TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNTrong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Đỗ Quyên Các số liệu, kết quả nêu trongLuận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trướcđây Những đánh giá, kết quả, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giáđược chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong mục tài liệutham khảo và trích dẫn nguồn gốc
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà nội, ngày… tháng… năm 2017
Học Viên
Nguyễn Thị Quyên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính
- Ngân hàng, Khoa Sau đại học trường Đại học Ngoại Thương đã giúp tôi trang bịkiến thức, tạo môi trường thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiệnluận văn thạc sĩ
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đỗ Quyên đãkhuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứunày
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam,các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôinhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên và hỗtrợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 6
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 6
1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay KHCN 6
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN 7
1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM 8
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN 8
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN 9
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN 11
1.2.4 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng 16
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM 18
1.3.1 Khái niệm 18
1.3.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 19
1.3.3 Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng 20
1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 22
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 36
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank 36
Trang 42.1.2 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Techcombank giai
đoạn 2014 – 2016 37
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank 41
2.2.1 Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Techcombank 41
2.2.2 Chính sách QTRR tín dụng trong cho vay KHCN tại Techcombank 47 2.2.3 Các hoạt động QTRR trong cho vay KHCN tại Techcombank 51
2.2.4 Kết quả hoạt động cho vay KHCN và QTRRTD trong cho vay KHCN của Techcombank giai đoạn 2014- 2016 59
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Techcombank 66
2.3.1 Kết quả đạt được 66
2.3.2 Những hạn chế 70
2.3.3 Nguyên nhân 73
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 75
3.1 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank 75
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Techcombank 75
3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Techcombank 76
3.2 Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank 78
3.2.1 Chú trọng hơn nữa công tác nhận diện rủi ro trong cho vay KHCN 78 3.2.2 Không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng và quy trình phê duyệt tín dụng tập trung 81
3.2.3 Tập trung hoàn thiện công tác ứng phó rủi ro 82
Trang 53.2.4 Tăng cường kiểm soát nội bộ, kiểm soát sau vay, xử lý rủi ro
tín dụng 84
3.2.5 Hiện đại hóa hệ thống thông tin trong hoạt động tín dụng 85
3.2.6 Sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng 86
3.2.7 Chú trọng và đầu tư xây dựng đội ngũ nhân sự có chất lượng 87
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 89
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt : Giải nghĩa
Basel II : Hiệp ước của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
CGPD : Chuyên gia phê duyệt
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
CN/PGD : Chi nhánh/PGD
CVKH : Chuyên viên khách hàng
CVQLCT : Chuyên viên quản lý chứng từ
CVQLTD : Chuyên viên quản lý tín dụng
KPI : Chỉ số đánh giá mức độ thực hiện công việc
LOS : Hệ thống luân chuyển và phê duyệt hồ sơ tín dụng
NHNN : Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NPL : Nợ xấu (Non-Performing Loans)
QTRR : Quản trị rủi ro
QTRRTD : Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD : Rủi ro tín dụng
SLA : Cam kết chất lượng dịch vụ (Service level agreement)
T24 : Phần mềm chuyên dụng về quản lý hoạt động ngân hàng
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 1.1: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO 27
Bảng 1.2: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng Vantage Score 28
Bảng 2.1: Huy động và cho vay của Techcombank giai đoạn 2014-2016 37
Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính quan trọng của Techcombank (triệu đồng) 40
Bảng 2.3: Bảng biên độ lãi suất cho vay 43
Bảng 2.4: Bảng phân loại xếp hạng khách hàng theo điểm số 53
Bảng 2.5: Điểm xếp hạng tín dụng tối thiểu theo sản phẩm 54
Bảng 2.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN có TSĐB và không có TSĐB 58
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2014-2016 (tỷ đồng) 59
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn (tỷ đồng) 61
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ cho vay KHCN theo nhóm nợ (triệu đồng) 62
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN (triệu đồng) 64
Bảng 2.11: Tỷ lệ xấu trong cho vay KHCN (triệu đồng) 65
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ: Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 23
Sơ đồ 2.1: Mô hình ba tuyến phòng thủ tại Techcombank 49
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN tại Techcombank giai đoạn 2014-2016 60
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu trong cho vay KHCN tại Techcombank 63
Trang 8TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Techcombank, luận văn đã tổng hợp lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng vàquản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTMnói chung, tại Ngân hàng Techcombank nói riêng
Từ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng được nêu tại Chương I, Chương IIluận văn tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank qua các năm 2014-2016 Luậnvăn đi sâu vào phân tích quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân vàcác quy định, quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân mới nhất hiện đang áp dụng tạiTechcombank như quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng cá nhân, hệ thống xếp hạng tíndụng cá nhân, hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung Từ đó tổng hợp và đánh giánhững thành tích cũng như những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng tại Techcombank, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này
Chương III của luận văn tập trung đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường côngtác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTechcombank giai đoạn 2017 - 2020 cùng một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngânhàng Nhà nước và Ngân hàng Techcombank nhằm tăng cường hiệu quả công tácphòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro tín dụng cá nhân
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động tài chính của nước ta Thị trường ngân hàng Việt Nam cũng
đã có nhiều khởi sắc, đánh dấu bước phát triển mới cả về chất lẫn lượng Tuy nhiên,với đặc thù của một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, rủi ro ngân hàng lớn là yếu tố không thể tránh khỏi
và có khả năng trở thành nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bềnvững của các ngân hàng nói riêng, thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung.Hoạt động cho vay là hoạt động tín dụng nghiệp vụ quan trọng, cơ bản, chiếmphần lớn doanh thu và lợi nhuận trong tổng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đi cùng với đó, rủi ro trong lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó
và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng Vấn đề rủi ro vàquản trị rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam trở nên bức thiết khi các con số
về nợ xấu ngày càng tăng và khó kiểm soát Quản trị rủi ro là cách thức tốt nhất màtất cả các tổ chức tín dụng cần thực hiện để không bị mất vốn Trong quản trị rủi rotín dụng, tối đa hóa lợi nhuận và trở thành ngân hàng thương mại tốt nhất về quảntrị rủi ro tín dụng và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêuthen chốt Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện ViệtNam là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tíndụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng nói chung vàquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân nói riêng
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam vàđược Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm hoạt động lành mạnh, Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có những tiến bộ bước đầutrong công tác quản trị rủi ro tín dụng, chủ động áp dụng mọi biện pháp nhằm kiểmsoát và xử lý nợ có vấn đề Đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank ởmức 1,67% (báo cáo thường niên năm 2015) Về cơ bản, Techcombank đã xử lýxong các vấn đề nợ xấu và chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững, lành mạnh
Trang 10Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn Techcombank định hướng tập trung pháttriển mảng ngân hàng bán lẻ, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trên tổng cho vaytại Techcombank từ năm 2014 đến nay liên tục tăng và đạt 47,37% năm 2016 (báocáo nội bộ Techcombank năm 2016) Do vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá nhân luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hậu quả là Techcombankphải gia tăng chi phí, chậm thu lãi, thậm chí là thất thoát vốn vay, ảnh hưởng đếnkết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn ngân hàng Chính vì vậy, yêu cầu cấpbách đặt ra là rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân phải được quản lý,kiểm soát một cách khoa học, đảm bảo hoạt động tín dụng trong phạm vi rủi ro chấpnhận được, giảm thiểu các tổn thất phát sinh từ rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượngtín dụng và khả năng sinh lời.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, cùng với các kiến thức thu được trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu trong quá trình làm việc tại Trung tâm Quản trị rủi ro tín dụng
cá nhân và tài trợ tiêu dùng – Khối Quản trị rủi ro – Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ thương Việt Nam, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những bộ phận quan trọng của bất kỳ NHTMnào, do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này Các công trình nghiêncứu đã phản ánh được cơ sở lý luận chung và nghiên cứu tại từng đơn vị cụ thể, chothấy được những khía cạnh của tín dụng, rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi rotín dụng nói chung cũng như quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cánhân nói riêng
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Trang – Đại Học Thương mại, năm 2015
đã tổng hợp được các khái niệm, nội dung tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng, thựctrạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank giai đoạn 2013-2015 Tuynhiên, luận văn chưa đi sâu vào phân tích quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
Trang 11hàng cá nhân và các quy định, quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân mới nhất hiệnđang áp dụng tại Techcombank như quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng cá nhân, hệthống xếp hạng tín dụng cá nhân, hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân tại ACB chi nhánh Hà Nội” của tác giả Lê Bá Cường – Học việnNgân hàng, năm 2012 đã đưa ra các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay cá nhân, quản trịrủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, khái quát được những điểm mạnh vànhững điểm tồn tại của thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ACBchi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012 Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến mô hìnhđiểm số tín dụng Vangtage Score và mô hình xác suất vỡ nợ
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích đề tài, tôi cũng đã tìm hiểu và thamkhảo các tài liệu là các quy trình, quy định, báo cáo của ngân hàng thương mại cổphần kỹ thương Việt Nam, các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy địnhcủa ngân hàng Nhà nước và một số quy định pháp luật khác về hoạt động tín dụngcủa NHTM Nhờ những tài liệu đó mà tôi có cái nhìn khái quát hơn về lý luận cũngnhư những định hướng phát triển cho đề tài của mình
Mỗi nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau, đã phản ánh cơ bản được ngành, lĩnhvực và đơn vị cụ thể mà mình nghiên cứu Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu vềmảng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2014-2016, giai đoạn có nhiều thay đổi vớingành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói riêng
3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng cá nhân của NHTM
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vaykhách hàng các nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, đánh giá những kếtquả đạt được cũng như các tồn tại và nguyên nhân
Trang 12- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụngtrong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cánhân của ngân hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá nhân tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2014- 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm những vấn đề lý luận chung về rủi
ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng; sơ lược quá trình hình thành vàphát triển của Techcombank; cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động và kết quả hoạtđộng kinh doanh của Techcombank; quy trình cho vay và thực trạng công tác quảntrị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank… Những dữliệu này được kế thừa từ các sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khác đã đượccông bố, được trích từ website của Techcombank và được thu thập từ các báo cáonội bộ của Techcombank
Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: từ các số liệu thu thập được,tác giả thống kê và tổng hợp thành các bảng biểu cụ thể, rõ ràng từ đó phân tíchthực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiTechcombank
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh các chỉtiêu, số liệu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro, hoạt động cho vay trong giaiđoạn 2014-2016 của ngân hàng Techcombank
- Phương pháp đánh giá: phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thựctrạng quản trị ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Trang 13Techcombank Luận văn đã mạnh dạn đưa ra những nhận định về thành công, hạnchế trong công tác quản trị ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngânhàng Techcombank, đồng thời đánh giá các nguyên nhân dẫn đến những thành công
và hạn chế nói trên
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Theo khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì: “Cho vay
là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định và trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”.
Hoạt động cho vay là một giao dịch dân sự giữa bên cho vay (ngân hàng và cácđịnh chế tài chính) và bên đi vay Trong đó, bên cho vay chuyển giao quyền sử dụngtiền cho bên đi vay trong một thời gian nhất định Khi đến hạn trả nợ, bên đi vay camkết hoàn trả gốc và lãi cho bên cho vay theo các điều kiện đã thỏa thuận
Cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) là một bộ phận của hoạt động cho vaytrong kinh doanh ngân hàng, trong đó, khách hàng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đìnhnhằm phục vụ mục đích mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, mua trang thiết bị gia đình,thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định dựatrên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn Các phương thức vay vốn đa dạng như: chovay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm Thời hạn cho vaylinh hoạt tùy vào mục đích vay của khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tíndụng
1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay KHCN
Hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay
lớn do đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có địa bàn sinh sống khá rộng,
số lượng khách hàng lớn khiến cho ngân hàng khó có thể kiểm soát chặt chẽ từngkhoản vay, điều này cũng gây khó khăn trong quá trình thu hồi nợ
Cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trongdanh mục tài sản của ngân hàng Xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn cố tình
sử dụng vốn sai mục đích, có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất
Trang 15khả năng chi trả hay khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do biến động vềtình trạng sức khỏe, công việc
Quy mô các khoản vay thường nhỏ dẫn đến chi phí cho vay cao đồng thời rủi
ro của các khoản vay cũng rất cao Do vậy, đây là hình thức cho vay với mức lãisuất cao nhất so với các khoản cho vay khác của ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN
1.1.3.1 Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay của NHTM có các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trunghạn, dài hạn Bên cạnh đó, lãi suất cũng được áp dụng linh hoạt theo hình thức cốđịnh hay thả nổi Vì thế khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn và lãi suất vay sao chophù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình Mặt khác, vay vốn ngân hàng giúpkhách hàng tập trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủđộng trong việc hoàn trả gốc lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng
Tín dụng ngân hàng giúp cho các cá nhân có nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ,tiêu dùng đạt được mục đích được dễ dàng hơn Khi vốn tự có chưa đủ trang trảitoàn bộ chi phí mua sắm thì vay vốn ngân hàng là giải pháp tốt nhất để có thể sởhữu nhà, xe cho riêng mình, giúp khách hàng sớm thực hiện được ước mơ, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống
1.1.3.2 Đối với ngân hàng
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển tốt, phải luôn nỗ lực tìm kiếm và huyđộng được những nguồn vốn trong xã hội, từ đó đẩy mạnh cho vay và đầu tư kiếmlời Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định sự thành bại trong hoạtđộng của ngân hàng Hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêngchứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên lợi nhuận tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, ngânhàng thu được mức lợi suất cao hơn so với các hoạt động cho vay khác
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế
Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế Do đặc điểm cho vayKHCN là quy mô rộng, khách hàng đa dạng nên với vai trò là trung gian tài chính,
Trang 16ngân hàng đóng vai trò là cầu nối cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người cầnvốn để đầu tư Vì thế ngân hàng giải quyết được một trong những đặc điểm của tiền
là “tiền có giá trị thời gian” Các nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và đầu tư chocác phương án, dự án kinh doanh khác nhau đang cần vốn, giúp tăng trưởng, pháttriển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Hoạt động cho vay KHCN góp phần mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩyđổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật theo xu hướng mới nhất củathế giới Việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh màcòn làm thay đổi cách nghĩ, cách làm… làm thế nào để sử dụng đồng vốn có hiệuquả, đủ trang trải cho khoản lãi ngân hàng giúp các cá nhân tích cực cập nhật và đổimới công nghệ góp phần phát triển kinh doanh, phát triển nền kinh tế, xã hội
1.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
Theo Basel II: “Rủi ro tín dụng đơn giản được định nghĩa là khả năng bên vay hay đối tác của ngân hàng không thực hiện các nghĩa vụ theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Điều 3, khoản 1)
Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sảncủa ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm mộtkhoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấpnhận được là bản chất của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng nói chung và rủi rotrong hoạt động cho vay nói riêng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổnthất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng
Trang 17Theo dự thảo Thông tư 2016/TT/NHNN ngày 12/08/2016 của Thống đốc ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Như vậy, rủi ro tín dụng (RRTD) đối với ngân hàng xuất phát từ cả hai phía làngười cho vay (chủ nợ của ngân hàng) và người đi vay (con nợ của ngân hàng).Trường hợp thứ nhất là người gửi tiền (người cho ngân hàng vay) muốn rút tiền màngân hàng lại không thanh toán được, thực ra bản chất đấy là rủi ro thanh khoảnnhưng nó lại liên quan mật thiết đến trường hợp thứ hai là ngân hàng không thuđược đầy đủ các khoản cho vay bao gồm cả khoản gốc và lãi, hoặc việc thanh toáncác khoản nợ (gồm gốc và lãi vay) không đúng hạn Điều này xảy ra khi khách hàngvay tiền của ngân hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ
Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN mang đầy đủ các đặc điểm trên nhưng là
rủi ro xảy ra trong quá trình ngân hàng cho các khách hàng cá nhân vay vốn
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong cho vay nóiriêng, tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu Việc phân loại rủi ro tín dụng có ýnghĩa rất lớn trong việc thiết lập chính sách, quy trình và mô hình tổ chức quản trịtín dụng Phân loại rủi ro tín dụng giúp nhận biết đầy đủ các yếu tố và giai đoạn gây
ra rủi ro Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có thể đượcphân loại như sau:
Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc từngkhách hàng cụ thể Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế, thiếusót trong quá trình tác nghiệp như thẩm định xét duyệt hồ sơ vay vốn, giải ngân,kiểm soát sau vay… Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn đối nghịch (do thôngtin không cân xứng tạo ra trước khi quyết định tín dụng); rủi ro bảo đảm; rủi ronghiệp vụ
Trang 18- Rủi ro danh mục tín dụng: Do những hạn chế trong quản lý danh mục tíndụng của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
do các khoản dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng
Theo nguyên nhân khách quan hay chủ quan
- Rủi ro khách quan: do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, người vay
bị chết, mất tích và các biến cố bất khả kháng khác làm thất thoát tín dụng trong khikhách hàng và ngân hàng đã thực hiện đúng quy định, quy trình, chính sách tíndụng cũng như những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và ngânhàng vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay những lý do chủ quan khác
Theo giai đoạn phát sinh rủi ro
- Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân tích tín dụng,nhận biết thông tin khách hàng, đánh giá sơ bộ khoản vay dẫn đến quyết định cho vaycác khách hàng không đủ điều kiện và không đủ khả năng trả nợ trong tương lai
- Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong quy trình giải ngân Các nguyênnhân gồm: sai sót trong quá trình giải ngân, giải ngân không đúng tiến độ, khôngcập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, không dự báo được rủi ro tiềm năng
- Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không nắm được tìnhhình và mục đích sử dụng vốn vay, khi khách hàng cố tình sử dụng vốn vay khôngđúng mục đích ban đầu hoặc thay đổi trong khả năng tài chính, cũng như thiện chítrả nợ của khách hàng
Trang 191.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
1.2.3.1 Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng Tuynhiên, nếu quy mô tín dụng tăng trưởng quá nóng, không tương ứng với khả năngkiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng Nếu quy mô tín dụng quá lớn, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng thể hiệnqua sự gia tăng của các chỉ tiêu: dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ trên tổng số cán bộ tíndụng so với mức trung bình của các ngân hàng … thì mức độ rủi ro tăng lên
Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từngkhách hàng: cho vay vượt quá nhu cầu khách hàng, cho vay vượt quá mức tài sản đảmbảo cho phép, cho vay vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ dẫn tới rủi ro làkhách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốnvay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng
1.2.3.2 Cơ cấu tín dụng
Cũng giống như quy mô tín dụng, yếu tố này không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro,
mà chỉ phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành, lĩnh vực, thời gian… Nếu cơcấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh các rủi ro tín dụngtiềm năng Cơ cấu tín dụng có thể chia thành các nhóm như sau:
- Cơ cấu tín dụng theo ngành: Khi cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành,lĩnh vực thì mức độ rủi ro sẽ cao khi ngành, lĩnh vực đó bị suy thoái hoặc bị ảnh hưởng bởimột ngành khác có liên quan
- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn,vốn dài hạn thấp, trong khi cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngânhàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng cóthể sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản
- Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảmbảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ
1.2.3.3 Nợ quá hạn
Trang 20Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng Nợ quá hạn là kết quảcủa quan hệ tín dụng không hoàn hảo, nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng làtính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi tới hạn hoàn trảtheo cam kết, người vay không có khả năng hoàn trả đầy đủ hay một phần gốcvà/hoặc lãi cho bên cho vay Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phátsinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫnđến mất khả năng thanh toán của ngân hàng Nợ quá hạn có nhiều mức độ khácnhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, ta có các chỉ tiêu phản ánh như sau:
Tỷ lệ này chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phảnánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn Do đó, chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có
nợ quá hạn” có thể khắc phục được nhược điểm này
Tổng dư nợ có nợ quá hạn
- Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = x 100% (1.2)
Tổng dư nợChỉ tiêu này bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn vàchưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chínhxác hơn mức độ rủi ro hay chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.2.3.4 Các chỉ tiêu nợ xấu
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoản cho vay được coi
là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu
Trang 21hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”
Có thể hiểu nợ xấu (NPL) là các khoản tiền cho khách hàng vay mà khôngthể thu hồi được do khách hàng đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng,khách hàng mất khả năng thanh toán Thời gian tồn động nợ kéo dài trên batháng và rất khó giải quyết
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(SBV) Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn trả nợ cơ cấu lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu;
Trang 22+ Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lầnthứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã bị quá hạn;
Tỷ lệ “nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là
nợ xấu, vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng cũngnhư rủi ro tín dụng của ngân hàng Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn,vốn của ngân hàng lúc này không ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà có nguy cơmất vốn
1.2.3.5 Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được
khái niệm như sau: “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụngcủa ngân hàng khi rủi ro xảy ra Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đóđồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dựphòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn
Dự phòng rủi ro trích lập
Trang 23Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = x 100% (1.4)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng Một tỷ lệthấp hơn cho thấy chất lượng tín dụng tốt hơn Tại Việt Nam quy định dự phòngchung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75%tổng giá trị các khoản nợ
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%;nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%
Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể như sau:
R = max{0, (A-C)} x r (1.5)
Trong đó R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị khoản nợC: giá trị tài sản bảo đảmr: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thểTheo cách tính toán trên, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giátrị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảođảm Do đó, ngân hàng cần định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế đưa ra hạch toán ngoạibảng và được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng có tỷ lệ xóa nợcao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, chất lượng tín dụng thấp Nếu tỷ lệ này lớn hơnthường là 2% thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề
Trang 241.2.4 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Môi trường vĩ mô: các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt dộng kinh doanh củangân hàng và khách hàng được phân tích theo mô hình PEST Đây là nguyên nhânkhách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và ngành, nhưng có ảnh hưởngtrực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng Bao gồm:
+ Môi trường chính trị và pháp luật (Political): sự thay đổi thể chế, luật pháp, bất
ổn chính trị,… có thể đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Ngoàiluật pháp trung ương, các doanh nghiệp và cá nhân còn phải tuân theo luật pháp củakhu vực Đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trên bình diện quốc tế, họ cònphải hiểu biết luật pháp quốc tế, luật lệ địa phương, sự ổn định của nền chính trị ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của họ như thế nào
+ Môi trường kinh tế (Economics): môi trường kinh tế không những có ý nghĩađối với các khách hàng mà còn đối với ngân hàng cho vay Các yếu tố thuộc môitrường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nềnkinh tế; các biến số vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của chính phủnhư tiền lương, đầu tư công, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, trợ cấp…+ Môi trường văn hóa và xã hội (Sociocultural): đặc điểm giá trị văn hóa – xã hộicủa các nhóm khách hàng khác nhau như tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế
độ dinh dưỡng, thu nhập bình quân, trình độ dân trí… tác động đến định vị sảnphẩm/dịch vụ, phân khúc khách hàng mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp, qua
đó tác động đến sự thành công hay thất bại của khách hàng vay vốn
+ Môi trường công nghệ (Technological): công nghệ đã và đang là yếu tố quantrọng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân Ứngdụng và nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ là một trong những yếu tốthen chốt để tồn tại và phát triển
- Môi trường vi mô: Đây là môi trường ngành tác động đến khả năng trả nợ của
Trang 25khách hàng vay vốn khi gặp các rủi ro:
+ Từ phía nhà cung cấp: không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng kém chất
lượng, không thực hiện bảo hành bảo trì như thỏa thuận, không cung cấp hàng phụtùng thay thế…
+ Từ phía khách hàng mua: hủy đơn đặt hàng trong khi hàng hóa đã được sảnxuất, nhận hàng nhưng không thanh toán, thanh toán chậm, dây dưa, quỵt nợ…
+ Từ phía tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm khó định giá, tính khả mại thấp, biến
đổi theo chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng, phát sinh tranh chấp về pháp lý
b) Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
Khách hàng chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng thông qua việc gianlận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,… Một khách hàng đãphát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoặc đã từng bội tíntrong hoạt động kinh doanh sẽ là những khách hàng tiềm ẩn khả năng phát sinh nợquá hạn
Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuấtkhông bắt kịp thay đổi của thị trường, dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, mấtkhả năng trả nợ ngân hàng
c) Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho vay
Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không phù hợp với nềnkinh tế, quy chế tín dụng không chặt chẽ để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốncủa ngân hàng
Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánhgiá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sảnbảo đảm, cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản, không kiểm tra, giám sát chặt chẽviệc sử dụng vốn vay của khách hàng và kiểm soát sau vay, thông đồng với kháchhàng lập hồ sơ giả mạo, nhận quà biếu hay nhận hối lộ của khách hàng
Trang 26Do áp lực cạnh tranh nên ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng để thuhút khách hàng Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng yếukém cũng dẫn đến việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của kháchhàng không chính xác, đánh giá sai khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.4.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng
a, Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cungứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại,giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, chất lượng cuộc sống giảm sút.Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽvới nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, rủi ro tín dụng có thể gây hậuquả với toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia
b, Đối với ngân hàng
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngânhàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạtđộng, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn có thể bị phá sản.Nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí mất khả năng thanhtoán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngânhàng và các bộ phận kinh tế khác Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngânhàng nhà nước (NHNN) và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộngười gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng làm cho các ngân hàngkhác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM
1.3.1 Khái niệm
Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú ý đến hoạtđộng quản trị rủi ro Quản trị rủi ro (QTRR) là trung tâm của hoạt động quản trịđiều hành NHTM
Trang 27Theo ủy ban Basel thì: “quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được”
Kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường cácbiện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanhtín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, đạt đượchiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn
1.3.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) là tối đa hóa thu nhập bằng cáchduy trì rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được Ngân hàng cần quản trị rủi ro tíndụng của danh mục cho vay tổng thể cũng như các khoản cho vay riêng lẻ; xem xétcác mối tương quan giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác Quản trị rủi ro tíndụng có hiệu quả giúp đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và góp phần gia tănglợi nhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro
1.3.2.2 Nguyên tắc
Tháng 7 năm 2004, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cho ra đời ấn phẩm
mang tên “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo lường rủi ro” hay còn gọi là
Hiệp ước Basel II Theo đó, ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trịrủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng Cácnguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt và định kỳ(ít nhất 1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tíndụng Chiến lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dựkiến nếu có xảy ra các loại hình rủi ro tín dụng Các ngân hàng cần xác định và
Trang 28quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình nhằm xây dựngmôi trường tín dụng thích hợp.
Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thịtrường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng ) Ngânhàng cần có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng với sự tham gia của các bộphận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhưtrách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũnhân viên quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức, nhằm đưa ra cácnhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng.Ngân hàng cần có hệ thống quản trị các danh mục tín dụng hiệu quả, có hệthống giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng, bao hàmviệc xác định quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thốngxếp hạng rủi ro Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp banđiều hành đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kếtoán; có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng.Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quytrình quản trị rủi ro tín dụng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hộiđồng quản trị và ban quản lý cấp cao Quy trình cấp tín dụng cần phải được quản lýchặt chẽ, mức cho vay phải nằm trong các chuẩn mực an toàn và giới hạn cho phép.Ngân hàng cần có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệuxấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự
1.3.3 Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.1 Thiết lập khung pháp lý hoạt động cho vay
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tíndụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trongviệc cấp tín dụng cho khách hàng Bao gồm: điều kiện cho vay, hạn mức, lãi suất,
kỳ hạn, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác… Chính sáchtín dụng được phản ánh thông qua các nội dung cụ thể về điều kiện cho vay, hạnmức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng
Trang 29Các tiêu chuẩn điều kiện về hạn mức cho vay được quy định trong từng sản phẩm
cụ thể, đối với từng khách hàng
Rủi ro đi liền với lợi nhuận, đó chính là sự đánh đổi Trong mỗi giai đoạn,ngân hàng cần xác định rõ khẩu vị rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro mong muốn cóxứng đáng với lợi ích, mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu chiến lược của ngân hàng haykhông Khẩu vị rủi ro là khả năng, cách thức, mức độ và phạm vi chấp nhận rủi ronhằm đạt được những mục tiêu hoạt động, kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi.Làm được điều này, ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất, và tối đahóa lợi nhuận cho ngân hàng
1.3.3.2 Xây dựng quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơbản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịchthuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan
Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng quy trình tín dụng khoa học, hợp lý giúp bảo đảmthực hiện các khoản vay có chất lượng
1.3.3.3 Thiết lập chiến lược, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nằm trong chiến lược quản trị rủi ro chungcủa toàn ngân hàng, là kế hoạch tổng thể thống nhất của ngân hàng về công tácquản trị rủi ro do ban điều hành dự thảo và được hội đồng quản trị, hội đồng thànhviên phê duyệt Chiến lược quản trị rủi ro cho ngân hàng có thể trong khoảng thờigian từ ba đến năm năm
Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng
và thị trường, phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng Chiến lược quảntrị RRTD được xây dựng rõ ràng sẽ giúp cho các bộ phận tham gia vào quá trìnhquản trị rủi ro có thể hình dung được mục tiêu, đích đến trong công tác quản trị rủi
ro, tránh việc hiểu sai, lệch lạc, không nhất quán giữa các bộ phận
Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro cũng rất quan trọng Văn hóa quản trị rủi rođược cấu thành từ những giá trị, chiến lược, mục tiêu, niềm tin đối với rủi ro, từ đó
Trang 30định hình cho mỗi nhân viên ngân hàng những quan điểm về sự đánh đổi giữa rủi ro
và lợi ích Văn hóa quản trị rủi ro mạnh đồng nghĩa với việc tất cả nhân viên, các
cấp quản lý đều hiểu được rõ mục tiêu, chiến lược, luôn đặt lợi ích của ngân hàng
song hành với lợi ích cá nhân
1.3.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý
Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên tráchquản trị rủi ro với nhiều cấp độ quản lý Trong trường hợp này, có sự phân định rõràng ở từng cấp trong ngân hàng và quản lý rủi ro là quá trình thực hiện từ trênxuống và từ dưới lên Tại cấp cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập với giớihạn rủi ro Trong quá trình quản lý thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung củangân hàng sẽ được cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng, vàcho những người quản lý có trách nhiệm Những chỉ dẫn này bao gồm mục tiêu thunhập, giới hạn rủi ro và các văn bản hướng dẫn chính sách quản trị rủi ro Việc giámsát và lập báo cáo được định hướng từ dưới lên trên, bắt đầu từ giao dịch và kết thúcvới những mức rủi ro đã được tổng hợp
Nói tóm lại, tổ chức quản lý rủi ro kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tíndụng nói riêng có liên quan đến nhiều hệ thống cấp bậc trong ngân hàng từ trênxuống dưới, nhằm tổng hợp rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng để kiểm soát
và giám sát
1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: Nhận biết rủi ro, đolường rủi ro, quản trị rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro Tuy có sự phân đoạn trongquy trình quản trị rủi ro tín dụng, song các khâu được phân ra trong quy trình phảiluôn có sự gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, có vậy mới đảm bảokiểm soát rủi ro theo mục tiêu đã định RRTD một khi đã được xác định thì cần phảiđược phân tích, đo đường và đưa ra các biện pháp xử lý theo dõi Trong quá trìnhquản lý theo dõi, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng phải có khả năng xác định và tìm
ra các nguy cơ rủi ro mới và các rủi ro tín dụng đang tồn tại
Trang 31Nguồn: (Dương Hữu Hạnh 2013)
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 1.3.4.1 Nhận biết rủi ro
Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM,ngân hàng phải nhìn nhận từ chính mình để thấy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, kếthợp với việc nhìn nhận từ phía khách hàng vay vốn để nhận ra rủi ro từ các dấu hiệubáo trước
Ngân hàng có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: danh mục tín dụng có biểuhiện tập trung cao; tín dụng tăng trưởng cao bất thường trong thời gian ngắn; tỷ lệ
nợ xấu, nợ có vấn đề và nợ quá hạn tăng vượt ngưỡng cho phép; hệ thống thông tinquản lý không được nâng cấp, dễ gặp sự cố hay tin tặc tấn công
Khi các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro xuất hiện từ phía khách hàng, ngân hàng cầnnhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để có thể đưa ra các quyết định ứng phó kịpthời Để nhận biết rủi ro, một số công việc ngân hàng cần phải thực hiện như sau:
- Nhận biết rủi ro tín dụng trước khi cấp tín dụng: thông tin không cân xứng là
tình huống phát sinh khi ngân hàng không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình, dẫnđến quyết định cấp tín dụng cho các khách hàng có điều kiện dưới tiêu chuẩn Sựtồn tại thông tin không cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch xuất hiện trước khigiao dịch cấp tín dụng được thực hiện Những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại lànhững người tích cực nhiệt tình trong việc tìm kiếm khoản vay Một số dấu hiệu rủi
ro lựa chọn đối nghịch như: khách hàng mong muốn vay tiền bằng mọi giá như sẵn
Trang 32sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường; khách hàng không xem xét các điều khoảncủa hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dàng chấp nhận các điều khoảnngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay.
- Nhận biết rủi ro tín dụng sau khi cấp tín dụng: khách hàng chậm trễ, né
tránh, cản trở việc cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm trasau vay Các biểu hiện như không nghe điện thoại, cử người không có trách nhiệmtiếp khách, viện cớ bận, đi công tác, khất lần trong các cuộc hẹn với ngân hàng;khách hàng không cung cấp những thông tin bổ sung sau vay mà ngân hàng yêucầu, sử dụng vốn sai mục đích, tự ý chuyển giao tài sản đảm bảo cho người khác sửdụng, cung cấp tài liệu thông tin sai sự thật, không trả nợ đầy đủ và đúng hạn theothỏa thuận; khách hàng thường xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
1.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Sau khi RRTD được nhận biết, khâu tiếp theo trong quy trình quản trị RRTD
là tiến hành đo lường (lượng hóa) RRTD Đo lường rủi ro là giai đoạn quan trọng,cần có sự kết hợp tổng hòa của rất nhiều yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người
và công nghệ,… để tạo thành hệ thống đo lường rủi ro
Đo lường RRTD giúp góp phần tính toán vốn kinh tế cho ngân hàng Vốn kinh
tế được xác định bằng phần tổn thất ngoài dự tính (Unexpected Loss – UL), theo đó
UL sẽ được bù đắp bằng vốn tự có của ngân hàng Xác định được rủi ro chính xác
sẽ giúp hình thành một tấm đệm vốn tự có đủ lớn nhằm đối phó với các tổn thấtkhông thể dự tính có khả năng xảy ra
Khi mức độ rủi ro đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suấtcho vay phù hợp với quan hệ “rủi ro/ lợi nhuận” thông qua cơ chế tính giá bù đắprủi ro Ngoài ra, ngân hàng có thể căn cứ thêm vào khẩu vị RRTD để sàng lọc vàlựa chọn khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả của danh mục tín dụng
Đo lường RRTD còn góp phần quản lý danh mục tín dụng theo phương phápchủ động, nhằm tái cấu trúc danh mục tín dụng theo hướng giảm rủi ro tập trung vàphù hợp với khẩu vị RRTD của ngân hàng, giúp ngân hàng tính toán và trích lập
Trang 33mức dự phòng RRTD phù hợp nhất với mức độ rủi ro của khoản vay, từ đó xác địnhmức dự phòng cho toàn bộ danh mục tín dụng, tập trung giám sát, xử lý tín dụng córủi ro cao và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay
Các ngân hàng hiện đang sử dụng nhiều phương pháp và mô hình đo lường rủi
ro vừa truyền thống, vừa hiện đại, tiên tiến Một số mô hình tiêu biểu như:
a) Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
Là mô hình truyền thống đánh giá khách hàng vay vốn dựa vào chủ quan từphía ngân hàng Theo mô hình này, các ngân hàng chủ yếu sử dụng các thông tinkhác nhau về người vay theo mô hình 6C để đưa ra nhận xét chủ quan của mình,bao gồm các thông tin định tính sau:
- Tư cách người vay (Character): cán bộ tín dụng (CBTD) phải chắc chắn rằngngười vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đếnhạn
- Năng lực của người vay (Capacity): người đi vay phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanhnghiệp
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vaycho ngân hàng
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chínhsách tín dụng từng thời kỳ
- Kiểm soát (Control): đánh giá ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quychế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song có hạn chế là phụ thuộcvào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình
độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng
b) Mô hình định lượng rủi ro tín dụng
Trang 34- Mô hình xác suất vỡ nợ
Mô hình xác suất vỡ nợ còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựatrên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based- IRB) Đây làphương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Basel
II Việc sử dụng IRB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel khuyếnkhích các nước tham gia sử dụng Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tốchính là: (i) xác suất không trả nợ của khách hàng (Probability of Default, PD); (ii)
tỷ trọng tổn thất ước tính (Loss Given of Default, LGD); (iii) tổng dư nợ của kháchhàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure at Default, EAD) Từ
đó, Ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất (Expected Loss, EL) như sau:
EL = PD x EAD x LGD (1.7)Phương pháp IRB là một quy trình phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một hệthống công nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong một giaiđoạn cũng như phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống xếp hạng tíndụng nội bộ, trình độ quản trị ngân hàng và các quy định về công khai thông tin
- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay củangười tiêu dùng như: mua xe ô tô, trang thiết bị gia đình, bất động sản, … Các yếu
tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: tuổi đời, tình trạng hônnhân trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, tình trạng sở hữu nhà, thu nhập, hìnhthức trả lương, thâm niên công tác, lịch sử tín dụng Một số mô hình có thể áp dụnglà:
+ Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO
Điểm số tín dụng (Credit Score) cá nhân là một phương tiện kiểm soát tíndụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển giúp tổ chức tín dụngước lượng được mức rủi ro khi cho vay Điểm tín dụng càng thấp thì mức rủi ro củabên cho vay càng cao Fair Isaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng FICO
Trang 35thấp nhất là 300 và cao nhất là 850 áp dụng cho cá nhân dựa vào tỷ trọng của 5 chỉ
số phân tích được trình bày trong Bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO.
35% Lịch sử trả nợ (payment history): Thời gian quá hạn càng dài và số
tiền quá hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp
30% Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed): Nợ quá nhiều so
với mức cho phép, đặc biệt là thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số
15% Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history): Thông tin
càng nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao.10% Số lần nợ vay mới (New credit): Vay nợ thường xuyên được xem là
dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp.10% Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used): Các loại nợ
khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau
Nguồn: (Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài
chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)
Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi tại Mỹ do các thông tinliên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng tra soát dễdàng qua các công ty thông tin tín dụng (Credit reporting companies) Công tythông tin tín dụng thực hiện ghi nhận và cập nhật thông tin từ các tổ chức tín dụng,phân tích và cho điểm tín dụng từng người Theo mô hình điểm số tín dụng củaFICO thì người có điểm số tín dụng ở mức 700 được xem là tốt, đối với cá nhân cóđiểm số tín dụng thấp hơn 620 sẽ có thể bị ngân hàng thận trọng hơn trong xét duyệtcho vay
+ Mô hình điểm số Vantage Score
Đây là mô hình do ba công ty cung cấp thông tin tín dụng là Equifax,Experian, TransUnion xây dựng Mô hình điểm số tín dụng Vantage Score rất đơn
Trang 36giản giúp mọi người dễ hiểu với năm mức xếp hạng tăng dần từ F đến A tương ứngvới số điểm được thiết lập từ 501 (thấp nhất, không đáng tin cậy nhất) đến 990 (caonhất, đáng tin cậy nhất) Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá được trình bày như Bảng1.2.
Bảng 1.2: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng
15% Tình trạng số dư có (Credit Balances): Tổng các khoản vay và mức
tín dụng sẵn có còn để đáp ứng, các khoản nợ quá hạn được chấmđiểm rất khắt khe
13% Độ sâu tín dụng (Depth of Credit): Lịch sử tín dụng càng dài càng
đáng tin cậy
10% Tình trạng tín dụng gần đây (Recent Credit): Mức độ thường xuyên
vay nợ và số lần yêu cầu vay
7% Tình trạng tín dụng sẵn có (Available Credit): Mức tín dụng có thể
nhận được ngay hay trong một thời gian ngắn có thể
Nguồn: (Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, diễn đàn nghiên cứu về tài
chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17 – tr.21)
- Mô hình xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằngphương pháp tiên tiến, giúp đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mứclãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng.NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi
Trang 37dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điềuchỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn.
Các chỉ số tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanhkhoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ
và chi phí trả lãi Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gianhoạt động kinh doanh của khách hàng, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhàquản trị cao cấp, triển vọng ngành
Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngânhàng nhằm xác lập quy trình XHTD Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơbản sau:
(i) Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tíchđánh giá;
(ii) Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng Mức xếp hạng cuốicùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng Trong xếp hạng tín dụngthì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi;
(iii) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mứcxếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ Tổng hợp kết quả xếp hạng so vớithực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiệnđối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng
XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữliệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểmcho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến Các chỉ tiêu sử dụngtrong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt độngkinh doanh, phân tích hoạt động tài chính Sau đó đưa vào mô hình để tính điểmtheo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng
1.3.4.3 Quản trị rủi ro
Sau khi xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cầnphải được theo dõi thường xuyên Mục đích của khâu này là giúp cho bộ máy quản
Trang 38trị rủi ro nắm bắt được tình trạng rủi ro của ngân hàng theo thời gian để có biệnpháp giảm thiểu rủi ro Trước hết, ngân hàng cần phải có một hệ thống các công cụquản lý rủi ro Song song với các công cụ quản lý rủi ro tín dụng, là việc tổ chứcquản trị rủi ro tín dụng được thực hiện ở cấp độ tập trung trong toàn ngân hàng.Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:
- Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giaocho chi nhánh được toàn quyền quyết định
- Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được đểđảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng
- Quản trị danh mục cho vay: ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theodõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biệnpháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra
- Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ: ngân hàng cần chú ý tớiviệc xây dựng chính sách cụ thể, bao quát được toàn bộ quá trình kinh doanh cũngnhư hoạt động của mình Do môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng, ngânhàng cũng cần luôn luôn rà soát lại để các chính sách quản trị rủi ro phù hợp vớitừng giai đoạn và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ
- Phân tán rủi ro: phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấptín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh, cá nhânnhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại
- Thực hiện bảo hiểm tín dụng: bảo hiểm tín dụng là biện pháp chuyển mộtphần hay toàn bộ các rủi ro tín dụng cho tổ chức bảo hiểm Có thể thực hiện nhiềuloại bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản …Trong các nghiệp vụ trên, các NHTM Việt Nam đã triển khai tương đối rộng khắpbảo hiểm đối tượng cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm phương tiện vận tải …
- Thực hiện bảo đảm tín dụng: là việc một tổ chức tín dụng áp dụng các biệnpháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ
Trang 39đã cho khách hàng vay Bù đắp tín dụng có thể thực hiện theo chính sách sau: Cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba
- Lập quỹ dự phòng rủi ro: lập quỹ dự phòng rủi ro được coi như một trongnhững biện pháp cơ bản để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra đối với các tổ chứctín dụng Hiện nay, việc lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện theo Thông tư NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN
02/2013/TT Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro: các công cụphái sinh thông qua hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng
1.3.4.4 Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản trị rủi ro tín dụng, đượcthực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống
và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, (ii) đảm bảotoàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủcác quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quytrình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quảtrong hoạt động của ngân hàng Cần thực hiện kiểm soát các khâu sau:
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủtục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các cán bộtín dụng thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơvay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán
Kiểm soát trong khi cho vay gồm kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng;kiểm tra quá trình giải ngân, bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệutại ngân hàng để từ đó, phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vayvốn, kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngânhàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vaykhông
Trang 40Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín
dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng
Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng
- Biện pháp khai thác nợ: đối với những khoản nợ có vấn đề, nhưng chưa đến
mức phải thanh lý theo trình tự của pháp luật, ngân hàng thường áp dụng biện phápkhai thác nợ Ngân hàng có thể áp dụng linh hoạt như sau:
Trường hợp tuy gặp khó khăn trả nợ trước mắt nhưng hoạt động của khách hàngvẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt khách hàng có thiện chí trả nợ cao, thì ngân hàng chỉcần đưa ra các biện pháp có tính chất tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng
Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm hoặc tìm người bảo lãnh Việc này phải đượcthực hiện khi việc hoàn trả nợ định kỳ gặp khó khăn, nguồn thu biến động, giá trị tàisản đảm bảo (TSĐB) giảm sút Việc tăng giá trị TSĐB được làm thành văn bản và làmột bộ phận cấu thành hợp đồng tín dụng hiện hành Ngoài ra, ngân hàng có thể cơ cấulại nợ bằng các hình thức như gia hạn nợ, tái cấu trúc khoản vay
- Biện pháp thanh lý nợ: sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, nếu khoản nợ
trở về trạng thái tốt thì sẽ được theo dõi bình thường theo quy trình tín dụng của ngânhàng Nếu khả năng thu hồi nợ là không còn hoặc khách hàng không có thiện chí trả
nợ, có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, thì ngân hàng phải thanh lý tín dụng theopháp luật Hiện nay các hình thức phát mại tài sản để thu nợ chủ yếu gồm:
Ngân hàng dùng biện pháp xiết nợ bằng cách mua lại tài sản thế chấp của kháchhàng Để thực hiện được, hai bên phải thỏa thuận giá cả tài sản và xử lý phần chênhlệch giữa giá bán và giá trị khoản nợ
Trường hợp ngân hàng không mua lại hoặc hai bên không thỏa thuận mua bántrực tiếp tài sản, thì các bên làm thủ tục bán đấu giá tài sản tại trung tâm bán đấu giá.Trường hợp có tranh chấp về tài sản đảm bảo, hoặc khách hàng cố tình không trả
nợ bằng hình thức phát mại tài sản thì ngân hàng có thể làm đơn gửi ra tòa án để đượcgiải quyết theo trình tự của pháp luật