LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngành kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Người sử dụng luôn có nhu cầu sử dụng báo cáo kiểm toán cao còn khả năng đáp ứng của kế toán viên thì bị hạn chế bới yếu tố thời gian và chi phí. Cũng chính vì vậy mà các Kiểm toán viên cần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Khi kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có những sai lệch trọng yếu. Mức sai lệch có thể chấp nhận đó là mức trọng yếu. Đối với người kiểm toán, mức trọng yếu giống như kim chỉ nam giúp họ lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp và từ đó đưa ra ý kiến phù hợp mà vẫn đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Từ cơ sở ban đầu là một số máy phát điện của Nhà máy điện Nha Trang, vượt qua những khó khăn thiếu thốn, những thử thách khắc nghiệt, tập thể CB-CNV Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa trong suốt 40 năm qua đã phấn đấu kiên trì vì dòng điện xây dựng quê hương Khánh Hòa ngày càng giàu đẹp. Từ chỗ chưa đủ điện để cung cấp cho thành phố Nha Trang, đến nay đơn vị đã xây dựng được một mạng lưới hoàn chỉnh, đủ năng lực cấp điện phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển của toàn tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn Công ty Cổ phần Điện Lực Khánh Hòa để phân tích và đánh giá những rủi ro tiềm tàng của công ty và từ đó xác định mức trọng yếu cho công ty. Do thời gian hạn hẹp và còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu tham khảo, bài tập này không tránh khỏi những sai sót, mong có sự góp ý tận tình của cô để bài viết của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô!
Trang 1TR
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KẾ TOÁN
BÀI TẬP LỚN MÔN KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Mã MH: ACT08A – Nhóm 05
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÓA
Thành viên nhóm:
STT Họ và tên Lớp Mã SV
2 Trần Thị Bích Ngọc K21KTDNB 21A4020416
3 Nguyễn Thu Trang K21KTDNB 21A4020605
4 Nguyễn Thùy Linh K21KTDNB 21A4020326
Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Thị Hồng Vân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Điện Lực Khánh Hòa 2
II Phân tích rủi ro tiềm tàng gắn với lĩnh vực kinh doanh và lịch sử hoạt động của đơn vị 5
1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro tiềm tàng 5
2 Phân tích rủi ro tiềm tàng gắn với lĩnh vực kinh doanh 6
3 Phân tích rủi ro tiềm tàng gắn với lĩnh vực hoạt động 8
III Mức trọng yếu, các yếu tố ảnh hưởng tới mức trọng yếu, cách xác định mức trọng yếu 10
IV Mức trọng yếu cho Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 19
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngành kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Người sử dụng luôn có nhu cầu sử dụng báo cáo kiểm toán cao còn khả năng đáp ứng của KTV thì bị hạn chế bới yếu tố thời gian và chi phí Cũng chính vì vậy mà các KTV cần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán Khi kiểm toán BCTC, KTV phải có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có những sai lệch trọng yếu Mức sai lệch có thể chấp nhận đó là mức trọng yếu Đối với người kiểm toán, mức trọng yếu giống như kim chỉ nam giúp họ lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp và từ đó đưa ra ý kiến phù hợp mà vẫn đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán
Từ cơ sở ban đầu là một số máy phát điện của Nhà máy điện Nha Trang, vượt qua những khó khăn thiếu thốn, những thử thách khắc nghiệt, tập thể CB-CNV Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa trong suốt 40 năm qua đã phấn đấu kiên trì vì dòng điện xây dựng quê hương Khánh Hòa ngày càng giàu đẹp Từ chỗ chưa đủ điện để cung cấp cho thành phố Nha Trang, đến nay đơn vị đã xây dựng được một mạng lưới hoàn chỉnh, đủ năng lực cấp điện phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển của toàn tỉnh Khánh Hòa
Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn Công ty Cổ phần Điện Lực Khánh Hòa để phân tích
và đánh giá những rủi ro tiềm tàng của công ty và từ đó xác định mức trọng yếu cho công
ty
Do thời gian hạn hẹp và còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu tham khảo, bài tập này không tránh khỏi những sai sót, mong có sự góp ý tận tình của cô để bài viết của nhóm em được hoàn thiện hơn
Chúng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô!
Trang 4
I Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Điện Lực Khánh Hòa
1 Giới thiệu chung lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa thuộc Công ty Điện lực miền Trung, tiền thân là Sở Quản lý và phân phối điện Phú Khánh, được thành lập năm 1976 trên cơ sở sáp nhập Nhà máy điện Nha Trang của Hãng SIPEA (Pháp) và các trung tâm điện lực: Tuy Hòa, Ninh Hòa, Cam Ranh của Công ty Điện lực miền Nam Việt Nam trước đây Năm
1989, Sở Quản lý và phân phối điện Phú Khánh được tách ra thành Sở Điện lực Khánh Hòa và Sở Điện lực Phú Yên Đến ngày 8-3-1996, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã ban hành quyết định đổi tên Sở Điện lực Khánh Hòa thành Điện lực Khánh Hòa, trực thuộc Công ty Điện lực 3 với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức sản xuất kinh doanh điện năng trên địa bàn Khánh Hòa
Ngày 6-12-2004, ộ trưởng ộ Công nghiệp ra quyết định về việc chuyển Điện lực Khánh Hòa thành Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa Ngày 1-7-2005, công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ 163,221 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51 Hiện nay, công ty là đơn vị cổ phần duy nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh phân phối điện, niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã KHP
Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 1.062 người (tại ngày 31 tháng 12 năm 2017: 1.113 người)
Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Điện Lực Khánh Hòa
2 Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh Doanh sửa đổi lần thứ 10
số 4200601069 ngày 08 tháng 5 năm 2018, bao gồm các hoạt động sau:
Trang 5 Sản xuất và kinh doanh điện năng Quản lý, vận hành lưới điện phân phối có cấp điện áp đến 110KV;
Xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành và sửa chữa các nhà máy thủy điện, nhiện điện nhỏ, các nhà máy điện diesel, máy phát điện diesel Xây lắp các công trình điện, lưới và trạm điện có cấp điện áp đến 110 KV, công trình công nghiệp và dân dụng;
Thi công, lắp đặt và sửa chữa hệ thống phòng cháy, chữa cháy; thi công, lắp đặt và sửa chữa hệ thống năng lượng tái tạo;
Thiết kế điện công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện áp đến 110KV, nhà máy điện cấp 4; giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp
có cấp điện áp đến 110KV;
Lập trình máy vi tính;
Cho thuê máy móc, thiết bị điện, thiết bị xây dựng;
Thí nghiệm thiết bị điện đến cấp điện áp 110KV; kiểm định công tơ điện; kiểm định máy móc thiết bị điện khác; kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện;
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bê tông ly tâm;
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện;
Sản xuất đèn chỉ sử cố, thiết bị đóng cắt;
Dịch vụ khách sạn;
Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
Sửa chữa các thiết bị điện;
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
Dạy nghề;
Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi;
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính;
Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí (trừ máy móc, thiết bị);
3 Chu kì sản xuất, kinh doanh thông thường
Chu kì sản xuất, kinh doanh thông thường của Công ty được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng
4 Cơ cấu bộ máy quản lý
Trang 65 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2018 (Đơn vị: VND)
PHÓ TGĐ
KỸ THUẬT SX
PHÓ TGĐ KINH DOANH
KHỐI ĐIỆN LỰC
PHÓ TGĐ ĐẦU TƯ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KHỐI BAN CHỨC NĂNG
Trang 7II Phân tích rủi ro tiềm tàng gắn với lĩnh vực kinh doanh và lịch sử hoạt động của đơn vị
1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro tiềm tàng
a Khái niệm về rủi ro tiềm tàng
Theo VSA số 400 về “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” thì: “Rủi ro là rủi ro tiềm
ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ” Mức rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể
kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể đánh giá chúng KTV phải dựa vào việc xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên những nhân tố chủ yếu sau:
+ Trên phương diện BCTC:
Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của an Giám đốc cũng như sự thay đổi thành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán;
Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của KTV nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ
Những áp lực bất thường đối với an Giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất là những hoàn cảnh thúc đẩy an Giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày BCTC không trung thực;
Đặc điểm hoạt động của đơn vị, như: Quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ;
Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: các biến động về kinh
tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổi của hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị
+ Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ:
BCTC có thể chứa đựng những sai sót, như: CTC có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước; BCTC có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán;
Trang 8Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế, như: Số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá TSCĐ, ;
Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài, ;
Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý kiến của chuyên gia, như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp, ;
Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời điểm kết thúc niên độ;
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác
b Các nhân tố phổ biến ảnh hưởng đến mức độ IR
Ở góc độ doanh nghiệp:
- Tính chính trực, kinh nghiệm, trình độ năng lực của nhà quản lý: Nhà quản lý là nười có quyền quyết định phần lớn các chính sách, hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp được lãnh đạo bới một người yếu kém về năng lực, không liêm khiết, ít
kinh nghiệm thì BCTC dễ có sai phạm và do đó rủi ro tiềm tàng sẽ cao hơn
- Áp lực bất thường đối với nhà quản lý: Nhà quản lý thường sẽ gặp phải những áp lực bất ngờ xảy tới và có thể sẽ ảnh hướng đến quyết định của mình Chẳng hạn, khi doanh nghiệp thực tế kinh doanh thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh tians có khả năng dẫn đến việc trình bày BCTC sai sự thật về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lãi lỗ và khả
năng thanh toán các khoản nợ
- Bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: quy trình công nghệ, số lượng đơn vị phụ thuộc, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường, số lượng
nhà cung cấp, giá cả,… có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp
- Yếu tố về môi trường kinh doanh và ngành nghề kinh doanh
Ở góc độ các khoản mục, nghiệp vụ:
- Các khoản mục đã được yêu cầu điều chỉnh trước đây
- Sự phức tạp trong tính toán số liệu trong các nghiệp vụ kinh tế
- Các nghiệp vụ bất thường và tính toán phức tạp
- Các nghiệp vụ lần đầu tiên xảy ra
- Các giao dịch phát sinh cuối năm
2 Phân tích rủi ro tiềm tàng gắn với lĩnh vực kinh doanh
a Rủi ro tài chính:
Trang 9Rủi ro lãi suất và đầu tư (lãi suất vay vọt lên quá cao, đầu tư kém hiệu quả) sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn Rủi ro về tỷ giá cũng khiến doanh nghiệp nhập khẩu lao đao khi ký hợp đồng mua hàng bằng ngoại tệ xong thì tỷ giá tăng cao bất ngờ Việc huy động vốn đầu tư cũng dễ dàng gặp rủi ro vì gắn với tỷ giá hối đoái Độ an toàn về tài chính của
dự án là nội dung cần xem xét trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư Rủi ro tài chính xảy ra khi không đảm bảo được ngồn vốn, xảy ra ứ đọng vốn.Việc đảm bảo nguồn vốn dự kiến thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn huy động
Rủi ro có thể xảy ra do việc tính toán tỷ trọng vốn của từng nguồn vốn huy động chiếm trong tổng mức đầu tư khi xác định các nguồn tài trợ của dự án đã không xác định đúng
cơ cấu nguồn vốn của dự án hoặc tính toán nguồn vốn cần huy động hàng năm không đúng do biến động giá cả hoặc lạm phát
Khi thẩm định cần kiểm tra cam kết bảo đảm nguồn vốn của bên góp vốn , bên cho vay hoặc tài trợ vốn
b Rủi ro do tăng trưởng kinh tế :
Sự tăng trưởng hay suy giảm kinh tế có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng nói chung và Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa nói riêng Khi kinh tế tăng trưởng, các nhà đầu tư có mức chi tiêu cao hơn và đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực điện năng để tìm kiếm lợi nhuận Đây cũng là điều kiện giúp cho ngành điện phát triển cạnh tranh với nhiều ngành khác
c Rủi ro lạm phát:
Lạm phát hàng năm trong nước và trên thế giới đều gây ra sự thay đổi trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Nước ta đang cố gắng kiểm soát tỷ lệ lạm phát vào khoảng 4 /năm và các nước trên thế giới hàng năm đều có tỷ lệ lạm phát tăng ở mức trên 0% dẫn tới việc tăng lên về chi phí đầu vào và đầu ra của sản phẩm, khiến cho giá thành tăng cao song lợi nhuận tính trên từng sản phẩm có thể bị giảm đi đáng kể, từ đó công ty không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu về sản lượng bán ra cũng như doanh thu
và lợi nhuận thu về
d Rủi ro về pháp luật:
Ngành điện là một trong số các ngành nghề sản xuất kinh doanh chịu sự quản lí của Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan gồm Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, VBQPPL số 80/2015/QH13, các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 10theo hàng năm, nó có thể xung đột với nội dung của các quy định, văn bản trong công ty,
từ đó cần mất thời gian và chi phí nhằm sửa đổi lại và phổ biến tới từng cán bộ, công nhân viên và thay đổi trên các bản báo cáo định kỳ của công ty Ngoài ra trong quá trình thực hiện theo pháp luật cũng không thể tránh khỏi sai sót do không hiểu rõ luật, gây tổn thất cho công ty khi phát hiện ra các sai phạm hoặc tỷ lệ phần trăm các loại thuế phải nộp gia tăng khiến cho lợi nhuận của công ty giảm đi
e Rủi ro năng lực hoạt động kinh doanh:
Rủi ro về quản trị điều hành doanh nghiệp: Rủi ro phát sinh khi lãnh đạo không đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo doanh nghiệp hay không đủ khả năng lãnh đạo do tuổi quá lớn khả năng tiếp nhận cái mới bị hạn chế, phản ứng kém linh hoạt với các biến động của thị trường, người lãnh đạo tuy có năng lực, trình độ chuyên môn tốt nhưng không có khả năng đoàn kết thống nhất nội bộ
Rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư: Rủi ro xảy ra khi khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém, phải đi vay với lãi suất cao hơn nên rủi ro sẽ cao hơn
f Rủi ro cung cấp:
Nguồn nguyên vật liệu, nhà cung ứng, chính sách thuế đều ảnh hưởng đến khả năng cung ứng đầu vào cho dự án Khi khả năng cung ứng đầu vào không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình Khi thẩm định cần kiểm tra hợp đồng trọn gói
và bảo lãnh hợp đồng, đánh giá uy tín của người cung cấp nguyên vật liệu
g Rủi ro lãi suất:
Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn và sau đó là hiệu quả đầu tư Giả sử trong bối cảnh lạm phát gia tăng, NHNN Việt Nam thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát dẫn đến kết quả là làm gia tăng lãi suất cho vay VND, chi phí lãi vay tăng dẫn đến việc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút
Mặt khác kinh doanh điện năng lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nên thông thường chủ đầu tư phải đi vay vốn từ nhiều nguồn, thường là vốn trung và dài hạn Mà gánh nặng lãi suất thì tỷ lệ thuận với thời gian dự án bị kéo dài Do đó lãi suất là biến số tác động rất lớn đến chiết khấu dòng tiền của vốn đầu tư Dự án mang lại lợi ích nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào lãi suất
3 Phân tích rủi ro tiềm tàng gắn với lĩnh vực hoạt động
a Rủi ro trong việc xây dựng chiến lược