1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG

109 122 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, trước một cơ chế thị trường đầy cạnh tranhmột doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì cần phải xácđịnh đúng mục tiêu hướng đi của mình, khô

Trang 1

HỒ NGUYỄN HỒNG ÂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

KIM KHÍ MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

HỒ NGUYỄN HỒNG ÂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

KIM KHÍ MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hồ Nguyễn Hồng Ân

Trang 4

: Giá trị gia tăng: Hội đồng quản trị: Tổng giám đốc: Thuyết minh báo cáo tài chính: Tài sản lưu động

: Tài sản ngắn hạn: Vốn lưu động: Xuất nhập khẩu

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục đề tài 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 7

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động (VLĐ) 7

1.1.2 Đặc điểm VLĐ 7

1.1.3 Phân loại VLĐ 8

1.1.4 Vai trò VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 10

1.2.1 Các quan điểm về hiệu quả sử dụng VLĐ 10

1.2.2 Mục đích phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 11

1.2.3 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 12

1.2.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 16

1.2.5 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của công ty 23

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 26

Trang 6

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 31

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 32

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 33

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 34

2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty 34

2.1.5 Cơ cấu tổ chức 35

2.1.6 Khái quát chung về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Kim khí miền Trung giai đoạn 2012-2014 37

2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 47

2.2.1 Cơ cấu và tình hình biến động vốn lưu động 47

2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2012-201465 2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 74

2.2.4 Phân tích cân bằng tài chính của công ty 78

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 79

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 83

3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 83

3.1.1 Kế hoạch hoá vốn lưu động 83

Trang 7

3.1.4 Biện pháp bảo toàn VLĐ và tăng cường công tác kiểm tra tàichính nhằm tránh tình trạng lãng phí thất thoát VLĐ 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 8

2.1 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty kim khí 38

miền Trung giai đoạn 2012-2014

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty kim khí 43

miền Trung giai đoạn 2012-2014

2.3 Tình hình vốn lưu động của công ty KMT giai đoạn 48

2012-2014

2.4 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản tương 51

đương tiền của công ty KMT giai đoạn 2012 -2014

2.5 Tình hình quản lý khoản phải thu công ty KMT giai 53

đoạn 2012 - 2014

2.6 Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty KMT 60

giai đoạn 2012 -2014

2.8 Khả năng thanh toán công ty KMT giai đoạn 2012 - 66

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết đề tài

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợpcác yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạonguồn tích lũy cho xã hội phát triển

Trong giai đoạn hiện nay, trước một cơ chế thị trường đầy cạnh tranhmột doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì cần phải xácđịnh đúng mục tiêu hướng đi của mình, không chỉ có tiềm lực về vốn đủ mạnh

để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phải làm thế nào để vốnđược sử dụng một cách có hiệu quả Có như vậy, doanh nghiệp mới khẳngđịnh được vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững vàng trên thị trường

Để có một hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt thì ngay từ đầu quá trìnhsản xuất doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư và sử dụng số vốn đó saocho có hiệu quả nhất, khi đầu tư có hiệu quả ta có thể thu hồi vốn nhanh và cóthể tiếp tục quay vòng vốn, số vòng quay vốn càng nhiều thì càng có lợi chodoanh nghiệp và có thể chiến thắng đối thủ trong cạnh tranh Việc sử dụngvốn kinh doanh nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng có hiệu quả haykhông đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của toàn doanhnghiệp Do đó vấn đề về sử dụng vốn, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động trong một doanh nghiệp là vấn đề cần thiết phải quan tâmtrong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động, đề tài đi sâu vào phân tích việc sử dụng vốn lưu động và nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Kim khí miền Trung trongthời gian gần đây để thấy được thực trạng sử dụng vốn lưu động, thấy được

Trang 10

các điểm mạnh và các điểm còn tồn tại của công ty Trên cơ sở đó đưa ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua đógóp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Với những kiến thức đãđược trau dồi qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường và dưới sự hướng

dẫn của thầy Hoàng Tùng em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:” Phân

tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Kim khí miền Trung”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trong xu thế phát triển chung của toàn ngành hiện nay, các doanhnghiệp không ngừng đầu tư để phát triển về mọi mặt như: công nghệ, trangthiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thịtrường của mình Chính vì để có thể đầu tư mang lại hiệu quả cao như mongmuốn các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đến tình hình vốn của doanhnghiệp đặc biệt là vốn lưu động Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tìnhhình vốn của doanh nghiệp như thế nào, được sử dụng có hiệu quả hay không,

và làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Do đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:

- Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp trong năm gần đây, nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như nhữnggiải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo

- Tìm hiểu được nguyên nhân và những mặt ưu điểm, nhược điểmtrong tình hình sử dụng vốn lưu động Sau đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quanhiệu quả sử dụng vốnlưu động tại công ty cổ phần Kim khí miền Trung từ năm 2012 đến năm 2014

và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới

Trang 11

4 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trong quá trình thâm nhập thực tế, quan sát vàghi lại số liệu từ Phòng Kế toán, các phòng nghiệp vụ của công ty Cổ phầnKim khí miền Trung trong 3 năm gần đây từ năm 2012 đến 2014

Phạm vi nghiên cứu là phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động củacông ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu,nghiên cứu dữ liệu thứ cấp

+ Tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.+ Thu thập số liệu thực tế tại phòng tài chính- kế toán của công ty

Phương pháp xử lý số liệu

-Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh liệu giữa các năm nhằmđánh giá kết quả, xu hướng của các chỉ tiêu cần phân tích và suy luận logic đểtổng hợp các số liệu, dữ kiện thu thập được nhằm xác định những phương án,giải pháp được lựa chọn

6 Bố cục đề tài

Nội dung đề tài được trình bày gồm 3 phần như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

- Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổphần Kim khí miền Trung

- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Kim khí miền Trung

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Vũ Thúy Quỳnh: luận văn khoa Kế hoạch – Phát triển trường Đại học

Kinh tế quốc dân 2014 “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Trang 12

cổ phần thép Việt –Ý” Đề tài nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐnhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

cổ phần thép Việt – Ý giúp công ty có thể cạnh tranh và đứng vững trên thịtrường Thông qua 3 phương pháp nghiên cứu là: phương pháp thống kê,phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT, bài nghiên cứu nêu lênbản chất của hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết của việc nâng cao hiệuquả sử dụng VLĐ đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệpsản xuất thép nói riêng, vận dụng hệ thống chỉ tiêu và dựa trên tình hình thực

tế sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt –Ý để làm rõ đượcthực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013cùng với những nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngVLĐ của công ty trong giai đoạn đó, để từ đó đưa ra một bảng phân tíchSWOT nêu lên những thế mạnh điểm yếu của doanh nghiệp cũng như những

cơ hội thách thức trong quá trình hội nhập hiện nay Để từ đó, cùng với những

dự báo về thị trường thép trong và ngoài nước nêu lên một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần thép Việt Ý

Nguyễn Thị Kim Uyên: luận văn Khoa Kinh Tế trường Đại học Sư

phạm kỹ thuật Hưng Yên 2014 “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại

công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn” Bằng phương pháp thu thập

dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được (phươngpháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn để so sánh đánh giá), bàinghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích tổng hợp đánh giá thực trạng sử dụngVLĐ cũng như đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ củacông ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn trong giai đoạn 2010 - 2013.Qua đó phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được và nhữngmặt còn tồn tại trong quản lý VLĐ tại công ty và đề xuất biện pháp cần ápdụng để sử dụng VLĐ một cách có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận và lợi

Trang 13

ích cho công ty.

Nguyễn Thị Hồng Ánh: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công

ty thép Việt Nam” Trên thực tế, những doanh nghiệp gặp phải khó khăn lúngtúng, có tình trạng thua lỗ kéo dài đều có nguyên nhân chủ yếu là do doanhnghiệp đó có nhiều hạn chế trong việc tổ chức huy động và sử dụng vốn Bàinghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn cũng như là thựctrạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam qua đó đưa ra một

số giải pháp thực tiễn giúp công ty cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn

Vũ Thị Tường Vi: luận văn Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học

Kinh tế Đà Nẵng 2013 “Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ

tại công ty cổ phần Kim khí miền Trung” Để đứng vững trên thị trường với

sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi công ty phải chú trọng đến việc việcnâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ Bằng các phương pháp phân tíchnhư: so sánh, loại trừ, phân tích tỷ lệ, bài nghiên cứu phân tích tình hình biếnđộng và cơ cấu VLĐ cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công tytrong giai đoạn 2009-2012 từ đó đưa ra các giải pháp để quản lý và sử dụngVLĐ một cách hiệu quả nhất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty

Hoàng Thị Phương Thảo: luận văn Khoa Ngân hàng trường Đại học

Kinh tế Đà Nẵng 2013 “Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần Kim

khí miền Trung” Bài nghiên cứu đã phân tích cấu trúc tài chính (2010-2012)giúp công ty tự đánh giá về mình những điểm mạnh, điểm yếu để củng cố,phát huy hay khắc phục, cải tiến trong quản lý, phát huy mọi tiềm năng thịtrường, khai thác tối đa những nguồn lực của công ty nhằm đạt hiệu quả caonhất trong kinh doanh Kết quả của việc phân tích giúp cho công ty dự báo, đềphòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh Ngoài ra, còn giúp cho cácđối tượng: nhà đầu tư, người cho vay, người lao động có quyết định thích hợp

Trang 14

trong việc có nên hợp tác với công ty hay không.

Nguyễn Thị Phương Trang: luận văn Khoa Ngân hàng trường Đại học

Kinh tế Đà Nẵng 2014 “Phân tích công nợ và khả năng thanh toán tại công ty

cổ phần Kim khí miền Trung” Bài nghiên cứu phân tích tình hình công nợ vàkhả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013 giúp nhà quản lý doanh nghiệp biếtđược xu hướng vận động của tình hình công nợ, khả năng thanh toán, cáckhoản phải thu, nợ phải trả Từ đó tìm hiểu nguyên nhân sự biến động đó,nhận định nó tốt hay xấu để có biện pháp để duy trì hay nâng cao các chỉ tiêunày, đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu, có các kế hoạch trả cáckhoản nợ, điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán tốt,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sựphụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, tránh nguy cơ phá sản

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động (VLĐ)

Vốn lưu động (VLĐ) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưuđộng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thườngxuyên liên tục Trong doanh nghiệp thương mại, VLĐ thường thể hiện quanhững hình thái: tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phảithu ngắn hạn, hàng tồn kho và TSLĐ khác

✧ Đặc điểm thứ ba: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra một cách thường xuyên, liên tục; các giai đoạn vận động của VLĐ đanxen vào nhau nên cùng một thời điểm VLĐ thường tồn tại dưới nhiều hìnhthái khác nhau trong khâu sản xuất và lưu thông

✧ Đặc điểm thứ tư: Số VLĐ cần thiết cho doanh nghiệp phụ thuộc vào đặcđiểm, chu kỳ kinh doanh và tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thương mại, VLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn

Trang 16

1.1.3 Phân loại VLĐ

a Căn cứ vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh

VLĐ trong khâu dự trữ: Bao gồm các khoản vốn sau: vốn nguyên vậtliệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vậtliệu đóng gói, vốn công cụ lao động nhỏ

VLĐ trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản vốn sau: vốn sản phẩm

dở dang, vốn bán thành phẩm tự chế, vốn chi phí trả trước

VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản vốn sau: vốn thànhphẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanhtoán: các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…

b Căn cứ theo các hình thái biểu hiện

Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu

Nguồn vốn liên doanh, liên kết

Nguồn vốn đi vay

Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Nguồn vốn tín dụng thương mại thông qua mua chịu, mua trả dần, trả góp

1.1.4 Vai trò VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị,nhà xưởng…doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm

Trang 17

hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy VLĐ làđiều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác VLĐ

là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh

- VLĐ là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư.Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư.VLĐ nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm sẽ phản ánh số lượngvật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, số lượng vật tư sử dụng tiếtkiệm hay không

-VLĐ đảm bảo cho sự thường xuyên liên tục của quá trình sản xuấtkinh doanh từ các khâu thu mua nguyên vật liệu, tiến hành tổ chức sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, đây cũng chính là vốn luân chuyển giúp cho doanh nghiệp

sử dụng tốt máy móc, thiết bị và lao động để tiến hành sản xuất kinh doanhnhằm thu lợi nhuận Vì VLĐ chuyển hóa một lần toàn bộ giá trị vào giá trị sảnphẩm nên nó là cơ sở để xác định giá thành và giá bán sản phẩm Ngoài ra,vòng tuần hoàn và chu chuyển của VLĐ diễn ra trong toàn bộ các giai đoạncủa chu kỳ kinh doanh nên đồng thời trong quá trình theo dõi sự vận

động của VLĐ, doanh nghiệp cũng quản lý gần như toàn bộ các hoạt động diễn ra trong chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trongviệc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huyđộng một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hànghóa VLĐ còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợithế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trênthương trường Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thểkhông gặp những rủi ro mất mát, hư hỏng, giá cả biến động, nếu qui mô vàkhả năng VLĐ lớn sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được quá trình kinh doanh,đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi có tính cạnh tranh trong kinhdoanh rất gay gắt

Trang 18

1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VLĐ 1.2.1 Các quan điểm về hiệu quả sử dụng VLĐ

Các khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ:

❖Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độluân chuyển VLĐ qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Tốc độ này càngcao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn và ngược lại

❖ Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số VLĐcần cho một đồng vốn luân chuyển là ít nhất Quan niệm này thiên về chiềuhướng càng tiết kiệm được bao nhiêu VLĐ cho một đồng vốn luân chuyển thìcàng tốt

❖ Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng

Tóm lại, hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợpdùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn nói chung củadoanh nghiệp thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, tốc độluân chuyển VLĐ, vòng quay hàng tồn kho,khoản phải thu….Nó chính làquan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh hay là quan hệ giữatoàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá trinh kinh doanh đó vàđược xác định bằng thước đo tiền tệ qua đó cho phép các nhà quản lý tàichính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý

và sử dụng VLĐ của đơn vị mình từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách

Trang 19

các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn nóichung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai.

1.2.2 Mục đích phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

Phân tích VLĐ giúp ta đánh giá tình hình hình quản lý đến việc sử dụngvốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệuquả quản lý và sử dụng VLĐ Trên cơ sở đó, đề bạt những biện pháp khắcphục những nhân tố ảnh hưởng xấu, phát huy những nhân tố thuận lợi để nângcao hiệu quả sử dụng VLĐ

a Đối với nhà quản lý

Đây là mục tiêu thể hiện đầy đủ nhất Hoạt động nghiên cứu tài chínhtrong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ Do có những thôngtin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanhnghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính một cách tốt nhất Mụctiêu của nhà quản lý là nhằm đánh giá tình hình phân bổ vốn và tình hình huyđộng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có đảm bảo vốn cho nhu cầu sảnxuất hay không, trong thời điểm hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp.Đánh giá tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khảnăng sinh lời của vốn kinh doanh, rủi ro có thể xảy ra Nếu quyết định đầu tư,tài trợ hay phân chia lợi tức thì việc phân tích VLĐ tốt sẽ giúp cho doanhnghiệp dự đoán tiềm lực tài năng của doanh nghiệp một cách tốt nhất Từ đóđịnh hướng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch tàichính và kiểm soát các hoạt động quản lý vốn lưu động một cách có hiệu quả

b Đối với nhà đầu tư

Các nhà đầu tư, các cổ đông là những cá nhân quan tâm trực tiếp đếnviệc tính toán các giá trị của doanh nghiệp Nhưng trong thực tế họ thườngđánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư và những rủi ro có thể xảy ra.Nhằm đạt được mục tiêu của họ là nắm bắt được những thông tin về tình hình

Trang 20

quản lý và sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng ra sao để đi đến quyết định đầu tưhay là không đầu tư.

c Đối với người cho vay

Ngân hàng tổ chức tài chính là những người cho vay nên mục tiêu của

họ là phân tích khả năng thanh toán, hoàn trả của doanh nghiệp, đánh giá sửdụng vốn Nên khi cho vay họ thường thẩm định rất kỹ những dự án đầu tưcủa doanh nghiệp Mong muốn của họ là thu hồi vốn và lãi đúng thời hạn như

đã qui định trong khế ước vay nợ

- Nếu là khoản nợ vay dài hạn: Người cho vay phải tin chắc khả nănghoàn trả của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng sinh lời củadoanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi tùy thuộc vào khả năng sinh lời này

- Nếu là khoản nợ vay ngắn hạn: Người cho vay đặc biệt quan tâm đếnkhả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng ứng phó của doanh nghiệptrước những khoản nợ vay đến hạn trả

Kỹ thuật phân tích thay đổi theo bản chất và theo thời hạn khoản vaynhưng dù sao cho vay dài hạn hay ngắn hạn người ta thường quan tâm đếncấu trúc tài chính, tức tỷ trọng của các khoản nợ vay để thấy được sự mạohiểm của doanh nghiệp đi vay

d Đối với nhà cung cấp

Đây là hình thức tín dụng thương mại mà nhà cung cấp chấp nhận chodoanh nghiệp Là khoản thanh toán ngắn hạn của đơn vị nên nhà cung cấpquan tâm tới khả năng thanh toán ứng phó của doanh nghiệp trước khoản nợnày Nhìn chung, với các mục đích phân tích kể trên nhằm để thấy được điểmmạnh,điểm yếu của đơn vị để từ đó có chính sách đầu tư, tài trợ thích hợp

1.2.3 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

a Phương pháp so sánh

Là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính để

Trang 21

đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phântích Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể sánhđược của các chỉ tiêu tài chính và tùy theo mục đích mà xác định gốc so sánh.Gốc so sánh được chọn được xác định là gốc về mặt thời gian hoặc khônggian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánhđược có thể được chọn là số tương đối hoặc số tuyệt đối, số bình quân.Nộidung so sánh như sau:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ

xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởngtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình củangành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mình tốt hay xấu

- So sánh theo chiều dọc để xem xét theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu sovới tổng thể So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi

cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ

kế toán liên tiếp

Điều kiện so sánh: Yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng mộtnội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và đơn vị đo lương như nhau.Bản chất của vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích Nhữngthay đổi về chế độ tài chính kế toán là một trong những lý do ảnh hưởng đến tínhkhông so sánh được của chỉ tiêu phân tích Ngoài ra tính so sánh được còn liênquan đến việc tuân thủ theo chế độ chuẩn mực kế toán đã ban hành

b Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, bằng cách khi xác định sự ảnhhưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Bao gồm:

Trang 22

Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành thay thế lần lượt các nhân

tố theo một trình tự nhất định Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức

độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Còn các chỉ tiêu chưađược thay thế sẽ phải giữ nguyên kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước Cóbao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì sẽ có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuốicùng tổng hợp kết quả bằng một phép cộng đại số, số tổng hợp đó cũng chínhbằng đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích đã nói ở trên Để thực hiệnphương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng

- Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố ở kỳ phântích đó vào nhân tố kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả củachỉ tiêu phân tích Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ởbước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế

- Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnhhưởng của chúng Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chấtlượng ở kỳ gốc ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố địnhnhân tố số lượng ở kỳ phân tích

- Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu

kỳ phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích)

Giả sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Gọi Q1

là chỉ tiêu phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau:

- Kỳ phân tích : Q1 = a1 x b1 x c1

- Kỳ gốc : Q0 = a0 x b0 x c0

Do vậy ta có đối tượng phân tích : Q1 – Q0 =  Q

Trang 23

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a :  Qa = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b :  Qb = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c :  Qc = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :  Q =  Qa +  Qb +  Qc

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố cần rút ra những kết luận và kiến nghị những giải pháp thiết thực

Phương pháp số chênh lệch

Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọngđầy đủ các bước tiến hành như phương pháp liên hoàn Nó khác phương phápliên hoàn ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từngnhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Tuynhiên, phương pháp số chênh lệch chỉ sử dụng khi các nhân tố có quan hệ tích

số hoặc thương số

Giả sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Gọi Q1

là chỉ tiêu phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hệ các nhân tố với chỉtiêu Q được thiết lập như sau:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:  Qa = (a1 – a0).b0.c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:  Qb = a1.(b1 – b0).c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:  Qc = a1.b1.(c1 – c0)

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:  Q =  Qa +  Qb +  Qc

Trang 24

1.2.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

a Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu

dữ trữ vốn bằng tiền ở một quy mô nhất định để đáp ứng nhu cầu giao dịchhàng ngày như mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán các khoản chiphí phát sinh Để đánh giá hiệu quảsử dụng vốn bằng tiền và các khoản tươngđương tiền ta sử dụng chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với các

khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác nó cho thấy mức độ an toàn của mộtcông ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp tiến dần đến đủ và dư thừa khả năng

để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá caokhông hẳn là tốt, mặc dù nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng thanhtoán của doanh nghiệp nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng khônghiệu quả các loại tài sản, doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào TSLĐ, hiệu quả

sử dụng vốn thấp làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lànhmạnh, chưa tận dụng tốt các nguồn tài trợ mà không phải trả lãi từ các nhàcung cấp Chỉ tiêu này quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản

nợ đã đến hạn, dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán

Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn có một số hạn chế sau:tài sản ngắn hạn gồm rất nhiều loại tài sản khác nhau với khả năng thanhkhoản khác nhau Hàng tồn kho, khoản phải thu có khả năng thanh khoản kém

Trang 25

nhất trong các loại tài sản và còn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, đặcđiểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Hệ số khả năng thanhtoán ngắn hạn sẽ không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanhnghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có nợ khó đòi, giảm giá hàng tồn kho,giảm giá chứng khoán ngắn hạn nhưng chưa thích hợp dự phòng hoặc chưatrích lập đủ dự phòng nên đây chỉ là một công cụ thô đo lường khả năng thanhtoán Chính vì vậy mà một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề

cơ cấu tài sản có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhấttrong TSLĐ chính là hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh

TSNH -Hàng tồn kho -TSNH khác

Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ

ngắn hạn những tài sản ngắn hạn dùng để thanh toán nợ ngắn hạn, có thểchuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng Khả năng thanh toán nhanh của doanhnghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt hay xấu tùythuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nợ ngắn hạn lớnhay nhỏ Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện doanh nghiệp có khả năng thánhtoán nhanh nhưng nếu chỉ tiêu này quá lớn thì sẽ làm cho vốn ứ động, hiệuquả sinh lời kém

Khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn bằng tiền mặt, nó chỉ tính đến những tài sản có thể dùng để trả nợ là tiền

Trang 26

và các khoản tương đương tiền, các khoản tài sản này là khoản thể hiện khảnăng trả nợ chắc chắn nhất của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện doanhnghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh Hệ số này lớn hơn một cho biếtdoanh nghiệp vẫn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặttrong lúc khó khăn nhất Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ gây mất cân đốiVLĐ vì tập trung quá nhiều vào khoản mục này có thể không đem lại hiệuquả cho công ty.

b Các chỉ số về hoạt động

 Khoản phải thu: Là một yếu tố cấu thành nên VLĐ và cũng là yếu tố rất

quan trọng trong cơ cấu VLĐ bao gồm phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thế chấp, ký cược, ký quỹ, phải thu khác, tạm ứng và trả trước Trong đó phải thu khách hàng thường có tỷ trọng cao nhất Đây là một bộ phận tác động mạnh đến sự biến động của VLĐ.Việc phân tích giúp ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của khoản phải thu, từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của của VLĐ mà

cụ thể là từng bộ phận trong khoản phải thu tăng, giảm như thế nào và sự tăng, giảm này là tốt hay xấu gây ảnh hưởng đến VLĐ.Để đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp tốt hay xấu ta dùng hai chỉ tiêu sau: số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.

Doanh thu bán chịu

Số vòng quay các khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu

thành tiền, trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thucàng nhanh Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiềnnhanh, kỳ thu tiền ngắn do vậy đáp ứng được nhu cầu thanh toán nợ Tuynhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt vì nó đồng nghĩa với thời hạn tín

Trang 27

dụng bán chịu ngắn hay kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sảnlượng tiêu thụ làm giảm hiệu quả kinh của doanh nghiệp Vì vậy khi đánh giákhả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chínhsách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.

360

Kỳ thu tiền bình quân =

Vòng quay khoản phải thu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của 1 chu kỳ nợ, từ

khi bán hàng đến khi thu tiền.Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp bịchiếm dụng vốn, cần phải xem xét lại các chính sách một cách hợp lý Chỉtiêu càng nhỏ thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càngnhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ là tốt, doanh nghiệp ít bị kháchhàng chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được nguồnvốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi Tuy nhiên sốngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẽ có ý nghĩa hơn nếu biếtđược kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng chung hoặc riêng cho từngkhách hàng

Hàng tồn kho: Là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh

doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường.Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra,…Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu

kho Chỉ tiêu này được tính như sau:

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Trang 28

Ýnghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của

doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh

và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi rohơn nếu khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm, công việc kinhdoanh được đánh giá là tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiềncao.Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá thì cũng không phải là tốtvì như vậy nghĩa

là lượng hàng trong kho dự trữ không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng độtngột thì doanh nghiệp rất có khả năng bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnhtranh giành mất thị phần Hơn nữa, việc dự trữ nguyên vật liệu đầu vào chocác khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền sản xuất bị ngưngtrệ Ngược lại chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ hàng tồn kho bị ứ đọngnhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ nên làm cho khả nănghoán chuyển thành tiền của VLĐ thấp, làm giảm hiệu suất sử dụng VLĐ

360

Số ngày lưu kho =

Vòng quay hàng tồn kho

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng luân chuyển của hàng

tồn kho nhanh hay chậm, nó phản ánh số ngày trung bình của một vòng quayhàng tồn kho và khả năng chuyển hoá thành tiền của hàng tồn kho Nếu sốngày của một vòng quay hàng tồn kho quá lớn làm tăng chi phí sử dụng vốn,vốn ứ đọng nhiều và tăng chi phí hàng tồn kho khiến cho doanh nghiệp cónguy cơ phải giảm giá mạnh hàng tồn kho để giải phóng lượng hàng này gâyảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung

c Các chỉ tiêu dánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ là một chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệpđượcđo bằng hai chỉ tiêu là số vòng

Trang 29

quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

- Doanh thu kinh doanh = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính

- Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:

và tỷ suất lợi nhuận càng cao Vì vậy để nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ,chúng ta không những cố gắng tăng doanh thu mà phải có mức dự trữ từngloại VLĐ một cách hợp lý

Mức doanh lợi của vốn lưu động

Doanh thu và đặc biệt là doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối

Trang 30

cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanhnghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp) Để đánh giá sự đóng góp của VLĐ trong việc tạo ra lợinhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của VLĐ.

Lợi nhuận trước thuế Mức doanh lợi vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập) Chỉ tiêu này càng cao thìchứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm VLĐ phản ánh số VLĐ cần có để đạt được một đồngdoanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều

Vốn lưu động bình quân

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm VLĐ là chỉ tiêu phản ánh

trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp do tăng

này so với kỳ trước

số VLĐ có thể tiết kiệm được tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ

Doanh thu thuần báo cáo

Vốn lưu động tiết kiệm = x (K 1 – K 0 )

360

Trong đó:

K0, K1: Hệ số đảm nhiệm VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch

Trang 31

1.2.5 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của công ty

a VLĐ ròng: Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên

(NVTX) và giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn

+ Vốn lưu động ròng <0 : NVTX không đủ để tài trợ cho TSDH, sự

thiếu hụt này được bù đắp bằng một phần nguồn vốn tạm thời hay nợ ngắnhạn Cân bằng tài chính trong trường hợp này không tốt vì doanh nghiệp luônchịu áp lực về các khoản nợ ngắn hạn Doanh nghiệp cần phải có những điềuchỉnh dài hạn để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững

+ Vốn lưu động ròng = 0 : NVTX vừa đủ để tài trợ cho toàn bộ các

khoảng TSDH Cân bằng tài chính trong trường hợp này tuy có tiến triển vàbền vững hơn so với trường hợp 1 nhưng cũng chưa an toàn, có nguy cơ mấttính bền vững

+ Vốn lưu động ròng >0 : NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho

TSDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của Doanh nghiệp, cânbằng tài chính lúc này rất tốt và an toàn

 Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính trong dài hạn, ta cần phảixem xét VLĐ ròng trong chuỗi thời gian thì mới dự toán những khả năng

triển vọng về cân bằng tài chính trong tương lai Phân tích VLĐ ròng qua nhiều kỳ có những trường hợp sau :

+ Nếu VLĐ ròng giảm và âm : đánh giá mức độ an toàn và bền vữngtài chính của doanh nghiệp càng giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồnvốn tạm thời để tài trợ TSCĐ Doanh nghiệp sẽ gặp áp lực về thanh toán ngắnhạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và có hiệu quảkinh doanh thấp

Trang 32

+ Nếu VLĐ ròng dương và tăng qua nhiều năm: đánh giá mức an toàncủa doanh nghiệp là tốt vì không chỉ TSCĐ mà cả TSLĐ được tài trợ bằngnguồn vốn thường xuyên Tuy nhiên để phân tích kỹ lưỡng cần phải xem xétcác bộ phận cấu thành NVTX Để đạt được mức an toàn như thế thì doanhnghệp phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng nợ dài hạn Nếu tăng vốn chủ

sở hữu thì sẽ tăng tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp nhưng lại giảm

đi hiệu ứng đòn bẩy nợ Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tàichính sẽ phát huy tác dụng nhưng bên cạnh đó lại chịu rủi ro về sử dụng nợ.Còn nếu VLĐ dương và tăng do thanh lý liên tục TSCĐ làm giảm quy mô tàisản cố định thì chưa thể kết luận tính an toàn về tài chính có thể doanh nghiệpđang trong thời kỳ suy thoái, phải thanh lý TSCĐ

+ Nếu VLĐ ròng có tính ổn định: VLĐ ròng không tăng, không giảmhoặc có tăng, có giảm nhưng không đáng kế qua nhiều năm, điều đó thể hiệncác hoạt động của doanh nghiệp đang trong thái ổn định Tuy nhiên trongtrường hợp này cũng cần xem xét đến nguồn tài trợ để có được sự ổn định đó

b Nhu cầu VLĐ ròng và ngân quỹ ròng

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát sinhnhu cầu VLĐ Nhu cầu VLĐ ròng của doanh nghiệp là số vốn cần thiết màdoanh nghiệp phải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhấtđịnh và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của nhàcung cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiên khác như nợ thuế ngân sáchNhà nước, nợ lương cán bộ công nhân viên, nợ khác

Nhu cầu VLĐ thường phải được dự kiến trước trong các kế hoạch kinh

tế, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ

tổ chức huy động nguồn VLĐ sao cho đủ để đáp ứng nhu cầu của quá trìnhhoạt động kinh doanh và tiết kiệm vốn, trong trường hợp doanh nghiệp không

tự đáp ứng được nhu cầu về vốn, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng hoặc các

Trang 33

đối tượng khác để bổ sung vào VLĐ của doanh nghiệp Mặt khác, doanhnghiệp cần phải có những biện pháp để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giátrị các nguồn vốn, tiến hành phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn hiện cónhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhu cầu VLĐ ròng hoạt động kinh doanh tổng quát được tính như sau:Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn

( trừ các khoản vay)

Khi phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn, ta đi xem xét chỉ tiêungân quỹ ròng Ngân quỹ ròng là mức độ tài trợ cho nhu cầu tài trợ trong ngắnhạn của VLĐ ròng Như vậy ngân quỹ ròng được xác định là chênh lệch giữaVLĐ với nhu cầu VLĐ ròng

Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng - Nhu cầu VLĐ ròng

+ Ngân quỹ ròng > 0: Thể hiện một trạng thái cân bằng tài chính ngắn

hạn rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhucầu VLĐ ròng Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khókhăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào cácchứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời

+ Ngân quỹ ròng < 0: VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ

ròng, doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếuhụt đó và tài trợ cho một phần tài sản dài hạn khi VLĐ ròng âm Doanh

nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn và bất lợi với doanh nghiệp

+ Ngân quỹ ròng = 0: VLĐ ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ

ròng, như vậy doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạnnhưng không bền vững

Xem xét mối quan hệ giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng là cơ sở đểdoanh nghiệp huy động các khoản vốn vay tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng vớichi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được một trạng thái tài chính an toàn

Trang 34

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ

1.3.1 Nhân tố khách quan

- Môi trường tự nhiên

Đối với doanh nghiệp sản xuất thép thì tác động quan trọng nhất củađiều kiện tự nhiên chính là tác động của khí hậu và thời tiết Ngành xây dựng

là một ngành phụ thuộc vào thời tiết và do đó khi thời tiết không thuận lợi chocác công việc xây dựng chẳng hạn như mưa, bão…cũng sẽ làm cho cầu về sảnphẩm thép thay đổi Đối với thị trường dân dụng, sự tác động của điều kiện tựnhiên tới việc tiêu thụ có vẻ rõ nét hơn ở thị trường các dự án lớn Nhu cầuthép xây dựng của thị trường dân dụng chủ yếu phục vụ cho các công trìnhxây dựng nhà ở là chính, trong khi đó người dân thường có xu hướng xây nhà

ở vào các mùa như mùa xuân hay mùa đông, ít có xu hướng xây vào mùa hè

vì thường có mưa rào, bão lụt Do đó sản lượng tiêu thụ ở mảng thị trườngnày cũng có xu hướng tăng vào hai mùa đông, xuân và giảm xuống khi mùa

hạ tới

- Môi trường kinh tế

Ngành thép cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốcdân vì thế nó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước thôngqua các yếu tố của nền kinh tế như lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái, lãi suất, tốc

độ tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sảnxuất thép trong nước đều phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài cho nênchính sách tiền tệ và tỷ giá là ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp thép

Lạm phát cao làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất théptăng cao đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng theo Chi phí sản xuấttăng lên bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và công ty cổphần Kim khí miền Trung nói riêng phải tăng giá bán của sản phẩm trên thị

Trang 35

trường Chính điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác tiêuthụ sản phẩm Doanh số bán hàng giảm xuống do thị trường tiêu thụ tư nhânthì e dè không khởi công xây dựng, các nhà thầu xây dựng thì phải cắt giảmviệc nhận thầu vì sợ lỗ vốn, các công trình đang xây dựng dở dang tạm hoãnthi công hoặc có thì cũng thi công chậm chạp do chi phí chi vật liệu xây dựngtăng quá cao Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa công ty.

Mặt khác, môi trường cạnh tranh cũng có ảnh hưởng đến việc sử dụngVLĐ trong doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh thì

để giữ vững và phát triển thị trường của mình đòi hỏi doanh nghiệp ngoài việckhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn phải sử dụng cácbiện pháp như: chiết khấu, tín dụng thương mại, hạ giá…Điều này làm giảmdoanh thu đồng thời cũng làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Vì vậy, sự ổn định của thị trường sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuậnlợi, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định, vững chắc cho doanh nghiệp, từ

đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chiếnlược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường vìtuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước cónhững chính sách ưu đãi về vốn, về thuế và lãi suất tiền vay đối với từngngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưnglại hạn chế ngành nghề khác

Trong ngành thép ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung vàhiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng chính là những chính sách chi tiêu của chínhphủ hay những chính sách pháp luật về đầu tư cũng quan trọng không kém.Nếu chính phủ chi tiêu nhiều cho cơ sở hạ tầng ắt sẽ có nhu cầu cao về thép

Trang 36

xây dựng và do đó làm cho nhu cầu thép tăng cao Đối với những chính sáchluật pháp cũng vậy, đặc biệt là những chính sách luật về đầu tư cũng có ảnhhưởng tích cực đến cầu về thép nếu như các chính sách đó thông thoáng và cóthể thu hút được nhiều nhà đầu tư.

- Môi trường văn hoá– xã hội

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập không chỉ về kinh tế mà cả vềphương diện văn hoá xã hội Một trong những sự hội nhập có ảnh hưởng đếnngành xây dựng của Việt Nam đó là sự thay đổi của phong cách lựa chọn nơisinh sống Nếu như trước đây chúng ta luôn mong muốn có một mảnh đất đểxây nhà ở thì hiện nay đại bộ phận dân cư thành thị lại có nhu cầu mua nhàchung cư Chính sự thay đổi trong phong cách sống đó đã tạo ra những ảnhhưởng tích cực làm cho bộ mặt thành phố đang dần được cải thiện với nhữngkhu đô thị mới, những ngôi nhà chung cư cao tầng hiện đại và sang trọng.Nhu cầu nhà chung cư cao tầng tăng lên ắt đã có những ảnh hưởng đáng kể tớingành xây dựng và sau nữa là ảnh hưởng đến ngành thép xây dựng Chínhđiều đó là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu về thép xây dựngngày càng tăng lên

Nhu cầu thép trên thị trường tăng lên có thể là một cơ hội tốt cho cácdoanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nói chung và công ty cổ phần Kimkhí miền Trung nói riêng góp phần nâng cao kết quả cũng như hiệu quả tronghoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng mặt khác, nó cũng sẽ gây ra nhữngkhó khăn nhất định cho các doanh nghiệp chẳng hạn như sự xuất hiện của cácđối thủ cạnh tranh mới khi thấy việc tiêu thụ thép đang có nhiều thuận lợi

- Nhà cung cấp

Nguyên liệu chính cho sản xuất thép xây dựng là phôi thép Phôi thépchiếm trên 90% giá thành sản xuất, là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần thép Kim khí miền

Trang 37

Trung, phôi thép phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được thu mua từnguồn mua trong nước và nhập khẩu Phôi trong nước chủ yếu là mác thấp,chất lượng không ổn định nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thép sảnxuất ra, lượng phôi mua trong nước chỉ chiếm 10% Phôi nhập khẩu thì chủyếu nhập từ Trung Quốc Do phôi nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc nênnhững biến động của ngành thép Việt Nam nói chung và của công ty cổ phầnKim khí miền Trung nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn từ những thay đổi điềuchỉnh của ngành thép Trung Quốc, nhiều khi nhất là trong điều kiện giá cả lêncao mà phôi thép lại khan hiếm như hiện nay thì áp lực của các nhà cung ứngvới các doanh nghiệp sản xuất thép ngày càng tăng Điều này ảnh hưởngkhông nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

- Đối với công ty cổ phần Kim khí miền Trung cũng như tất cả cácdoanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiệnnay thì nguồn vốn là một trong những vấn đề quan trọng nhất để đạt đượchiệu quả trong kinh doanh Thật vây, trong điều kiện hiện nay, nếu như công

ty không chủ động về nguồn vốn thì nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu cho sảnxuất là rất cao Bởi vì dự tính trong tương lai thì phôi thép là rất khan hiếm vàgiá cả rất cao nên cần phải chuẩn bị đầy đủ vốn sản xuất để chủ động vốn vềthời gian và khối lượng phôi nhập về

- Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một đặc điểm quantrọng gắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu chu kỳngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinhdoanh Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánhnặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tốquyết định trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp

Trang 38

Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thucông nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn

và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ

đó tăng hiệu quả sử dụng VLĐ Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Trình độ quản lý vềmặt tài chính là hết sức quan trọng thể hiện qua chất lượng công tác quản lýVLĐ vì công tác quản lý VLĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được mộtlượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tìnhtrạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồngthời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuấtkinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn cũng như thểhiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ

- Việc xác định cơ cấu và nhu cầu VLĐ: Khi doanh nghiệp xác địnhmột nhu cầu VLĐ không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gâyảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng VLĐ Nếu doanh nghiệp xác địnhnhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác và tìmmọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quảcủa VLĐ Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽgây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệthại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợpđồng đã ký kết với khách hàng

- Lựa chọn các dự án đầu tư: Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tưcũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn Nếu doanhnghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tốithiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng

Trang 39

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ

Là một bộ phận của vốn, VLĐ là bộ phận thứ hai có vai trò khá quantrọng trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh.VLĐ trong doanh nghiệp luônvận động không ngừng Trong quá trình vận động ấy, VLĐ tham gia vào cácgiai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh, ở mỗi giai đoạn khác nhau VLĐcũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của giaiđoạn đó Như vậy có thể khẳng định VLĐ có vai trò rất quan trọng đối vớitừng giai đoạn sản xuất kinh doanh và là nhân tố tác động trực tiếp đến kếtquả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụngVLĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp

Sử dụng VLĐ hiệu quả gắn liền với lợi ích và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Đây là vấn đề có tính cấp thiết đối với sự tồn tại củadoanh nghiệp và là một yếu tố tất yếu khách quan mà doanh nghiệp cần đạtđược.Việc quản lý và sử dụng VLĐ kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyểnvốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp Ở mức độ nghiêm trọng hơn hiệntượng này rất dễ dẫn đến thất thoát vốn và ảnh hưởng đến quá trình tái sảnxuất: quy mô vốn giảm khiến cho chu kỳ sản xuất sau thu hẹp hơn so với chu

kỳ trước Tình trạng trên nếu kéo dài liên tục thì chắc chắn doanh nghiệpkhông thể đứng vững trên thị trường

Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọngđối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi nó không nhữngđem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó cònảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội

Trang 40

CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

 Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung

 Tên giao dịch tiếng Anh: CentralVietnam Metal Corporation –CEVIMETAL

 Trụ sở chính : 16 Thái Phiên, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

 Điện thoại: 0511-3.821745-3.562385-3.822807 Fax: 0511-3.823306

 Email: cevimetal@dng.vnn.vn Website : www.Cevimetal.com.vnNăm 1995, Công ty Kim khí và Vật tư tổng hợp Miền Trung đượcthành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng Năm 2004,công ty được đổi tên thành công ty Kim khí Miền Trung theo quyết định củaHội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam

Công ty được cổ phần hoá và chính thức đi vào hoạt động theo hìnhthức Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2006 Đây là bước ngoặt đánh dấu mộtmốc chuyển đổi quan trọng trong lịch sử hoạt động công ty, tạo thế chủ độngcho công ty trên con đường hội nhập và phát triển Trong quá trình phát triển,công ty thực sự là cầu nối tin cậy giữa khách hàng với ngành công nghiệpThép Việt Nam và thế giới thông qua một mạng lưới kinh doanh rộng rãi phục

vụ cho nhu cầu của khách hàng tại khu vực và cả nước

Ngoài văn phòng, công ty có 15 đơn vị trực thuộc trãi rộng trên khắp cảnước, hoạt động theo sự phân cấp và uỷ quyền của công ty Nhờ đó công tyluôn thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết với khách hàng và đã tạo được

Ngày đăng: 22/09/2019, 19:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w