Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn, trong quá trình giảngdạy và nghiên cứu, tôi rất tâm đắc và có niềm yêu thích, đam mê đặc biệt vớicuộc đời, con người và sự nghiệp thơ ca của Tả
Trang 1NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN
PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2019
Trang 2NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN
PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHẠM THỊ PHƯƠNG THÁI
Thái Nguyên – 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thị Phương Thái Các nội dungnghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bốdưới bất kì hình thức nào
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tác giả xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô giáo trường Đại học Khoa học - Đạihọc Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điềukiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thựchiện luận văn
Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tác giảxin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Phương Thái, người đã trực tiếphướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trườngTHPT Nguyễn Huệ, Đại Từ, Thái Nguyên - nơi tác giả công tác; cùng bạn bèđồng nghiệp, gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luậnvăn nghiên cứu của mình
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Yến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……….……i
LỜI CẢM ƠN……… ………ii
MỤC LỤC………iii
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 8
7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ QUA CẢNH SẮC THIÊN NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 9
1.1 Tản Đà và sự nghiệp sáng tác……… ……… 9
1.2 Khái lược về “phong vị” và “phong vị” trong thơ ca 11
1.3 Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua cảnh sắc thiên nhiên 14
1.3.1 Địa danh An Nam 14
1.3.2 Cảnh sắc bốn mùa 21
1.4 Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua đời sống xã hội 31
1.4.1 Ẩm thực An Nam 31
1.4.2 Phong tục, tập quán 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 47
CHƯƠNG 2: PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ QUA VĂN HÓA ỨNG XỬ 48
2.1 Bức tranh xã hội An Nam buổi giao thời 48
Trang 62.2 Văn hóa ứng xử của người An Nam 57
2.2.1 Ứng xử với gia đình, người thân 58
2.2.2 Ứng xử với bạn bè……… …59
2.2.3 Ứng xử với xã hội 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3: PHONG VỊ AN NAM QUA NGHỆ THUẬT THƠ TẢN ĐÀ 86 3.1 Ngôn ngữ thơ Tản Đà 86
3.1.1 Từ ngữ 86
3.1.2 Cách diễn đạt 92
3.1.3 Giọng điệu 96
3.2 Thể thơ 103
3.2.1 Thể thất ngôn Đường luật 104
3.2.2 Thể lục bát và song thất lục bát 106
3.3 Biểu tượng 115
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 121
KẾT LUẬN 122
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 128
Trang 7trong việc thay đổi diện mạo của lối thơ cũ, Tản Đà đã thể hiện cái tôi phóng
khoáng, lãng mạn của một hồn thơ tài năng, tâm huyết Mỗi vần thơ của Tản
Đà là nỗi niềm chan chứa trong ông Tản Đà làm rung động lòng người bằngnhững vần thơ tứ nhiều, tràn đầy cảm xúc Chất liệu làm nên thơ ca Tản Đàđược chắt lọc từ chính cuộc sống bản thân, với tất cả cái ngông, cái mộng, cái
đa tình và xê dịch đầy bản lĩnh Đồng thời, nó toát lên từ tâm hồn phongphú, nhạy cảm trước những biến đổi tinh vi của thiên nhiên, vũ trụ, con người,bằng cả những trải nghiệm vừa hiện thực, vừa thi vị của cuộc đời thi sĩ
Thơ Tản Đà là thứ thơ có bản sắc riêng, không giống ai Ông là ngườiđặt những viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng nền văn thơ đầu thế
kỷ Dù chưa phải là một nhà thơ mới, Tản Đà vẫn có những đóng góp đáng kểcho quá trình cách tân thơ ca Thơ ông vừa có phong vị cổ thi vừa có cảm xúchiện đại, vừa truyền thống, vừa mới mẻ Tư tưởng đổi mới của ông có ảnhhưởng sâu sắc tới lớp nhà thơ cùng thời và những nhà thơ thế hệ sau
Trang 81.2 Đọc thơ Tản Đà, ta thấy phảng phất màu sắc rất riêng của sông núi,quê hương Với Tản Đà, nơi đâu trên dải đất chữ S ông đã đến, đã qua, cũng làquê hương, xứ sở Ta dễ dàng bắt gặp một nét quê hương, đất nước ngay trênnhững trang thơ Tản Đà Tất cả như hiện hữu, thân thuộc, gần gũi xiết bao.Mỗi đóa hoa, mỗi cánh chim, mỗi dòng sông, bến nước, mỗi khoảng trời đầysắc xuân hay cái heo may chớm thu đều gợi một ý vị đặc biệt Phải chăngcái bản sắc riêng có của ông đã góp phần làm nên những màu sắc mới lạ, độcđáo mang cốt cách và bản lĩnh An Nam.
1.3 Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn, trong quá trình giảngdạy và nghiên cứu, tôi rất tâm đắc và có niềm yêu thích, đam mê đặc biệt vớicuộc đời, con người và sự nghiệp thơ ca của Tản Đà, nhất là mảng thơ camang phong vị làng quê của ông Tôi nhận thấy, mỗi tên đất, tên làng, mỗinét đẹp ẩm thực, mỗi phong tục, tập quán đậm chất An Nam đều được bộc lộ
rõ nét qua thơ ca Tản Đà bằng một giọng điệu và ngôn ngữ vừa quen thuộc,truyền thống, vừa cá tính và hiện đại
Vì những lý do trên, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu “phong vị An Nam”trong thơ Tản Đà Tuy hiểu biết và năng lực còn nhiều hạn chế, song tôi hivọng, bằng tấm lòng yêu thơ, ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dântộc, cùng khát khao học hỏi, cá nhân tôi sẽ góp thêm một tiếng nói vào côngtrình nghiên cứu về thơ ca Tản Đà, để thêm một lần nữa, khẳng định tài năng,phong cách thơ ca ông
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có thể nói, trong số các tác giả của văn học Việt Nam hiện đại, Tản Đà
có một vị trí đặc biệt, tầm ảnh hưởng vô cùng sâu sắc, rộng lớn Tản Đà mangdáng dấp của một tâm hồn tài tử, có tư tưởng cách tân, hiện đại hóa táo bạo.Cuộc đời, con người và di sản văn học của ông trở thành đối tượng nghiên cứucủa nhiều công trình khoa học đồ sộ
Trang 9Đã có hàng trăm bài viết, đề tài khoa học, luận văn nghiên cứu, đánh giá
về cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn Tản Đà, có thể kể đến một số bài
viết: Bàn về phong cách nghệ thuật thơ văn Tản Đà [50]; Hình ảnh và nhạc
điệu trong thơ Tản Đà [30]; Cảm hứng thế sự trong thơ Tản Đà [2]; Ẩm thực với Tản Đà [40]; Các kiểu giọng điệu trong thơ Tản Đà [41]; Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Tản Đà [19]; Tính hiện đại và truyền thống trong thơ Tản Đà [53]; Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật [20]; Hình ảnh con đường trong thơ Tản Đà [14]; Quan niệm văn chương của Tản
Đà [48].
Như vậy, cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn của Tản Đà là địahạt quan trọng, thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả Không thểthống kê trọn vẹn và đầy đủ các bài viết, công trình nghiên cứu lớn, nhỏ vềTản Đà, đặc biệt là về sự nghiệp thơ văn của ông; Song có thể nhận thấy điểmchung trong hầu hết các bài viết là sự đánh giá và ghi nhận những nét phẩmchất cao quý trong con người Tản Đà, giá trị văn chương đặc sắc, cũng nhưnhững đóng góp to lớn của ông cho quá trình hiện đại hóa văn học nói riêng,cho nền văn học dân tộc nói chung
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Diễm trong bài viết Địa vị thi ca Tản Đà
với nền văn chương nước nhà nhận định: “Về phần tư tưởng, thơ ca của Tản
Đà rất mực phong phú Là một nhà Nho, tuy lỡ thời nhưng vì đã hấp thụnhững tư tưởng duy tân của Đông kinh Nghĩa thục, của Lương Khải Siêu cũngnhư tư
tưởng của một số nhà văn cách mạng Pháp Tiên sinh luôn tỏ ra thiết tha với
sự văn minh, tiến bộ Cũng vì Tiên sinh là môn đệ của Nho giáo nên Tiên sinh
ôm ấp chủ trương đem hết tài lực ra để làm công việc ích quốc lợi dân, dẫncon
người vào đường lương thiện, ngõ hầu làm tròn cái sứ mệnh hành đạo củamình ” [32, tr.727]
Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà, Hoài Thanh khẳng định: “Tiên
sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp
Trang 10sửa Với chúng tôi, tiên sinh vẫn là một bậc đàn anh Tiên sinh còn giữ đượccủa thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung Tiên sinh đã
đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bìnhthản của một người thời trước Những cảnh éo le thường phô bày ra trước mặtkhông làm bợn được linh hồn cao khiết của tiên sinh Cái dáng điệu ngangtàng chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh không có vẻ vaymượn Cái buồn chán của tiên sinh cũng là cái buồn chán của một ngườitrượng phu…” [44, tr.11] Cho dù cái không khí khai hội Tao Đàn có náonhiệt đến đâu thì cũng không vì thế mà Hoài Thanh quá cao hứng để dành cho
Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là con người của hai thế kỷ
và trích đăng tới hai bài thơ của Tản Đà để mở màn cho Hội Tao Đàn Thơ
Mới, đó là bài Thề non
nước và bài Tống biệt! Quả là Hoài Thanh có “con mắt xanh” khi đánh giá thơ
Tản Đà
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương trong bài viết Tính dân tộc và tính
hiện đại, truyền thống và cách tân qua nhà thơ Tản Đà, nhận định: “Nhìn tổng
quát, Tản Đà đã nối tiếp loạt chủ đề, đề tài truyền thống, đồng thời mở rộng ra,đưa thêm vào đó những tình huống mới, những sắc thái mới và luôn luôn tìm
ra một cách nói mới, vừa có sự gần gũi với các tác giả nổi danh trong truyềnthống, nhưng cũng phát hiện nhiều giọng điệu, sắc thái cách tân” [53]
Nhà nghiên cứu Trương Tửu từng nhận định: “Tản Đà điều khiển cáimáy từ ngữ Việt Nam với một tự chủ đứng trên tất cả các lời khen Tiên sinhhiểu kĩ then chốt bí mật của nó, hơn tất cả các thi sĩ hiện đại Thơ Tản Đà làmột toán pháp mà con số là những chữ hình tượng và âm điệu Trong thơ Tản
Đà, có nhiều chữ mà tôi muốn gọi là chữ thần Những chữ đó là thần lực của
bài thơ” [43]
Về vấn đề ẩm thực của Tản Đà, tác giả Hồ Sỹ Tá, trên báo Dulich.net.vnviết: “Nói đến sự ăn, đối với Tản Ðà không phải là gặp sao ăn vậy như ta vẫn
Trang 11làm Ông không những đã nâng ăn lên thành nghệ thuật mà còn kèm theo triết
lý “Ăn là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật ăn nhiều khi lại khó hơn nghệ thuậtviết văn” Ngoài việc viết văn ông luôn nghĩ cách chế biến, gia giảm thế nàocho các món ăn được tinh xảo hơn” [40] Bài viết kể lại một số giai thoại vềchuyện ẩm thực của thi sĩ Tản Đà, từ đó, giúp độc giả làm phong phú thêmhương vị cuộc sống và cũng hiểu sâu thêm “cái sự ăn” của các cụ ta xưa
Bàn về ngôn ngữ trong thơ Tản Đà, tác giả Nguyễn Thị Thủy trong đề
tài nghiên cứu Phong cách thơ Tản Đà, nhấn mạnh: “Trong thơ Tản Đà, ngôn
ngữ dân tộc, giọng điệu dân tộc được thể hiện đậm nét Nhà thơ dùng nhiều
từ đa nghĩa, phát huy nhạc tính, âm điệu của ca dao tạo thành những tácphẩm đỉnh cao nghệ thuật Tản Đà đã kết hợp được hai nền văn chương báchọc và bình dân, tạo nên nét hấp dẫn riêng biệt Ông là cây bút vừa hiện thựcvừa lãng mạn” [50]
Nói về tính giao thời trong thơ Tản Đà, tác giả Nguyễn Thị Ly A nhấnmạnh: “Là nhà thơ trưởng thành trong buổi giao thời, Tản Đà chịu không ítnhững chi phối của hoàn cảnh xã hội Vì thế trong thơ ông đã có những biểuhiện rõ rệt của tính giao thời Trong sáng tác của mình, Tản Đà đã thể hiệncùng lúc hai yếu tố cũ và mới, cổ điển và hiện đại, Đông và Tây Điều đóđược thể hiện ở hai khía cạnh: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật Sựkết hợp nhuần nhuyễn ấy đã làm nên phong cách Tản Đà” [1]
Điểm qua một vài bài viết và công trình nghiên cứu về Tản Đà cũngnhư sự nghiệp thơ văn của ông để khẳng định thêm tầm ảnh hưởng và sứcsống lâu bền của một đời người, một đời thơ đến nền văn học hiện đại của dântộc Có thể thấy hầu hết các bài viết trên đều khẳng định vị trí tiên phong củaTản Đà trong nền văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, cũng như tầm ảnhhưởng của ông tới thi pháp sáng tác của các tác giả khác Mặc dù nhận địnhTản Đà là nhà cách tân, người dẫn đầu trong xu thế cái mới lạ, độc đáo,nhưng các nhà
Trang 12nghiên cứu không thể phủ nhận thơ văn Tản Đà vẫn kế thừa một cách sâu sắcnhững giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từ nội dung cảm hứng đến đềtài, thi liệu.
Tuy vậy chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cậpđến một vài biểu hiện của màu sắc An Nam trong thơ Tản Đà một cách mờnhạt, còn rất chung chung, chưa thành hệ thống Bởi vậy, trong khuôn khổcủa luận văn khoa học này, chúng tôi mong muốn được đi sâu tìm hiểu thêm
về Tản Đà và vấn đề phong vị An Nam trong thơ ông, với hi vọng sẽ góp
thêm một góc nhìn về giá trị phong phú, đặc sắc trong nội dung và nghệ thuậtthơ văn Tản Đà
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà Các biểu
hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà trên các phương diện:
Về nội dung: làm rõ biểu hiện của phong vị An Nam qua địa danh đấtViệt, cảnh sắc bốn mùa, nét văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, lối giaotiếp, ứng xử của người An Nam với bạn bè, gia đình và xã hội
Về nghệ thuật: Phong vị An Nam biểu hiện qua ngôn ngữ thơ và thể thơ
3.2 Phạm vi nghiên cứu: “Tuyển tập Tản Đà” (Nhà xuất bản Hội nhà văn,
HN
2001); “Tản Đà vận văn” toàn tập (NXB Hương Sơn, 1949) Trong đó, đặcbiệt chú ý mảng thơ viết về quê hương đất nước, cảnh sắc thiên nhiên và tâmtình làng quê của tác giả
4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích
đi sâu tìm hiểu phong vị An Nam trong thơ Tản Đà; Từ đó làm nổi bật màu sắc
dân tộc, bản sắc An Nam qua cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lối giaotiếp, ứng xử của người An Nam và ngôn ngữ, thể loại thơ của tác giả
Trang 134.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Sưu tầm, tổng hợp tư liệu tham khảo; thu thập các ngữ liệu phục vụquá trình nghiên cứu
+ Phân tích, so sánh làm nổi bật các biểu hiện của phong vị An Namtrong thơ Tản Đà
+ Qua kết quả nghiên cứu, giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm về đặc điểm nội dung, nghệ thuật và phong cách thơ Tản Đà
+ Giúp bản thân và người đọc bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dântộc, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng một số phươngpháp sau:
5.1 Nghiên cứu liên ngành
Đặt vấn đề phong vị An Nam trong thơ Tản Đà trong mối quan hệ liênngành với các lĩnh vực khác như: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, ẩm thực củangười Việt
5.2 Nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa
Tôi áp dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, nhằm khai thác một cách toàn diện các biểu hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà
5.3 Thống kê, phân loại
Tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát một cách đầy đủ, hệ thống các ngữ liệu liên quan đến biểu hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà
5.4 Phân tích, tổng hợp
Trang 14Từ những ngữ liệu thu thập, được thống kê và phân loại, tôi tiến hànhphân tích, tổng hợp và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
5.5 So sánh, đối chiếu
Tôi sử dụng phương pháp này để mở rộng vấn đề nghiên cứu, đặtnhững biểu hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà bên cạnh màu sắcdân tộc trong thơ văn của những tác giả khác Từ đó, giúp người đọc thấyđược vị trí, vai trò và đóng góp của Tản Đà trong nền văn hóa, văn học dântộc
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng, thêm một lần nữakhẳng định tài năng, cá tính sáng tạo - một phương diện trong đặc điểm sángtác thơ của Tản Đà, đặc biệt là mảng thơ trữ tình viết về quê hương đất nước
và tâm tình làng quê Qua đó, góp phần thiết thực trong công tác giảng dạycủa cá nhân và đồng nghiệp tại các nhà trường phổ thông
Chương 2: Phong vị An Nam qua văn hóa ứng xử
Chương 3: Phong vị An Nam qua nghệ thuật thơ
Phần kết luận
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ
QUA CẢNH SẮC THIÊN NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1 Tản Đà và sự nghiệp sáng tác
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939), người làng Khê Thượng, xãSơn Đà (Ba Vì, Hà Tây, nay là Hà Nội) Trong nền văn học hiện đại Việt Namgiai đoạn giao thời, Tản Đà là một hiện tượng đặc biệt Thuở nhỏ, Tản Đàtừng theo học chữ Nho, bởi vậy, ông mang tâm tư và thần thái của một nhàNho nặng lòng với đất nước Trước luồng văn hóa phương Tây ồ ạt Trongbối cảnh đất
nước nhiều dâu bể biến thiên, Tản Đà không tránh khỏi cảm giác buồn chán,
cô đơn, tuy nhiên, cái buồn đó ở ông không hề bi lụy, không đối lập lại vớithực tại, ngược lại đó là nỗi buồn nhập thế, ông trải lòng mình với tất cả mọibiến thái tinh vi của con người và cuộc đời Khác với hầu hết những nhà nhoxưa, Tản Đà không chọn con đường an hưởng cảnh nhàn hay làm ngơ trước
sự đời giả dối, lật lọng Ở ông có một cá tính độc đáo, ông thả hồn mình trong
“giấc mộng con”, “giấc mộng lớn”, làm một cuộc viễn du vòng quanh thế giới
để tìm hiểu tận cội rễ cái mới mẻ của nền tân học Tản Đà đã làm một cuộccách mạng trong tâm hồn, tư tưởng liền biến đổi, thu ngắn khoảng cách trướcbước tiến của lớp trẻ; tiếng lòng thi nhân được diễn đạt thành tiếng tơ réo rắtgiữa cái tân kì của lớp người mới [35, tr 131]
Nói đến phong cách thơ của Tản Đà, ta thường nói nhiều đến cái “say”,cái “mộng” và cái “ngông” Với những bài thơ có tư tưởng cách tân, vượt rangoài lối thơ niêm luật gò bó, Tản Đà được coi là người mở đầu cho thơ caViệt Nam hiện đại Thơ ông thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà sâu sắc, nồngnàn, thấm đượm phong vị làng quê
Trang 16Tác giả Kiều Thu Hoạch trong bài viết “Tản Đà, người mở đầu thơ Việt
Nam hiện đại” có viết: “Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước
công chúng là những bài tản văn đăng ở tạp chí Đông Dương năm 1915 Ngay
từ đó, thơ Tản Đà đã trở nên nổi tiếng, đến mức Đông Dương tạp chí phải mở
riêng một mục Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông Tòa soạn đã ghi
nhận xét rằng: Bản quán duyệt qua tập văn ấy thì thấy ông Nguyễn Khắc Hiếucũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kìkhôi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!” [35]
Đời người và đời thơ Tản Đà không dài nhưng có thể thấy, kể từ khicho ra đời những tác phẩm đầu tay, đến khi từ biệt trần thế, Tản Đà sáng tácliên tục, không mệt mỏi, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị đặc sắc
ở nhiều thể loại như thơ, văn, ca kịch, truyện, dân ca, từ khúc, diễn ca Cóthể
điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu của thi sĩ: văn Giấc mộng con I (1917),
Giấc mộng con II (1932), Giấc mộng lớn (1932), Thề non nước (1922), Tản
Đà văn tập (1932), thơ Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1918), Tản
Đà xuân sắc (1918), Khối tình con III (1932), kịch Tây Thi (1922), Tống biệt (1922), dịch thuật: Liêu trai chí dị (1934), nghiên cứu Vương Thuý Kiều
chú giải (1938) và nhiều bài báo khác.
Thơ văn Tản Đà vừa giàu giá trị hiện thực, vừa chan chứa tình cảm nhân
sức điêu luyện, sắc sảo, mang bản lĩnh và bản sắc riêng của tác giả
Bởi những đóng góp không thể phủ nhận cho nền văn học nước nhà giaiđoạn giao thời, Tản Đà xứng đáng được tôn vinh là nhà thơ, nhà văn của haithế kỉ, người mở đầu cho văn học Việt Nam hiện đại, có tầm ảnh hưởng vô
Trang 171.2 Khái lược về “phong vị” và “phong vị” trong thơ ca
“Phong vị” ( 風 風 )vốn là một từ Hán Việt Theo Từ điển của tác giảNguyễn Quốc Hùng, “phong vị” chỉ sự thích thú và ý nghĩa cao đẹp của một
sự việc nào đó Truyện “Hoa Tiên” có câu: “Nói chi phong vị lâu đài, vả trong
khách huống lữ hoài biết sao” Trong trường hợp khác, “phong” được hiểu là
gió; “vị” là mùi, mùi thơm: “Nam Trung quất cam, thái chi phong vị chiếu
toạ” (Nam trung quýt ngọt, hái xuống hương thơm ngào ngạt cả chỗ ngồi ).
“Phong
vị” lại có nghĩa người phong lưu học thức rộng Tống thơ: “Bá Ngọc ôn nhã
hữu phong vị, hòa nhi năng biện, dự nhân cộng sự giai vi thâm giao”(Bá
Ngọc người ôn hòa, thanh nhã, có phong vị, người hòa nhã có tài biện luận,cùng cộng sự với ai đều trở nên thâm giao cả) [56]
Theo từ điển Tiếng Việt [51]“phong vị” là nét sắc thái riêng, đặc sắc,
có thể cảm nhận được, ví dụ “phong vị làng quê”, “phong vị Tết cổ truyền”,
“phong vị ca dao” [51, tr.783] Từ đó, có thể hiểu: “phong vị” là màu sắc, dáng
vẻ, hương vị độc đáo, khác lạ, tạo thành bản sắc của một đối tượng nào đó
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn cách định nghĩa theo Từđiển Tiếng Việt [51] để lý giải và bàn luận về “phong vị” trong sáng tác củacác tác giả văn học, đặc biệt là “phong vị An Nam” trong thơ ca Tản Đà
Văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX phát triển trong sự kế thừa vàphát huy những giá trị truyền thống của văn học dân tộc, đồng thời các tác giả
Trang 18chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây đã tìm cho mình một phương thứcsáng tác mới lạ khi chuyển tải những đề tài xưa cũ Trong cuộc cách tân ấy,mỗi tác giả lại lựa chọn một phương thức diễn đạt, một giọng điệu riêng, tạo
nên bản sắc của mỗi người Phan Bội Châu - lãnh tụ của phong trào Duy tân
có những trang thơ văn yêu nước cùng những cách tân văn chương độc đáo,
đã trở thành khuôn thước cho một giai đoạn sáng tác Các nhà thơ khác nhưNguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà, lại lựa chọn thơtrào phúng cùng những hình thức biểu hiện mới để dự góp vào sự phát triểncủa nền văn học nghệ thuật nước nhà trong bối cảnh xã hội mới Họ thực sự
đã làm một cuộc cách tân trong thơ ca, tạo tiền đề cho sự phát triển như vũbão của phong trào Thơ Mới đầu thế kỉ XX với những tên tuổi nổi danh như:Xuân Diệu, Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên.Song, điều đáng nói, cho dù lựa chọn hình thức diễn đạt mới mẻ, khác lạ nhưthế nào thì mỗi nhà thơ đều có ý thức gìn giữ “phong vị” dân tộc - điều làmnên bản sắc riêng có của quê hương xứ sở
Trong thơ ca truyền thống từ cổ chí kim, “phong vị” dân tộc được thểhiện rất rõ trong sáng tác của nhiều nhà thơ như Nguyễn Khuyến, NguyễnBỉnh Khiêm, Tản Đà hay Tố Hữu
Tác giả Nguyễn Khuyến, người được mệnh danh là nhà thơ của làngcảnh Việt Nam, nổi tiếng với nhiều bài thơ thấm đẫm phong vị quê hương, xứ
sở, đặc biệt là chùm thơ thu ba bài Thu điếu (Mùa thu câu cá), Thu ẩm (Thu
uống
rượu), Thu vịnh (Vịnh thu) Màu sắc làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên mộc
mạc, chân thực, sinh động, rất đỗi quen thuộc qua hình ảnh: ao thu, chiếcthuyền câu bé tẻo teo, ngõ trúc quanh co Người đọc ấn tượng với màu xanhrợn ngợp (xanh nước, xanh trời, xanh lá, xanh bèo, xanh trúc, ), điểm vào đó
là sắc vàng của chiếc lá thu rơi (Thu điếu) Đó là “Lưng giậu phất phơ màu
khói nhạt/ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm); là bầu trời thu cao rộng
thăm thẳm:
Trang 19Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu (Thu vịnh).
Khung cảnh làng quê hiện lên với những nét chấm phá thực đơn giản mà hàihòa, toàn bích; từ đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh đều sinh động, giàusức sống, gần gũi với mỗi người thôn quê Trên nền không gian ấy, con ngườixuất hiện với nỗi niềm thế sự Cảnh thu đẹp nhưng buồn Song điều đáng nói,nỗi buồn ấy không bi lụy, sầu thảm, ngược lại, đó là nỗi buồn của một conngười có trí tuệ, nhân cách và phẩm chất cao đẹp Cảnh thu và tình thu ấy làđặc trưng riêng có của xứ An Nam ta
Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta cũng bắt gặp phong vị làng quê quanhững hình ảnh đời thường, gần gũi Vốn là một nhà nho, sống giữa thời loạnlạc, chứng kiến những giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, Nguyễn BỉnhKhiêm lựa chọn cuộc sống nơi điền viên sơn thủy, thuận theo tự nhiên và gắn
bó với tự nhiên Đó là không gian sinh hoạt làng quê với những công việc lao
động hằng ngày: Một mai, một cuốc, một cần câu; những món ăn bình dị nhưng không kém phần thanh cao: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; những thú vui không thể tìm thấy ở chốn phồn hoa, bon chen: Xuân tắm hồ sen hạ tắm
ao (“Nhàn”) Trở về với thôn quê cũng chính là sự lựa chọn cách sống gạn
đục, khơi trong; chọn lối sống nhàn để lánh xa những ô hợp Đó là thái độ xửthế cầu nhàn, không cầu danh lợi, thể hiện sâu sắc triết lý sống: vinh hoa phúquý chỉ là phù du, mộng ảo; rời xa chốn hư danh, giữ khí tiết trong sạch, đómới là bậc đại tài, đại trí, đại nghĩa
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình cách mạng Thơ ông là cuốn “biên niên sử”ghi lại những chặng đường cách mạng của đất nước Điều khiến chúng ta ấntượng trong phong cách sáng tác của Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà, thấmnhuần trong thơ ông Có thể thấy rõ điều đó trong hầu hết tác phẩm của TốHữu, đặc biệt là bài thơ “Việt Bắc” “Việt Bắc” là nỗi nhớ dài, nhớ cảnh, nhớngười, nhớ chiến khu, nhớ những kỉ niệm kháng chiến Nỗi nhớ ấy xuất phát
Trang 20từ lối sống nghĩa tình của người Việt Nam ta từ bao đời nay Những tên đất,tên làng gắn bó máu thịt với con người kháng chiến, trở thành tình cảm thiêngliêng với quê hương, đất nước, con người Việt Nam:
Nhớ gì như nhớ người yêu, Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương, Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Ta bắt gặp tình cảm ấy trong thơ ca truyền thống, trong ca dao dân ca,tất cả như quen như lạ, vô cùng gần gũi, thân thuộc
Màu sắc dân gian trong “Việt Bắc” của Tố Hữu còn được biểu hiện ởthể thơ lục bát 6/8 thuần dân tộc, cùng lối kết cấu đối đáp, giao duyên thường
thấy trong ca dao, dân ca; cách dùng đại từ xưng hô mình - ta tạo cảm giác
vừa gần gũi, vừa trang trọng; đặc biệt là âm điệu ngọt ngào, trữ tình, tha thiết,quyến luyến, đưa người đọc vào thế giới của những kỉ niệm Chính phong vịdân tộc đó đã làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọcViệt Nam bao thế hệ
Riêng về Tản Đà, có thể thấy gia tài văn chương đồ sộ của thi sĩ thấm
đượm phong vị An Nam Nói phong vị An Nam trong thơ Tản Đà là nói đến
hương vị, màu sắc riêng biệt, độc đáo, riêng có của xứ An Nam được Tản Đà
mô tả, phân biệt với các không gian, vùng miền, khu vực khác Phong vị ấyđược thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống xã hội; qua văn hóa ứng
xử của con người An Nam, đặc biệt là qua nghệ thuật thơ ca Tản Đà
1.3 Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua cảnh sắc thiên nhiên
1.3.1 Địa danh An Nam
Trang 21Nước Nam ta trải dài theo địa hình chữ S, ẩn giấu bao điều kì diệu.Được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, ta có đất liền, có biển đảo, có sôngngòi và đồi núi bao quanh Trong thơ văn Tản Đà, không khó để nhận thấy,các địa danh đất Việt được nhắc đến rất nhiều Có thể liệt kê những địa danhquen thuộc: Hòa Bình, Yên Bái, Ba Đình, Tây Hồ, Hòn Gai (Quảng Ninh)Đồng Sành (Hải Phòng), Ninh Bình, Hàm Rồng (Thanh Hóa), Nghệ An,Hương Tích (Hà Tĩnh), Hải Vân, Huế, Sài Gòn, Chợ Lớn, Nha Trang, PhúYên, Long Xuyên, Mỗi địa danh nơi ông đi qua lại mang một đặc trưngkhác biệt về thiên nhiên, ẩm thực và con người Tất cả góp phần làm sinhđộng, phong phú thêm vẻ đẹp đa dạng của non sông gấm vóc.
Từ Bắc vào Nam, mỗi dải đất non sông hiện diện trong thơ Tản Đà đều
để lại trong lòng du khách những ấn tượng đặc biệt về cảnh non nước vừahùng vĩ vừa thơ mộng, hữu tình
Trước hết là miền quê Bắc bộ: Tản Đà sinh ra bên núi Tản, sông Đà
hùng vĩ, bút danh Tản Đà mà ông lựa chọn ấp ủ khát vọng và tình yêu quêhương đất nước:
Ba Vì ở trước mặt, Hắc Giang bên cạnh nhà.
(Tự thuật)Núi Tản sông Đà bao bọc, nuôi dưỡng tâm hồn thi sĩ từ thuở thiếu thời.Cho dù có đi khắp bốn phương trời, quê hương bản xứ vẫn luôn thường trực,đau đáu trong lòng thi sĩ, thể hiện khao khát thực hiện chí lớn, bộc lộ bản ngã,
để lại sự nghiệp, tên tuổi cho đời
Ông đã đi khắp đất nước, nhưng sông núi quê hương vẫn là nơi ôngluôn muốn trở về:
Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay,
Trang 22Gió đưa người cũ lại về đây.
Ba Vì Tây Lĩnh non thêm trẻ, Một dải thu giang, nước vẫn đầy.
Khung cảnh quê hương được gợi lên từ nỗi nhớ da diết và cảm xúc
bâng khuâng khi gặp lại sau mười ba năm Tản Đà lang thang bầu rượu túi
Trang 23Vẫn cảnh cũ, người xưa, vẫn núi non hùng vĩ, trùng điệp, vẫn dòng Đàgiang ăm ắp nhớ thương, sau bao năm gặp lại cảm xúc vẫn vẹn nguyên, vẫnsay sưa không tưởng Phải chăng, chính tấm lòng gắn bó với thiên nhiên, đấttrời đã làm nên nguồn cảm hứng bất tận trước vẻ đẹp của non sông gấm vóc ởTản Đà Vẻ đẹp ấy gắn với chất hùng vĩ, phóng khoáng trong thơ Tản Đà, qua
đó gửi gắm ước mơ bay bỏng, khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng cái
Tôi đầy ý thức:
Gió hỡi gió phong trần ta đã chán, Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong.
(Hỏi gió)
Trở lên vùng Tây Bắc Tổ quốc, có dịp ghé chơi Hòa Bình, nhìn ngắm
phong cảnh nên thơ, thi nhân tức cảnh sinh tình:
Non Tượng giời cho bao tuổi lẻ?
Sông Đà ai vặn một dòng quanh?
Lơ thơ hàng phố mươi nhà đỏ, Phấp phới cô nàng chiếc váy xanh.
(Chơi Hòa Bình)
Tản Đà đứng trên núi Tản Viên nhìn xuống và bắt gặp cảnh: Sông Đà ai
vặn một dòng quanh Dòng sông tự vặn mình để ôm quanh núi, lưu giữ một
mối tình ngang trái Đà giang phần trung lưu và hạ lưu, tự chuyển mình, mềmnhư một dải lụa Trong cảm hứng bất tận của thi nhân, xứ Hòa Bình - mộtphần máu thịt của giang sơn đất nước được điểm tô bởi núi Tượng, sông Đà.Một nét rất riêng, rất Tây Bắc nhưng dường như lại quen thuộc quá đỗi khi nóhiện lên trong con mắt đắm say của thi sĩ
Trang 24Những địa danh ở miền Trung bộ cũng hiện diện trong thơ Tản Đà.
Nhiều dịp ghé thăm dải đất miền trung cát trắng nắng vàng, Tản Đà dừng chântại Thanh Hóa, đến với con sông Mã anh hùng, ngày đêm cuộn chảy hùng vĩ,nơi có cây cầu Hàm Rồng án ngữ Hơn một thế kỉ trôi qua, Hàm Rồng vẫnkiêu
hãnh cùng non sông trong những vần thơ của thi sĩ:
Hàm Rồng nay lại qua Thanh, Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân.
Người đâu sương tuyết phong trần, Non xanh nước biếc bao lần vãng lai.
Dư đồ còn đó chưa phai, Còn non, còn nước, còn người nước non.
(Qua cầu Hàm Rồng)
Ở một bài thơ khác, Tản Đà cũng không giấu nổi niềm xúc động khigặp lại cầu Hàm Rồng Hàm Rồng được nhân hóa như một tình nhân, một cốnhân mang tình sâu nghĩa nặng:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng, Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây,
Lấy ai viếng cảnh bây giờ,
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)Chỉ còn biết thổ lộ niềm ước mong của mình, “ước sao” cảnh HàmRồng không biến đổi trong dòng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời; sông
Mã “cứ còn sâu”; núi Ngọc Sơn “còn cứ giữ màu xanh xanh”, cầu Hàm Rồng
“còn cứ
Trang 25như tranh” bền đẹp mãi mãi Cuộc sống vẫn nhộn nhịp, trên cầu, dưới sông,vạn vật náo nức, tràn đầy sức sống:
“Khung cầu còn cứ như tranh, Hỏa xa cứ chạy, bộ hành cứ đi.
Xuân sang cỏ cứ xanh rì, Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung”.
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)Hàm Rồng mãi vững bền, trường tồn, hữu tình, xinh đẹp, nên thơ Cóyêu thương, quý mến Hàm Rồng nồng nàn, da diết, mới có niềm mong ước ấy.Tạm biệt Hàm Rồng, hẹn ngày tái ngộ tương phùng, Hàm Rồng “đợi ta”, hãy
“giữ nguyên phong cảnh” Nhớ cảnh Hàm Rồng là bài thơ lục bát kiệt tác của
Tản Đà Cảm hứng từ một địa danh cụ thể, nhưng có sức khái quát và lan tỏa,trở thành cảm xúc về quê hương đất nước, thể hiện hồn thơ lãng mạn, tài hoa,
đa tình của Tản Đà thi sĩ Đó là bài ca quê hương, thắm tình non nước
Trên hành trình khám phá non sông đất nước, thi sĩ Tản Đà đưa bướcchân du khách đến với Hà Tĩnh, ghé thăm chùa Hương Tích Đây là ngôi
chùa cổ, có danh hiệu Hoan Châu đệ nhất danh thắng, xếp vào hàng 21
thắng cảnh nước Nam xưa kia Chùa nằm ở độ cao 650 m so với mặt nướcbiển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọnnúi đẹp nhất của dãy nú i H ồ n g L ĩ n h thu ộc x ã T hi ê n L ộ c h uyện C a n L ộ c t ỉnh
Trang 26Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
(Chơi Chùa Hương Tích)Bàn tay tạo hóa quả khéo léo, mang bao tinh túy đất trời điểm tô chovạn vật tự nhiên Bức tranh sơn thủy hữu tình trải qua bao thời gian, thậm chí
là biến cố, nhưng điều đáng ngưỡng mộ là Chùa Hương Tích vẫn giữ đượcnhững nét vừa cổ kính, linh thiêng, vừa nên thơ nên họa
Trong một dịp Chơi Huế, Tản Đà dừng xe trên đỉnh đèo Ngang và ngắm
nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của sông núi quê hương:
Dừng xe trên đỉnh ta trông, Mặt ngoài bể nước, bên trong núi rừng.
Nước xuân sóng lục vô chừng,
“Lục ba xuân thuỷ” ai từng học chưa?
Trang 27Huế tự ngàn đời nay vẫn vậy, như một nàng thiếu nữ mơ màng, khi thìbẽn
Xuôi về phương Nam, ta thêm ấn tượng với mỗi tên đất, tên miền, nào
là Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Sài Gòn, Long Xuyên, gắn với nhữngnét độc đáo trong cảnh vật và ẩm thực (chén mắm - Long Xuyên; cá tra - SàiGòn; hát tuồng - Bình Định; .), góp phần tạo ra đặc trưng cho mỗi vùngmiền, đồng thời làm phong phú đa dạng thêm bản sắc văn hóa dân tộc
Như vậy, suốt chiều dài không gian đất nước từ Bắc chí Nam, cảnh đẹpnúi sông tãi ra trên mỗi cung đường, trong mỗi bức tranh thủy mặc Bên cạnhnét đẹp hùng vĩ, tráng lệ, thiên nhiên đất Việt còn nổi tiếng với vẻ đẹp trữ tình,nên thơ Có khi là một địa danh cụ thể, có khi chỉ phiếm định, nhưng đọc thơTản Đà, mỗi người như được khơi lại nỗi niềm thương nhớ quê hương xứ sở.Một nhịp cầu, một màu sơn, một con thuyền đánh cá, một nét non xanh, cỏdại đều mang theo một nỗi nhớ quê hương thường trực Trong cảm hứng bấttận của trái tim thi sĩ giàu cảm xúc, mỗi tên đất, tên làng đều gần gũi, mếnthương, gợi nỗi niềm hoài cảm Phải chăng, chính tình yêu quê hương đấtnước và khao khát khám phá, thưởng ngoạn đã giúp Tản Đà có được nhữngvần thơ về địa danh đất Việt sống mãi với thời gian
1.3.2 Cảnh sắc bốn mùa
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong v ùn g nhi ệt đ ới n hưng khí hậu lạiphân bố thành các vùng riêng biệt Miền Bắc gồm bốn mùa: xuân, hạ, thu,đông Miền Nam thường có hai mùa: mùa mưa và mùa khô Sự đa dạng củakhí hậu đã tạo ra sự phong phú, độc đáo của cảnh sắc thiên nhiên nước Nam
ta Không
Trang 28biết tự bao giờ, vẻ đẹp bốn mùa đã đi vào thơ ca, nhạc, họa với đầy đủ nhữngnhững nét tinh túy nhất.
Khi tìm hiểu cảnh sắc bốn mùa An Nam trong thơ Tản Đà, chúng tôi đãtiến hành khảo sát 376 bài thơ của ông, kết quả thu được, có tới 65 bài thơ tảmùa, cụ thể: 40 bài viết về mùa xuân, 3 bài viết về mùa hạ, 20 bài viết về mùathu và 2 bài viết về mùa đông [Phụ lục 1]
Trong thơ Tản Đà, mỗi nét quê đều được trải dài trong sắc xuân, hơithu, trên không gian của đồng ruộng, cánh cò, của dòng sông, bến nước, cánhbèo, của cánh diều, của bóng nhạn, bóng hạc hay bóng trăng thu Một tiếngếch kêu, một tiếng cuốc gọi cũng đau đáu một nỗi niềm quê hương đất nước.Điều đó lý giải vì sao, trong nhiều bài thơ của Tản Đà, không có câu thơ tảmùa nào nhưng người đọc vẫn nhận ra dấu hiệu của mùa qua những tín hiệu
và hình ảnh đặc trưng
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trở đi trở lại trong thơ Tản Đà Mỗi mùamỗi sắc vẻ đặc trưng nhưng có lẽ điểm chung dễ nhận thấy trong hầu hếtnhững bài thơ viết về bốn mùa là tình yêu quê hương đất nước, sự gắn bó vàgiao hòa với cảnh vật, đặc biệt là những tâm tư thầm kín
Mùa xuân vốn là mùa của lộc non đâm chồi, vạn vật sinh sôi, là mùa
của những náo nức yêu thương, của hi vọng và sự sống ngập tràn Với mỗingười An Nam, mùa xuân gắn liền với những khoái cảm thẩm mĩ về sự tinhkhôi, thuần khiết, của sự khởi đầu nhiều hi vọng, chờ mong Mùa xuân gieohạt, để chờ đón sự sinh sôi, hứa hẹn mùa màng bội thu Xuân đến thường gợi
ý vị về sự đoàn viên, sum vầy, sung túc và khát vọng về cuộc sống tương lai
Từ lâu, mùa xuân đã trở thành nguồn đề tài bất tận cho người nghệ sĩ thỏa chí
sáng tạo Thi sĩ Tản Đà đã dành hẳn một tập Tản Đà xuân sắc để gửi hồn
mình vào tình xuân mỗi khi Tết đến Ông đã viết hàng loạt bài thơ về mùa
xuân như: Gặp xuân, Xuân cảm, Xuân sầu, Nhớ xuân, Khóc xuân, Xuân tứ,
Ngày xuân chúc
Trang 29quốc dân, Ngày xuân thơ rượu… Trong thơ Tản Đà, sắc xuân hiện diện với tất
Non sông như vẽ cỏ hoa tươi, Xuân mới năm nay đã đến rồi.
Chín chục thiều quang giời ngó lại, Bốn nghìn lịch sử nước trôi xuôi.
(Tân xuân cảm)Hơi xuân, khí xuân ngập tràn khắp nơi nơi, làm cho cảnh vật tốt tươi,căng tràn sức sống:
Oanh én cỏ hoa mừng đón rước, Oanh gọi đầu cành, hoa cười xuân.
Cỏ rợn chân giời, én liệng nước, Vạn vật đắc ý, người thanh tân.
(Mừng xuân)
Trang 30Tình xuân vì thế cũng nảy nở trong lòng người, đó có thể là nỗi nhớ
sĩ đa sầu, đa cảm:
Đầu xuân đã thấy thoi đưa én, Cuối chạp rồi xem tuyết điểm mai.
Còn Gặp xuân là gặp được bầu bạn, tri kỉ, tình xuân vì thế cũng thêm
thắm thiết, lan tỏa:
Gặp xuân ta giữ xuân chơi, Câu thơ chén rượu là nơi đi về.
Hết xuân, cạn chén, xuân về,
(Gặp xuân)Tác giả Lê Xuân từng nhận định: “Mùa xuân của đất trời cứ theo quyluật của tạo hóa, tới rồi lại đi Nó hiện hữu trên hoa đào, hoa mai khoe sắc,
trên cánh én liệng giữa trời xanh, hay trên má gái chưa chồng Với Tản Đà là
còn rượu, còn thơ trước đã rồi mới còn xuân mãi Nhưng nếu không còn mùa
xuân thì thơ và rượu cũng trở nên vô nghĩa Thế mới biết sắc xuân trong
thơ ông
Trang 31mãnh liệt biết dường nào! Bầu rượu túi thơ là niềm vui thanh cao, nguồn thi
hứng của biết bao tao nhân mặc khách ngày trước” [54]:
Còn thơ, còn rượu, còn xuân mãi, Còn mãi xuân, còn rượu với thơ.
(Ngày xuân thơ rượu)
Bởi vậy, khi con cuốc ra rả gọi hè về, lòng thi nhân chợt chênh vênh,nuối tiếc chút dư vị của mùa xuân vương sót:
Ai khuyên con cuốc nó đừng kêu, Xuân đã qua rồi cứ gọi theo.
Sao cứ lo ro trong bụi rậm, Lại còn eo óc với trời cao!
(Mắng con cuốc tiếc xuân)Điều đáng nói trong những vần thơ viết về mùa xuân của Tản Đà là mốiquan hệ giữa “sắc xuân” và “tình xuân” Tất cả hiện diện trong hơi xuân, khíxuân đậm đà phong vị An Nam Phải chăng, khung cảnh mùa xuân thiên nhiêntươi đẹp chính là nguồn thi hứng bất tận để thi nhân gửi gắm tâm sự thời thế,vần xoay
Mùa hạ: Nếu như mùa xuân hiện diện với những nét đặc trưng, trong
cách miêu tả trực tiếp của thi sĩ, thì cảnh sắc mùa hạ lại được miêu tả gián tiếpqua hình ảnh dòng sông, cánh diều, hoa sen, Những hình ảnh đó xuất hiện trở
đi trở lại rất nhiều, thành những môtíp quen thuộc trong thơ Tản Đà [Phụ lục3]
Có câu thơ như tiếng reo vui mãn nguyện của thi nhân khi bắt gặp mộtđóa sen đầu hạ nở sớm:
Trong đầm gì lại đẹp hơn sen,
Trang 32Một đóa kia kìa nở trước tiên.
(Hoa sen nở trước nhất ở đầm)Gắn với tuổi thơ mỗi người, gợi kí ức, hoài niệm, khát khao, ước vọng
là những cánh diều no gió trong bầu trời mùa hạ:
Con đường vô ngạn khách đông tây,
Tiếc xuân, cuốc đã gọi hè, ai thương.
Chàng ve khóc đòi ăn sương
(Ếch mà)Phải chăng cái oi nồng ngột ngạt vốn có của mùa hạ cũng trở nên dịudàng hơn trong con mắt và tâm hồn đắm say của thi nhân
Mùa thu: Bên cạnh mùa xuân thì mùa thu cũng xuất hiện với tần số dày
đặc trong thơ Tản Đà [Phụ lục 3] Đặc trưng mùa thu An Nam là bầu trờitrong xanh, thoáng đãng; tiết trời nhẹ nhàng, dễ chịu Thu là mùa của hươngcốm nồng nàn hòa trong đắm say hoa sữa Thu là mùa của sắc hoa phơi phớikhoe màu; mùa của lòng người xốn xang, dịu dàng Với nhiều người, nhất làngười nghệ sĩ đa sầu, đa cảm, mùa thu thường gợi cảm xúc buồn man mác,dịu ngọt Viết về thu là cả một thách thức không hề nhỏ, bởi Đông, Tây, kim,
cổ, đã có nhiều bài trở thành tuyệt tác Ta hẳn không thể quên sắc thu trong
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du hay chùm thơ thu ba bài của tác gia
Nguyễn Khuyến
Trang 33Trên cơ sở kế thừa tinh hoa của những nhà thơ lớp trước, Tản Đà lựa chọn chomình một hướng đi khác biệt, độc đáo, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng ngườiđọc khi viết về đề tài mùa thu An Nam.
Thu đến, mang theo khí thu và tiết thu nhẹ nhàng, xua tan bầu khôngkhí ngột ngạt, oi nồng của mùa hạ:
Từ vào thu đến nay, Sương thu lạnh
Trăng thu bạch, Khói thu xây thành.
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh.
(Cảm thu, tiễn thu)Thu là khúc giao mùa giữa hạ và đông Trời thu mát mẻ, trong xanh,hơi thu lành lạnh Ta chứng kiến một cuộc chuyển mình của đất trời trongkhoảnh khắc vạn vật đất trời thay áo mới:
Trận gió thu phong rụng lá vàng,
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang.
(Gió thu)Lòng người vì thế cũng trở nên dịu nhẹ, man mác, chất chứa nhiều tâm
sự Điều đáng nói, hơi thu và khí thu ấy là chất xúc tác khiến cho tình thu hòaquyện trong lòng thi sĩ
Tác giả Đỗ Hà, trên báo Văn nghệ Vĩnh Phúc nhận định: “Trước cáchmạng tháng Tám (năm 1945), cả dân tộc còn chìm trong cảnh lầm than, nô
lệ, nước mất nhà tan, dưới gót giầy thực dân, bao trùm lên các bài thơ thucủa Tản Đà trong thời gian này là tâm trạng chung của những người dânmất nước
Trang 34“Những rơi rụng biến đổi, mai một của thiên nhiên và cuộc đời khiến
Tản Đà luôn mang trong lòng nỗi buồn man mác mỗi độ thu sang Người
buồn nên nhìn cảnh vật đâu đâu cũng buồn, cũng nhuốm màu tê tái Trời thu
ảm đạm, gió thu hiu hắt, lòng ngổn ngang trăm mối muộn phiền “Cảm thu,
tiễn thu” ra đời khi đó, là một trong những bài thơ hay nhất của người thi sĩ
Ở một bài thơ khác, mùa thu cũng được Tản Đà nhắc đến như một chấtxúc tác gợi nỗi buồn vô định, khó tả trong lòng người:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa, Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
(Muốn làm thằng Cuội)
Trang 35Thơ Tản Đà có không ít bài nói về nỗi buồn Không buồn sao được khimang thân phận người dân mất nước Đó phải chăng cũng là nỗi buồn chungcủa thời đại Có điều, những văn nghệ sĩ như Tản Đà thường nhạy cảm hơnnên nỗi buồn vì thế cũng thấm thía và dai dẳng hơn Nhiều lần, thi sĩ muốnthoát tục lên tiên, lánh xa trần thế nhiễu nhương, đảo điên Ý muốn có phầntáo bạo là được lên cung trăng với chị Hằng, có lẽ cũng chỉ có ở Tản Đà Gọi
chị Hằng là chị và xưng em - Tản Đà như muốn nối gần khoảng cách thân tình Nhưng hơn thế, ta thấy được cái ngông độc đáo trong tư tưởng của thi
nhân Buồn nhưng không bi lụy, đó là nỗi buồn của nhà nho ưu thời mẫn thế,đồng thời là của một trí thức bắt kịp xu thế thời đại Điều này, hoàn toàn phùhợp với phong thái và phong cách thơ Tản Đà
Mùa đông: xuất hiện với tần số ít hơn cả trong thơ viết về bốn mùa của
thi sĩ Tản Đà, mùa đông vẫn có được những nét đặc trưng vốn có Mùa đông
An Nam là nét đặc trưng của miền Bắc và Bắc Trung Bộ, thường kéo dài từtháng mười đến hết tháng mười hai âm lịch hằng năm Lúc này, tiết trờichuyển từ mát mẻ sang se lạnh và đỉnh điểm là buốt giá Vạn vật, cây cối đãtrút hết lá, bỏ lại cành cây trơ trụi, khẳng khiu trong gió rét Đêm đông dườngnhư cũng dài hơn, lòng người vì thế dường như cũng mang nhiều tâm sự, đặcbiệt là thi nhân:
Trăm năm nghĩ đời người có mấy, Một đêm đông sao thấy dài thay.
Đêm trường nghĩ vẩn vơ lo, Cái lo vô tận bao giờ là xong.
(Đêm đông hoài cảm)Cũng trong mạch cảm xúc về nỗi lo canh cánh của đấng nam nhi trongbuổi đông về Ở một bài thơ khác, Tản Đà giãi bày:
Trang 36Lo đời chưa đã lại lo đông,
Lo mãi cho mình hủ chẳng xong
Mặt nước khói tan chìm vía cá, Đầu non sương phủ rạn thân tùng.
(Hủ nho lo mùa đông)Đằng sau nỗi lo mùa đông của Tản Đà là nỗi lo dân nước trước cảnhlầm than nô lệ Đó là nỗi buồn lo của một con người có nhân cách và cốt cách
Khi khảo sát thơ bốn mùa của Tản Đà, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với
bài thơ “Đề tranh ở nhà một quan án sát, họ Mai” Đây thực chất là chùm thơ
bốn bài, viết theo thể thơ vặt (một thể thơ của Tản Đà) Nguyên văn chùm thơnhư sau:
Cưỡi ngựa đi thăm bạn (Xuân)
Xanh xanh cỏ mọc chân trời, Xăm xăm trên ngựa nọ người đâu ta?
Tri âm ai đó?
Dặm đường còn xa.
Trên ao sen chơi hoa (Hạ)
Hỏi hoa, hoa chẳng nói, Trông hoa hoa lại cười.
Hoa nô cũng giống chơi bời, Yêu hoa hoa có yêu người hay không?
Nước xanh càng tỏ thức hồng.
Trên bờ sông chơi trăng (Thu)
Trang 37Người cũng chưa già, Trăng cũng chưa già Sông thu một khúc mặn mà cả hai.
Trần ai, trăng hỡi yêu ai?
Đốt lò sưởi xem sách (Đông)
Tuyết sương lạnh ngắt sự đời, Đốt lò hương hỏi chuyện người đời xưa.
Chuyện xưa còn đó trơ trơ, Người xưa còn biết bây giờ là đâu?
Điểm độc đáo trong chùm thơ là cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đôngđược tác giả khéo vịnh Trong cảnh có người, người lồng trong cảnh, chuyệnngười chuyện cảnh quấn quýt Đó thực sự là bức tranh tâm cảm, bức tranh tứbình nên thơ nên họa
Như vậy, mỗi hình ảnh được gợi tả trong thơ Tản Đà, từ những tên đất,tên làng đến cảnh sắc bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều thấm đẫm phong vịlàng quê thân thuộc, gần gũi, mang hồn cốt và thần thái An Nam Mỗi ngườiđều có thể bắt gặp hình ảnh của mình, của làng quê mình trong mỗi tứ thơ Tản
Đà Điều đó, khiến ta thêm hiểu, thêm yêu, thêm gắn bó với làng quê xứ sở
Và phải chăng, đó cũng là sự đồng điệu, tri âm giữa các thế hệ bạn đọc vớitâm hồn thi nhân
1.4 Phong vị An Nam qua đời sống xã hội
1.4.1 Ẩm thực An Nam
Một trong những nét độc đáo làm nên bản sắc An Nam chính là ẩm thựccủa người An Nam So với các nước phương Tây, ta thuộc nền nông nghiệplúa
Trang 38nước, bởi vậy, trong bữa ăn thường ngày của người An Nam chúng ta khôngthể thiếu cơm gạo Ngoài cơm gạo là phổ biến, người Việt ta còn rất chú trọngtới các loại gia vị góp phần giúp mâm cơm người Việt thêm phong phú, đậm
đà Cũng chính bởi nét độc đáo đó mà ẩm thực của người An Nam ta ít nhiều
có những nét khác biệt so với bất cứ quốc gia và khu vực nào trên thế giới
Thi sĩ của núi Tản sông Đà từng được coi là người “sành điệu” vào hàngbậc nhất trong nghệ thuật ẩm thực:
Thú ăn chơi cũng gọi rằng,
Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian?
(Thú ăn chơi)Nói đến sự ăn, đối với Tản Ðà không phải là gặp sao ăn vậy như ta vẫnlàm Ông không những đã nâng ăn lên thành nghệ thuật mà còn kèm theo triết
lý “Ăn là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật ăn nhiều khi lại khó hơn nghệ
thuật viết văn” Ngoài việc viết văn ông luôn nghĩ cách chế biến, gia giảm thế
nào cho các món ăn được tinh xảo hơn Có khá nhiều giai thoại thú vị về tài
ẩm thực của Tản Đà, kể cả chuyện ông rán đậu hay ngâm măng ớt cũng phảitheo công thức “Những món ăn do tự tay thi sĩ chế biến như được thổi vào đóniềm đam mê và tình yêu đối với ẩm thực An Nam, nên nếu gặp những ngườibiết thưởng thức nữa thì quả thực đó là sự gặp gỡ giữa những người tri âm tri
kỉ, mà theo Tản Đà: Có món ăn ngon mà không có người biết ăn cùng ăncũng bực mình như có bài văn hay đọc cho người không biết nghe văn Sựngon đối với Tản Đà là một sự hạn hữu ở trong đời Muốn ăn ngon cần phải
có nhiều điều kiện như: “Đồ ăn ngon, giờ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon và ngườicùng ăn phải ngon” Bởi ông quan niệm, có cái ăn đã không dễ, để được ănngon còn khó hơn rất nhiều! Muốn ăn ngon cũng cần lắm bao công phu, tâmhuyết Vì đã nâng sự ăn lên nghệ thuật mà món ăn thiếu một múi chanh hayquả ớt cũng làm
Trang 39ông khó chịu như đọc một câu văn lạc điệu” [40] Ngẫm lại, cách đây gần trọnthế kỉ mà người thi sĩ của sông núi ấy đã làm phong phú thêm vị giác và thịgiác chúng ta bằng các món ăn như: Nem gà, cá nhồi cá, cá dầm dấm, cá bọc
lá chuối nướng, lòng cá, tôm rán, ớt ngâm, đậu rán trong những công thứcchế biến hết sức cầu kì, thậm chí có phần phiền phức, mới thấy, quả là thi sĩ
đã có tầm nhìn xa trông rộng, đi trước thời đại
Nhưng thú ăn chơi của Tản Đà cũng không phải là cao lương mĩ vị quá
xa xỉ, tốn kém; mà đơn giản chỉ là những thức quà đặc trưng của mỗi vùng quê,
thậm chí chỉ là cơm vừng, nem dê hay chén rượu nồng:
Cơm vừng thơm khác kiểu cơm thường.
Nem dê, ngon béo lạ thường, Rượu ngon chuốc chén, hai chàng cùng xơi.
(Lưu Nguyễn vào Thiên Thai)Thi sĩ đã từng tổng hợp lại những món ăn dân dã, mộc mạc, mang phong
vị làng quê của mỗi vùng miền trong một bài thơ dài:
Thú ăn chơi cũng gọi rằng,
Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian.
Hà tươi cửa biển Tu Ran, Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà.
(Thú ăn chơi)
Từ ngọn rau bí Thuận An, đến ngọn rau sắng chùa Hương; từ chén cà
xứ Nghệ đến bát mắm Long Xuyên; từ anh hát xẩm đến chị làng chài, đều tỏa
đượm những màu sắc tình ý thực đậm đà, quyến rũ trong văn thơ ông Hà
tươi,
nước mắm, cà muối, cá tra, trà xanh, rau bí, cơm tàu, bánh chưng xanh, sơn
Trang 40dương, sò huyết, cá đối, lợn rừng, là những đặc sản từ Bắc chí Nam, khi đi vào
thơ Tản Đà trở nên như quen, như lạ, đánh thức các giác quan du khách gần xa
Nước mắm là một thức gia vị quen thuộc không thể thiếu trong mâmcơ
mắm như hội tụ bao tinh túy của đất trời và lòng người
Với mỗi người An Nam, món cà muối không còn xa lạ, thậm chí đã trởnên quá đỗi thân thuộc trong mâm cơm người bình dân Từ trong truyềnthuyết Thánh Gióng, quả cà muối của dân ta đã góp phần nuôi Gióng lớnkhôn, trở thành chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh, đủ sức, đủ tài xông vào phátan thế giặc, giải phóng quê hương; đến quả cà dầm tương trong câu ca quenthuộc, thấm
đượm nghĩa tình chung thủy sắt son:
Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
(Ca dao)Trong thơ của Tản Đà, một lần nữa quả cà muối được nâng lên thành đặcsản của một vùng quê, đại diện cho tình làng nghĩa xóm giản dị, mộc mạc màđậm đà, vương vấn
Bài thơ đã góp phần tổng kết lại thú ăn chơi của Tản Đà, cũng là tổnghợp những đặc sản ẩm thực và thú chơi độc đáo của mỗi vùng quê trên đấtnước ta Trên báo Thanh niên, số ra ngày 8/5/2010, tác giả Hà Đình Nguyên
có phân tích về bài thơ này của Tản Đà, chúng tôi xin phép được trích lược
một đoạn như sau: " Chính Tản Đà cũng đã nhiều lần "định nghĩa" về ẩm
thực: "Đồ ăn