Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ------ NGUYỄN THỊ THANH THÚY BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU THỊT QUẢ Đ
Trang 1Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
- -
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU
THỊT QUẢ ĐÀO TIÊN
(Crescentia cujete L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
HÀ NỘI- 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
- -
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU
THỊT QUẢ ĐÀO TIÊN
(Crescentia cujete L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH DƯỢC HỌC
KHÓA: QH.2014
Người hướng dẫn: 1 PGS.TS NGUYỄN THANH HẢI
2 TS NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Trang 3Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Lời cảm ơn
Sau một thời gian thực hiện đề tài với nhiều nỗ lực và cố gắng, thời điểm hoàn thành khóa luận là lúc tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành với những người đã dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, TS Nguyễn Thị Hải Yến, những người đã tận tình hướng dẫn,
hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm, Bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền, Bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm thực nghiệm tại trường
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các phòng ban đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận Cảm ơn các thầy cô Khoa Y Dược, ĐHQGHN đã quan tâm dìu dắt và truyền kiến thức cho tôi trong 5 năm học vừa qua
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn theo sát động viên, quan tâm và giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Dù đã rất cố gắng, nhưng lần đầu làm nghiên cứu tôi khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để khoá luận thêm hoàn thiện
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Trang 4DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Danh sách thực vật chi Crescentia 2
Bảng 2: Giá trị trung bình nồng độ khoáng chất có trong trái Crescentia
Bảng 3: Các hợp chất nổi bật trong quả Crescentia cujete L 9 Bảng 4: Các chất thuộc nhóm p-hydroxybenzoyloxy 11 Bảng 5: Các hợp chất thuộc nhóm n- alkyl glycosid 12
Bảng 7: Độ ẩm của thịt quả đào tiên tươi 34 Bảng 8: Tỷ lệ tro toàn phần của dược liệu đào tiên 35 Bảng 9: Tỷ lệ tro không tan trong acid của dược liệu đào tiên 35
Bảng 12: Độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn 39 Bảng 13: Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp đo quang 40 Bảng 14: Kết quả xác định độ đúng của phương pháp đo quang 40
Bảng 15: Một số chỉ số của dầu hạt đào tiên 41
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3: Công thức cấu tạo iridoid của Crescentia cujete L 9
Hình 4: Hoạt tính chống oxi hóa của Cresscentia cujete L trong
Hình 9: Bột thịt quả đào tiên dưới kính hiển vi 32
Hình 10: Phổ hấp thụ của các dung dịch trong khoảng bước sóng
Hình 11: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ
Hình 12: Sắc ký đồ các acid béo của dầu hạt đào tiên 41
Trang 7Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CRESCENTIA CUJETE L 2
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI CRESCENTIA 2
1.2 TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU CRESCENTIA CUJETE L (QUẢ ĐÀO TIÊN) 6
1.2.1 Thành phần hóa học 7
1.2.2 Tác dụng dược lý 15
1.2.3 Công dụng 17
1.2.4 Độc tính 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Nguyên liệu, hóa chất và máy móc, thiết bị 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Mô tả 20
2.2.2 Vi phẫu 20
2.2.3 Độ ẩm 20
2.2.4 Tro toàn phần 20
2.2.5 Tro không tan trong acid 21
2.2.6 Định tính 21
2.2.7 Định lượng 25
2.2.8 Nghiên cứu dầu từ hạt đào tiên 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Mô tả 35
3.2 Đặc điểm vi phẫu thịt quả và soi bột 36
3.3 Độ ẩm 37
Trang 83.4 Tro toàn phần 37
3.5 Tro không tan trong acid 38
3.6 Định tính 39
3.7 Định lượng 41
3.8 Nghiên cứu dầu từ hạt đào tiên 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
Tài liệu tham khảo 49
Trang 9Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên ngày càng tăng Con người có khuynh hướng sử dụng nhiều thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước ta
có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc Đất đai và khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý Đây chính là tiền đề tốt để ngành Dược phát triển thuốc từ Dược liệu [8]
Cây Đào tiên có tên khoa học là Crescentia cujete L., là loại cây thân gỗ, sống lâu năm thuộc họ Chùm Ớt (Bignoniaceae) Quả của cây đào tiên có hình
cầu trông giống quả bưởi vừa phải, màu xanh lục bóng, đường kính 6-12 cm,
có thể đến 20cm.Trong dân gian người ta hay sử dụng thịt quả đào tiên tươi hoặc khô ngâm với rượu để uống nhằm đem lại tác dụng chữa bệnh Công dụng của đào tiên được biết đến như bồi bổ sức khỏe, chữa ho, nhuận tràng [9] Theo một số nghiên cứu nước ngoài thịt quả đào tiên còn có các tác dụng dược lý như: hoạt tính kháng khuẩn từ chiết xuất thịt quả [28], tác dụng chống oxi hóa [26], tác dụng hạ đường huyết được thử nghiệm trên chuột [25].… Đây là loại quả hữu ích và tiềm năng trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc từ dược liệu này Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta những nghiên cứu về loại quả này là rất
ít Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu này là điều cần thiết
Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho nghiên cứu sau này, tôi thực hiện đề tài: "Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu thịt quả đào tiên" với các mục tiêu sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu với một số tiêu chí chung trong Dược điển Việt Nam IV
- Bước đầu nghiên cứu dầu từ hạt đào tiên
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CRESCENTIA CUJETE L
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI CRESCENTIA
Chi Crescentia thuộc họ Chùm Ớt (Bignoniaceae) thuộc nhóm thực vật hạt
kín (thực vật có hoa)
Crescentia là một chi của sáu loài của thực vật có hoa thuộc họ Chùm Ớt,
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, châu Phi, châu Úc và vùng Đông nam Á [5], [7] Loài này là những cây có kích thước vừa phải, cao tới 10m và tạo ra những quả hình cầu lớn, vỏ mỏng, cứng và cùi mềm, đường kính lên đến 25cm [41] Cây gỗ nhỏ hay lớn, lá mọc so le, đơn Hoa ở nách lá, có tràng hoa hình ống lớn, phình ở bụng, quả mọng Hạt nhiều, kích thước khoảng 8mm x 9mm, mặt ngoài nhẵn, không có cánh, nằm lẫn trong quả [43]
Theo The Plant List [40] bao gồm 45 tên thực vật khoa học xếp hạng các loài cho chi Crescentia Trong số đó chỉ có 6 tên loài được chấp nhận Dưới
đây là tên của 6 loài đó:
Bảng 1: Danh sách thực vật chi Crescentia
cậy Nguồn
Crescentia alata Kunth Chấp nhận iPlants
Crescentia amazonica Ducke Chấp nhận iPlants
Crescentia cujete L Chấp nhận iPlants
Crescentia linearifolia Miers Chấp nhận iPlants
Crescentia mirabilis Ekmanex Urb Chấp nhận iPlants
Crescentia portoricensis Britton Chấp nhận iPlants
Crescentia cujete L
Theo các tài liệu thực vật trong nước và nước ngoài, vị trí của Đào tiên được sắp xếp trong các bậc taxon như sau [4, 5, 6, 14]:
Trang 11Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Mỹ nhiệt đới
Phân bố ở Việt Nam: được trồng ở gần như khắp các tỉnh thành, chủ yếu trồng ở miền Nam
Còn được gọi là Calabacero (Tây Ban Nha), Cujeté (Brazil), Totumo (Panama, Colombia, Venezuela và Peru), Tutumo (Bolivia), Taparo (Venezuela), Mate (Ecuador), Huinga (Peru), Pate (Peru), Cuyabra (Colombia), Morro (Guatemala), Cujete (Tây Ban Nha, Philippines), Trái cây kỳ diệu (Philippines), Kalbas (Dominica và St Lucia), Higuera (Puerto Rico) và cây Rum (Sri Lanka) [42]
* Đặc điểm hình thái [12, 30, 34, 46]:
Thân, tán, lá: Cây gỗ nhỏ hay nhỡ, sống lâu năm, cao từ 4-5m Tán lá hình tháp, vỏ thân màu xám Lá mọc so le, thường thu tập 3 cái ở một mấu, lá hình trái xoan ngược, thon hẹp dài ở gốc, dài 10-15cm, rộng 3-4cm, mọc khít nhau thành chùm 3 cái hay hơn, màu xanh đậm, bóng, cứng, tán dày, lá rụng vào mùa khô (Hình 1)
Hoa, quả, hạt: Hoa to thường mọc đơn độc ở đầu cành hay kẽ lá, màu trắng đục, mùi hôi, dài hình chuông, nhẵn, dễ rụng, chia 2 thùy không đều; tràng gần hình chuông, ống rộng loe ở đầu, dài 5cm, 5 cánh không đều, mép uốn lượn; nhị 4, chỉ nhị dính ở gốc ống tràng; bầu hình chóp, 1 ô Quả mọng, hình cầu trông giống quả bưởi vừa phải, màu xanh lục bóng, đường kính 6-12 cm, có thể đến 20cm, vỏ xanh cứng, thịt màu trắng có vị hơi chua Hạt nhiều, phẳng nhỏ, không cánh, nằm lẫn chìm trong thịt Trái chín phải mất vào khoảng 6 tháng Mùa hoa quả gần như quanh năm [39] (Hình 2,3)
*Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
Trang 12Phù hợp với: Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình Nhân giống từ hạt Đào tiên ở Việt Nam được trồng bằng cách cắm cành hay tách các nhánh con mọc
từ chồi rễ Cây có thể ra hoa và trái trong bất cứ mùa nào trong năm Có khả năng chịu mặn và có thể trồng những nơi có nước thoát tốt Cây cần trồng những nơi không có sương lạnh bởi vì nó không thích ứng với những độ lạnh cao [45]
Trang 13Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Trang 141.2 TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU CRESCENTIA CUJETE L (QUẢ
ĐÀO TIÊN)
Mô tả: Quả hình cầu trông giống quả bưởi vừa phải, màu xanh lục, đường kính từ 6-12cm, có thể đến 20cm, cuống ngắn, vỏ láng, quả bì dày, ngoại quả rất cứng Thịt quả có màu trắng, hơi nhớt, có vị chua, có nhiều hạt dẹt nhỏ, không cánh cũng màu trắng nằm lẫn trong thịt quả Trái chín phải mất khoảng
6 tháng Thịt quả khi nạo ra để ngoài trời nhanh chóng bị chuyển sang màu đen
và biến thành màu nâu khi khô [9, 12]
Hình 2: Quả và hạt đào tiên
Chú thích: 1: Quả đào tiên non
2: Quả trưởng thành
Trang 15Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1.2.1 Thành phần hóa học
Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của quả
Crescentia cujete L Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lá và vỏ cây Trong
thịt quả đào tiên người ta phát hiện có một số acid hữu cơ như axit xitric, axit tactric, axit clorogenic, axit creosentic [9] Trong trái còn chứa vitamin B1, và giàu lượng vitamin C [45]
Nghiên cứu hóa chất thực vật trên trái cây thu được saponin, flavonoid, cardenolides, tannin và phenol, cũng như sự hiện diện của hydro xyanua Kết quả cũng cho thấy nồng độ trung bình tương đối thấp đối với kim loại nặng, nhưng nồng độ trung bình cao đối với mangan, sắt, kẽm và đồng Giá trị cho chất béo, protein, nitơ, chất xơ thô, độ ẩm, sucrose, fructose, galactose và hàm lượng năng lượng khá cao tương ứng: 1,13; 8,35; 1,34; 4,28; 84,92; 59,86, 25,09; 18,24 và 88,69% [23]
Bảng 2: Giá trị trung bình của nồng độ khoáng chất có trong trái Crescentia
cujete L
Calcium (%) Magnesium (%) Potassium (%) Sodium (ppm) Manganese (ppm) Iron (ppm)
Zinc (ppm) Copper (ppm) Phosphorus (ppm) Lead (ppm)
Chromium (ppm) Nickel (ppm) Cobalt (ppm) Cadmium (ppm) Selenium (ppm) Arsenic (ppm) Tin (ppm) HCN (ppm)
0,04 0,01 0,02 59,77 21,74 7,88 3,97 6,90 53,01 0,17 0,07 0,10 0,03 0,01 0,02 0,00 0,01 0,11
Các hợp chất của chiết xuất trái cây Crescentia cujete L được phân tích
bằng phương pháp GC-MS chỉ ra sự hiện diện của 12 thành phần hóa học [27] Được biểu diễn trong hình 6
Trang 16Bảng 3: Các hợp chất nổi bật trong quả Crescentia cujete L
Trang 17Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
16 iridoid và iridoid glycosid (hình 5) gồm:
➢ Crescentins I, II, III, IV, V
➢ Crescentins A, B, C
➢ Aucubin (5)
➢ 6-O-p-hydroxybenzoyl-6-epiaucubin (6)
➢ Agluside (7)
Trang 18Các nhà khoa học đã phân lập được các chất từ quả của loài Crescentia cujete L., trong đó các hợp chất chủ yếu thuộc nhóm iridoid, ngoài ra còn có
các nhóm chất chính như nhóm n-alkyl glycosid, nhóm p-hydroxybenzoyloxy (bảng 3,4) [17]
Trang 19Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Hình 3: Công thức cấu tạo iridoid và iridoid glycosid của
Crescentia cujete L
Trang 21Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Bảng 5: Các hợp chất thuộc nhóm n- alkyl glycosid
Trang 23Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1.2.2 Tác dụng dược lý
Tác dụng nổi bật của thịt quả đào tiên được biết đến trong y học cổ truyền ở
nước ta như: bồi bổ cơ thể, nhuận tràng, long đờm [45] Tác dụng kháng khuẩn, chống oxi hóa, hạ đường huyết được nghiên cứu bởi các nhà khoa học ở nước
ngoài [23, 25, 26, 27] Và còn có nhiều tác dụng khác nhờ thành phần hóa học
đa dạng, chứa nhiều các hợp chất hữu ích với cơ thể con người
1.2.2.1 Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn
Sinval Garcia Pereira và các cộng sự đã đánh giá hoạt tính chống lại vi
khuẩn Rhipicephalus bằng phương pháp in vitro và cho rằng Crescentia cujete
L đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sử dụng hóa chất để kiểm soát
Rhipicephalus [23]
Chiết xuất ethanol từ thịt quả có khả năng kháng khuẩn đối với Vibrio harveyi ở nồng độ 10mg/ml Trong báo cáo của Sri Rahmaningsih và cộng sự còn giải thích rằng flavonoid có trong thịt quả ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách can thiệp vào tính thấm tế bào của chúng, làm cho các hợp chất khác như saponin, tanin, phenol, triterpenoid, alkaloid xâm nhập vào và làm hỏng thành tế bào vi khuẩn [27]
1.2.2.2 Tác dụng chống oxi hóa
Flavonoid có trong Crescentia cujete L có thể hoạt động như chất chống
oxy hóa và bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi gốc tự do hư hại; gốc tự do được cho là làm hỏng tế bào
Mô hình khử gốc tự do DPPH là phương pháp được sử dụng rộng rãi để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất tự nhiên và chiết xuất thực vật Giá trị độ hấp thụ được đo tại bước sóng là 517 nm Axit ascobic được sử dụng làm chất chuẩn, trong khi dung dịch trắng sử dụng 70 μL metanol, 70μl của dung dịch đệm Tris-HCl và 70μL DPPH 0,1mM Hoạt tính chống oxy hóa được xác định bởi IC50 Kết quả cho thấy các giá trị IC50 thấp nhất là được tìm thấy trong chiết xuất dichloromethane với 95,83 μg / mL, trong khi giá trị cao nhất được tìm thấy ở chiết xuất ethyl acetat với 174,56 μg / ml [26]
Trang 24Hình 4: Hoạt tính chống oxi hóa của Cresscentia cujete L trong các dung
môi chiết
1.2.2.3 Tác dụng hạ đường huyết
Nghiên cứu đánh giá nước ép trái cây của Crescentia cujete L về tác dụng
hạ đường huyết tiềm tàng ở chuột Sprague-Dawley Không có độc tính được ghi nhận ở mức 2000 mg/kg liều uống ở chuột sử dụng hướng dẫn
OECD Crescentia cujete L gây ra sự gia tăng nồng độ glucose ban đầu sau đó
giảm đáng kể vào lúc 4h và 6h (P <0,05) Hiệu quả không khác biệt đáng kể so với metformin [25]
1.2.2.4 Các tác dụng khác
Saponin có mặt trong Crescentia cujete L được biết đến như là thuốc kháng
sinh tự nhiên và cũng tăng cường năng lượng Nó cũng hữu ích trong việc giảm viêm đường hô hấp trên và như chất tạo bọt, nhũ hóa, chất tẩy rửa Saponin
trong Crescentia cujete L có thể sử dụng như chất chống viêm và kháng sinh
trong điều trị bệnh [18, 37]
Cardenolide và anthraquinone cũng có mặt trong các mẫu trái cây Cardenolides là chất kích thích tim [38] Điều đó cho thấy rằng nó có thể hữu ích trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến tim Sự hiện diện của
anthraquinone trong Crescentia cujete L có thể giải thích tại sao nó được sử
dụng như thuốc nhuận tràng [18]
Alkaloid đã được quan sát thấy trong các mẫu trái cây Các alkaloid rất quan
Trang 25Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Tannin có chất làm se đặc tính đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, ngăn ngừa sâu răng và có hoạt tính kháng khuẩn Tannin và các hợp chất của chúng được biết đến là chịu trách nhiệm phòng ngừa và điều trị đường tiết niệu nhiễm trùng và nhiễm khuẩn khác [23] Sự hiện diện của tannin trong trái cây cho thấy nó có thể phục vụ như một tác nhân kháng khuẩn hữu ích
1.2.3 Công dụng
Bộ phận dùng: Thịt quả hay còn gọi là cơm hay nạc
Quả có vị chua tính mát, vào 2 kinh phế và đại tràng
Công dụng: Trị đau nhức xương khớp, thải độc tố ở hệ tiêu hóa, trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ
Bổ quả đào tiên, cạo lấy phần thịt trắng thái nhỏ, cho vào chảo hay nồi đung nóng và đảo chín rồi chế thành siro dùng để chữa ho Thịt quả đào tiên chưa chín, được dùng làm thuốc tẩy và nhuận tràng Cơm quả đào tiên ngâm rượu dùng với liều nhỏ (với liều 10 centigam) làm thuốc khai vị, với liều 60 centigam làm thuốc tẩy mạnh do tác dụng tăng cường co bóp [9]
Hạt trái cây Crescentia cujete L đốt cháy thành bột và làm thành bột nhão được ăn để chữa ho ở Curacao Người Panama sử dụng bột Crescentia cujete L
để nhuộm vải đen [18]
Nước ép của trái cây được sử dụng để điều trị tiêu chảy, viêm phổi và rối loạn đường ruột Nó được pha thành một loại trà mạnh và say để phá thai, để dễ sinh con và được sử dụng trong hỗn hợp để giảm đau bụng kinh nghiêm trọng bằng cách loại bỏ cục máu đông [23]
Ở một số quốc gia, vỏ quả khô được sử dụng để làm bát đựng nước uống, rượu, trà hoặc giữ trái cây hoặc thực phẩm Vỏ được sử dụng trong thủ công, trang trí bằng tranh hoặc chạm khắc Công dụng được biết đến ở các quốc gia như: [33], [44]
✓ Antilles và Tây Phi: bột trái cây được ngâm trong nước được coi là thuốc khử trùng, làm mát, và được áp dụng cho bỏng và đau đầu
✓ Tây Phi: trái cây rang trong tro là thuốc tẩy và lợi tiểu Khắp vùng Caribbean, được sử dụng làm thuốc giảm đau và chống viêm
✓ Côte-d'Ivoire: được sử dụng cho bệnh cao huyết áp vì tác dụng lợi tiểu của
nó
Trang 26✓ Columbia: được sử dụng cho các vấn đề về hô hấp
✓ Việt Nam: được sử dụng như thuốc trừ sâu, chống ho, nhuận tràng và dạ dày Thuốc sắc trái cây dùng để điều trị tiêu chảy, đau dạ dày, cảm lạnh, viêm phế quản, ho, hen suyễn và viêm niệu đạo
✓ Haiti: trái cây của Crescentia cujete L là một phần của hỗn hợp thảo dược
được báo cáo trong y học cổ truyền Tại tỉnh Camaguey ở Cuba, được coi
là thuốc chữa bách bệnh Panam: nơi được gọi là totumo, trái cây được sử dụng cho bệnh tiêu chảy và đau dạ dày Ngoài ra đối với các bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, ho, cảm lạnh, đau răng đau đầu, kinh nguyệt không đều; như thuốc nhuận tràng, chống viêm [33]
✓ Xi-rô làm từ trái cây dùng để điều trị bệnh kiết lỵ và đau dạ dày
1.2.4 Độc tính
Thịt quả sống gây nôn, gây sổ, gây độc với các loài chim, gây sảy thai ở các loài động vật có sừng Trong thịt quả chứa acid HCN [35, 36] Một loại siro chế từ thịt quả đào tiên được thêm vào nước uống của chuột nhắt thấy gây ung thư hạch thể bạch cầu trong nhiều trường hợp [14]
Trang 27Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu, hóa chất và máy móc, thiết bị
* Nguyên liệu
-Thịt quả đào tiên (Crescentia cujete L.) tươi và khô, hạt quả đào tiên đã sấy
khô
- Nơi thu hái: Lạng Sơn
- Thời gian thu hái: Tháng 3/2019
* Trang thiết bị, dụng cụ
❖ Máy Quang phổ UV-VIS Cary 60
❖ Máy đo độ ẩm Precisa HA 60
❖ Máy siêu âm Utrasonic cleaner- MRC
❖ Máy đo pH AL20 pH-Aqualitic
❖ Cân phân tích AUW 220
❖ Nồi cách thủy
❖ Các dụng cụ thủy tinh: bình định mức, pipet, cốc có mỏ, đũa thủy tinh ,…
❖ Micropipet
❖ Các máy xay dược liệu, bếp điện, bếp đun cách thủy, kính hiển vi…
❖ Các dụng cụ thí nghiệm khác thuộc khoa Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội [1]
Trang 282.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhuộm vi phẩu tiến hành tuần tự như sau:
- Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15-30 phút, rửa bằng nước cất nhiều lần
- Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1-3% trong 2 phút để tẩy Javel còn sót lại Rửa bằng nước cất
- Ngâm tiếp lát cắt vào dung dịch cloral hydrat (nếu thấy lát cắt chưa thật trắng
và trong) khoảng 10-15 phút nữa Rửa lại bằng nước cất
- Ngâm vào dung dịch xanh methylen từ 5-10 giây Rửa lại bằng nước cất
Trang 29Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
2.2.5 Tro không tan trong acid
Cho vào chén nung chứa tro toàn phần hay tro Sulfat (nếu trong chuyên luận riêng không có chỉ dẫn khác) 15 ml nước và 10 ml acid hydrocloric (TT) Đậy chén bằng một mặt kính đồng hồ, đun sôi cẩn thận 10 min rồi để nguội Rửa mặt kính đồng hồ với 5 ml nước nóng rồi cho vào chén nung Tập trung chất không tan vào một phễu lọc thủy tinh xốp đã cân bì hoặc vào một giấy lọc không trơ, rửa bằng nước nóng tới khi dịch lọc cho phản ứng trung tính Làm khô rồi nung tới đỏ tối, đế nguội trong bình hút ẩm rồi cân Nung tiếp tới khi giữa 2 lần cân khối lượng chênh lệch nhau không vượt quá 1 mg Tính tỷ lệ phần trăm của tro không tan trong acid so với dược liệu đã được làm khô trong không khí [13] (Phụ lục 9.7 DĐVN V)
2.2.6 Định tính
Tiến hành định tính trên cả 2 mẫu tươi và khô
Mẫu tươi
Chuẩn bị mẫu: Thịt quả tươi sau khi lấy ra bỏ hột, nghiền nhuyễn thành hỗn
hợp đồng nhất Sử dụng phương pháp định tính bằng các phản ứng hóa học như phương pháp được mô tả bởi Hartern (1973), Trease và Evan (1989), để định
tính các nhóm hóa chất thực vật [23]
Mẫu khô
Chiết mẫu:
Mẫu 1: Lấy 50,0g bột dược liệu, thêm 200 ml nước tinh khiết, đun hồi lưu
45 phút, lọc, di ̣ch lo ̣c Mẫu 1 dùng để xác định carbonhydrat, axit hữu cơ,
tannin, acid hydroxycinnamic, acid amin
Mẫu 2 tương tự: thay dung môi nước bằng rượu 70% Mẫu 2 dùng để xác
định coumarin, flavonoid, saponin
Trang 30Thực hiện định tính mẫu khô bằng các phản ứng hóa học
Định tính đường khử
Phản ứng Fehling: Thêm vào ống nghiệm 2ml dịch chiết mẫu 1 Thêm 5 giọt acid H2SO4 đậm đặc đun sôi trong 5 phút Để nguội, trung hoà acid bằng
dd NaOH 10%, sau đó thêm 10 giọt thuốc thử Fehling Đun cách thủy 10 phút,
nếu xuất hiện kết tủa đỏ ga ̣ch là dương tính
Định tính polysaccharid
2ml dịch chiết 1 và 8ml rượu 96% Nếu xuất hiện tủa bông trắng là dương tính
Định tính flavonoid
❖ Phản ứng với dung dịch FeCl3
Thêm vài gio ̣t FeCl3 5% vào ống nghiệm chứa 1ml di ̣ch chiết mẫu 2, dung
dịch màu xanh đen - phản ứng dương tính
❖ Phản ứng Cyanidin:
Cho vào ống nghiệm 1 ml di ̣ch chiết mẫu 2, thêm một ít bột Mg (khoảng 10mg) Nhỏ từng gio ̣t HCl đậm đặc (3-5) gio ̣t Để yên một vài phút, dung di ̣ch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ, phản ứng dương tính Sau đó cho 1 lượng butanol– quan sát màu của pha dung môi và pha nước
❖ Phản ứng vớI dung dịch NaOH
Cho 1ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm chứa 1ml di ̣ch chiết mẫu
2, xuất hiện tủa vàng
❖ Phản ứng với dung dịch AlCl3
Cho 1ml dung dịch rượu AlCl3 2% vào ống nghiệm chứa 1ml di ̣ch chiết mẫu 2, xuất hiện dung dịch màu vàng xanh
❖ Phản ứng với dung dịch chì axetat
Cho 1-2 giọt dung dịch chì axetat 10% vào ống nghiệm chứa 1ml di ̣ch chiết mẫu, xuất hiện tủa màu vàng
Định tính coumarin
❖ Phản ứng mở đóng vòng lacton
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml di ̣ch chiết mẫu 2: