Ninh Thị Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Quế Anh
Trang 1Bảo hộ quyền sở hữu cụng nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý theo phỏp luật Việt Nam
Ninh Thị Thanh Thủy
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dõn sự; Mó số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Quế Anh
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Khỏi niệm về chỉ dẫn địa lý, so sỏnh chỉ dẫn địa lý với một số đối tượng sở
hữu cụng nghiệp khỏc Trỡnh bày khỏi niệm quyền sở hữu cụng nghiệp (SHCN), đặc điểm của quyền SHCN và khỏi niệm quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý Khỏi quỏt lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của hệ thống phỏp luật Việt Nam và phỏp luật quốc tế
về bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý Nghiờn cứu cỏc hỡnh thức bảo hộ SHCN đối với chỉ dẫn địa lý: theo hệ thống phỏp luật riờng; theo phỏp luật về nhón hiệu hàng húa và theo phỏp luật về chống cạnh tranh khụng lành mạnh Nghiờn cứu cỏc quy định của phỏp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc xỏc lập quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý, nội dung quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý Khảo sỏt, phõn tớch thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
và đề xuất một số giải phỏp hoàn thiện phỏp luật và tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam: Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý; nõng cao nhận thức của cỏc nhà sản xuất; cỏc hiệp hội ngành nghề phải thể hiện đầy đủ vai trũ là người đại diện cho cỏc chủ thể sản xuất, kinh doanh để họ cú thể khai thỏc địa lý một cỏch hiệu quả nhất; cần cú sự phõn định một cỏch rừ ràng, cụ thể giữa hoạt động quản lý nội bộ của tổ chức tập thể và hoạt động quản lý bờn ngoài của cỏc cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục hoàn thiện bộ mỏy thực thi sở hữu trớ tuệ; chỳ trọng tới cụng tỏc đào tạo và nõng cao trỡnh độ của cỏn bộ cỏc cơ quan thực thi cũng như cỏc cơ quan bảo vệ phỏp luật về sở hữu cụng nghiệp; đẩy mạnh cỏc hoạt động hợp tỏc quốc tế nhằm nõng cao năng lực về vật chất, kỹ thuật và con người tham gia cỏc
hoạt động về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Keywords: Chỉ dẫn địa lý; Luật dõn sự; Phỏp luật Việt Nam; Quyền sở hữu cụng
nghiệp
Content
mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện nay đang phát triển trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập, nền kinh
tế thế giới đang chuyển sang thời kỳ mới với trình độ phát triển dựa trên nền tảng của tri thức Yếu tố trí tuệ ngày càng đ-ợc phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong các nhân tố quyết
định khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Điều này cũng có nghĩa là sự phát
Trang 2triển của nền kinh tế thế giới hiện nay phụ thuộc nhiều vào hiệu quả bảo hộ các sản phẩm trí tuệ và đang có sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trong các quan hệ kinh tế quốc tế
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của n-ớc ta với những cơ hội và thách thức trong quá trình mở cửa, hội nhập đã và đang đòi hỏi chúng ta phải có các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo môi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất, kinh doanh Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ với nội dung cơ bản coi kết quả của hoạt động sáng tạo là tài sản trí tuệ và các quyền về tài sản này phải đ-ợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ là đòi hỏi khách quan cho sự ra đời công cụ pháp lý của nhà n-ớc, góp phần tạo động lực cho hoạt động sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Bảo hộ sở hữu trí tuệ vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế - xã hội n-ớc ta trong quá trình phát triển, vừa là một đòi hỏi trong quá trình hội nhập Việc xây dựng và duy trì hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Nhà n-ớc ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ nh-: Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả (1994), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999) và nhiều văn bản khác để xử lý những vấn đề cơ bản trong giao dịch dân sự về sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, quy định trong các văn bản pháp luật này chủ yếu là những quy định mang tính nguyên tắc chung; các quy định cụ thể nằm rải rác ở nhiều văn bản d-ới luật nên thiếu tính đồng bộ và hiệu lực pháp lý, ảnh h-ởng tới việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở trong n-ớc và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Mặt khác, một số vấn đề mới xuất hiện do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và yêu cầu của đời sống xã hội nh- bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quyền đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý (CDĐL), tên th-ơng mại… ch-a có chế định pháp lý điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật này Trong khi đó, là một n-ớc nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều nông sản có chất l-ợng và tính chất đặc thù nh- gạo Hải Hậu, nhãn lồng H-ng Yên, vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, v.v Ngoài nông sản, rất nhiều địa ph-ơng của Việt Nam còn có các đặc sản nổi tiếng khác nh- n-ớc mắm Phú Quốc, bánh đậu xanh Hải D-ơng, bánh cuốn Thanh Trì, lụa Hà Đông, v.v Những th-ơng hiệu này có một giá trị th-ơng mại rất lớn, là công cụ marketing hữu hiệu trong nền kinh tế toàn cầu Bảo hộ pháp lý hiệu quả các th-ơng hiệu này không chỉ góp phần nâng cao giá trị th-ơng mại của hàng hóa Việt Nam trên thị tr-ờng thế giới mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa
và tri thức truyền thống của dân tộc kết tinh trong những hàng hóa này Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 16 CDĐL/tên gọi xuất xứ đ-ợc bảo hộ tại Việt Nam N-ớc mắm Phú Quốc nổi tiếng
đến mức không chỉ bị làm giả ở Việt Nam mà cả ở n-ớc ngoài Nhiều đặc sản nổi tiếng của Việt Nam đang bị mai một và biến mất dần khỏi trí nhớ của ng-ời tiêu dùng Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là chúng ta ch-a nhận thức đ-ợc ý nghĩa kinh tế, văn hóa của CDĐL và ch-a có một hệ thống bảo hộ thích hợp loại th-ơng hiệu đặc biệt này
Việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ tr ơng, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã góp phần hoàn thiện, bổ sung và thống nhất quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã có đồng thời giải quyết
đ-ợc những đòi hỏi thực tế hiện nay trong đó có vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL Tuy nhiên, để các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL nói riêng đi vào cuộc sống một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự h-ớng dẫn, giải thích, áp dụng các quy định này một cách đúng đắn, đầy đủ và phải
Trang 3phù hợp với xu h-ớng của thế giới Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các quy
định pháp luật về lĩnh vực này là rất cần thiết
Với lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách tổng thể các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ CDĐL, nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản nhất về bảo hộ CDĐL ở Việt Nam, nghiên cứu các hình thức bảo hộ CDĐL trên thế giới: (i) theo hệ thống đăng ký riêng; (ii) thông qua đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo luật nhãn hiệu hàng hóa; và (iii) theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu thực trạng hoạt
động bảo hộ CDĐL ở Việt Nam Qua đó, đề tài đ-a ra các yêu cầu và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL cũng nh- tăng c-ờng hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nh- đã đề cập ở trên, đề tài này đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Khái niệm về CDĐL, so sánh CDĐL với một số đối t-ợng sở hữu công nghiệp khác;
- Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp và khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL;
- Các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về CDĐL;
- Các hình thức bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với CDĐL: (i) theo hệ thống pháp luật riêng; (ii) theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa; và (iii) theo pháp luật về chống cạnh tranh
không lành mạnh;
- Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện bảo hộ CDĐL, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL;
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL;
- Thực trạng của hoạt động bảo hộ CDĐL ở Việt Nam qua đó đề xuất một số giải pháp
góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ CDĐL ở Việt Nam
3 Ph-ơng pháp nghiên cứu
Ph-ơng pháp nghiên cứu chủ yếu đ-ợc sử dụng trong luận văn này là ph-ơng pháp phân tích,
đánh giá, tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong vấn đề bảo hộ CDĐL để
đ-a ra một cái nhìn tổng thể của vấn đề Với việc sử dụng ph-ơng pháp phân tích, tổng hợp này, luận văn chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL từ đó đ-a
ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện các quy định pháp luật này
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các ph-ơng pháp luật học so sánh, lịch sử, thống kê để làm rõ quá trình phát triển của vấn đề đ-ợc nghiên cứu, để đánh giá sự t-ơng thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế
Các ph-ơng pháp nói trên đều dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin
4 Tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong các quan hệ kinh tế quốc tế Đối với n-ớc ta việc xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà tr-ớc mắt là một
điều kiện bắt buộc phải đạt đ-ợc khi gia nhập Tổ chức Th-ơng mại Thế giới (WTO)
Trang 4Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng trong thời gian gần
đây mới bắt đầu đ-ợc quan tâm nh-ng ch-a đúng mức Đặc biệt đối với CDĐL - một trong các
đối t-ợng bảo hộ sở hữu công nghiệp có rất ít bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này ở
Việt Nam, nh- bài "Chỉ dẫn địa lý nông sản: thực trạng và giải pháp", của Xuân Anh, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (tháng 7), 2004; "Các quy định của Hiệp định TRIPs về bảo hộ chỉ dẫn
địa lý", của ThS Vũ Hải Yến, Tạp chí Luật học, số 11, 2006; "Bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ pháp luật thôi, ch-a đủ", của Lê Tùng, Tạp chí Hiến kế lập pháp, số 9(70), 2006; "Chỉ dẫn địa lý - các khía cạnh th-ơng mại trong xuất khẩu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS.TS Đỗ
Thị Loan làm chủ nhiệm đề tài
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 ch-ơng
Ch-ơng 1: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Ch-ơng 2: Một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Ch-ơng 3: Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỈ DẪN ĐỊA Lí
VÀ QUYỀN SỞ HỮU CễNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA Lí
Mục tiờu của chương này là làm rừ khỏi niệm CDĐL theo quan niệm của WIPO, phỏp luật một số nước ngoài, phỏp luật Việt Nam; so sỏnh CDĐL với một số đối tượng sở hữu cụng nghiệp khỏc như nhón hiệu, tờn thương mại; khỏi niệm và đặc điểm của quyền sở hữu cụng nghiệp đối với CDĐL; sự hỡnh thành và phỏt triển của hệ thống phỏp luật về bảo hộ quyền sở hữu cụng nghiệp đối với CDĐL trờn thế giới và ở Việt Nam; cỏc hỡnh thức bảo hộ quyền sở hữu cụng nghiệp đối với CDĐL và ý nghĩa của việc bảo hộ CDĐL Với mục tiờu đú, chương này giải quyết những vấn đề cơ bản sau
1.1 Khỏi niệm chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu cụng nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
1.1.1 Khỏi niệm chỉ dẫn địa lý và so sỏnh chỉ dẫn địa lý với một số đối tượng sở hữu cụng nghiệp khỏc
1.1.1.1 Khỏi niệm chỉ dẫn địa lývới tư cỏch là đối tượng của quyền sở hữu cụng nghiệp
Thuật ngữ "chỉ dẫn địa lý" đó được đề cập trong Hiệp định về cỏc khớa cạnh liờn quan đến
thương mại của quyền sở hữu trớ tuệ ("TRIPS") tại khoản 1 Điều 22 như sau: "Chỉ dẫn địa lý là
những chỉ dẫn về hàng húa cú nguồn gốc từ lónh thổ của một nước thành viờn hoặc từ một khu vực hay địa phương trong lónh thổ đú mà chất lượng, uy tớn hay đặc tớnh khỏc của hàng húa chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định"
Luật CDĐL một số nước như Trung Quốc, Thỏi Lan hay Malaysia cũng đưa ra định nghĩa
về CDĐL
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trớ tuệ 2005, "chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dựng để chỉ
sản phẩm cú nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vựng lónh thổ hay quốc gia cụ thể"
Khỏi niệm về CDĐL theo phỏp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn toàn tương thớch với Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS
1.1.1.2 Phõn biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tờn gọi xuất xứ
Chỉ dẫn nguồn gốc bao gồm tờn gọi, chỉ dẫn, dấu hiệu hay những chỉ dẫn khỏc dẫn chiếu tới một nước nhất định hoặc tới một khu vực của nước đú nơi cú thể truyền tải khỏi niệm rằng hàng húa mang chỉ dẫn này cú nguồn gốc từ nước đú hoặc địa phương đú
Trang 5Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước hoặc địa phương là nơi mà hàng hóa được sản xuất và chất lượng đặc thù của hàng hóa này là do môi trường địa lý (kể cả yếu tố tự nhiên và con người) của nước hoặc địa phương đó quyết định
Chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và CDĐL có mối liên hệ với nhau Tên gọi xuất xứ
là một dạng đặc biệt của CDĐL, CDĐL là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc
1.1.1.3 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
CDĐL và nhãn hiệu đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng cho hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thương mại Do vậy, trên thực tế nhiều CDĐL được bảo hộ như một nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu được bảo hộ có chứa CDĐL cho cùng sản phẩm, hàng hóa Tuy nhiên, CDĐL và nhãn hiệu có một số điểm khác nhau như về chức năng của dấu hiệu, chủ thể quyền sở hữu, đặc điểm của quyền sử dụng, đặc điểm của sản phẩm mang dấu hiệu, sự phụ thuộc vào việc bảo hộ tại nước xuất xứ
1.1.1.4 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại
CDĐL và tên thương mại có sự khác nhau ở chức năng của dấu hiệu, thủ tục xác lập quyền, tính hạn chế về phạm vi bảo hộ, vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý
1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
1.1.2.1 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là các quyền hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ
Khoản 4 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: "Quyền sở hữu công nghiệp là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, CDĐL, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh"
1.1.2.2 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu, do vậy nó cũng mang đặc điểm chung của quyền sở hữu (chẳng hạn chủ thể mang quyền luôn xác định còn chủ thể mang nghĩa vụ là không xác định ) Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp còn có những đặc điểm riêng như tính vô hình; tính hạn chế về không gian, hạn chế về thời gian, hạn chế quyền của chủ sở hữu; v.v…
Trong phần này tác giả luận văn đã trình bày về một số đặc điểm riêng của quyền sở hữu công nghiệp
1.1.2.3 Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 751 Bộ luật dân sự năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL bao gồm quyền sở hữu CDĐL của Nhà nước và quyền sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định
Quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL là quyền của tổ chức, cá nhân đối với CDĐL (khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)
Quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL cũng có một số đặc điểm chung của quyền sở hữu công nghiệp như tính vô hình, tính hạn chế về không gian Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này còn có những đặc điểm riêng biệt như:
- Người sử dụng CDĐL không phải là chủ sở hữu CDĐL
- Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều cốt lõi, là nền tảng cho việc tồn tại và bảo hộ các CDĐL Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện tiên quyết cho sự bảo hộ trên phạm vi quốc
tế
Trang 6- CDĐL không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là CDĐL vẫn đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định
- Quyền đối với CDĐL không được chuyển nhượng, quyền sử dụng CDĐL không được chuyển giao
1.2 Vài nét về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Lịch sử và hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
CDĐL có thể được bảo hộ ở phạm vi quốc tế thông qua các điều ước quốc tế Có bốn điều ước quốc tế do WIPO quản lý liên quan đến bảo hộ CDĐL: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883, Thỏa ước Madrid về chống chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hóa 1891, Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ 1958 và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)
Trong phần này tác giả đã sơ lược các quy định liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL của các điều ước quốc tế này
Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL ngày càng được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả đối tượng sở hữu công nghiệp này và nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của thế giới trong giai đoạn hiện nay
1.2.2 Lược sử về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo
hộ chỉ dẫn địa lý
Tác giả luận văn trình bày các giai đoạn lịch sử của sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL từ năm 1980 đến nay
Mỗi giai đoạn lịch sử có đặc thù riêng Điều kiện kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế ở mỗi giai đoạn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo hộ CDĐL Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ CDĐL ở nước ta phát triển từ thấp đến cao và ngày càng được hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi và thực hiện các cam kết quốc tế
1.3 Hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Có nhiều phương thức bảo hộ các CDĐL ở phạm vi quốc gia, nhưng có thể chia thành 03 nhóm chính sau: bảo hộ CDĐL bằng hệ thống pháp luật riêng, bảo hộ CDĐL bằng pháp luật
về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, và bảo hộ CDĐL bằng luật chống cạnh tranh không lành mạnh
1.3.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng
Pháp là nước đầu tiên và điển hình trong việc bảo hộ CDĐL bằng một luật riêng Hệ thống đăng ký và một loạt khái niệm trong luật của Pháp đã có ảnh hưởng lớn và lan rộng trong các nước có truyền thống luật La mã ở Châu Âu và Châu Mỹ La tinh
Theo hệ thống riêng về bảo hộ CDĐL, các chỉ tiêu của một CDĐL được bảo hộ được xây dựng bằng một thủ tục hành chính với sự tham gia của các nhà sản xuất và các cơ quan quản
lý nhà nước, sau đó được chính thức công nhận bằng thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp Nội dung bảo hộ một CDĐL là chống việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với CDĐL đó cho sản phẩm không đạt các chỉ tiêu pháp lý
Hệ thống bảo hộ CDĐL theo mô hình này thường được gọi là hệ thống tên gọi xuất xứ có kiểm soát AOC, hiện hành ở EU và các nước thành viên EU, trong đó đặc biệt có Pháp, Thụy
Sỹ
Trang 71.3.2 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận
Bảo hộ CDĐL bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thường thấy
ở các nước có truyền thống luật Anh-Mỹ Cả hai hình thức bảo hộ này đặc biệt có ý nghĩa để các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò của giới tư nhân Tuy nhiên, cả hai hình thức bảo hộ này chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ có thể kiểm soát những người tự nguyện sử dụng các nhãn hiệu chứa CDĐL mà không thể cấm những người không gia nhập tập thể và những người không chịu sự giám định, chứng nhận sản phẩm sử dụng CDĐL
1.3.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Để được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh, nhìn chung một CDĐL phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) CDĐL phải đã có được một danh tiếng hoặc uy tín nhất định;
và (ii) việc sử dụng CDĐL trên sản phẩm/dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của sản phẩm/dịch
vụ
Hình thức bảo hộ này chỉ nhằm vào việc bồi thường thiệt hại gây ra do việc sử dụng CDĐL sai trái Đối với hình thức bảo hộ không cần đăng ký này khi xảy ra xâm phạm quyền thì việc chứng minh sự đáp ứng các điều kiện để được hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền
và thường rất khó khăn và tốn kém
1.4 Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Việc bảo hộ CDĐL đem lại nhiều lợi ích cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng cũng như cho quốc gia Chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của việc bảo hộ CDĐL ở những phương diện sau:
* Trước hết, việc bảo hộ CDĐL đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương
có tên gọi địa lý được sử dụng Lợi ích đó được thể hiện ở chỗ duy trì được những lợi thế của hàng hóa có được do yếu tố địa lý mang lại
* Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: giúp cho người tiêu dùng tránh bị lừa dối hoặc bị nhầm lẫn khi lựa chọn hàng hóa để chỉ mua hàng thật
* Bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất kinh doanh, chống các hành vi bắt chước, làm hàng giả, lợi dụng uy tín của sản phẩm, dịch vụ có tiếng để gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh chân chính
Chương 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
2.1 Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một CDĐL muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đó là:
- Sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL;
- Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa
lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL đó quyết định
- Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ là CDĐL
2.1.1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Trang 8Trong phần này tác giả đã so sánh quy định pháp luật của các nước và của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ này đối với CDĐL và đưa ra ví dụ nói về sự bất cập của pháp luật Việt Nam dẫn đến khó khăn trong việc thực thi pháp luật
2.1.2 Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Để được bảo hộ là CDĐL, các sản phẩm mang chỉ dẫn đó phải có tính chất, chất lượng hoặc các đặc tính riêng do điều kiện địa lý quyết định
a Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL
Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm rộng rãi
b Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL
CDĐL được bảo hộ chứa đựng mối quan hệ ràng buộc giữa chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tương ứng với các điều kiện tự nhiên và/hoặc điều kiện con người của vùng địa lý mang tên gọi hoặc được xác định theo tên gọi hoặc CDĐL đó Như vậy, chất lượng đặc thù chỉ có được khi sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện trong vùng lãnh thổ địa lý mang CDĐL hoặc được xác định theo tên gọi hoặc CDĐL đó
c Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL
Theo Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý liên quan đến CDĐL là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL đó
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác
Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương
2.1.3 Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn muốn được bảo hộ ngoài việc đáp ứng hai điều kiện trên còn phải đáp ứng điều kiện đó là không phải là các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa CDĐL, đó là các đối tượng sau:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;
- CDĐL của nước ngoài mà tại nước đó CDĐL không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo
hộ hoặc không còn được sử dụng;
- CDĐL trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng CDĐL
đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- CDĐL gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang CDĐL đó
2.2 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký Để được cấp văn bằng bảo
hộ CDĐL, chủ thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về quyền nộp đơn và đơn đó phải được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung theo
quy định của pháp luật
Tác giả đã có sự so sánh quy định pháp luật hiện hành so với các quy định pháp luật trước
đó của Việt Nam cũng như so với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới và của pháp luật quốc tế
2.2.1 Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Trang 9Quyền đăng ký CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nước Nhà nước có thể cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện quyền đăng ký CDĐL Người thực hiện quyền đăng ký CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó
Bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo luật pháp của nước ngoài, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký CDĐL ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký CDĐL đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ CDĐL của Việt Nam
Ngoài việc tuân thủ các quy định về chủ thể có quyền nộp đơn, việc nộp đơn đăng ký bảo
hộ CDĐL ở Việt Nam còn phải đáp ứng các quy định về cách thức nộp đơn Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam Riêng đối với các cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải nộp đơn đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam
2.2.2 Điều kiện đối với đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ CDĐL là tập hợp các tài liệu thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp Văn bằng bảo hộ CDĐL với nội dung, phạm vi bảo hộ tương ứng Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ CDĐL phải đảm bảo những yêu cầu về mặt hình thức và nội dung theo luật định như đơn phải có đầy đủ các tài liệu mà pháp luật quy định, phải đáp ứng các yêu cầu về tính thống nhất, về ngôn ngữ thể hiện, về cách trình bày của các tài liệu trong đơn, v.v… Có thể thấy các quy định hiện hành của Việt Nam về đơn đăng ký CDĐL là tương đối đầy đủ và hoàn thiện
2.2.3 Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký CDĐL sau khi được tiếp nhận sẽ được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung
2.2.3.1 Thẩm định hình thức
Mục đích của thẩm định hình thức là kiểm tra xem các tài liệu trong đơn có được làm theo đúng các quy định về hình thức và nội dung hay không Nhìn chung, các quy định về việc thẩm định hình thức đơn đăng ký CDĐL của pháp luật hiện hành là sự kế thừa của các quy định pháp luật trước đây đối với đơn đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa
2.2.3.2 Công bố đơn
Đơn đăng ký CDĐL sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận là đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp Mục đích của việc công bố đơn CDĐL là để dành
cơ hội cho bất cứ bên thứ ba nào có quyền có ý kiến về việc bảo hộ CDĐL nêu trong đơn được công bố
2.2.3.3 Thẩm định nội dung
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng
2.2.3.4 Cấp văn bằng bảo hộ
Nếu CDĐL đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đã nộp lệ phí theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về CDĐL
2.2.4 Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Văn bằng bảo hộ CDĐL là Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL, có hiệu lực vô thời hạn kể
từ ngày cấp
2.2.5 Các thủ tục khác liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Trang 102.2.5.1 Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký CDĐL do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về
sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan
2.2.5.2 ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Pháp luật hiện hành đã tách hai nội dung quy định về thủ tục phản đối và thủ tục khiếu nại
và quy định ở các điều luật khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi của người nộp đơn, của người thứ ba cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các đơn khiếu nại, đơn phản đối việc đăng ký CDĐL
Một điểm hoàn toàn mới của pháp luật hiện hành so với quy định trước đây đó là quy định về việc người phản đối có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc phản đối đó nếu Cục Sở hữu trí tuệ xét thấy không thể xác định ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không
2.2.5.3 Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Văn bằng bảo hộ CDĐL có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực theo yêu cầu của một người thứ ba bất kỳ khi có các lý do theo quy định của pháp luật
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ CDĐL là trường hợp văn bằng bảo hộ đã được cấp
theo đúng quy định của pháp luật nhưng sau đó chủ văn bằng tự nguyện từ bỏ các quyền mà
họ đang được hưởng hoặc các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó
Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ CDĐL là trường hợp văn bằng bảo hộ không có hiệu
lực do được cấp sai với các quy định của pháp luật
2.3 Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL bao gồm chủ sở hữu CDĐL; chủ thể có quyền sử dụng CDĐL và tổ chức quản lý tập thể đối với CDĐL
Trong phần này, tác giả cũng đã có sự so sánh quy định pháp luật Việt Nam ở các giai đoạn
và so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của Pháp về vấn đề này
2.3.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Theo quy định hiện hành, chủ sở hữu CDĐL là Nhà nước Nhà nước trao quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL hoặc trao quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức,
cá nhân được trao quyền sử dụng CDĐL
2.3.2 Chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Theo quy định hiện hành, chủ thể có quyền sử dụng CDĐL là các tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường được Nhà nước trao quyền
2.3.3 Tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý
Đây là một loại chủ thể hoàn toàn không có ở các đối tượng sở hữu công nghiệp khác Tổ chức quản lý tập thể quyền đối với CDĐL là tổ chức thực hiện chức năng đại diện cho Ủy ban nhân dân địa phương quản lý và bảo vệ CDĐL phù hợp với quy định pháp luật
2.4 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL được thể hiện ở các quyền sau:
- Quyền sử dụng CDĐL;