1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Không gian thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh

63 88 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 134,65 KB

Nội dung

Chính vì vậy, người viết đã chọn thực hiện đề tài Không gian-thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh; với mong muốn khám phá một trong những yếu tố thuộc

Trang 1

-BÙI THỊ NGOÃN

KHÔNG GIAN-THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT GIÃ BIỆT BÓNG

TỐI CỦA TẠ DUY ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây kết quả khóa luận này là sự nỗ lực nghiên cứu, tìmtòi của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: ThS Phạm Thị ThuHương Tôi xin bảo đảm về tính trung thực của lời cam đoan trên

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2012

Tác giả

Bùi Thị Ngoãn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:ThS Phạm Thị Thu Hương – người đã luôn bên cạnh đóng góp, sửa chữanhững thiếu sót, khuyết điểm mà tôi mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốtnhất giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văntrường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tụy truyền dạy kiến thức cho tôitrong suốt thời gian qua

Cuối cùng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi đến gia đình,bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua

Bùi Thị Ngoãn

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong thế giới khách quan, mọi vật thể đều chiếm lĩnh một khônggian cho riêng mình, đều vận động trong một thời gian nhất định Nhiệm vụcủa văn học là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy nó luôn mang trong mình

cả hai yếu tố không gian và thời gian của thế giới khách quan ấy Trong tácphẩm văn học, không - thời gian luôn gắn bó với nhau và đóng vai trò quantrọng trong cấu trúc tác phẩm Thời gian là yếu tố xác định sự có mặt củanhân vật, không gian là nơi nhân vật tồn tại Cũng thông qua đó nhà văn thểhiện ý đồ nghệ thuật của mình Chính vì vậy khi tìm hiểu một tác phẩm nghệthuật, chúng ta không thể không tìm hiểu không - thời gian và cách xử lýkhông - thời gian của nhà văn ấy

1.2 Trong số những nhà văn tạo nên tên tuổi của mình trong nền văn họcViệt Nam sau 1975, Tạ Duy Anh được coi là một cây bút mới mẻ Luôn xemhoạt động sáng tạo nghệ thuật là công việc cao cả, với ông nghệ thuật khôngphải là tháp ngà để nhà văn chạy trốn vào đó phát ngôn tùy tiện, buông thả,

mà đằng sau những câu chữ ấy là không ít dư vị chua cay Với mục đíchhướng con người đến một thế giới tốt đẹp hơn, ông không ngần ngại phơi bàylên trang giấy những thói hư tật xấu, những lừa lọc giả dối, những đê tiện của

Trang 5

cuộc đời Với một thái độ tỉnh táo, lạnh lùng; ông sẵn sàng xát muối vào lòngngười đọc chứ không hề vuốt ve, ca tụng họ Do đó hầu hết các sáng tác của

Tạ Duy Anh, từ truyện ngắn cho đến tiểu thuyết, đã trở thành những sự kiện,hiện tượng văn học đáng chú ý trong đời sống văn chương

1.3 Giã biệt bóng tối là tiểu thuyết thứ năm của Tạ Duy Anh Tác phẩm

ngay từ khi ra đời đã nhận được sự bình phẩm rộng rãi của dư luận, được xem

là “bản ca tụng về lòng khoan dung và tha thứ” Tuy dung lượng không lớnnhưng tiểu thuyết lại chứa đựng những vấn đề mà cả thời đại quan tâm, đó là

sự xuống cấp về nhân phẩm, sự tha hóa về nhân cách con người So với

những cuốn tiểu thuyết trước đây thì trong Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã

tìm được cho mình một lối thể hiện mới với sự hòa trộn giữa hiện đại và dângian, giữa quá khứ và hiện tại Tất cả đã góp phần tạo nên giá trị thành côngcủa tác phẩm

Chính vì vậy, người viết đã chọn thực hiện đề tài Không gian-thời gian

nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh; với mong

muốn khám phá một trong những yếu tố thuộc hệ thống thi pháp đã góp phầnlàm nên thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt mang phong cách, cá tính sángtạo của nhà văn

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này là hai phương diện quan trọng của thi pháp tiểuthuyết, đó là không gian và thời gian nghệ thuật

Trang 6

Là người chuyên tâm với nghiệp văn của mình, trong hai mươi nămcầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyệnthiếu nhi Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Tạ Duy Anh còn tiếptục khẳng định mình trong lĩnh vực tiểu thuyết Những tiểu thuyết của ôngmỗi khi xuất bản ít hay nhiều đều tạo được dư luận và gây được sự chú ý củađộc giả, đặc biệt là của giới báo chí.

Năm 2006, nhà xuất bản Hội nhà văn khi tái bản cuốn tiểu thuyết Thiên

thần sám hối đã thêm vào cuối sách phần phụ lục Đối thoại văn chương, tập

hợp những bài viết, phỏng vấn của Tạ Duy Anh trên báo chí trong nước

Chẳng hạn như báo Thể thao & Văn hóa số 47 năm 2004 đã gọi Tạ

Duy Anh là “nhà văn của đạo đức Văn chương ông có lúc hiện lên bằnggương mặt thế sự, đau đáu riết róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vôlương…nhưng không phải như những khái niệm truyền bảo chết khô, màthông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận” [3, tr.132]

Hay báo Pháp luật số 140 năm 2004 đã nhận xét: “Tạ Duy Anh là tác

giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình bởi những vấn đề gai góccủa xã hội hiện đại Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận conngười nhất là khi họ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách” [3, tr 243].Ngoài ra người đọc còn tiếp xúc và hiểu hơn về Tạ Duy Anh trong các

bài phỏng vấn trên internet như Tạ Duy Anh giữa lằn thiện ác, Nhà văn Tạ Duy Anh không từ bỏ gốc gác quê nhà, Tôi là người không dễ khuất phục…

Bên cạnh đó, hiện nay Tạ Duy Anh cũng bắt đầu được giới nghiên cứuchú ý Thể hiện ở chỗ hiện nay có khá nhiều những đề tài luận văn, luận án đãchọn sáng tác của Tạ Duy Anh làm đối tượng nghiên cứu như:

Trang 7

- Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua ba tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo (Nguyễn Thị Thu Hiền, luận văn thạc

sĩ ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế, 2006)

- Phong cách tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Phạm Thị Thu Hương (2010),

luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Huế, 2010)

3.2 Về tiểu thuyết Giã biệt bóng tối

Trước các ý kiến đánh giá khác nhau về các sáng tác của Tạ Duy Anh,ngày 15/5/2008, phòng Văn học Việt Nam đương đại - Viện Văn học đã tổ

chức tọa đàm Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối trong bối cảnh tiểu thuyết Việt

Nam đương đại Tất cả những ý kiến đóng góp của các nhà lí luận phê bình

văn học đã được tuyển chọn và đưa vào cuốn Giã biệt bóng tối -Tác phẩm và

lời bình Hầu hết tất cả các nhà phê bình đều ghi nhận những nỗ lực của Tạ

Duy Anh trong việc đổi mới tiểu thuyết như Bùi Việt Thắng, Nguyễn ĐăngĐiệp, Nguyễn Hữu Cơ, Nguyễn Thị Bình…

PGS.TS Bích Thu nhận xét: “Điểm nổi bật của Giã biệt bóng tối là nghệ

thuật trần thuật và đặc biệt gây ấn tượng ở sự tổ chức điểm nhìn Có rất nhiềuđiểm nhìn mà mỗi điểm nhìn nói lên một khía cạnh của cuộc sống, của thếgiới con người Điểm đáng chú ý thứ hai là ngôn ngữ và giọng điệu Đó là thứngôn ngữ linh hoạt, ám ảnh, rất thông tục nhưng cũng có nhiều chất thơ vớinhững triết lý khá sâu sắc” [5, tr.12]

PGS.TS Tôn Phương Lan cho rằng: “Giã biệt bóng tối là sự tiếp tục những nỗ lực làm mới mình của tác giả Với Giã biệt bóng tối, gương mặt Tạ

Duy Anh tiếp tục ghi nhận trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” [5, tr.35]

Trong bài Vài suy nghĩ về sự đổi mới của tiểu thuyết, Hữu Đạt đã đề

cập đến sự quan tâm của Tạ Duy Anh trong việc thay đổi cấu trúc điểm nhìn,cấu trúc thời gian, không gian nghệ thuật Kết thúc bài viết tác giả khẳng định

“Đọc Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, có cảm giác, tiểu thuyết Việt Nam

Trang 8

hiện đại dường như đang muốn trở mình tìm một lối thoát trước sự quay lưngdần của bạn đọc” [5, tr.78].

Đỗ Ngọc Thống trong Mấy ý nghĩ khi đọc Giã biệt bóng tối cho rằng điểm nổi bật vang vọng trong Giã biệt bóng tối là “âm hưởng nhân bản”.

Bên cạnh đó còn có một số ý kiến trái chiều của Nguyễn Hòa, Phùng Gia

Thế Nhưng nhìn chung tất cả các ý kiến đều khẳng định Giã biệt bóng tối là

cuốn tiểu thuyết thể hiện những nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc đổi mới cáchviết, đổi mới tư duy, góp phần hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay Tạ Duy Anh và các sáng tác của ôngkhông chỉ nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng mà còn bắt đầu trởthành đối tượng của các công trình nghiên cứu khoa học Điều này chứng tỏ

Tạ Duy Anh đang dần khẳng định phong cách và vị trí của mình trong nềnvăn học nước nhà

Tuy nhiên, theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì vẫn chưa có côngtrình nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về không gian và thời gian nghệ

thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh Chính vì vậy, trên

cơ sở tiếp thu ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đã và đang cố gắngnghiên cứu vấn đề đó trong phạm vi cho phép của đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê - phân loại: Thống kê, khảo sát các chi tiết, sựkiện trong tiểu thuyết, xem các lớp sự kiện này thuộc loại nào Từ đó phân loại theo từng mục cụ thể phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp phân tích: Phân tích các dữ kiện trong tác phẩm sau đódựa trên cơ sở lý thuyết thi pháp học và tự sự học để chỉ ra nghệ thuật xử lý không - thời gian nghệ thuật góp phần tạo nên thành công của tác phẩm

Ngoài ra trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ khác như: Phương pháp so sánh, chứng minh

Trang 9

5 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương chính:

Chương 1 Tạ Duy Anh và tiểu thuyết Giã biệt bóng tối

Chương 2 Cách tổ chức không-thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Giã biệt bóng tối

Chương 3 Hiệu quả của việc tổ chức không-thời gian nghệ thuật trong

tiểu thuyết Giã biệt bóng tối

Trang 10

CHƯƠNG I

TẠ DUY ANH VÀ TIỂU THUYẾT GIÃ BIỆT BÓNG TỐI

1.1 Tạ Duy Anh - hành trình từ truyện ngắn đến tiểu thuyết

1.1.1 Một Tạ Duy Anh thành danh từ truyện ngắn

Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn nổi bật của nền văn học ViệtNam đương đại Ông sinh ngày 9/9/1959, trong một gia đình nông dân nghèotại làng Đồng Trưa, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (naythuộc Hà Nội) Ngay từ khi sinh ra ông đã được thừa hưởng một điều không

ai muốn, ấy là sự thất học Sống ở một vùng quê hẻo lánh, lớn lên với nỗi ámảnh về một lời nguyền “khi nào đá có thể nổi trên mặt nước thì làng mới cóngười đỗ đạt, vậy mà cuối cùng số phận đã chọn ông, một kẻ còi cọc, nhútnhát, đầy bênh tật từ khi ra đời” [3, tr.142], để đương đầu với lời nguyềnkhủng khiếp ấy và trở thành tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọcphải giật mình suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại

Ngay từ khi còn là cậu học sinh trường huyện ông đã từng ấp ủ ướcmong trở thành nhà văn nổi tiếng Tốt nghiệp trường trung cấp thí nghiệm đất

đá rồi làm cán bộ giám sát bê tông các công trình ngầm tại nhà máy thủy điệnHòa Bình, niềm say mê văn chương trong ông vẫn không hề lụi tắt mà trái lạicàng lớn dần lên Từ một “truyện ngắn” viết theo đề tài cô giáo cho sẵn củacậu học sinh lớp 8, đến những năm 80 của thế kỉ XX, ông đã có một số truyệnngắn đầu tay đăng trên báo Lao động Bút danh Tạ Duy Anh cũng bắt đầuhình thành từ những truyện ngắn này Dù đó chưa phải là những tác phẩmxuất sắc để có thể đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông,nhưng tất cả như những hạt cát nhỏ bé xây nên nền móng vững chắc đầu tiênđưa đến cho ông những thành công sau này

Trang 11

Là nhà văn thuộc thế hệ thứ hai sau đổi mới, cùng với các nhà văn thànhdanh trước đó như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dư Thị Hoàn, BảoNinh, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái…; Tạ Duy Anh đã dần khẳng địnhmình ở thể loại truyện ngắn với những đột phá mới trong nhận thức, trongquan niệm nghệ thuật và đặc biệt là trong sự đổi mới lối viết Hầu hết cáctruyện ngắn của Tạ Duy Anh đều lấy bối cảnh từ những vùng quê nghèo khắckhổ, với những con người luôn luôn thù hận lẫn nhau Đặc biệt là truyện ngắn

Bước qua lời nguyền, với sự tái hiện bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt

Nam đầy máu và nước mắt bởi những mối thù truyền kiếp do chính con ngườitạo ra Tác phẩm đã được giáo sư Hoàng Ngọc Hiến dùng để đặt tên cho dòngvăn học “bước qua lời nguyền” trong nền văn học Việt Nam đương đại

Sau thành công của Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh tiếp tục khẳng

định mình ở thể loại truyện ngắn với việc cho ra đời hàng loạt các tác phẩm

có giá trị như: Truyền thuyết viết lại (1991), Luân hồi (1994), Ánh sáng nàng (1996), Người khác (2000), Ngày hội cuối cùng (2000), Bố cục hoàn hảo (2004)…Ngoài ra ông còn viết tản văn và truyện ngắn cho thiếu nhi.

Bằng lối viết hiện thực phê phán, nhà văn đã can đảm nhìn lại quá khứđau đớn của mình, của một thế hệ lớn lên trong hai lớp hận thù là hận thùdòng họ và hận thù giai cấp Truyện ngắn của ông thường đặt ra những câuhỏi về quá khứ nông thôn Việt Nam thời cải cách ruộng đất “Nó không chorằng cải cách ruộng đất là một sai lầm, một “thủ đoạn chính trị”, mà sâu sắchơn, nó xoáy vào sự đổ vỡ của nhân tính khi con người bị đẩy vào tình thếbuộc phải lựa chọn Bi kịch của người nông dân Việt Nam là ở đấy, trong thếgiới u minh của mình” [5, tr 57] Tuy nhiên, kết thúc mỗi tác phẩm, bằng ánhsáng của tình yêu, nhân vật đã tìm được cho mình một nguồn sáng: “ngày mai

sẽ tạnh ráo bởi đêm nay những thiên thần đang ào ạt lao xuống Nàng đã chotôi một giấc mơ kì lạ Tôi thấy nàng bồng lão Mị xuống trần, đỏ hỏn Tôi thấy

Trang 12

cha tôi bồng mẹ tôi trong tiếng cười giòn tan của bà nội Chúng tôi rồng rắn đi

về phía bên kia tiếng hú Sau lưng chúng tôi là ác mộng, là những cơn mưatrước phút luân hồi” [1, tr 143]

1.1.2 Tạ Duy Anh và những thử nghiệm táo bạo cùng thể loại tiểu thuyết

Khi nhà văn có được một tác phẩm nổi tiếng, họ thường quay về nhấmnháp niềm vinh quang và ngủ quên trên đỉnh cao ấy Sớm thành danh trên vănđàn từ những năm 90 với thể loại truyện ngắn và công lao mở đầu dòng văn

học bước qua lời nguyền nhưng Tạ Duy Anh không dừng lại Trong những

năm gần đây, nguời đọc lại bắt gặp một Ta Duy Anh đang thể nghiệm mình ởthể loại tiểu thuyết Và ở thể loại này, Tạ Duy Anh cũng dần dần định hìnhđược phong cách cho mình

Trong quá trình sáng tác, Tạ Duy Anh “thường không chọn cách thể hiệncủa lối viết tiểu thuyết truyền thống mà trăn trở đi tìm một lối thể hiện mới [5,tr.71], trong đó dường như ông cố tình lồng ghép các hình tượng vào nhau để

tô đậm dòng ý tưởng cách tân, điều này được thể hện rõ nhất trong năm cuốntiểu thuyết của ông

Khúc dạo đầu (1991) lấy bối cảnh từ công trường thủy điện sông Đà để

làm nổi bật lên những mâu thuẫn giữa tiền tài và quyền lực, thế hệ cũ và giớitrí thức mới, sự bội bạc và tình yêu trong sáng, thánh thiện Tiểu thuyết

“mang phẩm tính của loại tiểu thuyết lãng mạn, nó lấy bối cảnh đời thườngbụi bặm để làm bật lên cái lãng mạn, diễm kiều giữa mảnh đất hiện thực trầntrụi Đó hoàn toàn là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ trẻ trung, hăm hở vàkhông thiếu tài năng” [5, tr.53]

Không còn là sự liền mạch của câu chuyện như kiểu kết cấu cổ điển, TạDuy Anh đã thể hiện một kiểu tư duy khác, một lối viết tiểu thuyết khác trong

tiểu thuyết thứ hai - Lão Khổ Nhân vật chính của tiểu thuyết là lão Khổ, có

xuất thân bần cố nông, mang nặng mối tư thù của dòng họ bị giai cấp địa chủ

Trang 13

bóc lột, hành hạ Rồi khi cờ đã đến tay, lên đến đỉnh cao quyền lực, lão bắtđầu trả thù những người trước đây đã hành hạ mình Đi hết kiếp của cuộc đời

với một hành trình tội ác và trừng phạt nhưng cuối cùng lão tay trắng vẫn

hoàn tay trắng Nhân vật lão Khổ là đại diện cho cái khổ có thể nhìn thấy

được từ bên ngoài của con người Về mặt hình thức, tiểu thuyết Lão Khổ là sự

lắp ghép từ các phiến đoạn khác nhau, là nhiều “truyện ngắn” trong một “tiểu

thuyết” [5, tr 55] Tác phẩm được dựng lên bởi một chuyện chính yếu thay

cho lời mở đầu dài 9 trang viết về những suy tư, trải nghiệm mà lão Khổ rút ra

được từ chính cuộc đời của mình, và nhiều chuyện ngoài rìa với dung lượng

201 trang, là sự điều tra để tìm ra những khổ đau của con người, nhữngnguyên nhân đưa đến thù hận dòng họ đã giết chết biết bao thế hệ Với ýmuốn đào sâu các chuyện vụn vặt, muốn nhân vật mình là những con người

“đời thường” chứ không phải những “anh hùng”, Tạ Duy Anh đã bắt đầu có

sự tiếp nhận lý thuyết phương Tây đưa vào tiểu thuyết Lão Khổ.

Sau gần 10 năm lăn lộn khá vất vả, Tạ Duy Anh đã làm xôn xao dư

luận với tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (1999) Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật

nhà báo Chu Quý và quá trình điều tra của anh về vụ việc một đứa bé đánhgiày bị đâm chết dã man ở phố G Từ điểm tựa đó, tiểu thuyết mở rộng dần ravới câu chuyện của nhiều nhân vật khác như tiến sĩ N, nhà văn Trần Bân,Thảo Miên… và cuối cùng khép lại với sự hoang mang của các nhân vật trongkhát vọng tìm một lối thoát, để ra khỏi cái mê cung của phần vực tối trongtâm hồn con người Cuốn tiểu thuyết đã rung lên tiếng chuông cảnh báo về sựphi lý của cuộc sống khi xã hội chỉ còn lại những bản sao, có những điểm yhệt nhau, ngay cả các chỉ số kích thước cũng hầu như trùng khít, khi cá nhân

bị đánh đồng, không thể nào cảm thông và thấu hiểu nhau, khi họ không có đủ

tự tin để trả lời câu hỏi mình là ai, mình có phải là mình nữa không Đi tìm

nhân vật là một tiểu thuyết phức tạp bởi tính đa âm của tác phẩm Thành công

Trang 14

của Tạ Duy Anh trong tiểu thuyết này không chỉ thể hiện ở việc đặt ra mộtvấn đề nhân sinh mang tầm phổ quát mà còn ở nỗ lực đổi mới ngòi bút.

"Người đọc có thể thấy được những dấu hiệu của chủ nghĩa hiện sinh, của thủpháp dòng ý thức và có chương xuất hiện lời thoại kiểu kịch phi lý Nhưng cáithế giới nghệ thuật được tạo lập từ những thành tố vừa độc lập vừa xen càicủa cuộc đời các nhân vật trong sự hướng đến một chủ đề chung thì là củariêng Tạ Duy Anh” [5, tr.62]

Vào thời điểm mở đầu thế kỉ XXI, Tạ Duy Anh góp thêm cho nền văn

học Việt Nam cuốn tiểu thuyết Thiên thần sám hối (2004) Tác phẩm là “câu

chuyện của một đứa trẻ còn trong bụng mẹ” [5, tr.6] kể về bảy mươi hai giờtrước khi chào đời Trong thời gian ngắn ngủi đó nó đã nghe được rất nhiềucâu chuyện có vui, có buồn, có cả đắng cay ghê tởm Đó là chuyện một ngườiđàn bà nông dân đồng ý cho ngâm cồn bốn đứa con chưa thành người để lấybốn triệu đồng, là câu chuyện một cô gái bị một gã sở khanh lừa nên có bầu

và đã vào bệnh viện trút con ra như một nghiệp chướng, chuyện những y tátrong bệnh viện ăn hối lộ của bệnh nhân ra sao… Những chuyện đau lòng ấykhiến đứa trẻ đâm ra hoài nghi, hoang mang và nảy sinh mong muốn quay trởlại thế giới của những thiên thần Nhưng cuối cùng, nhờ tình yêu thương vô

bờ cùng niềm trông đợi kiên định của người mẹ mà nó cảm nhận được: “con

có thể nguyền rủa cái thế giới còn đầy tội ác bất công này nhưng cuộc sống là

ân sủng lớn nhất thì không thể dừng lại” [5, tr.118], đứa bé đã quyết định rađời Tiếp tục chịu ảnh hưởng của văn học phi lý phương Tây, tiểu thuyết đặt

ra vấn đề về mối quan hệ giữa khoái lạc và trách nhiệm với kết quả của nhữnggiây phút khoái lạc, Tạ Duy Anh đã bày ra trước mắt người đọc một thế giớihiện thực nghiệt ngã và phi lý Tuy nhiên, điểm khác biệt của tiểu thuyết nàychính là ở việc lựa chọn đối tượng phản ánh và thái độ của tác giả đối với hiệnthực Với giọng điệu khách quan và lạnh lùng, tác phẩm đã gieo vào lòng

Trang 15

người đọc một nỗi buồn mênh mang về kiếp người mà cái kết thúc có hậucũng không xoa dịu nổi.

Sau một thời gian dài tiếp nhận văn học phương Tây, Tạ Duy Anh ýthức được sự cần thiết phải có một lối viết thực sự của mình Từ đó ông đã cốgắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, đổi mới cách nhìn thế giới và con người

Điều này được thể hiện rõ trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối (2008) Tiểu

thuyết kể về cuộc đời của một thằng bé lang thang, không người thân thíchphải tự mình bươn chải để kiếm sống, nhưng đi đến đâu cũng gặp phải sự tráotrở của lòng người Qua tác phẩm, hiện thực xã hội Việt Nam hiện lên với đủmọi hạng người tốt xấu trắng đen lẫn lộn, mang lại cảm giác mãnh liệt về sựtha hóa đang len lỏi vào từng con người Điều này chúng tôi sẽ trình bày kĩhơn ở những phần sau

Từ Khúc dạo đầu cho đến Đi tìm nhân vật, tài năng của Tạ Duy Anh

rõ ràng đã được khẳng định ở thể loại tiểu thuyết Đó là kết quả của cả mộthành trình tiếp nhận văn học phương Tây để tìm lối viết thích hợp Từ dấu ấn

lãng mạn trong Khúc dạo đầu qua hiện thực phi lý trong Thiên thần sám hối,

từ lối viết mang màu sắc cổ điển trong Đi tìm nhân vật đến lối viết hiện đại ở Giã biệt bóng tối; Tạ Duy Anh đã thể hiện rõ nét sự cách tân táo bạo cùng

những thể nghiệm của mình ở lĩnh vực tiểu thuyết

1.1.3 Quan niệm nghệ thuật Tạ Duy Anh

Không chỉ mang đến cho độc giả những tác phẩm văn chương có giátrị, Tạ Duy Anh còn thẳng thắn bày tỏ quan niệm sáng tác của mình thông qua

những lần đối thoại văn chương nhân dư luận xung quanh tiểu thuyết Thiên

thần sám hối, qua các lần trả lời phỏng vấn trên báo Thể thao & Văn hóa,

báo Pháp luật, báo Giáo dục & Thời đại, qua lần nói chuyện với Lê Thiếu Nhơn trong bài Lê Thiếu Nhơn hỏi chuyện Tạ Duy Anh xung quanh việc

tiểu thuyết Giã biệt bóng tối được xuất bản.

Trang 16

Với Tạ Duy Anh, một tác phẩm tiểu thuyết đích thực không phải là tácphẩm hướng đến những điều cao xa, huyền ảo và thơ mộng mà phải đi vàokhám phá các căn bệnh của xã hội; từ những gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ácđến những bí ẩn về sự tồn tại của con người và nhân thế Nhờ vậy, vănchương mới có khả năng làm nổi lên gương mặt thế sự đau đáu, riết róngchuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô lương, để rồi qua đó con người nhận

ra được thực trạng xã hội, tìm cách thoát khỏi nó nhằm vươn tới những điềucông bằng, lương thiện Chính vì vậy, các sáng tác của Tạ Duy Anh mặc dùnhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng cũng tràn đầy niềm cảm thôngthương xót con người

Nhưng muốn tác phẩm làm được những điều đó, theo Tạ Duy Anh, nhàvăn phải là người có niềm đam mê nghề nghiệp, phải vật lộn khá vất vả, trướchết để vượt qua thói tự mãn bởi “văn đàn của ta giống như cái ổ rơm mời gọi

và dường như luôn sẵn sàng mở cửa để nhà văn đến yên nghỉ, nhấm nháp chútvinh quang còm cõi” [3, tr.161] Nhà văn phải có đủ bản lĩnh “quay lưng lạimiếng mồi danh vọng, tiền tài” để theo đuổi những điều mình thích Là người

“dám đi theo những thứ có sẵn bên ngoài” để chấp nhận sự hắt hủi hoặc “dámxông vào những vùng cấm kị” [3, tr.188-189], ông cho rằng “viết văn, ở mộtkhía cạnh nào đấy, cũng như người leo dây Vừa phải dò dẫm từng bước theolối tập đi cổ điển, vừa phải tạo ra những cú tung mình mạo hiểm…Chẳng thểđịnh rõ cho mình theo lối “lên kế hoạch” lúc nào cần tạo ra sự đột biến” [3,tr.160] Trong quá trình sáng tác ông không bao giờ cho phép mình ngồi vàobàn viết mà thiếu nghiêm túc, thiếu tỉnh táo Dù là bài báo hay tác phẩm nghệthuật ông cũng đều chú ý từng chữ một, bởi bất cứ sự buông thả nào đều phảitrả giá Để tác phẩm đến được với công chúng một cách hoàn chỉnh nhất, ôngthường giành thời gian để chỉnh sửa gấp 5-7 lần thời gian viết ra nó

Trang 17

Trong nghề văn của mình, những bậc đại thụ mà ông chịu ảnh hưởng làNam Cao, Vũ Trọng Phụng, Dostoievski… Bởi theo ông, “họ dám và có đủtài để sáng tác trong cô độc, không cần được đương thời chiếu cố và đều chọnkhổ đau thay vì hạnh phúc Họ dám đi con đường mà người khác từ chối, trảgiá cho những phát hiện bằng cả cuộc đời mình…” [3, tr.140].

Đồng ý với tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao rằng “văn chươngkhông cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơinhững nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” [6, tr.341], Tạ DuyAnh luôn viết với sự tìm tòi nỗ lực không ngừng để tự làm mới mình Theoông, “mỗi tác phẩm đã được sinh ra vĩnh viễn đem theo chiếc áo chỉ mình nómặc vừa Muốn tạo ra tác phẩm, khác, phải có chiếc áo dành riêng cho nó” [3,tr.164] Một cuốn tiểu thuyết hiện đại là tác phẩm “mời người đọc đối thoạivới nó Thay vì cảm giác đang nghe kể lại một câu chuyện (độc giả thường làđối tượng theo dõi một cách thụ động) là cảm giác câu chuyện đó của chínhmình cần một sự sáng tạo thứ hai trước khi có được những phát ngôn chân lý.Tiểu thuyết hiện đại ít tìm kiếm sự khẳng định về mặt thể loại hơn là cáchtrình bày vấn đề, ít tuân thủ những nguyên tắc kết cấu, nhân vật, bố cục…và

vì thế nó tự do hơn” [3, tr.164]

Chỉ có thể tạo ra tác phẩm có giá trị khi nhà văn sống hết mình với tácphẩm, biết trăn trở với hiện thực, với những nỗi đau của thân phận con người.Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà văn trong việc kiến giải nhữngvấn đề xã hội Ông từng nói: “Tôi không phải là nhà chính trị để có thể và cầnphải đưa ra những giải pháp cụ thể Nhưng có một giải pháp chính trị nàotuyên bố có thể thay đổi số phận con người thì đấy chính là lúc cần vai trò củanhà văn với tư cách một người cảnh báo sớm về những thảm họa không thểthay đổi từ sự thay đổi đó” [3, tr.151] Không thích dạy dỗ, xoa đầu người

Trang 18

khác mà nhà văn chỉ âm thầm, lặng lẽ bằng các tác phẩm của mình nói lên sựphô diễn của các biến cố khủng khiếp, những bóng ma tinh thần cứ ngày một

đè bẹp con người, khiến họ bị dị dạng, tha hóa về nhân cách và phẩm giá Vàrồi cũng bằng những tác phẩm ấy, nhà văn hướng con người đến những cáinhìn mới mẻ, tươi sáng hơn, đến một cuộc sống khác đầy nhân văn, nhân bản

Có thể nói, Tạ Duy Anh là một nhà văn có những quan niệm nhân sinh,quan niệm văn chương khác lạ và tiến bộ so với kinh nghiệm văn chươngtruyền thống

1.2 Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối - “bản ca tụng về lòng khoan dung và

tha thứ”

Là tác giả của những tác phẩm gây xôn xao dư luận như Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, đến đầu tháng 3-2008, Tạ Duy Anh lại tiếp tục mang đến cho độc giả những cảm xúc mới trong cuốn tiểu thuyết thứ năm Giã biệt bóng tối.

Cùng nằm trong số những tác phẩm viết về vấn đề thiện ác, nhưng nếu ở

Thiên thần sám hối con người vì lòng vị kỉ, vì những ham muốn dục vọng tầm thường đã tàn ác với chính thế hệ tương lai của mình, thì Giã biệt bóng tối lại kể về cuộc đời của một cậu bé đánh giày lang thang phải đối mặt với sự

tráo trở, nhẫn tâm của lòng người

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là thằng bé Thượng - một đứa trẻ ngay

từ khi sinh ra đã không biết mặt mẹ, lang thang theo bà ngoại đi quét thóc vãi,khi bà mất phải làm đủ nghề để kiếm sống Cả cái thành phố rộng lớn, sangtrọng nhưng chất chứa biết bao cạm bẫy bủa vây thằng bé Rồi số phận đưa nótrôi dạt đến ngôi miếu hoang của làng Thổ Ô Ở đây, trong một lần lên cơnsốt, mê man bất tỉnh nó đã gặp “kẻ ẩn mình trong bóng tối” [4, tr.67], vốn làhồn ma của một lão ăn mày đã chết mà trong lòng còn mang đầy thù hận, đãnằm ở dưới mồ nhưng vẫn ngày đêm tìm cách trả thù cuộc sống Lão gặp

Trang 19

thằng bé lang thang và ban cho thằng bé điều ước “hễ kẻ nào hại mày, lập tức

nó bị chết bất đắc kì tử” [4, tr.79] Từ đó mỗi khi thằng Thượng bị kẻ nào ứchiếp, dù chỉ là những lời nguyền rủa thoáng qua trong đầu thì lập tức kẻ đóchết bất đắc kì tử Trong một lần tình cờ biết được mình là nguyên nhân gây

ra những cái chết của người dân trong làng, thằng Thượng vô cùng ân hận, nóquyết tâm chống lại lời ước ma quỷ mà lão già ban cho bằng cách âm thầmchịu đựng những lời mắng mỏ, những sự đánh đập dã man của người khác.Cuối cùng Thằng Thượng đã chiến thắng tất cả bằng lòng tha thứ và đứckhoan dung: “tôi nhớ là mình đã nhẹ nhàng nằm xuống trong cái ý thức bóngtối đang lụi tàn Tôi biết chắc như vậy không phải nhờ tiếng con gà nào đó sẽcất cao tiếng gáy như mọi hôm mà nhờ bước chân xa dần của kẻ vẫn giấu mặt.Ông ta và đồng ca của ông ta chẳng còn việc gì để làm khi cuộc sống chỉ cònlại lòng tha thứ , khi mỗi chúng tôi biết chắc chúng tôi là ai, trước mặt chúngtôi là gì và khi ánh sáng tràn đến…Tôi đã chờ cái ngày này Tôi chụm tay lại,hướng về phía mặt trời hét lên một tiếng thay cho lời giã biệt bóng tối” [4,tr.257]

Điều làm nên giá trị của Giã biệt bóng tối khác với những tác phẩm

trước đây của Tạ Duy Anh, là ngoài việc phê phán những vấn đề bức xúc của

xã hội, tác phẩm còn làm nổi bật lên vẻ đẹp của tình người Đó là khi chị điếm

“có vẻ hốt hoảng, lia mắt ra bốn phía xung quanh” để tìm thằng bé lang thang[4, tr.53] Chính thằng bé lang thang đã đánh thức trong chị cảm giác của tìnhmẫu tử: “nhìn vào cặp mắt nó người tôi muốn nhũn ra Đó là ánh mắt của kẻsắp tắt hết mọi hy vọng…Có thể từ trong sâu xa tôi đã từng ao ước có mộtđứa con trai như nó” [4, tr.229-230], làm bùng lên trong chị niềm khát khao

về một cuộc sống khác Chị chấp nhận đi cải tạo để có một cuộc sống lươngthiện và trong sạch hơn, sau biết bao năm bôn ba với cuộc đời chị đã biết nghĩ

về cuộc sống tương lai Còn đối với thằng bé lang thang, cuộc gặp

Trang 20

gỡ với cô gái điếm cũng giúp nó có thêm động lực để vượt qua những sự hành

hạ đáng sợ của bọn nghiện ngập và tránh xa cạm bẫy của lão Vua chuột

Tuy vẫn chưa thoát khỏi tính chất luận đề “lời nguyền - tội ác” và có

phần lặp lại lối viết, lối kể chuyện ở các tiểu thuyết trước; Giã biệt bóng tối

vẫn cho thấy rõ nỗ lực đổi mới của Tạ Duy Anh trong việc chuyển hướngkhông gian, từ không gian làng quê đến không gian thành thị, từ không gianthực đến không gian ảo nhằm bao quát một cách toàn diện hiện thực cuộcsống, cùng sự phát triển về kỹ thuật thời gian

Chính vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi tập trung vào mặt kỹ thuậttiểu thuyết, ở những điều Tạ Duy Anh đã làm được về mặt không gian và thờigian, để thấy được sự tìm tòi đổi mới của nhà văn nhằm đem lại những đónggóp tích cực cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Trang 21

CHƯƠNG II CÁCH TỔ CHỨC KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT GIÃ BIỆT BÓNG TỐI

2.1 Tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết

2.1.1 Các lớp thời gian trong tiểu thuyết

Dưới quan điểm tự sự học, G.Genette đã định nghĩa thời gian như sau:Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kểlại và thời gian của truyện kể, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thờigian của cái biểu đạt Như vậy thời gian nghệ thuật của tác phẩm được cấuthành từ hai lớp: lớp thời gian trần thuật và lớp thời gian được trần thuật Thờigian trần thuật chính là thời gian của truyện kể, thời gian được trần thuật làthời gian của cốt truyện, của câu chuyện

Trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã tổ chức những kiểu

thời gian khác nhau: thời gian sự kiện gắn với cuộc đời của các nhân vật vàthời gian tâm tưởng

2.1.1.1 Thời gian sự kiện riêng tư của các nhân vật

Thời gian sự kiện trong Giã biệt bóng tối chủ yếu được nhà văn xây

dựng và thể hiện gắn với cuộc đời của các nhân vật, trải dài từ thành thị chođến làng Thổ Ô nhỏ bé Đó là quỹ thời gian xảy ra nhiều sự kiện lớn làm thayđổi cuộc đời của các nhân vật

Trước hết đó là thời gian cuộc đời nhân vật Thượng - một thằng bé langthang, không nhà cửa, ở với bà ngoại đến năm mười hai tuổi thì phải tự mìnhbươn chải làm đủ nghề để kiếm sống Sống trong cái xã hội mà “có kiếmđược bao nhiêu đi nữa thì cũng đừng mong ngóc nổi đầu lên ở cái thành phốthối tha này chỉ nhờ những đồng tiền lẻ” [4, tr.30], với đủ các hạng người từ

gã làm nghề xe ôm, mấy mụ cave đến đám trí thức “luôn luôn tưởng mình là

Trang 22

tầng lớp tinh hoa của xã hội” [4, tr.40], những kẻ vừa kiêu ngạo vừa hèn mạt,

số phận của thằng bé lang thang luôn luôn biến động, không ngừng quaycuồng trong cái xã hội ấy Đi đến đâu nó cũng phải đối mặt với sự tráo trở củalòng người Một bà lớn sang trọng lừa nó đi bán ma túy, một tên chủ quán biabóc lột sức lao động còn ăn quỵt tiền lương và đẩy nó ra đường khi đèn đường

đã bật sáng, một đám nghiện hút hành hạ nó bằng những mũi dao sắc lẻmtrong khi lên cơn nghiện…Thành phố là cả một cạm bẫy lớn rình rập thằngbé

Lưu lạc đến làng Thổ Ô tình cảnh của nó cũng chẳng khá hơn là mấy.Lấy ngôi miếu từ lâu không còn ai hương khói làm nơi tá túc, “ngày ngày nóvào làng chờ xem có ai gọi, thỏa thuận công xá rồi từ đấy chả ai trông thấy nóđâu cho đến khi nhập nhoạng tối mới thấy trong miếu leo lét ngọn đèn dầu”[4, tr.92] Thời gian đầu nó đẩy xe cho lão Tung nhưng vô tình đánh rơi chùmchìa khóa của lão vào sọt phân, nó đã bị lão hất cả muỗng phân vào người.Sau đó nó lại bị San chó bắt dọn hết chuồng phân ở góc vườn Rồi mụ Hường,lão Thìn cũng lần lượt hành hạ thằng bé Sống ở làng Thổ Ô niềm vui duynhất của nó để quên đi nỗi cô độc là ngày ngày, sau khi nhập thêm nhữngđồng tiền lẻ kiếm được, nó lại moi cả gói tiền lên, giở ra đếm dù biết rằng cóđếm hàng ngàn lần thì cũng chỉ có bằng ấy Đối với thằng bé mồ côi như nó,những đồng tiền ấy giống như những niềm hy vọng, cần phải được nhìn thấyhằng ngày Nhưng rồi cuối cùng niềm vui duy nhất ấy cũng bị lão Định lấymất Nằm trong ngôi miếu nước mắt chảy đầy một khoảnh đất, giờ đây không

có tiền dự trữ nó đâm ra sợ tất cả “từ vết đốt của con muỗi vằn nhiều vô kểcho đến một con ho lúc nửa đêm” [4, tr.126] Cũng trong ngôi miếu hoangnày nó đã gặp kẻ ẩn mình trong bóng tối trong những giấc mơ, người đã bancho nó điều ước giết người, đẩy nó vào tình cảnh khốn cùng của bóng đêm đểtăng thêm sức mạnh

Trang 23

Khi biết mình là nguyên nhân gây ra những cái chết, nằm trong ngôimiếu thằng Thượng chỉ muốn “gục xuống ngủ một giấc và không dậy nữa,chẳng cần biết thêm bất cứ sự gì trên đời” [4, tr.132] Nó cảm thấy mình sốngthế cũng đủ mệt rồi Lang thang kiếm ăn, ở chui rúc, ngày ngày bị làm cho sợhãi khiến nó trở thành một ông già quá sớm, nó muốn thoát ra khỏi cuộc sống

đó bằng cách nhịn đói để không trở dậy nữa Nhưng khi biết rằng vẫn cóngười lo lắng cho mình, thằng Thượng đã âm thầm chịu đựng sự hành hạ của

gã Bính để không phải thốt lên những tiếng kêu than, không phải tiếp tay cholão già

Tiếp theo tác giả đưa người đọc đến với thời gian sự kiện của cuộc đờichị điếm, một người sinh ra và lớn lên trong gia đình không có tình thương.Chỉ có mẹ là thương chị nhưng mẹ có quá nhiều nỗi nhọc nhằn nên cũng đành

bỏ mặc Khi mẹ mất chị bỏ lên thành phố làm nghề “bán trôn nuôi miệng”,hoạt động trong các động chứa bí mật phục vụ đủ mọi loại người, trải qua biếtbao thăng trầm, sóng gió cuối cùng phải ra đứng đường hành nghề tự do.Trong cái đêm khốn khổ vì mất đi vị khách cuối cùng, trong túi không cònmột đồng, chị điếm đã định trút tất cả nỗi oán hận lên đầu thằng Thượng.Nhưng khi nhìn vào mắt nó, trong giây phút đã khiến chị thèm khát một cuộcsống khác Từ đây, hồi ức và tâm sự của nhân vật cứ nhập nhằng lên nhau, cókhi chị vượt qua hiện tại để hướng đến tương lai sau bao nhiêu năm ê chềnhục nhã: “ước gì nó nhận tôi là mẹ nó, tôi sẽ kiếm một công việc gì đó nhưbới rác ngoài bãi thải, bưng bê bô chậu trong bệnh viện, lau dọn nhà vệ sinh ởbến xe, bến tầu, chăm sóc người bị bệnh hiểm nghèo ở các khu cách ly, vàolàm việc trong trại hủi…” [4, tr.232] Cách hành xử của chị trong trại phụchồi nhân phẩm hoàn toàn là để chờ đợi tương lai đó, cao quý đúng như mộtcon người Chị cảm thấy những ngày tháng dài lê thê cứ dần trôi qua và tìm

Trang 24

thấy niềm thanh thản, khoái lạc trong sự đau khổ, trong sự nhẫn nhục chịu tộithay, trong sự xả thân.

Cùng nằm trong dòng thời gian sự kiện riêng tư của từng nhân vật, thờigian của nhân vật Bính cũng được miêu tả rõ nét Là dân chính cư của làngThổ Ô, học hết phổ thông trung học theo bạn bè ra thành phố làm cửu vạn,chấp nhận làm trai bao cho một bà lớn trên thành phố, vốn là người nghèo khổnay bị tiền làm cho mờ mắt, gã “dự định hốt một mẻ đẫy rồi lặn thẳng về quê,không sủi tăm” Bị bà chủ phát hiện, vừa run sợ vừa xấu hổ lẫn tiếc nuối, gã

bỏ về quê thực hiện giấc mơ làm thành hoàng của làng bằng việc xây dựngngôi nhà đại đồng Trong giấc mơ hôm đầu tiên về làng gã gặp lão già trongbóng tối, bị lão điều khiển linh hồn, gã hành hạ thằng bé lang thang bằngnhững đòn tra tấn dã man Nhưng vào giờ phút quyết định nhất, hình ảnh côgái điếm với cặp mắt u buồn và tha thứ đã kéo gã ra khỏi khoảng tối đenngòm ấy, giúp gã tránh xa khỏi cạm bẫy của lão già để trở về với con ngườithực của mình: “Tôi sẽ tìm nàng bằng được bất kể nàng từng có một quá khứlầy lội, bất kể giờ đây cơ thể nàng lở loét do bệnh tật phát tác, như vẫn thườngxảy ra với những người làm nghề gái điếm” [4, tr.257]

Mỗi người một cuộc đời, một số phận riêng, một biến cố riêng nhưng ở

họ có một điểm chung là đều bị chà đạp lên nhân phẩm và thể xác, bị nghingờ và xa lánh trong một xã hội vô cảm Họ đã lựa chọn cách nhẫn nhịn vàchịu đựng để cuối cùng, nhờ cái đẹp của lòng khoan dung họ đã chiến thắngcạm bẫy mà lão Vua chuột giăng ra

2.1.1.2 Thời gian tâm tưởng

Thời gian tâm tưởng hay còn gọi là thời gian tâm lý, xuất hiện bên trongnhân vật, bên trong tâm trạng của người kể chuyện Đó có thể là dòng hồi ứctriền miên của nhân vật, chứa đầy những tâm trạng vui buồn, những ước mơcủa nhân vật Thời gian tâm tưởng có vai trò vô cùng to lớn Nó như một cách

Trang 25

thức, một con đường nhận thức và biểu hiện thực tại cũng như tương lai, làsợi dây kết nối quá khứ, hiện tại với tương lai Nó có thể là dưỡng khí tinhthần để nâng đỡ tâm hồn, là chỗ bấu víu đáng tin cậy khi con người mất hếtniềm tin trong cuộc đời, khi phải đối mặt với những khó khăn mà chúng tatưởng chừng như không thể nào vượt qua được, là sự an ủi cho hiện tại đaukhổ, bế tắc và cay nghiệt.

Trong Giã biệt bóng tối, thời gian tâm tưởng chiếm một phạm vi không

nhỏ số trang trong toàn bộ tác phẩm Đây được coi là mảng thời gian sốngđộng và đặc sắc góp phần thể hiện tâm hồn nhân vật Tạ Duy Anh đã để chonhân vật của mình lên tiếng và để cho thời gian vật lý ngừng trôi Đó là nhữngdòng suy nghĩ của thằng Thượng, của cô gái làm tiền hay của gã Bính

Trong cái hiện tại mà con người sống chỉ biết đến tiền, cuộc đời thằngThượng là những chuỗi ngày khổ đau, đi đến đâu nó cũng phải đối mặt vớinhững tráo trở của lòng người Xã hội đầy rẫy những cạm bẫy bủa vây lấythằng bé, đầy rẫy “bọn ma cô, bọn buôn người, bọn thích tình dục với trẻ em,bọn hút hít tiêm chích, bọn chủ các xới vàng, bọn đầu gấu đầu trâu, bảo kêbảo kiệc, bọn bóc lột sức lao động, bọn cướp ngày rồi bày ra trò làm từ thiệndưới đủ loại danh nghĩa…” [4, tr.75] Nó cố vùng vẫy để thoát khỏi cái thựctại ấy nhưng càng chạy trốn thì càng bị bóng đen bao phủ Những lần như vậy

nó lại đắm mình trong dòng suy nghĩ về những miền đất xa xôi trong nhữngcâu chyện cổ tích mà bà ngoại hay kể: “Nó thấy mình nhẹ bẫng, bay lơ lửngtrên bầu trời giống như một quả bóng bay Nó bay mãi, bay mãi, qua các miềnđất, chỗ nào cũng hao hao như miền đất bà ngoại thường mô tả trong nhữngtruyện cổ tích bà kể” [4, tr.34]

Cũng trong những lúc đau khổ nhất, thằng Thượng thường hay nghĩ đến

bà và thời gian được sống với bà ngoại: “buổi sáng tôi đến trường còn bà cắpthúng và chiếc chổi bằng rễ tre ra đi…buổi tối tôi rúc vào nách bà và thiếp đi

Trang 26

trong những câu chuyện cổ tích luôn luôn dở dang” [4, tr.27] Nó nhớ nhữnghôm bị ốm bà thường hay nấu cháo, “cháo bà nấu rất nhuyễn và thơm mùihành Bao giờ bà cũng tìm được cách để dỗ dành tôi ăn hết bát cháo Bà vừabón cho tôi vừa dùng tay vuốt những sợi tóc cứng quèo và tôi cảm thấy tất cả

sự bình yên từ bàn tay chai sạn của bà, từ dáng ngồi hơi cúi xuống về phía tôinhư che chở cho đứa cháu tội nghiệp, từ vẻ mặt nhăn nheo lúc nào cũng nhưđang nghĩ ngợi về một nơi xa xăm nào đó, có thể chính là nơi hiện tại của bà”[4, tr.247]

Những hình ảnh về bà luôn luôn hiển hiện trong đầu nó Khi nghe tiếngtrống và tiếng kèn đưa đám ông Thìn, nó lại nhớ đến phút giây đau đớn tronglần đưa đám bà ngoại: “người ta cũng đánh trống, thổi kèn y như vậy để đưa

nó ra đồng trong một buổi chiều ảm đạm, bầu trời xám xịt mọng nước Nónhớ là nó đã bám chặt lấy quan tài gào thét không cho người ta hạ xuốngchiếc hố ngập đầy nước” [4, tr.107]

Tận trong sâu thẳm tâm hồn của thằng bé lang thang, kí ức về những nămtháng quá khứ cùng sống với người bà thực sự tuyệt vời Đối với nó hình ảnhngười bà như là nguồn động viên an ủi giúp nó vượt qua những khó khăn đauđớn trong cuộc đời: “chính bà tôi đã có lần bảo rằng khi ai đó phải nói nhữngcâu như tâm thuốc độc nhằm vào người khác có lẽ họ cũng chẳng sung sướnggì…cứ thế đêm nào tôi cũng nuốt thật sâu những giọt nước mắt cay đắng vàmong cho trời mau sáng” [4, tr.143]

Bên cạnh thời gian tâm tưởng của nhân vật Thượng, trong Giã biệt bóng tối còn nổi bật lên dòng thời gian tâm tưởng của chị điếm Tạ Duy Anh đã để

cho nhân vật này tự kể về cuộc đời mình qua cách xưng hô “tôi” Tuổi thơphải chịu nhiều đau đớn, từ nhỏ đã phải nhận không biết bao nhiêu lời nguyềnrủa từ gia đình, chị đã từng ước mơ trở thành một người mẹ anh hùng, mộtphụ nữ ba đảm đang, chị khao khát “có một tổ ấm nho nhỏ, bên môt người

Trang 27

chồng hiền lành và những đứa con” [4, tr.225], nhưng những giấc mơ đó luôn

bị bao phủ bởi một bóng đen từ những năm tháng tuổi thơ đau đớn Chị bỏ lạinhững ước mơ xa vời ấy để trôi dạt ra thành phố làm điếm Trong tâm hồnmình chị luôn dằn vặt vì mình chỉ là “một gái điếm, loại mạt hạng” mà thôi[4, tr.230] Cho đến khi gặp thằng bé lang thang, lần đầu tiên chị có thể mềmlòng sau tất cả những sự lì lợm, trơ trẽn, lạnh lùng đến chai cứng Chính nó đãkhơi dậy trong chị bản năng của môt người mẹ Chị thương nó, lo lắng cho nósuốt đêm, chỉ sợ nó chết trên vỉa hè Chị luôn tưởng tượng thấy cảnh nó gặpnguy hiểm mà chẳng ai thương xót, cứu vớt Chị tin rằng sự chịu đựng tất cảnhững hình phạt của mình ở trại giáo dưỡng, sẽ giúp thằng bé thoát khỏi mọitai ương

Khi thời gian ở trại giáo dưỡng cứ đều đặn trôi qua, cũng là lúc chị chìmđắm trong dòng hồi tưởng với những cảnh tượng Đêm nào gương mặt thằng

bé cũng chập chờn hiện ra trước mắt chị, lẫn vào bóng đêm mênh mông Chịquay cuồng với bao ý nghĩ: “chẳng biết từ bấy đến nay nó sống ra sao, cókiếm được công việc tử tế không? Điều tôi sợ nhất là trong thời gian ấy thằng

bé thiên thần của tôi đã kịp thành một tên lưu manh chuyên nghiệp không bịgiết chết” Chị luôn hy vọng mọi điều không hay không xảy đến với nó: “xinđừng bao giờ là nó, em trai tôi, con trai tôi, niềm hy vọng của tôi, nước rửa tộicủa tôi, quà tặng số phạn ban cho kẻ sám hối là tôi, thần hộ mệnh của tôi, lý

do sống tiếp của tôi” [4, tr 239] Và chị cảm thấy hạnh phúc từ những lời cầukhấn ấy, từ những việc mà chị tin rằng đang trả nợ cho số phận để đổi lấy sựbình an của thằng bé mà không cần đến sự đền đáp, trả ơn chỉ cần ở đâu đóthằng bé linh cảm thấy có người đang làm tất cả vì nó, thế là đủ

Bên cạnh thời gian tâm tưởng của thằng bé lang thang và chị điếm, thờigian tâm tưởng của nhân vật Bính được tác giả tập trung thể hiện Rơi vàocạm bẫy của Vua chuột, bị lão già giật dây, gã hành hạ thằng bé lang thang

Trang 28

với những đòn tra tấn dã man Nhưng vào giờ phút quyết định, gã bỗng vụtnhớ đến thái độ cầu cứu của chị điếm từng trọ chung với mình: “ả nhìn tôibằng cặp mắt u buồn và tha thứ rồi biến mất Tôi chới với gọi theo và ngồiphịch xuống trong tâm trạng vô cùng mệt mỏi” [4, tr.256] Chính phút hồitưởng ấy đã giúp gã Bính kịp dừng việc hành hạ thằng bé thang tội nghiệp.Sau những giờ phút kinh hoàng, gã Bính đau đớn nhận ra mình chỉ là vaidiễn bất đắc dĩ, hành động theo sự giật dây của một gã đạo diễn đểu cáng GãBính chỉ muốn chết trước khi trời sáng bởi gã nghĩ: “hình như tôi vừa thổi tắtchính ngọn nến dành cho tôi Bấy giờ tôi mới biết mạng sống của người khácđôi khi còn quan trọng hơn mạng sống của mình” [4, tr.253] Nhưng chínhánh sáng từ khuôn mặt của chị điếm, của thằng bé lang thang đã cho gã hyvọng về một cuộc sống mới.

Thời gian tâm tưởng với các nhân vật thực sự là khoảng thời gian tuyệtvời, là những khoảng sáng giúp họ vượt qua bóng tối đang bủa vây cuộc đời

họ Khi cuộc sống hiện tại quá bi kịch, các nhân vật thường tìm về với mộtchút quá khứ tươi đẹp hay những ước mơ sâu kín trong tâm hồn mình nhưmột sự an ủi cho tâm hồn đang rạn vỡ

2.1.2 Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối - một mê lộ thời gian

Các tiểu thuyết Việt Nam truyền thống thường được xử lý theo trật tựthời gian biên niên Sang thời kì đổi mới, thời gian nghệ thuật có nhiều đổimới và sáng tạo Cách kể chuyện theo trình tự thời gian tuyến tính không cònchiếm vị trí độc tôn mà thay vào đó là lối kể chuyện xáo trộn thời gian sựkiện Mối quan hệ giữa hai lớp thời gian trong truyện kể (thời gian trần thuật

và thời gian được trần thuật) được nhà Tự sự học người pháp G Genette kháiquát thành ba phạm trù lớn: trật tự, tốc độ và tần suất

Phạm trù trật tự nói đến sự không tương thích giữa thời gian trần thuật

và thời gian biên niên, còn gọi là sự sai trật niên biểu Sự sai trật thời gian

Trang 29

được thể hiện chủ yếu ở kỹ thuật đảo thuật (nhà văn quay ngược lại một điểmthời gian trong quá khứ để kể một câu chuyện đã diễn ra) và dự thuật (nhà vănđón trước bước đi của thời gian để kể một câu chuyện sẽ xảy ra trong tương

lai) Phạm trù tốc độ lại nói lên rằng, trong một truyện kể, thời gian trần thuật

không trôi qua đều đặn như thời gian biên niên mà có khi gia tốc, có khi giảmtốc Các thủ pháp như rút gọn, tỉnh lược, ngưng nghỉ, đồng hiện… được sửdụng môt cách triệt để nhằm tổ chức trật tự các sự kiện một cách có hiệu quả

Tất cả tạo nên tốc độ trần thuật riêng của truyện kể Còn phạm trù tần suất thể

hiện tương quan giữa số lần kể với số lần phát sinh sự kiện Trong một truyện

kể có thể có trần thuật đơn (nhà văn kể một lần sự việc xảy ra một lần), trầnthuật trùng lặp (nhà văn kể nhiều lần sự việc xảy ra một lần) và trần thuậtphức hợp (nhà văn kể một lần sự việc xảy ra nhiều lần)

Rõ ràng, một tác phẩm được kết cấu về mặt thời gian như thế nào là dolựa chọn của tác giả Tác giả có thể đảo tuyến, đan xen hay kể theo trình tựcủa dòng thời gian tuyến tính Mỗi cách lựa chọn mang lại một hiệu quả khácnhau Dưới đây chúng tôi thử lập một bảng khảo sát sự sai trật giữa thời gian

trần thuật và thời gian tuyến tính trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối:

A Người kể chuyện tìm thấy câu D1 Tuổi thơ với bà của thằng bé lang chuyện trong mớ tài liệu cũ của thang

người cha để lại cùng bản di chúc

B Bản tin thời sự về những cái Đ2 Thằng bé lang thang bị lừa bán chết bí

ẩn ở làng Thổ Ô và dư luận ma túy của dân làng xung quanh những cáichết

C Dư luận của dân làng xung Ê3 Thằng bé lang thang sa vào cạm

Trang 30

quanh những cái chết kì lạ bẫy của đám dắt gái.

D Tuổi thơ với bà của thằng bé G4.Thằng bé lang thang làm phục vụlang thang trong quán nhậu

Đ Thằng bé lang thang bị lừa bán H5 Thằng Thượng gặp chị gái điếm

E Chuyện thằng bé lên cơn sốt M6 Thằng bé bị bọn nghiện giam cầmtrong ngôi miếu ở làng Thổ Ô trong ngôi nhà kín cổng cao tường

Ê Thằng bé lang thang sa vào cạm N7 Thằng Thượng chạy thoát đếnbẫy của đám dắt gái ngôi miếu

G.Thằng Thượng làm phục vụ E8 Chuyện về thằng bé lang thangtrong quán nhậu lên cơn sốt trong ngôi miếu ở làng

Thổ Ô

H Thằng Thượng gặp chị gái điếm L9 Cuộc gặp gỡ của thằng Thượngtrên vỉa hè với kẻ ấn mình trong bóng tối-Vua

chuột, lão già cho thằng bé điều ước

I Tiếp chuyện thằng bé lên cơn sốt I10 Tiếp chuyện thằng bé lên cơn sốttrong ngôi miếu ở làng Thổ Ô trong ngôi miếu ở làng Thổ Ô

K Cuộc điều tra của các nhà khoa O11 Cuộc sống của thằng bé ở lànghọc về những cái chết của dân làng Thổ Ô

L Cuộc gặp gỡ của thằng Thượng Ô12 Thằng bé mâu thuẫn với nhữngvới kẻ ấn mình trong bóng tối-Vua kẻ bị chết và những cái chết

chuột, lão già cho thằng bé điều

ước

M Thằng bé bị bọn nghiện giam B13 Bản tin thời sự về những cái chếtcầm trong ngôi nhà kín cổng cao bí ẩn ở làng Thổ Ô và dư luận của dântường làng xung quanh những cái chết

Trang 31

N Thằng Thượng chạy thoát đến C14 Dư luận của dân làng xungngôi miếu quanh những cái chết kì lạ.

O Cuộc sống của thằng bé ở làng K15 Cuộc điều tra của các nhà khoaThổ Ô học về những cái chết của dân làng

Ô Thằng bé mâu thuẫn với những R16 Bản báo cáo của các nhà khoa

kẻ bị chết và những cái chết học về nguyên nhân của những cái

Ngày đăng: 07/10/2019, 11:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (2003), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
2. Tạ Duy Anh (2004), Lão Khổ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Khổ
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2004
3. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2006
4. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giã biệt bóng tối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2008
5. Tạ Duy Anh (2010), Giã biệt bóng tối tác phẩm và lời bình, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giã biệt bóng tối tác phẩm và lời bình
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Hộinhà văn
Năm: 2010
6. Nam Cao (2005), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2005
7. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB ĐH-THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB ĐH-THCN
Năm: 1978
8. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
10. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
12. Phạm Thị Thu Hương (2010), Phong cách tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Huế, ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2010
13. Phạm Thị Thu Hương (2010), Đề cương bài giảng tự sự học, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng tự sự học
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2010
14. Phương Lựu (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
15. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1998
16. Trần Đình Sử (2006), Tuyển tập (tập 1, 2), NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2006
17. Trần Đình Sử (Chủ biên, 2008), Lý luận văn học (tập 2), NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học (tập 2)
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
18. Trần Đình Sử (Chủ biên, 2008), Tự sự học (tập 2), NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
19. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán. Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Trần Đình Sử, Lê Bá Hán. Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w