1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

83 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưathực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của phápluật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH VĂN NINH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG

YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH VĂN NINH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG

YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lí đất đai

Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thơ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Đinh Văn Ninh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Lê Văn Thơ là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên và các cơ quan ban ngành khác có liên quan, các hộ gia đình tham gia phỏng vấn tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này.

Tôi cũng xin được chân thành cám ơn cơ quan tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và thời gian để tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt, tôi xin được cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành và động viên tôi trong suất quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đinh Văn Ninh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

3 1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng

4 1.1.3 Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

4 1.1.4 Nguyên tắc và điều kiện bồi thường, giải phóng mặt bằng

5 1.1.5 Các trường hợp không được bồi thường khi bị thu hồi đất 7

1.1.6 Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 7

1.1.7 Quy định về tái định cư

8 1.1.8 Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 9

1.1.9 Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

12 1.1.10 Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

13 1.2 Cơ sở pháp lý 14

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Trang 6

1.3.1 Công tác giải phóng mặt bằng trên thế giới .16

1.3.2 Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam .21

1.4 Đánh giá chung về tổng quan .25

Trang 7

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

2.3.1 Giới thiệu về địa bàn và 2 dự án nghiên cứu 26

2.3.2 Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 26

2.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác BT&GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân tại khu vực GPMB 27

2.3.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn và đề xuất một số giải pháp để giải quyết trong công tác BT&GPMB khi Nhà nước thu hồi đất 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu 27

2.4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu và 2 dự án nghiên cứu 29

3.1.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 29

3.1.2 Giới thiệu 2 dự án nghiên cứu 31

3.2 Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án

33 3.2.1 Đối tượng và điều kiện bồi thường 33

3.2.2 Kết quả công tác bồi thường tại hai dự án 35

3.2.3 Kết quả hỗ trợ dự án 41

3.2.4 Các khoản kinh phí khác để thực hiện dự án 43

3.2.5 Tổng hợp kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng của 2 dự án 44

3.3 Đánh giá ảnh thường của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống người dân tại khu vực giải phóng mặt bằng 46

3.3.1 Tình hình dân cư trong khu vực giải phóng mặt bằng 46

3.3.2 Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về kinh tế 47

Trang 8

3.3.3 Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về an

ninh, trật tự xã hội 50

3.3.4 Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về quan hệ nội bộ gia đình 51

3.3.5 Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về môi trường 52

3.3.6 Đánh giá về chính sách tái định cư 53

3.4 Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh 53

3.4.1 Thuận lợi 53

3.4.2 Những khó khăn, tồn tại 55

3.4.3 Đề xuất một số giải pháp 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

1 Kết luận 60

2 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

BT&GPMB Bồi thường và giải phóng mặt bằngBTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 3.1: Đối tượng và điều kiện bồi thường 33

Bảng 3.2: Đối tượng và điều kiện bồi thường 34

Bảng 3.3: Kết quả bồi thường đất của dự án đường nối đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong và dự án đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng 37

Bảng 3.4: Kết quả công tác bồi thường tài sản trên đất của của dự án đường nối đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong và dự án đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng

39 Bảng 3.5: Kết quả công tác hỗ trợ của dự án đường nối đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong và dự án đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng 42

Bảng 3.6: Kết quả kinh phí thực hiện và dự phòng của dự án 43

Bảng 3.7: Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ 44

Bảng 3.8: Tình hình dân cư trong khu vực giải phóng mặt bằng 46

Bảng 3.9: Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm theo nguồn thu nhập của các hộ dân tại hai dự án 48

Bảng 3.10: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất 49

Bảng 3.11: Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau thu hồi đất 50

Bảng 3.12: Tình hình quan hệ nội bộ khu vực dự án sau thu hồi đất 51

Bảng 3.13: Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất 52

HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh 29

Hình 3.2: Đồ thị thể hiện tỷ lệ các nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường tài sản trên đất của hai dự án 40

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh phí thực hiện dự án đường nối đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong và dự án đường nối TP Hạ Long với Cầu Bạch Đằng 45

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế Thế giới và việc Việt Nam trở thànhthành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo cho nước ta cónhiều cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đấtnước Để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề thu hút kinh phíđầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, nâng cao tay nghề, trình độ laođộng, có vai trò rất quan trọng

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong những nămqua rất nhiều dự án đầu tư đã và đang được phát triển mạnh mẽ trên cả nước.Tuy nhiên, các dự án quy hoạch ở nước ta, nhất là các dự án xây dựng cơ bản cótiến độ rất chậm, thậm chí nhiều khi không thực hiện được dẫn đến tình trạng dự

án, quy hoạch “treo” Để xảy ra tình trạng trên một phần do công tác thu hồi đất,bồi thường và giải phóng mặt bằng (BT & GPMB) phục vụ cho việc phát triểncác dự án đã và đang gặp rất nhiều khó khăn (giá đất biến động, ý thức của ngườidân ) Chính những khó khăn đó đã làm chậm tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng

và từ đó làm cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho lực lượng laođộng, phát triển kinh tế xã hội bị chậm lại

Cùng với sự phát triển của cả nước và tỉnh Quảng Ninh nói chung, thị xãQuảng Yên riêng trong những năm gần đây đã có nhiều công trình, dự án đượcphát triển nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chungcủa cả nước Có những dự án được đưa vào sử dụng song bên cạnh đó còn rấtnhiều dự án treo do công tác BT&GPMB còn gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn thưkhiếu nại được gửi tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị giải quyếtliên quan đến BT& GPMB

Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học Nông Lâm TháiNguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Lê Văn Thơ tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và

hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”

Trang 12

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bànthị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Đề tài đưa ra những giải pháp thiết thực và tíchcực nhằm tăng cường vai trò công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và táiđịnh cư cho thị xã Quảng Yên nói riêng và công tác bồi thường giải phóng mặt bằngtrên cả nước nói chung

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, học hỏi, tiếp nhận những kiến thức,kinh nghiệm thực tế và hiểu rõ hơn về công tác quản lí Nhà nước về đất đai, cụ thể

là công tác BT&GPMB, hỗ trợ và tái định cư

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăncủa công tác BT&GPMB, rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanhtiến độ BT&GPMB

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Cơ sở khoa học của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

1.1.1 Một số khái niệm

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã có những thay đổi về mọi mặt, với tốc độ phát triểnnhanh và đạt những thành quả hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước

Do đó đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức doanhnghiệp trong và ngoài nước Cùng với quá trình công nghiệp hoá tốc độ đô thị hoángày càng mạnh, kéo theo những thay đổi đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sửdụng đất, đất nông nghiệp giảm dẫn đến đất phi nông nghiệp tăng lên (Đất khucông nghiệp, đất đô thị, đất giao thông, đất thuỷ lợi) Vì vậy việc thu hồi đất làkhông tránh khỏi

Bồi thường có nghĩa là Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trịquyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất và hỗ trợ là

hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi

để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển Trong khi đó Nhà nước thu hồi đất làviệc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước traoquyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đấtđai (Luật đất đai, 2013)[4]

Việc bồi thường có thể tiến hành bằng tiền hoặc bằng vật chất khác có thể docác quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thoả thuận của các chủ thể Bồi thườngthiệt hại về đất đai thực chất là việc giải quyết mối quan hệ về kinh tế giữa Nhànước với người được giao đất, cho thuê đất và những người bị thu hồi đất Bồithường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy định của nhà nước về giá đất,phương thức thu hồi và thanh toán Nó vừa đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đấtđồng thời cũng đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận đất thu hồi để sửdụng, tức là phải giải quyết hài hoà lợi ích của cả ba đối tượng này

Trang 14

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng

Bồi thường và giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thểhiện sự khác nhau giữa các dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của cácbên tham gia và lợi ích của toàn xã hội Chính vì vậy quá trình BT&GPMB có đặcđiểm sau (Phan Tuấn Triều (2009)) [8]:

- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau vớiđiều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định Đối với khu vực nộithành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề

đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó Do đó,giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt

- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trongđời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư sốngchủ yếu nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuấtquan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghềnghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ chothuê đất cũng được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê.Trước tình hình đó dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia dichuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết đểđảm bảo đời sống dân cư sau này

1.1.3 Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

“Trong quá trình bồi thường GPMB có rất nhiều yếu tố tác động đến nó cóthể thúc đẩy quá trình bồi thường GPMB diễn ra nhanh hay chậm [8]:

- Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai

- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất

- Tác động của công tác giao đất, cho thuê đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụngđất, thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thanh tra chấp hành các chế độ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ

- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý

sử dụng đất đai.”

- Yếu tố chính sách, yếu tố thị trường v.v

Trang 15

1.1.4 Nguyên tắc và điều kiện bồi thường, giải phóng mặt bằng

1.1.4.1 Nguyên tắc bồi thường

* Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tạiĐiều 74, Luật Đất đai 2013 [4]:

1 Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồithường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường

2 Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sửdụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằngtiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhtại thời điểm quyết định thu hồi đất

3 Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, kháchquan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật

* Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khiNhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 88, Luật Đất đai 2013 [4]:

1 Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất

bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường

2 Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sảnxuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại

1.1.4.2 Điều kiện bồi thường

Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốcphòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quyđịnh tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 [4]:

1 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuêđất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa đượccấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam

Trang 16

định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sửdụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

2 Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà khôngphải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện

để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

3 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền

sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiệnđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

4 Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trảtiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyểnnhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc

có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

5 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đấttrả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủđiều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

6 Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện

dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiệncấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

Trang 17

1.1.5 Các trường hợp không được bồi thường khi bị thu hồi đất

* Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất được quyđịnh tại Điều 82 Luật Đất đai 2013 như sau [4]:

1 Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2 Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3 Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c

và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4 Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này

* Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liềnvới đất Điều 92 Luật Đất đai 2013 như sau [4]:

1 Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quyđịnh tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 củaLuật này

2 Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạolập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

3 Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng kháckhông còn sử dụng

1.1.6 Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung hỗ trợ khi Nhà nước thu hồiđất như sau [4]:

1 Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thườngtheo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai vàđúng quy định của pháp luật

Trang 18

2 Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trườnghợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân màphải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác

3 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

1.1.7 Quy định về tái định cư

* Trách nhiệm lập và thực hiện dự án tái định cư được quy định tại Điều 85 Đất đai 2013 như sau [4]:

1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổchức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất

2 Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảmtiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán củatừng vùng, miền

3 Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ởhoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư

4 Chính phủ quy định chi tiết điều này

* Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

1 Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhândân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phảithông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dựkiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở

Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi

và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương

án bố trí tái định cư

Trang 19

Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết

kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định

cư cho người có đất thu hồi

2 Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồiđất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư Ưu tiên vị trí thuận lợicho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người cócông với cách mạng

Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khaitại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi cóđất thu hồi và tại nơi tái định cư

3 Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở táiđịnh cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

4 Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồithường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗtrợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu

Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với điềukiện từng vùng, miền và địa phương

1.1.8 Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại Điều 93 LuậtĐất đai 2013 [4]:

1 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhànước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồithường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi

2 Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thìkhi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồithường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩmquyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiềnbằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậmtrả và thời gian chậm trả

Trang 20

3 Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theophương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thìtiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

4 Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưathực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của phápluật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồithường để hoàn trả ngân sách nhà nước

5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 30 nghị định 47 quy đinh về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cưnhư sau [1]

1 Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào sốtiền được bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 93 của Luật Đất đai được thực hiệntheo quy định sau đây:

a) Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sửdụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫnchưa nộp;

b) Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại Điểm a Khoản nàyđược xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất,thuê mặt nước

Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyếtđịnh thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếptục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định

cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà

ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;

c) Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chínhgồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất cònlại (nếu có) Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồithường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoảntiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

Trang 21

2 Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở,nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênhlệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:

a) Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà

ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;

b) Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà

ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trườnghợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này

3 Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất

mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đangtranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất

4 Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quyđịnh sau đây:

a) Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồithường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiệntheo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;

b) Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theoquy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗtrợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệtthì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất phải nộp Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phảinộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giaođất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai màđược miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồithường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu

tư của dự án

Trang 22

1.1.9 Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tạiĐiều 31 Nghị định 47 như sau [2]:

1 Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập

dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theoquy định sau đây:

a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;

b) Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dựtoán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;

c) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoảnphục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án

2 Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặtbằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án Đốivới các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặcđặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợpphải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồithường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cưquyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự ántheo quy định của pháp luật

3 Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm

vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡngchế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định cư quyết định Việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đấtnhư sau:

a) Đối với trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuêđất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí nàyđược bố trí và hạch toán vào vốn đầu tư của dự án;

Trang 23

b) Đối với trường hợp nhà nước thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch đểgiao, cho thuê thông qua hình thức đấu giá thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹphát triển đất;

c) Đối với trường hợp nhà đầu tư tự nguyện ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư (trong đó có khoản kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) thì khoản kinhphí này được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp

4 Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán chiphí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.1.10 Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Điều 32 Nghị định 47 quy định về kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư [2]:

1 Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổchức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác

Việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2 Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thựchiện các dự án được quy định như sau:

a) Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào kinh phíthực hiện dự án đầu tư;

b) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốchội; chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngànhthực hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗtrợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhândân cấp tỉnh;

d) Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộctrường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này

Trang 24

1.2 Cơ sở pháp lý

Dự án đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng có thời gian khởicông từ năm 2012 đến nay do đó các văn bản pháp quy quy định về công tác bồithường, giải phóng mặt bằng được chia thành hai giai đoạn:

* Từ Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực

- Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiệnNghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗtrợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định 197/2004/NĐ-CP;

- Nghị định 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về Quy định

bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiệnquyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Thông tư 06/2007/TT - BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ - CPngày 25/05/2007 của Chính phủ;

- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/ 2004 củaChính phủ về phương pháp định giá đất và khung giá các loại đất;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 qui định bổ sung về quihoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trang 25

* Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành

Để cụ thể hóa quy định bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất,

từ luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành, UBND Tỉnh QuảngNinh đã ban hành:

- Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 ban hànhquy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đấtđai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định 3238/QĐ - UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc quy đinh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019

- Quyết định 4234/QĐ - UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nướcthu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định 2745/QĐ - UBND ngày 9/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án: Đường nối thànhphố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

- Quyết định 166/QĐ - UBND ngày 19/01/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc phê duyệt đầu tư dự án Đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc HàNội - Hải Phòng

- Thông báo 316/TB - UBND ngày 2/11/2015 của UBND thị xã Quảng Yên

về việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng đường nối thành phố Hạ Long vớiCầu Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên

Trang 26

- Quyết định 1275/QĐ - UBND ngày 28/04/2016 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nướcthu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường nối thành phố Hạ Long với Cầu BạchĐằng tại thị xã Quảng Yên.

- Quyết định 1608/QĐ - UBND ngày 30/05/2016 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nướcthu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường nối thành phố Hạ Long với Cầu BạchĐằng tại thị xã Quảng Yên đối với phần diện tích thu hồi bổ sung

- Quyết định 933/QĐ - UBND ngày 31/03/2016 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt đầu tư xây dựng công trình đường nối từ đường cao tốc

Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định 6407/QĐ - UBND ngày 15/12/2016 của UBND thị xã QuảngYên về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đường nối từ đường cao tốc Hạ Long

- Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnhQuảng Ninh

- Quyết định 50/QĐ - UBND ngày 13/01/2017 của UBND thị xã Quảng Yên

về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đườngcao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định 2797/QĐ - UBND ngày 30/08/2017 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, giải phóng mặt bằng

để thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp NamTiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Công tác giải phóng mặt bằng trên thế giới

1.3.1.1 Công tác giải phóng mặt bằng ở Pháp

Ở Pháp, đối với các trường hợp sử dụng đất vào mục đích chung như quốcphòng - an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng thì Nhà nước thực hiện

Trang 27

quyền ưu tiên mua đất của chủ sở hữu tư nhân trên cơ sở đàm phán thỏa thuận vềgiá Trường hợp thỏa thuận không đạt hoặc chủ sở hữu tư nhân không muốn bánđất thì Nhà nước được quyền trưng thu đất đai có bồi thường cho chủ sở hữu.

Pháp được đánh giá là một trong những nước có thể chế trưng thu chi tiết

và hoàn chỉnh nhất Thủ tục trưng thu của Pháp gồm hai giai đoạn: giai đoạn hànhchính (làm các công việc chuẩn bị thu hồi) và giai đoạn tư pháp (liên quan đếnchuyển quyền sở hữu)

Trước hết, bên có nhu cầu thực hiện dự án nộp hồ sơ cho Tỉnh trưởng Tỉnhtrưởng bổ nhiệm điều tra viên hoặc một hội đồng điều tra để tiến hành điều tra sơ

bộ và chỉ rõ đối tượng, thời hạn điều tra; đồng thời, thông báo trên báo chí, cáchthức để công chúng tìm hiểu, nêu ý kiến về hồ sơ dự án Trên cơ sở kết quả điềutra được trình lên, Tỉnh trưởng sẽ thông báo cho chủ dự án, tòa án hành chính vàcũng gửi cho tất cả các xã, phường liên quan Chậm nhất là một năm sau khi kếtthúc điều tra sơ bộ, tùy từng trường hợp theo luật định, Tỉnh trưởng ra quyết định

về tính khả nhượng của các tài sản có trong danh mục trưng thu, chuyển quyếtđịnh đó sang tòa án Sau khi có lệnh của tòa án, các chủ sở hữu không đượcchuyển nhượng, thế chấp tài sản Chủ dự án thông báo dự kiến về mức bồi thường

và mời các bên bị trưng thu cho biết yêu cầu của họ trong vòng 15 ngày Hai bên

có một tháng để xử lý những bất đồng, nếu không thống nhất được thì mức bồithường sẽ do tòa án quyết định, có nêu rõ các khoản bồi thường chính, các khoảnbồi thường phụ (như việc làm, hoa màu, di chuyển, kinh doanh ) và cơ sở củaviệc tính toán Những khoản bồi thường này sẽ phải trả đầy đủ tính theo giá trongngày ra lệnh trưng thu và chủ dự án phải trả chi phí xác định mức bồi thường củatòa án (Phương Thảo (2013)) [23]

1.3.1.2 Công tác giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗtrợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũngnhư số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư.Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận

Trang 28

phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cánhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiệnmức sống so với trước khi bị thu hồi đất.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thìngười nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường Người bị thu hồi đấtđược thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư,tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiềntrợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những nămtrước đây rồi nhân với hệ số Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sảntrên đất được tính theo giá cả hiện tại

Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảmbảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ Việc quản lý giảiphóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phươngđảm nhiệm Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuêmột đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng

Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng, phương thức chủyếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Một là, giá cảxây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; Hai là, giá đất tiêuchuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở

Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường chodân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị vànông thôn Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền

là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trunggian để đánh giá, xác định giá Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theonhững cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồithường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoamàu; bồi thường tài sản tập thể

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc cónhững thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là dothứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các

Trang 29

hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân táiđịnh cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư Thứ hai, nănglực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh Chính quyền cấp tỉnh chịutrách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định

cư Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ táiđịnh cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn Tiền đền bù cho đất đai bị mấtkhông trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, pháttriển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạtầng Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng

Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đềviệc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng mặt bằngtrước khi xây xong nhà tái định cư (Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hộiquốc gia (2016)) [6]

1.3.1.3 Công tác giải phóng mặt bằng ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, mặc dù đất đai là sở hữu tư nhân nhưng trong nhiều trườnghợp, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân Các trường hợp đó là: thu hồiđất để phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh; dự án đường sắt, đường bộ, sânbay, đập nước thủy điện, thủy lợi; dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhàmáy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng; dự ánxây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuêhoặc chuyển nhượng

Ở Hàn Quốc, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theophương thức tham vấn và cưỡng chế Phương thức tham vấn được thực hiện thôngqua việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương

án, cách thức bồi thường Trong trường hợp tham vấn bị thất bại, Nhà nước phải

sử dụng phương thức cưỡng chế Theo thống kê của Cục Chính sách đất đai HànQuốc, ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiệntheo phương thức tham vấn; chỉ có 15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụngphương thức cưỡng chế

Trang 30

Ở Hàn Quốc, Tổ chức Nhà ở Quốc gia (một tổ chức xã hội đứng ra bảo đảmtrách nhiệm cung cấp nhà ở tại đô thị, hoạt động như một nhà đầu tư độc lập) đượcphép thu hồi đất theo quy hoạch để thực hiện các dự án xây nhà ở.

Ở Hàn Quốc, Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trên cơ sở các nguyên tắcsau: Thứ nhất, việc bồi thường do chủ dự án thực hiện Thứ hai, chủ đầu tư phảithực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hànhxây dựng các công trình công cộng Thứ ba, thực hiện bồi thường cho chủ đất phảibằng tiền mặt, sau đó mới bằng đất hoặc nhà ở xã hội Thứ tư, thực hiện bồi thường

áp dụng cho từng cá nhân

Về thời điểm xác định giá bồi thường, đối với trường hợp thu hồi đất thôngqua hình thức tham vấn thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm các bênđạt được thỏa thuận đồng thuận về phương án bồi thường Đối với trường hợp thuhồi đất thông qua hình thức cưỡng chế thì thời điểm xác định giá bồi thường làthời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

Việc xác định giá bồi thường không phải do chủ dự án thực hiện mà giaocho ít nhất hai cơ quan định giá độc lập (hoạt động theo hình thức doanh nghiệphoặc công ty cổ phần) thực hiện Trường hợp chủ đất yêu cầu xác định lại giá bồithường thì chủ dự án lựa chọn thêm một tổ chức tư vấn định giá đất thứ ba Nếugiá trị định giá cao nhất và thấp nhất chênh lệch 10% hoặc nhiều hơn, sẽ phải cóchuyên gia định giá khác thực hiện tiếp việc định giá, và từ đó, mức bồi thường sẽđược tính toán lại Giá đất được lựa chọn làm căn cứ xác định bồi thường là giátrung bình cộng của kết quả định giá của hai hoặc ba cơ quan dịch vụ tư vấn về giáđất độc lập được chủ thực hiện dự án thuê định giá

Đối với đất nông nghiệp, nếu bị thu hồi trước khi thu hoạch hoa màu, giá trịhoa màu đó sẽ được bồi thường Khoản bồi thường được tính dựa trên số hoa màuthực tế được trồng tại thời điểm dự án được công bố và đủ để hỗ trợ người nôngdân phục hồi lại việc sản xuất của mình Khoản bồi thường được tính bằng 2 lầntổng thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp (Phương Thảo (2013)) [23]

Trang 31

1.3.2 Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.3.2.1 Công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội

Năm 2009, công tác GPMB ngoài mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố, bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm, còn gópphần thiết thực trong việc thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu của Chính phủ

Với những nỗ lực và giải pháp đồng bộ, kịp thời, năm 2009 thành phố đãhoàn thành toàn bộ và phân kỳ công tác GPMB của 428 dự án, bàn giao 1.987 hađất, chi trả hơn 5.911 tỷ đồng và bố trí tái định cư cho 2.681 hộ, trong đó cónhiều dự án còn tồn đọng qua nhiều năm như đường vành đai 3, đường 32, khuliên cơ Vân Hồ, đường Láng Hoà Lạc, quốc lộ 3 mới Hà nội - Thái Nguyên,đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, mở rộng khu xử lý rác thảiNam Sơn Trong 5 năm (2005-2010) thành phố Hà Nội đã GPMB 5.567 ha của1.217 dự án, chi trả số tiền hơn 17.679 tỷ đồng cho gần 161 nghìn tổ chức, hộ giađình, cá nhân, bố trí tái định cư cho 11.722 hộ dân

Năm 2010, trên địa bàn thành phố còn có chín dự án trong danh mục cáccông trình trọng điểm chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chưa đủđiều kiện triển khai thu hồi đất GPMB Thành phố đặt mục tiêu tiếp tục quán triệttrách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm

vụ GPMB, coi nhiệm vụ này là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, bình xét thi đua, đánh giá cán bộ (Phan Tuấn Triều (2009)) [8]

1.3.2.2 Công tác giải phóng mặt bằng ở Nghệ An

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng hàng đầu trong pháttriển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đápứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; năm 2012 Banthường vụ tỉnh Ủy đã nghe và cho ý kiến chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư và các khó khăn vướng mắc trong triển khai các công trình, dự án trọngđiểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặcbiệt các công trình, dự án trọng điểm; tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó: Hệthống chính quyền các cấp coi nhiệm vụ bồi thường, tái định và giải phóng mặt

Trang 32

bằng là nhiệm vụ quan trọng; tập trung rà soát các công trình, dự án còn vướng mắcliên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định rõ nguyên nhân, trên cơ sở

đó đề xuất biện pháp, giải quyết đối với từng dự án; thường xuyên rà soát cơ chế,chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, kịp thờiphát hiện những bất cập để điều chỉnh hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền điềuchỉnh kịp thời; chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cần tăng cường phốihợp trong công tác tuyên truyền, vận động, làm rõ lợi ích về nhiều mặt của dự án,qua đó thuyết phục nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất Kiện toàn và nâng cao hiệu quảhoạt động của Hội đồng bồi thường, GPMB cấp huyện, từng bước xây dựng đội ngũcán bộ chuyên môn có năng lực, có trách nhiệm trong công tác bồi thường, giảiphóng mặt bằng Hàng năm Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí cho công tác bồi thường,giải phóng mặt bằng và đặc biệt ưu tiên nguồn vốn để lập quy hoạch, đầu tư xâydựng khu tái định cư chung phục vụ cho nhiều dự án (gồm tái định cư đất ở và táiđịnh cư nghĩa trang); với phương châm: Xây dựng khu tái định cư trước một bước.Đất xây dựng khu tái định cư, phải được ưu tiên tối đa cho đối tượng tái định cư

Từ những giải pháp trên, từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉđạo các Sở ngành, UBND cấp huyện để xử lý các tồn tại, vướng mắc đến nay côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được đẩy nhanh tiến độ đáp ứng yêu cầuchủ đầu tư, đặc biệt các Dự án trọng điểm của TW, tỉnh và xử lý một số dự án kéodài nhiều năm Cụ thể:

- Đối với các dự án trong điểm: nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 A; đường 72 m

từ đường 2/3 đến ngã 3 Quán bàu (dự án kéo dài 11 năm); đường nối quốc lộ 1 A Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thái Hoà; dự án phát triển đô thị Vinh do Ngân hàng thếgiới tài trợ; Dự án thủy điện Bản Vẽ, thuỷ điện Hủa Na; Dự án Nhà máy xi măngSông Lam do Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát The Vissai làm chủ đầu tư

Các Khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Khu công Nghiệp ĐôngHồi, Khu Công nghiệp Đô thị VSIP 7 Nghệ; trong đó: dự án Khu công nghiệp NamCấm đến nay đã cơ bản giải quyết các kiến nghị của người dân bị thu hồi đất tại Khucông nghiệp Nam Cấm, trong đó tham mưu UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ ổn định đờisống, sản xuất; hỗ trợ trồng cây trồng (Doanh nghiệp) và giải quyết một số trường

Trang 33

hợp thực hiện bồi thường không đúng chủ sử dụng đất Hiện nay, UBND huyệnNghi Lộc đang tiến hành lập phương án bồi thường để chi trả; hoàn thành việc bồithường, GPMB đối với và giao đất, cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án Khucông nghiệp Hoàng Mai Hiện nay, Khu Công nghiệp Đông Hồi có 03 nhà đầu tưvào thực hiện dự án; trong đó: Dự án Nhà máy kết cấu bê tông, vật liệu xây dựngkhông nung của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giao đất đợt 1cho chủ đầu tư; Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An đã hoàn thành việc giải phóngmặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư 37,5/38,5 ha (chỉ còn 01 ha chưa bàn giao) Dự ánnhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện nay bắt đầu triển khai; Khu Công nghiệp,

Đô thị VSIP 7 Nghệ An đã hoàn thành việc chuyển mục đích đất lúa, bàn giaocho chủ đầu tư 48 ha và đang tiến hành giải phóng diện tích còn lại của giai đoạn 1(182ha)

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế tồn tại,trong đã có: (1)Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định và thực hiện giải phóng mặt bằng đã đạt kết quả tích cực (năm 2013, năm

2014, 2015), nhưng vẫn còn một số nội dung, hạng mục chậm so với kế hoạch làmảnh hưởng đến tiến độ của dự án; (2) Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có lúc, có nơi chưa kịp thời;một số trường hợp chưa tạo đồng thuận cao của người bị thu hồi đất Nguyên nhânchủ yếu: (1) Một số tồn tại của Luật Đất đai năm 2003, nhưng nay thực hiện LuậtĐất đai năm 2013 cũng chưa được giải quyết, gây bức xúc cho nhân dân; chínhsách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợicủa người dân; (2) công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thựchiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thuhồi đất để thực hiện các dự án đầu tư ở một số địa phương chưa tốt; (3) Phần lớncấp huyện chưa chủ động trong việc xây dựng trước các khu tái định cư, nên khi

có dự án đầu tư vào địa bàn đã gây nên sự lúng túng, bị động làm ách tắc và kéodài thời gian thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn; (4) Kinh phí phục vụ bồithường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản còn chậm, chưa kịp thời Đặc biệt là kinh phíđầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung

Trang 34

Để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đáp ứng tiến độ của dự án vàđược sự đồng thuận cao của người dân bị ảnh hưởng thì hệ thống chính quyền cáccấp phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, rất khó khăn và phức tạp Do đó, tiếp tụcthực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên; rà soát cơ chế, chính sách về bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, kịp thời phát hiện những bất cập đểđiều chỉnh và kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sungmột số vấn đề bất cấp trong thực hiện Luật Đất đai năm 2013; tham mưu UBND tỉnh

có những cơ chế, chính sách linh hoạt trong việc thực hiện, phù hợp với tình hìnhthực tế để tạo sự đồng thuận từ những hộ dân bị ảnh hưởng; lập quy hoạch, đầu tưxây dựng khu tái định cư chung phục vụ cho nhiều dự án (gồm tái định cư đất ở vàtái định cư nghĩa trang); từng bước xây dựng độ ngũ cán bộ chuyên trách làm côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng của tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An(2015)) [21]

1.3.2.3 Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Vài năm trở lại đây, TX Quảng Yên là một trong những điểm sáng của tỉnhtrên nhiều lĩnh vực, trong đó tiêu biểu là việc thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn

Để có được kết quả đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định rõ công tác đền

bù, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư chiến lược là nhiệm

vụ hết sức quan trọng Tính riêng trong năm 2016, thị xã đã giải phóng mặt bằng đểthực hiện 24 dự án, tổng diện tích đền bù 1.094,8 ha, ảnh hưởng tới 4.036 hộ dân -đây là con số đền bù, giải phóng mặt bằng lớn nhất từ trước đến nay ở địa phương

Để triển khai được nhiệm vụ trên, thời gian qua địa phương cũng gặp không

ít trở ngại, khó khăn Đặc biệt là chế độ, chính sách bồi thường, giải phóng mặtbằng thường xuyên thay đổi; một bộ phận người dân hiểu biết về chính sách cònhạn chế, vì thế đòi hỏi mức đền bù vượt mức quy định của Nhà nước; một số hộ vìlợi ích cá nhân, mặc dù đã có thông báo thu hồi đất nhưng vẫn cố tình lấn chiếm,

mở rộng đất đai, xây dựng công trình, trồng cây cối, hoa màu làm cho việc kiểmđến gặp nhiều trở ngại Với quyết tâm cao nhất để hoàn thành tiến độ đền bù, giảiphóng mặt bằng phục vụ các dự án, thị xã đã thành lập các Ban Chỉ đạo để phối hợpvới chủ đầu tư làm tốt công tác kiểm đếm, xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ Các

Trang 35

cơ quan chức năng của thị xã cũng chủ động bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ,phẩm chất đạo đức tham gia công tác kiểm đếm, lập danh sách các hộ ảnh hưởng.Cùng với đó, UBND thị xã đã chỉ đạo tổ chức tốt các hội nghị để công khai quyhoạch và triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đến các hộ dân Năm

2016, thị xã đã tổ chức 21 hội nghị về công tác này; tiến hành 265 cuộc đối thoại,tuyên truyền, vận động, giải thích cho các hộ bị chiếm dụng đất Kết quả là đã tổchức chi trả gần 313 tỷ đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng, cơ bản hoàn thành côngtác giải phóng mặt bằng thuộc các dự án Tiêu biểu nhất là Dự án đường nối TP HạLong với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã hoàn thành công tác giải phóngmặt bằng toàn bộ phần đường và hạng mục mặt bằng cầu vượt, nút giao thông vàcông trình phụ trợ trên toàn tuyến dài 20,6km, diện tích thu hồi 171,41ha với 1.150

hộ dân, 5 tổ chức bị ảnh hưởng, số tiền chi trả trong năm 2016 là 105 tỷ đồng

Năm 2017, trên địa bàn tiếp tục triển khai nhiều dự án trọng điểm Do đó, đểphát huy những thành tích đạt được trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thị

xã đã và đang tập trung công bố công khai các quy hoạch, đồng thời xây dựngphương án vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với các

dự án sắp triển khai (Quang Minh) [22]

1.4 Đánh giá chung về tổng quan

Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, tôi đã tổng quan các nghiêncứu trên Thế giới và Việt Nam Tôi nhận thấy việc nghiên cứu về công tác bồithường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư của một số dự án trên địa bàn thị

xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình, cơchế, nhằm tăng cường hiệu quả của bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị

xã Quảng Yên nói riêng, tỉnh quảng Ninh và cả nước nói chung Tôi xin cam đoanrằng chưa có ai nhận học vị sau đại học trên địa bàn nghiên cứu về lĩnh vực: Côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư của một số dự án trên địabàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đến

các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thị xã Quảng Yên.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Đề tài tiến hành nghiên cứu 2 dự án:

+ Dự án Đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

+ Dự án Đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng, thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian: từ 2017 đến 2018

- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Quảng Yên

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Giới thiệu về địa bàn và 2 dự án nghiên cứu

- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

- Giới thiệu 2 dự án nghiên cứu

Dự án 1: Đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Dự án 2: Đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng, thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

2.3.2 Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

- Đối tượng và điều kiện bồi thường

- Kết quả công tác bồi thường tại hai dự án

- Kết quả hỗ trợ dự án

- Các khoản kinh phí khác để thực hiện dự án

- Tổng hợp kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng của 2 dự án

Trang 37

2.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác BT&GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân tại khu vực GPMB.

2.3.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn và đề xuất một số giải pháp để giải quyết trong công tác BT&GPMB khi Nhà nước thu hồi đất

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

* Điều tra các số liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụngvào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu Nguồn gốc củacác tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liênquan đến công tác BT&GPMB khi Nhà nước thu hồi đất

- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quanđến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tếcủa các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu

- Thu thập các số liệu từ Phòng thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường

và các sở, ban, ngành có liên quan

- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng

* Điều tra các số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn nghiên cứu, thuthập các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức: tình hình giaođất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức…Đối tượng là cáccán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên

- Lựa chọn dự án: Để đánh giá được khách quan thực trạng công tác bồi

thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư và hiệu quả của các dự án trên địabàn thị xã Quảng Yên, đề tài tiến hành lựa chọn 2 dự án điểm hình trên địa bàn thị

xã trong thời gian qua:

Trang 38

+ Dự án Đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu côngnghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

+ Dự án Đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng, thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân:

+ Đề tài xây dựng phiếu điều tra, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn theo phiếuđiều tra soạn sẵn Các số liệu được tổng hợp thông qua bộ câu hỏi từ phiếu điều tra

để đánh giá được những phản ứng của người dân về công tác giải phóng mặt bằngtrên địa bàn tiến hành thực hiện dự án

+ Đề tài đã lựa chọn ngẫu nhiên 100 hộ dân bị thu hồi đất thuộc 2 dự ánđược lựa chọn Mỗi dự án sẽ tiến hành điều tra 50 hộ dân

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan

của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe qua đó các thông tinđược ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể

2.4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiềunguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm

ra các xu thế trong khi phân tích Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị phân tíchnhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn

- Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tíchtheo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh Các số liệu đầu vào thu thập đượcphân tích, xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanhgọn và chuẩn xác hơn

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu và 2 dự án nghiên cứu

3.1.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Quảng Yên là một thị xã ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh,

có tọa độ địa lý 20o45'06 - 21o02'09 vĩ độ Bắc và 106o45'30 - 106o0'59 độ kinh Đôngthuộc Vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ViệtNam ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP, tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn

bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Yên Hưng [9]

- Phía đông giáp với thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long;

- Phía tây và nam giáp huyện Thủy Nguyên, huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng;

- Phía bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ;

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh

Trang 40

Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửasông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.Đất đai tại Quảng Yên nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm đất chính là đồngbằng, đồi núi và đất bãi bồi cửa sông Trong đó, đất đồng bằng chiếm 44,% diệntích, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê Vùng đồi núichiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc, bao gồm chủ yếu là các loạiđất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đátrầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm cácloại đất mặn và đất cát chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển vàcửa sông [9].

Quảng Yên có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền Bắc ViệtNam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Thời tiết nơi đây phân hóathành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, trái ngược là mùa đông lạnh vàkhô Trong đó, Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, Mùa đông kéodài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến

24oC, Số giờ nắng trung bình 1700 - 1800 h/năm Lượng mưa trung bình hàngnăm gần 2000 mm, cao nhất có thể lên đến 2600 mm Mùa mưa kéo dài từ tháng

5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bìnhhàng năm 160 - 170 ngày Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%,cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11.Với những lợi thế về thời tiết, Khí hậu Quảng Yên rất thuận lợi cho sản xuấtnông lâm ngư nghiệp và phát triển du lịch [7]

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh dân số Quảng Yên năm

2017 có 131.392 người, trong đó nam 66.724 người chiếm 50,78% tổng dân số; nữ64.668 người chiếm 49,22% tổng dân số Dân số thành thị có 13.833 người chiếm10,52%, dân số khu vực nông thôn 117.559 người chiếm 89,47% dân số toànThị xã

Thị xã Quảng Yên gồm 24 dân tộc đang sinh sống, gồm:

Dân tộc Kinh chiếm tuyệt đại đa số các dân tộc trong Thị xã 99,43%;

Dân tộc Tày chiếm 0,16%; dân tộc Thái chiếm 0,08%, dân tộc Hoa và dântộc Hmông chiếm 0,07%

Ngày đăng: 01/11/2018, 12:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, Nxb nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai
Tác giả: Nguyễn Khắc Thái Sơn
Nhà XB: Nxbnông nghiệp Hà Nội
Năm: 2007
20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định 2797/QĐ - UBND ngày 30/08/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 2797/QĐ - UBND ngày30/08/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt giá đất cụ thể làmcăn cứ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường cao tốc HạLong - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2017
21. Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An (2015), Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, http://ngh e an.gov . vn, ngày 8/12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc bồi thường, giải phóng mặtbằng, tái định cư các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tác giả: Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An
Năm: 2015
22. Quang Minh (2017), Thị xã Quảng Yên thu hút mạnh các dự án đầu tư, http://Ba o quangn i nh.c o m . vn, ngày 20/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Yên thu hút mạnh các dự án đầu tư
Tác giả: Quang Minh
Năm: 2017
23. Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới, ht t p: / /no i ch i nh . v n ngày 11/9/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thếgiới
Tác giả: Phương Thảo
Năm: 2013
1. Chính Phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 Khác
2. Chính Phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
6. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam Khác
7. Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Quảng Ninh (2017), Báo cáo tình hình khí hậu của tỉnh Quảng Ninh Khác
9. UBND thị xã Quảng Yên (2011), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) thị xã Quảng Yên Khác
10. UBND thị xã Quảng Yên (2015), Thông báo 316/TB - UBND ngày 2/11/2015 của UBND thị xã Quảng Yên về việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng đường nối thành phố Hạ Long với Cầu Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên Khác
11. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định 242/QĐ - UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đầu tư xây dựng công trình đường nối từ đường cao tốc thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Khác
12. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác
13. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định 3238/QĐ - UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy đinh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019 Khác
14. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định 4234/QĐ - UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác
15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định 933/QĐ - UBND ngày 31/03/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đầu tư xây dựng công trình đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Khác
16. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định 1275/QĐ - UBND ngày 28/04/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt phương án bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường nối thành phố Hạ Long với Cầu Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên Khác
17. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định 1608/QĐ - UBND ngày 30/05/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường nối thành phố Hạ Long với Cầu Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên đối với phần diện tích thu hồi bổ sung Khác
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định 6407/QĐ - UBND ngày 15/12/2016 của UBND thị xã Quảng Yên về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Khác
19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định 50/QĐ - UBND ngày 13/01/2017 của UBND thị xã Quảng Yên về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w