1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

96 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 869,64 KB

Nội dung

Tác giả cũngnêu lên các công cụ quản trị rủi ro tỷ giá đang áp dụng tại các ngân hàng thươngmại như giới hạn giao dịch, các sản phẩm phái sinh tiền tệ… Trên cơ sở lý luận về quản trị rủi

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: luận văn “Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá

nhân tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực

và rõ ràng

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tạođiều kiện cho tôi cập nhật thông tin, số liệu và khảo sát trong quá trình hoàn thànhLuận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo – PGĐ Học viện Ngânhàng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này

Trang 3

MỤC LỤC

Y

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 7

DANH MỤC BẢNG 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ QUẢN TRỊ 5

RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.TỔNG QUAN RỦI RO TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.1 N GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.2 H OẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn (Tài sản Nợ) 6

1.1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng, đầu tư (Tài sản Có) 6

1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian 7

1.1.3 R ỦI RO TỶ GIÁ 9

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá 9

1.1.3.2 Phân loại rủi ro tỷ giá 9

1.1.3.3 N GUYÊN NHÂN RỦI RO TỶ GIÁ 10

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM 13

1.2.1 S Ự CẦN THIẾT QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM 13

1.2.1.1 Khái niệm 13

1.2.1.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro tỷ giá 14

1.2.2 N ỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM 14

1.2.2.1 Tổ chức quản trị rủi ro tỷ giá 14

1.2.2.2 Chính sách, quy trình quản trị rủi ro tỷ giá 16

1.2.2.3 Đo lường rủi ro tỷ giá 17

1.2.2.4 Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá 27

1.2.2.5 Điều kiện để thực hiện các công cụ quản trị rủi ro tỷ giá 32

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2004 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 37

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 37

2.1.1 L ỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA N GÂN HÀNG TMCP C ÔNG THƯƠNG V IỆT N AM 37

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 37

2.1.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của VietinBank 39

2.1.1.3 Khái quát về hoạt động quản trị rủi ro của VietinBank 41

2.1.2 R ỦI RO TỶ GIÁ TẠI N GÂN HÀNG TMCP C ÔNG THƯƠNG V IỆT N AM 41

2.1.2.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2011 đến nay 42

2.1.2.2 Các hoạt động liên quan đến rủi ro tỷ giá của VietinBank 43

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 46

2.2.1 T Ổ CHỨC QUẢN TRỊ 46

2.2.2 C HÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ 50

2.2.2.1 Chính sách quản trị rủi ro tỷ giá 50

2.2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá 51

2.2.3 Ứ NG DỤNG MÔ HÌNH V A R ĐO LƯỜNG RỦI RO TỶ GIÁ TẠI V IETIN B ANK 54

Trang 4

2.2.4 C ÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ ÁP DỤNG TẠI V IETIN B ANK 57

2.2.4.1 Hạn mức trạng thái ngoại tệ 58

2.2.4.2 Hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ (trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ) 59

2.2.4.3 Công cụ phái sinh tiền tệ 60

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 61

2.3.1 K ẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 62

2.3.1.1 Hệ thống quản trị rủi ro tỷ giá về mặt tổ chức đã phát huy tốt vai trò và không ngừng hoàn thiện 62

2.3.1.2 Áp dụng hệ thống công nghệ tiên tiến trong quản trị rủi ro tỷ giá 62

2.3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực quản trị rủi ro được nâng cao 63

2.3.2 N HỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 63

2.3.2.1 Hạn chế 63

2.3.2.2 Nguyên nhân 65

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 67

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 67

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CHO VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 67

3.1.1 Đ ỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA N GÂN HÀNG TMCP C ÔNG THƯƠNG V IỆT N AM 67

3.1.2 Đ ỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI N GÂN HÀNG TMCP C ÔNG THƯƠNG V IỆT N AM 68

3.1.2.1 Hoàn thiện khung quản trị rủi ro thị trường 69

3.1.2.2 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tỷ giá hợp lý 69

3.1.2.3 Lượng hóa các thước đo rủi ro thị trường 69

3.1.2.4 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát rủi ro tỷ giá 70

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 70

3.2.1 X ÂY DỰNG KHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI V IETIN B ANK THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ 70

3.2.2 T ĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI TỆ 71

3.2.3 S Ử DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ 72

3.2.4 P HÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 73

3.2.5 Ð ẦU TƯ CÔNG NGHỆ , ĐẢM BẢO CÓ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ VÀ ĐỒNG BỘ 75

3.2.6 N HÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 75

3.2.6.1 Có lộ trình tăng vốn tự có 75

3.2.6.2 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh 76

3.2.6.3.Thiết lập trạng thái ngoại hối phù hợp 76

3.3 KIẾN NGHỊ 77

3.3.1 K IẾN NGHỊ VỚI C HÍNH PHỦ , B Ộ , N GÀNH LIÊN QUAN 77

3.3.2 K IẾN NGHỊ VỚI NHNN 78

3.3.2.1 Kiến nghị về Chính sách tỷ giá USD/VND 78

3.3.2.2 Kiến nghị phát triển thị trường sản phẩm phái sinh 79

3.3.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 1 85

PHỤ LỤC 2 87

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Ảnh hưởng của tỷ giá đối với từng trạng thái ngoại tệ 11

Bảng 1.2: Giá trị hợp đồng tương lai được chuẩn hóa tại CME 30

Bảng 1.3: Các chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng 32

Bảng 2.1: Các chỉ số kết quả kinh doanh VietinBank 2012 - 2016 40

Bảng 2.2: Cơ cấu một số chỉ tiêu huy động vốn của VietinBank 44

Bảng 2.3: Cơ cấu một số chỉ tiêu cho vay của VietinBank 45

Bảng 2.4: Kết quả tính VaR theo 3 phương pháp 55

Bảng 2.5: Kết quả tính E-VaR 57

Bảng 2.6: Hạn mức trạng thái ngoại tệ tại các chi nhánh 59

Bảng 2.7: Trạng thái ngoại tệ và hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Minh họa Var trong phân phối tỷ suất sinh lợi danh mục 19

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức VietinBank 38

Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2011 đến nay 43

Hình 2.3: Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá tại VietinBank 47

Hình 2.4: Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá tại VietinBank 52

Hình 2.5: Kết quả Stress-test 56

Hình 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ và sử dụng công cụ phái sinh ngoại tệ của VietinBank 61

Trang 7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Để thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận

về quản trị rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại Qua đó có cơ sở để phân tích vàđánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam Từ những đánh giá đó đề xuất hệ thống các phương hướng, giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam

Về cơ sở lý luận của đề tài, luận văn đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thựctiễn về rủi ro tỷ giá, sự cần thiết quản trị rủi ro tỷ giá, các biện pháp quản trị rủi ro

tỷ giá, các công cụ đánh giá và đo lường rủi ro tỷ giá hiện nay đang được áp dụngtại các ngân hàng thương mại Trong các công cụ đo lường, tác giả tập trung nhấnmạnh và đi sâu phân tích về mô hình VaR (Value at Risk) và ứng dụng của mô hìnhnày trong việc đo lường rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Tác giả cũngnêu lên các công cụ quản trị rủi ro tỷ giá đang áp dụng tại các ngân hàng thươngmại như giới hạn giao dịch, các sản phẩm phái sinh tiền tệ…

Trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tỷ giá, tác giả đã phân tích thực trạng vềrủi ro tỷ giá và công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam Thông qua việc phân tích về mô hình tổ chức, chính sách quản trị rủi ro tỷ giácũng như các công cụ, biện pháp đo lường và quản trị rủi ro tỷ giá, song song vớiphương pháp khảo sát lấy ý kiến chuyên gia là các lãnh đạo, cán bộ đang trực tiếpthực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tại Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam, tác giả đã chỉ ra các điểm đạt được và các hạnchế trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Luận văn đã đề xuất ra cácgiải pháp thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại cácngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nóiriêng, đồng thời đưa ra kiến nghị tới các cấp Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vàHiệp hội ngân hàng nhằm mục đích tạo ra khung pháp lý và môi trường kinh doanhhoàn thiện, hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những nămvừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế Các tập đoàn,công ty đa quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiềuảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Dòng vốn quốc tếchảy vào Việt Nam cũng đã và đang gia tăng mạnh mẽ

Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính Việt Nam giờ đây cũngphải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập Đặc biệt các ngân hàng thươngmại - tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khuvực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trunggian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài Tiến trình tự do hóakinh tế tất yếu dẫn đến tự do hóa các dòng vốn, tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷgiá hối đoái

Thêm vào đó, hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây chủyếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động tín dụng chiếm đếnhơn 90% Vì thế, vấn đề kinh doanh ngoại tệ cũng như quản trị rủi ro tỷ giá chưađược các ngân hàng quan tâm đúng mức Chỉ đến thời gian gần đây, khi thịtrường ngoại hối, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh tín dụnggiảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính, kinhdoanh vàng,… áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân hàng mớibắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷgiá trong hoạt động kinh doanh của mình và các giải pháp khác trong việc quảntrị rủi ro về tỷ giá

Về phía các ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn được kỳ vọngđem lại nhiều lợi nhuận với rủi ro thấp nhất, Trong khi đó, sự biến động của tỷgiá ngoại tệ là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho ngân hàng.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng dẫnđầu trên thị trường tài chính trong nước, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến

Trang 9

ngoại tệ đa dạng, phong phú Do vậy, quản trị rủi ro tỷ giá luôn là yếu tố rấtđược quan tâm bởi BLĐ và các phòng ban chức năng trong ngân hàng.

Với những kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam và những kiến thức đã tích lũy được sau hai năm theo học

chương trình cao học tại Trường Đại học Ngoại Thương, tác giả đã chọn “ Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ.

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên thế giới nói chung, hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ nói riêng đang ngày càng nhạy cảm với biến động của tỷgiá Do vậy, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro này của các ngân hàngthương mại Nghiên cứu của giáo sư McGraw- Hill (1998) trong cuốn “Foreigncurrency trading” mô tả các giao dịch ngoại hối một cách chi tiết, cho thấy nhữngrủi ro, lợi ích và những cơ hội có thể tận dụng được từ thị trường ngoại hối Sam Y-Cross (1998) trong cuốn “All about the Foreign Exchange Market in the UnitedStates” đã mô tả thị trường ngoại hối Mỹ ở góc độ vi mô, nhấn mạnh về cấu trúc thịtrường và sự thay đổi trong cấu trúc thị trường, các thành viên tham gia thị trường

và các nghiệp vụ kinh doanh

Ở Việt Nam, có thể kể đến công trình của một số tác giả như: “Phát triển hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận vănthạc sỹ của tác giả Trang Quốc Hưng năm 2008; đề tài “Giải pháp mở rộng kinhdoanh ngoại tệ tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đà Nẵng” đăng trong “Tuyển

tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng

năm 2010” của tác giả Trần Thị Thảo Nhi; đề tài “Giải pháp mở rộng kinh doanh

ngoại tệ tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn”, luận vănthạc sỹ của tác giả Quản Trần Tùng năm 2010… Tuy nhiên trong phân tích thựctrạng kinh doanh của các ngân hàng, các tác giả chưa đi sâu phân tích mức độ pháttriển hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá của NHTM thông qua hệ thống đầy đủ các chỉtiêu định tính và định lượng

Trang 10

Tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đến nay chưa có đề tài nàonghiên cứu về giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá trong các hoạt động của ngânhàng Do vậy, đề tài này được thực hiện, những nghiên cứu trên là nguồn dữ liệuquan trọng trong phân tích các nội dung của luận văn.

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm các giải pháp tăng cường quản trịrủi ro tỷ giá nhằm hạn chế rủi ro, tăng quy mô, chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệuquả kinh doanh và lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá của các ngânhàng thương mại

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2016

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm ra đối tượng nghiên cứu, đề tài tựxác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tỷ giá và hoạt động quản trị rủi ro tỷ giátại ngân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng của hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam

7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu tìm ra các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá thì Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam sẽ hạn chế được rủi ro, tăng quy mô, chất lượng dịch

vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận

Trang 11

8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng những phươngpháp nghiên cứu sau đây:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích vàtổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, thu thập số liệu và

xử lý số liệu

9 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trìnhbày ba chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về rủi ro tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá tại ngânhàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam

Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết các vấn đề của đề tài còn hạnchế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của các thầy cô và những ai quan tâm tới đề tài luận văn Tác giả xin cảm ơnPGS,TS Đỗ Thị Kim Hảo, các thầy cô trường Đại học Ngoại thương và đồngnghiệp đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức để tác giả hoàn thành khoá học tạiTrường Đại học Ngoại thương và hoàn thành luận văn này

Trang 12

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ QUẢN TRỊ

RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Tổng quan rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại

1.1.1 Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sựphát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã

có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tếthị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thànhnhững định chế tài chính không thể thiếu được

Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, định nghĩa “Ngân hàngthương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợinhuận” Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyênmột hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trunggian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống địnhchế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tíndụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế

Dựa vào hình thức sở hữu, các ngân hàng thương mại được phân loại thànhngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, chinhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

Ngoài ra có thể dựa vào chiến lược kinh doanh và tính chất hoạt động đểphân loại ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ, ngân hàng chuyên doanh hayngân hàng kinh doanh tổng hợp

1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại

Căn cứ vào định nghĩa ở trên, các hoạt động cốt lõi của ngân hàng thươngmại bao gồm nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và nghiệp vụ

Trang 13

trung gian khác như dịch vụ thanh toán qua tài khoản, kinh doanh ngoại tệ, tư vấntài chính…

1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn (Tài sản Nợ)

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bảnthân ngân hàng cũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thươngmại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp chophép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng đểcho vay đối với nền kinh tế

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác,

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giáy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước,

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổchức nước ngoài,

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN,

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN

1.1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng, đầu tư (Tài sản Có)

Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất,quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại Đây là cácnghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hìnhthức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theoquy định của NHNN

Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm

tỷ trọng lớn nhất Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốndưới các hình thức:

Trang 14

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và đời sống,

- Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sảnxuất, kinh doanh

Về bảo lãnh, ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnhthanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảolãnh khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảolãnh

Về chiết khấu, ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu cácthương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác với tổ chức tín dụng khác

Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thànhlập công ty cho thuê tài chính riêng Đây là loại hình tín dụng trung, dài hạn Trong

đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành tráiphiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuêtrong một thời gian nhất định Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuêtài chính theo định kỳ Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền muahoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê

Bên cạnh tín dụng, hoạt động đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng mang lạithu nhập lớn cho ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùngnguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động ổn định khác để đầu tư dưới các hìnhthức như hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty hay mua trái phiếu chínhphủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…

1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian

Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kểcho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thunhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đángtrong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thương mại Dịch vụ thanh toán

Trang 15

và dịch vụ ngoại hối là hai dịch vụ chính mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngânhàng thương mại trong nghiệp vụ này.

 Dịch vụ thanh toán

Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngânhàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoàinước Hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng bao gồm các hoạt động nhưcung cấp các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước cho kháchhàng, dịch vụ thanh toán quốc tế

 Dịch vụ ngoại hối

Ngoại hối, theo định nghĩa tại Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005, làđồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khácđược sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); phươngtiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếunhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ,gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ

có giá khác; vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài củangười cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào vàmang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđược sử dụng trong thanh toán quốc tế

Dịch vụ ngoại hối bao gồm việc mua, bán, huy động và cho vay các loạingoại tệ nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại

tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữacác đồng tiền khác nhau Theo nghĩa hẹp, hoạt động kinh doanh ngoại hối đơnthuần là các hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại khi thamgia trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ củakhách hàng, đem lại lợi nhuận cho khách hàng

Trang 16

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại được xếp vào nhóm rủi ro thịtrường và có thể đo lường, xác định được Có nhiều định nghĩa về rủi ro tỷ giá:

Theo Peter S, Rose: “Rủi ro hối đoái (tỷ giá) là khả năng thiệt hại (tổn thất)

mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới.”

Theo Hennie Van Greunung và Soja Brajovic Bratanovic: “Rủi ro hối đoái(tỷ giá) là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.”

Theo định nghĩa của NHNN Việt Nam, rủi ro tỷ giá là rủi ro do biến độngbất lợi của tỷ giá khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng tháingoại tệ

Như vậy rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnhhưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai, gây thiệt hại cho ngân hàng Hay nóicách khác, rủi ro tỷ giá là khả năng gây ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi

tỷ giá hối đoái thay đổi ngoài dự tính

1.1.3.2 Phân loại rủi ro tỷ giá

Đối với các doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng, rủi ro

tỷ giá được chia làm 3 loại: rủi ro giao dịch (transaction exposure), rủi ro ghi sổ(accounting/translation exposure) và rủi ro kinh tế (economic exposure)

- Rủi ro giao dịch (transaction exposure) là rủi ro phát sinh đối với các hợpđồng, giao dịch có liên quan đến ngoại tệ hay nói cách khác là rủi ro phát sinh khidoanh nghiệp có dòng tiền phát sinh trong tương lai (dòng tiền về hoặc dòng tiền đi)liên quan đến ngoại tệ Đối với các ngân hàng thương mại, đây là rủi ro phát sinh từ

Trang 17

các khoản thu ngoại tệ khi tỷ giá giảm như thu lãi và gốc các khoản vay ngoại tệ,phí dịch vụ bằng ngoại tệ, đang nắm giữ ngoại tệ từ các giao dịch mua bán ngoạitệ và rủi ro phát sinh từ các khoản chi bằng ngoại tệ khi tỷ giá tăng như trả lãi vàgốc khoản vay ngoại tệ, phí dịch vụ bằng ngoại tệ, đang bán ứng ngoại tệ trong hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ

- Rủi ro ghi sổ (accounting/ translation exposure) là rủi ro phát sinh khi cácbáo cáo và tổng hợp báo cáo tài chính đòi hỏi có sự chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội

tệ Điều này xảy ra khi một phần vốn, tài sản, nợ, thu nhập của ngân hàng bằngngoại tệ

- Rủi ro kinh tế (economic exposure) là rủi ro phát sinh do thay đổi của tỷ giálàm thay đổi giá trị của thu nhập và chi phí trong tương lai của ngân hàng Rủi ronày thường xảy ra khi ngân hàng có sự chênh lệch về tỷ lệ thu nhập và chi phí bằngngoại tệ hoặc chỉ có thu nhập bằng đồng tiền này nhưng lại trả chi phí bằng đồngtiền khác Rủi ro kinh tế bao hàm cả rủi ro giao dịch đã đề cập ở trên

1.1.3.3 Nguyên nhân rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá phát sinh do việc các ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ Khingân hàng đang duy trì trạng thái ngoại tệ mở, rủi ro xảy ra khi tỷ giá thay đổi tănghoặc giảm Như vậy, có hai nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá:

- Trạng thái ngoại tệ mở (nguyên nhân chủ quan)

- Tỷ giá biến động (nguyên nhân khách quan)

Trạng thái ngoại tệ và mối quan hệ với rủi ro tỷ giá:

Trong các giao dịch liên quan đến ngoại tệ, có những giao dịch chỉ làm phátsinh sự chuyển giao quyền sử dụng (như quan hệ tín dụng) và có những giao dịchlàm phát sinh không những chuyển giao quyền sử dụng mà còn làm phát sinh sựchuyển giao quyền sở hữu Trong số các giao dịch đó, thì chỉ những giao dịch nàolàm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng tháingoại tệ Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại hối bao gồm:

- Các giao dịch mua bán ngoại tệ,

Trang 18

- Thu, chi lãi bằng ngoại tệ,

- Các khoản chi, thu phí bằng ngoại tệ,

- Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ,

- Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng…

Tại một thời điểm nhất định (ví dụ như cuối ngày giao dịch), nếu chênh lệchgiữa TSC và TSN nội và ngoại bảng của ngoại tệ là dương thì ngoại tệ đó ở trạngthái dương (hay trạng thái trường); ngược lại, nếu chênh lệch giữa TSC và TSN nội

và ngoại bảng của ngoại tệ là âm thì ngoại tệ đó ở trạng thái âm (hay trạng tháiđoản) Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm chuyển giaoquyền sở hữu về ngoại tệ, tức tại thời điểm ký kết hợp đồng chứ không phải tại thờiđiểm thanh toán

Như vậy, trạng thái ngoại tệ là chênh lệch giữa TSC và TSN nội và ngoạibảng của một ngoại tệ tại một thời điểm nhất định Nếu TSC lớn hơn TSN thì ngoại

tệ ở trạng thái dương (trường); ngược lại, nếu TSC nhỏ hơn TSN thì ngoại tệ ở trạngthái âm (đoản) Khi trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, ngân hàng phải đối mặt với rủi

Bảng 1.1: Ảnh hưởng của tỷ giá đối với từng trạng thái ngoại tệ

Trang 19

Biến động của tỷ giá

Như đã phân tích ở trên, khi ngân hàng duy trì trạng thái mở sẽ xảy ra rủi ro

về tỷ giá Tuy nhiên rủi ro này chỉ xảy ra khi tỷ giá biến động, hay nói cách khác là

tỷ giá tăng hoặc giảm theo chiều bất lợi đối với ngân hàng Nếu tỷ giá đứng yên,không thay đổi trong kỳ theo dõi thì cho dù ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệtrường hay đoản đều không bị ảnh hưởng Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng tới tỷ giá?

Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệcủa một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cáncân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu:

- Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội chi: (chi > thu), thì quốc gia đó phảixuất ngoại tệ trả nợ, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá có xuhướng tăng lên

- Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu (thu > chi), dẫn đến cungngoại tệ gia tăng, tỷ giá có xu hướng giảm

Quốc gia nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xuhướng chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cungngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm Đểxác định mức lãi suất của một nước là cao hay thấp, thông thường người ta so sánhmức lãi suất của nước đó với các lãi suất quốc tế như LIBOR hay EURIBOR

Cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giánhưng đó chỉ là sự tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp bởi lãi suất trongnhiều trường hợp không phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các dòngvốn

Theo nguyên tắc chung, một đất nước có tỷ lệ lạm phát thấp luôn thể hiệnmột giá trị tiền tệ mạnh, vì sức mua của nó tăng so với các đồng tiền khác Và đồng

Trang 20

tiền của những nước có lạm phát cao hơn thường mất giá so với những nước có lạmphát thấp Lạm phát cao thường dẫn đến lãi suất cao hơn Như vậy, khi lạm pháttăng, đồng nội tệ của nước đó sẽ mất giá, và ngược lại.

Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnh hưởngbởi các yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sáchđiều tiết của nhà nước Có thể nói sự ổn định về chính trị được xem như là điều kiệnhấp dẫn thu hút vốn đầu tư, và làm dịch chuyển vốn đầu tư nhanh chóng Tình hìnhchính trị bất ổn sẽ dẫn đến hiện tượng tháo chạy vốn, đảo ngược dòng vốn,… lànguyên nhân nguy cơ khủng hoảng tài chính

Khi chính trị một quốc gia ổn định, giá trị đồng nội tệ của quốc gia có xuhướng tăng giá, và ngược lại

Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiệnkinh tế, chính trị Từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triểncủa thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá cóthể đột biến tăng, giảm trên thị trường Khi tất cả dự đoán tỷ giá tăng thì tỷ giá sẽtăng bởi hoạt động mua vào sẽ nhiều hơn bán ra khiến cầu nhiều hơn cung, vàngược lại

1.2 Quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM

1.2.1 Sự cần thiết quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM

1.2.1.1 Khái niệm

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một khách khoa học, toàn diện và

có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

Như vậy, theo định nghĩa trên, quản trị rủi ro tỷ giá là việc ngân hàng xácđịnh rủi ro tỷ giá, đo lường mức độ rủi ro để từ đó có thể điều tiết và kiểm soát rủi

Trang 21

ro một cách hợp lý trong khả năng của ngân hàng thông qua việc thiết lập các chínhsách, cơ chế, công cụ đo lường, dự báo.

1.2.1.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro tỷ giá

Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạtđộng của ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển để đáp ứng được nhu cầu ngàycàng đa dạng của khách hàng Điều này cũng dẫn đến việc ngân hàng phải đối mặtvới sự xuất hiện của nhiều loại rủi ro phát sinh, trong đó có rủi ro tỷ giá khi các sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng gắn với yếu tố quốc tế và ngoại tệ Do vậy,hoạt động quản trị rủi ro trong NHTM nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá là hết sứccần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động, đạt được hiệu quảkinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng

Năng lực quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có tác độngthúc đẩy lẫn nhau Quản trị rủi ro tốt là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh ngân hàng, và kết quả kinh doanh tốt cũng là cơ sở để ngân hàng có điều kiệnchú trọng và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro Như vậy quản trị rủi ro nói chung

và quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM

1.2.2.1 Tổ chức quản trị rủi ro tỷ giá

a Hệ thống quản trị rủi ro tỷ giá

Để quản trị rủi ro về tỷ giá, các ngân hàng thương mại thiết lập và vận hành

hệ thống quản trị rủi ro bao gồm sự giám sát của HĐQT, BĐH; hệ thống các vănbản về chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro bảo đảm nhận dạng, theodõi, báo cáo và kiểm soát rủi ro tỷ giá; hệ thống thông tin quản trị để cung cấpthông tin phục vụ quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phải đảm bảo phù hợp với quy mô, cơcấu và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cụ thể:

- Đủ khả năng nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi, báo cáo và kiểm soátrủi ro tỷ giá trong tất cả các hoạt động của ngân hàng;

Trang 22

- Đảm bảo năng lực tài chính để bù đắp khi xảy ra rủi ro Rủi ro có thể xảy ranằm trong các hạn mức rủi ro, thu nhập dự kiến tương ứng với rủi ro.

- Tất cả các cá nhân liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro phải hiểu thốngnhất, đầy đủ các rủi ro liên quan và trách nhiệm của mình trong hệ thống quản trị rủi

ro

- Hệ thống quản trị rủi ro tỷ giá phải được định kỳ rà soát, đánh giá lại vàthay đổi, điều chỉnh (nếu cần thiết) để quản trị hiệu quả rủi ro phát sinh

b Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tỷ giá

Việc quản trị rủi ro tỷ giá được quy định đồng bộ về trách nhiệm từ cấp caonhất đến cấp nghiệp vụ của NHTM, bao gồm cấp HĐQT; cấp BĐH và cấp khối,phòng quản trị rủi ro

Đối với cấp HĐQT của NHTM, Ủy ban quản lý rủi ro là đơn vị thực hiệnchức năng tham mưu cho HĐQT về chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và cơ chếgiám sát Ban điều hành trong việc thực hiện các chiến lược, chính sách quản lý rủi

Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách về rủi ro tỷ giá bao gồm:

- Nhận dạng rủi ro tỷ giá phát sinh hiện tại và trong tương lai;

- Xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá và đo lường rủi ro tỷ giá;

- Xây dựng các chính sách, quy trình và các cơ chế kiểm soát rủi ro để quảntrị rủi ro tỷ giá;

Trang 23

- Xây dựng các hạn mức rủi ro trình HĐQT, BĐH phê duyệt theo thẩmquyền quy định;

- Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro;

- Tham gia vào các quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theotừng cấp theo thẩm quyền quy định để có ý kiến về các vấn đề liên quan đến rủi ro

tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá;

- Báo cáo kết quả theo dõi rủi ro cho HĐQT, BĐH phê duyệt theo thẩmquyền

1.2.2.2 Chính sách, quy trình quản trị rủi ro tỷ giá

a Chính sách quản trị rủi ro tỷ giá

Chính sách quản trị rủi ro tỷ giá được xây dựng trong đó xác định phươngpháp tiếp cận đối với rủi ro và quản trị rủi ro Đồng thời chính sách quản trị rủi ro tỷgiá cũng nêu rõ trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro trong toàn bộ ngân hàng

HĐQT là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấucho chức năng quản trị rủi ro chung nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất Cácphòng ban, bộ phận chức năng về quản trị rủi ro chịu trách nhiệm quản trị rủi rohàng ngày Kiểm toán nội bộ là người đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro nóichung và quản trị rủi ro tỷ giá được thực thi có hiệu quả thông qua việc đánh giátheo chương trình, kế hoạch của kiểm toán nội bộ

b Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá

Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắnkết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của ngân hàng Về cơ bản, quy trìnhquản trị rủi ro tỷ giá cần chứa đựng những giai đoạn hay bước công việc cơ bản nhưxác định rủi ro, mô tả rủi ro, lượng hóa rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánhgiá rủi ro, cơ chế lập và báo cáo về rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trìnhtrình quản trị rủi ro Quy trình cũng quy định rõ cơ cấu tổ chức, trách nhiệm vàquyền hạn của các bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro tỷ giá, áp dụng thống nhất

Trang 24

trong toàn ngân hàng,Và điều quan trọng nhất trong xây dựng quy trình quản trị rủi

ro tỷ giá là quy trình phải đảm bảo sự phù hợp giữa hệ thống quản trị rủi ro vớichiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng

1.2.2.3 Đo lường rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá của NHTM thường liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhauvới kỳ hạn khác nhau Để quản trị rủi ro tỷ giá và ngăn ngừa tổn thất, nguyên tắc cơbản là cần phải đo lường theo từng loại ngoại tệ và từng kỳ hạn Do vậy để đo lườngrủi ro tỷ giá, người ta thường sử dụng hai phương pháp đo lường như sau:

a Phương pháp xác định theo độ nhạy

Nhắc lại về trạng thái ngoại tệ, trạng thái của một ngoại tệ nào đó được xácđịnh bằng chênh lệch giá trị giữa TSC bằng ngoại tệ và TSN bằng ngoại tệ, cộngvới trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định, xácđịnh bằng công thức:

tệ đó Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ngoại ròng giao dịch cùng thời hạn âmđối với ngoại tệ A thì tỷ giá tăng, ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại

tệ đó Tổn thất của ngân hàng được tính bằng:

Trang 25

NL = NEPA x ∆t

Trong đó:

NL: tổn thất của ngân hàng

NEP A : trạng thái ròng ngoại tệ

∆t: chênh lệch biến động tỷ giá (bất lợi đối với ngân hàng)

Ví dụ, ngân hàng Z có các giao dịch USD cùng thời hạn như sau:

- Cho vay 500.000 USD

- Huy động 200.000 USD

- Mua vào 300.000 USD

- Bán ra 100.000 USD

Ta có trạng thái ròng của ngân hàng Z với USD là:

NEPUSD = (500.000 – 200.000) + (300.000 – 100.000) = 500.000 USD

Như vậy trạng thái ngoại tệ của đồng USD cùng thời hạn của ngân hàng Z làdương 500.000 USD Giả sử tỷ giá USD/VND biến động giảm 5 đồng, khi đó tổnthất với ngân hàng Z là: 500.000 x 5 = 2.500.000 đồng

Tuy nhiên trên thực tế thì các giao dịch mua bán ngoại tệ, cho vay, huy độngcủa ngân hàng có rất nhiều kỳ hạn khác nhau Do vậy, khi tính tổn thất của ngânhàng từ rủi ro tỷ giá của một ngoại tệ nào đó, chúng ta thường sử dụng trạng tháiròng sau khi điều chỉnh kỳ hạn Công thức như sau:

NEPA = ∑RxNi/D - ∑PxNj/D

Trong đó:

- R là khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng Các giao dịch phát sinh khoản phải thu ngoại tệ R như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu hay đầu tư bằng ngoại tệ… và các giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn.

Trang 26

- P là khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng Các giao dịch phát sinh khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn P như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hay thu hút đầu tư bằng ngoại tệ… và các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn.

- D là thời gian trung bình của tất cả các loại giao dịch.

- N i và N j là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả j, (i,j = 1,2,3…).

Tương tự như trường hợp tính trạng thái ròng ngoại tệ cùng kỳ hạn, ngânhàng có trạng thái ngoại tệ dương khi NEP > 0 và sẽ tổn thất khi tỷ giá giảm Ngượclại, ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm khi NEP < 0 và sẽ tổn thất khi tỷ giá tăng

b Phương pháp giá trị chịu rủi ro (Value at Risk – VaR)

Trên quan điểm về tài chính, VaR của một danh mục hoặc tài sản thể hiệnmức độ tổn thất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định với mức độ tincậy nhất định

Trong quản trị rủi ro, VaR là một giá trị được sử dụng rộng rãi để đo lườngmức độ tổn thất của một danh mục đầu tư tài chính nhất định Hay nói cách khác,cho một danh mục, xác suất và khoảng thời gian nhất định, VaR được định nghĩanhư một ngưỡng giá trị sao cho xác suất để tổn thất danh mục trong khoảng thờigian nhất định không vượt quá giá trị này là một xác suất cho trước

Hình 1.1: Minh họa VaR trong phân phối tỷ suất sinh lợi danh mục

Trang 27

Đặc điểm của VaR

Phương pháp VaR sẽ xác định mức thua lỗ tối đa mà các nhà đầu tư sẽ phảiđối mặt trong một khoảng thời gian nhất định nào đó với độ tin cậy là cao nhất (cóthể là 95% hoặc 99%) Từ kết quả thu được, các nhà đầu tư sẽ tính toán và quyếtđịnh số vốn tối thiểu mà họ cần phải duy trì để có thể bù đắp được rủi ro Và đối vớinhà đầu tư thì độ chính xác của ước lượng VaR phụ thuộc vào 3 thông số quantrọng sau: mức độ tin cậy, khoảng thời gian đo lường VaR, và cách tiếp cận xácđịnh để mô hình hóa phân bố lãi lỗ

Độ tin cậy

Xác suất được chọn thông thường là 0,05 hoặc 0,01 (tương đương với 95%hay 99% mức độ tin cậy) Sử dụng xác suất 0,01 dẫn đến một sự ước lượng VaRkhá thận trọng, vì nó định ra một con số mà tại mức chỉ có 1% xác xuất lỗ thì sẽ xấuhơn mức VaR 0,05 đã tính Tuy nhiên không có một quy luật nhất định nào có thểkết luận rằng nhà quản trị rủi ro nên chọn mức xác suất này thay vì mức kia Đốivới danh mục, với đặc điểm rủi ro tập trung lớn, hai mức xác suất này sẽ cung cấpthông tin chính xác cần thiết

Khoảng thời gian đo lường

Quyết định quan trọng thứ hai trong việc tính toán VaR là chọn lựa đượckhoảng thời gian VaR thường đo lường trong một ngày, nhưng đặc biệt với khoảngthời gian dài thường thông dụng hơn Nhiều công ty báo cáo VaR theo quý và năm

để thích hợp với chu kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng, các quỹ đầu tư,

và những nhà giao dịch thường đo lường VaR theo ngày, do đặc điểm mức luânchuyển vốn cao Nhưng bất kể khoảng thời gian nào được chọn, nếu thời gian càngdài, giá trị VaR sẽ càng lớn vì trọng số của mức lỗ mong đợi thay đổi trực tiếp vớithời gian dài mà nó đo lường Với một cá nhân hay tổ chức chịu trách nhiệm quảntrị rủi ro sẽ chọn lựa khoảng thời gian riêng

Sự phân bố lãi/lỗ trong khoảng thời gian này

Ðường phân bố khoản lời lỗ của danh mục đầu tư thể hiện thông số quantrọng nhất và khó xác định nhất Vì mức tín nhiệm phụ thuộc vào khả năng chịu

Trang 28

đựng rủi ro của nhà đầu tư, nếu mức tín nhiệm này càng quan trọng thì VaR càngcao Nói cụ thể nếu nhà đầu tư sợ rủi ro thì họ sẽ hoạch định một chiến lược nhằmgiảm xác suất xảy ra các trường hợp xấu nhất.

Căn cứ vào VaR, các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thất lớn nhấtcủa một danh mục trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy cho trước vàvới điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường

Xác định VaR sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể quản trị tốthơn hoạt động thị trường, còn các nhà đầu tư và tổ chức tài chính ước lượng đượcnguy cơ tổn thất tài chính của họ

Ví dụ một ngân hàng tính toán VaR (1 ngày, 5%) là 150 triệu đồng có nghĩa

là với xác suất 5% trong một ngày ngân hàng đó phải gánh chịu mức độ thua lỗ tối

đa là 150 triệu đồng Từ việc xác định giá trị tổn thất như vậy thì ngân hàng có thểchuẩn bị trước một khoản tiền (có thể lớn hơn hoặc bằng 150 triệu đồng) để chi trả

và đối ứng khi có rủi ro xảy ra Đây là ví dụ cho ta thấy ý nghĩa của phương phápVaR đối với nhà đầu tư để ước lượng tổn thất lớn nhất của một danh mục trong mộtkhoảng thời gian nhất định, với độ tin cậy cho trước và với điều kiện thị trường hoạtđộng bình thường

Căn cứ vào VaR, nhà quản trị rủi ro có thể tìm hiểu nguồn gốc của rủi rothông qua giá trị cấu thành VaR Chính vì thế mà không chỉ có những người thamgia thị trường, những tổ chức hàng ngày phải đo lường mức độ rủi ro liên quan đếnhoạt động của mình mà các cơ quan quản trị về ngân hàng hay chứng khoán ngàycàng quan tâm nhiều đến VaR hơn

Các ngân hàng hiện nay chủ yếu tính VaR dựa trên 3 phương pháp: phươngpháp phương sai – hiệp phương sai, phương pháp mô phỏng lịch sử và phươngpháp mô phỏng Monte Carlo

Trang 29

Phương pháp phương sai – hiệp phương sai

Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi và rủi ro tuântheo phân bố chuẩn Phương pháp này đưa ra cách tính VaR cho tài sản cũng nhưcho danh mục theo cách tính như sau:

Bước 1: Tính giá trị hiện tại P0 của danh mục đầu tư

Bước 2: Xác định tham số của các yếu tố rủi ro: tỷ suất sinh lợi kỳ vọng m và

độ lệch chuẩn sinh lợi σ của danh mục

Bước 3: Công thức tính VaR của danh mục được xác định như sau:

VaR = P0 × ( − Z.σ)với Z bằng 1,65 nếu mức độ tin cậy là 95% và bằng 2,33 nếu độ tin cậy là99%

Ưu điểm: đơn giản trong việc tính toán.

Nhược điểm:

- Phương pháp phương sai – hiệp phương chủ yếu được xác định trên nềntảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán Vì giá trị kỳ vọng và phương sai là haitham số được sử dụng nên phương pháp hoàn toàn dựa vào giả định phân phốichuẩn Như vậy bất lợi chủ yếu của phương pháp phân tích chính là tỷ suất sinh lờidựa trên giả định phân phối chuẩn

- VaR thường thất bại trong việc xác định đo lường rủi ro liên quan đếnnhững khoản lỗ lớn bất thường cho những sự kiện đặc biệt

Một phương pháp khác thường được dùng để tính toán VaR là phương pháp

mô phỏng lịch sử, với giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ cóthể tái diễn trong tương lai

Phương pháp này đưa ra cách tính VaR cho tài sản cũng như cho danh mụctheo cách tính như sau:

Trang 30

Giả sử thời gian hiện tại là t, và chúng ta có dữ liệu quan sát trong khoảngthời gian từ 1 tới t Giá trị hiện tại của danh mục là Pt, là hàm số của các nhân tố rủi

pk = p[fk1, fk2, …fkn]

Bây giờ chúng ta có thể tính toán được sự thay đổi trong giá trị danh mục từtrạng thái hiện tại:

Rk = (pk – pt)/ ptChúng ta sẽ sắp xếp t khoản lợi nhuận và chọn một giá trị tương ứng vớicông thức vi phân, Rp(c) VaR được xác định từ sự khác biệt giữa giá trị trung bình

Trang 31

Giả sử giá trị danh mục là 100.000 USD Tính VaR với xác suất 5%.

Trong khoảng thời gian trên có tất cả 247 tỷ suất sinh lợi theo ngày Bảngtrên thể hiện 20 tỷ suất sinh đầu tiên trong 247 tỷ suất sinh lợi sau khi đã được sắpxếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

Với tỷ lệ 5% trường hợp xấu nhất trong 247 tỷ suất sinh lợi cho ta kết quảxấu nhất tại tỷ suất sinh lợi thứ 12 (5%*247 = 12,35)

Như vậy, trong bảng trên, giá trị VaR theo phương pháp mô phỏng lịch sử làgiá trị trung bình của tài sản sinh lợi thứ 12 (0,02582) và tỷ suất sinh lợi thứ 13 (-0,02516)

Vậy VaR trong tháng của tài sản tại xác suất 5% là:

Trang 32

Nhược điểm:

Bất lợi của phương pháp này là dựa hoàn toàn vào sự kiện trong quá khứ, vàbất kể phân phối nào chiếm ưu thế trong quá khứ, sẽ không ảnh hưởng đến tươnglai

Phương pháp này tương tự như mô phỏng lịch sử, ngoại trừ việc sự thay đổitrong các tác nhân rủi ro được tạo ra từ các quy luật phân phối khác và được xâydựng dựa trên phần mềm mô phỏng tương thích với từng ngân hàng

Sau đây là cách tiếp cận để tính VaR :

- Bước 1: Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N>10.000

- Bước 2: Cho mỗi bước lặp i, i<N

- Bước 2.1: Tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xácsuất về những hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất…) mà ta nghĩrằng chúng mô tả những dữ liệu quá khứ Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủi ro được phân

bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay Và từ một tập hợp sốliệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có thể tính mức biến độngcủa mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro

- Bước 2.2: Tái đánh giá danh mục đầu tư Vi trong kịch bản thị trường trên

- Bước 2.3: Ước tính tỷ suất sinh lợi (khoản lãi/lỗ) ri = Vi –Vi-1 (giá trị danhmục đầu tư ở bước i−1)

- Bước 3: Xếp các tỷ suất sinh lợi ri theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến caonhất

- Bước 4: Tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm số liệu ri

Ví dụ: nếu ta mô phỏng 5.000 kịch bản và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR làgiá trị thứ (5%*5.000)=250 Nếu độ tin cậy là 99%, VaR là giá trị thứ(1%*5.000)=50

Trang 33

- Bước 5: Đồng thời tính sai số tương ứng cho mỗi VaR, nếu số lượng Ncàng cao thì sai số càng nhỏ.

Ưu điểm: Có khả năng tính VaR rất chính xác

Nhược điểm: Phương pháp đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều.

Mô hình VaR không đòi hỏi mẫu chuẩn dữ liệu quá khứ để cho kết quả tínhtoán chính xác Người sử dụng có thể lấy bất cứ mẫu nào cũng đều tính được VaR,tuy nhiên kết quả tính có thể không chính xác Do vậy để khắc phục hạn chế này,người tính thường sử dụng thêm Back-test để kiểm tra Nếu Back-test bác bỏ kếtquả VaR, cần dùng thêm một kết quả khác để đánh giá rủi ro là E-VaR

Ngoài ra, VaR chỉ phản ánh những biến động từ dữ liệu lịch sử do người tínhtoán cung cấp, do đó đôi khi chuỗi dữ liệu này không bao gồm những biến động lớntrong các cuộc khủng hoảng Để khắc phục hạn chế này, người tính thường dùngđến Stress-test

Vậy Back-test, Stress-test và E-VaR là gì?

- Back-test là một phép kiểm tra để so sanh VaR tìm được với những dữ liệutrong quá khứ để đảm bảo rằng các mức lỗ thực sự gặp phải trong quá khứ tươngứng với danh mục đồng tiền đang có không vượt qua một giới hạn nào đó Ví dụ,nếu độ tin cậy là 95% thì số lần bị lỗ vượt qua này không quá N*5% với N là kíchthước mẫu

- Stress-test là phép kiểm định lại VaR trong trường hợp thị trường có những

cú sốc đột biến bất ngờ Hay nói cách khác, sau khi thực hiện Stress-test, kết quảVaR đã thể hiện cả trong những trường hợp đột biến

- VaR, viết tắt của Expanded Value at Risk, là giá trị mở rộng của VaR VaR thường được dùng trong những trường hợp mà kiểm định Back-test cho kếtquả bác bỏ VaR, tức số ngày trong quá khứ có độ biến động thua lỗ lớn hơn VaRvượt quá số lượng cho phép Mô hình tính E-VaR như sau:

Trang 34

E-Giả sử, ký hiệu L là những thua lỗ vượt quá VaR, hàm mật độ xác suất chuẩncủa L kỳ hiệu là φ (L), đồng thời mức ý nghĩa ký hiện là α và hàm xác suất của mức

ý nghĩa này ký hiệu là ϑ (α) lúc này E-VaR được tính theo công thức:

i=1

n pi

Với pi là xác suất thu lỗ ứng với mức lỗ li

E-VaR sẽ cho kết quả chính xác về việc đo lường rủi ro hơn VaR trongnhững trường hợp VaR bị Back-test bác bỏ

1.2.2.4 Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá

a Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại tệ

Hạn mức là giới hạn trạng thái tối đa mà mỗi nhóm, mỗi giao dịch viên kinhdoanh ngoại tệ được phép thực hiện Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinhdoanh, năng lực tài chính và công nghệ mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các nhânviên kinh doanh là không giống nhau Việc quản trị hạn mức kinh doanh tại mộtngân hàng có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau:

- Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh: trên cơ sở đó phân bổ hạn mứccho từng giao dịch viên cụ thể Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng giao dịchviên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên thị trườngngoại hối Ví dụ như những giao dịch viên chính được giao hạn mức cao hơn rấtnhiều so với những giao dịch viên vừa vào nghề

- Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: ngoài việc quy định tổng hạn mứcchung, đối với những nhóm và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền,thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết Nhữngđồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn những đồng tiền biến động mạnhthì hạn mức thấp hơn

- Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức cho từng nghiệp vụgiao ngay, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn

Trang 35

b Sử dụng các công cụ phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên

cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tánrủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận Giá trị của công cụ phái sinh bắtnguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa… Trongkhuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập tới việc sử dụng các giao dịch pháisinh về ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bao gồm:

- Hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn (FX Forward Contract)

- Hợp đồng ngoại tệ tương lai (FX Futures Contract)

- Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (FX Swap Contract)

- Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (FX Option Contract)

Theo định nghĩa của NHNN tại Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày2/10/2015, giao dịch kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau mộtlượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạnxác định tại ngày giao dịch Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn từ 03 (ba) ngày làm việctrở lên

Các ngân hàng thường ứng dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giákhi có khoản phải thu hoặc khoản phải chi bằng ngoại tệ trong tương lai, hoặc cungcấp cho các khách hàng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá từ các hợp đồng xuất nhập khẩuhay các khoản vay của họ Cụ thể:

- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá giảm: giả sử ngân hàng sẽ có một khoản thu từ hoạtđộng đầu tư trong vòng 3 tháng tới bằng đồng USD Tuy nhiên các phân tích dự báocho thấy tỷ giá USD/VND sẽ giảm mạnh trong các tháng tới Đến thời điểm nhậnđược khoản tiền USD của mình, tỷ giá giảm sẽ làm số tiền VND quy đổi ít hơn sovới hiện nay Do vậy, để bảo hiểm rủi ro, ngân hàng sẽ thực hiện bán kỳ hạn 3 tháng

số tiền USD cho ngân hàng khác hoặc khách hàng với tỷ giá kỳ hạn cố định Đến

Trang 36

ngày thực hiện, tỷ giá giao ngay giảm sẽ không ảnh hưởng đến số tiền VND ngânhàng nhận được bởi tỷ giá kỳ hạn đã được cố định từ ngày giao dịch của hợp đồng.

- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá tăng: giả sử ngân hàng phải trả một khoản phí bảohiểm cho đối tác nước ngoài trong 3 tháng tới bằng đồng USD và tỷ giá USD/VNDđược dự báo sẽ tăng mạnh trong các tháng tới Như vậy, nếu 3 tháng tới ngân hàngmới mua USD để trả cho đối tác thì số tiền VND phải trả sẽ nhiều hơn hiện tại Dovậy, để bảo hiểm rủi ro, ngân hàng sẽ thực hiện mua kỳ hạn 3 tháng số tiền USD từngân hàng khác hoặc khách hàng với tỷ giá kỳ hạn cố định Đến ngày thực hiện, tỷgiá giao ngay tăng sẽ không ảnh hưởng đến số tiền VND ngân hàng nhận được bởi

tỷ giá kỳ hạn đã được cố định từ ngày giao dịch của hợp đồng

Các hợp đồng kỳ hạn của ngân hàng nêu trên được thực hiện với giả địnhngân hàng không thực hiện các nghiệp vụ tự doanh về kinh doanh ngoại tệ

Theo Jeff Mandura, hợp đồng tương lai là một thỏa ước pháp lý giữa mộtbên là người mua (hoặc bán) và một bên là sở giao dịch hoặc trung tâm thanh toán

về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định tại một thời điểm nhất địnhtrong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn

Trong một định nghĩa khác, giao dịch ngoại hối tương lai là giao dịchmua/bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện sau một thời hạn nhất định

được thiết lập bởi sở giao dịch (Nguyễn Văn Tiến, 2008).

Như vậy hợp đồng ngoại tệ tương lai về cơ bản cũng giống như hợp đồngngoại tệ kỳ hạn, giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi người tham gia vào hợp đồng ấnđịnh tỷ giá giao dịch trong tương lai ngay tại ngày giao dịch Tuy nhiên hợp đồngtương lai có những đặc điểm sau khác biệt so với hợp đồng kỳ hạn:

- Tất cả các hợp đồng tương lai đều được thực hiện trên sản giao dịch của sởgiao dịch tiền tệ tương lai, hay còn gọi là sở giao dịch như CME (The ChicagoMercantile Exchange) ở Chicago, LIFFE (London International Financial FutureExchange) ở London Các thành viên tham gia bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp,

tổ chức tín dụng, ngân hàng… gửi lệnh đặt mua hoặc đặt bán một số lượng ngoại tệ

Trang 37

cho các nhà môi giới hoặc các thành viên của sở giao dịch Khác với hợp đồng kỳhạn, tất cả các hợp đồng ngoại tệ tương lai đều được chuẩn hóa về loại ngoại tệ, sốlượng ngoại tệ giao dịch, cách yết giá và ngày giá trị Ví dụ như tại CME, các ngoại

tệ giao dịch chỉ bao gồm một số ngoại tệ mạnh như AUD, GBP, CAD, USD, EUR,JPY, CHF… Số tiền trong mỗi hợp đồng là cố định đối với từng đồng tiền Ngàygiá trị bị hạn chế, chỉ có 4 ngày giá trị cố định trong năm, đó là ngày thứ 4 của tuầnthứ ba trong các tháng 3,6,9 và 12

Bảng 1.2: Giá trị hợp đồng tương lai được chuẩn hóa tại CME

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2008)

Cách sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tương tự nhưhợp đồng kỳ hạn Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng, ngân hàng thực hiện mua hợpđồng tương lai và ngược lại, bán hợp đồng tương lai nếu dự đoán tỷ giá giảm

Theo Jeff Mandura, hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận trong đó hai bênđồng ý thực hiện các thanh toán định kỳ

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ được sử dụng cho ba mục đích chính:

- Giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn mà không chịu rủi ro về tỷ giá:thực tế rất nhiều trường hợp xảy ra đối với ngân hàng là tại một thời điểm tạm thời

dư thừa đồng tiền này nhưng lại thiếu hụt đồng tiền khác Khi đó, với giao dịchhoán đổi ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ của ngân hàng trong hiện tại sẽ được đáp ứng và

có lại được đồng tiền sở hữu trong tương lai mà không chịu rủi ro về tỷ giá

- Không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng: giao dịch hoánđổi ngoại tệ kết hợp hai giao dịch ngược chiều nhau với cùng số lượng ngoại tệ nên

Trang 38

khi thực hiện giao dịch, trạng thái ngoại tệ của ngân hàng sẽ bị triệt tiêu Do vậy,nhiều ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ để phục vụ nhu cầu ngoại tệtrong tương lai nhưng không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của ngân hàng.

- Giúp điều chỉnh kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn đã ký như kéo dài thời hạnhợp đồng hoặc rút ngắn thời hạn hợp đồng

Trong các mục đích trên thì mục đích để giúp ngân hàng cân đối được nguồn vốn

mà không chịu rủi ro về tỷ giá là mục đích chính, các ngân hàng thường sử dụng đểlinh hoạt phục vụ nhu cầu về vốn theo từng đồng tiền của mình

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất hữu hiệu

và ưu việt so với các hợp đồng phái sinh tiền tệ khác bởi người mua quyền chọnđược quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng đã ký Điều này cho phépngười mua quyền chọn tránh được rủi ro tỷ giá khi dự đoán sai xu hướng của thịtrường và tỷ giá biến động ngược chiều Rủi ro của người mua quyền chọn khi đóchỉ giới hạn trong số tiền phí mua hợp đồng quyền chọn

Đối với các ngân hàng, trong trường hợp cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảmcho trạng thái ngoại tệ trường thì ngân hàng có thể sử dụng chiến lược mua quyềnchọn bán, bán quyền chọn mua hoặc kết hợp cả hai hợp đồng Trường hợp cầnphòng ngừa rủi to tỷ giá tăng cho trạng thái ngoại tệ đoản, ngân hàng có thể sử dụngchiến lược mua quyền chọn mua, bán quyền chọn bán hoặc đồng thời kết hợp cả haihợp đồng

Trên thực tế, để bảo hiểm rủi ro tỷ giá hiệu quả, các ngân hàng thường kếthợp nhiều hợp đồng quyền chọn lại để tạo thành các chiến thuật quyền chọn Sauđây là một số chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng:

Trang 39

Bảng 1.3: Các chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng

1 Long Spread Mua 1 quyền chọn mua ở giá

thực hiện E1 và bán 1 quyềnchọn mua ở giá thực hiện E2 vớiE1 < E2

Dự báo tỷ giá giao ngaytương lai S > E2

2 Short Spread Mua 1 quyền chọn bán ở giá

thực hiện E1 và bán 1 quyềnchọn bán ở giá thực hiện E2 vớiE1 > E2

Dự báo tỷ giá giao ngaytương lai S < E2

3 Long Strangle Mua 1 quyền chọn mua ở giá

thực hiện E1 và mua 1 quyềnchọn bán ở giá thực hiện E2 vớiE1 > E2

Dự báo tỷ giá giao ngaytương lai S < E2 hoặc S >E1

4 Short Strangle Bán 1 quyền chọn mua ở giá

thực hiện E1 và bán 1 quyềnchọn bán ở giá thực hiện E2 vớiE1 > E2

Dự báo thị trường đingang, E1 > S > E2

5 Long Butterfly Bán 1 quyền chọn mua ở giá

thực hiện E1, Bán 1 quyền chọnmua ở giá thực hiện E2, Mua haiquyền chọn mua ở giá thực hiệnE3 với E1 < E3 < E2

Dự báo tỷ giá giao ngaytương lai S < E1 hoặc S <E2

quyền chọn bán ở giá thực hiệnE

Dự báo thị trường đi ngan

1.2.2.5 Điều kiện để thực hiện các công cụ quản trị rủi ro tỷ giá

a Điều kiện pháp lý

Cơ sở pháp lý là điều kiện tiên quyết quyết định đến việc thực hiện quản trịrủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.Các cơ quan quản trị như Chính phủ, NHNN cần ban hành các văn bản tạo hànhlang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như các nghiệp vụ, công

cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Cụ thể, các văn bản pháp luật về công cụ phái sinh tiền

tệ phải chi tiết, đầy đủ và có các hướng dẫn thực hiện rõ ràng Có như vậy thì các

Trang 40

chủ thể tham gia sử dụng các sản phẩm, công cụ phái sinh mới có thể thống nhấttrong việc thực hiện Quan trọng nhất là phải tạo điều kiện cho các chủ thể tham giavào thị trường một cách tích cực và lành mạnh, khuyến khích phát triển thị trườngcông cụ phái sinh tiền tệ.

b Điều kiện về thị trường

Các ngân hàng chỉ có thể áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá khithị trường ngoại hối đã phát triển tới một mức độ nhất định Hay nói cách khác, hệthống tài chính đòi hỏi phạt đạt đến một trình độ nhất định để tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển của các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh tiền tệ nói riêng.Nếu thị trường ngoại hối phát triển với đầy đủ các thiết chế, các công cụ để điềuhành, có khả năng đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ thì việc quảntrị rủi ro tỷ giá của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn Khi đó các ngân hàng sẽ cóđược những thông tin đầy đủ hơn giúp cho việc dự báo biến động tỷ giá, đánh giáthị trường chính xác và dễ dàng hơn

c Điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

Để áp dụng được các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đòi hỏi thị trường vàcác ngân hàng phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tiêntiến, đáp ứng được các nghiệp vụ phức tạp Ví dụ như để tạo điều kiện cho cácnghiệp vụ phái sinh tiền tệ phát triển, hệ thống thanh toán phải đáng ứng được vềquy mô và hiệu suất, có hệ thống thanh toán tự động, thanh toán bù trừ, có trungtâm thanh toán tập trung Để phát triển thị trường phi tập trung, nơi diễn ra hầu hếtcác giao dịch phái sinh tiền tệ thì hệ thống mạng internet, mạng lưới viễn thông phảihiện đại, đảm bảo các giao dịch diễn ra chính xác, nhanh chóng Ngoài ra, hệ thốnglưu trữ thông tin, hạ tầng công nghệ thông tin phải đủ lớn để đáp ứng được việc lưutrữ thông tin, cập nhật thông tin liên quan đến tỷ giá, lãi suất, biến động của thịtrường cũng như việc xử lý dữ liệu, tự động tính toán lãi lỗ, hạch toán kế toán…Tuy nhiên các ngân hàng trước khi trang bị cho mình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và côngnghệ hiện đại hơn cũng cần phải xem xét đến quy mô, mô hình tổ chức của ngânhàng mình có phù hợp không

d Điều kiện về nhân sự

Ngày đăng: 08/10/2019, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngân hàng nhà nước (2015), thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 về việc ban hành “Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thịtrường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoạihối
Tác giả: Ngân hàng nhà nước
Năm: 2015
3. Ngân hàng nhà nước (2016), thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về việc ban hành “Quy định tỷ lệ an toàn vốn với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định tỷ lệ an toàn vốn với ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tác giả: Ngân hàng nhà nước
Năm: 2016
12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2016), Quyết định số 749/2016/QĐ-HĐQT-NHCT51 ngày 15/7/2016 về việc ban hành:“Quy định khung Quản trị rủi ro thị trường Sổ kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định khung Quản trị rủi ro thị trường Sổ kinh doanh trong hệthống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Năm: 2016
13. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2016), Quyết định số 2797/2016/QĐ-TGĐ-NHCT51 ngày 30/09/2016 về việc ban hành:“Quy trình quản trị rủi ro thị trường Sổ Kinh doanh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình quản trị rủi ro thị trường Sổ Kinh doanh
Tác giả: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Năm: 2016
14. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2013), công văn số 2068/2013/QĐ-TGĐ-NHCT21 ngày 28/06/2013 về việc ban hành “Quy trình mua bán ngoại tệ áp dụng tại chi nhánh trong hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quytrình mua bán ngoại tệ áp dụng tại chi nhánh trong hệ thống ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Năm: 2013
15. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2015), công văn số 13429/TGĐ-NHCT21 ngày 17/11/2015 về việc ban hành: “Xây dựng và niêm yết tỷ giá mua bán ngoại tệ tại chi nhánh NHCTVN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và niêmyết tỷ giá mua bán ngoại tệ tại chi nhánh NHCTVN
Tác giả: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Năm: 2015
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 Khác
4. Ngân hàng nhà nước (2014), dự thảo thông tư quy định về hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.1.2. Sách tham khảo Khác
5. Đỗ Linh Hiệp (1999), Thanh toán quốc tế- Tài trợ ngoại thương và Kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
6. Lê Văn Tề (2002), Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Nghiệp vụ Option, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Văn Tiến (2006), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
11. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.1.3. Các tài liệu khác Khác
16. Báo cáo thường niên của VietinBank các năm từ 2014 đến 2016.2. Tài liệu tiếng Anh Khác
17. Mishkin (2005), The Economics of Money, Banking, and Financial Market, Columbia University Khác
18. Peter Rose (2004), Commercial bank management, 4th edition Khác
19. Peter Rose (2013), Bank management &amp; Financial service, 9th edition Khác
20. Shanni Shamah (2003), Foreign Exchange Prime, Wiley Finance Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w