Ở nhiều đô thị mới còn non trẻ, việc tuyên truyền phổbiến pháp luật xây dựng đến cho người dân còn hạn chế, nhiều hộ dân còn chưa biếtđến các thủ tục cơ bản về lĩnh vực xây dựng khi nâng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả Các kết quả nghiên cứu vàcác kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào vàdưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện tríchdẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả luận văn
Bùi Đức Thiện
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình, tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và vạch ra nhữngđịnh hướng khoa học, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn
Tác giả cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ viên chức Trường Đại học Thủy lợi, cám
ơn tập thể lớp cao học 23QLXD22, cám ơn đồng nghiệp trong cơ quan, cùng gia đình
đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tác giả trong thời gianhoàn thành luận văn
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn có những sai sót, tác giả rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả hoànthiện kiến thức
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Bùi Đức Thiện
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
6 Kết quả dự kiến đạt được 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 4
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới 4
1.1.1 Khái niệm công trình xây dựng 4
1.1.2 Phân loại công trình xây dựng 4
1.1.3 Tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới 5
1.2 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng 11
1.2.1 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng 11
1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước các công trình xây dựng 15
1.3 Những khó khăn trong quản lý trật tự xây dựng 16
1.4 Kết quả của quá trình quản lý trật tự trong xây dựng 18
1.4.1 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hà Nội 19
1.4.2 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh 21
1.4.3 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hải Phòng 22
1.5 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Yên 23
1.5.1 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng trước khi thành lập thị xã (trước năm 2012) .23
1.5.2 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng sau khi thành lập thị xã Quảng Yên (từ năm 2012) .24
Trang 6Kết luận chương 1 25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 26
2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý quản lý trật tự trong xây dựng 26
2.1.1 Cở sở khoa học trong quản lý trật tự xây dựng 26
2.1.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý trật tự xây dựng 27
2.1.3 Cơ sở thực tiễn trong quản lý trật tự xây dựng 28
2.2 Nội dung và hình thức quản lý trật tự xây dựng 30
2.2.1 Nội dung quản lý trật tự xây dựng 30
2.2.2 Hình thức quản lý trật tự xây dựng 31
2.3 Phân tích các tình huống có thể xảy ra trong việc quản lý trật tự xây dựng 33
2.3.1 Xây dựng sai phép, lấn chiếm đất công, xử lý vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu 33
2.3.2 Xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình chưa có giấy phép xây dựng khi khởi công xây dựng công trình 37
2.4 Quy hoạch xây dựng và lập kế hoạch quản lý trật tự trong xây dựng 42
2.4.1 Quy hoạch xây dựng 42
2.4.2 Yêu cầu đối với từng loại quy hoạch xây dựng 43
2.4.3 Kế hoạch quản lý trật tự trong xây dựng 47
Kết luận chương 2 49
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN 50
3.1 Giới thiệu chung về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 50
3.1.1 Vài nét về thị xã Quảng Yên 50
3.1.2 Hiện trạng kinh tế thị xã Quảng Yên 51
3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất thị xã Quảng Yên 54
3.1.4 Đánh giá tổng thể hiện trạng kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên 57
3.2 Thực trạng quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại Quảng Yên 59
3.2.1 Khái quát chung về thực trạng quy hoạch xây dựng tại thị xã Quảng Yên 59
3.2.2 Thực trạng quy hoạch tại một số phường, xã trên địa bàn thị xã Quảng Yên 59
3.2.3 Thực trạng quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Quảng Yên 61 3.3 Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý trật tự trong xây dựng trên địa bàn thị xã
Trang 7Quảng Yên 63
Trang 83.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng 63
3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự trong xây dựng 65
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Nhà khu phố cũ ở Quảng Yên 6
Hình 1.2 Nhà ở truyền thốngở Quảng Yên 7
Hình 1.3Nhà ở hiện đại ở Quảng Yên 8
Hình 1.4 UBND thị xã Quảng Yên 9
Hình 1.5 Các công trình nhà văn hóa thôn, xóm 10
Hình 1.6 Trường tiểu học xã Sông Khoai 10
Hình 1.7 Trường THCS xã Liên Vị 10
Hình 1.8 Chợ Rừng ở Quảng Yên 11
Hình 1.9 Tuyến phố dịch vụ ở Quảng Yên 11
Hình 1.10 Dự án 83 Ngọc Hồi - Hà Nội xây dựng không có giấy phép 18
Hình 1.11 Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội 20
Hình 1.12 Phá dỡ sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire, thành phố Hồ Chí Minh 22
Hình 1.13 Hình ảnh vi phạm trật tự xây dựng tại Hải Phòng 23
Hình 2.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại quy hoạch xây dựng 43
Hình 2.2Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng 48
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mô tả phương pháp xử lý và kế hoạch hành động 41Bảng 3.1 Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất 2014 55
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong số những quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa cao,nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng (đường xá, cầu cống ) ngày càngnhiều Việc quản lý trật tự trong xây dựng đang là một trong những vấn đề nóng của cảnước Trong những năm gần đây tình hình vi phạm trật tự xây dựng diễn ra rất phứctạp, vấn nạn xây dựng trái phép, sai phép thường xuyên xảy ra Cho đến nay, việc quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn các địa phương vẫn còn lỏng lẻo; việc phát huy vai tròcủa các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý địa bàn của mình chưa sâu sát, thực tếhiện nay chính quyền địa phương bỏ ngỏ việc quản lý trật tự xây dựng, đẩy tráchnhiệm của mình cho cấp trên Ở nhiều đô thị mới còn non trẻ, việc tuyên truyền phổbiến pháp luật xây dựng đến cho người dân còn hạn chế, nhiều hộ dân còn chưa biếtđến các thủ tục cơ bản về lĩnh vực xây dựng khi nâng cấp từ nông thôn lên đô thị.Chính điều đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm trật tự xây dựng.Đứng trước những vấn nạn trên Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bảnchỉ đạo các địa phương cũng như những quy định chế tài nhằm mục đích không đểviệc vi phạm trật tự xây dựng đô thị xảy ra.Nhưng vấn đề bất cập là mức xử phạt hànhchính đối với từng hành vi kể trên vẫn còn quá thấp, chưa đủ tính răn đe cho nhữnghành vi cố tình vi phạm đã dẫn đến tình trạng đa số người dân cố tình ngang nhiên xâydựng trái phép, chấp nhận xử phạt hành chính để bỏ qua công đoạn lập các thủ tục xingiấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không chấp hành việc cưỡng chế phá dỡcông trình vi phạm.Tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh khiến cho việc quản lý trật tựxây dựng, quản lý việc thực hiện theo quy hoạch ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm
và việc sắp xếp lại trật tự đô thị đảm bảo mỹ quan kiến trúc không phải ngày một ngàyhai.Vì vậy quản lý tốt trật tự xây dựng giúp bộ mặt đô thị của cả nước thay đổi, việcquy hoạch hệ thống hạ tầng có tính đồng bộ và thống nhất hơn, môi trường sống, làmviệc được cải thiện, giao thông thuận lợi, đô thị văn minh góp phần phát triển đấtnước
Trang 13Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Yên”.
2 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý trật tự xây dựng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
Tác giả dự kiến cách tiếp cận hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và tiếp cận thực tế trên địa bàn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan trên cơ sở thu thập, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, cácbáo cáo khoa học kết hợp với tổng kết kinh nghiệm thực tế
- Phương pháp kế thừa các sản phẩm khoa học các đề tài liên quan tới nội dung nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
Phạm vi nghiên cứu:
Công tác quản lý trật tự đô thị thời kỳ đổi mới, trọng tâm là trên địa bàn thị xã QuảngYên
Trang 145 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Hệ thống được về quy phạm pháp luật, các nguyên tắc cơ bản thực thi pháp luật về trật
tự xây dựng và một số phương pháp hiệu quả trong quản lý xây dựng
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề xuất một số giải pháp thiết thực trong quản lý trật tự xây dựng tại thị xã QuảngYên
6 Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng quan về tình hình phát triển đô thị những năm đổi mới và quản lý trật tự xây dựng, trọng tâm là thị xã Quảng Yên;
- Hệ thống cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý trật tự xây dựng;
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới
1.1.1 Khái niệm công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vậtliệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể baogồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, côngtrình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng
kỹ thuật và công trình khác [1]
1.1.2 Phân loại công trình xây dựng
* Theo Luật Xây dựng Việt Nam số 50/2014/QH13 phân loại công trình xây dựng nhưsau: [1]
- Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng,công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triểnnông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh
+ Công trình dân dụng: Gồm nhà ở và công trình công cộng, trong đó:
Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa, công trình giáo dục; công trình y tế;công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụgiao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyềnhình, nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại
+ Công trình công nghiệp: Gồm công trình khai thác than; khai thác quặng; công trìnhkhai thác dầu, khí; công trình hóa chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hóalỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo;công trình điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công
Trang 16trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sảnxuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
+ Công trình giao thông gồm: Công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trìnhđường thủy; cầu; hầm; sân bay
+ Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạmbơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại
Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nướcthải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; côngtrình chiếu sáng đô thị
1.1.3 Tình hình phát triển xây dựng của thị xã Quảng Yên trong thời kỳ đổi mới
1.1.3.1 Khu vực dân cư
a Khu vực đô thị
- Khu phố cũ:
Khu phố cũ ở Quảng Yên quy mô nhỏ, được xây dựng bằng hệ thống giao thông lới ôbàn cờ, mặt cắt nhỏ hẹp (khoảng 3m-5m) (khác với cấu trúc đường cành nhánh trongcác thôn xóm liền kề)
Tại đây tập trung nhiều hoạt động thương mại, buôn bán khá sầm uất, các cơ quanhành chính cấp thị xã, trừờng học.v.v Khu vực này, chủ yếu là nhà ở với cấu trúchình ống có cửa hàng buôn bán nhỏ với diện tích trung bình khoảng 100-200m2/hộ,chiều cao từ 2-3 tầng
Trong quá trình phát triển, kiến trúc khu phố cũ có nhiều thay đổi theo xu hướng bêtông hoá, mái bằng cửa kính khung nhôm Nhìn chung, diện mạo kiến trúc khu vựcphố cũ Yên Hưng chưa tạo nên sắc thái đặc trưng riêng
Nhà vườn ở bên trong ô phố với nhiều kiểu kiến trúc pha trộn các thời kỳ khác nhau,không có sự tương đồng về màu sắc và hình dáng Do vậy hầu như chưa có diện mạokiến trúc đô thị
Trang 17Hình 1.1 Nhà khu phố cũ ở Quảng Yên
- Khu phố mới:
Kiến trúc cảnh quan đường phố rất hạn chế, mờ nhạt, kém hấp dẫn, chưa tạo lập đượccác tuyến cây xanh đường phố Kiến trúc vỉa hè đơn giản sơ sài, hầu như chỉ đáp ứngchức năng phục vụ giao thông chưa quan tâm đến các loại vật liệu trang trí, các hìnhthức đèn chiếu sáng, biển hiệu quảng cáo…Các sử dụng và hoạt động trên đường phốchưa có các tiện ích công cộng cho du khách, thiếu các cơ sở vui chơi giải trí do vậycác hoạt động trên các đường phố hầu như không có
Kiến trúc dọc trục đường hầu hết theo xu hướng hiện đại không theo quy luật, kết cấu
bê tông cốt thép, mái bằng, tầng cao từ 2-5 tầng Trong những năm qua, kiến trúc dọctrục được xây dựng khang trang hơn nhiều Các công trình do nhà nước quản lý đượcxây dựng có khoảng lùi để trồng cây xanh Các công trình nhà ở phần lớn thuộc sở hữu
tư nhân được xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, chiều cao các tầng nhà được xâydựng cao thấp khác nhau tuy đã phần nào được chỉnh trang nhưng chưa tạo được tínhđồng nhất và hình thức hài hòa cho toàn tuyến phố
Quá trình đô thị hoá đang từng bước có nguy cơ xâm lấn và che khuất diện mạo làngxóm truyền thống cũng như các công trình văn hoá có giá trị Vật liệu địa phương chủ
Trang 18yếu là các vật liệu thông thường như: gạch, ngói, gỗ v.v Kiến trúc truyền thống chủyếu là nhà gạch, mái ngói.
b Khu vực nông thôn
Cho đến nay, thị xã Quảng Yên vẫn giữ được hình ảnh làng xóm truyền thống khá đadạng Không chỉ cấu trúc mà còn tồn tại cả những hoạt động sản xuất truyền thống,những nét sinh hoạt văn hoá làng xã Các làng nghề không bị mai một mà ngày càngphát triển mở rộng Ngoài ra trong địa bàn thị xã hiện nay còn có một số khu vực làngxóm công giáo và đây cũng là nét đặc trưng của đời sống dân cư
Đối với nhà ở ở khu vực nông thôn của thị xã Quảng Yên, hiện tại trên địa bàn cũngcòn nhiều loại hình nhà ở khác nhau:
- Nhà cổ: hiện tại ở Quảng Yên cũng tồn tại một số ngôi nhà cổ bằng gỗ có từ rất lâuđời
- Nhà ở truyền thống: nhà chính cấp 4, nhà phụ được xây bằng tường gạch hay bằng
gỗ, lớp mái ngói, có sân vườn
Hình 1.2 Nhà ở truyền thốngở Quảng Yên
- Nhà ở hiện đại: nhà ở nông thôn ở QuảngYên ngày nay xuất hiện khá nhiều những ngôi nhà hai, ba tầng kiên cố được xây theo lối kiến trúc hiện đại
Trang 19Hình 1.3Nhà ở hiện đại ở Quảng Yên
1.1.3.2 Các công trình công cộng
+ Các công trình cơ quan và sự nghiệp
Các công trình công cộng ở một số địa phương theo loại hình kiến trúc phổ thông như:nhà cấp 4 lớp mái ngói đối với nhà Văn hóa, hay những dãy nhà 2-3 tầng theo lối kiếntrúc hiện đại đối với các trụ sở UBND xã, phường
Riêng phường Quảng Yên tập trung nhiều công trình công cộng phục vụ ở quy mô cấpthị xã như: Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, ytế Các công trình nằm trên dọc các trục đường chính và được xây dựng kiên cố Kiếntrúc không theo xu hướng truyền thống mà được hiện đại hơn thông qua cấu trúckhông gian nội ngoại thất và vật liệu sử dụng bằng bê tông cốt thép Trong những năm
1998 trở lại đây các công trình này đã đóng vai trò quan trọng đáng kể trong tổng thểphát triển không gian Thị xã Quảng Yên
Đặc biệt khu trung tâm hành chính Thị xã có nhiều công trình kiến trúc cổ do Pháp xâydựng làm trụ sở hành chính và mỗi công trình mang một vẻ đẹp riêng
Trang 20Trụ sở UBND thị xã Quảng Yên là một ngôi nhà điển hình được xây dựng từ năm
1883 Ngoài những chi tiết kiến trúc Pháp thường thấy, ngồi nhà còn có một số nét đặcbiệt như: những lỗ hoa trang trí trên các cửa cuốn ở mặt đứng có gạch gốm hoa chanh
Đó là một loại gạch trang trí đặc sắc cổ điển Việt Nam chi tiết này thể hiện sự giaothoa văn hóa Đông Tây, bố cục không gian đã tạo nên vẻ hoành tráng của một công sởmặc dù công trình kiến trúc không lớn
Hình 1.4 UBND thị xã Quảng YênNhà văn hóa thôn, xóm được phân bố đều và khá đầy đủ trên toàn thị xã và được đồngloạt nâng cấp sửa chữa từ năm 2012 Tại khu vực đô thị các nhà văn hóa xóm thườngđược bố trí tại các khu đất gần khu dân cư Khu vực dân cư nông thôn, nhà văn hóathường được bố trí tại các khu đất trống khu vực ven thôn
Trang 21Hình 1.5 Các công trình nhà văn hóa thôn, xóm+ Các công trình giáo dục, đào tạo:
Hệ thống các công trình giáo dục được bố trí đều trên toàn thị xã Tuy đã có những nềntảng cơ bản nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng xã hội còn yếu Hệ thống công trình giáodục còn thiếu về cơ sở vật chất Các hệ thống giáo dục tư thục, trường ngoài công lậpcòn ít Các trường cao đằng, trường chuyên nghiệp bố trí tập trung tại khu vực phíaBắc thị xã, chủ yếu tại phường Minh Thành do có lợi thế về vị trí tiếp cận tuyến quốc
lộ 18 và tỉnh lộ 331
Hình 1.6 Trường tiểu học xã Sông Khoai
Hình 1.7 Trường THCS xã Liên Vị
Trang 22+ Công trình dịch vụ thương mại: Có 2 loại hình là khu chợ, trung tâm thương mại vàcác tuyến phố dịch vụ.
Hình 1.8 Chợ Rừng ở Quảng Yên
Hình 1.9 Tuyến phố dịch vụ ở Quảng Yên
1.2 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng
1.2.1 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng
1.2.1.1 Đặc điểm của công trình xây dựng
Công trình xây dựng có rất nhiều đặc điểm riêng biệt khác tác động chi phối đến hoạtđộng thi công xây dựng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược pháttriển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến phát triển công nghệ xây dựng, máy móc thiết bịxây dựng, ảnh hưởng đến cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật quản lý xây dựng.Công trình xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng và chế tạo.Mỗi công trình khi thiết kế đều có nét đặc thù riêng không thể sản xuất hàng loạt theo
Trang 23dây chuyền tương tự cho toàn bộ sản phẩm, tùy theo yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật dokhối lượng chất lượng và chi phí xây dựng của mỗi công trình đều khác nhau Đặcđiểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động, thiếu ổn định và khó kiểm soát
về chất lượng
Với đặc điểm quy mô lớn và kết cấu phức tạp của công trình xây dựng dẫn đến chu kỳsản xuất lâu dài Vì vậy, cần phải có kế hoạch, lập tiến độ thi công, có biện pháp kỹthuật thi công hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình Ngoài ra nhu cầu về vốn, laođộng, vật tư, máy móc thiết bị thi công rất lớn, nếu có những sai sót trong quá trìnhxây dựng gây lãng phí lớn
Công trình xây dựng được đặt tại một vị trí cố định, nơi sản xuất gắn liền với tiêu thụsản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu nơi đặt côngtrình: Đặc điểm này cho thấy nơi tiêu thụ sản phẩm cố định, nơi sản xuất thay đỏi nênlực lượng sản xuất thi công luon phải lưu động Chất lượng công trình xây dựng chịuảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình, do vậy công tácđiều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc không chính xác sẽ làm cho việc thiết kế côngtrình không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, kết cấu không phù hợp với điều kiện vàđặc điểm tự nhiên dẫn đến công trình chất lượng kém
Công trình xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của công trình có ý nghĩaquyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác: Công trình xây dựng đã hoànthành có thời gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sử dụngnhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu cho tới khi thanh lý Từ đặc điểm này đòi hỏichất lượng công trình phải tốt để các ngành khác ít bị ảnh hưởng Ví dụ ngành sản xuấtthép đặt hệ thống máy móc thiết bị trong một cụm công trình, nếu cụm công trình chấtlượng kém thậm chí bị hư hỏng thì chi phí tái cấu trúc của xưởng là rất lớn, chưa kểchất lượng thép bị ảnh hưởng
Công trình xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tốđầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm lẫn phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựnglàm ra Các ngành, đơn vị phải nâng cao chất lượng xây dựng công trình ở trong tất cảcác khâu: Điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế, giao nhận thầu, thi công xây
Trang 24dựng, giám sát chất lượng công trình, nghiệm thu và các chế đọ bảo hành, bảo trì côngtrình.
Công trình xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệthuật và quốc phòng Đặc điểm này có thể dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cânđối trong quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu từ quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn
bị xây dựng cũng như trong quá trình thi công Đặc điểm này đòi hỏi phải có trình độ
tổ chức, phối hợp các khâu từ công tác thẩm định, thẩm định đấu thầu xây dựng, đấuthầu mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng từng loại công tác theo kết cấu công trìnhtrong quá trình thi công đến khi nghiệm thu từng phần, tổng nghiệm thu và quyết toán
dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng
1.2.1.2 Tính chất của công trình xây dựng và công tác quản lý xây dựng
Công trình xây dựng là những công trình thực hiện một lần duy nhất được gắn liền vớimặt đất và sử dụng tại chỗ Có vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng và thờigian sử dụng lâu dài vì thế nên khi tiến hành xây dựng công tác quản lý phải thực hiệnngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và đặcbiệt là tổ chức thi công xây dựng công trình sao cho hợp lý, đảm bảo tiến độ tránh tìnhtrạng hư hỏng sửa chữa gây thiệt hại về vốn đầu tư và giảm tuổi thọ công trình
Việc mua bán được thực hiện trước khi sản phẩm ra đời, đây là đặc điểm khác so vớinhiều ngành khác, vì vậy làm cho việc quản lý chất lượng trở lên khó khăn và phứctạp, cần nhiều sự tham gia của các bên
Nhà nước có vai trò lớn hơn và có trách nhiệm can thiệp sâu hơn vào việc quản lý chấtlượng công trình xây dựng so với nhiều loại sản phẩm công nghiệp khác, thể hiện quacác quy định về trình tự thủ tục quản lý đầu tư xây dựng như lập, thẩm định, phê duyệt
dự án đâu tư, thẩm định, cấp phép xây dựng, lựa chọn nhà thầu, bàn giao đưa vào sửdụng Các yêu cầu kỹ thuật đói với công trình được quy định trong tiêu chuẩn, quychuẩn xây dựng, quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc khu vực xây dựng côngtrình
Yêu cầu đối với chất lượng công trình rất phức tạp, chất lượng công trình phải thỏamãn các yêu cầu không chỉ của khách hàng mà còn của cả xã hội Đối với công trình
Trang 25xây dựng, yêu cầu của xã hội được quy định rõ ràng trong Luật Xây dựng Vì vậy việcxác định yêu cầu của công trình là bước đầu tiên của việc sản xuất ra một sản phẩmđối với công trình xây dựng là không đơn giản, dễ dàng, đòi hỏi sự thông hiểu về kỹthuật, kinh tế cũng như xã hội, pháp luật Bản thân khách hàng thường không thể tựxác định nhu cầu của mình một cách đầy đủ, rõ ràng và khả thi, mà phải có sự thamgia của các chuyên gia xây dựng Nhu cầu của khách hàng được xem xét về nhiều mặtnhư có sự phù hợp với các quy định của pháp luật, quy hoạch xây dựng của khu vực,
có phù hợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội tại địa điểm xây dựng hay không, có khảthi về kỹ thuật , kinh phí có phù hợp với khả năng huy động vốn và lợi ích kinh tế haykhông Ngay khi thảo luận về hợp đồng tư vấn, nhà tư vấn phải tìm hiểu kỹ lưỡng vềnhu cầu của khách hàng đồng thời tư vấn cho họ về pháp luật, trình tự thủ tục đầu tưxây dựng, các yêu cầu của quản lý quy hoạch kiến trúc, các quy định trong quy chuẩn,tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như xem xét tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, thời gian hoànthành để hai bên nhất trí và yêu cầu rõ ràng, cụ thể với công trình, phạm vi của dịch vụ
tư vấn cũng như các điều kiện cần thiết để thực hiện hợp đồng
Tính che khuất của kết cấu, bộ phận và giai đoạn thi công công trình Đặc điểm nàyđòi hỏi trong quá trình quản lý phải hết sức chú trọng trong quá trình nghiệm thu vàbàn giao để triển khai các bước tiếp theo đảm bảo chất lượng
Hoạt động xây dựng là một quá trình sản xuất phức tạp, diễn ra trong thời gian dài, sửdụng nhiều bộ phận, ngành nghề khác nhau trên phạm vi rộng vì vậy phải quản lý chấtlượng sản phẩm trong nhiều hợp đồng
Phải quản lý chất lượng theo từng dự án, bởi vì công trình xây dựng được gắn cố địnhvào đất phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên xã hội của địa điểm xây dựng Mỗi côngtrình xây dựng được tổ chức thiết kế và thi công theo một dự án riêng với những yêucầu tiêng biệt, tuy vẫn dựa trên một số quá trình kỹ thuật điển hình, lặp đi lặp lại, kể cảtrong thiết kế điển hình đã được lập cho toàn bộ dự án cũng phải lập cho mỗi côngtrình một thiết kế điển hình đã được lập cho toàn bộ dự án cũng phải lập cho mỗi côngtrình một thiết kế vận dụng riêng để thực hiện một số điều chỉnh, cụ thể cần thiết saocho phù hợp với địa điểm xây dựng như tổng mặt bằng, thiết kế móng
Trang 26Trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng rất khó khăn và phức tạp, bởi vì khôngthể kiểm soát từng chi tiết họat động xây lắp với độ tin cậy cao như đối với một dâychuyền sản xuất của một nhà máy Hoạt động thi công xây dựng do nhiều người tiếnhành đồng thời nhiều nghề nghiệp khác nhau trên cùng một mặt bằng và không gianlớn, trong đó có nhiều công việc vận chuyển nặng nhọc Các hoạt động được tiến hànhchủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc vào thời tiết và khó kiểm soát được các yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng, vì thế cần phải phối hợp tiến độ giữa các công đoạn, các đơn vị,giữa các mùa thời tiết đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng phá đi làm lại, tránh lãngphí thời gian do phải chờ đợi nhau, hoặc do thời tiết Thi công xây dựng cần nhiều laođộng, trong đó có nhiều lao động đơn giản nhưng vất vả Lực lượng lao động, nhất làlao động giản đơn, không ổn định, vì nhiều người chỉ coi đây là một công việc tạm,luôn tìm cách chuyển nghề để mong tìm được công việc khác đỡ nặng nhọc vất vả Vìvậy việc đào tạo huấn luyện cũng như thực thi các quy trình quản lý rất khó khăn.
1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước các công trình xây dựng
Trong thời gian gần đây, tuy công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộnhất định nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: nhìn chung công tácquản lý hoạt động xây dựng của chính quyền các địa phương còn nhiều yếu kém Vẫnchưa chú ý và tập trung nhiều nguồn lực cho công tác quy hoạch xây dựng; việc công
bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định chưa được thực hiệnnghiêm túc; đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng chưacó; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm còn chưa kịp thời và triệt để;hiện tượng xây dựng nhà không phép, sai phép còn nhiều ảnh hưởng xấu và gây bứcxúc trong dư luận, trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng hiện nay Trước đây,
do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý xây dựng ít được quan tâm một cách đúngmức Nhưng gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác quản lý trật tự xâydựng không cho phép hời hợt, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thicác giải pháp Lâu nay, việc tổ chức xây dựng các công trình cụ thể chủ yếu chúng taquan tâm đến quy mô và bề rộng mà ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, vănminh Quản lý trật tự xây dựng có vai trò quan trọng như là một trong những giải pháp
Trang 27quan trọng tạo cho hoạt động xây dựng các điểm dân cư có tính đồng bộ và thống nhất,môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông thuận lợi.
1.3 Những khó khăn trong quản lý trật tự xây dựng
Nhiệm vụ quản lý đô thị của nước ta trong nhiều năm qua chưa được quan tâm mộtcách đúng mức Nhiều vấn đề thực tiễn gần đây liên quan đến đô thị như quản lý quyhoạch, quản lý xây dựng và kiến trúc, quản lý đất đai, quản lý môi trường, quản lý cơ
sở hạ tầng, quản lý nhà ở, quản lý dịch vụ đô thị và quản lý kinh tế đô thị không chophép chúng ta được lơ là chủ quan Nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế, vănhóa sinh hoạt cộng đồng của toàn xã hội cần được quản lý gắn kết và thống nhất trongmột chiến lược và kế hoạch phát triển đồng bộ
Nhưng trên thực tế trật tự xây dựng đô thị còn ngổn ngang trăm bề (ùn tắc giao thông,lấn chiếm vỉa hè, xây dựng sai phép, quảng cáo bừa bãi, thiếu chỗ để xe…) mà nguyênnhân sâu xa xuất phát từ khâu quản lý và ý thức của các cán bộ công chức trong côngtác quản lý điều hành, không sát sao thiếu giám sát, có một bộ phận cán bộ chưa làmhết trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiêu cực tham nhũng dẫn đến những hậu quảkhôn lường trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị (xây dựng không theo quyhoạch, không theo giấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng, tự tăng số lượng căn
hộ, tăng số tầng làm mật độ dân số tăng cao) Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội,dân số tăng kéo theo nhiều hệ lụy gây áp lực cho hạ tầng lâu nay đã quá tải Theothống kê, hàng năm tại một số địa phương như: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninhtrong 4 năm (2009-2012), Đội thanh tra xây dựng và trật tự đô thị đã phát hiện và xử
lý 453 trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng Các hành vi vi phạm chủ yếu là lấn,chiếm, san gạt đất trái phép, xây dựng công trình không phép, sai phép, chuyểnnhượng đất trái pháp luật Nếu như năm 2009, phát hiện và xử lý 72 trường hợp thìđến năm 2010 con số đó là 154 trường hợp (tăng hơn 2 lần) Các năm tiếp theo số vụ
vi phạm bị phát hiện và xử lý tuy có giảm nhưng không đáng kể, năm 2011 với 138trường hợp và năm 2012 là 130 trường hợp
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận trong năm 2016 đã kiểm tra 45 công trình xây dựng,phát hiện xử lý vi phạm 3 công trình sai phép, với số tiền phạt 65,5 triệu đồng và 1trường hợp xây dựng sai phép đình chỉ thi công; 1 trường hợp xây dựng sai quy hoạch
Trang 28chi tiết tại Khu Dịch vụ Văn hóa quần thể Quảng trường-Tượng đài-Bảo tàng tỉnh.Riêng Tp Phan Rang-Tháp Chàm, đối với việc xây dựng công trình, nhà ở trái phépcủa các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, Thanh tra sở đã phốihợp kiểm tra 403 công trình xây dựng, qua đó phát hiện 138 công trình vi phạm(chiếm 34,24% trên tổng số công trình kiểm tra), giảm 10 công trình vi phạm so vớicùng kỳ năm 2015 (tỷ lệ giảm 6,75%) UBND Tp Phan Rang-Tháp Chàm đã ban hànhquyết định xử phạt vi phạm hành chính 76/138 trường hợp; vận động và cưỡng chếphá dỡ 7/138 trường hợp; chấp hành ngừng thi công 20/138 trường hợp; các trườnghợp còn lại đang xử lý Còn đối với các huyện, từ đầu năm đến nay, có 123 trường hợpnhà ở xây dựng vi phạm, chủ yếu là khu vực nông thôn.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì các hành vi lấn chiếm đất đai rất khó bịphát hiện, hành vi này chỉ bị phát hiện khi đi kèm với các hành vi vi phạm khác nhưxây dựng công trình Các vi phạm chủ yếu xảy ra ở khu vực xa trung tâm đô thị là nơingười dân nhận thức về pháp luật đất đai và xây dựng còn hạn chế Tại các khu vựctrên, đa số các hộ dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, quỹ đất tự nhiên rộng, dẫn đếntình trạng lấn chiếm đất đồi, đất lâm nghiệp để xây dựng, chuyển nhượng đất khôngtheo quy định còn diễn ra nhiều Trong lĩnh vực xây dựng, các hành vi xây dựngkhông phép cũng chủ yếu xảy ra ở khu vực này Ngoài các nguyên nhân trên, còn phải
kể đến năng lực của cán bộ phụ trách tại cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệmtrong quản lý; lãnh đạo một số địa phương phụ trách khối xây dựng không được đàotạo đúng chuyên ngành về quản lý xây dựng do đó việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa chínhxác, kịp thời
Bên cạnh đó, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện riêng
để được cấp giấy phép xây dựng đối với các loại công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ
là phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Đối với côngtrình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạchchi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế
đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Trong cả nước hiện nay, mật
độ quy hoạch chi tiết còn thấp, nhiều địa phương chưa có quy chế quản lý quy hoạch,
Trang 29kiến trúc đô thị; chưa có thiết kế đô thị riêng tại các khu vực, các tuyến phố đã ổnđịnh Nếu căn cứ theo quy định trên thì nhiều gia đình, cá nhân sẽ không đủ điều kiện
để cấp phép xây dựng, trong khi đó nhu cầu về nhà ở của người dân trên địa bàn ngàycàng lớn và bức thiết và do vậy việc vi phạm là điều khó tránh khỏi [2]
Việc cấp giấy phép xây dựng vẫn còn bất cập như các khu vực đã có quy hoạch nhưngkhông rõ tiến độ triển khai, việc thực hiện thiếu thống nhất, mỗi địa phương vận dụngmột cách khác nhau, ảnh hưởng đến quyền lợi nhiều hộ dân đã sinh sống ổn định tạicác khu vực này Việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đã có quyhoạch xây dựng được phê duyệt gặp nhiều khó khăn, chủ yếu mới thực hiện được đốivới một số hộ dân xây dựng nhà ở tại các thị trấn, phường và các khu trung tâm hànhchính xã
Hình 1.10 Dự án 83 Ngọc Hồi - Hà Nội xây dựng không có giấy phép
1.4 Kết quả của quá trình quản lý trật tự trong xây dựng
Trong những năm gần đây, tình hình quản lý trật tự xây dựng trong cả nước đã cónhững chuyển biến đáng ghi nhận Các quận, huyện, thành phố trong cả nước nghiêm
Trang 30túc thực hiện công khai cho người dân biết các văn bản liên quan đến quản lý trật tựxây dựng của nhà nước, thành phố và quận, huyện; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; giấyphép xây dựng các công trình; các trường hợp vi phạm và kết luận giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo liên quan Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cáccấp có thẩm quyền quyết định, gồm: Dự thảo kế hoạch triển khai xây dựng cơ sở hạtầng, đầu tư xây dựng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn; chủ trương, hình thức, mứcđóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị vào việc xây dựng các công trìnhphúc lợi công cộng; thủ tục liên quan đến việc cấp phép xây dựng các công trình; cácbiện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng Hình thức tham gia ýkiến là thông qua họp cử tri, họp tổ dân phố, hòm thư góp ý và qua kênh tiếp nhận củaHội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Cùng với đó, nhân dân đã tíchcực giám sát việc xây dựng theo giấy phép, kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng, vệsinh môi trường trong quá trình thi công… Tất cả những hoạt động công khai minhbạch của chính quyền và sự tham gia góp ý kiến, giám sát của người dân đã tạo nên cơchế quản lý phối hợp đa chiều khá hiệu quả và góp phần hạn chế đáng kể những tiêucực trong lĩnh vực phức tạp này.
Kết quả đạt được tại một số địa phương:
1.4.1 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hà Nội
Ủy ban nhân dân phường Thạch Bàn, quận Long Biên đã chủ động quán triệt, triểnkhai thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ trong công quản lý trật tự xây dựng, trật tự
đô thị; UBND phường đã chỉ đạo tổ trật tự xây dựng tăng cường kiểm tra, kiểm soát vàthực hiện ngăn chặn các vi phạm trong xây dựng Trong 6 tháng đầu năm 2017 tổng sốcông trình xây dựng là 240 công trình, trong đó có giấy phép xây dựng: 240/240 côngtrình (đạt 100 %); Số công trình xây sai phép 01 công trình (Tổ dân phố 7) Số công
trình niêm yết GPXD: 240/240 công trình, thu thuế xây dựng đạt 1.413.675.000đ [3].
Phường Giang Biên, quận Long Biên: Kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng tuần14/2017: trong tuần phát sinh 11 công trình xây dựng mới, các công trình thực hiện thicông xây dựng đúng theo nội dung giấy phép được cấp và thực hiện niêm yết bản saogiấy phép xây dựng tại chân công trình đảm bảo công khai dân chủ, minh bạch, đảm
Trang 31bảo quyền của nhân dân được biết, được tham gia ý kiến và giám sát đối với các côngtrình xây dựng trên địa bàn phường.
Các công trình sử dụng tạm thời hè phố, đường phố được UBND quận Long Biên cấpphép sử dụng đúng mục đích, nội dung giấy phép, không sử dụng quá diện tích quyđịnh, phần vỉa hè sử dụng làm nơi trung chuyển vật liệu xây dựng gọn gàng không ảnhhưởng đến vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị nhằm tạo bộ mặt đô thị phườngGiang Biên văn minh hiện đại [4]
Phường Phú La (quận Hà Đông) vào thời điểm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở trong quản lý trật tự xây dựng đã gặp nhiều khó khăn do phường mới thành lập,
ý thức chấp hành các quy định về quản lý đất đai, xây dựng của người dân còn hạnchế UBND phường phối hợp MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể đã kiên trì phổ biến,quán triệt các quy định, quy chế, đồng thời phát huy các hoạt động kiểm tra, giám sáttrong cộng đồng Nhờ vậy mà công tác quản lý trong lĩnh vực này đã có những chuyểnbiến mạnh Từ chỗ tỷ lệ cấp phép xây dựng chỉ đạt khoảng 70% thì đến nay là 100%
Hình 1.11 Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà NộiCông tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đã được các địa phương khác được chú trọng,tăng cường Số lượng công trình xây dựng được kiểm tra tăng lên Năm 2014 đã kiểm
Trang 32tra 16.619 công trình, tăng 40% so với cùng kỳ Năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015,Thanh tra xây dựng đã kịp thời phát hiện và lập hồ sơ vi phạm đối với 3.046 công trình(bao gồm cả các trường hợp tồn đọng năm 2013 chuyển sang và các trường hợp viphạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp qua nhiều năm chưa được phát hiện xử lý).UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã xử lý dứt điểm 2.624 trường hợp viphạm, đạt 86,2% Đã ban hành 1.340 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng
số tiền xử phạt trên 11 tỷ đồng Một số quận như: Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa,Thanh Xuân đã có cách làm sáng tạo: ban hành quy chế quản lý trật tự xây dựng, thànhlập các tổ công tác liên ngành, phân công nhiệm vụ cán bộ quản lý từng tuyến phố [5]
1.4.2 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Trong 6 tháng đầu năm 2015, Tổ chức kiểm tra 39.414 lượt công trình xây dựng (sovới cùng kỳ, tăng 19.936 lượt, tỷ lệ tăng 102,35%), đã phát hiện 1.495 vụ vi phạmhành chính về hoạt động xây dựng, so với cùng kỳ, tăng 563 vụ, tỷ lệ tăng 60,41%,trong đó: Không phép 793 vụ, chiếm tỷ lệ 53,04% (so với cùng kỳ, tăng 112 vụ, tỷ lệtăng 16,44%); Sai phép 342 vụ, chiếm tỷ lệ 22,88% (so với cùng kỳ, tăng 135 vụ, tỷ lệtăng 65,21%); vi phạm khác 360 vụ, chiếm tỷ lệ 24,08% (so với cùng kỳ, tăng 316 vụ,
tỷ lệ tăng 718,18%) Đã ban hành ban hành 712 Quyết định xử phạt vi phạm hànhchính về hoạt động xây dựng, với tổng số tiền phạt là 5,2 tỷ đồng
Tình hình tổ chức thực hiện Quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Trong 6 tháng đầunăm, nhận mới 712 Quyết định, nâng tổng số Quyết định phải thực hiện là 1.164Quyết định, trong đó: Đã chấp hành đóng phạt 293 Quyết định; chưa chấp hành đóngphạt là 419 Quyết định Kết quả đã tổ chức thực hiện xong 143 Quyết định, ban hành
85 Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính Chuyển sang
6 tháng cuối năm, tiếp tục tổ chức thực hiện 1.021 Quyết định
Kết quả thực hiện trong tháng 7 năm 2015: Công tác kiểm tra công trình xây dựng: Tổchức kiểm tra 11.065 lượt kiểm tra công trình xây dựng (so với tháng trước, tăng 7743lượt, tỷ lệ tăng 42,9%), đã phát hiện 311 vụ vi phạm hành chính về hoạt động xâydựng, trong đó: Không phép: 154 vụ, chiếm tỷ lệ 49,5%; Sai phép: 92 vụ, chiếm tỷ lệ
29,6%; Vi phạm khác: 65 vụ, chiếm tỷ lệ 20,9% Ban hành 175 quyết định xử phạt,
với tổng số tiền phạt 1,4 tỷ đồng
Trang 33Trong 9 tháng năm 2017, thanh tra xây dựng (TTXD) đã phát hiện 2.545 trường hợp viphạm xây dựng, tăng 355 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xây dựng saiphép là 856 trường hợp Các quận có tình trạng xây dựng sai phép tăng cao như quận 9(106 trường hợp, tăng 72); quận 7 (85 trường hợp, tăng 50), quận Gò Vấp (62 trườnghợp, tăng 32) TTXD cũng phát hiện 1.216 trường hợp xây dựng không phép, tăng 135trường hợp so với cùng kỳ năm 2016, trong đó nhiều nhất là Củ Chi (281 trường hợp,tăng 180), Cần Giờ (92 trường hợp, tăng 55), quận 9 (61 trường hợp, tăng 40) [6].
Hình 1.12 Phá dỡ sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire, thành phố Hồ Chí Minh
1.4.3 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hải Phòng
Trong năm 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 4572 công trình được cấp phépxây dựng và 100 công trình được miễn giấy phép Trong số này có 1010 công trìnhxây dựng vi phạm bao gồm xây dựng không phép, sai phép, trên đất không được phépxây dựng Qua tổng hợp của Thanh tra Sở Xây dựng, báo cáo và được UBND thànhphố Hải Phòng chấp thuận chủ trương xử lý, cưỡng chế tháo dỡ 39 công trình vi phạm,đến nay đã và đang tháo dỡ 14 công trình vi phạm
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Hải Phòng có 2531 công trình xây dựng được cấp phéptheo quy định, 151 công trình được miễn giấy phép, 330 công trình không có giấyphép và xây dựng trên đất không được phép xây dựng Qua kiểm tra thực tế, trên địabàn thành phố hiện còn 443 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng Trong đó 44 trườnghợp xây dựng sai nội dung giấy phép (vượt tầng), 18 trường hợp vi phạm chỉ giới xây
Trang 34dựng, 50 trường hợp sai phạm khác, tập trung chủ yếu tại một số quận trung tâm: LêChân, Ngô Quyền, huyện An Dương.
Kết quả xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,85 tỷ đồng, thu nộp 5,85 tỷ đồng,ban hành 799 quyết định đình chỉ thi công, xử lý triệt để 219 công trình, 145 côngtrình điều chỉnh và bổ sung giấy phép xây dựng, 79 công trình chủ đầu tư tự tháo dỡ[7]
Hình 1.13 Hình ảnh vi phạm trật tự xây dựng tại Hải Phòng
1.5 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Yên
1.5.1 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng trước khi thành lập thị xã (trước năm
2012)
Thị xã Quảng Yên đã nhiều thế kỷ liên tục là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, vănhóa lớn nhất và quan trọng nhất của toàn tuyến duyên hải và hải đảo miền Đông BắcViệt Nam Trong quá trình lịch sử, Quảng Yên (trước là huyện Yên Hưng) đã trải quanhiều thăng trầm, khi là trấn lỵ, tỉnh lỵ, thị trấn, thị xã sầm uất Đô thị Quảng Yên trảiqua 3 giai đoạn chính: Phong kiến (trước năm 1883); Pháp thuộc (1883-1954); Saugiải phóng từ năm 1954 đến nay
Trong giai đoạn trước khi thành lập thị xã, Quảng Yên là một đô thị cổ chỉ có một thịtrấn và là trung tâm của cả huyện Yên Hưng Đây cũng là địa bàn duy nhất được quyđịnh cấp phép xây dựng trên trục đường chính (Quốc lộ 10 cũ) Việc tuân thủ các quy
Trang 35định của pháp luật được người dân thị trấn Quảng Yên chấp hành tốt, không xảy rahiện tượng xây dựng sai phép, không phép.
Các khu vực còn lại là nông thôn việc quản lý xây dựng trở nên khó khăn hơn Giaiđoạn này chưa có quy hoạch sử dụng đất, việc lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra,hình thành nhiều nhà tạm, nhà ở trên đất vườn, đất nông nghiệp, không có thống kê cụthể số lượng vi phạm trật tự xây dựng, các con số chỉ mang tính chất minh họa Việcquản lý của các xã còn lỏng, không chủ động và ngăn chặn kịp thời
1.5.2 Tình hình vi phạm trật tự xây dựng sau khi thành lập thị xã Quảng Yên (từ
năm 2012)
Trong điều kiện lịch sử mới của địa phương, khu vực và đất nước, Quảng Yên vươnlên khẳng định vị trí vốn có của mình, trở thành đô thị xứng tầm trong trục kinh tế củaduyên hải Bắc bộ, sau những nỗ lực phấn đấu, thị trấn Quảng Yên được công nhận là
đô thị loại IV theo Quyết định số 108/QĐ-BXD ngày 25/01/2011 của Bộ Xây dựng,
mở ra những cơ hội mới cho vùng đất giàu tiềm năng
Ngay sau khi thành lập thị xã, cấp ủy, chính quyền từ thị xã đến cơ sở đã quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng nhầm nâng cao ý thức,trách nhiệm của người dân và trách nhiệm của chính quyền các cấp, xử lý những côngtrình vi phạm Tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp đồng bộ kết hợp với tuyêntruyền, giáo dục; phân cấp quản lý, quy định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đôthị cho chính quyền và các phường, xã Bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về trật tựxây dựng đô thị được củng cố, kiện toàn Để công tác cấp phép xây dựng được đồng
bộ và đúng với các quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã banhành Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 về việc quy định về lập, thẩmđịnh, trình duyệt hồ sơ cấp phép xây dựng công trình, nhà ở đô thị, nhà ở nông thôntrên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Sau hơn 01 ban hành và đưa vào ápdụng đến tháng 6/2013, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên ban hành Quyết định số19/2013/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 thay thế Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND đểphù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương, đến nayQuyết định này vẫn đang được áp dụng tại địa phương
Trang 36Năm 2014 tổ chức kiểm tra 497 trường hợp về xây dựng, xử phạt hành chính 13trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt là: 96,25 triệu đồng.
Năm 2015 kiểm tra 535 trường hợp, xử phạt hành chính 05 trường hợp vi phạm, trong
đó vi phạm về xây dựng 04 trường hợp, về đất đai 01 trường hợp với số tiền là: 74triệu đồng
Năm 2016 kiểm tra 550 trường hợp về xây dựng, xử phạt hành chính 27 trường hợp viphạm trong đó 10 trường hợp không có giấy phép xây dựng, 06 trường hợp xây dựngsai nội dung giấy phép, 11 trường hợp vi phạm nội dung khác, phạt tiền 137,5 triệuđồng
9 tháng đầu năm 2017 kiểm tra 540 lượt về xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính 22trường hợp trong đó 09 trường hợp xây dựng không có giấy phép xây dựng, 11 trườnghợp xây dựng sai nội dung giấy phép, 02 trường hợp vi phạm các quy định khác, phạt
- xã hội, dân số tăng kéo theo nhiều hệ lụy gây áp lực cho hạ tầng lâu nay đã quá tải
Ở thị xã Quảng Yên nói riêng tình trạng công trình xây dựng sai phép, không phépthường xuyên xảy ra Công tác quản lý đô thị và cấp phép xây dựng còn nhiều hạn chế,buông lỏng quản lý, kiểm tra xử lý thiếu kiên quyết,một số cơ quan chưa thực sự vàocuộc để phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm, năng lực, trình độ của một số cán bộcòn hạn chế Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lýtrật tự xây dựng ở thị xã Quảng Yên là rất cấp bách
Trang 37CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG
2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý quản lý trật tự trong xây dựng
2.1.1 Cở sở khoa học trong quản lý trật tự xây dựng
Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thi chịu sự tác động và chi phối của hệ thốngchính trị và pháp luật, sự chi phối của phát triển kinh tế xã hội trên các mặt sau đây:
- Cơ sở phương pháp luận chung là lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin – tư tưởng HồChí Minh
- Cơ sở lý luận chung là lý luận nhà nước về pháp luật trong đó có lý luận về tổ chứchoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Cơ sở lý luận trực tiếp là khoa học hành chính, trong đó có lý luận về chức năng vànhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, về nội dung quản lý nhà nước trên cáclĩnh vực về quản lý kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng và quản lý nhànước về đô thị
- Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt độngtrong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu
là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị
- Quản lý nhà nước về đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước can thiệpvào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức khai thác và điều hòa việc sử dụng vàocác nguồn lực (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người) nhằm tạo dựngmôi trường thuận lợi cho hình thức định cư ở đô thị, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợiích quốc gia và lợi ích đô thị để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Quản lý đô thị trước hết là sự thực thi quyền lực, nhân danh nhà nước Vì vậy, quản
lý đô thị trước hết là quản lý nhà nước ở đô thị Tuy nhiên, quản lý đô thị hiện đại đã
có sự tham gia sâu sắc của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chínhphủ và cộng đồng Mặc dù vậy, quản lý đô thị vẫn thể hiện bản chất và vai trò của nhànước đối với một khu vực định cư đặc thù này
Trang 38- Hiệu quả hành chính nhà nước: là kết quả quản lý đạt được của bộ máy hành chínhtrong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệuquả kinh tế với hiệu quả xã hội.
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đô thị:
+ Các mục tiêu đề ra trong hoạt động quản lý đạt được
+ Về mặt xã hội, người dân được sống trong môi trường có văn hóa có trật tự
+ Về mặt chính trị quản lý nhà nước được tăng cường, người dân đã tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng và hài lòng về chính quyền uy tín của chính quyền đã được nânglên
2.1.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý trật tự xây dựng
Hệ thống các qui định pháp luật hiện hành bao gồm:
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013
- Thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 25/11/2011 của Chính phủ về việc thànhlập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh.
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạmtrật tự xây dựng đô thị
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư pháttriển đô thị
Trang 39- Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt viphạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sảnxuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
- Quyết định số 3058/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh QuảngNinh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2015
- Quyết định số 3272/2016/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ninh ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh
2.1.3 Cơ sở thực tiễn trong quản lý trật tự xây dựng
Ở Việt Nam trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị hoá ở nước ta diễn rangày càng nhanh 5 năm trở lại đây tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị cả nước năm nàocũng vượt quá 3% Mỗi năm có thêm gần một triệu dân sống trong đô thị Số dân này
do tăng tự nhiện chỉ khoảng 1/3, số còn lại là do tăng cơ học, bằng 2 cách: hoặc do làngười nông dân nhập cư đô thị, hoặc là địa giới hành chính đô thị mở rộng ra các vùngngoại thị
Trang 40- Vấn đề quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đang dần được hoàn thiện,đặc biệt là quy hoạch ở các thành phố lớn Hiện nay, hệ thống quy hoạch trên toànquốc khoảng 93% có quy hoạch.
- Đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanhlan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước Nhiều đô thị mới, khu đôthị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơsở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…Các đô thị ViệtNam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại
- Phát triển đô thị và đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc hiện chưa thể hiện rõ bản sắcđịa phương và đặc điểm khí hậu vùng, miền, tạo sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn
Bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị còn lộn xộn, thiếu thẩm mỹ Tài nguyên đất bị khaithác triệt để để xây dựng đô thị, diện tích cây xanh và mặt nước bị thu hẹp, nhu cầusản xuất, dịch vụ ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên của đấtnước Hệ thống hạ tầng đô thị bị quá tải gây nên các hiện tượng tắc nghẽn giao thông,úng ngập cục bộ và vệ sinh môi trường đô thị hóa lan rộng làm các khu vực này lạinằm lọt vào giữa khu dân cư đông đúc Việc mở rộng đô thị dẫn đến chiếm dụng đấtnông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn lương thực quốc gia
- Việc quản lý nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
và nông thôn mới và đặc biệt năm vừa qua, một điểm sáng cần phát huy là vấn đề pháttriển nhà ở xã hội, xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo ở nông thôn, ở vùng khó khăn
- Ở thị xã Quảng Yên hệ thống đô thị đang phát triển nhanh về số lượng nhưng chấtlượng đô thị còn đạt thấp Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưađồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu
- Về quản lý đô thị còn chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng xu thế phát triển đô thị,còn nhiều trường hợp xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không có giấyphép Việc đầu tư phát triển đô thị, khu đô thị mới chưa có kế hoạch, nhiều nơi làmsai, làm chậm và muộn so với quy hoạch Kết nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hộitriển khai chậm, thiếu đồng bộ, công tác quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ