MỘT SỐNGUYÊNTẮC VẬN DỤNGTHIPHÁPTHỂLOẠIVÀOVIỆC DẠY HỌCTÁCPHẨMVĂNCHƯƠNG Ở NHÀTRƯỜNGTHPTPhạmThị Thu Hương Thểloại hiện nay đang là một trong những trục tích hợp của SGK Ngữ Văn THPT. Bởi vậy quan tâm đến những đặc điểm thipháp của từng loạithể nhất định có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ đối với việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu TPVC cho HS. Thiphápthểloại đặt vấn đề về bản thể, về phương thức tồn tại thực sự của văn học, cung cấp một “chìa khoá” khoa học mở cánh cửa vănchương đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới phương phápdạyhọc đang đi dần vào chiều sâu trong nhàtrường phổ thông hiện nay. Tuy vậy để việcvậndụngthiphápthểloạivàodạy đọc hiểu TPVC đạt hiệu quả tốt chúng ta cần chú ý một sốnguyêntắc cơ bản sau đây: 1. Tìm hiểu thiphápthểloại không tách rời với việc tiếp cận đồng bộ tácphẩmvănchương trong nhàtrường Từ những đặc điểm phổ biến có tính chất quy luật của các yếu tố hình thức mang tính nội dung mà khám phá vẻ đẹp của sáng tác nghệ thuật chính là quá trình đi sâu vào hướng tiếp cận những đặc trưng thẩm mỹ của văn học. Ởđâytácphẩm hiện lên như là chính nó nên nếu không có ý thức về những đặc trưng thiphápthểloại riêng biệt thì khó có thể mở đúng con đường đi tới đích. Vô số những chệch hướng, sai lầm có thể xảy ra bất cứ lúc nào để đưa sự nhận thức vănchương sang lĩnh vực phi văn học. Bởi vậy “tiếp cận bản thể gắn với những tìm tòi về thi pháp” rõ ràng là vô cùng quan trọng. Suy cho đến cùng mọi sự sáng tạo, ý đồ, tài năng nghệ thuật của nhàvăn đều gửi gắm, thể hiện trong tácphẩm của mình. Và cũng chính ở sáng tácvănhọc người đọc làm một hành trình từ ngôn ngữ và phương thức trình bày nghệ thuật mà cập đến cái Đẹp, cái Thiện, đến chiều sâu của triết lý nhân sinh ẩn chứa cũng sâu thẳm, kỳ diệu như chính bản thân sức sống và sự biến hoá kỳ lạ của hình tượng nghệ thuật một khi đã được “chuyển vào trong” cho người đọc. Chú ý đến thiphápthểloại trong hướng tiếp cận trực tiếp vàovăn bản trả lời cho câu hỏi “như thế nào?” trong quá trình giải mã vănhọc nghệ thuật. Tất nhiên điều đó không thể thay thế cho việc muốn hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về tácphẩmvăn chương. Bởi vậy hướng tiếp cận phái sinh cắt nghĩa cho lịch sử của quá trình sáng tạo cũng như việc tìm hiểu lịch sử chức năng của tácphẩm là điều không thể bỏ qua trong cái nhìn vận động biện chứng về tácphẩm nghệ thuật. Đây là mộtvấn đề có tính nguyên tắc, một ý thức thường trực chi phối quá trình tìm đường đến với tácphẩm từ thiphápthể loại. Những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, tư tưởng thời đại và cá nhân con người, tiểu sử nhàvăn chẳng những để lý giải (tất nhiên là theo cách nhìn của văn chương) các yếu tố mờ ẩn trong tácphẩm mà nhiều khi chính những tìm tòi từ thiphápthể loại, thipháptácphẩm chỉ có thể cắt nghĩa bằng cái “mã văn hoá”. “Nguyên tắcthipháp chỉ có thể được lý giải trên bối cảnh văn hoá và vănhọc của khu vực, dân tộc và thời đại. Mô hình vũ trụ trong tam giáo đã ảnh hưởng tới cách miêu tả con người trung đại. Lý thuyết tiến hoá và thực chứng đã ảnh hưởng tới mối quan hệ môi trường và tính cách trong chủ nghĩa hiện thực, còn lý thuyết đấu tranh giai cấp đề cao chủ nghĩa tập thể lại tác động vào cách miêu tả sự trưởng thành của con người mới trong vănhọc cách mạng Việt Nam” (1) . Vả lại “ nguyêntắc lịch sử là rất cần thiết trong nghiên cứu thi pháp” (2) nghiên cứu “nó là gì?” không thể không bắt đầu từ vấn đề quen thuộc có tính nguyêntắc “nó từ đâu tới?” trong mối quan hệ với thời đại và nhà văn. Tiếp cận sâu vào đặc trưng thẩm mỹ của vănchương cũng không loại trừ việc “đưa cái nhìn vào đối tượng” từ phương diện mối quan hệ giữa “sản xuất” và “tiêu thụ” sản phẩmvăn hoá tinh thần. Nó đòi hỏi phải chú ý đến quá trình tiếp nhận của người đọc: tầm đón nhận, nhu cầu thẩm mỹ, những khó khăn, thuận lợi và sự trưởng thành nhiều mặt của họ khi đến với sáng tácvăn chương. Không có quan niệm đầy đủ về vấn đề này, cực đoan hoá con đường duy nhất đi vàotácphẩmvănhọc không khỏi dẫn đến chuyện “càng đi sâu càng thấy lạnh” vì bị cắt rời khỏi mối quan hệ với thế giới con người: người sáng tác và người thưởng thức. 2. Tìm hiểu thiphápthểloại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thipháptác phẩm, thipháptác giả Đây cũng là mộtnguyêntắc mà người nghiên cứu và dạy họctácphẩm từ phương hướng gợi dẫn của thiphápthểloại cần lưu ý. Loạithể cho thấy ứng với mộtloại nội dung nhất định có một kiểu hình thức biểu hiện nhất định. Con đường của nhà nghiên cứu thipháp trong đó có thiphápthểloại là “từ cứ liệu ngôn từ (sự lặp lại, sự đối lập, lựa chọn .) nhà nghiên cứu thipháp cấu tạo lại thế giới bên trong của thế giới nghệ thuật. Con đường của nhà nghiên cứu là quy nạp thành phương thức, phạm trù rồi kiểm chứng lại trong tính hệ thống của chỉnh thể” (3) . Mọi sự khái quát đều dựa trên cái chung có màu sắc lý luận của sự khái quát hoá song không thể nào bao quát được muôn hình vạn trạng của những cái riêng, nhất là khi mỗi tácphẩmvănhọc dẫu thuộc cùng về mộtthểloại nhất định cũng vẫn là một vũ trụ thu nhỏ, một sáng tạo mà nhàvăn phải nung nấu cả đời. Vả lại “thể loạithể hiện ký ức sáng tạo trong quá trình phát triển” (4) , cái phần ký ức truyền thống là cơ sở, là điều kiện để từ đó những sáng tác mới ra đời không tự lặp lại những gì đã có. Nếu không chú ý đến việc khám phá cái riêng của thipháptác giả, thipháptác phẩm, bức tranh vănhọc sẽ nghèo nàn, đơn điệu cả về bố cục và màu sắc, dễ lầm tưởng thiphápthểloại là cái thước đo cứng nhắc áp khuôn cho mọi sản phẩm ra lò theo lối công nghiệp hàng loạt triệt tiêu cái phần cá tính sáng tạo của con người. Trong khi đó vận động của dòng chảy vănhọc càng ngày càng khẳng định chói sáng phẩm chất sáng tạo như một đặc điểm sống còn của nghề viết. Trên cái nền của thiphápthểloại truyện ngắn người đọc nhận ra sắc thái riêng của kiểu truyện trữ tình mà ở đó phần cốt truyện nới lỏng ra nhường chỗ cho bao nhiêu là tâm hồn trong sáng tác của Thạch Lam, để truyện hoá thành những bài thơ đầy thương cảm trắc ẩn một tấm lòng âu yếm nâng niu cái phần nhân loại bé tí đang có nguy cơ bị thui chột đi trong cuộc sống quẩn quanh thiếu ánh sáng, chẳng tương lai. Thiphápthểloại truyện cũng là cơ sở để nhận thấy trong dòng chảy quen thuộc mờ nhạt của loại cốt truyện được “nhặt nhạnh” từ cái hàng ngày xoàng xĩnh của Nam Cao một Chí Phèo đầy gay cấn, hấp dẫn, quyết liệt bất ngờ như phần nào sự hoá thân của mâu thuẫn xã hội với những đối kháng giai cấp âm ỉ trong đêm trước cuộc cách mạng nhân dân, như hé ra sự xung đột căng thẳng giữa cá nhân thức tỉnh muộn màng và cái cộng đồng ngái ngủ nằm trong hộp sắt không tìm thấy một chút cửa đón khí trời của anh ta . Một vài ví dụ để thấy chính từ thiphápthểloại mà phát hiện về thipháptác giả, tácphẩm tinh tế, mềm mại và sâu sắc hơn. Nếu không ý thức được điều này người nghiên cứu sẽ tự trói trong những quy phạm do chính mình là tác giả. 3. Vậndụngthiphápthểloạivào dạy họctácphẩmvănchương gắn liền với lý luận dạyhọc hiện đại. Sự “tuyên chiến” của lý luận dạyhọc hiện đại với các phương phápdạyhọc giáo điều quyền uy trước đây bắt đầu từ việc xác định một cách đúng đắn về vị trí, vai trò của đối tượng người học. Từ chỗ là nhân vật thụ động, chịu sự truyền thụ, tiếp nhận một chiều với nguồn kiến thức duy nhất của thầy, dạyhọc hiện đại đề cao sự chủ động tích cực nhập cuộc, sáng tạo và phát triển của người học sinh. Kết quả của sự nhận thức này bắt nguồn từ tâm lý học sư phạm, giáo dục học, triết học và sự liên kết bổ trợ của nhiều ngành khoa học phát triển khác trong xã hội hiện đại. Đặt trọng tâm chú ý ở sự phát triển người học cũng có nghĩa là xác lập cho họ một tư cách chủ thể trong quá trình phức tạp dài lâu mà hàng ngày họ đang trực tiếp đối mặt. Chủ thể không phải là cái có sẵn, cái đã định hình, cái chỉ nói là xong. Chủ thể là sự làm thành, đồng sản sinh với đối tượng. Chỉ có thể phát triển tri thức và nhân cách người học nền giáo dục mới thật sự cập đến tiêu chí tiên tiến hiện đại và giàu giá trị nhân văn. Có thể nói đi trước một bước, các nền giáo dục tiên tiến của nhiều cường quốc trên thế giới đã sớm nhận ra ý nghĩa to lớn của sự đổi mới này. Riêng với Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XX cho đến nay có thể xem là là thời đại “mưa Âu gió Mĩ” trong lĩnh vực phương phápdạy học. Cả xã hội quan tâm đến giáo dục. Ngành giáo dục tự chuyển mình. Nội dungchương trình, sách giáo khoa . đều cố gắng thể hiện ý đồ ý đồ đổi mới trong việc biên soạn. Trong cái ồn ào náo nhiệt cũng rất cần thiết của cuộc cách mạng trong lĩnh vực phương phápdạy học, việc tiếp cận tácphẩmvănchương từ con đường thipháphọcthểloại dường như mang cái “tạng” một người lặng lẽ, thoáng nhìn có vẻ tách ra không chịu nhập cuộc để cùng cuốn theo “sóng gió” của những gì mà nó tạo nên. Có điều nhìn kỹ để ghi nhận thì sự đổi mới nào muốn thực sự đổi mới và có hiệu quả đều bắt rễ từ chính bản chất vấn đề. Không thể hy vọng một cuộc cách mạng thực sự, nếu không muốn nói là hình thức chủ nghĩa nếu như dạyhọcvăn không bắt nguồn từ việc nhận thức đúng đắn về đối tượng chủ thể người học, về bản chất thẩm mỹ của tácphẩmvăn chương. Nhìn ở phương diện này, ý nghĩa của con đường gợi dẫn từ thiphápthểloại là ở chỗ trong tay người giáo viên vănhọc nó trở thành một thứ “công cụ nghệ thuật” để cập đến sự hiểu biết đúng đắn thấu đáo về sáng tạo nghệ thuật nhiều khi là những trăn trở nghĩ “ suốt cả nghìn đời”. Chính bởi thế mà bên cạnh việc chú ý đến chuyện tiếp cận đồng bộ, khám phá phát hiện những biến tấu, sáng tạo từ thiphápthể loại, không thể không nói tới nguyêntắc cần gắn liền với thành tựu phát triển của lý luận dạyhọc hiện đại. Đây cũng là xu hướng nghiên cứu và phát triển khoa học liên ngành để tự làm giàu có sâu sắc cho bản thân mình./. --------------- Chú thích (1), (2), (3), (4): Trần Đình Sử. Dẫn luận thipháp học- - Nxb Giáo dục, H, 1998 (tr 38, 120) (Source: K. Ngữ văn ) . MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG THI PHÁP THỂ LOẠI VÀO VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở NHÀ TRƯỜNG THPT Phạm Thị Thu Hương Thể loại hiện nay đang là một. thi pháp thể loại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả Đây cũng là một nguyên tắc mà người nghiên cứu và dạy học tác