giao an cong nghe 8 nam 20112012

116 562 1
giao an cong nghe 8 nam 20112012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: BÀI 1. VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ CỦA KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: -Học sinh có khái niệm về bản vẽ kỹ thuật. 2. Kỹ năng : -Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống. 3. Thái độ : -Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật. B. PHƯƠNG PHÁP : Hoạt động nhóm, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ các hình ( SGK ). 2. Học sinh : Đọc truớc bài 1 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định lớp : Sĩ số. ( 1 / ) II. Kiểm tra bài cũ III. Bài mới : 1. Đặt vấn đề : ( 2 / ) Giáo viên giới thiệu môn học Công nghệ 8 2. Triển khai bài : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất 18' Cách thức hoạt động của thầy và trò GV: Dẫn dắt HS đi đến khái niệm bản vẽ KT bằng cách sử dụng các bản vẽ xây dựng, bản vẽ lắp ráp máy. HS: Nhận biết được sự khác nhau giửa bản vẽ KT và bản vẽ thông thường. Vì sao nói bản vẽ KT là ngôn ngữ chung cho các nhà KT GV: Kết luận. HS: Thảo luận - Kể tên một số bản vẽ KT mà em biết? - Để chế tạo một chiếc xe máy người ta cần thiết kế bản vẽ hay không?  Kết luận: Vai trò của bản vẽ KT đối với sản xuất. Nội dung kiến thức Khái niệm bản vẽ kỹ thuật: + Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu mô tả hình dáng, kích thước của sản phẩm. + Các nội dung trên bản vẽ phải thống nhất theo quy ước quốc tế  ngôn ngữ chung cho các nhà KT 1, Vai trò của bản vẽ KT đối với sản xuất: Trong sản xuất bản vẽ KT dùng để chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sửa chữa sản phẩm. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống. 18' GV: Cho HS kể tên một só sản phẩm KT dùng trong gia đình? HS: Tìm hiểu cách sử dụng thông qua các bản hướng dẫn  Rút ra kết luận về vai trò của bản vẽ KT đối với đời sống. Hướng dẫn người sử dụng sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả.  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 2 Tiết 1 IV. Cũng cố : ( 5 / ) - GV tóm tắt ý chính của bài. - HS: đọc phần ghi nhớ SGK. - Hướng dẫn HS làm bài tập SGK. V. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà ( 1 / ) - HS học kĩ bài và trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập vào vở - Xem trước bài 2 GK E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 3 Ngày soạn: BÀI 2: HÌNH CHIẾU A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là hình chiếu. Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ KT 2. Kỹ năng : Vẽ được hình chiếu của các vật thể đơn giản. 3.Thái độ : Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật. B. PHƯƠNG PHÁP : : Hoạt động nhóm, trực quan, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên : Nghiên cứu sách giáo khoa. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ các hình ( SGK ). Các mô hình về mặt phẳng chiếu, các khối hình học 2. Học sinh : Đọc truớc bài 2, bút chì, ê ke. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định lớp : Sĩ số. II. Bài cũ : Bản vẽ KT là gì? Lấy ví dụ. Vai trò của bản vẽ KT đối với sản xuất và đời sống? III. Bài mới : 1. Đặt vấn đề : Để mô tả chính xác hình dạng, kích thước của các vật thể trong KT người ta luôn sử dụng các hình chiếu để biểu diễn. Vậy hình chiếu là gì? 2. Triển khai bài : a.Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu. Cách thức hoạt động của thầy và trò GV: Cho HS quan sát hình 2.1 SGK GV làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK HS: Quan sát và nhận xét hình nhận đuợc của vật thể trên mặt phẳng.  Bóng các vật thể do nguồn sáng chiếu đến gọi là hình chiếu. HS; Thảo luận và đi đến khái niệm về hình chiếu. HS nhận xét hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng thông qua thí nghiệm của giáo viên. GV: Kết luận: Nội dung kiến thức I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn mặt nhìn thấy của vật thể trên mặt phẳng. Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phép chiếu  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 4 Tiết 2 HS: Quan sát hình 2.2 và nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b, c. Thảo luận và đi đến kết luận. II. CÁC PHIẾP CHIẾU Phép chiếu vuông góc. - Phép chiếu song song. - Phép chiếu xuyên tâm. c. Hoạt động3 : Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc GV: Sử dụng 3 mặt phẳng vuông góc để học sinh hình dung được vị trí các mặt phẳng chiếu. HS: Xác định được vị trí của mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng, mặt phẳng chiếu cạnh. GV: Đặt hộp diêm trước ba mặt phẳng trên. Dùng nguồn sáng chiếu hộp diêm lên trên ba mặt phẳng chiếu. HS: Quan sát và nhận xét hình nhận được trên ba mặt phẳng chiếu từ đó có khái niệm về mặt phẳng chiếu. III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC 1. Mặt phẳng chiếu - Mặt phẳng chiếu đứng (mặt chính diện) - Mặt phẳng chiếu bằng (Mặt nằm ngang) - Mặt phẳng chiếu cạnh (Mặt nằm bên) 2. Các hình chiếu: - Hướng chiếu từ trước tới trên mặt phẳng chiếu đứng ta được hình chiếu đứng. - Trên mặt phẳng chiếu bằng ta được hình chiếu bằng. - Trên mặt phẳng chiếu cạnh ta được hình chiếu cạnh. d. Hoạt động4 : Tìm hiểu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ: GV: Làm thí nghiệm ở trên 3 mặt phẳng chiếu sau đó quay mặt phẳng chiếu bằng xuống dưới một góc 90 0 , quay mặt phẳng chiếu cạnh sáng trái một góc 90 0 HS: Nhận xét vị trí của các hình chiếu trên mặt phẳng. GV: Bổ sung và kết luận IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU - Hình chiếu bằng nằm dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng. IV. Cũng cố : 5' - GV tóm tắt ý chính của bài. - HS: đọc phần ghi nhớ SGK và phần có thể em chưa biết. - Dùng bài tập 1 SGK để cũng cố - Hướng dẫn HS làm bài tập SGK. V. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - HS trả lời các câu hỏi SGK và làm các bài tập 2, 3 SGK - Về nhà tự làm các bài tập ở bài 3. - Xem trước bài 4 SGK E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . .  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 5 Ngày soạn : Bài 4. BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: -Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp. - Đọc được bản vẽ các khối đa diện ở trên 2. Kỹ năng : - Ứng dụng được bài học, đọc được một số bản vẽ trong thực tế. 3.Thái độ : -Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật B. PHƯƠNG PHÁP : Hoạt động nhóm, trực quan, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ các hình ( SGK ). - Các mô hình các khối hình học, tranh vẽ 1, 2, 3 SGK 2. Học sinh : Đọc truớc bài 4, bút chì, ê ke. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định lớp : Sĩ số. II. Bài cũ : - Hình chiếu là gì? Thế nào là mặt phẳng chiếu? Vị trí các hình chiếu? III. Bài mới : 1. Nêu vấn đề : - Các sản phẩm xung quanh chúng ta được tạo ra bởi các khối đa diện ghép lại với nhau. Để hiểu được kết cấu của chúng ta làm quen với các hình biểu diễn của các khối đa diện. 2. Triển khai bài : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khối đa diện. Cách thức hoạt động của thầy và trò GV: Cho HS hoạt động nhóm. Phân mỗi nhóm một bộ bao gồm: Khối hình học, hình lăng trụ, hình chóp đều. HS: Tìm hiểu cấu tạo dặc điểm của các khối hình học đó. Các nhóm phát biểu và nhận xét GV: kết luận Nội dung kiến thức - Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng như: Khối lăng trụ, hình hộp chữ nhật, hình chóp. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu hình chiếu của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ và hình chóp đều. GV: phát phiếu học tập cho các nhóm Hình H. H. dạng K.thước a. Hình chiếu hình hộp chữ nhật:  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 6 Tiết 3 Chiếu 1 2 3 Cho các nhóm thảo luận theo các nội dung ở trên. - Đại diện từng nhóm nhận xét, vẽ các hình chiếu, các nhóm khác quan sát bổ sung hoàn chỉnh. GV: Kết luận: b. Hình lăng trụ đều: c. Hình chóp đều: (Xem SGK ) IV. Cũng cố : - GV tóm tắt ý chính của bài. - HS: đọc phần ghi nhớ SGK và phần - Dùng bài tập 1 SGK để cũng cố - Hướng dẫn HS làm bài tập SGK. V. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà : - HS trả lời các câu hỏi SGK và làm các bài tập 2, 3 SGK - Về nhà tự làm các bài tập ở SGK - Xem trước bài 5 SGK E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 7 Ngày soạn: THỰC HÀNH: Bài 3: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ Bài 5: ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức - Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu - Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ 2. Kỹ năng : Hình thành kỹ năng quan sát, vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật. 3.Thái độ : Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật, yêu thích thực hành. B. PHƯƠNG PHÁP : Thực hành. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 1. Giáo viên : Dùng bảng phụ vẽ các hình chiếu 1, 2, 3, 4 và các vật thể a, b, c, d (Hình 3.1 và bảng 3.1 SGK). 2. Học sinh :Kẽ bảng 3.1 SGK, giấy A 4 , bút chì, thước, ê ke. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định lớp : Sĩ số. II. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. III. Bài mới : 1. Nêu vấn đề : 2. Triển khai bài : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thực hành. - Giáo viên sử dụng bảng phụ của các hình chiếu 1, 2, 3 và các vật thể a, b, hướng dẫn học sinh thực hành theo các bước sau. + Bước 1: Quan sát các hình chiếu 1, 2, 3, 4 đối chiếu với các vật thể a, b, c, d hoàn thành các nội dung theo bảng 5.1 + Bước 2: Vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của một vật thể bất kỳ của a, b, c, d trên giấy A 4 b. Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành - GV tổ chức cho học sinh thực hành độc lập. - Yêu cầu HS thực hành theo nội dung các bước như hướng dẫn. - GV: Theo dõi, nhắc nhở các em, đặc biệt là cách xây dựng bản vẽ. - HS: làm bài. - GV: hướng dẫn IV. Cũng cố : - Gọi 1 - 2 em lên bảng hoàn thành bảng trắc nghiệm, 1 em vẽ hình chiếu. Cả lớp quan sát, nhận xét bổ sung và hoàn thiện. - GV sử dụng bản vẽ của mình để cũng cố nội dung thực hành V. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - Hoàn thành bài thực hành vào vở bài tập - Xem trước bài 6 SGK E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 8 Tiết 4 Ngày soạn: Bài 6. BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Nhận dạng các khối tròn xoay thường gặp : Hình trụ, hình nón, hình cầu 2. Kỹ năng : - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu. 3.Thái độ : - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật B. PHƯƠNG PHÁP :Hoạt động nhóm, trực quan, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 1. Giáo viên : - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ các hình 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 ( SGK ). Mô hình : Hình trụ, hình nón, hình cầu. Vật mẫu : Võ hộp sữa, cái nón, quả bóng. 2 Học sinh : Đọc trước bài 6. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định lớp : Sĩ số. ( 1 / ) II. Bài cũ : không III. Bài mới : 1. Nêu vấn đề : ( 2 / ) -Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường dùng các đồ vật như : bát, đĩa, chai, lọ . chúng có hình dạng như thế nào, được tạo thành như thế nào, các hình chiếu có hình dạng gì. Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học. 2. Triển khai bài : a.Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay: ( 16 / ) Cách thức hoạt động của thầy và trò GV: cho HS quan sát tranh và mô hình các khối tròn xoay. HS: làm bài tập SGK Hỏi: các khối tròn xoay có tên gọi là gì? Chúng được tạo thành như thế nào? HS: trả lời; GV: kết luận. HS: kể một số vật thể thường thấy có dạng hình tròn xoay ? ( cái nón, quả bóng . ) Nội dung kiến thức + Khối tròn xoay : - Hình trụ - Hình nón - Hình cầu + Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu : (20 / ) GV: cho HS quan sát mô hình, hình trụ ( Đặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng ) và chỉ rõ các phương chiếu vuông góc? Hỏi : Tên gọi các hình chiếu, các hình chiếu đó có hình dạng gì? Nó thể hiện kích thước nào của hình trụ ? 1. Hình trụ :  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 9 Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Hình chữ nhật Chiều cao Bằng Hình tròn ĐK đáy Cạnh Hình chữ nhật Chiều cao Tiết 5 GV: lần lượt vẽ các hình chiếu lên bảng, HS đối chiếu với hình 6.3 SGK . GV: kết luận và ghi bảng, HS: ghi vở. Hình nón, hình cầu HS tự làm: Nêu ra ý kiến ( Điền vào bảng SGK ). GV: nhận xét kết luận. Hỏi : để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu ? và gồm những hình chiếu nào ? để xác định khối tròn xoay cần có hích thước nào? 2. Hình nón : Bảng 6.2 SGK 3. Hình cầu : Bảng 6.3 SGK Chú ý : Thường dùng hai hình chiếu thể hiện khối tròn xoay ( 1 hình chiếu thể hiện đáy tròn, 1 hình chiếu thể hiện chiều cao). Kích thước hình trụ và hình nón là đường kính đáy và chiều cao, hình cầu là đường kính. IV. Cũng cố : ( 5 / ) - GV tóm tắt ý chính của bài. - HS: đọc phần ghi nhớ SGK. - Hướng dẫn HS làm bài tập trang 26 SGK. V. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - HS học kĩ bài và trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập vào vở - Xem trước bài 7 SGK E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 10 Ngày soạn: Bài 5: THỰC HÀNH : ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện - Phát huy trí tưởng tượng không gian cho học sinh. - Ứng dụng được bài học, đọc được một số bản vẽ trong thực tế 2. Kỹ năng : - Hình thành kỹ năng quan sát, vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật. 3.Thái độ : - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật B. PHƯƠNG PHÁP : Thực hành. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 1. Giáo viên : - Dùng bảng vẽ các hình chiếu 1, 2, 3, 4 và vật thể a, b, c, d (Hình 5.1 và 5.2 SGK). 2. Học sinh : - Kẽ bảng 5.1 SGK, giấy A 4 , bút chì, thước, ê ke. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định lớp : Sĩ số. II. Bài cũ : - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. III. Bài mới : 1. Nêu vấn đề : 2. Triển khai bài : a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thực hành. - Giáo viên sử dụng bảng phụ của các hình chiếu 1, 2, 3, 4 và các vật thể a, b, c, d hướng dẫn học sinh thực hành theo các bước sau. + Bước 1: Quan sát các hình chiếu 1, 2, 3, 4 đối chiếu với các vật thể a, b, c, d hoàn thành các nội dung theo bảng 5.1 + Bước 2: Vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của một vật thể bất kỳ của a, b, c, d trên giấy A 4 b. Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành - GV tổ chức cho học sinh thực hành độc lập. - Yêu cầu HS thực hành theo nội dung các bước như hướng dẫn. - GV: Theo dõi, nhắc nhở các em, đặc biệt là cách xây dựng bản vẽ. c. Hoạt động 3: Giới thiệu bài : ( 4 / ) Nội dung bài thực hành gồm hai phần : 1. Trả lời các câu hỏi bằng phuơng pháp lựa chọn và đánh dấu x vào bảng 7.1 SGK. Để chỉ rõ sự tuơng quan giữa các bản vẽ với các vật thể. 2. Phân tích hình dạng của vật thể bằng cách đánh dấu x vào bảng 7.2 SGK. d. Hoạt động 4 : Tìm hiểu cách trình bày bài làm : ( 3 / ) - Khi viết báo cáo thực hành : Các bảng kèm theo hình vẽ lên khổ giấy A 4 . g Hoạt động 5 : Tổ chức thực hành: ( 23 / )  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 11 Tiết 6 . sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả.  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 2 Tiết 1 IV chiếu  Giáo án môn Công nghệ -Lớp 8 -  Người soạn Lê Quang Vinh -Trường THPT Tân Lâm Quảng Trị  Trang 4 Tiết 2 HS: Quan sát hình 2.2 và nhận xét đặc điểm

Ngày đăng: 12/09/2013, 13:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan