/2017, tr. 139- 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China Trade expansion: A case study ofVietnam
(12) Bình Minh, Nguyễn Hoàng (2017), Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, Báo Chính phủ, tại địa chỉhttp://baochinhphu.vn/Doi-ngoai/Thuc-day-quan-he-Doi-tac-hop-tac-chien-luoc-toan-dien-Viet-Nam-Trung-Quoc/321223.vgp, truy cập ngày 28/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc
Tác giả: Bình Minh, Nguyễn Hoàng
Năm: 2017
(14) Bộ Công Thương, Quyết định số 1093/QĐ-BCT về phê duyệt quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1093/QĐ-BCT về phê duyệt quyhoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam –Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
(15) Bộ Công Thương, Quyết định số 3098/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến2030, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3098/QĐ-BCT phê duyệt quyhoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và địnhhướng đến"2030
(16) Bùi Quang Trung (2016), AIIB lần đầu tổ chức Hội nghị thường niên, Trung Quốc góp trước 50 triệu USD lập Quỹ Đặc biệt,Báo tin tức và phân tích tin tức,tại địa chỉ https://viettimes.vn/aiib-lan-dau-to-chuc-hoi-nghi-thuong-nien-trung-quoc-gop-truoc-50-trieu-usd-lap-quy-dac-biet-64207.html,truy cập ngày 15/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AIIB lần đầu tổ chức Hội nghị thườngniên, Trung Quốc góp trước 50 triệu USD lập Quỹ Đặc biệt
Tác giả: Bùi Quang Trung
Năm: 2016
(17) Chính phủ,Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ,Hà Nội 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
(18) Chính phủ,Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương, Hà Nội 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương
(19) Ths. Bùi Thị Hồng Ngọc, Ths. Trần Thị Mai Thành (2017), Chiến lược”TrungQuốc+1” và những tác động đối với thương mại Việt Nam,Tạp chí Tài chính, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/chien-luoc-trung-quoc-1-va-nhung-tac-dong-doi-voi-thuong-mai-viet-nam- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược”Trung"Quốc+1” và những tác động đối với thương mại Việt Nam
Tác giả: Ths. Bùi Thị Hồng Ngọc, Ths. Trần Thị Mai Thành
Năm: 2017

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w