Vì những lý do kể trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm t
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THU THỦY
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THU THỦY
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
Ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ HẰNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với Đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trungthực và có nguồn gốc rõ ràng./
HỌC VIÊN
Trần Thị Thu Thủy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 9
1.1 Lý Luận về chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT 9
1.2 Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ 28
1.4 Thực tiễn thực hiện các mô hình hỗ trợ phụ nữ PTKT tại một số địa phương 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM 34
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 34
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam 43
2.3 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam 46
2.4 Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 51
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM 58
3.1 Định hướng, mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam 58
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam 62
3.3 Kiến nghị và đề xuất 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Doanh nghiệp nhỏ và vừaDoanh nghiệp
Hội Liên hiệp phụ nữKinh tế tập thể
Kinh tế xã hội, An ninh quốc phòngNông thôn mới
Phát triển kinh tếPhát triển kinh tế nông nghiệp
Tổ hợp tác/Hợp tác xãThương mại và dịch vụThương mại dịch vụTiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
Uỷ ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Ninh năm 2018 36
2.3 Biến động cơ cấu kinh tế huyện Phú Ninh trong giai đoạn 2015- 42
2018
2.4 Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ (phi 49
nông nghiệp) từ năm 2015 đến năm 2018
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ cổ chí kim, phụ nữ luôn là nhân tố và lực lượng quan trọng nằm trong độingũ những người lao động tạo dựng nên các giá trị của đời sống kinh tế - xã hội.Trong đời sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò to lớn, họ không những là người
bà, người mẹ, người vợ, người con, giữ vai trò cầu nối tình cảm trong gia đình mà
họ còn đảm đương được nhiều vị trí quan trọng ngoài xã hội Để xây dựng gia đình
hạnh phúc, phải bắt đầu từ người phụ nữ Người Việt Nam có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhằm đề cao vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng
một gia đình bền vững Hiện nay, phụ nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng đã tham gia vào hầu như tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội.Những gì nam giới làm được thì phụ nữ đều có khả năng, thậm chí còn có thể làmtốt hơn Phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã được quan tâm rất nhiều, phụ nữ
có tiếng nói và mỗi quốc gia cũng có những chính sách, pháp luật riêng nhằm traocho phụ nữ quyền bình đẳng vốn có của mình
Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông António Guterres khẳng định rằng vẫn cònnhiều trở ngại cần phải vượt qua để khắc phục những bất bình đẳng, nguồn gốc dẫntới phân biệt đối xử và bóc lột Hiện tại, hơn một tỷ phụ nữ trên toàn thế giới khôngđược pháp luật bảo vệ mỗi khi họ gặp phải cảnh bạo lực tình dục ngay trong chínhngôi nhà của họ Khoảng cách chênh lệch chi trả lương giữa nam và nữ là 23% trêntoàn thế giới, thậm chí có thể lên tới 40% ở nông thôn, và công việc không lương
mà nhiều phụ nữ làm không được công nhận Phụ nữ chiếm bình quân ít hơn 1/4 sốghế trong Quốc hội, và thậm chí còn ít hơn trong các hội đồng địa phương
Tại Việt Nam, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những chươngtrình, nhiệm vụ trọng tâm công tác của các cấp hội phụ nữ Từ chương trình hỗ trợcủa hội và sự nỗ lực vươn lên của phụ nữ từ cấp tỉnh xuống cấp xã đã giúp nhiều hộphụ nữ thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnhphúc
Trang 9Trong quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội và quá trình công tácthực tế của bản thân, tôi thấy vấn đề hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế sẽ tạo thêm giátrị thặng dư cho xã hội hiện đại, giúp phụ nữ phát huy được vai trò của mình mộtcách tốt đẹp hơn Câu hỏi đặt ra là: Các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tếđược có từ bao giờ? Quá trình thực hiện chính sách có gặp phải những điều khókhăn, vướng mắc hay không? Và những chính sách cụ thể hỗ trợ phụ nữ phát triểnkinh tế nông nghiệp ra sao? Cuối cùng là các đề xuất, kiến nghị nhằm giúp cho việchoàn thiện chính sách, giúp quá trình thực hiện chính sách được thuận lợi và đạtđược kết quả cao.
Phú Ninh là một huyện một huyện đồng bằng, nằm ở phía đông tỉnh QuảngNam, nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp Do đó các chính sách hỗ trợ phụ nữphát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh chủ yếu là trong lĩnh vực nôngnghiệp, nhằm phát huy thế mạnh vốn có của địa phương
Vì những lý do kể trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp, nhằm tìm hiểu về thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế đặt biệt là phụ nữ trên lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất một
số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế trên địa bàn huyện phục vụ cho công việc sau này
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công ước CEDAW (1979) (tiếng Anh: Convention on the Elimination of allForms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW) là Công ước về Xoá
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã được Đại hội đồng Liên hợp quốcphê chuẩn ngày 18/12/1979 Ngày 3/9/1981, công ước này bắt đầu có hiệu lực với
tư cách một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất về quyền con người của phụ nữ ViệtNam là một trong những quốc gia đầu tiên ký tham gia công ước vào 29/7/1980 phêchuẩn vào 27/11/1981 Theo Ông Jesper Morch, Quyền Điều phối viên thường trúcủa Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cho biết, trong 30 năm qua, Công ướcCEDAW đã có ảnh hưởng sâu sắc và tích cực đến công cuộc phát
Trang 10triển luật pháp, chính trị- xã hội ở các nước, những điều khoản của công ước đãđược sử dụng làm công cụ mạnh mẽ để tạo cơ sở thiết lập pháp luật nhằm bảo vệquyền con người của phụ nữ.
Các chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến phụ nữ nhưchính sách việc làm đối với lao động nữ, chế độ thai sản, nuôi con nhỏ,… chínhsách xã hội, chính sách việc làm, chính sách vay vốn,…
Nghị quyết 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngày 12-03-2003, của Ban
Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ: “tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chínhtrị và toàn xã hội về công tác phụ nữ và vấn đề bất bình đẳng giới, khẩn trương cụthể hóa các chủ trương của Đảng thành luật pháp, chính sách, lồng ghép giới trongquá trình xây dựng và hoàn thiện các chương trình, kế hoạch chung… Tạo điều kiện
để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo
và quản lý các cấp”
Năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực,Luật Bình đẳng giới là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Đảng vàChính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Đảng “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” thể hiện sự quan
tâm của Đảng đối với công tác phụ nữ tạo điều kiện về mọi mặt cho sự phát triểncủa phụ nữ
Để tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Chính phủ đã ban hành Đề án
939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 và Đề án 938 về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”
Trong nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2017-2022 có 3 nhiệm vụ công táctrọng tâm của Hội trong đó nhiệm vụ thứ hai: Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạokhởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường Như vậy vấn đề hỗ trợ cho phụ
nữ phát triển kinh tế là một nhiệm vụ lớn của các cấp Hội
Trang 11Quyết định số 2663/QĐ-UBND Ngày 26 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành Bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu giai đoạn 2016
– 2020 gồm 10 tiêu chí cụ thể hóa sát thực tế địa phương trong chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến ngày 23 tháng 10 năm 2018 Ủy Ban nhân dântỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3180/QĐ-UBND về việc điều chỉnh bổ
sung một số nội dung Bộ tiêu chí “khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 2363 UBND Ngày 26 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Nam
QĐ-Quyết định số: 4396/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2025”, với định hướng và phát triển
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.Ngoài ra có một số nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, đó là vai trò của phụ nữ:
Theo tạp chí Cộng sản: “Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá”, ngày 22/10/2010 đã chỉ ra phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức
quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đô thị hóa,công nghiệp hóa đất nước Là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếmđông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ nông thôn còn gặpnhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị Chính vì vậy, cần cónhững quan tâm hợp lý đến phụ nữ nông thôn
Tác phẩm: “Phụ nữ nông thôn với việc phát triển ngành nghề phi NN”, năm 1998; và “Việc làm - đời sống của phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, năm
1999 của tác giả Lê Thi” Các nghiên cứu này có nội dung khẳng định vai trò của
phụ nữ sinh sống và làm việc tại nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu laođộng, nghề nghiệp và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn
Trong nghiên cứu “vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” năm 2001 của tác giả Hoàng Bá Thịnh đã phân tích vai trò của
người phụ nữ nông thôn trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt
Trang 12nhấn mạnh vai trò của phụ nữ đối với chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vựcnông thôn, đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Trong Luận án tiến sĩ có tên gọi “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình tại huyện Ba Vì –Thành phố Hà Nội”, năm 2017 của tác giả Nguyễn Hồng Linh đã nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
trên địa bàn huyện Ba Vì –Thành phố Hà Nội phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnvai trò của phụ nữ huyện Ba Vì và đưa ra một số giải pháp chủ yếu để tạo điều kiệnphụ nữ huyện Ba Vì phát huy vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Trong nghiên cứu “Công tác xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình”, năm 2016 của tác giải Sâm Thị Hồng Nhung đã nghiên
cứu phân tích những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việcphát triển kinh tế gia đình và đưa ra nhưng giải pháp định hướng tạo điều kiện chophụ nữ dân tộc thiểu số xã Quang Huy huyện Phú Yên Yên tỉnh Sơn La trong pháttriển kinh tế hộ gia đình
Trong luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử có tên gọi “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo” năm 2008, của tác giả Lê Nguyễn Lê đã nghiên cứu phân tích vai trò của phụ nữ công giáo làng Bảo Nham, xã Yên Thành huyện
Yên Thành tỉnh Nghệ An trong tham gia phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, qua
đó tác giả đã đưa ra nhưng bất cập và khuyến nghị khắc phục trong việc phát triểnkinh tế xoá đói giảm nghèo của phụ nữ làng công giáo
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT và đánh giáthực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT của huyện Phú Ninh tỉnhQuảng Nam để đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữPTKT trong trong những năm tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Xác lập cơ sở lý luận về thực hiện chính hỗ trợ phụ nữ PTKT
Trang 13- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối với địa phương huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam với hơn 50% phụ nữsống bằng nông nghiệp đời sống còn nhiều khó khăn do việc làm không ổn định, thunhập thấp dẫn đến ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới và sự phát triển chung củahuyện và là một thách thức đặt ra đối với chính quyền và các cấp Hội phụ nữ trênđịa bàn huyện, vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tếnói chung của phụ nữ trong đó tập trung nghiên cứu chính sách trên lĩnh vực nôngnghiệp nhằm tổng hợp, thống kê xem vấn đề này xem vấn đề này thực hiện tại địaphương mình để đề xuất giải pháp thực hiện chính sách và giải pháp thực hiện trongthời gian tới
Một là, xây dựng cơ sở lý luận về thực hiện chính hỗ trợ phụ nữ PTKT
Hai là, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây
Ba là, đưa ra các đề xuất và giải pháp tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phụ
nữ PTKT trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến nay, năm 2015 huyện Phú Ninh tỉnhQuảng Nam được công nhận là huyện nông thôn mới, nên có đầy đủ các điều kiện thuậnlợi về cơ sở vật chất để phát triển kinh tế nông nghiệp và tập trung đầu tư nâng chuẩn cáctiêu chí xây dựng nông thôn mới và xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu
- Phạm vi không gian; huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
Trang 145 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật lịch sử và duy vật biệnchứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước ta, cũng như của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnhQuảng Nam về thực hiện chính sách nói chung và giải pháp thực hiện chính sách hỗtrợ phụ nữ phát triển kinh tế nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng các tài liệu, văn bảnthứ cấp (các chính sách, quyết định, nghị quyết, nghị định,…) liên quan đến nội dungnghiên cứu của đề tài luận văn
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tíchcác số liệu, tài liệu thu thập được; trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kếtluận phục vụ mục đích nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp người học, nhà nghiên cứu, bổ sungkiến thức lý thuyết về chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; đồng thời biết vậndụng các lý thuyết về chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách hỗtrợ phụ nữ phát triển kinh tế ở địa phương
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết chínhsách công vào nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triểnkinh tế ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
ở địa phương
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3chương, gồm:
Trang 15Chương 1: Một số vấn đề lý luận thực tiễn cơ bản về thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT
Chương 2: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
hỗ trợ phụ nữ PTKT tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
pháp năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện” Đây
là quy định có ý nghĩa rất lớn, đầu tiên đối với phụ nữ trong điều kiện nước ViệtNam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập, đã góp phần làm nền tảng quantrọng cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người trong lịch sử ViệtNam Tại Chương II Hiến pháp năm 2013 quyền của phụ nữ được quy định từ điều
14 đến 49, và quyền của phụ nữ được hiến định Quyền về kinh tế, lao động và việclàm như sau: Tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm(Điều 33); Được tạo điều kiện để đầu tư, sản xuất, kinh doanh Tài sản hợp pháp của
cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữuhóa (khoản 3 Điều 51);Làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc(Khoản 1 Điều 35)
1.1.1.2 Phát triển là gì?
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp
Trang 17sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đờicủa cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần vềlượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗichu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thểchế kinh tế, chất lượng cuộc sống (Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sửdụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cánhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hàilòng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội Trong thời đại ngàynay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lựccủa các nhà nước (Chính phủ), xã hội và cả cộng đồng quốc tế)
Việc làm: Theo bộ luật lao động Điều 13: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Theo Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực
hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của mộtngười Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên,người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán Thời hạn cho một công việc có thểnằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời(trong trường hợp của các thẩm phán) Nếu một người được đào tạo cho một loạicông việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp Tập hợp hàng loạt các công việccủa một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất; số
lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác đểkết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động
1.1.1.3 Nông nghiệp là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác câytrồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
Trang 18thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngànhsản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản;theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Phát triển kinh tế nông nghiệp là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế
nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định PTKT nông nghiệp theo những khía cạnhsau: Phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp; Phát triển phân công lao động trongnông nghiệp; Nâng cao dân trí; Giải quyết tốt vấn đề môi trường
1.1.1.4 Chính sách là gì?
Chính sách: là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thểnào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chấtcủa đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…
Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển [21; tr10](TS Lê Như Thanh-TS Lê Văn
Hòa (2016) Hoạch định và thực thực thi chính sách công)
Chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT là chính sách công do Nhà nước ban hành,
bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một số vấn đề về kinh tế của phụ
nữ nhằm đạt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lựcphát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội
1.1.2 Mục tiêu, nội dung của chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT
1.1.2.1 Mục tiêu chính sách
Tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế thoát nghèo vươn lên làm giàu,thúc đẩy bình đẳng giới làm giàu cho gia đình và xã hội Tạo điều kiện cho phụ nữbiết về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến pháttriển kinh tế, nghề nghiệp, nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy, phát huy tinh thầnkhởi nghiệp, tiềm năng sáng tạo của phụ nữ
1.1.2.2 Nội dung chính sách
* Một là, chính sách vay vốn
Trang 19Các nguồn vốn vay từ ngân hàng Chính Sách xã hội (NHCSXH) gồm:
1 Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
- Đối tượng được vay vốn: Hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủtừng thời kỳ, (hiện nay Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ TướngChính phủ)
- Điều kiện vay vốn: Cư trú hợp pháp tại địa phương; Có tên trong danh sách
hộ nghèo của xã theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động Thương Binh và xã hội công bốtừng thời kỳ; Là thành viên của tổ Tiết kiệm và vay vốn; hộ vay không phải thế chấp tàisản, được miễn phí thủ tục vay vốn và người đại diện hộ gia đình đứng tên vay vốn phảichịu trách nhiệm trong quan hệ vay vốn và trả nợ Ngân hàng
- Mục đích sử dụng vốn vay: Phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mộtphần nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt về sửa chữa nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch vàhọc tập của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông
- Mức cho vay tối đa: 50 triệu đồng
- Lãi suất cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ (Hiện nay là 0,55%/tháng)
2 Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày
23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
- Đối tượng được vay vốn: Hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ từng thời kỳ (hiện nay, thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ)
- Điều kiện vay vốn: Cư trú hợp pháp tại địa phương; Có tên trong danh sách
hộ cận nghèo của UBND cấp xã xác nhận theo chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướngChính phủ quy định từng thời kỳ; Là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn; Hộ vaykhông phải thế chấp tài sản và được miễn phí thủ tục vay vốn
- Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức Hội, đoàn thể
Trang 20- Mức cho vay tối đa: 50 triệu đồng.
- Lãi suất cho vay: Bằng 120% lãi suất cho vay hộ nghèo (Hiện nay là
hộ cận nghèo được loại ra khỏi danh sách nhưng tối đa là 03 năm)
- Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
- Mức cho vay tối đa: 50 triệu đồng/hộ
- Lãi suất cho vay: Bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo (hiện nay là0,6875%/tháng)
4 Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ
- Đối tượng được vay vốn:
Cở sở sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hợp tác xã; Tổ hợptác; Hộ kinh doanh
Người lao động: Trong đó cho vay ưu tiên đối với người lao động thuộc các hộgia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước bị Nhà nước thu hồiđất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường (gọi tắt là người lao động bị thu hồiđất nông nghiệp)
- Điều kiện vay vốn
+ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợppháp; Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuấtkinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; Dự án vay vốn có xác nhậncủa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; Đối với mức vay trên 50triệu đồng, phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật
+ Đối với người lao động: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có nhu cầu vayvốn để tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm
Trang 21lao động, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tối đa là 01 tỷ đồng/01 dự án và không quá 50 triệu đồng/01 lao động được tạo việc làm
+ Đối với người lao động: Tối đa là 50 triệu đồng
- Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là ngườikhuyết tật hoặc là người dân tộc thiểu số hoặc là người khuyết tật và người dân tộc thiểusố
5 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
+ Đối tượng là người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số
+ Cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm
và Quỹ quốc gia về việc làm
+ Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động bị thu hồi đất theo
QĐ số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
+ Cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theoChương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc
- Mức cho vay tối đa: Bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi
Trang 22trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Riêng đối với chương trình cho vay ký quỹ đi Hàn Quốc mức vay tối đa là 100 triệu đồng/01 lao động.
- Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ (Hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,55%/tháng, 6,6%/năm)
- Mục đích sử dụng vốn vay: chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động Riêng đốivới chương trình cho vay ký quỹ đi Hàn Quốc toàn bộ khoản vay được sử dụng để kýquỹ tại NHCSXH nơi cho vay
Hiện nay ngoài nguồn vốn vay từ NHCSXH thì việc tạo điều kiện phát triểnkinh tế vẫn còn có nguồn vốn vay từ các ngân hàng khác tuy nhiên phụ nữ khu vựcnông thôn ít được tiếp cận do lãi xuất cao và phải thông qua thế chấp
* Hai là, chính sách giảm nghèo
- Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam: Hội nghị TƯ lần
thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã ban hành Nghị quyết số
15-NQ/TW về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm ansinh xã hội Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm
2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác
định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phươngpháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều Quyết định số1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng
thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”.
Ngoài các chính sách giảm nghèo của Trung ương tại tỉnh Quảng Nam còn banhành các chính sách như: Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11-7-2014 vềthực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015.Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND ngày 18 tháng 4 năm 2017 về chính sách khuyếnkhích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2021 Nghị quyết
Trang 2314/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh QuảngNam quy định một số mức chi từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh.
* Ba là, chính sách đào tạo nghề
Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015 cuả Thủ tướng Chính phủ đã sửađổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về Đào tạo nghề cho laođộng nông thôn đến năm 2020 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của đàotạo nghề Theo Quyết định 971/TTg: ”Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việclàm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn” Đối tượngđược tham gia học nghề là lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối vớinam), 55 tuổi (đối với nữ), đảm bảo sức khỏe và có trình độ học vấn phù hợp vớinghề cần học, bao gồm: Những người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã,phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nôngnghiệp bị thu hồi
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết số HĐND tháng 7 năm 2016 quy định về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chươngtrình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn2016-2020 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28tháng 9 năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp Qua đó chínhsách đào tạo nghề hiện nay ở Quảng Nam đi đôi nhu cầu tuyển dụng của các doanhnghiệp đã đồng thời bổ sung chính sách hỗ trợ tiền giữ trẻ cho người lao động nữsau học nghề theo Cơ chế bắt đầu tham gia làm việc tại doanh nghiệp đang có connhỏ dưới 60 tháng với mức hỗ trợ: 300.000 đồng/trẻ/tháng; thời gian hỗ trợ tối đa
12/2016/NQ-24 tháng Cho phép người lao động sau học nghề có thể vào làm việc tại các doanhnghiệp ngoài địa bàn tỉnh Hỗ trợ lưu trú cho người dân tộc thiểu số sau học nghềvào làm việc tại doanh nghiệp, hỗ trợ trực tiếp cho người học (tiền ăn, đi lại, lưu trú)được thanh toán theo thực tế đã chi cho người học
* Bốn là, chính sách phát triển nông nghiệp
Quyết định số 41/2014 của UBND tỉnh Ban hành quy định nội dung ưu đãi
Trang 24nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn tiêu thụ nông sản, xâydựng cánh đồng mẫu lớn, giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 38/2015/QĐ-UBNDngày 17/12/2015 Cơ chế khuyến khích dồn điền, đổi thửa trên đất nông nghiệp;Nghị quyết số 205/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 về Cơ chế đầu tư kiên cố hóakênh mương, thủy lợi đất màu và thủy lợi nhỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020;Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND Quy định một số chính sách hỗ trợ nâng caohiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020;Quyết định 2950/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 triển khai thực hiện Nghị quyết số202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Cơ chếkhuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh QuảngNam, giai đoạn 2016 – 2020.
* Năm là chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Quyết định 939/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thủ Tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” Tỉnh
Quảng Nam ban hành Quyết định số 4396/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2017
về phê duyệt kế hoạch thực hiện “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2025”.
1.2 Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT
1.2.1 Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về hỗ trợ phụ nữ PTKT
1.2.1.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 đã khẳng định “Nam, nữ bìnhquyền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò vị trí của phụ nữ Việt Namtrong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác luôn căn dặn các cấp uỷ Đảng, các cơquan, đơn vị phải quan tâm chăm lo công tác phụ nữ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ,
vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ Gần 90 năm qua, quan điểm đó luôn được quántriệt trong các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ
Ngày 10/01/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số
Trang 25152-NQ/TW về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận, chỉ rõ: “Tư tưởng phong kiến đối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sẳc trong một số cán bộ, đảng viên,
kể cả cán bộ lãnh đạo Thể hiện rõ nhất tư tưởng hẹp hòi, “trọng nam khinh nữ”, chưa tin vào khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ, chưa thấy hết khó khăn trở ngại của phụ nữ…”
Chỉ thị số 44- CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ chỉ rõ: “Nhiều cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ…còn tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với chị em…”; “Các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước, khi chiêu sinh cần quy định tỷ lệ nữ một cách thoả đáng;…Các trường lớp tập trung cần tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo để chị em có con nhỏ gửi cháu”… Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới khẳng định: “Cần xây dựng Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng…”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thày đầu tiên của con người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ
nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với
Trang 26lao động nữ Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm nphụ nữ”.
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về côngtác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết đãnêu lên những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong công tác phụ nữ thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước: “ Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nâng cao địa vịphụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Namtrong thời kỳ mới…Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứngvới vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trongchiến lược công tác cán bộ của Ðảng Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệthống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình…” Những quan điểm của Đảngtrong nghị quyết số 11-NQ/TW đánh dấu bước chuyển biến quan trọng về tư duynhận thức của Đảng ta đối với công tác phụ nữ, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trìnhcông tác vận động phụ nữ, giải phóng phụ nữ
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (01/2011) khẳng định: “Nâng cao trình độmọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Nghiên cứu, bổ sung và hoànthiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thựchiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lýnhà nước Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực,buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ
Đại hội XII của Đảng (2016) khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đờisống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện chophụ nữ phát triển tài năng Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp và chínhsách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò vàtrách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội Kiên quyết đấu tranh chống các tệnạn xã hội và xử lý nghiệm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâmhại nhân phẩm phụ nữ”
Trang 271.2.1.2 Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Nhà nước ta đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về phụ nữ bằng chínhsách, pháp luật ngày càng hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền bình đẳng với tưcách là công dân Các quy định pháp luật về bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực,trong đó tập trung vào lĩnh vực lao động, giáo dục và kinh tế,…đó là động lực đểgiải quyết các vấn đề xã hội trong việc bảo đảm bình đẳng giới thực chất
Luật pháp, chính sách của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện Bộ luật Laođộng (năm 2002) quy định những chính sách lao động nữ như: tiền lương, đào tạonghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động,… năm 2007 Luật Bình đẳng giới ra đời thểhiện cam kết cao nhất của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện Cương lĩnh hànhđộng Bắc Kinh (1995) vì Bình đẳng giới, hòa bình và phát triển
Bên cạnh đó ngoài chính sách pháp luật Việt Nam cũng ban hành Chươngtrình hành động, phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em; và có nhữngbiện pháp hỗ trợ nạn nhân Quốc hội thường xuyên giám sát về bình đẳng giới; banhành Pháp lệnh về phòng, chống mại dâm (2003); Chính phủ có báo cáo hàng năm
về kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
Nước ta đã tham gia nhiều công ước quốc tế, như: Công ước về Xóa bỏ mọihình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW, năm 1981); tham gia các thoảthuận và tuyên bố quốc tế về phòng, chống mua bán người; ký các hiệp định tươngtrợ tư pháp và pháp lý với 12 nước, trong đó có Lào, Trung Quốc và Campuchia; làthành viên tích cực của các diễn đàn đa phương như Tiến trình Tư vấn khu vực châu
Á - Thái Bình Dương; Tiến trình Bali về phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia; Tuyên bố chung ASEAN về phòng, chống mua bán người
1.2.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT
- Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên, địa vị của người phụ nữtrong xã hội và gia đình ngày càng được nâng cao, phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng.Lĩnh vực kinh tế - lao động, phụ nữ tham gia hầu hết các công việc, ngành nghề đónggóp lớn vào thành tựu lao động sản xuất, PTKT xã hội Ngày càng có nhiều nữ giữ cương
vị chủ chốt trong công ty, xí nghiệp Trong lao động phi nông
Trang 28nghiệp phụ nữ tham gia lực lượng lao động ngày càng nhiều đặc biệt là các ngành,lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao, vị thế việc làm của lao động nữcũng có sự thay đổi tích cực, nhóm lao động làm công ăn lương tăng mạnh trong cơcấu phân bố lao động (40% nữ).
Vai trò và vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng đượcnâng cao Với các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đặc biệt là sự vào cuộcquyết liệt của cả hệ thống chính trị mà nòng cốt là các HLHPNVN nhằm giúp phụ
nữ PTKT gia đình như: trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, các tầng lớp phụ nữ hăng
hái hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”,
tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp giátrị cao, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và làm thay đổi diện mạo
nông thôn Phụ nữ trong các ngành công nghiệp thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng, góp phần
đưa Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu Tronglĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, phụ nữ vừa tham gia bảo tồn, phát huy giá trịvăn hoá truyền thống của dân tộc, vừa tích cực phát triển các sản phẩm du lịch, gópphần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam Ngày càng có thêm nhiều
nữ văn nghệ sỹ với các tác phẩm sáng tạo, khơi dậy và phát huy các giá trị nhân văntrong cộng đồng Các nữ vận động viên không ngừng rèn luyện, chinh phục đỉnhcao, góp phần làm rạng danh Tổ quốc Đội ngũ nữ doanh nhân năng động, sáng tạo,vượt khó, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, mang lại lợi ích kinh tế cho nướcnhà và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội Chị em phụ nữ các dân tộc luôn đoàn kết,phát triển sản xuất, phát huy bản sắc văn hoá và chung tay giữ gìn biên cương thân
yêu của Tổ quốc Phụ nữ tôn giáo tham gia hoạt động thiện nguyện, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Các nhóm phụ nữ yếu
thế, dễ bị tổn thương, phụ nữ sống ở khu vực đặc biệt khó khăn đã khắc phục hoàncảnh, nỗ lực vươn lên
Chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT giúp các Hội viên hội phụ nữ có việc làm ổnđịnh, tạo thêm thu nhập và giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về giới giữa
Trang 29phụ nữ và nam giới.
Thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế không những giúp chohội viên phụ nữ thoát nghèo mà còn giúp phụ nữ xây dựng gia đình “no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc” xây dựng gia đình văn hóa tham gia tốt các hoạt động xãhội góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh
1.2.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trong nhiệm vụ 2: Vận động,
hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp đây là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm theoNghị quyết Đại hội phụ nữ lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017-2022) Do đó việc tổ chứcthực hiện chính sách hỗ trợ phụ phát triển kinh tế cụ thể như sau:
1.2.3.1 Về chủ thể thực hiện
Cấp Trung ương: Hội LHPN Việt Nam
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của chính sách
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của chính sách đã được phê duyệt, phối hợpđồng bộ với các bộ/ngành trong quá trình thực hiện chính sách, phân công đơn vị trực thuộcTrung ương Hội làm đầu mối tham mưu triển khai thực hiện các chính sách
- Tổ chức triển khai, đánh giá; hướng dẫn sơ kết, tổng kết; xây dựng kế hoạchthực hiện nội dung của chính sách hàng năm, giai đoạn; hướng dẫn triển khai; kiểm tragiám sát thực hiện chính sách
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách; bổ sung, điều chỉnh hoạtđộng của chính sách đảm bảo phù hợp thực tế, trình các cấp, Thủ tướng Chính phủ xemxét quyết định
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương: HLHPN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của chính sách ở cấp tỉnh
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của chính sách theo chỉ đạo của TrươngƯơng HLHPNVN và Tỉnh Ủy, phối hợp đồng bộ với các Sở/Ban ngành trong quá
trình thực hiện chính sách, phân công đơn vị trực thuộc tỉnh Hội làm đầu mối tham mưu triển khai thực hiện các chính sách
Trang 30- Tổ chức triển khai, đánh giá; hướng dẫn sơ kết, tổng kết; xây dựng kế hoạchthực hiện nội dung của chính sách hàng năm, giai đoạn; hướng dẫn triển khai; kiểm tragiám sát thực hiện chính sách ở cấp mình phụ trách.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách về Trung Ương HLHPNVN;
và Ban phát triển kinh tế của Tỉnh, Thành phố
Cấp huyện: HLHPN huyện
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của chính sách ở cấp huyện
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của chính sách theo chỉ đạo của HLHPNVNtỉnh và huyện ủy, phối hợp đồng bộ với các Phòng/Ban ngành trong quá trình thực hiệnchính sách, phân công cán bộ phụ trách tham mưu triển khai thực hiện các
chính sách
- Tổ chức triển khai, đánh giá; tổ chức sơ kết, tổng kết; xây dựng kế hoạchthực hiện nội dung của chính sách hàng năm, giai đoạn; hướng dẫn triển khai; kiểm tragiám sát thực hiện chính sách ở cấp mình phụ trách
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách về HLHPN cấp trên Đề xuấtnội dung hoạt động của chính sách về HLHPN cấp trên
Cấp xã: HLHPN xã
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của chính sách ở cấp xã
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của chính sách theo chỉ đạo của HLHPNhuyện và Đảng ủy, phối hợp với Ủy Ban nhân dân xã và các ngành trong quá trình
Trang 31phụ nữ khuyết tật, phụ nữ người dân tộc thiểu số, phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn, địa bàn chuyển đổi đất nông nghiệp.
- Các bộ/ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan tham gia thực hiện chính sách
1.2.3.3 Các bước thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Gồm 7 bước cơ bản sau:
* Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải
có kế hoạch Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộcsống, HLHPNVN từ Trung ương đến địa phương đều phải lập kế hoạch bao gồmcác bước sau:
+ Kế hoạch về tổ chức, điều hành ở cấp Trung Ương, Tỉnh về đội ngũ nhân sự,
cơ chế thực thi, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở cấp huyện, xã
+ Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực như tài chính ở cấp Trung Ương, Tỉnh + Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện có kế hoạch toàn khóa và kế hoạch hằng năm theo từng nội dung
+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách ở cấp Trung Ương, Tỉnh, Huyện.+ Ban hành Quy chế, nội dung về tổ chức và điều hành thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cấp Trung Ương và cấp tỉnh
* Bước 2: phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua Nó cũng cầnthiết vì giúp cho phụ nữ, các cấp HLHPN hiểu được về chính sách và giúp cho chínhsách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả Để làm được việc tuyên truyền này thìcán bộ thực hiện cần được đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trangthiết bị kỹ thuật Vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan Việc tuyên truyền nàycần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế đang được thực thi, và với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải
Trang 32sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi
* Bước 3: phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một chính sách lớn được thựchiện trên Toàn quốc, tuy nhiên tùy theo từng vùng miền, theo kiện thực tế từng địaphương mà có sự điều chỉnh nội dung cho phù hợp Chính sách hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế ngoài HLHPN các cấp là người chủ công phải có sự vào cuộc của cả hệthống chính trị từ Trung Ương đến địa phương, do đó phải có sự phối hợp, phâncông hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu
là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nêncần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách đạt hiệu quả Nếu hoạtđộng này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa họcsáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định
* Bước 4: duy trì chính sách Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môitrường thực tế Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực củanhiều yếu tố như nhà nước và HLHPN các cấp phải tạo điều kiện và môi trường đểchính sách được thực thi tốt Đối với phụ nữ phải chấp hành chính sách phải cótrách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh
tế Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế là việc làm không khó
* Bước 5: điều chỉnh chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Đây là việc làm cần thiết, được diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chứcthực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Nó được thực hiện bởi Chínhphủ, Hội đồng nhân dân các cấp, … HLHPN các cấp trong quá trình tổ chức thựchiện phải nghiên cứu đề xuất điều chỉnh chính sách cho phù hợp với vùng miền vànội dung hoạt động của chính sách Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữvững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thựchiện mục tiêu Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến
Trang 33đến việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Tham gia góp ý xây dựng văn bản đề xuất chính sách về phát triển kinh tế cho phụ nữ.
- Các cấp HLHPN tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ hỗtrợ phụ nữ phát triển kinh tế trong khuôn khổ hoạt động Hội và kế hoạch thực hiện chínhsách của các cấp Hội Định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
Chính Sách và báo cáo đột xuất theo yêu cầu
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá việc thực hiện Chính sách
- Công tác kiểm tra kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách giúp cho các cấpHội và Chính quyền các cấp nhận ra những hạn chế của mình trong việc tổ chức thựchiện chính sách để điều chỉnh bổ xung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của
Trang 34trình phức tạp do đó lập kế hoạch là việc làm quan trọng cần thiết Chính sách hỗtrợ phụ nữ phát triển kinh tế là nhiệm vụ được các cấp HLHPN tổ chức thực hiện tốtnhất, hằng năm các cấp HLHPN đều có kế hoạch cụ thể hóa với điều kiện thực tế tạiđịa phương để tổ chức thực hiện nên đạt được những kết quả cụ thể như từ năm
2012 đến 2017: Việc vận động phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèobền vững được thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được kết quả ấn tượng:Các cấp Hội đã hỗ trợ gần 5,4 triệu lượt hộ, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đượcgiúp thoát nghèo trên 430 nghìn; tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất lên tớigần 8,2 nghìn tỉ đồng, có trên 12 triệu hội viên, phụ nữ tham gia các loại hình tiếtkiệm; tuyên truyền, tư vấn nghề, việc làm cho hơn 1,8 triệu lao động nữ, đào tạonghề cho hơn 540 nghìn lao động nữ Một số nội dung vẫn được duy trì và tiếp tụcphát triển: hoạt động ủy thác, tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động tài chính vi mô của Hội, hỗ trợ giúpphụ nữ thoát nghèo, dạy nghề cho lao động nữ, Ngày Phụ nữ sáng tạo được tổ chứctại cấp TW và một số tỉnh/thành Một số hoạt động mới, khó đã được các cấp Hộithí điểm hoặc nhân rộng: hỗ trợ thành lập các mô hình kinh tế hợp tác, tiết kiệm gắnvới an sinh xã hội, hoạt động bảo hiểm vi mô, quỹ hỗ trợ tín dụng, thành lập các quỹ
xã hội cấp tỉnh và một số huyện
Tuy nhiên trong việc tổ chức thực hiện chính sách vẫn còn tồn tại những hạnchế như: Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ PTKT, giảm nghèo bền vững còn chưabắt kịp với những thách thức mới nảy sinh như biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tếquốc tế Một số hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, chưa đồng bộ, chưa có địa chỉ cụ thể,chưa gắn kết chặt chẽ được với các chương trình giảm nghèo, PTKT xã hội và xâydựng nông thôn mới ở địa phương Chưa chú trọng công tác tham mưu, góp ý, giámsát, phản biện xã hội về các chính sách hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, PTKT, tạo việclàm cho phụ nữ Chưa quan tâm đúng mức công tác đánh giá, tổng kết mô hình hỗtrợ phụ nữ PTKT
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT đặt ranhững vấn đề như sau: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng tái nghèo còn cao (3 hộ thoát
Trang 35nghèo, có 1 hộ tái nghèo) Hộ nghèo tập trung tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộcthiểu số, địa bàn khó khăn Hộ nghèo thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản theo tiêu chínghèo đa chiều chiếm tỷ lệ cao; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chiếm khoảng 30%.Trình độ tay nghề, tỷ lệ qua đào tạo của lao động nữ thấp hơn so với nam giới, chủyếu làm việc tại khu vực phi chính thức, giản đơn, thu nhập thấp; tốc độ chuyểndịch việc làm ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp của lao động nữ chậm hơn lao động nam(có tới 70% phụ nữ trong nông nghiệp chưa được đào tạo, thu nhập của phụ nữ bằngkhoảng 80% so với nam giới) Số hợp tác xã được thành lập và hoạt động hiệu quảcòn thấp Hầu hết các HTX mới chỉ thực hiện được một số dịch vụ đầu vào của sảnxuất; cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên chiếm tỉ lệ thấp (9%) Việcthành lập mô hình kinh tế tập thể (THT/HTX) ở các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng
xa còn khó khăn Doanh nghiệp do phụ nữ quản lý, làm chủ chiếm khoảng 25%, chủyếu là doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ Định kiến giới còn tồn tại ảnh hưởng đến vịthế của phụ nữ; nhất là trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ phải đảm nhận phần lớn côngviệc nội trợ, chăm sóc gia đình
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ
1.3.1 Môi trường thực hiện chính sách
Việt Nam đã và đang có những hành động tích cực và tiên quyết trong việctriển khai phát triển kinh tế, mọi chính sách đều lồng ghép giới trong việc tổ chứcthực hiện, trong đó chú trọng tới phụ nữ và đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ
nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn… Chính sáchpháp luật đang ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữnông thôn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nổi bật là Chương trình mục tiêuquốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trungtriển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm
no, biình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình và không để phụ nữ bị
bỏ lại phía sau Đến năm 2017 nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ PTKT Chính Phủ
đã ban hành đề án 939 “hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025” Tuynhiên việc tổ chức thức thực hiện các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phụ nữ
Trang 36PTKT gặp những rào cản nhất định như:
* Về đối tượng thực thi chính sách: Đây là chính sách sách lớn được thực hiện
trên phạm vi cả nước và của cả hệ thống chính trị mà chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợphụ nữ phát triển kinh tế là HLHPN Việt Nam tuy nhiên một thực trạng hiện nay trình độ
và khả năng hiểu biết về chính sách còn thấp của một bộ phận cán bộ Hội nhất là cán bộHội cấp xã ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc,… còn thấp nên chưa truyền tải hết các nộidung của chính sách đến người được thụ hưởng chính sách
* Về đối tượng thụ hưởng chính sách: khả năng chủ động tham gia phát triển
kinh tế, vươn lên thoát nghèo, của nhóm phụ nữ nghèo, khó khăn còn thấp Nguyênnhân là do nhận thức vai trò giới phụ nữ ít có quyền quyết định trong gia đình và xãhội hơn nam giới; phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong quyết địnhcông việc lớn của gia đình, kiểm soát tài sản, thừa kế,… Thực tế đã cho thấy, nhữngngười phụ nữ chấp nhận sự bất bình đẳng về giới để nam quyết định các công việcgia đình thì họ càng ít tham gia vào lao động, sản xuất chỉ ở nhà làm nội trợ, sinhcon và nuôi con không quan tâm đến công việc xã hội Bên cạnh đó, cá nhân củamột bộ phận phụ nữ trình độ học vấn còn thấp nên khả năng tham gia lao động thấp,
ở khu vực nông thôn phụ nữ ít quan tâm đến việc ai làm chủ gia đình và quyết địnhcác công việc lớn của gia đình Bên cạnh đó, nhìn chung những rào cản từ quan niệmtruyền thống đánh giá thấp khả năng và tiềm năng của phụ nữ Những yêu cầu cao hơn vềtrình độ đào tạo, kiến thức, năng lực… đến từ sự thay đổi của PTKT nông nghiệp trongthời đại mới, trong khi chức năng làm mẹ, chăm sóc con cái và gia đình vẫn luôn đượccho là trách nhiệm chủ yếu của phụ nữ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia vàchất lượng công việc của phụ nữ nông thôn
Về phía các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách nội dung các chính sách
ưu đãi đối với doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ chưa thực sự hấp dẫn đốivới doanh nghiệp, thiếu các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh giải quyết việc làm cholao động nữ ở nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa lao động nữnông thôn lớn tuổi đang gặp khó khăn trong chuyển đổi việc làm, ngày càng ít cơ
Trang 37hội tham gia thị trường lao động vì phần lớn các doanh nghiệp hiện nay ít nhận laođộng nữ trên 30 tuổi.
1.3.2 Mối quan hệ giữa các chủ thể và bên liên quan thực hiện chính sách
hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bao gồm nhiều chính sách nhưgiảm nghèo, vay vốn, việc làm, nông nghiệp,… nên việc triển khai thực hiện cònchồng chéo giữa các bên tham gia thực hiện chính sách, thủ tục hành chính còn rờm
rà chưa quy rõ trách nhiệm cho cá nhân tổ chức nào nên mỗi bộ phận cơ quan mộtnhiệm vụ cơ quan tuyên truyền khác, cơ quan giải ngân nguồn kinh phí khác, … vàtheo từng nội dung chính sách do từng cơ quan theo chuyên ngành phụ trách nênhạn chế trong việc thực hiện chính sách nếu có đơn vị thực hiện châm thì chính sáchkhó có thể thực hiện đồng bộ được và người thụ hưởng chính sách ít tiếp cận đượcchính sách
1.3.3 Về nguồn lực tài chính
Hiện nay các chính sách khi ban hành đều có nguồn kinh phí thực hiện nhưng
đa số đều phân nguồn đó về cho từng địa phương cân đối thực hiện do vậy cơ quan,
tổ chức thực hiện chính sách phải xây dựng kế hoạch tham mưu kinh phí để tổ chứcthực hiện nhưng khả năng cân đối ngân sách Nhà nước còn hạn chế, vừa phải đápứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải đáp ứng mục tiêu của các chínhsách phân nguồn cho địa phương dẫn đến việc bố trí nguồn lực ngân sách Nhà nướccòn dàn trải không đáp ứng hết được nguồn của chính sách Ở các tỉnh nghèo nhiềuchương trình, dự án ngân sách Trung ương không bố trí đủ, trong khi phần cân đốicủa địa phương cũng không thực hiện được nên không có nguồn kinh phí để thựchiện
Việc lồng ghép các dự án, chính sách này với các chương trình mục tiêu quốcgia, chương trình, dự án khác trong thực tế còn nhiều bất cập Công tác quy hoạch ởmột số địa phương chưa tốt, tình trạng phân bổ dự toán hàng năm còn phân tán, dàntrải…
Nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Trang 38khó khăn chủ yếu theo cơ chế xin cho, chính sách có quy định về nội dung nguồnkinh phí tuy nhiên hiện theo phân cấp quản lý tài chính hằng năm các địa phươngphải bố trí kinh phí thực hiện do đó nguồn lực nhiều địa phương không có để bố trí,
… nên việc triển khai thực hiện tại cấp cơ sở gặp rất nhiều khó khăn cản trở, đa số việc thực hiện còn trên cơ sở xã hội hóa vận động từ xã hội
1.4 Thực tiễn thực hiện các mô hình hỗ trợ phụ nữ PTKT tại một số địa phương
Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT nhiều địa phương đã có cách làm hay, góp phần hỗ trợ phụ nữ PTKT tạo việc làm như:
Mô hình phối tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động
Các đơn vị trung tâm dịch vụ việc làm của Hội tổ chức các hoạt động: Sàngiao dịch việc làm, Hội chợ việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng laođộng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước ( xuất khẩu lao động/vừa học vừalàm việc ở nước ngoài) Một số tỉnh làm tốt như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Hải Dương
Mô hình Nhà văn hóa của HLHPN thành phố Hồ Chí Minh: là đơn vị trực
thuộc HLHPN thành phố với 2 cơ sở với khoảng 10.000 học viên Là đơn vị theoloại hình sự nghiệp tự chủ 100% về kinh phí Một số ngành nghề nhà văn hóa đangdạy tập trung: Cắt may, làm nail, làm tóc, kế toán, ngoại ngữ, trang điểm, nấu ăn…
và một số kỹ năng mềm trong đó 70% học viên đến học nghề để tự tạo việc làm Môhình đã thu hút được rất nhiều học viên kể cả phụ nữ cao tuổi, phụ nữ trẻ, phụ nữsinh sống ở thành phố đến phụ nữ nông thôn
Mô hình kinh tế tập thể gắn với tạo việc làm tại chỗ: HTX Thủ công mỹ nghệ
Xã Hòa Lộc, Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: có thị trường; giải quyết đc nhiềuviệc làm gián tiếp cho lao động nghèo địa phương; Ban quản lý năng động, có kiếnthức, liên kết được các thành viên; HTX Sản xuất bún, miến khô Thôn Nà Thỏa, xãCôn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn: Ban QL có nghề, năng động, có vốn góp;sản phẩm có uy tín trên thị trường địa phương và theo định hướng PTKT của tỉnh;
mô hình thu hút 25 lao động; thu nhập 1,5-2,5tr/lao động/tháng; HTX sản xuất rau
Trang 39an toàn Xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: thành lập tháng 8/2014, gópphần cải tạo đất hoang hóa, bạc màu tại các xã ven biển để phát triển sản xuất, kinhdoanh rau, củ, quả công nghệ cao, tạo việc làm cho 30 lao động tại địa phương,trong đó có 18 lao động thuộc hộ cận nghèo, thu nhập bình quân của xã viên/1 vụrau khoảng 30 triệu đồng; HTX dịch vụ tổng hợp xã Thành Hưng, huyện ThạchThành,tỉnh Thanh Hóa: Ban quản lý ham học hỏi, có vốn góp; cung ứng 1/3 nhu cầuthị trường giống lúa; giải quyết việc làm cho 25 lao động; HTX trồng cây dược liệu
Xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định: Có chất đất phù hợp với trồng câydược liệu; phù hợp với định hướng PTKT - xã hội của địa phương; thị trường đầu ra
ổn định; tạo việc làm cho 30 lao động tham gia mô hình (thu nhập bình quân từ 15tr
- 18trđ/năm tăng 7-8 lần so với trồng lúa)
Mô hình giúp nghèo có địa chỉ: Mô hình có sự huy động từ các ngành: Hải
Dương với việc vận động, hỗ trợ phụ nữ nghèo tham gia các mô hình liên kết chănnuôi, trồng trọt theo hướng cung ứng vật tư nông nghiệp giá thấp, trả chậm và kếtnối tiêu thụ sản phẩm; Mô hình từ vận động trong hội viên, phụ nữ: mô hình "6trong 1" tại ấp So Đũa Lớn, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang: 6gia đình hội viên phụ nữ sẽ nhận hỗ trợ 1 gia đình thoát nghèo Với mục tiêu "ấpkhông còn hộ nghèo", 125 gia đình hội viên phụ nữ trong ấp đã thành lập 4 tổ tiếtkiệm, xoay vòng vốn để hỗ trợ 12 hộ nghèo trong ấp Hàng tháng, mỗi thành viêntrong tổ đóng góp từ 20.000 đến 50.000 đồng, ưu tiên các hộ nghèo được nhận trước
để thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo Ngoài ra, cácthành viên trong tổ còn hỗ trợ gỗ, nguyên vật liệu và ngày công lao động khi có giađình nghèo trong tổ cần xây nhà mới Trong từng tổ, 6 thành viên có điều kiện sẽnhận giúp đỡ một hộ nghèo bằng nhiều hình thức như góp gạo, lương thực, hỗ trợsách vở, quần áo cho con em hộ nghèo đi học, hỗ trợ cây, con giống để hộ nghèotrồng trọt, chăn nuôi Hiện nay ấp So Đũa Lớn không còn hộ nghèo
Qua các mô hình hỗ trợ phụ nữ PTKT kể trên thì mô hình giúp phụ nữ nghèo
có địa chỉ là một mô hình hay các cấp hội nhất là những nơi có phụ nữ làm nôngnghiệp có thể áp dụng tùy theo điều kiện thực tế của địa phương mình mà có cáchlàm cho phù hợp
Trang 40để phụ nữ PTKT Chính sách hỗ trợ phụ nữ PTKT là đưa chính sách ấy vào thựctiễn cuộc sống để đạt được mục tiêu của chính sách Chương 1 đã nêu rõ các quanđiểm mục tiêu, nội dung của các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế qua đónêu các kết quả mô hình thực hiện, ý nghĩa và việc tổ chức thực hiện chính sáchhiện nay đã có nhưng kết quả như thế nào ở nước ta, qua đó có nêu thực tiễn một sốđịa phương có cách làm hay đạt hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chính sách.