Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh Nguyễn Thị Mai Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh Nguyễn Thị Mai Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng của phát triển bền vững làng nghề trong những năm gần đây ở Bắc Ninh. Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới. Keywords. Kinh tế chính trị; Phát triển bền vững; Làng nghề; Bắc Ninh Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là khôi phục các làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển các làng nghề mới, vì nó tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế mở, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Tỉnh Bắc Ninh có mật độ dân số là 1227 người/ km2, đứng thứ hai của khu vực Đồng bằng sông Hồng (sau tỉnh Hưng Yên) và đứng thứ 3 trong cả nước (sau Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hưng Yên), ruộng đất bình quân đầu người và năng suất lao động lại thấp, sản lượng không ổn định. Do đó, vấn đề việc làm đặt ra gay gắt. Hơn nữa khi sản xuất nông nghiệp phát triển dựa trên cơ sở ứng dụng Khoa học - công nghệ tiên tiến làm cho năng suất lao động ngày càng tăng, cùng với quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá cùng diễn ra mạnh mẽ khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì điều đó vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi tất yếu phải phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, trong đó phát triển Làng nghề là hướng cơ bản khả thi trong chiến lược phát triển của tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, Bắc Ninh có tới 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới. Bên cạnh những làng nghề đang phát triển mạnh mẽ và trở lên giàu có góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng có không ít làng nghề đang bị điêu đứng và đứng trước nguy cơ mất nghề. Nhiều làng nghề hoạt động không ổn định, nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã và đang nảy sinh ở các làng nghề. Không chỉ vậy, hoạt động của các làng nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với thách thức to lớn là ô nhiễm môi trường trở thành phổ biến và đã đến mức báo động do lượng phát thải từ quá trình sản xuất chưa được kiểm soát và xử lý khoa học, triệt để. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh bởi làng nghề vốn được coi như một thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, quá trình phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay đòi hỏi cấp thiết phải giải quyết hài hoà các vấn đề phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Vấn đề này cần được nghiên cứu, luận giải để làm rõ và đưa ra giải pháp phát triển đúng đắn. Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển làng nghề nói chung và phát triển bền vững làng nghề nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách, nghiên cứu trên nhiều phương diện. Tiêu biểu như: - Hội thảo Quốc tế về bảo tồn và phát triển Làng nghề truyền thống Việt Nam: “Về các giải pháp phát triển Tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở vùng Đồng bằng Sông Hồng”. Năm 2009 - Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,Hà Nội. - Trần Minh Yến (2004), “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Khoa học xã hội. - Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh (2008), “Làng nghề ở Bắc Ninh - Tiềm năng và hội nhập”. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh (2007), “Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh”. - Phạm Sơn (2004), “Làng nghề và thống kê làng nghề”, Tạp chí Thông tin Khoa học Thống kê. -Trần Anh Phương (2008) “Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và vấn đề đặt ra”. Tạp chí cộng sản, số 6/2008. - Nguyễn Trung Chánh(2010): “Phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hướng bền vững”, Tạp chí cộng sản, số 7/2010. - “Doanh nghiệp làng nghề với quá trình hội nhập, cơ hội , thách thức và giải pháp”. Kết quả hội thảo tổ chức bởi Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dương - VAPEC (2007). Ngoài ra còn có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết khác đề cập đến sự phát triển làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề ở Bắc Ninh nói riêng. Tuy vậy, các công trình này về cơ bản là nghiên cứu phát triển làng nghề ở tầm vĩ mô. Phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh thường chỉ được đề cập như một trường hợp tham khảo điển hình, hoặc các tác giả chỉ đề cập đến từng mảng, từng vấn đề riêng biệt của làng nghề mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các làng nghề của Bắc Ninh trong thời gian tới. Với mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam - Đánh giá thực trạng của phát triển bền vững làng nghề trong những năm gần đây ở Bắc Ninh. - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề ở Tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển bền vững của các làng nghề ở Tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ khoa học Kinh tế Chính trị. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập Tỉnh (năm 1997) đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như trìu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê kinh tế, . Các phương pháp này được sử dụng phù hợp với từng nội dung trong luận văn. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề . - Phân tích và làm rõ thực trạng phát triển làng nghề ở Tỉnh Bắc Ninh theo hường bền vững từ năm 1997 đến nay. - Đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề ở Tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. References 1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. 2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. 3. Trần Ngọc Bút (2002), “Phát triển làng nghề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 4. Nguyễn Trung Chính (2010), “Phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hướng bền vững”, Tạp chí cộng sản, (7). 5. Nguyễn Sinh Cúc (2005), “Một số mô hỡnh mới cho nông thôn hiện nay”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (4), tr.7 – 8. 6. “Doanh nghiệp, làng nghề với quỏ trỡnh hội nhập, cơ hôi, thách thức và giải pháp”. - Kết quả hội thảo tổ chức bởi Trung tâm Kinh tế châu Á - Thỏi Bỡnh Dương - VAPEC (2007). 7. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Phạm Hiệp (2003) “Phát triển làng nghề cổ truyền ở Hải Dương”, Tạp chí cộng sản, (7). 10. Trần Minh Hoàn - Phạm Thanh Tùng (2007), “Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á”, Tạp chí Công nghiệp, (kỳ 1, 6). 11. Hội thảo Bảo tồn và phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ. 7/2008 12. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 134/2009/NQ-HĐND16 ngày 23/4/2009 về việc hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh . 13. Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 133/2009/NQ-HĐND16 ngày 23/4/2009 về quy định tiêu chuẩn,thủ tục xét danh hiệu và khen thưởng đối với làng nghề, thợ giỏi,nghệ nhân,tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương tỉnh Bắc Ninh. 14. Hội thảo khoa học, (2006), Thực tiễn và phân hóa giàu nghèo ở Bắc Ninh, 10/2006. 15. Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quỏ trỡnh CNH, HĐH vùng ven đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Hường (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tiểu thủ công nghiệp”, Tạp chớ Lý luận chính trị,(4). 17. Phạm Thị Khanh (2005), “Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề”, Tạp chớ lý luận chính trị, (5). 18. Phạm Hoàng Ngân, (2010), “Phát triển bền vững các làng nghề Đồng bằng Sông Hồng: Thực trạng và Giải pháp” , Tạp chí Saga. 19. Đặng Nguyễn (2010), “Giữ vững danh hiệu đất trăm nghề”, Thời báo Kinh tế Việt Nam. 20. Đặng Thị Mai (1995), “ Thái lan xuất khẩu nữ trang và đá quý như thế nào”, Thời báo Kinh tế Sài gũn. 21. Phạm Sơn (2004), “ Làng nghề và thống kê làng nghề”, Tạp chí Thông tin khoa học thống kê. 22. Sở Công thương Bắc Ninh (2008), Số liệu về tỡnh hỡnh hoạt động của làng nghề Bắc Ninh. 23. Sở Lao động Thương binh và Xó hội Bắc Ninh (2008), Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh. 24. Sở Kế hoạch – Đầu tư Bắc Ninh (2008), Làng nghề Bắc Ninh – Tiềm năng và hội nhập. 25. Sở Tài nguyên và môi trường (2008), Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí qua các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh. 26. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 06 - NQ/TU về Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn (2001 – 2005). 27. Tỡnh uỷ Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp. 28. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2009), Báo cáo thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Phương hướng, giải pháp và cơ chế chính sách phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH đến năm 2015, tầm nhỡn 2020. 29. UBND tỉnh Bắc Ninh (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. 30. UBND tỉnh Bắc Ninh, Quyết định số 128/2005/QĐ-UB ngày 10/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về Ban hành quy chế quản lý khu cụng nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 31. UBND tỉnh Bắc Ninh, Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 9/4/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh. 32. Trần Minh Yến (2004), “ Làng nghề truyền thống trong quỏ trỡnh CNH, HĐH”, Nxb Khoa học Xó hội. 33. http://www.vi.wikipedia.org. 34. http:// www.congnghiepmoitruong.vn. 35. Tổng cục thống kê Việt Nam “Dân số và lao động 2009”, http://www.gso.gov.vn.