LỜI MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài - Chúng ta đang sống trong thời kỳ sôi động của nền kinh tế thị trường. Mọi xã hội đều lấy sản xuất của cải vật chất làm cơ sở tồn tại và phát triển.Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vì ở bất kỳ doanh nghiệp nào thì vốn bằng tiền cũng được ví như mạch máu của cơ thể, nếu thiếu nó thì mọi hoạt động từ khâu dự trữ, sản xuất, đến khâu tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ không được lưu thông một cách dễ dàng. Chính nguyên nhân này đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, thì đòi hỏi phải có nguồn vốn đủ mạnh để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thị phần và công ty TNHH Nam An Bảo cũng không ngoại lệ. - Vốn bằng tiền quan trọng vì nó có khả năng thanh toán tức thời nên được sử dụng linh hoạt nhất trong hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các khoản phải thu, phải trả cũng là phần tài sản của doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng và đang giữ của người khác, nên người kế toán cần phải có biện pháp quản lý hữu hiệu để hạ thấp những rủi ro và sai sót trong công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả. - Việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết đưa ra được những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị. - Nếu doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường, thì phải biết tận dụng các biện pháp tối ưu để làm sao rút ngắn vòng quay vốn cho đồng tiền luân chuyển nhanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn rất thấp, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài. - Xuất phát từ những vấn đề trên và thông qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nam An Bảo em xin chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết khóa luận: “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty TNHH Nam An Bảo”
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- -
Cần Thơ, Ngày… Tháng… Năm 2011
Kí tên (đóng dấu)
Trang 2NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- -
Cần Thơ, Ngày… Tháng… Năm 2011
Kí tên (đóng dấu)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
- -Được sự cho phép của khoa Kế toán-Tài chính trường Cao đẳng Kinh Tế
Kỹ Thuật Cần Thơ và sự chấp thuận của Ban lãnh đạo công ty TNHH Nam AnBảo, em đã được học hỏi kinh nghiệm thực tế tại công ty và hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp này
-Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Cô Lê KimSa- Kế toán trưởng, cùng ban lãnh đạo của công ty TNHH Nam An Bảo đãnhận em vào thực tập tại quý công ty
-Kế đến, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến tất cả quýthầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức trongsuốt thời gian trên giảng đường Đặc biệt là em xin chân thành cảm ơn ThầyTrịnh Đình Chính Chính đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt thờigian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
-Bên cạnh, em cũng vô cùng biết ơn các cô chú, anh chị trong phòng kếtoán đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận với tìnhhình thực tế tại công ty, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết để em hoànthành khóa luận tốt nghiệp của mình
-Do thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức còn non yếu, cùng vớikinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên chắc rằng khóa luận sẽ không tránh khỏinhững sai sót Do đó rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn thêm của các côchú, anh chị trong công ty và quý thầy cô của trường để khóa luận của em đượchoàn thiện hơn
-Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị trongcông ty dồi dào sức khỏe, công tác tốt
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Hồng
Trang 4- CB- CNV : Cán bộ- công nhân viên
- KQSXKD : Kết quả sản xuất kinh doanh
Trang 5DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, MẪU SỔ
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tăng tiền mặt tại quỹ 10
Sơ đồ 1.2: Hạch toán giảm tiền mặt tại quỹ 11
Sơ đồ 1.3: Hạch toán tiền mặt tại quỹ 12
Sơ đồ 1.4: Kế toán tiền mặt – ngoại tệ 14
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tăng tiền gửi ngân hàng 18
Sơ đồ 1.6: Hạch toán giảm tiền gửi ngân hàng 19
Sơ đồ 1.7: Kế toán tiền gửi ngân hàng 20
Sơ đồ 1.8: Kế toán tiền gửi ngân hàng – Ngoại tệ 21
Sơ đồ 1.9: Kế toán tiền đang chuyển 23
Sơ đồ 1.10: Kế toán tiền đang chuyển 25
Sơ đồ 1.11: Kế toán các khoản tạm ứng 27
Sơ đồ 1.12: Kế toán phải trả người bán 30
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất xây lắp 36
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Nam An Bảo 37
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán 40
Sơ đồ 2.5: Tổ chức hình thức kế toán 43
MẪU SỔ: Mẫu sổ 2.1: Nhật Ký Chung 44
Mẫu sổ 2.2: Sổ cái 44
Trang 6MỤC LỤC
- -Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Kết cấu đề tài 3
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH NAM AN BẢO 4
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 4
1.1.1 Khái niệm về kế toán vốn bằng tiền 4
1.1.2 Ý nghĩa của vốn bằng tiền 4
1.1.3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền 4
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 5
1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với kế toán vốn bằng tiền 6
1.2 CÁC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG VỐN BẰNG TIỀN 7
1.2.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 7
1.2.1.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 111 7
1.2.1.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán 7
1.2.1.3 Phương pháp hạch toán 9
1.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 112 15
1.2.2.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 15
1.2.2.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán 15
1.2.2.3 Phương pháp hạch toán 16
1.2.3 Kế toán tiền đang chuyển 22
1.2.3.1 Nội dung và kết cấu 113 22
1.2.3.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán 22
1.2.3.3 Phương pháp hạch toán 23
1.3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 24
1.3.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 131 24
1.3.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán 24
1.3.3 Phương pháp hạch toán 25
Trang 71.4 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG 26
1.4.1 Nội dung và kết cấu 141 26
1.4.2 Nguyên tắc hạch toán 26
1.4.3 Phương pháp hạch toán 27
1.5 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 28
1.5.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 331 28
1.5.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán 28
1.5.3 Phương pháp hạch toán 30
Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NAM AN BẢO 31
2.1 KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH NAM AN BẢO 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Nam An Bảo 31
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 31
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của TNHH Nam An Bảo 31
2.1.1.3 Một số công trình tiêu biểu đã thực hiện 32
2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty TNHH Nam An Bảo 33
2.1.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 36
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy của công ty 36
2.1.2.2 Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận 38
2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán 38
2.1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 39
2.1.3.2 Phương pháp kế toán 39
2.1.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán 39
2.1.3.4 Các loại sổ sử dụng trong công ty 40
2.1.3.5 Chức năng nhiệm vụ của từng người: 41
2.1.3.6 Trình tự ghi chép 45
2.1.3.7 Chế độ kế toán tại công ty áp dụng 45
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH NAM AN BẢO 47
2.2.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ của công ty TNHH Nam An Bảo 48
2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty TNHH Nam An Bảo 54
2.2.3 Kế toán tiền đang chuyển của công ty TNHH Nam An Bảo 58
Trang 82.2.4 Kế toán các khoản phải thu của công ty TNHH Nam An Bảo 58
2.2.5 Kế toán các khoản tạm ứng của công ty TNHH Nam An Bảo 61
2.2.6 Kế toán các phải trả của công ty TNHH Nam An Bảo 62
Chương III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 71
3.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 71
3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY 71
3.2.1 Mặt tích cực 71
3.2.2 Tồn tại 72
3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN 73
3.3.1 Kế toán vốn bằng tiền 73
3.3.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 73
3.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 74
3.3.2 Kế toán các khoản phải thu 75
3.3.3 Kế toán các khoản phải trả 76
3.3.4 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán 76
3.4 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 77
3.5 KIẾN NGHỊ 78
3.5.1 Đối với kế toán tiền mặt tại quỹ 78
3.5.2 Đối với kế toán tiền gửi ngân hàng 78
3.5.3 Đối với kế toán phải thu 78
3.5.4 Đối với kế toán phải trả 79
3.5.5 Về công tác tổ chức kế toán 79
3.5.6 Kiến nghị về công tác quản trị, Maketing 80
Trang 10Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH NAM AN
BẢO
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1.1 Khái niệm về kế toán vốn bằng tiền
- Vốn bằng tiền của Doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản lưu động đượcbiểu hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm: Tiền mặt (111), TGNH (112), kho bạchoặc các công ty tài chính, tiền đang chuyển (113) Cả 3 loại trên đều có tiền ViệtNam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quí Vốn bằng tiền có tính lưu hoạt(thanh khoản) cao nhất trong các loại tài sản của doanh nghiệp được dùng để đápứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí
- Mỗi loại vốn bằng tiền đều sử dụng vào những mục đích khác nhau
và có yêu cầu quản lý từng loại nhằm quản lý chặt chẽ tình hình thu chi và đảmbảo an toàn cho từng loại sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm đúng mục đích
1.1.2 Ý nghĩa của vốn bằng tiền
- Các tài khoản này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển vàngăn ngừa những gian lận, sai sót, sự lạm dụng trong quá trình quản lý, hạchtoán các tài khoản tiền Đồng thời các tài khoản tiền có liên quan đến rất nhiềuchu kỳ kinh doanh khác như: Chu kỳ tiền lương và nhân sự… Vì vậy, việc kiểmtra các tài khoản tiền cũng được đặt trong mối quan hệ với kiểm tra các chu kỳliên quan có thể dẫn đến các sai sót, gian lận đến các tài khoản tiền
1.1.3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
- Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (VNĐ) để ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụngđơn vị ngoại tệ để ghi sổ nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tàichính
- Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tếhoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng (gọi tắt là tỷ giá ngân hàng bình quân) dongân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi
Trang 11sổ kế toán Đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo từng loại nguyên tệtrên tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài bảng cân đối kế toán) Nếu cóchênh lệch tỷ giá thì ghi vào TK 515 hoặc TK 635.
Số dư các tài khoản vốn bằng tiền là ngoại tệ phải được điều chỉnh theo tỷ giáthực tế ở thời điểm lập báo cáo
- Hạch toán vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (VBĐQ) phải quy đổi ra tiềntheo giá thực tế ( giá hóa đơn hoặc giá thanh toán) để ghi sổ và theo dõi
số lượng, trọng lượng, qui cách phẩm chất và giá trị của từng loại
- Vàng, bạc, đá quý phản ánh ở tài khản vốn bằng tiền chỉ áp dụngcho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng, bạc, đá quý
- Vàng, bạc, đá quý phải theo dõi số lượng, quy cách, sản phẩm vàgiá trị từng thứ, từng loại Giá vàng, bạc, đá quý được tính theo giá thực tế (giáhóa đơn hoặc giá được thanh toán)
- Khi giá xuất của vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ có thể áp dụng mộttrong các biện pháp sau:
- Bình quân gia quyền
- Nhập trước xuất trước
- Nhập sau xuất trước
- Giá thực tế đích danh
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác kịp thời những khoản thu, chi và tình hình cònlại của tài khoản vốn bằng tiền, kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý cácloại vốn bằng tiền nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện và ngăn ngừa cáchiện tượng tham ô và lạm dụng tiền mặt trong kinh doanh
- Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền,kiểm tra việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn bằng tiền, đảm bảo chitiêu tiết kiệm và có hiệu quả cao
- Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửitại các ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển (kể cả nội tệ, ngoại tệ, ngânphiếu, vàng bạc, kim khí quý, đá quý )
Trang 12- Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Kế toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồngViệt Nam (VNĐ)
- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua dongân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi
sổ kế toán
- Để phản ánh và giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thựchiện các nghiệp vụ sau:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có tình hình biến động
và sử dụng tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lýtiền mặt
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến độngtiền gửi, tiền đang chuyển, các loại kim khí quý và ngoại tệ, giám sát việc chấphành các chế độ quy định về quản lý tiền và chế độ thanh toán không dùng tiềnmặt
1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với kế toán vốn bằng tiền
- Vốn bằng tiền là loại tài sản dễ bị mất cấp, dễ bị biển thủ bằng cácthủ đoạn mang tính chất chuyên môn, do đó kiểm soát đối với vốn bằng tiền phảiđược thực hiện ở nhiều biện pháp ở các khâu liên quan đến tiền: Lập chứng từ,duyệt chi, quản lý tiền, khâu bán hàng, khâu thu nợ,…
- Kiểm soát đối với vốn bằng tiền được thực hiện thông qua cácchứng từ và các quy định sau:
- Nhân viên giữ tiền phải là người có tính liêm chính và tính cẩn thận
- Tập trung tiền vào một đầu mối, hạn chế số người giữ tiền
- Quy định tách biệt chức năng duyệt các khoản chi với các chứcnăng chi tiền
- Các khoản thu và chi đều phải được thể hiện trên chứng từ, chứng
từ phải có chữ ký của những người có liên quan đến các nghiệp vụ thu, chi tiền(người ra lệnh, người thực hiện và người kiểm soát)
- Thực hiện việc chuyển đổi số liệu giữa thủ quỹ và kế toán định kỳhàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, kiểm quỹ
Trang 13- Thực hiện đối chiếu số liệu kế toán tiền gửi với sổ phụ ngân hàngtheo định kỳ.
- Quy định chỉ tiêu được phép dùng tiền mặt và quy định mức tồnquỹ, nhằm hạn chế mức chi tiêu bằng tiền mặt, khuyến khích việc thanh toánkhông dùng tiền mặt
1.2 CÁC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG VỐN BẰNG TIỀN
1.2.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ
- Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanhnghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc…
- Trong bất kỳ công ty nào mọi hoạt động thu – chi tiền mặt tại quỹđiều dựa trên phiếu thu, chi hợp lý, hợp lệ
1.2.1.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 111
- Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá tăng
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại
tệ, vàng bạc, đá quý xuất quỹ
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khikiểm kê
- Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá giảm
- Tài khoản 111 có số dư bên nơ: Các khoản tiền mặt ngân phiếu,vàng bạc đá quý, tồn quỹ vào cuối kỳ
Trang 14 Nguyên tắc hạch toán
- Kế toán tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghichép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh của tài khoản thu, chi, xuất, nhậpquỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm về nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày, thủquỹ kiểm kê số lượng tiền mặt tồn quỹ thực tế và đối chiếu số lượng tiền mặt với
sổ kế toán tiền mặt
Chứng từ hạch toán
Chứng từ hạch toán tiền mặt tại quỹ gồm:
- Phiếu thu ( Mẫu 01 -TT )
- Phiếu chi ( Mẫu 02 -TT )
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03-TT)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04-TT)
- Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05 -TT )
- Biên lai thu tiền ( Mẫu 06 -TT )
- Bảng kê VBĐQ ( Mẫu 08 -TT )
- Bảng kiểm kê quỹ ( Mẫu số 08a - TT dùng cho tiền VN) và (Mẫu
số 08b - TT dùng cho ngoại tệ và VBĐQ)
- Bảng kê chi tiền (Mẫu 09 –TT)
- Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghichép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm:
Trang 15- Kế toán tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghichép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản phải thu, chi quỹ tiềnmặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm.Riêng vàng, bạc, đá quý ký cược, ký quỹ phải theo dõi riêng một sổ.
- Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiếnhành đối chiếu số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênhlệch thì kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiếnnghị biện pháp xử lý chênh lệch
1.2.1.3 Phương pháp hạch toán
- Quỹ tiền mặt là một trong những loại vốn bằng tiền, là phương tiệnphục vụ trong suốt quá trình kinh doanh của công ty
- Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ:
- Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm mở sổ quỹ, việc thu, chi hàngngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi có đầy đủ chữ ký củangười có trách nhiệm có liên quan đến nhiệm vụ Sau khi thực hiện các nghiệp
vụ thủ quỹ sẽ đóng dấu vào các chứng từ đã thu hoặc đã chi để làm căn cứ để ghivào sổ quỹ, cuối ngày thủ quỹ phải nộp báo cáo quỹ và các chứng từ kèm theocho kế toán tiền mặt, thủ quỹ phải kiểm kê tiền tồn quỹ và đối chiếu với sổ kếtoán quỹ tiền mặt để phát hiện chênh lệch (nếu có) và tìm hiểu nguyên nhân mộtcách hợp lý
Thủ quỹ
Sổ kế toán quỹtiền mặt
Trang 16 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tăng tiền mặt tại quỹ:
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tăng tiền mặt tại quỹ
Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền mặt
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ giảm tiền mặt tại quỹ:
Sơ đồ 1.2: Hạch toán giảm tiền mặt tại quỹ
Trang 17Gửi tiền mặt vào ngân hàng
141, 144, 244 Chi tạm ứng, kí cược, ký quỹ bằng tiền mặt
121, 128, 221
222, 223, 228 Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt
152, 153, 156, 157,611, 211,
213, 217 Mua vật tư hàng hóa, công cụ, TSCĐ,… bằng tiền mặt
133
311, 315, 331, 333,334, 336, 338 Thanh toán nợ bằng tiền mặt
627, 641
642, 635, 811 Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
133
Sơ đồ kế toán tiền mặt:
Sơ đồ 1.3: Hạch toán tiền mặt tại quỹ
Trang 18mặt mặt
121, 128, 221
611, 211, 213, 217 Thu hồi các khoản đầu tư
Mua vật tư hàng hóa, công cụ, TSCĐ,
Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
133
Kế toán tiền mặt tại quỹ là Ngoại tệ
- Khi phản ánh ngoại tệ được quy đổi ra tiền VN vào các tài khoản có
liên quan cần đảm bảo nguyên tắc:
- Đối với các tài khoản vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, doanh thu,
chi phí khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì luôn luôn
được ghi sổ theo tỷ giá thực tế
- Đối với các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải
trả thì sử dụng tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá hạch toán để ghi sổ kế toán
- Trường hợp doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến ngoại tệ thì có thể sử dụng ngay tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ để ghi sổ kế toán
- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến ngoại tệ, để đơn giản và thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán hàng ngày,
có thể sử dụng tỷ giá hạch toán Tỷ giá hạch toán là tỷ giá được sử dụng ổn định
Trang 19trong một kỳ kế toán, có thể sử dụng tỷ giá thực tế ở cuối kỳ trước làm tỷ giá
hạch toán cho kỳ này
Sơ đồ 1.4: Kế toán tiền mặt – ngoại tệ
311, 315, 331, 334,336,
341, 342
211, 213, 217, 241,627, 642
Doanh thu, thu nhập tài chính, thu nhập
khác bằng ngoại tệ ( tỷ giá thực tế hoặc QBLNH)
Mua vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ,…
bằng ngoại tệ
Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá thực tế hoặc
BQLNH
Trang 20413 Lãi Lỗ
Đồng thời ghi Nợ TK 007
Đồng thời ghi Nợ TK 007 Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số
dư ngoại tệ cuối năm
413 Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư
ngoại tệ cuối năm
1.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại ngân hàng, kho bạc nhànước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng,bạc, đá quý
1.2.2.1 Nội dung và kết cấu tài khoản
TK 112
- Các tài khoản tiền gửi ngân hàng
- Chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân
(do số liệu trên giấy báo cáo hoặc bản
sao kê ngân hàng > số liệu trên sổ kế
toán đơn vị)
- Khoản điều chỉnh chênh lệch tỷ giá
tăng
- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
- Chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân(do số liệu trên giấy báo cáo hoặc bảnsao kê ngân hàng < số liệu trên sổ kếtoán đơn vị)
- Khoản điều chỉnh chênh lệch tỷ giágiảm
- Số dư bên nợ: Các khoản tiền gửi ngân hàng hiện có
Trang 21- Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1121: Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiệnđang gửi tại ngân hàng bằng VNĐ
- TK 1122: - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra hiện đang gửitại ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc bằng các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam
- TK 1123:- Vàng, bạc, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, đá quý gửivào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng
1.2.2.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán
Nguyên tắc hạch toán
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểmtra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênh lệch số liệutrên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của đơn vị với số liệu trên chứng từ của ngânhàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử
lý kịp thời Trường hợp có sự cố gắng của 2 bên mà chưa xác định được sốchênh lệch, thì kế toán giải quyết như sau:
- Khi số liệu trên chứng từ của ngân hàng < số liệu ghi trên sổ sách
kế toán của đơn vị thì khoản chênh lệch được ghi “bên nợ” TK 138 – phải thukhác
- Khi số liệu trên chứng từ của ngân hàng > số liệu ghi trên sổ sách
kế toán của đơn vị thì khoản chênh lệch được ghi “bên có” TK 338 – phải trảkhác
Chứng từ hạch toán
-Giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng
từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi…)
-Khi nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển đến kế toán phải kiểm trađối chiếu với chứng từ kèm theo, trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổsách kế toán TGNH của đơn vị, số liệu ở chứng từ với số liệu trên chứng từ củangân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh
và xử lý kịp thời Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênhlệch thì kế toán sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy báo cáo hoặc bản sao kê ngân
Trang 22hàng, khoản chênh lệch sẽ được hạch toán nợ TK 138 (1388) Nếu số liệu trên sổ
kế toán > số liệu trên giấy báo cáo hoặc bản kê ngân hàng
-Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênhlệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ
-Kế toán TGNH phải được theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi (tiền ViệtNam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý) và chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việckiểm tra, đối chiếu
-Kế toán tổng hợp sử dụng TK 112 (TGNH) để theo dõi số tiền hiện có vàtình hình biến động tăng, giảm của TGNH (kho bạc hay công ty tài chính)
1.2.2.3 Phương pháp hạch toán
- Công ty mở tài khoản tại các ngân hàng do đó công ty có thể thanhtoán với khách hàng hoặc công ty nhận tiền trả nợ của khách hàng bằng chuyểnkhoản
- Khi kế toán nhận các giấy báo có, báo nợ kế toán phải kiểm tra lạitoàn bộ các chứng từ trên, đồng thời căn cứ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đểtiến hành định khoản trên giấy báo có, báo nợ Sau khi định khoản xong, kiểmtra và đối chiếu với chứng từ gốc, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ, tổng hợp sốliệu có ở các sổ sách trên đưa vào sổ cái TK 112
Trình tự luân chuyển chứng từ
Chứng từ
gốc
Ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm chi
Sổ chi tiếtTGNH
Trang 23 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tăng tiền gửi ngân hàng:
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tăng tiền gửi ngân hàng
Trang 24511, 512, 515, 711
Doanh thu, thu nhập khác bằng TGNH
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 1.6: Hạch toán giảm tiền gửi ngân hàng
Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt
141, 144, 244 Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng TGNH
121, 128, 221,
222, 223, 228 Đầu tư ngắn hạn, dài hạn TGNH
152, 153, 156, 157
611, 211, 213, 217 Mua vật tư hang hóa, công cụ, TSCĐ… bằng TGNH
133
311, 315, 331
333, 334, 336, 338 Thanh toán nợ bằng TGNH
627, 641,
642, 635, 811 Chi phí phát sinh bằng TGNH
133
Trang 25Sơ đồ 1.7: Kế toán tiền gửi ngân hàng
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn TGNH
Thu hồi các khoản đầu tư
152, 153,156, 157611,
211, 213, 217
TSCĐ… bằng TGNH 133
411, 441
642, 635, 811 Chi phí phát sinh bằng TGNH
Trang 26Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư
ngoại tệ cuối năm
Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số
dư ngoại tệ cuối năm
1.2.3 Kế toán tiền đang chuyển
- Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vàokho bạc, ngân hàng Nhà Nước hoặc đã gửi vào bưu điện để trả cho ngân hànghoặc đã làm thủ tục để chuyển từ TK tại ngân hàng để trả cho các đơn vị khácnhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bảng sao kê của ngân hàng
Trang 27- Tiền đang chuyển gồm tiền VN và tiền đang chuyển trong cáctrường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng
- Chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị khác
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay vào kho bạc giao tiền tay ba giữakhách hàng, doanh nghiệp và kho bạc Nhà Nước
- Kế toán tiền đang chuyển được thực hiện trên TK 113 “tiền đangchuyển”
1.2.3.1 Nội dung và kết cấu
TK 113
- Các khoản tiền (VN, ngoại tệ, séc) đã
nộp vào ngân hàng kho bạc nhưng chưa
nhận được giấy báo của ngân hàng hoặc
đơn vị được thụ hưởng
- Các kết chuyển vào TK 112 hoặc cáctài khoản khác có liên quan
- Số dư nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển
- Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 1131: - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền đang chuyển
- TK 1132: - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển
1.2.3.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán
Nguyên tắc hạch toán
- Dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vàongân hàng, kho bạc Nhà Nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho ngân hàng, trảcho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trảcho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của ngânhàng
Chứng từ hạch toán
- Chứng từ hạch toán của tài khoản 113 bao gồm: Giấy báo có, giấybáo nợ, các bảng sao kê
Trang 28Thu nợ nộp thẳng vào ngân hàng nhưng Nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng
chưa nhận được giấy báo Có về số tiền đã trả nợ
511, 512, 515,
711
Thu nợ nộp thẳng vào ngân hàng nhưng
chưa nhận được giấy báo Có
số dư ngoại tệ cuối năm 413
Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại
số dư ngoại tệ cuối năm
1.3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
- Khoản phải thu của khách hàng là giá thanh toán của các vật tư, sảnphẩm hàng hóa hay dịch vụ… Mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp, nhưngchưa thanh toán
1.3.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 131
TK 131
- Số tiền phải thu của khách hàng về
sản phẩm, hàng hóa đã giao, dịch vụ
được cung cấp được xác định là tiêu thụ
nhưng chưa thu tiền hoặc khách hàng
Trang 29đã ứng trước tiền hàng đã giao hàng và khách hàng có khiếu
- Số dư nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
- Số dư có: Số tiền đã nhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn sốphải thu của khách hàng theo chi tiết từng đối tượng cụ thể
- Mọi khoản thanh toán với khách hàng điều phải được ghi chép phảnánh vào sổ sách kế toán trên cơ sở các chứng từ có liên quan được lập theo đúngnguyên tắc quy định như: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng…
Chứng từ hạch toán :Là hóa đơn GTGT
1.3.3 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.10: Kế toán tiền đang chuyển
Tổng số tiền Doanh thu chưa khách hàng phải Chiết khấu thanh toán thu tiền thanh toán
chưa thu tiền phải thanh toán Khách hàng ứng trước
hoặc thanh toán tiền
111, 112
156, 611
Trang 30Khách hàng thanh toán bằng
hàng (theo phương thức hàng đổi)
113 (nếu có) 413
331
cuối kỳ đánh giá các khoản
xử lý xóa sổ dự phòng
642
Số chưa lập
dự phòng
đánh giá các khoản phải thu của Đồng thời ghi khách hàng bằng ngoại tệ
1.4 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG
- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giaocho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giảiquyết một công việc nào đó được phê duyệt Người nhận tạm ứng phải là ngườilao động làm việc tại doanh nghiệp Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên(Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốcchỉ định bằng văn bản
- Hạch toán tài khoản tạm ứng thực hiện trên TK 141
1.4.1 Nội dung và kết cấu
TK 141
- Các khoản tiền vật tư đã tạm ứng cho
người lao động của doanh nghiệp
- Các khoản tạm ứng đã được thanhtoán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhậplại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư sử dụng không hếtnhập lại kho
- Số dư nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
1.4.2 Nguyên tắc và chứng từ hạch toán
Trang 31 Nguyên tắc hạch toán:
- Người nhận tạm ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu tráchnhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theođúng mực đích và nội dung công việc đã được phê duyệt Nếu số tiền nhận tạmứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ Người nhận tạmứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng
- Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phảilập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứtđiểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng vàkhoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có) Khoản tạmứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì tính trừ vào lương của ngườinhận tạm ứng Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổsung số còn thiếu
- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạmứng kỳ sau
- Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng
và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng
Khi tạm ứng tiền mặt Thanh toán khoản tạm ứng
vật tư cho người lao động
111
Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng
Trang 32Các khoản tạm ứng chi không hết
nhập lại quỹ
1.5 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
- Các khoản phải trả của doanh nghiệp gồm: Phải trả người bán, thuế
và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước, phải trả nội bộ, phải trả công nhânviên, chi phí phải trả, các khoản tiền vay, nhận ký quỹ, ký cược và các khoảnphải trả khác
1.5.1 Nội dung và kết cấu tài khoản 331
TK 331
- Số tiền đã trả cho người bán hay
người cung cấp và người nhận thầu
- Số tiền ứng trước cho người bán
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá
hàng cho doanh nghiệp
- Giá trị vật tư hàng hóa thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại
người bán
- Chiết khấu thanh toán được người bán
chấp nhận cho doanh nghiệp trừ vào nợ
phải trả
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư,thiết bị, người cung cấp lao vụ dịch vụ
và người nhận thầu xây dựng cơ bản
- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tếcủa số hàng hóa đã mua khi có hóa đơnhoặc thông báo giá chính thức củanhững hàng đã mua về nhập kho theogiá tạm tính
Trang 33- Số dư có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, ngườinhận thầu xây dựng cơ bản.
- Tài khoản này có thể có số dư nợ: Phản ánh số tiền đã ứng trướccho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số tiền phải trả cho người bán theochi tiết của từng đối tượng cụ thể
- Đối với khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ thì ngoài việcquy đổi ra bằng tiền đồng Việt Nam theo phương pháp hạch toán thu chi ngoại tệđang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán còn phải kết hợp theo dõi cả các loạinguyên tệ trên sổ chi tiết theo từng người bán có quan hệ thanh toán thườngxuyên với doanh nghiệp
Trang 34thanh toán các khoản Mua vật tư, hàng hóa về nhập kho
133 131
Bừ trừ các khoản phải thu,phải
trả
142,242,627
641, 642 Mua vật tư, hàng hóa đưa ngay vào sử dung,
152, 153,
156, 211, 611
dịch vụ mua ngoài
chiết khấu thương mạI Phải trả người bán về mua chứng khoán, về
muasắm TSCĐ qua lắp đặt, XDCB hoặc sửa chữa lớn 133
515
` Chiết khấu thanh toán
413
Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại cuối năm Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại cuối năm
Trang 36Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
NAM AN BẢO
2.1 KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH NAM AN BẢO
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Nam An Bảo
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên công ty: Công Ty TNHH Nam An Bảo
- Địa chỉ:50/82 Trần Hoàng Na, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, TP CầnThơ
- Tên thương mại: NAM AN BAO CO., LTD
- Điện thoại: 07103 838 258 - Fax: 07103 763 416
- Email: leducnamct@yahoo.com
- Vốn điều lệ 2.500.000.000 đồng (Hai tỉ năm trăm triệu đồng)
- Giấy phép kinh doanh số: 1800570995 cấp lần 1 ngày 10/11/2004 do
sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ
- Tài khoản giao dịch: 400.400.000.129.9000 tại NH TMCP Việt Á Cần Thơ
Người đại diện theo pháp luật : Ông Lê Đức Nam – Giám đốc
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nam An Bảo:
- Công Ty TNHH Nam An Bảo là Doanh nghiệp thành lập theo hìnhthức công ty TNHH hai thành viên trở lên hoạt động tuân thủ theo Luật doanhnghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họpthứ 8 năm 2005 thông qua;
- Thành lập và hoạt động kinh doanh theo Chứng nhận kinh doanh số:
1800570995 của Sở kế hoạch đầu tư TP Cần Thơ cấp lần 01 ngày 10/11/2004;
- Công ty TNHH Nam An Bảo có con dấu riêng độc lập về tài sản được
mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật;
- Công ty TNHH Nam An Bảo tổ chức lực lượng và điều hành trên cơ
sở điều lệ đã được hội đồng thành viên thông qua tháng 11 năm 2004 với các chứcnăng kinh doanh chính:
Trang 37- Nghành nghề kinh doanh: Nhập khẩu, lắp đặt hệ thống phòng cháychữa cháy, chống sét, camera quan sát, parabol, điện gia dụng, điện công nghiệp,điện lạnh, máy phát điện Xây dựng dân dụng, công nghiệp
2.1.1.3 Một số công trình tiêu biểu đã và đang thực hiện:
St
t Tên công trình Số hợp đồng Giá trị
Thời gian thực hiện
Cơ quan
ký hợp đồng
Trang 382.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty TNHH Nam An Bảo:
- Sản xuất kinh doanh những nghành mà nhà nước không cấm, có đăng
kí với cơ quan thẩm quyền
- Có quyền kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu theo quy định của phápluật
- Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư nguyên liệu, sản phẩm và cácdịch vụ phục vụ sản xuất trong công ty
- Được quyền bảo hộ và sản xuất kinh doanh trong công ty
- Được quyền đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quyđịnh của pháp luật
- Được quyền thuê mướn, bố trí sử dụng lao động, đào tạo lao động, lựachọn hình thức trả lương và các quyền sử dụng lao động theo quy luật của bộ luậtlao động và các quy định của pháp luật
- Sử dụng vốn, các quỹ của công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh
Trang 39- Chuyển nhượng và bán cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của phápluật, được quyền vay vốn tại ngân hàng.
- Được quyền sử dụng và phân phối lợi nhuận của công ty
- Được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà Nước về thuế theo quy địnhcủa Nhà Nước
2.1.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty
- Có uy tín lớn đối với các nhà đầu tư, đối tác trong các lĩnh vực kinhdoanh lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy tự động, hệ thống chốngsét
- Được sự quan tâm & ủng hộ của các cơ quan ban ngành thành phố vàđịa phương tạo sự thuận lợi nhất cho công ty trong quá trình sản xuất, kinhdoanh,đầu tư
- Công ty TNHH Nam An Bảo có đối tác và khách hàng ở nhiều tỉnh,Thành Phố, tiếp thu và ứng dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vàohoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chấtlượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng
- Với sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh, làm chủ đầu tư các côngtrình lớn… Công ty có khả năng phân tán giảm thiểu rủi ro cao trước những diễnbiến bất lợi của nền kinh tế
- Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm, có năng lực quản lý đãđiều hành các đơn vị trực thuộc cũng như toàn Công ty thích ứng nhanh chóng vớitình hình biến động trong và ngoài nước, liên tục đổi mới cả mặt hàng và côngnghệ để tồn tại và phát triển
Trang 40- Cơ chế hoạt động của công ty TNHH linh hoạt, Hội Đồng Thành viênđược sự tin tưởng của Đại hội đồng thành viên nên toàn công ty có được sự đồngthuận từ cấp cao nhất đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong mọi chủ trương,chiến lược kinh doanh, mang đến hiệu quả cao nhất cho công ty.
- Thế mạnh về đầu tư cung cấp và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữacháy, cấp nước chữa cháy và chống sét, ngày càng được Hội Đồng thành viêncông ty TNHH Nam An Bảo khẳng định và trở thành chiến lược đầu tư dài hạn củacông ty
- Ngoài ra, công ty gặp một ít khó khăn trong thủ tục vay vốn ngânhàng do Sự thay đổi chính sách của nhà nước về tài chính tín dụng, lãi suất ngânhàng khá cao
- Số lượng các Doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngànhnghề với Công ty ngày càng gia tăng đó trở thành một lực cản không nhỏ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty Đối thủ cạnh tranh của Công ty không chỉ
là những Doanh nghiệp trong nước mà còn là những Doanh nghiệp nước ngoài vớithế mạnh về vốn và kỹ thuật
Phương hướng phát triển
- Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng công ty TNHHNam An Bảo vẫn không ngừng nỗ lực thể hiện…
- Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty mạnh toàn diện với
đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, có sức cạnh tranh lớn và tổ chức SXKD cóhiệu quả Lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu và động lực chủ yếu cho sự phát triểnbền vững của Công ty