Là một công chức công tác tại thị xã Đông Triều, tôi rất quan tâmđến việc bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử nhà Trần, đặc biệt làkhu di tích đền An Sinh - nơi thờ tự bát vị
Trang 1MẠC THỊ HẢI HÀ
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 6 (2016- 2018)
Hà Nội, 2019
Trang 2MẠC THỊ HẢI HÀ
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Quang Vinh
Hà Nội, 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan tất cả nội dung luận văn là công trình nghiên cứu
cá nhân của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Quang Vinh
Những số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõràng, trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiêncứu nào trước đây
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả của luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Mạc Thị Hải Hà
Trang 4Di sản văn hóa
Di tích lịch sử văn hóaHội đồng nhân dânKinh tế thị trườngLịch sử văn hóaNghị định- Chính phủNhà xuất bản
Quyết địnhTrangTrung ương
Ủy ban nhân dân
Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hợp quốc
Văn hóa thông tinVăn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 5MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DI TÍCH ĐỀN AN SINH 8
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 8
1.1.1 Di sản văn hóa 8
1.1.2 Quản lý nhà nước về di sản văn hóa 9
1.1.3 Di tích lịch sử văn hóa 11
1.1.4 Nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa 12
1.2 Cơ sở pháp lý quản lý di tích lịch sử văn hóa 14
1.2.1 Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích lịch sử văn hóa 14
1.2.2 Các văn bản của địa phương về quản lý di tích lịch sử văn hóa 15
1.3 Khái quát về di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều 17
1.3.1 Xã An Sinh 17
1.3.2 Khái quát về di tích đền An Sinh 20
1.3.3 Vai trò và giá trị của di tích đền An Sinh 22
Tiểu kết 26
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH 28
2.1 Chủ thể quản lý 28
2.1.1 Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh 28
2.1.2 Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh 29
2.1.3 Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Đông Triều 30
2.1.4 Ban quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều 31
2.1.5 Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý 34
2.2 Các hoạt động quản lý tại di tích lịch sử đền An Sinh 35
2.2.1 Tổ chức thực hiện, triển khai và ban hành các văn bản 35
2.2.2 Công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích 38
2.2.3 Công tác phát huy giá trị di tích 40
2.2.4 Công tác quản lý lễ hội 42
2.2.5.Quản lý tài chính, dịch vụ tại di tích 48
2.2.6 Hoạt động nghiên cứu khoa học 50
Trang 6An Sinh 53
2.4 Đánh giá chung 56
2.4.1 Ưu điểm 56
2.4.2 Hạn chế 58
Tiểu kết 60
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH 61
3.1 Những nhân tố tác động đến công tác quản lý di tích đền An Sinh 61
3.1.1 Những nhân tố tích cực 61
3.1.2 Những nhân tố tiêu cực 63
3.2 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đền An Sinh 65
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý di tích 65
3.2.2 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích đền An Sinh 66
3.2.3 Giải pháp phát huy giá trị di tích 68
3.2.4 Tăng cường đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân và du khách về di tích đền An Sinh 70
3.2.5 Khai thác và phát huy giá trị của di tích đền An Sinh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã 74
3.2.6 Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích đền An Sinh 76
3.2.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 78
Tiểu kết 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 88
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá do ông cha để lại cho hậuthế, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng vănhoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hàohùng, vĩ đại của dân tộc Việt Nam Đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn,
là nội lực tiềm tàng của dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển đồng bộ của kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội đời sống vật chất tinh thần của con người đượcnâng lên rõ rệt Nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa, đặc biệt là di tích lịch
sử văn hóa gắn liền với địa phương nơi sinh sống ngày càng được đông đảomọi người quan tâm Gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa như thế nào
để vừa giữ được giá trị truyền thống ông cha để lại, vừa vận dụng sáng tạonhững giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đápứng nhu cầu của người dân là một vấn đề được ngành văn hóa luôn chútrọng
Là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều làvùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ một hệ thống di tích và danh thắngphản ánh bề dầy các lớp trầm tích văn hóa hàng nghìn năm lịch sử Với 120
di tích lịch sử và danh thắng, trong đó có 24 di tích đã được xếp hạng các
cấp (01 khu di tích nhà Trần ở Đông Triều được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; 06 di tích xếp hạng Quốc gia; 17 di tích xếp hạng cấp tỉnh); 96 di tích đã được kiểm kê, phân loại và UBND tỉnh đưa danh mục quản lý.
Đặc biệt, khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều gồm quần thể ditích rộng lớn với 14 cụm, điểm di tích đã được Thủ tướng Chính phủ xếphạng di tích Quốc gia đặc biệt Các di tích được phân bố trên địa bàn 4 xã
Trang 8(An Sinh, Bình Khê, Tràng An và Thủy An) của thị xã Đông Triều, phầnlớn các di tích này hiện đều là những phế tích Trong những năm qua, các
di tích đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư kinh phí, huy động xãhội hóa để nghiên cứu khảo cổ làm cơ sở cho việc lập dự án tu bổ, tôn tạo
và phục hồi di tích; tăng cường công tác thông tin quảng bá tuyên truyền;nhiều di tích được phục hồi, đưa vào sử dụng để phát huy giá trị, đưa cácgiá trị các di sản văn hóa thành một động lực quan trọng góp phần chuyểnđổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”
Để triển khai quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt; thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã lần thứ XXIV và gắn kếtkhu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần với các di tích khác trên địa bàn thị
xã, đòi hỏi việc quản lý di tích cần được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ
Là một công chức công tác tại thị xã Đông Triều, tôi rất quan tâmđến việc bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử nhà Trần, đặc biệt làkhu di tích đền An Sinh - nơi thờ tự bát vị hoàng đế nhà Trần tại ĐôngTriều
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý Di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành quản lý văn hóa của mình, với hy vọng góp phần vào việcnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý di tích đền An Sinh thôngqua việc đề xuất một số giải pháp cơ bản, phù hợp
2 Tình hình nghiên cứu
Đề tài về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, vănhóa trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từ lâu đã thu hút sựquan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác nghiêncứu lịch sử, văn hóa ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Cụ thể là:
Trang 9* Những công trình khảo cổ học
Sưu tập di vật thời Trần trưng bày tại đền An Sinh: Qua công tác
khảo cổ, sưu tầm và trưng bày các di vật thời Trần tại đền An Sinh ngườixem có thể thấy, sau gần bảy trăm năm, nhà Trần đã làm nên những giá trịlịch sử văn hóa rực rỡ đóng góp vào kho tàng văn hóa của dân tộc [2]
Kỷ yếu Hội thảo khoa học“Đông Triều với lịch sử nhà Trần” do Ban
quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh tổ chức tháng 10 năm 2008 làtài liệu tổng hợp 16 bài nghiên cứu của 17 nhà khoa học và quản lý về Khu
Di tích lịch sử Nhà Trần Đây là cở sở quan trọng để tỉnh Quảng Ninh xâydựng quy hoạch tổng thể khu di tích nhà Trần và lập hồ sơ đề nghị côngnhận là di tích quốc gia đặc biệt [7]
Kỷ yếu Hội thảo khoa học : “Giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt Khu Di tích lịch sử nhà Trần tại Quảng Ninh” do UBND thị xã Đông Triều tổ
-chức tháng 9/2014 Cuốn sách tập hợp 15 bài viết của các giáo sư, các nhànghiên cứu trên 2 phương diện là giá trị của khu di tích nhà Trần tại ĐôngTriều, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích nhà Trần tại Đông Triều [47]
Lý lịch di tích lịch sử văn hóa đền An Sinh, Ban quản lý Di tích và
danh thắng Quảng Ninh (2005) Cuốn sách gồm các nội dung: Tên gọi ditích; địa điểm và đường dẫn đến di tích; khảo tả di tích; nhân vật lịch sửliên quan đến di tích; giá trị của di tích [9]
* Những công trình nghiên cứu về di tích lịch sử ở Quảng Ninh
Di tích và danh thắng Quảng Ninh, Ban quản lý di tích và Danh
thắng Quảng Ninh (2002): Cuốn sách giới thiệu gần 50 di tích và danh lamthắng cảnh của Quảng Ninh, trong đó từ trang 21 đến trang 29 giới thiệulăng miếu các vua Trần và cụm kiến trúc phật giáo thời Trần [6]
Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều, của Ban quản lý
các di tích trọng điểm Quảng Ninh (2010): Đây là một trong những cuốnsách viết đầy đủ nhất về khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, bao
Trang 10gồm hai phần: phần thứ nhất giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triểncủa vương triều Trần và các di tích nhà Trần tại Đông Triều; phần thứ haigiới thiệu một số tư liệu Hán Nôm trong các di tích [8].
Cuốn Kể chuyện các vị vua và hoàng tộc Triều Trần, Kể chuyện các tướng lĩnh Triều Trần - Phạm Trường Khang (2012): Nội dung cuốn sách
miêu tả chân dung các vị vua và các nhân vật trong hoàng tộc nhà Trần dựatrên các sự kiện lịch sử [32]
Luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị chùa Mỹ Cụ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, năm 2016
(Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) Đây là công trìnhnghiên cứu đầy đủ, hệ thống về giá trị lịch sử, văn hóa chùa Mỹ Cụ, đánhgiá được thực trạng của việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích chùa Mỹ Cụ từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Mỹ Cụ ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay [23]
Luận văn thạc sĩ Quản lý di tích lịch sử Chiến khu Đông Triều, Vũ
Hương Lan, năm 2016 (Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương):Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về khu di tích lịch sử chiếnkhu Đông Triều, đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý di tích lịch sử chiến khu Đông Triều như: nhóm giải pháp
về công tác quản lý; nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp
về công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích [35]
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các nhà khoa học đãnghiên cứu về các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Triều với nhiều góc độkhác nhau Đó là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để tác giả kế thừa, tiếp thu,
tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý di tích đền An Sinh, thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh", góp thêm một nội dung về công tác quản
lý trong các nghiên cứu về đền An Sinh
Trang 113 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng côngtác quản lý di tích đền An Sinh, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng caohiệu quả công tác quản lý di tích đền An Sinh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đề ra nhữngnhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về di tích lịch sử và danh thắng, quản lý di tích lịch sử- văn hóa, danh thắng,
- Sưu tầm, tập hợp đầy đủ, hệ thống các tư liệu hiện có về di tích đền
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích đền An Sinh
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm quản lý, phát huy giá trị di tích đền An Sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý đối với di tích lịch sử văn hóa đền An Sinh hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng 3 phương pháp chính, đó là:
Trang 12- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài nghiên cứu những tài liệu
có liên quan đến các văn kiện, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách củaNhà nước về quản lý, bảo tồn và phát huy DSVH Các công trình nghiên cứu vềDSVH vật thể, phi vật thể từ đó chọn lọc để có cái nhìn khái quát, những nhậnxét, đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản để
khảo sát thực tế, được sử dụng để thu thập số liệu, thông tin chính xác, kháchquan về đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả đã đến trực tiếp di tích lịch
sử đền An Sinh để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và chụp ảnh minhhọa các nội dung liên quan đi khảo sát tại khu di tích đền An Sinh để cóthông tin thực tế kết hợp với những tài liệu thu thập được
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Lịch sử, xã hội học, văn hóa
học để tìm hiểu, nghiên cứu, phán đoán, suy luận tìm những giá trị cũng nhưđưa ra những giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tíchđền An Sinh
6 Những đóng góp của luận văn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàndiện về công tác quản lý di tích đền An Sinh góp phần cung cấp thêm tưliệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về các giá trị ditích lịch sử, văn hóa ở địa phương
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân tích lýluận với tổng kết thực tiễn địa phương Vì vậy, nó có thể dùng làm tài liệutham khảo trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách và đổi mới sựlãnh đạo của Đảng bộ thị xã Đông Triều về công tác quản lý các di tích lịch
Trang 13sử, văn hóa trong những năm tới, cũng như là nguồn tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về công tác quản lý các di tích lịch sử, văn hóa.
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quản lý di tích lịch sử văn hóa và di tích đền An Sinh
Chương 2: Thực trạng quản lý di tích đền An Sinh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đền
An Sinh
Trang 14Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA VÀ DI TÍCH ĐỀN AN SINH 1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
Nhằm làm sáng tỏ giá trị của di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sửđền An Sinh nói riêng dưới góc độ quản lý văn hóa, trước hết cần phải có
cơ sở lý luận chung mang tính chất định hướng cho công tác quản lý vàphát huy giá trị của di tích trong đời sống cộng đồng dân cư Vì vậy, tác giảluận văn xin trình bày một số khái niệm cơ bản và những thuật ngữ có liênquan về quản lý di tích lịch sử - văn hóa như sau:
1.1.1 Di sản văn hóa
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tínhphi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệtrước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau Disản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnhquan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóaphi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ vàkiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóaquan trọng và đa dạng sinh học) [58]
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò tolớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [41, tr.28]
Điều 1, Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm
2009 quy định: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di
sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử vănhóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [41, tr.29]
Trang 15Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm
2009 quy định:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộngđồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộngđồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn vàcác hình thức khác [41, tr.7]
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử vănhóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, divật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [41, tr.30]
Cùng với sự thay đổi của thời gian rất nhiều di tích mà cha ông để lại
bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng, có những di tích biến mất vì nhiềunguyên nhân như thiên tai, chiến tranh… Do đó, việc xây dựng các chínhsách pháp lý để quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích phùhợp với điều kiện thực tế hiện tại ở trong nước, ở tỉnh Quảng Ninh nóichung và thị xã Đông Triều nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm
1.1.2 Quản lý nhà nước về di sản văn hóa
Theo Hỏi đáp pháp luật về di sản văn hóa: Từ điều 54 đến điều 68,
chương V, Luật Di sản văn hóa quy định quản lý nhà nước về di sản vănhóa được chia thành 4 mục:
Mục 1: Gồm 3 điều từ điều 54 đến điều 56, nội dung quản lý nhànước và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa, quy định:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch kế hoạchchính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvăn hóa; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về di sản văn hóa; tuyên truyền phổ biến, giáo dục huyđộng quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá
Trang 16trị di sản văn hóa; tổ chức chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổ chức và hợp tác quốc tế vềbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thanh tra, kiểm tra việcchấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý viphạm pháp luật về di sản văn hóa Điều 55, 56 quy định tráchnhiệm của Chính phủ, Bộ VHTT&DL, các cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc quản lý Nhànước về di sản văn hóa [12, tr.184-186]
Mục 2: Gồm 6 điều từ điều 57 đến điều 62, nội dung về nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Quy định:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học
và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt độngbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích xã hộihóa hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; nguồn tàichính, chính sách nhà nước đầu tư ngân sách, huy động cácnguồn lực xã hội hóa cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giátrị di tích; việc thu phí tham quan và lệ phí sư dụng di tích, sưutập, bảo tàng theo quy định của pháp luật; chính sách khuyếnkhích tổ chức cá nhân đóng góp tài trợ; quản lý và sử dụng đúngmục đích và có hiệu quả nguồn tài chính cho việc bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hóa [12, tr.186-188]
Mục 4: Gồm 3 điều, từ điều 66 đến điều 68: Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo về di sản văn hóa
Quy định nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về VHNT thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa; quyền vànghĩa vụ của thanh tra; quyền khiếu nại khởi kiện và tố cáo đốivới quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức cánhân; thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo[12, tr.189-191]
Trang 17Như vậy quản lý nhà nước về di sản văn hóa không phải là việckhoán trắng cho dân mà là sử dụng cơ chế, chính sách thông qua bộ máyquản lý tác động có tính chất định hướng tới cộng đồng xã hội nhằm đạtđược mục tiêu đề ra.
1.1.3 Di tích lịch sử văn hóa
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ,
đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học Di tích là di sản văn hóa lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi,phá hủy” [57, tr.59]
-Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009: “ DTLS-VH là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học” [41, tr.30]
Qua những căn cứ nêu trên, có thể thấy DTLS-VH tồn tại ở nhiềudạng vật chất có giá trị mang dấu ấn của những sự kiện chính trị quantrọng, tiêu biểu, hoặc gắn với các công trình vừa mang giá trị kiến trúc vừachứa đựng những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần biểu trưng chođịa phương hay của một quốc gia, dân tộc
Chương IV, điều 28, mục 1 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định di tích lịch sử văn hóa phải có một
trong các tiêu chí như sau:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóatiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; Công trình xâydựng, địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc,danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự pháttriển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Công trình kiến trúc,
Trang 18nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địađiểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn pháttriển kiến trúc, nghệ thuật [41, tr 42].
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ( gọi chung là di tích)được xếp hàng như sau:
+ Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương [12,
tr 200]
+ Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia [12, tr 201
+ Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia [12, tr.202]
1.1.4 Nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa
Quản lý di tích lịch sử văn hóa là một trong những lĩnh vực, đề tàiđược nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm trong những năm gầnđây Thực tế cho thấy, trải qua lịch sử hàng nghìn năm, cộng đồng ngườiViệt đã giữ gìn, bảo tồn được một hệ thống các di tích văn hóa đồ sộ Các
di tích này là những chứng tích xác thực, phản ánh sinh động về lịch sử lâuđời và truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta, trong đó nhiều di tích
đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, hiện đã và đang đóng vai trò hếtsức quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm
2009 tại chương I, điều 4, mục 11,12,13 nêu:
“Bảo quản di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổvật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chếnhững nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tốnguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắngcảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [41, tr.31]
“Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt độngnhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”[41, tr.31]
Trang 19“Phục hồi di tích di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh làhoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắngcảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - vănhoá, danh lam thắng cảnh đó” [41, tr.31].
Tại chương IV, điều 34 Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Giữ vững tối đa các yếu tố cấu thành di tích; Lập quy hoạch, dự
án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trườnghợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố cấu thành gốc của
di tích Đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng vănbản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịchcấp tỉnh; đối với di tích cấp Quốc gia và di tích Quốc gia đặcbiệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch; Công bố công khai quy hoạch, dự án
đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích [41, tr.48-49]
Tại chương V, điều 54 Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009 quy định nội dung quản lý nhà nước về DSVH bao gồm:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sáchcho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Ban hành vàthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH; Tổ chức chỉđạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS- VH tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; Tổ chức,quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng độingũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; Huy động, quản lý, sửdụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa;Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huygiá trị; Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy
Trang 20giá trị di sản văn hóa; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành phápluật, giải quyết khâu khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về di sản văn hóa [41, tr.61-63]
1.2 Cơ sở pháp lý quản lý di tích lịch sử văn hóa
1.2.1 Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích lịch sử văn hóa
Nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của di tích lịch sử vănhóa trong sự phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cách mạng, Đảng vàNhà nước ta đã ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý di tích lịch sử văn hóa
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (7/1998) “Về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ 5quan điểm và 10 nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó nêu rõ:Phải hết sức coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống(bác học và dân gian) văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể vàphi vật thể [10, tr.60]
Luật Di sản văn hóa (2001) được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ ngày1/1/2002 đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý DTLS-VH ở nước ta
Quyết định số 1709/QĐ-BVHTT do Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL ký
ngày 24/7/2001 phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy
DTLS-VH và danh lam thắng cảnh đến năm 2010
Ngày 18 tháng 6 năm 2009 Quốc hội khóa XII nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật di sản văn hóa (2009) số
32/2009/QH12 Luật điều chỉnh những vấn đề mới, bổ sung, hoàn thiệnnhững vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luậttrước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế
Trang 21Nghị định 98/2010/NĐ-CP, ngày 18/9/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, ngày 18/9/2012 của Chính phủ quyđịnh thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII (1/2016)
nêu định hướng phát triển văn hóa trong 5 năm tới: “Mọi hoạt động vănhóa, từ bảo tồn, phát huy các di sản lịch sử, văn hóa…đều phải phục vụthiết thực sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người” [20, tr.29]
Có thể thấy, điểm đáng chú ý trong các đường lối chính sách, văn bảnpháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của Đảng và Nhànước ta ở từng giai đoạn đó là tính nhất quán trong nội dung chỉ đạo Vănbản sau tiếp thu, điều chỉnh phù hợp, tiến bộ và có giá trị hơn văn bảntrước, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực của nhiều thành phầnkinh tế phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
1.2.2 Các văn bản của địa phương về quản lý di tích lịch sử văn hóa
- Quyết định số 2459/QĐ-UBND, ngày 14/8/2009 của UBND tỉnhQuảng Ninh về việc phê duyệt danh mục di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh
- Quyết định số 307/2013/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 về việc phêduyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử nhàTrần tại Đông Triều
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnhQuảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030
Trang 22- Quyết định số 2383/QĐ-TTg, ngày 09/12/2013 của Thủ tướngChính phủ về việc công nhận Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều là di tích cấpQuốc gia đặc biệt.
- Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962 của Bộ trưởng Bộ Vănhóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích khu vực đền vàlăng Nhà Trần thuộc làng An Sinh (nay là xã An Sinh), huyện Đông Triều, tỉnhQuảng Ninh là di tích cấp quốc gia
- Quyết định số 355/QĐ-UBND, ngày 20/02/2014 của UBND tỉnhQuảng Ninh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung huyện Đông Triều đếnnăm 2020, định hướng ngoài 2025
- Quyết định số 427/2014/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của UBNDtỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy chế quản lý các di tích trọng điểm QuảngNinh
- Thông báo 157/TB-UBND, ngày 17/7/2013 của UBND tỉnh QuảngNinh về ý kiến kết luận và chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về kế hoạchtriển khai các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo tại 03 di tích lịch sử, danh thắng trênđịa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạchxây dựng và phát triển
- Kế hoạch phát triển du lịch huyện Đông Triều giai đoạn 2013-2020,định hướng đến 2030
- Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnhQuảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế huyện Đông Triều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 của UBND tỉnhQuảng Ninh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng huyện Đông Triềuđến năm 2025; định hướng ngoài năm 2025
- Quyết định số 775/QĐ-BXD ngày 07/7/2014 của Bộ Xây dựng vềviệc công nhận đô thị Đông Triều mở rộng (bao gồm toàn bộ diện tích: Các
Trang 23thị trấn Đông Triều, Mạo Khê và các xã Xuân Sơn, Kim Sơn, Hưng Đạo, ĐứcChính), huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Các văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa của Nhànước cũng như của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều chính
là cơ sở để các địa phương trong đó có Ban quản lý di tích thị xã Đông Triều,tỉnh Quảng Ninh thực hiện công tác quản lý DTLS-VH góp phần gìn giữnhững giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta để lại
1.3 Khái quát về di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều
1.3.1 Xã An Sinh
1.3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xã An Sinh nằm ở khu vực trung tâm thị xã Đông Triều, với diệntích 83,12 km2, là đầu mối mọi quan hệ chính trị, kinh tế văn hoá xã hội,quân sự của toàn thị xã [36,tr.14] Xã An Sinh cách phường Đông Triều 8
km về phía đông và cùng nằm trên quốc lộ 18A
Năm 1964, khi Đặc Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh được sátnhập lại để thành tỉnh Quảng Ninh, Đông Triều chính thức trở thành mộtđơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh trong đó có xã An Sinh
Xã An Sinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình trongnăm là 23,4 oC "Tháng giêng rét nhất, nhiệt độ trung bình 16,6oC, tháng 6nóng nhất, nhiệt độ trung bình 28,oC Độ ẩm trung bình hàng năm 81oC.Lượng mưa trung bình hàng năm 1.089 mm Giờ nắng trung bình trong mộtngày là 4,4 giờ, ở đây đôi khi có sương mù vào cuối đông" [36,tr.15]
Núi non ở An Sinh nằm trong hệ thống dãy núi Đông Triều gồm 3dãy song song chạy từ tây sang đông Dãy đầu tiên tính từ phía bắc là caonhất, rồi các dãy thứ 2, thứ 3 thì thấp dần Giữa khoảng cách các dãy đó lànhững dải đất màu mỡ có các xóm ở tập trung, từ dãy thứ nhất cao nhất làliên tiếp, còn các dãy kia đều đứt quãng luôn.Đồng bằng lớn ở An Sinhchiếm diện tích khoảng 92ha, lọt giữa hai dãy đồi núi thứ hai và thứ ba kể
Trang 24trên Bề mặt đồng bằng An Sinh có độ cao chênh lệch từng chỗ khoảng 3đến 4m, và tất cả đều cao hơn mực nước sông Kinh Thầy chừng 2m Thànhphần đất đai chủ yếu gồm cát và đất sét, thiếu nước và hơi bạc màu.
Chảy trên đất An Sinh có nhiều con sông, nhưng chỉ có thể kể ra cáccon sông chính như sông Kinh Môn, Sông Giá, Sông Đá Bạc
1.3.1.2 Tình hình cư dân, đời sống kinh tế và truyền thống văn hóa, tín
ngưỡng * Tình hình cư dân
Xã An Sinh là một trong số xã có số dân đông của thị xã ĐôngTriều Tính đến tháng 1 năm 2018, xã An Sinh có 7.400 người, trong đó5.407 người ở độ tuổi lao động Tỷ lệ tăng dân số hàng năm khoảng 1,78%.Mật độ dân số đạt 64 người/km2, gồm 28% dân số sống trong vùng trungtâm xã và 72% dân số sống ở các thôn xóm
An Sinh cũng là một xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống "Bên cạnhdân tộc Kinh chiếm 97% dân số, còn có tới 7 dân tộc anh em, trong đó đáng
kể là: Sán Dìu, Dao, Tày, Hoa, Nùng, Chỉ, " [36,tr.19]
Trên đại bàn xã An Sinh có trên 29 dòng họ cùng nhau chung sốnghòa thuận, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Người dân An Sinhvốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời Từ xưa, nơi đây đã có nhiều ngườithi cử đỗ đạt làm quan Tiếp nối truyền thống đó, con em An Sinh ngày nay
đã không ngừng phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, cùng nhauhăng say thi đua học tập, rèn luyện trong từng trường học, từng cấp học.Hiện nay xã An Sinh có 75,5% số người đi học Đặc biệt xã An Sinh đãđược công nhận là xã hoàn thành phổ cập cấp I từ năm 1990 và xoá xongnạn mù chữ trong độ tuổi năm 1991 Tính đến năm 1992, nhân dân An Sinh
đã tự xây dựng trung tâm văn hoá Đặc biệt An Sinh có đài truyền thanhphát sóng ngắn với trên 12 đài trạm cơ sở, đáp ứng được nhu cầu thông tinđại chúng Đời sống văn hóa của người dân được nâng lên rõ rệt góp phầnlàm phong phú thêm truyền thống của xã An Sinh
Trang 25Mọi người dân An Sinh đều hăng say thi đua học tập, lao động, sảnxuất, chung tay góp sức xây dựng nông thôn tiên tiến kiểu mẫu, góp phầnxây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiếp nối tiếp nối mạchnguồn vẻ vang của các thế hệ cha ông để lại với những truyền thống hàohùng cùng những tinh hóa được tích tụ, gìn giữ và lưu truyền qua từng thế
hệ con người nơi đây
* Đời sống kinh tế
Đồng bằng An Sinh chiếm diện tích khoảng 2100 mẫu Bề mặt đồngbằng có độ cao chênh nhau từ 3 đến 4m Đất đai nói chung bạc màu, thànhphần chủ yếu là sét và cát Nông dân An Sinh xưa chỉ cấy một vụ tháng 10,trừ một số vùng thung lũng nhiều nước mới có thể làm một năm 2 vụ, vìvậy các công trình đê điều để trị thuỷ, thủy lợi ở vùng thiếu nước này đóngvai trò quan trọng
Nét đặc sắc về kinh tế của An Sinh thời cổ là tiềm năng lâm sản vàkhoáng sản Tiềm năng đó đã được phát hiện và bước đầu khai thác Song
vì những hạn chế về khoa học kỹ thuật và những điều kiện kinh tế khác,tiềm năng đó chưa được khai thác tốt để nâng cao hơn nữa đời sống kinh tếcủa nhân dân Trải qua quá trình phấn đấu gian khổ, đến nay cuộc sống củanhân dân An Sinh đã được cải thiện rõ rệt, 93% số hộ nông dân đủ ăn trongcác kỳ giáp hạt Một bộ phận nông dân khá đã có dư thừa, tích luỹ vốn kinhdoanh 98% nóc nhà đã được ngói hoá 86% đồ dùng tiện nghi trong cácgia đình đã được nâng rõ rệt, kể cả những đồ dùng cao cấp như xe máy, vôtuyến truyền hình, tủ lạnh,
* Truyền thống văn hóa, tín ngưỡng
An Sinh nay là một xã lớn của thị xã Đông Triều, “nơi hiện còn một
hệ thống di tích lăng mộ, đền miếu, chùa Tháp được nhà Trần cho xây dựngtrong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 13 đến hết thế kỷ 14” [36,tr.17] Với
sự tập trung các công trình tín ngưỡng tôn giáo cao ở đây, An Sinh
Trang 26đóng vai trò như một trung tâm văn hóa tín ngưỡng lớn nhất cả nước dướithời Trần.
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, cố kết cộng đồng cao lànhững nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa của người dân xã An Sinh Thể hiện
rõ nhất khi trong làng xã, hàng xóm láng giềng ai có công to việc lớn như
ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ, lễ tết… người trong và ngoài họ đều sẵn sàngchia sẻ, giúp đỡ, bảo ban lẫn nhau, cùng nhau cố gắng vươn đến một cuộcsống tốt đẹp
Đại bộ phận nhân dân xã An Sinh là nông dân sống ở các thôn, xóm,một hình thức cộng đồng có từ xưa với đủ hương ước, tập quán, phong tụcbảo đảm sự sinh tồn của cộng đồng về mọi phương diện Dưới cộng đồnglàng xã là các dòng họ và gia đình Do đó, tín ngưỡng, tôn giáo của ngườidân xã An Sinh là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người dânlàng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng Làng, có nhiều gia đình thờ Bác Hồ Cũngnhư ở nhiều nơi khác, nhân dân An Sinh theo hai tôn giáo chính: Phật giáo
và Thiên chúa giáo Số người theo đạo Thiên chúa ở An Sinh chiếm khoảngtrên dưới 5% Toàn xã có hai xóm đạo với giáo dân gồm 1215 người
Đông nhất vẫn là tín đồ Phật giáo Nếu tính cả số chùa đã bị hư hỏngthì toàn xã có tới hơn 12 chùa cùng nhiều đền, miếu, đình làng nằm rải ráckhắp xã
1.3.2 Khái quát về di tích đền An Sinh
Đền An Sinh “xưa còn được gọi là Điện An Sinh” [9,tr.5], toạ lạctrên một đồi đất thoai thoải (hình con Quy) giữa vùng linh địa ở thôn TrạiLốc, xã An Sinh
Đây là công trình kiến trúc nguy nga đồ sộ linh thiêng, được xâydựng vào thời Trần (thế kỷ XIV), là một trong ba trung tâm văn hóa tiêubiểu nhất Đại Việt lúc bấy giờ, cùng với Thăng Long và Thiên Trường.Đền An Sinh là nơi thờ ngũ vị hoàng đế nhà Trần gồm: Anh Tông hoàng
Trang 27đế, Minh Tông hoàng đế, Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế vàKhâm minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế (có thể là An Sinh vươngTrần Liễu).
Theo văn bia và lệnh chỉ tại đền An Sinh thì “tên điện An Sinh đượcnhắc đến sớm nhất trong bia ký là năm Chính Hòa 11 năm 1690” [9,tr.10],
bia có tên Trần triều bi ký, bia này được khắc lại vào năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) nội dung ghi lại ngự vị các vua Trần an táng tại An Sinh ; bia Trùng
tu tự bi ký năm thứ 7 (1711) có nhắc đến việc phân công người của chúa
Trịnh để trông nom điện An Sinh Như vậy có thể thấy điện An Sinh nơithờ ngũ vị hoàng đế tồn tại ít nhất đến thời Lê và sau đó được xây dựng lại
để thờ Bát vị hoàng đế triều Trần ở thời Nguyễn
Đền An Sinh còn có dấu vết của đền thờ "Trần triều Bát vị hoàng đế"
mà nhân dân còn gọi là đền Sinh, phía sau đền có tấm bia ghi rõ lăng mộcủa ba vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế do nhàNguyễn sai dựng vào năm Minh Mạng thứ 21- 1840 [8,tr.41] Khu vực đềnthờ 8 vị vua nhà Trần còn rõ nền móng của các tòa nhà xưa quay về hướngnam Theo những vết tích trên mặt đất và lời kể của nhân dân, đền Sinhgồm ba lớp chính song song nhau: lớp trong cùng là chính tẩm rất thiêng,không được ra vào tự do, trong có 8 ngai thờ 8 vị vua nhà Trần, lớp giữa làtrung đường có bàn thờ ở giữa và bia để ở hai đầu, lớp ngoài cùng là đạibái, ngoài ra còn có miếu thờ thổ thần, văn miếu thờ Khổng Tử (có lẽ có từthời Lê) và nhà khách cùng với một số bia bị gẫy, đổ không còn nội dung.Như vậy có thể thấy điện An Sinh tồn tại với việc thờ Ngũ vị hoàng đếđược duy trì cho đến thời Lê, Trịnh Đến thời Nguyễn điện được xây dựnglại với kiến trúc gồm ba tòa nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ tam Lúc nàytrong đền thờ tám vị hoàng đế, với ý nghĩa thờ tám vị thánh triều Trần Haibên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở Ngoài ra bêncạnh đền có hai miếu nhỏ, một cái thờ Bà Hoàng và một cái (phía Trái của
Trang 28đền) thờ đức Thánh Khổng Tử Chung quanh có thành bao bọc rộng Phía
trước cửa có bia nhỏ đề "Hạ mã" và "Tiêu diệc".
Điện An Sinh là nơi tri ân công đức các vị vua họ Trần đã làm rạngdanh non sông đất nước nên trải qua các thời kỳ lịch sử đều được triều đìnhchú trọng đầu tư tôn tạo và cắt cử nhân dân địa phương trông coi, thờphụng Các công trình này không chỉ được chính triều Trần quan tâm tu bổ
mà các triều đại sau: Lê, Nguyễn đều rất quan tâm Theo văn bia còn lưugiữ tại đền An Sinh thì vào các thời Lê - Trịnh, thời Nguyễn dân xã AnSinh được triều đình cho làm dân hộ nhi tạo lệ, trông nom khu đền thờ vàlăng mộ các vua Trần Một trong số nội dung văn bia đó là: "lệnh chỉ cholàm dân tạo lệ phụng sự Trần Triều ngũ vị Hoàng đế tại điện An Sinh, chùaNgoạ Vân, chùa Tư phúc …"[8,tr.54]
Năm 1997, với nghĩa cử uống nước nhớ nguồn, tri ân tiên tổ và bảotồn, phát huy giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, UBND huyện ĐôngTriều đã đứng ra khôi phục lại ngôi đền thờ 8 vị vua Trần trên mặt bằngcủa nền điện An Sinh cũ gọi là đền An Sinh
1.3.3 Vai trò và giá trị của di tích đền An Sinh
Di tích đền An Sinh nằm trong khu di tích đền và lăng mộ nhà Trầnđược công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1962 [11] Năm 2013,đền An Sinh cùng với 13 điểm di tích khác thuộc khu di tích lịch sử nhàTrần ở Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốcgia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013
Di tích đền An Sinh gắn liền với sinh hoạt văn hoá, tinh thần hằngngày của cộng đồng Các lễ hội hằng năm tại di tích đã trở thành truyềnthống, là phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, là sinh hoạt văn hóaquan trọng của cộng đồng dân cư, làm cho mọi người gắn kết với nhau hơn,cùng chung sức, đồng lòng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương ngàycàng giầu đẹp, văn minh
Trang 291.3.3.1 Giá trị về lịch sử
Trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp tư liệu kết hợp với khảo sátthực tế, tác giả nhận thấy một trong những giá trị nổi bật nhất của di tíchđền An Sinh đó chính là giá trị về lịch sử
Theo cuốn Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều, đền An
Sinh cũng như toàn bộ khu lăng miếu các vua Trần trên đất An Sinh lànhững công trình văn hóa tín ngưỡng mang đậm yếu tốt lịch sử của thời đại[8] Các công trình này không chỉ được chính triều Trần quan tâm tu bổ màcác triều đại sau: Lê, Nguyễn đều rất quan tâm Qua các văn bia còn lưu giữ tạiđây cho thấy đền An Sinh đã được trùng tu nhiều lần vào các năm: Thiên Hựu1557; Chính Hòa 1689; Cảnh Hưng 1767; Minh Mạng 1840; Bảo Đại 1927 Mỗilần trung tu đều cho khắc bia đá ghi nhận công đức và khắc các lệnh chỉ củatriều đình lệnh cho nhân dân An Sinh được trông coi khu lăng miếu các vuaTrần và được miễn trừ mọi khoản binh dịch, thuế khóa
Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả đã dành nhiều thời gianthu thập, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến di tích đền An Sinh Trong các
tư liệu đã tìm hiểu, đáng chú ý là tấm văn bia tại đền An Sinh được ôngHoàng Giáp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch thì Ngũ vị hoàng
đế triều Trần được thờ tại Điện An Sinh gồm có: Anh Tông hoàng đế, MinhTông hoàng đế, Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế, Khâm minhThánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế Trong đó, đáng chú ý là có một
nhân vật dù chưa nắm giữ ngôi vị lần nào nhưng theo sử sách vẫn được tônlàm hoàng đế, đó là Trần Liễu (An Sinh vương) cũng được thờ cúng tạiđây Cùng với việc thờ ngũ vị hoàng đế thì tại Điện An Sinh còn có miếuthờ công chúa Linh Xuân của nước Ai Lao Tại đây hiện vẫn còn lưu giữngôi bia cổ được dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 28 năm 1767 có ghi nộidung trùng tu Điện An Sinh và miếu công chúa Ai Lao - Linh Xuân Sau
Trang 30đợt đại trùng tu vào thời nhà Nguyễn, đền An Sinh ngày nay có kiến trúcgồm ba toà nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “Tam”; không chỉ 5 vị mà là 8 vịhoàng đế triều Trần Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho ngườicoi đền ở Ngoài ra, bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một thờ Bà Hoàng vàmột thờ Đức Thánh Khổng Tử Chung quanh có thành bao bọc rộng Phíatrước cửa có bia nhỏ đề “Hạ mã” và “Tiêu diệc” Ngôi kiến trúc cổ tuydung dị nhưng lại hội tụ đầy đủ phong cách kiến trúc thời xưa, là nơi tìm vềcho những người hoài cổ.
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều, "thời gian từ năm
1959 đến năm 1975 khu vực điện An Sinh trở thành trường học sinh miềnnam” [5, tr.85] Khu này vốn là một vùng bãi rộng, sau ngày hòa bình, Bộgiáo dục cho dựng nhiều nhà gạch để lập trường học cho những học sinh từmiền Nam ra tập kết Đây là nơi đào tạo hàng nghìn con em nhân dân miềnNam trong gần 20 năm, góp phần đào tạo những hạt giống đỏ, chuẩn bị độingũ cán bộ cho sự nghiệp cách mạng ở miền nam Trong khuôn viên đềncòn lưu giữ một tấm bia bằng đá granit được các cựu học sinh miền nammang ra từ Bình Định thể hiện tình cảm gắn bó và biết ơn đối với vùng đấtlinh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử đền An Sinh
Đền An Sinh là một DTLS-VH, nơi lưu giữ những dấu tích đậm nétcủa triều đại nhà Trần Những giá trị lịch sử vô cùng quý báu của đền AnSinh là mạch nguồn nuôi dưỡng lòng tự hào cho thế hệ hiện tại đồng thời làtrực quan giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ mai sau
1.3.3.2 Giá trị văn hóa, tâm linh
Di tích đền An Sinh là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đôngđảo nhân dân trong vùng nói riêng và khách thập phương nói chung
Lễ hội đền An Sinh là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa củađịa phương thị xã Đông Triều Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, việc thờphụng các vị vua nhà Trần đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một phong tục
Trang 31không thể thiếu đối với cộng đồng cư dân nơi đây cũng như cư dân các khuvực xung quanh.
Tại nhiều đền thờ khác trong cả nước, thường chỉ diễn ra các sinhhoạt văn hóa, tôn giáo liên quan tới những truyền thuyết của các vị thần thìtại đền An Sinh còn có tổ chức một lễ hội lớn bao gồm cả phần nghi lễ vàphần hội cùng các nghi thức thờ cúng, các trò chơi, trò diễn, thi tài hết sứcphong phú và đặc sắc
Lễ hội đền An Sinh là dịp tôn vinh các bậc tiền nhân có công xâydựng đất nước, chống giặc ngoại xâm Với đạo lý uống nước nhớ nguồn,
lễ hội được cộng đồng tổ chức mang tính chất như cầu nối giữa quá khứvới hiện tại, giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quêhương, đất nước Đặc biệt, lễ hội đã gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đấtnhư một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng
Lễ hội đền An Sinh là hoạt động truyền thống mang đầy giá trị nhânvăn sâu sắc, với ý nghĩa hướng về cội nguồn, là dịp để nhân dân và dukhách thập phương dâng hương, thưởng ngoạn, bày tỏ lòng thành kính tri
ân các đức vua Trần và các bậc tiền nhân thời Trần đã có công gây dựngđất nước Đây cũng là dịp để các thế hệ sau cùng ôn lại những truyền thốngquý báu của dân tộc, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn, bảotồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
1.3.3.3 Giá trị thẩm mỹ
Qua quá trình khảo sát thực tế tại di tích đền An Sinh, tác giả luậnvăn thấy rất khâm phục và thích thú khi được quan sát và chiêm ngưỡngmột công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao
Đền An Sinh có diện tích khoảng hơn 1000m2, được bao bọc bởi hệthống tường rào xây gạch Đền có các công trình kiến trúc: cổng, chínhđiện, tả- hữu vu, nhà bia công đức, sân vườn và một số công trình phụ trợkhác
Trang 32Khu sân vườn của đền trồng 08 cây vạn tuế tượng cho 08 vị vua Trầnđược thờ trong đền, 14 cây đại tượng trưng cho 14 đời vua Trần, 175 câyhoa sữa tượng trưng cho 175 năm trị vì của vương triều Trần Ngoài ra còn
có rất nhiều cây lưu niên, cây ăn quả và cây lấy gỗ khác
Đền có kiến trúc chữ công, gồm năm gian tiền đường, một toà trungđiện và 5 gian hai chái hậu cung Kết cấu vì kèo kiểu chồng rường giáchiêng, mái kết cấu kiểu hai tầng tám mái
Bài trí trong đền như sau: gian bái đường, hai bên bái đường thờ sơnthần và thổ địa; gian trung đường (ba gian chạy dọc) thờ Đức thánh TrầnHưng Đạo và một số đồ tế khí; gian hậu cung là nơi đặt ban thờ và tượng
08 vị vua Trần ngồi trong ngai sơn son thếp vàng gồm: Thái Tông, ThánhTông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và GiảnĐịnh
Theo quan sát và ghi chép của tác giả, trong đền hiện có 09 hoànhphi, 13 đôi câu đối Các hoành phi câu đối này đều còn mới, chữ viết khá rõnét, hầu hết đều chứa đựng nội dung ca ngợi triều Trần và ca ngợi hào khíĐông A như: Đông A hiển thánh (Trần Triều hiển thánh); Phối thiên chilinh (Thiêng sánh với trời); Thiên cổ lưu ân (Nghìn năm lưu giữ ân đức);Vạn thế phất huyên (Vạn thuở không quên)
Tiểu kết
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý có vai trò rất quan trọng trong nghiêncứu khoa học Đó là nền tảng, để các nhà quản lý nghiên cứu, triển khai vàthực hiện có hiệu quả công tác quản lý các DTLS-VH cũng như quản lý ditích đền An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã khái quát chung về quản lý
di tích lịch sử văn hóa từ những quan niệm cơ bản về di sản văn hóa, di tíchlịch sử văn hóa Đồng thời nghiêm túc tìm hiểu, đi khảo sát thực tế thuthập, phân tích tài liệu để khái quát về vùng đất và di tích đền An Sinh, từ
Trang 33lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến những nét đặc trưng
về phong tục tập quán, sinh hoạt dân gian Từ đó nhận thức được các giá trị
vô cùng quý báu của đền An Sinh như: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa tâmlinh, giá trị thẩm mỹ góp phần to lớn trong công tác nghiên cứu lịch sử vănhóa, nghệ thuật kiến trúc, đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ vàcông tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH có trên địa bànthị xã Đông Triều
Có thể nói, chương 1 là những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận phục
vụ cho đề tài Quản lý di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh QuảngNinh Đây là cơ sở để tìm hiểu về thực trạng quản lý di tích đền An Sinh, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tíchđền An Sinh trong thời gian tới
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH
2.1 Chủ thể quản lý
Hiện nay phân cấp của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo tồn
và phát huy giá trị DTLS-VH, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh QuảngNinh được quy định cụ thể như sau:
2.1.1 Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
Sở VH&TT có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trênđịa bàn tỉnh
Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản đề nghị BộVHTT&DL thỏa thuận chủ trương, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch,
dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với ditích cấp Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc gia; báo cáo UBND tỉnh phê duyệtsau khi có ý kiến thỏa thuận, thẩm định của Bộ VHTT&DL và ý kiến thamgia của các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan
Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết đốivới di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và báo cáo BộVHTT&DL Tham mưu cho UBND tỉnh quyết định bổ sung các công trìnhxây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có đủ tiêuchí, công bố danh mục di tích kiểm kê cũng như quyết định đưa ra khỏidanh mục kiểm kê di tích các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quanthiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích
Thỏa thuận chủ trương lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tíchcấp tỉnh Tổng hợp, thẩm định hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích, đềnghị cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích
Trang 35Hướng dẫn triển khai quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu
bổ di tích sau khi được UBND tỉnh phê duyệt
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ chuyên trách về di sản văn hóa và BQL di tích ở địa phương
Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, xâm hại di tích Tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Xây dựng kế hoạch và lập, thực hiện dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định hiện hànhcủa Nhà nước bằng nguồn vốn Trung ương, ngân sách của tỉnh trong dựtoán hàng năm được giao Nghiên cứu, triển khai nghiên cứu khoa họctrong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, Ban, ngành và đơn vị liên quantham mưu cho UBND, HĐND tỉnh ban hành các văn bản quy định về phí,
lệ phí, về việc thu nộp, sử dụng phí, lệ phí trong việc quản lý, bảo vệ vàkhai thác các di tích trên địa bàn tỉnh theo quy định
2.1.2 Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh
Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh được thành lậptrên cơ sở chuyển từ Ban Quản lý các di tích trọng điểm trực thuộc UBNDtỉnh thành đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở văn hóa và Thể thao
Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Quảng Ninh có chức năngtham mưu, giúp Sở VH&TT thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huygiá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn toàn tỉnh Cơ cấu gồm 06 ngườigồm: 01 trưởng ban, 01 phó ban và 04 cán bộ giúp việc Với các nhiệm vụ
cụ thể như sau:
Với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử, văn hóa, vănhóa phi vật thể và danh thắng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và quy định củapháp luật
Trang 36- Xây dựng và tổ chức thực hiện, quản lý các quy hoạch, kế hoạchđầu tư, dự án về bảo quản, xây dựng, tu bổ, trùng tu, tôn tạo các DTLS-VH,văn hóa phi vật thể và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu khoa học về phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, phát huy vànâng cao giá trị các DTLS-VH, văn hóa phi vật thể và danh thắng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá giá trị của các di tích, danh thắng tới
nhân dân trong và ngoài nước; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn, bảo vệ di tích, di sản, danh thắng
- Tổ chức các chương trình hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lựccủa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào việc đầu tư, tôn tạo, bảo tồn
và phát huy các giá trị của các di tích, danh thắng
- Hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện các hoạt động tư vấn về lập quyhoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, xếp hạng và phát huy giá trị các
DTLS-VH, danh lam thắng cảnh đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theochức năng và quy định của pháp luật
2.1.3 Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Đông Triều
Phòng VHTT là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc choUBND thị xã thực hiện chức năng quản lý các di tích trên địa bàn thị xãtrong các lĩnh vực:
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu thăm dò, khai quật khảo
cổ học, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm vàthực hiện các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản trên địa bàn
Kiểm kê, phân loại, bảo vệ di tích theo quy định của Luật Di sản vàcác quy định khác của các cấp, các ngành trong lĩnh vực quản lý di sản vănhóa
Lập hồ sơ xếp hạng di tích.Tiến hành tu bổ, gia cố, tôn tạo, phục hồi
di tích trên cơ sở dữ liệu khoa học về di tích
Trang 372.1.4 Ban quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều
Ban quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều được thành lậptheo QĐ số 6060/2016/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND thị xãĐông Triều trên cơ sở thực hiện QĐ số 3160/QĐ-UBND ngày 29/9/2016của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập BQL Khu di tích nhà Trầnthị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, với chức năng nhiệm vụ quản lý khu
di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều
Ban quản lý Khu di tích nhà Trần thị xã hiện đang quản lý trực tiếp
22 điểm di tích thuộc quần thể 14 di tích nhà Trần, trong đó có 02 di tíchđền (đền An Sinh, đền Thái); 07 di tích lăng mộ (Lăng Tư Phúc, Thái lăng,Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên lăng, Đồng Hỷ lăng);
05 di tích chùa (chùa Quỳnh Lâm, chùa - am Ngoạ Vân, chùa Hồ Thiên,chùa Trung Tiết, chùa - quán Ngọc Thanh)
Theo quyết định số 6060/2016/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 củaUBND thị xã Đông Triều thì Ban quản lý Khu di tích nhà Trần thị xã ĐôngTriều có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
* Về tổ chức bộ máy:
Hiện tại, ban quản lý Khu di tích nhà Trần gồm 01 trưởng ban, 01phó trưởng ban và 02 bộ phận chuyên môn, gồm: bộ phận Hành chính-Tổng hợp; bộ phận Chuyên môn nghiệp vụ
Biên chế: Từ khi mới thành lập, ngày 9/10/2016, BQL Khu di tích
nhà Trần thị xã có 05 biên chế; đến ngày 05/01/2016 được bổ sung 01 biênchế hợp đồng dài hạn từ Trung tâm truyền thông- Văn hóa thị xã về làmviệc; đến ngày 16/01/2017 tiếp nhận 04 cán bộ hợp đồng lao động (laođộng thử việc)
Hiện nay, BQL Khu di tích nhà Trần thị xã có tổng số 10 cán bộ, viênchức, hợp đồng lao động (05 biên chế và 05 hợp đồng lao động; ngoài ra có
Trang 3803 hợp đồng lao động thời vụ (thủ từ, bảo vệ) làm việc trực tiếp tại các ditích (Thái Miếu – 01; đền An Sinh – 02).
Trình độ đào tạo: 100% cán bộ, viên chức, người lao động của BQL
đều có trình độ Đại học và sau đại học, trong đó có 02 đồng chí có trình độThạc sỹ, 01 đồng chí đang học cao học, 07 đồng chí có trình độ đại học
* Về chức năng:
Ban quản lý Khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều là đơn vị sựnghiệp công lập thuộc UBND thị xã Đông Triều có tư cách pháp nhân, cótrụ sở, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại Kho bạc Nhà nước thị xãĐông Triều hoạt động theo quy định của pháp luật Chịu sự lãnh đạo, chỉđạo trực tiếp của UBND thị xã Đông Triều đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểmtra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa & Thể thao tỉnhQuảng Ninh và các cơ quan liên quan
Ban Quản lý Khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều có chức nănggiúp UBND thị xã Đông Triều quản lý, hướng dẫn, tổ chức lễ hội, bảo tồn,tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống các di tích đặc biệt cấp Quốc gia thuộcKhu di tích nhà Trần tại Đông Triều
Tổ chức quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy, nâng cao giá trị Khu
di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều theo đúng quy hoạchđược phê duyệt và các quy định của pháp luật; đồng thời thực hiện cácnhiệm vụ được phân cấp quản lý
Trang 39Nghiên cứu, quản lý hồ sơ, tài liệu khoa học, hệ thống trưng bày, nhàtrưng bày, bảo tàng (nếu có) của các di tích thuộc Khu di tích Quốc gia đặcbiệt nhà Trần tại Đông Triều.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bổsung tài liệu, tư liệu, hiện vật trên địa bàn để lập hồ sơ khoa học quản lý,lưu trữ nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống các di tích nhàTrần theo phân công quản lý và theo quy định của pháp luật
Tổ chức thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị lịch
sử văn hóa, các di sản văn hóa nhà Trần… tới nhân dân trong và ngoàinước; tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia giữu gìn, bảo
vệ các di sản văn hóa nhà Trần trên địa bàn thị xã Đông Triều
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên mônđối với công tác quản lý di tích các xã, phường có liên quan trực tiếp đến disản văn hóa nhà Trần
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia một số nộidung công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích khách theo sựchỉ đạo của UBND thị xã
Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụtrong công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội Huy động các nguồn lựccủa tổ chwucs và các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tôn tạo, bảo tồn
và phát huy các giá trị di tích nhà Trần ở Đông Triều Phối hợp với các cơquan chuyên môn và chủ đầu tư trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích
Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất
về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thị xã và các cơ quanquản lý Nhà nước các cấp theo quy định
Thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nhiệp vụ đối với cán bộ, viên chức vàngười lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phâncông của UBND thị xã Đông Triều
Trang 40Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật vàphân cấp, ủy quyền của UBND thị xã Tổ chức tiếp nhận các nguồn vốnTrung ương, địa phương, nguồn công đức của các tổ chức, cá nhân bằngtiền và hiện vật đóng góp để tu bổ, xây dựng khu di tích; thực hiện quản lý
và lập kế hoạch sử dụng các nguồn thu trình cấp có thẩm quyền phê duyệttheo quy định
Tóm lại, BQL khu di tích Nhà trần ở Đông Triều được thành lập và
đi vào hoạt động là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tếcủa địa phương Từ những kết quả bước đầu, đã từng bước khẳng định vềmột mô hình, một đơn vị chuyên trách quản lý DTLS-VH trên địa bàn thị
xã có tính chất chuyên nghiệp, cần được duy trì và phát triển, từng bướcđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của thị xã trong thờigian tới
2.1.5 Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý
Quản lý DTLS-VH không phải là trách nhiệm của riêng ngành vănhóa, mà nó cần có sự tham gia vào cuộc của nhiều cấp, ngành
Để thực hiện tốt chức năng quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và pháthuy giá trị DTLS&VH, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, các chủ thể quản
lý luôn có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết với nhau
Đối với cấp tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chịu tráchnhiệm cao nhất quản lý nhà nước về DSVH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.Thực hiện các nhiệm vụ: thống nhất quản lý toàn diện hệ thống di tích trênđịa bàn tỉnh Quảng Ninh; phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phươngquản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích trênđịa bàn tỉnh Quảng Ninh đảm bảo theo đúng quy định hiện hành SởVHTT&DL là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiệnchức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về DSVH