1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở quảng ngãi

84 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 728,86 KB

Nội dung

Vai trò của du lịch và du lịch biển trong nền kinh tế Quảng Ngãi “Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung đã được xác định trongquy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước thì dulịch không chỉ là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đònbẩy, thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạođộng lực cho sự tích lũy của nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiệnchính sách mở cửa và là cầu nối với thế giới bên ngoài, tăng cường tình hữunghị, hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới

Dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, hòa cùng xu thếphát triển chung của khu vực và quốc tế Trong những năm gần đây du lịch ViệtNam đã có những bước chuyển biến khẳng định mình Trong số nguồn tàinguyên phong phú đó có một loại tài nguyên mà chúng ta không thể không nhắcđến đó là nguồn tài nguyên biển Ngày nay biển không chỉ tạo ra các nguồn lợikinh tế to lớn từ việc khai thác thủy sản, khoáng sản, dầu khí… mà nó còn lànơi phát triển du lịch rất hấp dẫn Trong giai đoạn hiện nay du lịch biển đangtrở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnhquan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho ngườidân cũng như tăng nguồn ngân sách trung ương và địa phương

Như trong cuộc hội thảo (10/2007) về quản lý và phát triển du lịch biển,đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo làmột trong năm đột phá về kinh tế biển ven biển Mà thế mạnh thuộc về các tỉnhthuộc duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó phải kể đến một số địa phương có bềdày trong phát triển du lịch biển, đảo như Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Quảng Nam, Đà Nẵng… và quả là thiếu sót nếu không nhắc đếnQuảng Ngãi

Trang 3

Tỉnh Quảng Ngãi với đường bờ biển dài 135km, kéo dài từ An Tân đến

Sa Huỳnh nên có nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai, Lệ Thủy,Minh Tân… Đến đâu cũng hoang sơ với những bãi cát ngập tràn ánh nắng vàlàn nước trong xanh Vẻ đẹp của các bờ biển nơi đây từ xưa đã làm say đắmbiết bao người, để rồi thi sĩ Xuân Diệu đã thốt ra nhận xét bằng hai câu thơ:

“ Hỏi mình biển đẹp vô ngần Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh” [16;108].

Nhưng một sự thật đáng buồn rằng cho đến nay những bãi tắm xinh đẹp

ấy vẫn như những nàng tiên đang say ngủ vì chưa được đầu tư khai thác mộtcách có hiệu quả Các dự án khu du lịch hầu như chỉ được triển khai trên giấy

mà không được thực hiện trong thực tiễn Một số dự án khác thì khai thác mộtcách hời hợt vừa không mang lại hiệu quả kinh tế vừa làm nguồn tài nguyêndần mai một

Bên cạnh những ưu đãi của thiên nhiên cho khu vực duyên hải NamTrung Bộ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng thì thiên nhiên cũng rất khắcnghiệt với nơi này Mỗi năm vào mùa mưa bão, Quảng Ngãi trở thành nơi gánhchịu bão nặng nề nhất Biển cho Quảng Ngãi nguồn lợi dồi dào, những bãi biểntrãi dài hàng cây số… Nhưng cũng chính biển đã gây ra bao mất mát, bao hậuquả khôn lường

Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng gió này, chứng kiếnbao sự đổi thay của quê hương sau nhiều năm phát triển đổi mới đi lên Là mộtngười con của đất mẹ Quảng Ngãi như tôi không tránh khỏi những boăn khoăntrăn trở

Hơn nữa, sau những năm tháng chúng tôi được học tập ở giảng đường đạihọc Được tiếp thu vô vàng kiến thức quý báu từ thầy cô, chúng tôi mong muốnbiến quá trình đào tạo đó thành quá trình tự đào tạo Để tăng cường kỹ năng làm

Trang 4

việc độc lập của mình, cũng như có cơ hội được cọ xát thực tế nhằm tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc sau này.

Xuất phát từ những lý do trên và yêu cầu thực tiễn đặt ra, chúng tôi lựa

chọn đề tài “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở

Quảng Ngãi” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

cơ bản của vấn đề không tương xứng giữa sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung

và sản phẩm du lịch biển đảo nói riêng so với nguồn tài nguyên nổi trội của nó

- “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch quốc gia vùng biển miền Trung Việt Nam” Cũng do TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh làm chủ nhiệm.

Đây là đề tài được thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 với mục tiêu đề xuất cácgiải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu du lịch quốc gia biểnmiền Trung một cách hiệu quả và bền vững Đề tài đã cung cấp một lượngthông tin lớn, thể hiện bức tranh toàn cảnh về các khu du lịch biển vùng BắcTrung Bộ Đồng thời đề xuất một số sản phẩm du lịch mới dựa trên đặc trưngcủa vùng biển này như các sản phẩm từ muối, cát, rác, mưa – bão – lụt… giúp

đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm mới các hình ảnh các khu du lịch biểnmiền Trung

- “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi

và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ” Do TS Trần Văn Siêu thực hiện Đề tài đã

đánh giá thực trạng phát triển cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức đối với du lịch biển đảo Quảng Ngãi và vùng duyên hải Nam

Trang 5

Trung Bộ Từ đó rút ra những bài học thực tiễn nhằm định hướng phát triển bềnvững cho du lịch biển đảo Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam TrungBộ.

- “Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi”, luận án tiến sĩ

của tác giả Trần Đăng (2002) Ông đã dành phần lớn dung lượng của luận án đểnói về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) Luận án đã chỉ rađược những nét đẹp truyền thống của lễ khao lề thế lính Hoàng sa Đồng thờikhẳng định được vai trò và tầm quan trọng của lễ này đối với sự phát triển dulịch của Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây mặc dù chưa đề cậpnhiều đến tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển QuảngNgãi Tuy nhiên đó là nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho chúng tôi trong quátrình thực hiện khóa luận

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Quảng Ngãi với những tiềm năng vốn có của mình trong thời gian gầnđây đã có nhiều sự đầu tư và nổ lực để khai thác nguồn tài nguyên đó song vẫnchưa tương xứng với tiềm năng của vùng, đó là một sự lãng phí và mất mát lớncho địa phương Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích,đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch biển đảo tại Quảng Ngãi Đồng thời,trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm góp phần thúcđẩy du lịch của quê hương ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc pháttriển du lịch biển nói chung, trên cơ sở đó đánh giá được những thuận lợi, khókhăn cũng như những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại

Trang 6

- Tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi, hiệntrạng khai thác vùng biển đảo Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua trong phục vụcho việc phát triển du lịch.

- Dựa trên việc nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch biểnđảo tại Quảng Ngãi từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp thích hợp cho sự pháttriển của du lịch biển ở Quảng Ngãi những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn đểphục vụ cho phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Quảng Ngãi với rất nhiều bãi biển đẹp Nhưng trong đề tài này tôi chỉ xácđịnh phạm vi nghiên cứu là một số bãi biển tiêu biểu như biển Dung Quất, SaHuỳnh, Mỹ khê, Khe Hai, Đảo Lý Sơn

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Do đề tài tìm hiểu về một vấn đề còn quá mới mẽ nên việc tìm kiếm tàiliệu về vấn đề này còn rất hạn chế, việc tìm hiểu nguồn tư liệu còn gặp nhiềukhó khăn Để thực hiện đề tài trên đây tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu, tài liệu

và các trang web điện tử:

- Nguồn tư liệu thành văn:

+ Các bài viết trong sách báo

+ Khóa luận tốt nghiệp

- Tài liệu điền dã:

Trang 7

+ Chụp ảnh.

- Nguồn tư liệu trên internet

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh

Do lãnh thổ du lịch được phân bố trong không gian rộng lớn và gồmnhiều thành phần khác nhau do vậy việc thực hiện không thể bao quát hết toànvẹn lãnh thổ, phương pháp này sẽ bổ trợ cho việc nghiên cứu có kết quả hơn

Phương pháp biểu đồ, bản đồ giúp cụ thể hóa số liệu và cho thấy đượcmức độ phát triển của du lịch biển đảo Quảng Ngãi theo thời gian, không gianphát triển như thế nào

5.2.5 Phương pháp chuyên gia

Trang 8

Việc tranh tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ chuyênngành du lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệmquý báu để vận dụng vào nghiên cứu Công việc này rút ngắn quá trình điều traphức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.

6 Đóng góp của đề tài

Là một sinh viên mới nghiên cứu, tham vọng của chúng tôi không có gìlớn Chỉ muốn đánh giá một vài tiềm năng, thực trạng du lịch biển ở một sốđiểm du lịch ở Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp

Đồng thời hoàn thiện khả năng tự học trong thời gian học tập ở nhàtrường

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu cần thiết cho những ai quantâm

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch biển

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng du lịch biển tại Quảng Ngãi

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch

biển Quảng Ngãi

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN

1.1 Khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm về du lịch và du lịch biển

Trước khi đưa ra định nghĩa về du lịch biển thì chúng ta phải hiểu rõ nhưthế nào là hoạt động du lịch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch củanhiều tác giả Mỗi một khái niệm xuất phát từ những quan điểm khác nhau

Định nghĩa về du lịch đầu tiên xuất hiện tại Anh vào năm 1811 coi sự giải

trí là động cơ chính: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực

hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí.” Hai người đặt nền móng

cho lý thuyết về cung du lịch là giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ

Krap đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các

hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [7;21] Như vậy, một người được coi

là đi du lịch khi họ không lưu trú tại nơi đến lâu dài và không tới vì mục đíchkiếm tiền đồng thời phải có các mối quan hệ phát sinh từ việc di chuyển và lưutrú với cư dân địa phương đến Định nghĩa đã được sử dụng làm cơ sở cho mônkhoa học du lịch Ngày nay, nó vẫn được dùng để giải thích từng mặt và cả hiệntượng kinh tế du lịch bởi các nhà kinh tế Mặc dù định nghĩa này đã mở rộng vàbao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch nhưng nó chưa nêu được đặc trưng vềlĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch Nó còn bỏ sót hoạtđộng của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, tổ chức du lịch và nhiệm vụ sảnxuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Trang 10

Định nghĩa về du lịch của Michael Coltman lại nêu khá đầy đủ về các

thành phần liên quan tới hoạt động du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác

của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.”

Tại Hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào

tháng 6/1991, du lịch được định nghĩa là: “hoạt động của con người đi tới một

nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [11;18] Định nghĩa trên đây đã nêu rõ quy

định về địa điểm, thời gian, mục đích của hoạt động du lịch

Ở nước ta, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến rất khác nhauxung quanh vấn đề này Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì “du” có nghĩa là

đi chơi, “lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là việc

đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức

Theo pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố

ngày 20/02/1999) thì “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú

thường xuyên của mình nhằm thoả mãn những nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” (điểm 1, điều 10, chương 1, trang 8, Pháp

lệnh du lịch)

“Du lịch biển” được hiểu là một loại hình hoạt động du lịch được hình

thành trên nguồn tài nguyên du lịch biển và các dịch vụ đi kèm nhằm thoả mãnnhu cầu của khách du lịch về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hay tìm hiểu nhữngnền văn hoá bản địa gắn liền với biển

1.1.2.Khái niệm về tài nguyên du lịch

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người

Trang 11

có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Kháiniệm tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch Theo Điều 4, Luật Du

lịch của Việt Nam thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự

nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,

là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Như vậy tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch.Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch chính là cơ sở để bố trí xây dựng cơ sở hạtầng, cơ sở đón tiếp khách, xác định các loại hình du lịch và xây dựng cácchương trình du lịch cũng như xây dựng và phát triển mạng lưới du lịch, cáctuyến, các điểm du lịch Ở những địa phương nào có tài nguyên du lịch càngphong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì coi như đã có nền tảng ban đầu hết sứcquan trọng để tạo nên sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấynhiêu

1.1.3 Phân loại tài nguyên du lịch

Dựa trên đặc điểm của từng tài nguyên, nguồn gốc hình thành tài nguyêncũng như mức phân loại phổ biến trong nước và trên thế giới, tài nguyên du lịchđược phân thành hai loại cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên dulịch nhân văn

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái có thể được sử dụng nhằm phục vụ mục đích du lịch” (điều 13, chương 2, Luật du lịch

Việt Nam)

“Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các

Trang 12

công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.”(điều 13, chương 2,

Luật du lịch Việt Nam)

1.2.Quá trình hình thành và xu hướng phát triển của du lịch biển ở Việt Nam

1.2.1.Quá trình hình thành hoạt động du lịch biển ở Việt Nam

Từ bao đời nay, loài người đã và đang sống trên “Hành tinh Xanh” với

bạt ngàn màu xanh của núi rừng, màu xanh của đồng ruộng và màu xanh củabiển cả mênh mông Trái đất đan xen giữa lục địa và đại dương hình thành mộtmôi trường sinh thái cho con người với những êm ả, thanh bình nhưng đồng thờicũng có nhiều bão giông, thách thức khắc nghiệt Trong điều kiện tự nhiên đó,trải qua bao thế hệ, con người đã thích nghi và khắc phục, tận dụng thuận lợi,vượt lên thử thách để tồn tại, để phát triển và tạo dựng cuộc sống đa dạng,phong phú nhưng cũng có biết bao biến động

Nước Việt và người Việt, từ thuở ban đầu đã hội tụ và sinh trưởng trongmột môi trường như thế với núi rừng, đồng bằng và biển cả Quá trình dựng xâyđất nước, bảo vệ non sông, mở mang bờ cõi của các bậc tiền bối đã trao lại chothế hệ tiếp nối một nước Việt Nam hình chữ S hôm nay

Tổ quốc Việt Nam nằm trên một vị trí đắc địa với “toạ độ không gian ba

chiều” lí tưởng [13,7] Nhìn về địa lí tự nhiên, về văn hoá và lịch sử, về vị thế

chiến lược thì nước Việt Nam vừa là một quốc gia Đông Nam Á, vừa là mộtquốc gia Đông Á, lại nằm trên giải phía Tây của vành đai Thái Bình Dương Dovậy, đã hình thành một môi trường văn hoá có cội nguồn từ các thung lũng,châu thổ canh tác lúa nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa từĐông Bắc cùng văn minh Ấn Độ từ Đông Nam, lại mở cánh cửa ra Biển Đôngđón nhận trào lưu văn minh từ phương Tây tràn tới

Vị trí không gian ba chiều ấy, một cách tự nhiên, đã sớm hình thành trong

Trang 13

con người Việt Nam một tâm thức hoà hợp giữa lục địa và đại dương, giữa đấtliền và biển cả, mở đầu bằng truyền thuyết bất hủ Lạc Long Quân – Âu Cơ đưa

50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, đắp xây non sông gấm vóc cho

Tổ quốc Việt Nam

Thế hệ nối tiếp thế hệ, các cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ ViệtNam đã khai phá đất đai, chinh phục biển cả, xác lập chủ quyền, mở rộng giaothương, viết tiếp những trang sử hào hùng của cha ông để lại Cùng với quá

trình “mở nước” về phương Nam là những hành trình giương buồm ra khơi làm

chủ nhiều quần đảo, nhiều vùng biển Cánh cửa ngoại thương rộng mở với nhiềucảng biển, cảng thị đón nhận thuyền buôn các nước láng giềng, tiếp xúc vớithương nhân và giáo sĩ nhiều nước Âu Tây Đến thời hiện đại, trong công cuộckháng chiến cứu nước đầy gian khổ, cùng với con đường Hồ Chí Minh trên bộ

theo dọc Trường Sơn là tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển với những “con

tàu không số” vượt sóng Biển Đông đến với chiến trường Và trong công cuộc

dựng xây hôm nay, kinh tế biển chiếm một vị trí hết sức quan trong trong nềnkinh tế đất nước Đặc biệt du lịch biển ngày càng được mở rộng

“Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nướcbiển, hơn 2770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam vớinhững đặc trưng khác nhau Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam đểphát triển du lịch Có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển ở nước ta thuận lợi để pháttriển du lịch và hơn 30 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để đểphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo” [9;42].

Có thể kể đến một số khu vực đã được khai thác du lịch biển như: HạLong- Hải Phòng- Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Vân Phong - Đại Lãnh

- Nha Trang, Phan Thiết - Mũi Né, Kiên Giang - Phú Quốc, Côn Đảo- VũngTàu Trong số các bãi biển, vịnh biển của Việt Nam, có một số điểm đến đã nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới du lịch hàng năm Đó là vịnh Hạ Long

Trang 14

– Di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh Quảng Ninh; vịnh Nha Trang - mộttrong những vịnh đẹp nhất thế giới; bãi biển Đà Nẵng được bầu chọn là mộttrong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh Cuộc sống ngày càng hiện đại thì conngười càng có nhu cầu tìm về với tự nhiên, với trời mây sông nước để tậnhưởng cảm giác yên bình, thanh thản, hay thoả mãn những khám phá tìm tòi vềmột vùng đất mới và chính những bãi biển hoang sơ mang trong mình nhiều vẻđẹp nên thơ là nơi mà nhiều người muốn đến Bởi thế, du lịch biển được hìnhthành và phát triển là tất yếu.

1.2.2 Xu hướng phát triển hoạt động du lịch biển ở Việt Nam

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng vàtăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới

và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối vớiphát triển du lịch nói chung và du lịch biển Việt Nam nói riêng Trước bối cảnh

đó xu hướng phát triển hoạt động du lịch biển ở Việt Nam cũng không nằmngoài xu hướng phát triển chung của thế giới Tức hoạt động du lịch biển nước

ta hướng tới đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyênnghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bảnsắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềmnăng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế

Đặc biệt hướng tới phát triển sản phẩm du lịch biển “xanh" - những sản

phẩm du lịch có hàm lượng cao các yếu tố; nhất là dịch vụ, thân thiện với môitrường, được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững để từng bước xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam

1.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế

1.3.1 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế thế giới

Trong những năm qua, du lịch là ngành đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế của mỗi nước cũng như kinh tế thế giới Đặc biệt, trong thời gian

Trang 15

gần đây, khi mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thứcgay gắt, người ta thấy rằng du lịch thật sự có vai trò then chốt trong khôi phục

và hướng tới sự tăng trưởng kinh tế

Ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Theo tàiliệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 (Travel & Tourism Competitiveness Index– TTCI 2009 ), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành du lịch và

lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thếgiới Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉđứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô

Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh với mong muốn vực dậynền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình Người Pháp gọi du lịch là con gà đẻtrứng vàng vì những giá trị kinh tế to lớn mà ngành này mang lại cho đất nước

(hơn 42 tỷ đô la Mỹ năm 2005) Trong “thế giới du lịch”, Hoa Kỳ luôn là nước

đứng đầu: GNP du lịch của nước này lên đến trên 82 tỷ đô la Trong số các nướcchâu Á, Trung Quốc dẫn đầu với thu nhập từ du lịch gần 29 tỷ đô la

Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển củacác nước đang phát triển Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định

rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính,

ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008).

Như chúng ta biết rằng, trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là mộttrong những vấn đề vướng mắc nhất của các quốc gia Phát triển du lịch đượccoi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sốngcho người dân Vì vậy xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh

du lịch là một lựa chọn đúng của nhiều quốc gia Du lịch tạo cơ hội cho conngười được tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trựcgiác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý

Trang 16

nghĩa to lớn đối với khách Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tựnhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người Điều này cónghĩa là bằng một cách thực tiễn nhất, du lịch góp phần rất tích cực vào sựnghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm vàhao tốn nhiều kinh phí hàng năm của các nước.

Hơn nữa, du lịch là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch sẽkéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác Phát triển du lịch không chỉ cungứng mức thu ngoại tệ mà còn đóng góp vào sự cân bằng trong chi phí, ngoài ra

nó còn cung cấp nhanh chóng các cơ hội cho cư dân địa phương do sự phát triểncủa giao thông, xây dựng thông qua mạng lưới đường xá, các cơ sở hạ tầngcũng như các cơ sở dịch vụ, giải trí Điều này lý giải cho sự phát triển của côngnghiệp, nông nghiệp – ngư nghiệp, xây dựng, ngoại thương… Đó là hiệu quảgián tiếp của sự phát triển ngành du lịch

Mặt khác, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho việc tiết kiệm lao động cho xãhội khi xuất khẩu một số mặt hàng tại chỗ thông qua việc mua sắm của khách

du lịch Bên cạnh đó, nó còn tạo sự phát triển đồng bộ, nhịp nhàng trong phạm

vi cả nước, góp phần hình thành một diện mạo mới toàn diện hơn cho đất nước làm du lịch

Du lịch giờ đây cũng không còn bó hẹp mà ngày càng mở rộng liên kết

Sự liên kết ấy không chỉ mở rộng theo ngành mà còn theo lãnh thổ và nó đãvượt ra khỏi biên giới quốc gia Các quốc gia giờ đây đã tăng cường phối hợpvới nhau khai thác hiệu quả nhất những thế mạnh, tiềm năng của mình để tạo ranhững tour, tuyến hấp dẫn du khách Vì thế du lịch còn có ý nghĩa quan trọngđến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và trên toànthế giới theo hướng hợp tác, hoà bình, cùng có lợi Trong giai đoạn hiện nay, dulịch được ví như sứ giả hoà bình tạo nên phương pháp tuyên truyền, quảng bámột cách thiết thực và hiệu quả nhất cho đất nước chủ nhà Nhìn chung sự phát

Trang 17

triển của du lịch trên phạm vi toàn cầu đã tạo nên cơ hội phát triển mới cho mỗinước Và hơn hết du lịch đã tạo nên mối gắn kết cộng đồng giữa các quốc giathông qua các tổ chức quốc tế về du lịch và lữ hành.

1.3.2 Vai trò của du lịch và du lịch biển trong nền kinh tế Việt Nam

Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhucầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vuichơi, giải trí và du lịch Do đó, du lịch là một trong những ngành đầy triển vọng

So với các nước khác trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn

hơn nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận Du lịch là một ngành “công

nghiệp không khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết

công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam

ra toàn thế giới Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêuxây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam Các dự án đầu tưvào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại các thành phố lớnđang gia tăng nhanh chóng Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng Nền kinh tếViệt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ Hơn mộtphần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó baogồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải Hàng năm du lịchđóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007) Ngày càng cónhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch Sau các ngànhcông nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tậptrung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn

Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2

tỷ USD/năm Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhấtkhu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượtPhilíppin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia Theo

Trang 18

UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dulịch cao nhất khu vực và thế giới.

Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét Ở đâu dulịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn,đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hoạt động du lịch đã thúc đẩy cácngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ;mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nềnnếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục Nhiều làng nghề thủcông truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan

du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân cóthêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăngthu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lênnhờ làm du lịch Chính du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng

tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chínhquyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá Tuyêntruyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền tải được giá trịvăn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân

Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con ngườitrong công cuộc đổi mới Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trựctiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trongnước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức

năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền

kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng

hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập dulịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các

Trang 19

nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác

du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầumối giao lưu quốc tế và hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan

hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước

và vùng lãnh thổ Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới,của Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch ĐôngNam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên Tham gia chủđộng hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới.Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để pháttriển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới

Nói đến du lịch Việt Nam, đầu tiên phải nói đến du lịch biển, đảo, saumới đến du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, tiếp theo là các lĩnh vực khác ViệtNam nằm trong số những nước có nhiều bãi biển và vịnh biển, đảo đẹp nhất thếgiới Các sản phẩm du lịch biển, đảo cũng thu hút lượng khách du lịch đôngnhất ở Việt Nam và mang lại doanh thu du lịch cao Du lịch biển, đảo đang trởthành một chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam Trong các loạihình du lịch được ưa chuộng hiện nay như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa,sinh thái cộng đồng, thì du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo

Vì vậy, du lịch biển đảo vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho tất cả những

ai, dù là người thích mạo hiểm, có nhiều kinh nghiệm du lịch hay lần đầu đinghỉ ngơi, thư giãn Bởi trong tất cả ngành kinh tế biển, duy nhất du lịch có thể

khai thác triệt để lợi thế “mặt tiền” và nắm giữ những vị trí đẹp nhất dọc theo

đường bờ biển

1.3.3 Vai trò của du lịch và du lịch biển trong nền kinh tế Quảng Ngãi

“Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung đã được xác định trongquy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 Với chiềudài bờ biển 130km, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 24 nối với

Trang 20

đường Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, có cảng Dung Quất, Nhà máy lọcdầu số 1, gắn với Khu kinh tế Dung Quất và thành phố Vạn Tường, cận kề sânbay Chu Lai” [1;7] Vì vậy Chính phủ đã xác định Quảng Ngãi là 1 trong 5 tỉnhtrọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung - Tâynguyên trong thời kỳ tới, là cơ hội để đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển dulịch của tỉnh Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, từ vị trí là một tỉnh thuần nông, côngnghiệp – dịch vụ hầu như chưa phát triển do sớm nhận thức và phát huy thếmạnh về điều kiện văn hoá – tự nhiên (nơi nổi tiếng với thập nhị thắng cảnh ),Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực du lịch Hiện nay lĩnhvực du lịch, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế củatỉnh.Trong thời gian tới, Quảng Ngãi vẫn tiếp tục xác định kinh tế biển mà đặcbiệt là du lịch biển đảo vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Du lịch Quảng Ngãi đã và đang mang nguồn doanh thu lớn, đóng gópđáng kể cho ngân sách của toàn tỉnh Trong năm 2010 đã thu hút được khoảng330.000 lượt trong đó khách quốc tế đạt khoảng 41.000 lượt khách tăng 22.600lượt so với năm 2005; khách nội địa đạt khoảng 289.000 lượt khách tăng145.000 lượt so với năm 2005

Doanh thu du lịch đến năm 2010 đạt khoảng 200 tỷ đồng (tăng gấp 2,56lần so với năm 2005) trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt khoảng 5,4 triệuUSD tương ứng 80 tỷ đồng và khách nội địa đạt khoảng 120 tỷ đồng Giải quyếtviệc làm cho hàng nghìn lao động Riêng năm 2010 ngành du lịch đã thu hútkhoảng 6.200 lao động, trong đó lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khoảng4.250 lao động

Với mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trở thành một trong những tâmđiểm nằm trong chuỗi du lịch miền Trung - Tây Nguyên theo hướng phát huytiềm năng, lợi thế về du lịch biển, đảo, núi gắn với quá trình phát triển của KhuKinh tế Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường Phấn đấu đến năm 2015, du lịch

Trang 21

là ngành kinh tế ngày càng có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm củatỉnh Những năm gần đây, Quảng Ngãi đã trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn

về đầu tư du lịch

Hiện nay, du lịch Quảng Ngãi đang đứng trước thời cơ lớn để hội nhập

và phát triển khi bùng nổ nhu cầu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Nhận thức đúngtầm quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển toàn diện của tỉnhnhà, tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra hướng du lịch đến năm 2015 phát triển du lịchthành ngành kinh tế có vị trí quan trọng được xếp vào nhóm các tỉnh có du lịchphát triển trong cả nước.Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu: đến năm 2015 thu hút600.000 lượt du khách, doanh thu đạt khoảng 700 tỷ đồng; đến năm 2020 thuhút khoảng 950.000 lượt du khách, đạt khoảng 1.000 tỷ đồng Đồng thời, tỉnhcũng tranh thủ đào tạo nguồn nhân lực phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng12.400 lao động phục vụ trong ngành du lịch [26;76]

Và trong quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngãi thì du lịch biển đảođược coi như là một hình thức du lịch mới đầy tiềm năng Để chuẩn bị tốt cho

sự phát triển du lịch biển trên địa bàn, tỉnh đã đưa ra các giải pháp chiến lượcbao gồm phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; pháttriển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư chính sáchphát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch Qua những sự ưu tiên đầu tư củatỉnh cho phát triển du lịch biển đảo, hy vọng trong thời gian tới du lịch biển đảotại Quảng Ngãi sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với du khách và tăng tính cạnh tranhvới các vùng du lịch biển khác trên cả nước

1.4 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch biển

1.4.1 Nguyên tắc hòa nhập

Để phát triển một loại hình du lịch bất kì đều dựa vào môi trường tựnhiên Bởi những gì do Tạo hóa sinh ra đều có lý do riêng – đó là vẻ đẹp cần tôn

Trang 22

trọng Triết lý du lịch biển đảo khác xa với thứ triết lý mạnh tay san ủi, xây cấthoành tráng, áp đặt phong cách đất liền ồn ào vốn đã nhàm chán ở mọi đô thịlên cảnh quan biển đảo vốn có ngôn ngữ riêng và đáng giá gấp trăm lần Điềunày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của loại hình du lịch biểnđảo Chính môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trịhưởng thụ du lịch, điều kiện quan trọng để xây dựng thương hiệu du lịch biển.

Là cách tốt nhất giúp du khách hoà nhập tự nguyện vào môi trường, cảm nhậnhết mức hấp dẫn của tour du lịch biển đảo Vì vậy để đảm bảo quan hệ hài hoàgiữa phát triển du lịch biển và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môitrường và văn hoá Cần phát triển các loại hình giải trí gần gũi với thiên nhiênnhư tổ chức các trò chơi trên bãi biển, nặn tượng cát, lặn biển, xây dựng các cơ

sở lưu trú gần gũi với môi trường Thông qua đó giáo dục nâng cao hiểu biết của

du khách về môi trường tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn,bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái, bảo vệ phát huy bản sắc văn hóa

1.4.2 Nguyên tắc gắn sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch biển

Tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách dịch

vụ và văn hóa, lối sống địa phương Ở đâu có sự kết hợp tốt đó thì hoạt động dulịch trở nên hấp dẫn, phong phú và hiệu quả cao hơn Vì vậy trong thiết kế sảnphẩm, quy hoạch các khu du lịch phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạotính đặc thù của sản phẩm Điều quan trọng là phải huy động được nguồn lựctheo mô hình tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội, đặc biệt đề cao vai tròcủa cộng đồng địa phương trong việc nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch.Tăng cường huy động nguồn lực trong khu vực tư nhân đầu tư cho phát triển dulịch; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương với tư cách là chủ nhân của cáctài nguyên du lịch biển; hỗ trợ họ trở thành tác giả tạo nên những giá trị thụhưởng du lịch mang đến cho khách Muốn làm được điều đó cần sự phối hợp

Trang 23

các ban, ngành trong công tác tuyên truyền tại địa phương làm du lịch, tăngcường gặp gỡ và trao đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với ngườidân tại khu vực để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình,nâng cao nhận thức xã hội về du lịch biển, để mỗi người dân phải là một sứ giảquảng bá, phải xoay chuyển được nhận thức của người dân về tiềm năng biển cónhư vậy thì việc kinh doanh du lịch mới dễ dàng nhận được sự giúp đỡ và hợptác của người dân bản địa.

Trước tiên phát triển du lịch phải gắn kết với lợi ích của cộng đồng địaphương Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống củacộng đồng địa phương Đặc biệt tìm hướng để nhân rộng những lợi ích của pháttriển du lịch tới nhiều người dân hơn (đặc biệt là những người dân thuộc nhómnghèo hoặc chịu thiệt thòi trong xã hội) và phân bổ lợi ích từ ngành du lịch mộtcách công bằng để cộng đồng địa phương là nguồn lực chính chia sẻ lợi ích từ

du lịch Nhằm phục vụ tốt hơn công cuộc xoá đói, giảm nghèo

Trang 24

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC

DU LỊCH BIỂN TẠI QUẢNG NGÃI (GIAI ĐOẠN 2005 – 2010)

2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

“Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, nằm giữa hai đầu đấtnước Ở 14032’40’’ đến 15025’ vĩ Bắc, từ 108006’ đến 109004’35’’ kinh Đông.Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Kon Tum, phía Đông giáp Biển Đông, phía Bắcgiáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định

Tổng diện tích tự nhiên: 5.166,8 km2, chia thành 3 vùng: miền núi –trung du, đồng bằng, ven biển – hải đảo” [12;6]

Miền núi – trung du nằm dọc phía Đông dãy Trường Sơn, nhiều núi cao,rừng có nhiều gỗ quý, chim muôn thú, vật sinh sống Địa hình phức tạp, cónhiều sông suối, đèo, dốc

Đây là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc thiểu số như: Cà Dong, Hre,Cor Đây cũng là khu căn cứ, là cái nôi cách mạng của các cuộc kháng chiếnchống xâm lược, đã làm nên cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Trà Bồng và miền TâyQuảng Ngãi

Vùng đồng bằng có dân cư đông đúc, nhiều đồng ruộng trù phú, thuận lợicho phát triển cây trồng, đặc biệt là cây lúa và mía

Vùng ven biển – hải đảo đất đai bạc màu, chủ yếu trồng các cây phi lao,bạch đàn, một số nơi có canh tác các cây ngô, sắn, khoai lang

Trang 25

Bờ biển có chiều dài 130 km, địa hình lồi lõm, nhiều nơi núi nhô ra biểntạo thành các vịnh như: Dung Quất, Việt Thanh, Nho Na, Sa Huỳnh… Thuậnlợi cho tàu thuyền neo đậu, tránh gió bão Dọc theo bờ biển đã tồn tại các di tíchvăn hoá Sa Huỳnh (Đức Phổ), Bình Châu (Bình Sơn) và những thắng cảnh như:

An Hải Sa Bàn, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Tân Định, Phổ An, Khe Hai, LệThủy, Minh Tân… Có giá trị vui chơi, giải trí và phát triển du lịch Dọc bờbiển, có nhiều lăng thờ Cá Ông, miếu thờ Thần, đình, chùa… Là nơi hàng nămnhân dân tổ chức cúng tế, lễ hội

Quảng Ngãi có “huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc của tỉnh, vớidiện tích khoảng 12 km2, dân số 18.000 người, chủ yếu sống bằng nghề đánhbắt hải sản, một số sống bằng nghề trồng tỏi, dưa, bắp Lý Sơn là vùng đất cónhiều di sản văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm Nơi đây, hàng năm còn diễn racác lễ hội sinh hoạt truyền thống như: lễ tế tiền hiền, tế đình, đua thuyền ”[10;6]

“Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, chia haimùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng 8 đến tháng 12, sốngày mưa nhiều nhất thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11 Hàng năm có

từ 120 đến 130 ngày mưa Mùa nắng, từ tháng 2 đến tháng 7, bình quân số giờnắng trong ngày là 6,4 giờ Những ngày nắng gay gắt thường từ tháng 4 đếntháng 8 hàng năm, có những đợt nóng nắng kéo dài 3 – 4 tháng” [12,10]

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C Độ ẩm trung bình hàng năm là86% Quảng Ngãi có gió thay đổi theo từng mùa như: gió đông nam và tây nam

từ tháng 3 đến tháng 9; gió đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 Khí hậu QuảngNgãi có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các loại cây lương thực và câycông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân Tuy nhiên có những năm hạnhán kéo dài gây thiếu nước cho nông nghiệp hoặc mưa bão, lũ lụt gây ngập úng,

Trang 26

phá hoại mùa màng của nhân dân Mặt khác, độ ẩm trung bình hàng năm caocũng gây hư hại cho các công trình kiến trúc bằng gỗ với tốc độ nhanh.

Nơi đây có 4 con sông chính: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông TràCâu và sông Vệ Các con sông đều xuất phát từ sườn phía Nam dãy TrườngSơn, đổ về biển, dòng chảy xiết, lưu lượng nước ít về mùa khô, đầy ắp về mùamưa, dễ gây lũ lụt Sông ngòi Quảng Ngãi hàng năm mang về cho các đồngbằng lượng phù sa đáng kể, làm cho ruộng đồng thêm màu mỡ, đồng thời cũng

là nguồn nước cung ứng cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

Sông ngòi của vùng từ xa xưa giúp cho con người vận chuyển hàng hoá,các loại nông thổ sản, cây, gỗ quý… Từ miền ngược xuống miền xuôi và cácsản phẩm ở đồng bằng ven biển đưa lên miền núi, tạo điều kiện cho việc tiếpxúc, giao lưu cho nhân dân giữa các vùng trong tỉnh Sông ngòi cũng là môitrường được nhân dân các vùng trong tỉnh như Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, NghĩaHành… Tổ chức lễ đua thuyền và các lễ hội mang nét văn hoá sông nước hàngnăm Những dòng sông, bao đời luôn gắn với con người Quảng Ngãi vốn cótruyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó làm ăn trên đồng quê sông nước, tạo

ra nhiều điệu hát, câu hò ngọt ngào, êm ả, đi sâu vào tâm thức của các thế hệ

Cùng với 6 cửa biển như: Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Luỹ, Cửa Lỡ, Mỹ Á, SaHuỳnh chính là nơi hội tụ cư dân sống từ lâu và là nơi tập trung buôn bán, pháttriển kinh tế – xã hội và tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hoá của cư dân venbiển Quảng Ngãi

2.1.2 Lịch sử - dân cư

Từ xưa trên mảnh đất nay gọi là Quảng Ngãi đã có con người sinh sống.Các nhà khảo cổ học, lịch sử đã chứng minh dấu tích cư trú ở nhiều vùng cảđồng bằng và ven biển Di chỉ khảo cổ học Gò Trá (Tịnh Thọ – Sơn Tịnh) cáccông cụ phát hiện được như rìu đá, mũi nhọn hình tam diện, mảnh tước… Có

Trang 27

niên đại muộn hơn di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá) và di chỉ Xuân Lộc (Đồng Nai),

ở vào thời kỳ cuối sơ kỳ đá cũ, cách ngày nay khoảng 14 đến 25 vạn năm

Lịch sử vùng đất Quảng Ngãi gắn liền với sự phát triển vùng đất Thuận –Quảng qua các thời kỳ tiến về phương Nam của người Việt Năm Hồng Đức thứ

2 (1471), vua Lê Thánh Tông lập thừa tuyên Quảng Nam (thừa tuyên thứ 13),trong đó có phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện: Bình Chương, Mộ Hoa và NghĩaGiang, tức là vùng đất tỉnh Quảng Ngãi ngày nay

Trước thế kỷ XV, đã có nhiều đợt di dân của người Việt từ vùng BắcTrung Bộ vào sinh sống ở hai châu Chiêm Động và Cổ Luỹ tức vùng đất QuảngNam – Quảng Ngãi ngày nay

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận - Hoá dân cư sinh sốngcàng đông Năm 1602 Nguyễn Hoàng đổi phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Ngãi.Trong thời kỳ này có nhiều đợt di dân lớn từ phía Bắc chủ yếu là vùng ChâuHoan, Châu Ái (Thanh Nghệ Tĩnh) vào sinh sống Cùng với công cuộc khaiphá, xây dựng vùng đất mới, các sinh hoạt văn hoá, phong tục, tập quán củangười Việt được mang theo và bảo tồn, phát triển trong điều kiện mới

Đặc biệt, từ khi vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đãtuyển mộ những người thợ thủ công giỏi, hô hào vận động nông dân nghèo Bắc

Bộ và Bắc Trung Bộ đi theo mình để xây dựng quê hương mới Nhờ vậy một sốlàng nghề nổi tiếng ở Quảng Ngãi cũng được hình thành Mỗi nghề đều có một

tổ nghề, hàng năm có ngày giỗ tổ nghề phối hợp với cúng cô hồn, ngũ vị NươngNương Các phong tục trong gia đình, dòng tộc như: phụng sự tổ tiên, tang ma,cải táng, kỵ nhật Được lưu giữ và phát triển một phần giải toả khát vọng tâmlinh và phần khác thoả mãn đời sống văn hoá tinh thần

“Quảng Ngãi cũng là một tỉnh mà trong lịch sử đã tồn tại nhiều cơ tầngvăn hoá, có sự kế tiếp liên tục theo dòng chảy của thời gian, đó là: văn hoá SaHuỳnh, văn hoá Chăm, văn hoá Đại Việt Trong ba cơ tầng văn hoá đó văn hoá

Trang 28

Chăm chiếm một vị trí về thời gian suốt 13 thế kỷ Cũng trong một thời gian ấyngười Chăm đã để lại một di sản văn hoá vật chất khá phong phú, đa dạng cógiá trị lớn, hoà hợp vào dòng chảy của văn hoá Việt Nam truyền thống” [14;11].

Các cuộc điều tra, khảo sát khai quật của các nhà khảo cổ học đã pháthiện các di chỉ: Long Thạnh, Phú Khương, Bình Châu, thu được nhiều hiện vật

có ý nghĩa chứng minh được tính chất sớm, bản địa của văn hoá Sa Huỳnh Các

di tích, thành quách như thành Bàn Cờ, thành Hòn Yang, thành Châu Sa có kiếntrúc mang vẻ đặc biệt, độc đáo “phong cách Chánh Lộ” là mạch kế tiếp của vănhoá Chăm trên Quảng Ngãi Những cuộc khai quật khảo cổ học còn chứngminh cho sự phát triển liên tục của nền văn hoá Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi của

cư dân Champa sống ở ven biển Quảng Ngãi và là một nền văn hoá mang đậmnét văn hoá biển Nét văn hoá biển này còn biểu hiện ở hệ thống giếng nước củangười Chăm dọc ven biển Quảng Ngãi, với kỹ năng đào giếng lấy nước ngọt đểsinh sống và trao đổi hiện vật với các thương thuyền buôn bán trên biển củangười Chăm Và kỹ thuật đóng ghe bầu đi biển của người Chăm được ngườiViệt sau này tiếp thu và phát triển, trở thành một hoạt động văn hoá chính củangười Việt sống ven cửa biển Sự giao thoa, tiếp biến giữa văn hoá Champa vàvăn hoá Việt diễn ra mạnh mẽ khi người Việt di cư vào và sinh sống tại vùngđất Quảng Ngãi Quá trình đó đã để lại nhiều giá trị văn hoá truyền thống mangđặc trưng văn hoá của Quảng Ngãi, thông qua các lễ thức trong sinh hoạt tínngưỡng, lễ hội và phong tục tập quán của cư dân sống tại các huyện đồng bằngven biển, đặc biệt là tại huyện đảo Lý Sơn Có thể dẫn ra đây vài loại hình sinhhoạt văn hoá mang đậm nét văn hoá biển, vừa có nét tương đồng của văn hoábiển Quảng Ngãi với các tỉnh duyên hải miền Trung như: hô bài chòi, hò bảtrạo, hát sắc bùa, hát hò, hát hố…; các lễ hội như: lễ hội đua thuyền, lễ hội hoađăng, lễ tế thần Thiên Y A Na, cúng cá ông, cúng cô hồn… và những lễ hộimang nét riêng của Quảng Ngãi như: lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội ra

Trang 29

Vùng rừng núi rộng lớn trên 362.000 ha; có những vùng trồng lúa nước,lúa rẫy; chủ yếu là trồng sắn, các loại cây công nghiệp như quế, chè, dược liệu,cây có dầu, nguyên liệu cho công nghiệp và các loại lâm sản khác.

Những năm qua, kinh tế của tỉnh luôn có sự tăng trưởng khá Cơ cấu kinh

tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp

Bảng 1: Tăng trưởng GDP của Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010

ĐVT: tỷ đồng

Trong đó:

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi năm 2010)

Về tổng vốn thu hút đầu tư trong giai đoạn 2007 - 2010, Quảng Ngãi đã

thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ trong cũng như ngoài nước Tổng số

Trang 30

vốn đầu tư tăng từ 21.610.000 triệu đồng năm 2007 lên 24.470.000 triệu đồngnăm 2008 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 - 2010 tổng vốn đầu tư có dấu hiệuchững lại và bắt đầu suy giảm, cụ thể vốn đầu tư giảm từ mức 16.390.000 triệuđồng trong năm 2009 xuống còn 15.482.000 triệu đồng năm 2010 Nguyênnhân của hiện tượng này là do những bất cập nảy sinh trong quá trình thu hút vàxúc tiến đầu tư tại các khu kinh tế, khu công nghiệp như sự chồng chéo và khácbiệt giữa văn bản quản lý nhà nước về Khu kinh tế; sự thiếu gắn kết giữa các cơquan quản lý trực tiếp với hệ thống chính quyền xã, huyện và các sở ngành cấptỉnh; sự đang xen về thẩm quyền trách nhiệm trong quản lý đầu tư, xây dựng đấtđai, giải phóng mặt bằng, môi trường, lao động, đô thị…

Bên cạnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài và hạtầng tiện ích còn nhiều hạn chế; việc cải thiện môi trường đầu tư còn chậm

Bảng 2: Tình hình thu hút vốn đầu tư của Quảng Ngãi giai đoạn 2006

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2011)

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì, một số chỉtiêu cơ bản như giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghịêp, doanh thu du lịch,doanh thu vận tải tăng qua các năm Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dụcthể thao diễn ra sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi lao động sản xuấttrong toàn thể nhân dân Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được

Trang 31

giữ vững, tạo nên khí thế mới trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xãhội của tỉnh Tuy nhiên, tình hình thu ngân sách nhà nước, hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và kim ngạch xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nhưkinh tế thủy sản phát triển chưa toàn diện và vững chắc Tàu thuyền tuy nhiềunhưng công suất thấp, hiện đại hóa chậm; một số dự án tàu đánh bắt xa bờ hiệuquả thấp; hiện tượng tàu thuyền ngư dân của ta bị tàu thuyền và ngư dân nướcngoài bắt giữ, tịch thu phương tiện và phạt tiền vẫn thường xuyên xảy ra; nuôitrồng thủy sản phát triển chưa ổn định và mang yếu tố tự phát với quy mô nhỏ

lẻ, chưa chủ động khống chế tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh; chếbiến thủy sản phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng nguyên liệu dođánh bắt và nuôi trồng đạt được nên giá trị gia tăng của sản phẩm trên địa bàn

và kim ngạch xuất khẩu thủy sản còn thấp; năng lực sản xuất giống trên địa bàntỉnh chỉ mới đáp ứng được 25% nhu cầu giống toàn tỉnh nên còn tình trạngnguồn giống chưa qua kiểm dịch được thả nuôi còn nhiều, dễ dẫn đến tình trạngdịch bệnh; tình trạng vận chuyển, buôn bán, sử dụng chất nổ để đánh bắt hải sảnvẫn còn diễn ra, đặc biệt là ở huyện đảo Lý Sơn

Hiện nay Quảng Ngãi chủ trương phát triển nông, lâm, thủy sản theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững về sinh thái, cung cấp các sảnphẩm nông nghiệp sạch có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng

ra xuất khẩu

Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản, trước hết là cảng cá

Sa Huỳnh, cảng cá Sa Cần, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ; nạo, vétcửa Cửa Đại (Nghĩa Phú),… Chuẩn bị và triển khai xây dựng cảng cá Mỹ Á,Cửa Đại - Cổ Lũy Sau năm 2015, lập quy hoạch tiếp tục xây dựng, mở vũngneo đậu tàu thuyền và trung tâm dịch vụ nghề cá Lý Sơn tầm cỡ khu vực miềnTrung

Trang 32

Những tiềm năng kết hợp hài hòa với nhau ấy đã và đang ngày qua ngàythay đổi diện mạo của một vùng quê cách mạng Cùng với sự chung sức, chunglòng nỗ lực quyết tâm xây dựng quê hương của lãnh đạo và nhân dân QuảngNgãi trong thời gian không xa, chúng ta có thể hy vọng về một Quảng Ngãi đầysức sống, đủ sức hấp dẫn mọi cá nhân, tổ chức đến tham quan, du lịch cũng nhưxúc tiến đầu tư.

2.1.4 Đời sống văn hóa

Tuy đời sống kinh tế của người dân địa phương đang còn gặp nhiều khókhăn nhưng không phải vì thế mà đời sống văn hoá trở nên nghèo nàn Điều này

ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các công trình nghiên cứu về văn hoá Quảng

Ngãi như: “Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi”, “Giai thoại và thi ca miền

Ấn Trà”, “Quảng Ngãi quê hương tôi”, truyện cổ Cor, truyện cổ Cà Dong,

truyện cổ Hre Đã sưu tầm giới thiệu được nhiều ca dao, hò vè, giai thoại,truyện cổ, truyền thuyết phong phú, độc đáo

Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, tâm linh ở Quảng Ngãi được conngười gửi gắm, biểu hiện trong các lễ hội cổ truyền Các phong tục trong gia tộcnhư: cha mẹ, con cái, phụng sự tổ tiên, tang ma, cải táng, kỵ nhật; từ việc giữđạo hiếu làm con đối với cha mẹ, cho đến việc thờ phụng giỗ kỵ ông bà, tổ tiênhàng năm Về phong tục hương đảng như: thần sự, tế tự, nhập tịch, hương ẩm,hương học, khoán ước… Cũng được nhân dân bảo lưu và gìn giữ Cách sống,sinh hoạt, cư xử, nếp ăn ở… Giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồngđược lưu truyền và phát triển trong sự đoàn kết của tình làng nghĩa xóm, tạonên những yếu tố mang nét riêng của các địa phương ở Quảng Ngãi

“Tín ngưỡng, tôn giáo của dân cư Quảng Ngãi không theo nhất phái mà

có một số theo Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hoà hảo, còn đại bộ phận

là dân lương” [1;101] Trong tâm linh, tín ngưỡng những thế lực siêu hình như:nhân thần, thiên thần còn in đậm trong tiềm thức một số người dân Đa số đồng

Trang 33

bào các dân tộc ở vùng núi còn quan niệm, cuộc sống của họ phụ thuộc vào cácthần, các Yang như: “Yang ha” của người Hre, “Ka nuých” của người Cor,

“Vờ” của người Cà Dong… Bởi vậy khi ốm đau, bệnh tật, thiên tai hạn hán lũlụt họ thường giết lợn, trâu, gà để cúng thần, mong cho tai qua, nạn khỏi, bệnhtình chóng lành Hay khi lúa được mùa họ cũng quan niệm là do sự ban ơn củathần lúa nên phải cúng

Ở dân tộc kinh, do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà trong cuộcsống hàng năm vẫn còn quan niệm của sự ảnh hưởng các thế lực siêu hình đếnmọi việc hay sự hên xui, may rủi… Vì vậy ta thường thấy những lễ cúng ở ghethuyền, cầu sự che chở của thần Nam Hải, cúng ở đình làng, chùa chiền, miếumạo… Tất cả đều cầu mong cho sự bình an trong cuộc sống, may mắn trongsản xuất, trong nghề nghiệp, đi lại, làm ăn, buôn bán phát đạt

Bên cạnh, các phong tục tập quán như: cưới hỏi, ma chay, tang lễ, giỗ kỵ,

lệ làng, khai tự… Tồn tại trong cuộc sống thường nhật như một nếp sinh hoạt

và được duy trì thường xuyên Người dân Quảng Ngãi rất chăm làm, chịu khótrong sản xuất, lao động, học tập, thông cảm, yêu thương nhau trong cuộc sốngcộng đồng, đặc biệt luôn có tinh thần cố gắng vươn lên Sách “Đại Nam nhấtthống chí” đã có nhận xét về Quảng Ngãi như sau: “Đất xấu, dân nghèo nhưngtính kiệm ước Địa thế tuy hẹp mà khí mạch rất hậu cho nên đời nào cũng sảnxuất hạng danh thần, nhiều người trường thọ, nhiều sĩ nha đỉnh hộ, tuấn tú…”

Có thể nói rằng dải đất ven biển miền Trung không rộng, điều kiện khíhậu, thời tiết của thiên nhiên đã hun đúc và tạo cho người Quảng Ngãi mộtphong cách sống, tính cách sinh hoạt, ứng xử, tính tình mang những đặc thù củangười Quảng Ngãi

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch khu vực biển đảo Quảng Ngãi

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Trong việc phát triển du lịch biển đảo Quảng Ngãi thì tài nguyên du lịch

Trang 34

tự nhiên đóng vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu để xây dựng các sản phẩmdịch vụ có giá trị phục vụ du khách.

Quảng Ngãi là nơi được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh đẹp nên thơ, vớinhững dòng sông, con suối, bao quanh núi đồi, ghềnh thác

Tiềm năng du lịch biển của Quảng Ngãi khá phong phú trải khắp các địabàn của tỉnh Với lợi thế có hơn trăm kilômét bờ biển, có cảng nước sâu DungQuất, cảng Sa Kỳ, Các bãi biển nơi đây có nước biển trong, xanh, sạch và ấmquanh năm; bãi biển dài, cát trắng, mịn và đẹp Với khí hậu nhiệt đới, ôn hòa, bãibiển thoải, nền chắc và nước trong Những bãi biển đẹp trở thành địa chỉ lýtưởng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí biển và có thể đầu tư phát triểnthành những khu nghỉ dưỡng biển cao cấp có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ

Bên cạnh đó Quảng Ngãi có hệ thống đảo gần bờ hầu như còn khánguyên sơ, có giá trị đa dạng sinh học cao với hệ động, thực vật đa dạng và cácloài quý hiếm Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cácbãi biển trên đảo đặc biệt giữ được vẻ nguyên sơ vì vậy có giá trị đặc biệt đốivới du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao biển Các đảo ven bờ có diện tích đủlớn và điều kiện có thể phát triển du lịch như đảo Lý Sơn, bãi biển Sa Huỳnh,

Mỹ Khê, Khe Hai, Gía trị cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và sựnguyên sơ tách biệt của các đảo tạo sự hấp dẫn đặc biệt đối với du lịch Nếu biếtkhai thác tốt thì mỗi bãi biển đều có thể trở thành thiên đường nghỉ dưỡng đốivới khách du lịch

Cùng với đó là hệ thống vũng vịnh như vịnh Dung Quất là nơi hội tụkhông gian biển giao thoa với đời sống văn hóa ven biển tạo nên sức hấp dẫnđặc trưng của mỗi điểm du lịch Hệ sinh thái ven bờ, trên vịnh và đảo với sự đadạng sinh học cao, có nhiều loài quý hiếm có giá trị tham quan, lặn biển, khámphá rạng san hô, câu cá và giải trí thể thao biển, du thuyền đều tạo sức hấp dẫn

du lịch mạnh mẽ

Trang 35

Ngoài cảnh đẹp, môi trường trong lành, mỗi bãi biển, mỗi đảo đều gắnvới những câu chuyện lịch sử, những dấu ấn đặc trưng, hấp dẫn và lôi cuốn dukhách.

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Ngoài tiềm năng tự nhiên, các giá trị nhân văn gắn với văn hóa miềnbiển, văn hóa Sa Huỳnh với bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời tạo lên phongcách, lối sống riêng của vùng này cũng tạo sức hấp dẫn diệu kỳ thu hút khách

du lịch

Quảng Ngãi là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạngcấp quốc gia (24 di tích) Mặc dù chưa phải là nơi tập trung các giá trị văn hóađặc sắc như Cố đô Huế, phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn…“Trải qua nhiều thế

hệ, Quảng Ngãi cũng đã để lại các sự kiện lịch sử có giá trị mà nhiều người biếtđến như: Chứng tích Sơn Mỹ, chiến thắng Ba Gia Vạn Tường, sự kiện về di tích

và nhật ký của liệt sĩ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm… và nhiều di tích lịch sử văn hóa,khảo cổ như di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, Thành Cổ Châu Sa, chùa Ông, chùaHang, đình làng Lý Hải Cùng với nhiều di tích lịch sử cách mạng có giá trịtrong thời kỳ chiến tranh chống Pháp - Mỹ, với nhiều tài nguyên có giá trị tronghọat động du lịch gắn với giáo dục truyền thống có thể thu hút sự quan tâm củakhách du lịch trong nước và quốc tế” [16;114]

Quảng Ngãi còn là quê hương của nhiều danh nhân dân tộc mà tiêubiểu là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bình Tây Đại Nguyên soái TrươngĐịnh Nhiều làng nghề truyền thống ở Quảng Ngãi đã nổi tiếng từ lâu đời vàmang dáng dấp khác biệt đối với sản phẩm làng nghề các tỉnh thành khác nhưnghề làm đường phèn, đường phổi, kẹo gương, chế tác sừng, rèn, mây tre, dệtthổ cẩm, cá bống, cá niêng, don, chim mía, cua Huỳnh đế, hương vị mắmnguyên chất của các làng nghề ven biển cũng góp phần quan trọng vào pháttriển du lịch về văn hóa ẩm thực của đất Quảng

Trang 36

Với bề dày của nền văn hóa Chăm và văn hóa miền biển tạo đặc trưng riêngtrong phong cách dịch vụ nơi đây Các lễ hội truyền thống như lễ hội NghinhÔng, lễ hội cầu ngư, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Làng nghề truyền thống vàcác di sản vật thể và phi vật thể khác tạo nên quần thể tài nguyên du lịch nhânvăn vô cùng phong phú, hấp dẫn, đặc sắc riêng có của vùng có sức hấp dẫn vàthu hút khách du lịch.

Mặc dù Quảng Ngãi không có các tài nguyên thật sự nổi trội, đặc sắc sovới một số tỉnh trong vùng, song vẫn có những tài nguyên du lịch đặc trưng nhưcác bãi biển đẹp, các tài nguyên nhân văn nêu trên khi được tập trung đầu tư tạo

ra những sản phẩm du lịch đặc sắc riêng biệt, sẽ có sức cạnh tranh và thu hútkhách du lịch đến với Quảng Ngãi

2.2.3 Tiềm năng về nguồn nhân lực

Yếu tố con người tức nguồn nhân lực du lịch giữ vai trò quyết định trên hếttrong phát triển du lịch, từ việc hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanhcho tới quy trình phục vụ du lịch và hình thành giá trị gia tăng cho sản phẩm dulịch

Bảng 3 :Nguồn nhân lực du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2010

(Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Quảng Ngãi)

Trong thời gian qua lực lượng lao động trong ngành du lịch không ngừngtăng lên Năm 2005 có khoảng 934 lao động trực tiếp làm việc trong ngành dulịch, đến 2010 đã có hơn 1950 lao động tăng 2,1 lần so với năm 2005 Ngoài số

Trang 37

lao động trực tiếp họat động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội gópphần tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Dự báo đến năm 2015: tổng nhu cầu lao động khoảng 12.800 lao động,trong đó lao động trực tiếp khoảng 4.000 người, lao động gián tiếp khoảng8.800 người

Trong tỉnh hiện có 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 3 doanhnghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội bướcđầu liên kết được thị trường trong và ngoài nước đưa đón hướng dẫn kháchtham quan du lịch Và có trên 100 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt độngkinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ, tính liên kết và năng lực cạnh tranh yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật và

hạ tầng du lịch còn thấp, nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ và hội nhập đang là trở ngại cho phát triển bền vững

Với sự tăng lên không ngừng về số lượng nguồn nhân lực du lịch thì chấtlượng lao động du lịch của tỉnh cũng được nâng lên Đội ngũ cán bộ, quản lý dulịch có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm quản lý, nhiệt tình với công tác.Năm 2011, số lượng lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng chiếm11,4%, đạt trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51% và có đến 37,6%trình độ dưới sơ cấp Trong số đó chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn nghiệp

vụ về các ngành nghề du lịch, được đào tạo về các chuyên nghành khác ngoài

du lịch hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn du lịch chiếm 57%

Về ngoại ngữ, so với các ngành khác, lao động du lịch biết ít nhất

một ngoại ngữ có tỷ lệ tương đối cao, chiếm khoảng 48% trong lao động

Trang 38

2.2.4 Các tuyến điểm du lịch ở Quảng Ngãi

Không chỉ đắm mình nơi bãi biển hoang sơ trải dài hay khám phá nhữngđiểm đến kỳ thú, các tour mới đến với vùng biển đảo đầy nắng gió xứ Quảngcũng là một cách “tiếp sức ngư dân bám biển, bám đảo, giữ vững chủ quyền tổquốc máu thịt mến yêu” [10;103] Các điểm du lịch gắn bó nhuần nhuyễn giá trịcảnh quan vui chơi giải trí độc đáo với giá trị nhân văn được gắn với giá trị củanhững câu chuyện truyền thuyết trong nhân gian được nhân dân lưu giữ cũnggóp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng cho các tour du lịch biển đảo Quảng Ngãi

Đánh giá đúng tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, Đảng bộ và những nhà làm

du lịch ở Quảng Ngãi đã đưa ra chiến lược hình thành, phát triển các tuyến dulịch trong tỉnh theo hướng tạo sự liên kết giữa phát triển đô thị với các khu,điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh từ nay đến năm

2015, phấn đấu hình thành 03 tuyến du lịch:

Thứ nhất, tuyến du lịch lấy thành phố Quảng Ngãi làm trung tâm nối vớihuyện Sơn Tịnh, trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như : khu công viênThiên Bút, khu công viên văn hoá Thiên Ấn, chứng tích Sơn Mỹ, đền thờTrương Định, khu du lịch Mỹ Khê

Thứ hai, tuyến du lịch lấy địa bàn huyện Bình Sơn làm trung tâm nối vớihuyện Trà Bồng, Lý Sơn trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như: Khu dulịch Thiên Đàng, khu du lịch sinh thái Vạn Tường, khu du lịch sinh thái Cà Đam-Nước Trong và điểm du lịch biển đảo Lý Sơn

Thứ ba, tuyến du lịch lấy địa bàn huyện Đức Phổ làm trung tâm nối vớihuyện Mộ Đức, Ba Tơ trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như: Sa Huỳnh,quần thể di tích lịch sử "theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm", nhà lưu niệm cốThủ tướng Phạm Văn Đồng, Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ

Trang 39

Hiện tại địa phương đã xây dựng được 4 tuyến du lịch biển đảo bao gồm :

1 Tuyến TP Quảng Ngãi – Dung Quất- Vạn Tường (1 ngày)

- Các điểm tham quan, các sản phẩm du lịch của tuyến gồm :

2 Tuyến TP Quảng Ngãi- Mỹ Khê (1 ngày)

3 Tuyến du lịch TP Quảng Ngãi - Đức Phổ- Sa Huỳnh (1 ngày)

4 Tuyến TP Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn (2 ngày 1 đêm)

- Các điểm tham quan, sản phẩm du lịch

Trang 40

+ Đảo Mù Cu.

Đồng thời đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh với các trung tâm

du lịch trong cả nước như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnhmiền Trung – Tây Nguyên để hình thành các tuyến du lịch

Không ngừng đẩy mạnh công tác tổ chức hợp tác quốc tế, phát triển dulịch giữa tỉnh với các tỉnh thuộc các nước Lào, Cam-pu chia, Thái Lan và cácnước trong khu vực, tiến tới hình thành các tuyến du lịch quốc tế nhằm khai thácnguồn khách du lịch bằng đường bộ trục hành lang Đông- Tây và đường hàngkhông đến các tỉnh miền Trung, Quảng Ngãi và ngược lại

2.3 Thực trạng phát triển du lịch khu vực biển đảo Quảng Ngãi từ

18.400 20.500 24.500 28.000 32.000 41.000quốc tế

Khách du lịch

144.000 174.500 196.000 232.000 268.000 289.000nội địa

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch)

Thời gian qua lượng khách đến Quảng Ngãi chủ yếu là khách du lịch nộiđịa, khách nội tỉnh Nhìn chung hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm quacũng có dấu hiệu khởi sắc, số lượng khách đến tham quan, du lịch tại tỉnh nămsau luôn cao hơn năm trước Tổng số khách qua các năm lần lượt là năm 2005:162.400 lượt khách, trong đó khách quốc tế 11.400 lượt; năm 2010 đạt 330.000lượt (tăng hơn 2 lần so với năm 2005), trong đó có 41.000 khách quốc tế Với

Ngày đăng: 07/10/2019, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w