1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

bai tieu luan tai chinh

27 2,8K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

Luồng tiền mặt không hề bị di chuyển ra khỏi doanh nghiệp... Thông thường các doanh nghiệp chỉ thực hiện phương thức này khi doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tiền

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Các quyết định tài chính luôn chiếm vị trí quan trọng trong các quyết định của doanh nghiệp vì chúng chi phối không nhỏ đến giá trị doanh nghiệp Nhưng làm sao để đạt được mục tiêu này một cách tốt nhất là điều không đơn giản, đặc biệt là với quyết định chi trả cổ tức Bởi vì các cổ đông của cty có thể bao gồm nhiều đối tượng khác nhau Bên cạnh các tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các nhà phân tích tài chính,…còn có cả những bà nội trợ, những người không chuyên nhưng có vốn nhàn rỗi muốn tìm cơ hội đầu

tư Mức độ quan tâm của những nhà đầu tư này dành cho chính sách cổ tức là khác nhau, vì thế một chính sách cổ tức khó có thể đồng thời đáp ứng được tất cả yêu cầu của các cổ đông.

Còn về phía các doanh nghiệp, chính sách cổ tức phải được sử dụng như một công cụ điều tiết giữa lợi nhuận phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp vừa đáp ứng được đòi hỏi của các cổ đông để có thể thu hút vốn của nhà đầu tư Vậy trả cổ tức ở mức độ nào là tốt nhất, chính sách cổ tức có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của doanh nghiệp, đó luôn là câu hỏi mà các giám đốc tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm câu trả lời trước khi đưa ra quyết định.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Tìm hiểu lý luận tổng quan về chính sách cổ tức của công ty cổ phần, các tranh

luận về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, các chính sách cổtức trong thực tiễn của các công ty trên thế giới

 Phân tích chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam hiện

nay

 Tìm hiểu, phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập hiện nay ở Việt

Trang 2

Nam đến việc quyết định chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết.

Đề xuất chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty cổ phần niêm yết trong giai

đoạn hiên nay

Các phương thức chi trả cổ tức:

Thông thường có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản: cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản khác theo quy định tại doanh nghiệp, trong đó 2 phương thức đầu là phổ biến nhất.

1/ phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt:

Cổ tức tiền mặt là dạng cổ tức mà cty lấy ra từ lợi nhuận ròng có được chia cho cổ đông dưới dạng tiền mặt ( hoặc chuyển khoản )

Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá

Ví dụ:

MG của cổ phiếu là 10.000đ, tỷ lệ chi trả là 10%

Nghĩa là mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức là:

10.000 x 10% = 1000đ

Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100.000đ

Trang 3

100 x 1000 = 100.000đ

Ưu điểm:

- Có tính thanh khoản rất cao, vì một số nhà đầu tư vào cổ phiếu sợ rủi ro nên các cổ đông này thường muốn nhận một lượng tiền mặt ở hiện tại hơn là kỳ vọng vào một lượng thu nhập không chắc chắn ở tương lai

- Có thể phát tín hiệu tốt cho thị truòng, vì các công ty chỉ trả cổ tức bằng tiền mặt thì chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là rất tốt, đặc biệt là tình hình hoạt động của công ty

- Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt có thể khẳng định khả năng quản lý tốt của ban điều hành doanh nghiệp, ngoài ra có thể đào thải những nhà quản lý kém cõi

Nhược điểm:

- Nguồn vốn của cty bỉ giảm do dùng tiền mặt chi trả cổ tức, ngoài ra dòng tiền đi ra càng nhiều đe dọa đến khả năng thanh toán của cty

- Giá cổ phần của cty bị giảm đúng bằng lượng cổ tức được chia.

- Có khả năng cty phải gia tăng thêm nợ, làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn.

- Sức ép từ việc chi trả bằng tiền mặt làm việc kinh doanh của một số doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ nhưng vẫn cố chi trả cổ tức cho cổ đông.

2/ phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:

Đây là hình thức kết hợp của việc phân chia lợi nhuận với việc huy động vốn của cty Tuy cty không nhận được cổ tức bằng tiền mặt nhưng lại nhận được cổ phiếu, do đó nhà đầu tư sẽ thu được lãi,vốn trong tương lai.

Về bản chất, cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ phiếu hơn nhưng giá thị trường cùa cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm để đảm bảo nguyên tắc công

Trang 4

bằng với các cổ đông mua vào ngày hoặn sau ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Ví dụ:

Khi doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10% một năm Nghĩa là cổ đông hiện hành sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có thêm được 10 cổ phiếu nữa.

Mặc dù vậy, vốn điều lệ của cty sẽ tăng lên và số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ nhiều hơn Luồng tiền mặt không hề bị di chuyển ra khỏi doanh nghiệp Tuy nhiên việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được các chuyên gia khuyến nghị nên áp dụng cho các doanh nghiệp đang làm ăn tốt và có trị giá cổ phiếu cao

Ưu điểm:

- Hạn chế được lượng tiền mặt ra khỏi doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tái đầu tư mở rộng sản xuất, tạo cơ hội làm tăng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của cty từ đó làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức và làm giá cổ phiếu tăng lên.

- Không phải chịu áp lực tăng nợ vay, giảm thiểu rủi ro thanh toán

Nhược điểm:

- Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của cty tăng lên, do đó có thể làm giá cổ phiếu bị giảm do các chỉ số tài chính

- Tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai.

- Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở tỷ lệ cao sẽ dẫn tới chi phí cổ tức ở các năm sau tăng lên buộc cty phải sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả

- Phương thức chi trả này khó có thể duy trì một cách liên tục.

3/ phương thức chi trả cổ tức bằng tài sản khác:

Trang 5

Ngoài 2 pthức trên thì doanh nghiệp cũng có thể có cách chi trả cổ tức khác ngoài tiền mặt và cổ phiếu Đó có thể là trái phiếu hoặc chứng khoán khác của cty hay thậm chí có thể là tài sản của chính cty đó Thông thường các doanh nghiệp chỉ thực hiện phương thức này khi doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tiền mặt Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn chứ không phải là lâm vào tình trạng kiệt quệ về tài chính Tóm lại trên thực tế phương thức này rất hiếm gặp.

1.TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC:

1.1 Khái niệm:

Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư vàcổ tức chi trả cho cổ đông Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăngtrưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem raphân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượngvốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

Ban giám đốc của công ty là những người quyết định chính sách cổ tức Ban giám đốcsẽ quyết định xem bao nhiêu phần trăm thu nhập được trả về cho các cổ đông và bao nhiêu phần trăm thu nhập được giữ lại Và một giám đốc tài chính xây dựng chính sách cổ tức cho công ty là trực tiếp trả lời cho các câu hỏi sau:

- Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế là bao nhiêu?

- Cổ tức cố định hay thay đổi qua các năm?

- Phương thức chi trả là bằng tiền mặt, cổ phiếu hay phương thức khác?

- Thời kỳ trả cổ tức là theo năm, quý hay tháng?

1.2 Các chính sách chi trả cổ tức:

1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:

Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi

Trang 6

doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi.

Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các công ty “tăng trưởng”thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bãohòa)

Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanhnghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theothờ igian Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chínhsách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng nămtheo hai cách:

- Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có

nhu cầu vốn cao Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiệnchiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức

- Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ

lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức Nếu doanh nghiệp cónhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn

so với cắt giảm cổ tức Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp

Ưu điểm:

- Phù hợp mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tối đa hóa thu nhập cổ đông

- Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn tài trợ nội bộ sẵn có giúp doanh nghiệp chủ động kịpthời trong quyết định tái đầu tư của mình tốn thời gian và chi phí

- Tạo ra sự gia tăng tốc độ tăng trưởng lợi tức cổ phần cho cổ đông

Trang 7

đông bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.

Xét về bản chất, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không mang lại lợi ích gì cho cổ đôngvì hành động này không khác gì thưởng cổ phiếu (chia tách cổ phiếu) Cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ phiếu hơn nhưng giá thị trường của cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm để đảmbảo nguyên tắc công bằng với các cổ đông mua vào ngày hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu Tuy nhiên, vốn điều lệ công ty sẽ tăng lên và số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ nhiều hơn Luồng tiền mặt không hề bị di chuyển ra khỏidoanh nghiệp

Do đó, nếu phải trả cổ tức trong khi thực tế các công ty niêm yết lại đang rất cần vốn, Công ty có thể thông qua đại hội đồng cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho tiền mặt Bản thân cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi ích cho dù không nhận cổ tức bằng tiền, vì khoản lợi nhuận giữ lại đó để tái đầu tư sẽ góp phần làm gia tăng các giá trị nội tại của doanh nghiệp, và từ đó sẽ làm tăng giá cổ phiếu trong tương lai Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được các chuyên gia khuyến nghị nên áp dụng cho những doanh nghiệp đang làm ăn tốt và có thị giá cổ phiếu cao

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thích chi trả cổ tức theo mệnh giá hơnlà chi trà cổ tức theo EPS Vì trên thực tế nếu chi trả theo mệnh giá sẽ mang lại một mức độ an toàn nhất định cho cổ đông với số cổ phiếu cùng với mệnh giá họ đang nắm giữ Đối với hình thức chi trả theo thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) còn phải phụ thuộc vào Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp mà được hưởng cổ tức Như thế nào với tâm lý của người phương Đông ắt hẳn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ Chuộng phương thức chi trả mà mình đang đứng ở vị trí an toàn hơn

Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định.Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chiTrả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng Thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận Trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn Như vậy, tỷ lệ cổ tức có Khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trìhoãn lại trong một chừng mực nào đó

Ưu điểm:

- Tăng giá cổ phiếu công ty trên thị trường, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư

Trang 8

- Ổn định thành phần cổ đông của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công

ty (chi phí đại diện ít)

- Giúp công ty dễ dàng niêm yết trên sở giao dịch hứng khoán (chi trả cổ tức liên tục vàkhông bị gián đoạn)

- Giúp công ty chủ động trong việc hoạch định tài chính

Ngoài chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và cổ tức tiền mặt cố định, các doanh

nghiệp còn có thể sử dụng một số các chính sách cổ tức khác như:

- Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi

nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo

- Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối

năm Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu

cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền đổi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”

Như vậy, có rất nhiều chính sách cổ tức để doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợpvới dòng tiền, lưu lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của đơn vị Mặc dù được xếp ưu tiênthấp hơn chính sách tài trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc chọn chính sách cổ tức cũng đòi hỏi được xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển của công ty Sau khi đã thống nhất chọn được chính sách chi trả cổ tức, việc tiếp theo mà Đại hội đồng cổ đông cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc đó là lực chọn phương thức chi trả cổ tức

Trang 9

2 Đo lường chính sách cổ tức:

1.1 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức :

Là một tỷ số phản ánh công ty trả cổ tức bao nhiêu phần cho cổ đông từ lợi nhuận sauthuế

Cách tính: Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức = Cổ tức / Thu nhập ròng (cùng thời kỳ)

Ví dụ cách tính: Bảng lưu chuyển tiền tệ của Coca-Cola năm 2003 cho thấy rằng công

ty trả cổ tức $2,166 tỷ Bảng Kết quả kinh doanh cùng năm cho thấy thu nhập ròng

$4,347 tỷ

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức = $2.166.000.000 / $4.347.000.000 = 49,8% Như vậy, các nhàđầu tư có thể thấy rằng coca-cola dành tới gần 50% lợi nhuận để trả cổ tức cho các cổđông

Phần lợi nhuận không trả cho nhà đầu tư sẽ được dành cho việc đầu tư nhằm cung cấpmột sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai Các nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhậphiện tại

cao và tăng trưởng vốn có giới hạn thì thích các công ty có tỷ lệ trả cổ tức cao Tuy nhiên,các nhà đầu tư tìm kiếm tăng trưởng vốn có thể thích tỷ lệ trả cổ tức thấp hơn bởi vì thunhập

lãi vốn bị đánh thuế thấp hơn (tại các nước như Mỹ) Các công ty tăng trưởng cao trongthời

kỳ đầu của quá trình hoạt động thường có tỷ lệ trả cổ tức thấp hoặc bằng không Đến khihọ

hoạt động ổn định ở giai đoạn trưởng thành thì họ lại có xu hướng đền bù lại cho nhà đầutư

từ lợi nhuận của mình

1.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield):

Tỷ suất cổ tức là tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải trả để mua cổ phiếu đó

Cổ tức mỗi cổ phần

Tỷ suất cổ tức = _

Giá trị thị trường mỗi cổ phần

Trang 10

Trong công thức trên, tùy theo nhu cầu đo lường khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng giá trị thị trường mỗi cổ phần ở các kỳ khác nhau, hoặc khác với kỳ chia cổ tức Như chúng ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm hai phần là cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần Như vậy, tỷ suất cổ tức là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư chỉ tínhriêng cho thu nhập từ cổ tức khi nhà đầu tư mua cổ phần tại một mức giá thị trường nào đó, nghĩa là tỷ suất cổ tức phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng cổ tức từ một đồng đầu tư vào cổ phiếu tại mức giá thị trường Tỷ suất cổ tức càng cao thể hiện rằng nhà đầu tư có tỷ suất sinh lợi từ cổ tức càng cao, còn tỷ suất cổ tức thấp thì điều đó chưa hẳn đã xấu bởi vì nhà đầu tư có thể trông chờ vào tỷ suất sinh lợi từ lãi vốn của giá cổ phiếu trên thị trường Một tỷ suất cổ tức ở mức cao (hay thấp) chưa chắc đã phản ánh được công ty có chi trả cổ tức cao (hay thấp) không, vì tỷ suất cổ tức còn phụ thuộc vào giá cổ phần trên thị trường Do vậy, mà chỉ tiêu này chỉ dùng để so sánh chính sách cổ tức của những công ty khác nhau nhưng có những đặc điểm giống nhau về quy mô, ngành nghề kinh doanh và có mức giá cổ phiếu là tương đương nhau.

1 Khái niệm:

Chính sách cổ tức là chính sách ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra phân phối như thế nào Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được trả cho các cổ đông Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai, trong khi đó cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại Chính sách cổ tức hay còn gọi là chính sách phân phối là một trong ba quyết định tài chính quan trọng trong một doanh nghiệp và nó có liên hệ mật thiết với hai chính sách tài chính còn lại là chính sách tài trợ và chính sách đầu tư

1.2 chia cổ tức

2 các hình thức trả cổ tức

Có 3 hình thức chi trả cổ tức cơ bản là : cổ tức bằng tiền, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tài sản trong đó hình thức chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu là phổ biến nhất.2.1 chi trả cổ tức bằng tiền mặt

Hầu hết các cổ tức được chi trả dưới dạng tiền mặt, mỗi cổ tức tiền mặt được trả tính trên mỗi cổ phiếu và được tính trên tỷ lệ phần trăm mệnh giá Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty

2.2 cổ tức trả bằng cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của doanh nghiệp theo những tỷ lệ được đại cổ đông thông qua Doanh nghiệp sẽ không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông

Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lại lợi nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông

Trang 11

Ví dụ : doanh nghiệp A tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm Nghĩa là cổ đông hiện hành có 100 cổ phiếu sẽ có thêm 9 cổ phiếu nữa.

Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu cả 2 trường hợp điều làm cho số lượng cổ phiếu tăng lên và giá trị cổ phiếu giảm xuống

Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm cho tài khoản của chủ sỡ hữu tăng lên và phần lợi nhuận giảm xuống trong khi do tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phiếu

2.3 cổ tức trả bằng tài sản

Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng hóa, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khac do doanh nghiệp sở hữu hình thức này rất hiếm xãy ra trong thực tiễn

* Ngày công bố cổ tức (dividend declaration date): là ngày công ty công bố mức

chi trả cổ tức Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà

đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì; qua

đó, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty phát

ra Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phản ứng trên

thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ

*Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền (ex-dividend date): là ngày cuối

cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được

hưởng cổ tức Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không

được hưởng cổ phiếu

* Ngày chốt giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nếu các nhà đầu tư mua

cổ phiếu sẽ không được hưởng cổ tức Do đó, giá tham chiếu của cổ phiếu ngày

này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình

đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và

ngược lại

Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền = giá đóng cửa ngày giao

dịch hưởng quyền cuối cùng – cổ tức

* Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng (holder-of- record

date): là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông được

hưởng cổ tức Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách

cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền

hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền

* Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày mà các cổ đông sẽ

nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông)

Các chính sách cổ tức thông dụng

Trang 12

Chính sách ổn định cổ tức

- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định cổ tức: Theo đó, công ty duy trì trả cổ tức đều đặn qua các năm với biến động nhỏ

- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức;đồng thời,khi đã tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khicông ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai

- Lợi ích của việc theo đuổi chính sách ổn định cổ tức: ổn định tâm lý của cổ đông, giữ chân được lượng cổ đông ổn định, thị giá cổ phiếu tăng, rủi ro đầu tư thấp

- Bất lợi: Cty bỏ lỡ cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới, gia tăng rủi ro tài chính do vay vốn, nguy cơ mất quyền kiểm soát do phát hành cổ phiếu mới

Chính sách thặng dư cổ tức

- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định lợi tức cổ phần.Theo đó, công

ty duy trì trả cổ tức liên tục qua các năm với mức trả các năm tương đối ổn định,cóthể có sự biến động,song không đáng kể so với sự biến động lợi nhuận hang năm của công ty

- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức;đồng thời,khi đã tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khicông ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai

-Lợi ích của theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức: Cổ tức tăng nhanh, thị giá tăng nhanh, uy tín công ty tăng, hài lòng cổ đông

-Bất lợi: rủi ro đầu tư cao, LN giữ lại để tái đầu tư có xu hướng thấp

Thực trạng chia cổ tức ở thị trường Việt Nam

Số tiền mà các doanh nghiệp chi trả cổ tức trong hơn nửa năm 2012 tới 23.162 tỷ đồng, tỷ lệ bình quân trên vốn điều lệ là 11,23%

Trong bối cảnh gần 70% số doanh nghiệp trên cả nước bị thua lỗ trong quý I/2012,mức chia cổ tức ấn tượng của doanh nghiệp niêm yết đã thổi một luồng gió tích cực vào niềm tin của thị trường, công chúng đầu tư

Thiếu thanh khoản, khó khăn, thua lỗ… là những gì công chúng đầu tư đã và đang cảm nhận về nền kinh tế của Việt Nam nói chung, doanh nghiệp niêm yết nói riêng Thị trường vẫn được đánh đồng với thị trường niêm yết cổ phiếu của các công ty ngành bất động sản, tài chính, chứng khoán, ngân hàng Đó là lý do khiến

Trang 13

nhà đầu tư có cái nhìn khá bi quan về chứng khoán khi các doanh nghiệp ngành bất động sản, chứng khoán trở nên khó khăn.

Nhưng số liệu thống kê gần 500 lượt doanh nghiệp niêm yết chốt danh sách chia cổ tức bằng tiền trong khoảng thời gian từ 1/1/2012 tới nay lại cho thấy một bức tranh tươi sáng hơn rất nhiều so với những gì thị trường quan ngại trước đó Tổng số tiền chia cổ tức tạm tính trong 6 tháng đầu năm đã lên tới hơn 23.000 tỷ đồng Nhiều doanh nghiệp trong số này đã chia cổ tức tới lần thứ 3 cho năm tài chính

2011, với tổng mức chi trả cổ tức lên tới 40 - 50% vốn điều lệ như: TRC (50%), MEF (40%), CNG (60%), CAP (52%) …

Đóng góp lớn nhất cho con số cổ tức bằng tiền mặt ấn tượng này chính là các ngânhàng thương mại Trong đó, ACB chia cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền, giá trị lên tới hơn 1.875 tỷ đồng; VCB chia cổ tức tỷ lệ 12%, tổng giá trị hơn 2.780 tỷ đồng; EIBtrả cổ tức 19,3%, giá trị hơn 2.384 tỷ đồng Ngoài ra, phải kể đến các công ty lớn như GAS với khoản trả cổ tức trị giá 2.274 tỷ đồng…

Thống kê dữ liệu các công ty thực hiện chia cổ tức từ đầu năm đến nay, một lần nữa cho thấy thực trạng khó khăn tài chính của nhóm công ty ngành bất động sản, cà phê, thủy sản Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này hầu như không chia cổ tức bằng tiền hoặc giữ tỷ lệ cổ tức rất thấp Đối với các doanh nghiệp trong nhóm trên, việc chia cổ tức thực hiện trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là chia cổ phiếu, cách chia cổ tức không xuất phát dòng tiền ra Trong khi đó, giống như nhóm ngânhàng, nhóm ngành cao su, nông nghiệp, lương thực thực phẩm… tiếp tục duy trì mức chia cổ tức ổn định

Xét trong bối cảnh có tới gần 70% các công ty trên toàn quốc bị lỗ trong quý I/2012, với tình trạng thiếu vốn, đình trệ sản xuất ở nhiều nơi, thì sự cố gắng của các công ty niêm yết là điều đáng ghi nhận Đây có thể được coi là thành quả của quá trình tăng năng lực tài chính do huy động vốn được từ các giai đoạn trước và việc minh bạch hóa trong quản trị, điều hành

Đầu tư vào thị trường để hy vọng kiếm lời là điều đương nhiên, nên khi dòng tiền chi trả cổ tức của các doanh nghiệp lớn sẽ là tín hiệu tốt để thu hút nhà đầu tư tới thị trường Với bối cảnh nền kinh tế hiện tại, những nỗ lực của các doanh nghiệp niêm yết trong việc thu xếp dòng tiền chi trả cổ tức, nhằm thực hiện quyền lợi chính đáng của cổ đông trong 6 tháng qua đã góp phần rất lớn trong việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, với thị trường

Đặt trong bối cảnh hiện tại, khi việc huy động vốn trong thời gian qua rất khó khăn, nhưng lại phải dành khoản tiền khá lớn để chi trả cổ tức, thì rõ ràng, doanh nghiệp niêm yết đã không được hưởng lợi từ thị trường ở phương diện này

Ngày đăng: 11/09/2013, 11:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các hình thức chi trả cổ tức: - bai tieu luan tai chinh
c hình thức chi trả cổ tức: (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w