1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng mường ở huyện phù yên sơn la

160 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 3,98 MB

Nội dung

Khi tìm hiểu từ vựng của một ngôn ngữ, việc xác định những từ ngữ được liên kết với nhau thành một hoặc những tập hợp nhờ có chung một hoặc một số thành tố nghĩa có thể giúp làm sáng rõ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ KIM THOA

TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG MƯỜNG

Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ KIM THOA

TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG MƯỜNG

Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép

của ai Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học

của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Thoa

Trang 4

Xin cảm ơn các bác, các anh chị người Mường ở Phù Yên - Sơn La đã cung cấp những tư liệu quý có liên quan đến luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường THPT Nam Triệu, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Thoa

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng và quy ước trình bày iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận văn 4

6 Bố cục luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 5

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

1.1.1 Những nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa 5

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về người Mường, tiếng Mường và các từ ngữ chỉ ẩm thực Mường 9

1.2 Cơ sở lí luận 12

1.2.1 Định danh 12

1.2.2 Nghĩa và trường từ vựng 14

1.2.3 Từ ngữ và cấu tạo từ 17

1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 19

1.2.5 Khái quát về ẩm thực 21

1.3 Cơ sở thực tiễn 25

1.3.1 Vài nét về người Mường 25

1.3.2 Đặc điểm tiếng Mường 28

1.4 Tiểu kết 30

Trang 6

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG

MƯỜNG Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA 32

2.1 Khái quát về kết quả khảo sát 32

2.2 Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường xét về hình thức 33

2.3 Các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường xét về quan hệ giữa các thành tố 39

2.4 Các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường xét về phương thức định danh 43

2.4.1 Khái quái về các phương thức định danh 43

2.4.2 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến nguyên liệu chính 44

2.4.3 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến phương thức chế biến 46

2.4.4 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến đặc tính: hương vị, màu sắc 48

2.4.5 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến gia vị 50

2.4.6 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến cách bảo quản 51

2.5 Tiểu kết 53

Chương 3: VĂN HÓA MƯỜNG QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA 54

3.1 Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh các mối quan hệ của người Mường với tự nhiên và xã hội 54

3.2 Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, tập tục của người Mường 59

3.3 Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh đời sống lao động sản xuất của người Mường 73

3.4 Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh quan niệm về sức khỏe và bệnh tật của người Mường 75

3.5 Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh kinh nghiệm và khẩu vị độc đáo của người Mường về ẩm thực 77

3.6 Tiểu kết 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

2.7 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến gia vị 49

2.8 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến cách

2 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

Hiện nay, ở Sơn La, tiếng Mường chưa có chữ viết chính thức, nhưng ở

các địa phương như Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La , người Mường đã tự chế

tác chữ Mường và dùng để ghi chép hàng ngày, những tác phẩm văn học dân

gian, các sáng tác văn học và trong một số ấn phẩm khác

Tháng 6 năm 2016, UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt bộ chữ Mường và

có “Kế hoạch triển khai ứng dụng bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” tháng 10

năm 2016 Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đã có công bố bộ sách tiếng Mường và

đưa vào giảng dạy

Trong luận văn này, các ví dụ tiếng Mường được ghi bằng chữ Mường tỉnh

Hòa Bình

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Khi tìm hiểu từ vựng của một ngôn ngữ, việc xác định những từ ngữ

được liên kết với nhau thành một hoặc những tập hợp nhờ có chung một hoặc một số thành tố nghĩa có thể giúp làm sáng rõ những đặc trưng và quan hệ trong cơ cấu nghĩa, về sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng của ngôn ngữ đang xét Qua đó, có thể rõ hơn về quan hệ hệ thống về hiện thực trong từ vựng, cách định danh hay sự ghi nhận bằng phương tiện ngôn ngữ, đối với các sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan Đây là công việc cần thiết trong nghiên cứu các ngôn ngữ, trong đó có tiếng Mường

1.2 Trong đời sống xã hội của một cộng đồng, “ăn, mặc, ở, đi lại” là

điều kiện tồn tại và phát triển của con người Trong đó, ẩm thực (ăn, uống, hút)

có thể xem là một phần quan trọng nhất, được quan tâm nhiều nhất Ẩm thực không chỉ để nuôi dưỡng con người mà còn gắn liền với vốn văn hóa truyền thống, phản ánh những mối quan hệ phong phú và phức tạp của con người với thế giới xung quanh

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc Các dân tộc thiểu số ở các địa phương có những tập quán ẩm thực riêng Việc tìm hiểu, nghiên cứu các từ ngữ thuộc văn hóa ẩm thực của một dân tộc như người Mường có thể cho ta cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về những đặc trưng văn hóa của họ, từ đó giúp ta có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về ý nghĩa văn hóa hàm chứa trong “ẩm thực”, có thể hiểu được phần nào cách ứng xử với tự nhiên và xã hội của cộng đồng này

1.3 Dân tộc Mường là một dân tộc có số dân đông (Theo số liệu Tổng

điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có số dân 1.268.963 người, xếp thứ 4 ở

Việt Nam) Người Mường được biết đến là cộng đồng có một nền văn hóa đặc sắc và có ngôn ngữ tộc người riêng biệt - tiếng Mường Ở Sơn La, dân tộc Mường là dân tộc chiếm 8,4% dân số, cư trú chủ yếu ở các huyện Phù Yên,

Trang 9

Bắc Yên, Mộc Châu Ở huyện Phù Yên có 46.218 người Mường, chiếm 43,89% dân số

Hiện nay, cũng như nhiều ngôn ngữ ở Việt Nam, tiếng Mường nói chung

và tiếng Mường ở Phù Yên - Sơn La ít có cơ hội được phát triển Nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường ít người biết đến, việc nghiên cứu các mặt của ngôn ngữ dân tộc Mường chưa được quan tâm đầy đủ và sâu sắc

Chọn đề tài nghiên cứu về các từ ngữ thuộc trường “ẩm thực”, tác giả

luận văn mong có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về tiếng Mường, đồng thời về văn hóa ẩm thực nói riêng, văn hóa truyền thống của người Mường nói chung, được phản ánh qua ngôn ngữ, qua nghiên cứu trường hợp ở một địa phương cụ thể: Phù Yên - Sơn La Qua đó tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, bảo tồn và phát triển tiếng Mường và quảng bá về các món ăn của dân tộc Mường

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm cấu trúc và định danh (cách đặt tên) những “đồ ăn, thức uống và đồ hút” trong tiếng Mường, khái quát một số nét văn hóa đặc sắc cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua lớp từ ngữ này Qua đó, góp phần giới thiệu và bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Mường

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đến từ ngữ, trường từ vựng ngữ nghĩa và văn hoá ẩm thực cũng như đặc điểm chính của tiếng Mường

về cội nguồn, loại hình, cấu trúc

- Thứ hai, thu thập tư liệu về từ ngữ tiếng Mường chỉ đồ ăn, thức uống và

đồ hút trong sinh hoạt hằng ngày, trong các sách vở và vốn văn hóa dân gian, qua điều tra thực tế

Trang 10

- Thứ ba, miêu tả đặc điểm hình thức và định danh của các từ ngữ chỉ ẩm thực Tìm hiểu và chỉ ra đặc điểm văn hóa của người Mường trên địa bàn tỉnh Sơn La qua các từ ngữ trên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là nhóm các từ ngữ chỉ ẩm thực (đồ ăn, thức uống và đồ hút) trong tiếng Mường trên địa bàn huyện Phù Yên- tỉnh Sơn La

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Do trường từ vựng thuộc văn hóa ẩm thực khá rộng, cho nên luận văn chỉ dừng lại khảo sát những từ ngữ chỉ gọi tên (những đồ ăn, thức uống và đồ hút) trong tiếng Mường

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu về vốn từ ngữ chỉ “đồ ăn, thức uống, đồ hút” của người Mường được thống kê từ hai nguồn chủ yếu:

Thứ nhất, trên cơ sở khảo sát điền dã tìm hiểu thực tế tiếng Mường

trong đời sống ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Thứ hai, tham khảo từ các nguồn:

1 Từ điển Mường - Việt của Nguyễn Văn Khang - chủ biên (2012), Nxb

Văn hóa dân tộc Hà Nội

2 Đẻ đất đẻ nước, Sử thi Mường của Đặng Văn Lung, Vương Anh,

Hoàng Anh Nhân

3 Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình của Bùi Chỉ, Nxb văn

hóa dân tộc Hà Nội (2001)

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp miêu tả: để phân tích các đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường, từ đó rút ra các quy luật chung của các từ ngữ này Sử dụng các thủ pháp luận giải bên trong (phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp đối lập, thủ pháp phân tích nét nghĩa

Trang 11

và xác định các trường nghĩa…) để tiến hành phân loại, hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngữ thành các nhóm, các tiểu hệ thống

- Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: để thu thập tư liệu một cách hiệu quả về các từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thủ pháp bên ngoài như thống kê phân loại, tri thức về văn hóa tộc người… để đánh giá nhóm từ ngữ này trên bình diện văn hóa (theo hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - văn hóa học)

5 Đóng góp của luận văn

5.1 Về lí luận

Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu hệ thống về các từ ngữ chỉ văn hóa

ẩm thực trong tiếng Mường trên địa bàn tỉnh Sơn La Do vậy luận văn sẽ cung cấp thêm những cứ liệu về những đặc điểm của một lớp từ trong nghiên cứu từ vựng học và hệ thống từ vựng văn hóa các ngôn ngữ ở Việt Nam

5.2 Về thực tiễn

Kết quả của luận văn có thể cung cấp thêm tư liệu trong việc tìm hiểu, biện giải những nét văn hóa (đặc biệt là văn hóa ẩm thực) của cư dân Mường nói chung và cộng đồng người Mường trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nói riêng Từ đó góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường cũng như các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Hướng tới biên soạn một cuốn từ điển ẩm thực về người Mường nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn

gồm các chương mục chính sau:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Đặc điểm các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện

Phù Yên - Sơn La

Chương 3: Văn hóa Mường qua các từ ngữ chỉ ẩm thực ở huyện Phù

Yên - Sơn La

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa

Trong quá trình phát triển, có nhiều hướng quan niệm về trường từ vựng Ứng với các quan niệm ấy là các hệ thống phân loại trường khác nhau Theo các tài liệu hiện có, có hai khuynh hướng chính nghiên cứu trường từ vựng:

Khuynh hướng 1: coi trường từ vựng là tất cả những từ có phạm vi quan

hệ đồng nhất về khái niệm Đại diện cho khuynh hướng nghiên cứu này là các tác giả: J Trier, L Weisgerber, Hallig, W Von Warburg… Họ đại diện của trường phái Humboldt mới trong ngữ nghĩa học Trong đó J Trier và

Weisgerber được coi là những người đầu tiên đưa ra khái niệm về trường

Công trình “Der deutsche Wortschatz im Sinnbezirk des Verstandes Die Geschichte eines sprachlichen Feldes" (1931) của J Trier đã đưa ra một quan

niệm mới khi nghiên cứu nghĩa học Theo ông “mặt nghĩa của ngôn ngữ có một

kết cấu chặt chẽ được phân chia thành những trường hoặc những phạm vi khái niệm một cách rõ ràng Những phạm vi đó tồn tại trong ý thức ngôn ngữ của

một cộng đồng ngôn ngữ nào đó” [79, tr.39] Lí thuyết trường của Trier thường được coi là trường đối vị (dọc), liên quan đến các mối quan hệ đối vị giữa các

từ như hiện tượng hạ danh (tôn ti), đồng nghĩa, trái nghĩa

L.Weisgerber đã có những quan điểm bổ sung cho quan điểm lí thuyết trường của J.Trier Ông chia các trường thành trường một tầng và trường nhiều tầng, trong đó, trường một tầng là kết quả của cái mà chúng ta nhìn xuất phát từ một quan điểm duy nhất, còn trường nhiều tầng là kết quả của hai hay nhiều quan điểm

Khuynh hướng thứ 2: coi trường từ vựng là tất cả những từ có quan hệ

đồng nhất về nghĩa

Trang 13

Các nhà ngôn ngữ thời kì ngữ nghĩa học hiện đại đã xây dựng lí thuyết trường nghĩa dựa trên các tiêu chí hoàn chỉnh hơn Theo đó, các tác giả cũng

đưa ra được tiêu chí phân lập trường nhất quán: trường nghĩa là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa

1.1.1.1 Ở nước ngoài

Lí thuyết trường từ vựng (theory of lexcical field) đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nghiên cứu nghĩa học Thuật ngữ trường từ vựng (lexcical field) còn được gọi là trường nghĩa (sematic field) Lí thuyết trường từ vựng xuất phát

từ tư tưởng của H Humboldt và các quan điểm của Pokrovsky, Osthoff và đặc

biệt là những phát hiện sau này của Saussure: ngôn ngữ là một hệ thống được

tổ chức chặt chẽ, trong đó giá trị của nghĩa một yếu tố ngôn ngữ phụ thuộc vào

sự có mặt của các yếu tố ngôn ngữ khác, đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của

lí thuyết trường từ vựng (trường nghĩa/ trường từ vựng ngữ nghĩa)

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt (1983),

đã chỉ ra đặc tính của hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa trong quan

Trang 14

hệ về nghĩa giữa các từ trong tiếng Việt Ông đã đưa ra vấn đề lí thuyết về loạt nghĩa và tính hệ thống của các đơn vị nghĩa của từ Gần đây, trong cuốn chuyên

khảo tổng hợp Từ và từ vựng học tiếng Việt, tác giả đã tập trung làm rõ quan

niệm về trường nghĩa và có đề xuất phân biệt khái niệm trường từ vựng và trường nghĩa Theo tác giả, hai thuật ngữ này ban đầu được các học giả dùng như nhau, có thể thay thế cho nhau Song, sau này, các nhà ngôn ngữ học hiện đại đã quan tâm đến các yếu tố ngoài lời của ngôn ngữ (ngữ cảnh) mà gắn với nó là hiện tượng đa nghĩa nên cho rằng không thể đồng nhất khái niệm trường từ vựng với khái niệm trường nghĩa

Khi tìm hiểu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ

đã vận dụng lí thuyết trường từ vựng Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những công trình đi theo hướng này còn rất khiêm tốn

Đến nay, lí thuyết trường từ vựng vẫn được vận dụng tích cực để nghiên cứu trên những tư liệu mới, vẫn được đánh giá cao khi nghiên cứu các trường hợp cụ thể trong một hay vài ngôn ngữ Trên thực tế, lí thuyết trường từ vựng được vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau: chỉ ra các đặc trưng văn hóa; đặc điểm của các ngôn ngữ; ngôn ngữ trong các loại văn bản khác nhau…

1.1.1.3 Những nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường

Qua tìm hiểu ban đầu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc và văn hóa Mường ở Việt Nam Một số công trình tiêu biểu như sau:

Tác giả Lâm Tâm đã viết bài Tên gọi của người Mường và mối quan hệ giữa tên gọi của người Mường với người Việt, “Nghiên cứu lịch sử”, số 32,

1961, tr 47 Ở cuốn sách này, tác giả đã làm rõ tên gọi của người Mường cũng như mối quan hệ từ xa xưa của người Việt và người Mường

Bàn về mối quan hệ của hai dân tộc Việt-Mường, tác giả Nguyễn Đình

Khoa viết Về mối quan hệ Việt Mường trên cơ sở tài liệu nhân chủng học,

Trang 15

“Nghiên cứu lịch sử”, số 125,1969 Cùng đề tài về mối quan hệ của hai dân tộc Việt-Mường, tác giả Nguyễn Dương Bình đã viết bài Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt Mường trong lịch sử, “Thông báo dân tộc học”, số 1, 1973, tr.25

Tác giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Dương Bình có bài viết Một vài nhận xét về mối quan hệ Mường Việt qua quá trình phân hóa giữa tộc Mường

và tộc Việt, “Thông báo khoa học” (sử học) Trường Đại học Tổng hợp Hà

Tác giả Chu Thái Sơn có bài viết Qúa trình hình thành một nhóm địa phương Mường - người Au Tá ở Hòa Bình, “Tạp chí dân tộc học”, số 3,

Trong cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Nxb Văn hóa

dân tộc, Hà Nội (2001), tác giả Bùi Chỉ đã đề cập tương đối cụ thể về ẩm thực Mường.Tác giả đã phân tích những tác động của môi trường tự nhiên đến nguồn nguyên liệu chế biến món ăn, các kỹ thuật chế biến đồ ăn uống và ứng

Trang 16

xử trong ăn uống của người Mường Qua đó có thể thấy được những nét văn hóa đặc sắc của người Mường

Trong cuốn Nhạc lễ của người Mường và người Thái ở Phù Yên, tỉnh Sơn La, NXB KHXH, Hà Nội (2005), tác giả Đinh Văn Ân đã đi sâu nghiên

cứu về những nét văn hóa lễ hội của người Mường ở Phù Yên, Sơn La

Nghiên cứu về văn hóa Mường không thể không nhắc đến bộ sử thi

Mường nổi tiếng Đẻ đất đẻ nước, bộ gần đây nhất do Đặng Văn Lung, Vương

Anh, Hoàng Anh Nhân biên soạn, NXB thông tấn xã Việt Nam, 2012 Đây là một bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm của người Mường về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới

Tác giả Cao Sơn Hải cuốn Lễ tục vòng đời người Mường, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội (2013), đã chú trọng miêu tả những nét văn hóa lễ tục trong đời sống của cộng đồng người Mường ở Thanh Hóa

Tác giả Tạ Đức viết cuốn sách Nguồn gốc người Việt - người Mường (Nxb Tri Thức, H., 2013) Trong cuốn sách của mình, tác giả Tạ Đức

đã bàn kĩ về nguồn gốc của người Việt và người Mường

Qua những công trình vừa dẫn ra ở trên, có thể thấy các nhà nghiên cứu

đã dành nhiều chú ý cho văn hóa ẩm thực dân gian Mường, xét về phương diện dân tộc học

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về người Mường, tiếng Mường và các từ ngữ chỉ

ẩm thực Mường

1.1.2.1 Những nghiên cứu về tiếng Mường

Nghiên cứu về tiếng Mường có một quá trình khá dài, với sự ghi nhận qua một số công trình tiêu biểu như:

Bàn về mối quan hệ giữa Người Mường và người Kinh, tác giả Nguyễn

Thế Phương có bài viết Tiếng Mường và mối quan hệ về nguồn gốc giữa người Mường, người Kinh, Tập san Văn - Sử - Địa”, số 42, 1958, tr.68

Trang 17

Tác giả Nguyễn Phan Cảnh, Khảo sát về thanh điệu tiếng Mường (phương ngôn Mường Bi) trong các từ tách rời, “Thông báo khoa học” (ngữ

văn), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, t I, 1962, tr.136

Tác giả Đoàn Thiện Thuật có bài viết, Lược ghi về thanh điệu tiếng Mường Ngọc Lạc - Thanh Hóa, “Thông báo khoa học” (ngữ văn) Trường Đại

Mường một số vùng quanh Hòa Bình của tác giả Nguyễn Văn Tài

Tác giả Phạm Viết Dương có bài viết Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt - Mường, “Ngôn ngữ”, số I, 1979, tr.46

Cuốn từ điển do tác giả Nguyễn Văn Khang - chủ biên (2012): Từ điển Mường - Việt, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội

Trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Từ

điển Bách khoa, Hà Nội (2012) do Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông, các tác giả đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam và đặc điểm về chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có tiếng Mường

Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Tài đã xuất bản công trình ông theo đuổi

suốt đời: Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, Nxb Từ điển Bách khoa,

Hà Nội Trong sách, tác giả đã xuất phát từ ngữ âm của một thổ ngữ (Mường Bi), tiến hành mô tả ngữ âm các phương ngôn, bàn về vấn đề xây sựng một hệ thống phiên âm tiếng Mường

Có thể thấy rằng, trong thời gian qua các nhà nghiên cứu đã tập trung tới nhiều khía cạnh cụ thể của tiếng Mường như: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Mường, mối quan hệ giữa tiếng Mường với tiếng Việt, hệ thống chữ viết, các

Trang 18

quy tắc chính tả và ngữ pháp Mường; vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tình hình sử dụng ngôn ngữ… Đặc biệt, để góp phần duy trì văn hoá các dân tộc mà tiếng dân tộc là một đặc trưng, những bộ sách giáo khoa dạy - học tiếng Mường,

từ điển đối dịch cũng đã được biên soạn nhằm đáp ứng nguyện vọng, mong muốn duy trì và phát triển ngôn ngữ văn hoá của đồng bào Mường

Trong quá trình chuẩn bị thực hiện, luận văn đã có cơ hội được tiếp cận với những tài liệu, những công trình trên Trên cơ sở đó, đã phần nào kế thừa được những giá trị khoa học, những phương pháp nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đi trước để hoàn thành nhiệm vụ khoa học của đề tài

1.1.2.2 Những nghiên cứu về từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường

Ẩm thực của người Mường rất đặc sắc và độc đáo, ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ dưỡng, góp phần đem lại

sự tự hào cho con người xứ Mường Đối với người Mường, ẩm thực không đơn

thuần là đồ ăn thức uống mà chứa đựng trong đó là cả một nền văn hóa lâu đời

Trong số những tài liệu kể trên, có duy nhất cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Nxb văn hóa dân tộc (2011) của tác giả Bùi Chỉ là một

chuyên khảo về ẩm thực Mường Cuốn sách này tác giả chủ yếu đề cập văn hóa

ẩm thực dân gian và giới thiệu một số món ăn của người Mường ở Hòa Bình

Trong các công trình nghiên cứu về ẩm thực liên quan đến tiếng Mường

có luận văn “Văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Nguyệt Tác giả đã miêu tả và nhận xét về văn hóa ẩm thực của người Mường trong cuộc sống hàng ngày và trong các dịp lễ tết

Trong các tư liệu hiện có, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện về nhóm từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Do đó, chọn thực hiện đề

tài Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường, chúng tôi mong muốn đóng góp

thêm những nghiên cứu mới mẻ về khía cạnh ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa thú vị này

Trang 19

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Định danh

1.2.1.1 Khái niệm định danh

Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng của đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, đó là từ Chức năng định danh được coi là một trong các tiêu chí để xác định từ Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan để tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các từ, tổ hợp từ, thành ngữ, câu

“Định danh” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh, có nghĩa là “tên gọi” Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên Đó là chức năng của

đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ Đối tượng của lý thuyết định danh là nghiên cứu

mô tả những quy luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về tác động qua lại giữa tư duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh Tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ

sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ hiện thực - khái niệm - tên gọi Lí thuyết định danh phải nghiên cứu, mô tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức tương ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó Chính mối tương quan giữa cái biểu nghĩa, cái biểu vật và

xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh

Trang 20

Trong các đơn vị ngôn ngữ, nếu câu là đơn vị có chức năng thông báo thì

từ là đơn vị có chức năng định danh rõ nhất Nói cách khác, chức năng định danh được coi là một trong những tiêu chí để xác định từ Tác giả Đỗ Hữu

Châu có viết: “Từ là đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau trong quá trình trao đổi Từ có âm thanh và hình thức Tuy vậy, âm thanh và hình thức chỉ là những phương tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng” [7, tr 331]

Các đơn vị từ ngữ là những đơn vị định danh, được coi là đối tượng để

xem xét về mặt cấu trúc, cách định danh và văn hoá, khi tìm hiểu về ẩm thực

1.2.1.2 Định danh trong ngôn ngữ

Trong đời sống con người, việc định danh có vai trò đặc biệt quan trọng Trước hết, định danh thể hiện quá trình nhận thức của con người về thế

giới.Việc gọi tên hay (sử dụng phương thức định danh) đối với các hiện tượng

trong thế giới khách quan chính là sự thể hiện khả năng tư duy của con người trong đời sống xã hội Định danh là cách cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách thành các đoạn của hiện thực khách quan, trên

cơ sở đó hình thành khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các đơn vị ngôn

ngữ (đơn vị định danh) Chức năng định danh được coi là một trong những căn

cứ để xác định từ ngữ dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan Một trong số những nguyên tắc cơ bản trong định danh là lựa chọn những đặc trưng tiêu biểu và dễ nhận biết Với nguyên tắc này, những đặc trưng được tri nhận để gọi tên sẽ là dấu hiệu khu biệt, giúp người nói liên tưởng và hình dung đầu tiên đến sự vật, hiện tượng

Tìm hiểu từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường dưới góc độ định danh, chúng tôi quan niệm rằng: Các đơn vị từ, ngữ đặc biệt là các danh từ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường chính là các đơn vị định danh Chúng tôi sẽ tìm

Trang 21

hiểu, nghiên cứu nhóm từ ngữ này trên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác

1.2.2 Nghĩa và trường từ vựng

1.2.2.1 Nghĩa là gì?

Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa (đặc biệt về nghĩa của từ) Sở

dĩ như vậy vì khái niệm “nghĩa” rất trừu tượng (so với từ và các đơn vị ngôn

ngữ khác)

Từ “nghĩa” trong tiếng Việt được hiểu là: 1 Nội dung diễn đạt của một

kí hiệu, đặc biệt của kí hiệu ngôn ngữ Những nghĩa của từ “đánh” Tìm hiểu

nghĩa của câu 2 (thường dùng sau có) Cái nội dung làm thành giá trị Lao

động làm cho cuộc sống trở nên có nghĩa

Tác giả Vũ Đức Nghiệu nhấn mạnh: “Nghĩa của ngôn ngữ là những nội dung phản ánh về thế giới mà chúng ta đang tồn tại trong đó hoặc một thế giới tưởng tượng nào đó, được ngôn ngữ biểu thị” [17, tr 312] “(…) Nó rất đa diện và phức tạp Đó là sự phản ánh, biểu hiện mang tính ngôn ngữ, bằng những cách thức ngôn ngữ” [17, tr 314]

Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính quy ước là nhờ người nói và người nghe (bản ngữ) ước định với nhau: âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện tượng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tượng kia v.v Như vậy, mặt vật chất

và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc và là điều kiện tồn tại của nhau Đồng thời, cũng như các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này (từ

và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ Tách ra khỏi hệ thống, chúng không tồn tại nữa

Vậy Nghĩa là gì? Câu trả lời được tìm thấy trong quan niệm đã được

nhiều nhà ngôn ngữ học đồng tình như sau:

Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ Mối liên hệ này được hiểu là “nghĩa”

Trang 22

Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), người ta phân biệt các thành phần

như: nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện tượng

cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với

ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tượng được phản

ánh vào ý thức con người) Ngoài ra, người ta còn phân biệt nghĩa cấu trúc - là

mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống, nghĩa ngữ dụng - là mối

liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của người sử dụng

Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên, người ta đề xuất nhiều cách, trong đó thường được sử dụng hơn cả là làm cho

cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh Ngữ cảnh được hiểu là chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh

nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa Ngữ cảnh, có thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể)

Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, phải xem xét trong quá trình hành chức của nó (là cấu tạo từ, và được nghĩa này thể hiện ở cơ cấu nghĩa của từ) Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ, trong

đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu Như vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới được hiện thực hoá và xác định Hơn thế nữa, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời người nói cũng

có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn ngữ của mình: đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa

Trang 23

được hiểu là từ vị hoặc đơn vị thành ngữ Mà từ vị là một từ xét theo một nhĩa duy nhất được xác định rõ, đi kèm với những thông tin về sự hoạt động của nó trong một văn bản Đơn vị thành ngữ là một ngữ xét theo một nhĩa duy nhất được xác định rõ, đi kèm với tất cả các thông tin về hoạt động của nó trong một văn bản

Trường nghĩa cần được phân biệt với trường từ vựng Trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này

Trường nghĩa là lí thuyết xuất phát từ những tiền đề của trường phái Humboldt mới và phần nào từ những tư tưởng của F.de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp cấu trúc trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ

Nghĩa từ vựng là sản phẩm hoạt dộng tư duy con người, hình thành trong quá trình hoạt động tích cực của người nói/viết Đó là nghĩa riêng, vốn

có của từ, ngữ Nghĩa từ vựng mang tính khái quát hóa, là sự khái quát từ sự vật hiện tượng trong đời sống hằng ngày và rộng hơn khái niệm (của triết học) bởi nó thường bao gồm cả thành tố nghĩa đánh giá các thành tố khác

Nó là cấu trúc phức tạp được xác định bởi những thuộc tính chung của từ với

tư cách là kí hiệu

Nghĩa từ vựng thường đối lập với nghĩa ngữ pháp

Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp lại có cùng tính chất tương đối cố định, vững bền, là những sự kiện thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ

Trang 24

- Nghĩa biểu thái ứng với các chức năng biểu thái, lồng vào nghĩa cơ bản Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều tiểu trường nhỏ hơn, chẳng hạn:

Trường từ vựng chỉ về món ăn: cơm, phở, bún, cháo, xôi, chè, bánh, canh… Trường từ vựng chỉ cơm: cơm lam, cơm hến, cơm chay, cơm rang, cơm niêu…

Trường từ vựng chỉ xôi: xôi đậu xanh, xôi đậu đen, xôi gấc, xôi vò, xôi lạc, xôi sắn, xôi dừa, xôi hạt sen, xôi xéo…

Trường từ vựng chỉ về bánh: bánh chưng, bánh dày, bánh cuốn, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh dẻo, bánh xu xê, bánh bèo…

Trường từ vựng chỉ gia vị: muối, đường, ớt, nước mắm, giấm, dầu ăn, bột canh, toi, hành, sử, tiêu, gừng…

Trường từ vựng chỉ mùi vị: thơm, tanh, khét, lên men, chua, ôi, thiu, khét Trường từ vựng chỉ về rau: rau cải, rau muống, rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, rau cúc, rau lang, bắp cải, su hào…

Trường từ vựng chỉ củ, quả: cà rốt, khoai lang, khoai mì, khoai sọ, củ dong, củ dền, củ sen, củ cải, củ dền…

Trường từ vựng về thức uống: rượu, bia, cà phê, nước ngọt, nước trà, nước cam, nước chanh, nước dừa, nước khoáng…

Trường từ vựng chỉ về rượu: rượu đế, rượu vang, rượu nho, rượu chanh, rượu sâm, rượu cần, rượu táo, rượu rắn, rượu tắc kè…

Trường từ vựng về nước trà: trà xanh, trà sữa, trà đá, trà đào, trà sen, trà thảo mộc, trà gừng…

1.2.3 Từ ngữ và cấu tạo từ

1.2.3.1 Từ ngữ là gì?

a Từ là gì?

Các nhà ngôn ngữ học phương Đông đã xác định:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được sử dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu

Trang 25

Từ có thể được nhìn nhận từ nhiều phương diện khác nhau: ngữ âm - âm

vị học; ngữ nghĩa; ngữ pháp Trong nghiên cứu các ngôn ngữ như tiếng Mường

coi đơn vị “tiếng” (phonological word) - một đơn vị thuần túy âm vị học Đó có

thể là hình thức của từ đơn hoặc từ phái sinh, của một thành tố trong từ láy hoặc từ ghép (không phải là hình thức của cả từ láy hoặc từ ghép), với điều kiện nó chỉ được phát âm với một trọng âm, và trên chữ viết nó thường chiếm

vị trí giữa hai chỗ trống.Trong luận văn này, để tránh sự phân biệt giữa các

“thành tố”, tác giả xin lấy đơn vị “tiếng” là cơ sở để phân tích

b Ngữ là gì ?

Cấu tạo các đơn vị từ ngữ chỉ ẩm thực là kết hợp của hai hay hơn hai đơn

vị “tiếng” theo quan hệ chính phụ, để gọi tên sự vật, hiện tượng (định danh)

Trong luận văn này, để tránh sự không rõ ràng trong phân biệt từ và ngữ, tác giả xin gọi chung những đơn vị đang xét là “từ ngữ” (TN) để tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của chúng

c Cấu tạo từ ngữ là gì?

Có thể hiểu cấu tạo từ ngữ là việc tạo nên những đơn vị từ vựng mới theo những mô hình nhất định của hệ thống ngôn ngữ, phục vụ cho những nhu cầu diễn đạt mới của cộng đồng người nói

Sản phẩm của những cách cấu tạo từ ngữ có thể là các từ có trên một hình

vị (các từ phức - từ láy, từ ghép, từ phái sinh là kết quả của các phương thức láy, ghép và phụ tố), các ngữ chính phụ định danh

1.2.3.2 Các phương thức cấu tạo

Các phương thức phổ biến trong cấu tạo từ đã được sử dụng trong các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới là:

Phương thức phụ tố (còn gọi là “phương thức phụ gia”): là phương thức

cấu tạo từ bằng cách lựa chọn các “nguyên liệu” và kết hợp lại với nhau Các

thành tố trong sản phẩm của phương thức phụ tố là: “phụ tố” - chỉ các thành tố chỉ có ý nghĩa ngữ pháp; “căn tố” (còn gọi là gốc từ, từ căn ) - các thành tố

Trang 26

mang ý nghĩa từ vựng, chỉ sự vật hiện tượng, là phần gốc của từ Kết quả của phương thức phụ tố là các từ phái sinh

Cấu tạo từ bằng phụ tố tạo nên hàng loạt từ phái sinh có nét nghĩa chung

do một phụ tố (xuất hiện trong loạt các từ này) mang lại

Phương thức láy: là phương thức cấu tạo bằng cách lặp lại hoàn toàn

hoặc bộ phận đơn vị gốc, tạo thành đơn vị từ vựng mới trong đó có các thành tố liên quan với nhau chủ yếu là về ngữ âm, theo các quy tắc nhất định Kết quả của các phương thức láy là các đơn vị từ vựng láy

Phương thức láy tác động lên đơn vị gốc, tạo thành đơn vị từ vựng có hai (hoặc hơn hai) thành tố quan hệ với nhau về ngữ âm theo các quy tắc nhất định

Phương thức ghép (còn gọi là “phương thức ghép từ” hay “phương thức

hợp thành”): là phương thức cấu tạo từ ngữ bằng cách kết hợp các đơn vị từ vựng vốn riêng rẽ, độc lập với nhau, để tạo thành những đơn vị mới theo các quy tắc nhất định

Phương thức ghép tác động lên các đơn vị gốc tạo thành từ ngữ gồm các thành tố có quan hệ với nhau chủ yếu về nghĩa Phương thức này tạo thành hàng loạt đơn vị từ vựng gồm các thành tố được kết hợp theo cùng mô hình cấu tạo và có chung một kiểu ý nghĩa Kết quả của phương thức ghép là từ ghép và ngữ định danh

1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

1.2.4.1 Khái niệm “văn hóa”

Đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa Nhưng khái quát lại, văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra, thông qua các hoạt động của chính mình

Theo quan niệm của UNESCO (Uỷ ban giáo dục, khoa học và văn hóa

của Liên hợp quốc), “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối

Trang 27

sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” (1982)

Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn

Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là: 1 Những giá trị vật chất tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử : nền văn hóa của các dân tộc kho tàng văn hóa dân tộc 2 Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa chú

ý đời sống văn hóa của nhân dân 3 Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình

độ văn hóa học các môn văn hóa 4 Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh: người có văn hóa gia đình văn hóa mới 5 Nền văn hóa

một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có

những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn văn hóa rìu hai vai [Error!

Reference source not found., tr.1796]

Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hay văn hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể) Trong

quá trình hoạt động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất thuần túy, như việc con người biết chế tác công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, đền đài, thành quách, miếu mạo… còn văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác

vô cùng phong phú, sinh động

1.2.4.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, không thể tách rời Ngôn ngữ là

Trang 28

phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Ngôn ngữ là cơ sở, nền tảng của văn hóa Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ Theo tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng

văn hóa Việt [15, tr 51]: “Ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hóa của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm khác…Ngôn ngữ, nói một cách chính xác, là một hiện tượng văn hóa, nằm trong văn hóa Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau, giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau”

Do ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tương tự như là đặc tính thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ Mọi cấu trúc phân tích các đơn vị phạm trù của ngôn ngữ Nói một cách khác, các sự kiện ngôn ngữ đều đẳng cấu với các sự kiện văn hóa Khác với sự kiện văn hóa khác, ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa đặc thù, bởi: Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa nhưng lại đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác, là chỗ lưu lâu dài các sự kiện văn hóa; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng

Như vậy, có thể khảng định rằng, mỗi ngôn ngữ, tự thân, đều là sản phẩm văn hóa cộng đồng Mỗi một đân tộc đều có sản phẩm văn hóa trong đời sống Không những vậy, các dân tộc đều có cách nhìn nhận và thể hiện riêng

Do vậy có thể hiểu ngôn ngữ là tinh thần văn hóa dân tộc Từ đó, qua việc tìm hiểu một ngôn ngữ ta có thể thấy được những nét văn hóa riêng của dân tộc đó Việc tìm hiểu vốn từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La của chúng tôi cũng hướng vào mục đích đó

1.2.5 Khái quát về ẩm thực

1.2.5.1 Khái niệm “ẩm thực”

Trang 29

Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt, “ẩm” nghĩa là “uống”, “thực” nghĩa là

“ăn”, nghĩa hoàn chỉnh là “ăn uống” Ẩm thực Mường, theo tiếng Mường là ẩm thức Mường

Văn hóa học và dân tộc học quan niệm, ẩm thực còn có nghĩa là một

thành tố văn hóa của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen của một cộng đồng Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt

"văn hóa tinh thần" Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa ẩm thực là một phần văn

hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm , khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia Nó góp phần chi phối đến cách ứng

xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy

Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh

trong món ăn đó Theo nghĩa hẹp, văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu

vị, những ứng xử, tập tục, kiêng kị, những phương thức chế biến, bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn của con người

Nhu cầu cơ bản của con người là ăn và uống và sau này là hút, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chế độ xã hội Tuy nhiên, ở mỗi cộng đồng, do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lí, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử, nên những đồ ăn, thức uống và đồ hút cũng có sự khác nhau, quan niệm

về ẩm thực cũng khác nhau Từ đó hình thành những tập quán, phong tục về ẩm thực cũng khác nhau

Từ thời xa xưa, con người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên, những thứ thu nhặt, hái lượm được Sau đó, cùng với nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp, giàu dinh dưỡng”, cùng với sự gia tăng dân số, quan hệ xã hội

đa dạng hơn, sự mở rộng khu vực cư trú và những tiến bộ trong hoạt động kinh

tế, từ việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, con người đã biết trồng trọt, chăn nuôi Nhu cầu mua bán phát triển, nhu cầu giao

Trang 30

lưu văn hóa của các cộng đồng cũng ngày càng mở rộng nên nhu cầu về ẩm thực của con người đã dần thay đổi Ẩm thực và những tập quán ẩm thực mới

đã dần dần được hình thành và có tác động rất lớn đến đời sống con người

Như vậy, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải xem xét ở hai góc độ: văn

hoá vật chất (các món ăn) và văn hoá tinh thần (là cách ứng xử, giao tiếp trong

ăn uống hút, cùng với đó là nghệ thuật chế biến, ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh của các món ăn ẩm thực)

1.2.5.2 Các yếu tố cấu thành ẩm thực

a/ Yếu tố địa lí:

Đặc điểm địa lí cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệu chế

biến và kết cấu bữa ăn Chẳng hạn: Những vùng gần sông, biển sử dụng nhiều thực phẩm là thủy sản Những trồng lúa nước thì ẩm thực có nhiều món ăn làm

từ gạo hay các nông sản như ngô, khoai, sắn…Những vùng gập đồi núi với khí hậu ôn hòa là nơi thích hợp để chăn nuôi gia súc, trồng các loại rau xanh và cây

ăn quả Do đó bữa ăn rất phong phú, đậm chất tự nhiên và tươi ngon

b/ Yếu tố khí hậu

Khí hậu có ảnh hưởng đến hương vị và cách chế biến của món ăn Chẳng hạn: Vùng nhiệt độ thấp thì sử dụng nhiều thực phẩm động vật, giàu chất béo, phương pháp chế biến chủ yếu là quay, nướng, hầm, các món ăn đặc, nóng, ít nước và ăn nhiều bánh Vùng khí hậu nóng thì dùng nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, tỉ lệ chất béo trong món ăn ít hơn Phương pháp chế biến chủ yếu là xào, luộc, nhúng, trần, nấu… các món

ăn thường nhiều nước có mùi vị mạnh như: rất thơm, rất cay Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nhiều sông rạch, thủy hải sản phong phú đa dạng, các món ăn chế biến từ động vật như tôm, cua, cá Thực phẩm từ cây lương thực như lúa, ngô, sắn, rau, củ, quả, các món ăn có nguồn gốc từ động vật chủ yếu chế biến các món luộc, hầm

c) Yếu tố kinh tế

Trang 31

Kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến nguyên liệu và cách chế biến ẩm thực Chẳng hạn: Những nơi có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đa dạng, được chế biến và hoàn thiện cầu kì hơn, ngon hơn và có tính khoa học hơn Trái lại, những vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các món ăn đa phần bị bó hẹp trong nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ đơn giản, các món ăn cũng dân dã Những người có thu nhập cao thường

có nhu cầu ăn ngon, món ăn đa dạng và phong phú, chế biến cầu kì, cẩn thận, có tính thẩm mĩ cao và phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng Những người có thu nhập thấp thì họ coi ăn uống để cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ có mục đích ăn no, đủ chất

d) Nhân tố tập tục, tôn giáo

Tôn giáo có những quy định ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của cộng đồng: món ăn cấm kị, cách sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ gây kích thích, gây nghiện khác Một số dân tộc tin rằng mọi vật trong tự nhiên, hay do bàn tay con người tạo ra đều có thần linh trú ngụ Vì vậy, khi làm việc gì đó có liên quan đến một con vật hay một vật nào đó cần phải xin phép linh hồn ấy, hỏi ý kiến những yàng cai quản, bảo vệ công việc ấy Điều này đã hình thành một hệ thống những nghi lễ cúng yàng với những quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong mọi hoạt động của đời sống từ việc sản xuất nương rẫy, làm nhà cửa,

ma chay, sinh đẻ, cưới xin, với những thực phẩm đặc trưng: gạo, đu đủ, rau, ché rượu, gà, heo

1.2.5.3 Các loại đồ ăn, thức uống, đồ hút

Trang 32

hạt theo cách ngâm trực tiếp, thức uống từ lá, rễ cây, thức uống từ động vật, thức uống là nước thiên nhiên

- Các loại đồ hút

Các loại đồ hút từ lá và đồ hút được chế biến sẵn

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Vài nét về người Mường

Mường là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam Dân số:

1.268.963 người (2009) Là dân tộc có số dân đông thứ 4 ở Việt Nam (sau các

dân tộc Kinh, Tày, Thái) Người Mường tự gọi là Mol với các biến thể ngữ âm Mọn, Mọi, Muan, Mol… Mol trong tiếng Mường có nghĩa “người”

Tên gọi Mường được giải thích là bắt nguồn từ mương “kênh, mương” -

hệ thống thủy lợi làm ruộng nước Sau đó, Mường chỉ đơn vị cư trú - một khu vực với hệ thống kênh mương thủy lợi riêng, như Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, Mường Khến, Mường Khói (Hòa Bình), Mường Khô, Mường Ống, Mường Rạc, Mường Danh, Mường Dồ (Thanh Hóa) Mường trở thành tộc danh gắn với sự chia tách khối Việt - Mường, chỉ cư dân

cư trú ở các mường (ở miền núi, xa trung tâm hành chính), phân biệt với người

Kinh - cư dân cư trú ở vùng đồng bằng, là “kẻ chợ, kinh kì”

Các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái

và huyện Ba Vì thuộc Hà Nội là những địa bàn cư trú truyền thống của dân tộc Mường Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những nơi người Mường mới di cư đến từ nửa sau thế kỉ XX Hiện nay người Mường cư trú tập trung ở các khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Mường sống tập trung ở các tỉnh: Hòa Bình (479.197 người, chiếm 63,3% dân số của tỉnh), Thanh Hóa (328.744 người, chiếm 9,5% dân số của tỉnh), Phú Thọ (165.748 người, chiếm

Trang 33

13,1% dân số của tỉnh), Sơn La (71.906 người, chiếm 8,2% dân số của tỉnh), Ninh Bình (46.539 người), Người Mường cư trú ở khu vực Ba Vì (Hà Nội), Yên Bái, Đắc Lắc Số người Mường ở các tỉnh nói trên chiếm khoảng 98% số người Mường ở Việt Nam

Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, gần sông suối…, mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, nhà ở chủ yếu là nhà sàn, phần trên nhà sàn để người ở, dưới gầm sàn đặt chuồng gia súc, gia cầm, đặt cối giã gạo, khung cửi, các công cụ sản xuất khác

Về tập quán canh tác và sản xuất: Người Mường có một nền nông

nghiệp cổ truyền khá phát triển đó là nghề nông trồng lúa nước Người Mường trồng cả lúa nếp và lúa tẻ, nhưng họ rất coi trọng cây lúa nếp vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là nguồn lương thực chủ đạo Người Mường đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở sườn, chân đồi gò, họ biết làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài, ngoằn nghèo Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa Các vụ khác người Mường dùng để trồng ngô, khoai, rau…

Cùng với nghề trồng lúa nước (lúa nương và lúa nước) làm chính, người Mường còn tăng gia sản xuất với những nghề phụ như: chăn nuôi, làm vườn, dệt vải, đan lát đến săn bắn và hái lượm

Ngoài các hình thức lao động kiếm sống phụ khác, mảnh vườn trở nên gắn bó thân thiết với người Mường như một phần của cuộc sống Họ trồng các giống cây cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao như nhãn, chanh, cam, quýt để bán ra thị trường Họ còn nuôi trồng các loại rau, củ, quả như khoai, cà, bí, cải

và gia súc gia cầm để bổ sung vào bữa cơm gia đình của mình

Vài nét về người Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La

Trang 34

Phù Yên là một huyện nằm ở phía đông tình Sơn La, cách thành phố Sơn

La 130 km về phía tây, cách Hà Nội khoảng 170km về phía đông Phía tây giáp với huyện Bắc Yên, phía nam giáp với huyện Mộc Châu, phía đông giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phía bắc giáp với huyện Văn Chấn (Yên Bái) Trung tâm huyện Phù Yên là cánh đồng Mường Tấc (cánh đồng rộng thứ 3 ở Tây Bắc)

Huyện Phù Yên có diện tích 1.227km, có 27 đơn vị hành chính, bao gồm

01 thị trấn Phù Yên và 26 đơn vị hành chính cấp xã là các xã: Tân Phong, Tường Phong, Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Phù, Huy Tường, Huy Tân, Gia Phù, Huy Bắc, Tường Tiến, Quang Huy, Mường Cơi, Huy Thượng, Huy

Hạ, Tân Lang, Nam Phong, Bắc Phing, Đá Đỏ, Sập Sa, Kim Bon, Suối Bau, Suối Tọ, Mường Thải, Mường Lang, Mường Do, Mường Bang

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện là 21.984

hộ với 106,505 nhân khẩu, bao gồm chủ yếu 5 dân tộc anh em sinh sống là dân tộc Thái: 29.969 người (chiếm 28,2%), Mông 9.783 người (chiếm 9,29%); Kinh 13.784 người (chiếm 13,09%); Dao 5.444 người (chiếm 5,17%); Mường 46.218 người (chiếm 43,89%) Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống còn du canh du cư

Cùng với người Việt, người Mường ở Phù Yên - Sơn La cư trú lâu đời ở miền núi và trung du Đồng bào chủ yếu trồng lúa nước, làm rẫy, trồng ngô, sắn, chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn… đan lát, dệt vải bông và tơ tằm, ngoài ra họ còn khai thác lâm thổ sản Người Mường ở Phù Yên họ thích ăn xôi đồ, cơm tẻ, rau, cá, uống rượu cần và hút thuốc lào Họ sống tập trung thành bản ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối Gia đình theo phụ hệ, trai gái tự

do tìm hiểu, yêu đương, đám cưới tổ chức giống với người Kinh, họ cũng rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên

Tóm lại, người Mường là một trong những dân tộc có quá trình phát triển lâu dài trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Họ

đã xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trưng tộc người sâu sắc

Trang 35

Văn hóa truyền thống của người Mường đã góp phần tích cực vào bản sắc chung của cả dân tộc, góp phần đa dạng nền văn hóa của đất nước Việt Nam

1.3.2 Đặc điểm tiếng Mường

1.3.2.1.Khái quát về tiếng Mường

Theo các tác giả của “Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam” [70, tr 608 - 611], theo cách phân loại cội nguồn phổ biến hiện nay, tiếng Mường thuộc nhánh Việt

(Vietic), chi Môn - Khơ Me (Mon-Khmer) của ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic).

Các ngôn ngữ ở Việt Nam rất gần với tiếng Mường (cùng nhánh Việt, chi Môn - Khơ Me) là: Việt, Nguồn, Poọng, Thổ, Đan Lai, Cuối, Rục, Mày,

Sách, Má Liềng, Kari (Phoọng), Arem Các ngôn ngữ khác gần với tiếng

Mường (cùng chi Môn - Khơ Me) là đại diện thuộc các nhánh khác: Khơ Mú -

Xinh mul (Khmuic); Mảng (Mangic); Cơ Tu - Bru (Katuic); Ba Na (Bahnaric); Khơ Me (Khmeric)

Dân tộc Mường và dân tộc Kinh có rất nhiều đặc điểm chung về văn hóa vật chất và tinh thần, do bắt nguồn từ gốc chung Về ngôn ngữ, tiếng Mường và

Việt (Kinh) bắt nguồn từ gốc chung - ngôn ngữ Tiền (proto) Việt-Mường Theo

ý kiến của các nhà ngôn ngữ học, sự chia tách từ Tiền Việt - Mường thành hai ngôn ngữ Việt (Kinh) và Mường bắt đầu khoảng thế kỉ thứ VIII sau Công Nguyên, là kết quả sự tiếp xúc của cư dân đồng bằng (Kinh) với văn hoá và ngôn ngữ Hán, trong khi cư dân ở các mường ít tiếp xúc với Hán hơn Do vậy, đến nay tiếng Mường còn giữ nhiều đặc điểm của tiền Việt - Mường

Tiếng Mường là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình

“trung”, âm tiết tính (syllabic) Từ âm vị học (phonological word) tiếng Mường

có hình thức đơn tiết Trong tiếng Mường, ranh giới giữa từ âm vị học và âm tiết trùng nhau

Tiếng Mường thể hiện sự đa dạng về thanh điệu ở các địa phương Đa số các tiếng địa phương Mường có 5 thanh điệu, cũng có những tiếng địa phương gồm 6 thanh điệu, một vài tiếng địa phương chỉ có 4 thanh điệu Sự khác biệt

Trang 36

về số lượng thanh điệu và cấu trúc từ âm vị học là kết quả của các quá trình biến đổi lịch sử xảy ra theo cách khác nhau trong mỗi tiếng địa phương Mường

Âm tiết có cấu trúc chặt chẽ, gồm số lượng hữu hạn các thành tố, các thành

tố kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, gồm 3 thành phần bắt buộc: âm đầu, vần và thanh điệu Âm đầu có thể là phụ âm đơn hoặc tổ hợp phụ âm; vần có thể

là nguyên âm (đơn, đôi) hoặc là sự kết hợp nguyên âm với âm cuối Các biến thể

địa phương khác nhau có hệ thống âm đầu (đơn và kép) khác nhau

Trong từ vựng Mường, từ ngữ cùng gốc giữa Mường và Việt khá cao, phản ánh quan hệ lịch sử tiếng Mường, đồng thời có một lượng lớn từ ngữ vay mượn Việt gần đây

Tiếng Mường phân biệt thành 3 phương ngữ; mỗi phương ngữ gồm nhiều thổ ngữ Phương ngữ Bắc gồm các thổ ngữ Mường ở Sơn La, Phú Thọ Phương ngữ Trung Tâm gồm các thổ ngữ Mường Hòa Bình, Thanh Hóa, Nình Bình và Ba Vì Phương ngữ Mường Nam gồm những tiếng của các nhóm dân tộc Thổ ở Nghệ An, Thanh Hóa: Mọn, Kẹo, Như Xuân, Lâm La Giữa Mường Bắc và Mường Trung Tâm có khoảng 80% từ chung; Giữa Mường Bắc, Mường Trung Tâm với Mường Nam (Thổ) có khoảng 70% từ chung Có thể đoán định

sự chia tách Mường Bắc, Mường Trung Tâm với Mường Nam xảy ra trước chia tách giữa Mường Bắc và Mường Trung Tâm

Trong cộng đồng Mường, tiếng Mường được sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp phi quy thức ở gia đình bản mường, trong sinh hoạt văn hóa, các nghi lễ (thờ cúng, ma chay)

Trang 37

“Con Côi”, truyền thuyết Thánh Tản Viên, truyền thuyết Đẻ Giang, các loại lễ

ca và dân ca như mo, thường, bọ mẹng, hát ví, hát đúm…

Trong luận văn này, các ví dụ tiếng Mường được ghi bằng chữ tự phát nói trên

1.3.2.3 Đặc điểm về ngôn ngữ học - xã hội ở vùng dân tộc Mường

Hiện nay, đa số người Mường đều có khả năng sử dụng tiếng Việt khá thành thạo Năng lực sử dụng song ngữ Mường -Việt khá tốt, cả những học sinh cấp tiểu học Do năng lực sử dụng tiếng Việt tốt nên trong công tác cộng đồng, xã hội người Mường thường dùng tiếng phổ thông Ở vùng ráp ranh giữa người Mường với người Kinh trong các cuộc họp ở thôn bản, trong các cuộc trao đổi công việc giữa những cán bộ thôn bản với nhân dân thường dùng tiếng Việt Ở những vùng núi cao, năng lực sử dụng song ngữ của người dân thấp, nhiều người chưa thể dùng tiếng Việt trong giao tiếp nên ở đây họ dùng tiếng Mường như một ngôn ngữ “phổ thông vùng” Trong các cuộc họp ở thôn bản với bà con thì các cán bộ thôn, xã thường dùng xen lẫn tiếng Việt, tiếng Mường

Tiếng Mường hiện được dùng trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV5), trên Đài phát thanh và truyền hình ở các địa phương có người Mường sinh sống: Hòa Bình, Thanh Hóa Trong một số cơ sở giáo dục ở vùng Mường, tiếng Mường đã bước đầu được dạy và học như một môn học

1.4 Tiểu kết

Trên thực tế, lí thuyết trường từ vựng đã được vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau: chỉ ra các đặc trưng văn hóa; đặc điểm của các ngôn ngữ; ngôn ngữ trong các loại văn bản khác nhau

Ẩm thực trong văn hóa của một dân tộc, trở thành một tập tục, thói quen,

là văn hóa vật chất nhưng ẩn chứa những nét văn hóa tinh thần của cộng đồng

Nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố: địa lí; khí hậu; kinh tế; tôn giáo Ẩm thực

Trang 38

của người Mường rất đặc sắc và độc đáo, ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, chứa đựng cả những nét văn hóa tộc người

Tiếng Mường là ngôn ngữ tộc người của dân tộc Mường Nhìn chung, dân tộc Mường là cộng đồng đa ngữ Hầu hết người Mường đều thành thạo tiếng Việt; người Mường ở Sơn La còn biết tiếng Thái Tiếng Mường là ngôn ngữ của dân tộc Mường, tiếng Mường không chỉ là công cụ giao tiếp của đồng bào Mường mà còn là nơi lưu giữ, truyền tải văn hóa, trong đó có những nét độc đáo về ẩm thực của dân tộc Mường

Trang 39

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG MƯỜNG Ở HUYỆN PHÙ YÊN – SƠN LA

2.1 Khái quát về kết quả khảo sát

Qua khảo sát qua các ngữ liệu sách vở, kết hợp với tư liệu điền dã tại huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La, tác giả luận văn đã thu thập được 467 từ ngữ (TN) chỉ ẩm thực (bao gồm đồ ăn, thức uống, đồ hút của người Mường) trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau (bảng 2.1):

Bảng 2.1: Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường

ca nảng bỏi (gà nướng muối)

cả tlêl nảng (cá trê nướng) chá lươnh (chả lươn) chảo kiêl (cháo kê) chổ hang (châu chấu rang) băng tồ (măng đồ)

bắp pò luộc (bắp bò luộc) nhúc ca hầm (thịt gà hầm) duốc nhúc ca (ruốc thịt gà) iếch xào băng (ếch xào măng) mất dừa (mứt đu đủ)

428 91,64

2 Thức uống

đác lả bổi (nước lá vối) đác cơng (nước gừng) đắc khãu (nước ngô) đác gạo hang (nước gạo rang) đác dưa (nước dừa)

rão tỏng (rượu cần) rão mờ (rượu mơ) rão nho (rượu nho) rão thảnh (rượu rắn) rão ong (rượu ong)…

3 Đồ hút thuốc lả (thuốc lá)

Trang 40

Qua bảng thống kê trên ta thấy nhóm từ ngữ chỉ “đồ ăn” là nhiều nhất,

với 428/467 từ ngữ (chiếm 91,64% tổng số từ ngữ) Tỉ lệ này chứng tỏ nhóm từ ngữ chỉ đồ ăn trong tiếng Mường ở Phù Yên - Sơn La rất phong phú và đa dạng

Nhóm từ ngữ chỉ “thức uống” là 35 từ ngữ (chiếm 7,49%), nhiều hơn so với “đồ hút” là 31 từ Điều đó chứng tỏ sự phong phú nghiêng về phía đồ ăn, thức uống,

mặt khác người Mường đã chú ý gọi tên đồ ăn, thức uống hơn là đồ hút

2.2 Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường xét về hình thức

Cũng như ở tiếng Việt, có thể kể đến một nét được xem là đặc trưng nhất

trong các ngôn ngữ đơn lập, trong đó có tiếng Mường, là tính chất đơn tiết

(monosyllabizm) Có thể hiểu về "tính chất đơn tiết" ở đây như sau: Các từ đơn

tiết (các từ có vỏ ngữ âm - hay nói cách khác là các từ âm vị học gồm một âm tiết) tạo thành lớp dưới, lớp cơ tầng của từ vựng Trong các ngôn ngữ có đặc trưng này, một âm tiết tương ứng với một từ hoặc một bộ phận có nghĩa của từ

đa tiết Ngoài ra, các âm tiết có cấu trúc xác định và hữu hạn về số lượng; Trong thành phần của âm tiết, các âm chịu trách nhiệm đứng vào những vị trí hoàn toàn xác định, chứ không phải là tùy tiện

Cũng như ở những người nói tiếng Việt, trong cảm thức của những người nói tiếng Mường, âm tiết (được gọi theo cách dân gian là "tiếng" hay

"chữ") là đơn vị dễ được nhận diện, là hiển nhiên, hơn thế nữa còn có cấu trúc chặt chẽ và cố định

Cần lưu ý thêm: Cái đơn vị được gọi là "tiếng" trong tiếng Mường không được hiểu là thuần túy ngữ âm - âm vị học Nó (“tiếng”) thường được hiểu là một đơn vị ba ngôi, ứng với: âm tiết, từ và hình vị (các đơn vị có nghĩa nhỏ nhất) Trong tiếng Mường và các ngôn ngữ rất gần với nó về loại hình, ranh giới giữa từ âm vị học và âm tiết - các đơn vị là đối tượng ở mục này, thường trùng nhau Nói cách khác, đại đa số các đơn vị hình thức một âm tiết (đơn tiết) đều có tư cách rõ ràng là "từ" và là từ đơn Trong các ngôn ngữ đang xét, từ âm vị học và âm tiết về cơ bản có ranh giới trùng với ranh giới của

Ngày đăng: 07/10/2019, 22:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Anh (1997), Mo sử thi dân tộc Mường, NXB Văn hóa Dân Tộc, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mo sử thi dân tộc Mường
Tác giả: Vương Anh
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân Tộc
Năm: 1997
2. Đinh Văn Ân (2005), Nhạc lễ của người Mường và người Thái ở Phù Yên, tỉnh Sơn La, NXB KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhạc lễ của người Mường và người Thái ở Phù Yên, tỉnh Sơn La
Tác giả: Đinh Văn Ân
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2005
3. Nguyễn Dương Bình, Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt Mường trong lịch sử, “Thông báo dân tộc học”, số 1, 1973, tr.25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt Mường trong lịch sử, "“Thông báo dân tộc học
4. Nguyễn Phan Cảnh (1962), Khảo sát về thanh điệu tiếng Mường (phương ngôn Mường Bi) trong các từ tách rời, “Thông báo khoa học” (ngữ văn), Trường Đại học Tổng hợp H, t. I, tr.136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát về thanh điệu tiếng Mường (phương ngôn Mường Bi) trong các từ tách rời", “Thông báo khoa học
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Năm: 1962
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
6. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, NXB. Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 1995
7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1999
9. Nguyễn Đức Từ Chi (1971), “Cạp váy Mường”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 140-141, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cạp váy Mường”
Tác giả: Nguyễn Đức Từ Chi
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1971
10. Nguyễn Đức Từ Chi (1974), “Người Mường và núi đồi”, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 3/1974, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Người Mường và núi đồi”
Tác giả: Nguyễn Đức Từ Chi
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1974
11. Nguyễn Đức Từ Chi (1978), “Hoa văn Mường”, Tạp chí Dân tộc học, số 3/1976, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoa văn Mường”
Tác giả: Nguyễn Đức Từ Chi
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1978
12. Nguyễn Đức Từ Chi (1993), “Món ăn Huế, món ăn Mường”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, số 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Món ăn Huế, món ăn Mường”
Tác giả: Nguyễn Đức Từ Chi
Năm: 1993
13. Nguyễn Đức Từ Chi (1995), Lời giới thiệu cuốn Người Mường của Cuisinie. NXB Lao Động, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu cuốn Người Mường
Tác giả: Nguyễn Đức Từ Chi
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 1995
14. Nguyễn Đức Từ Chi (1995), Người Muờng ở Hoà Bình, NXB Văn hoá dân tộc, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Muờng ở Hoà Bình
Tác giả: Nguyễn Đức Từ Chi
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1995
15. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, NXB KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2004
16. Bùi Chỉ (2001), Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, NXB Văn hóa dân tộc, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình
Tác giả: Bùi Chỉ
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
17. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1995), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB giáo dục, tr.312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1995
18. Trần Trí Dõi (1996), Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt - Mường, Ngôn ngữ, số 3, tr. 28-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt - Mường
Tác giả: Trần Trí Dõi
Năm: 1996
19. Đinh Thanh Dự (2003), Mấy vấn đề về quan hệ văn hóa Nguồn - Chứt - Mường - Việt ở Việt Nam, Thông tin Khoa học Huế, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về quan hệ văn hóa Nguồn - Chứt - Mường - Việt ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Thanh Dự
Năm: 2003
20. Phạm Đức Dương (1973), Nguồn gốc tiếng Việt từ Tiền Việt Mường đến Việt Mường chung, trong "Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam á", H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Năm: 1973

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w