Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện
Trang 1TRÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
GÓI SỐ 4 : TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
DỰ ÁN : NÂNG CẤP KÊNH N2 HỒ ĐẠI LẢI (ĐOẠN TUYẾN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN)
Đơn vị yêu cầu dịch vụ tư vấn:
CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI HÀ NỘI
- Địa chỉ: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 04.38832352 Fax: 04.38833983
Đơn vị nộp hồ sơ dự thầu:
VIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
- Địa chỉ: 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 043.564.1333-Fax: 043.564.1368 Email:ice@tlu.edu.vn
Hà Nội, 2016
Trang 2TRUNG TÂM KHOA HỌC&
TRIỂN KHAI KỸ THUẬT THỦY
LỢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
TRUNG TÂM KHOA HỌC&
TRIỂN KHAI KỸ THUẬT THỦY LỢI
GIÁM ĐỐC
Chu Minh Tiến
Hà Nội, 2018
Trang 3MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT THI CÔNG 6
CHƯƠNG I: AM HIỀU DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU 7
1.1 Giới thiệu về dự án 7
1.2 Cơ sở pháp lý: 9
1.3 Tài liệu và các tiêu chuẩn áp dụng: 10
1.4 Mục đích yêu cầu của gói thầu: 13
CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT 15
2.1 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: 15
2.2 Kiểm tra điều kiện khởi công: 16
2.3 Kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cẩu của thiết kế đã phê duyệt bao gồm: 17
2.4 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình: 17 2.5 Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm: 17 2.6 Kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện công việc 18
2.7 Giám sát về khối lượng thi công trên hiện trường 19
2.8 Thực hiện các nội dung khác theo quy định 21
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIÁM SÁT 22
3.1 Sơ đồ tổ chức giám sát và nghiệm thu 22
3.2 Quan hệ giữa Tư vấn giám sát và các bên liên quan 23
3.2.1 Sơ đồ tổng thể mối quan hệ giữa các bên liên quan 23
3.2.2 Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát với các đơn vị, công ty 23
3.2.3 Quan hệ của đoàn TVGS tại công trường 23
3.2.4 Quan hệ tại công trường 25
3.3 Phân công trách nhiệm và các thành viên 25
3.3.1 Trách nhiệm và quyền hạn 25
3.3.2 Phân công ký kết văn bản 27
3.4 Phương pháp giám sát thi công và biện pháp thực hiện 29
3.4.1 Nguyên tắc công tác giám sát thi công xây lắp 30
Trang 43.4.2 Quan hệ giữa tổ chức Giám sát thi công xây dựng, Chủ đầu tư và Nhà thầu
xây lắp 31
3.4.3 Quản lý chất lượng thi công xây lắp 31
3.4.4 Nguyên tắc làm việc của cán bộ giám sát 32
3.4.5 Chế độ giám sát 32
3.4.6 Lập báo cáo 32
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG 33
4.1 Quy trình kiểm soát và theo dõi nguyên vật liệu đầu vào 33
4.1.1 Sơ đồ quản lý giám sát công tác vật liệu đầu vào 33
4.1.2 Quy trình thí nghiệm 34
4.1.2.3 Tổ chức thí nghiệm 34
4.1.3 Quy trình lấy mẫu thí nghiệm được tiến hành như sau: 35
4.2 Giám sát công tác an toàn và vệ sinh môi trường 38
4.2.1 Danh sách các tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình giám sát 38
4.2.2 Nội dung công tác giám sát an toàn và vệ sinh môi trường 38
4.2.2.1 Kiểm tra, giám sát an toàn lao động 38
4.2.2.2 Kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường 39
4.3 Giám sát kiểm tra máy móc, thiết bị 39
4.3.1 Kiểm tra giám sát hồ sơ máy móc, thiết bị 39
4.3.2 Kiểm tra an toàn trên các thiết bị 39
4.4 Giám sát, kiểm tra công tác phá dỡ, dọn dẹp mặt bằng 39
4.5 Quy trình giám sát thi công phá dỡ, dọn dẹp mặt bằng; 40
4.6 Giám sát thi công công tác đào đất: 40
4.7 Giám sát công tác đắp đất: 42
4.7.1 Danh sách các tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình giám sát 42
4.7.2 Kiểm tra chất lượng vật liệu đắp: 42
4.7.3 Đo đạc, kiểm tra và nghiệm thu công tác đắp đất: 43
4.8 Giám sát công tác trải vải địa kỹ thuật 43
4.9 Giám sát công tác gia công, lắp đặt cốt thép: 44
4.8.1 Giám sát công tác gia công lắp đặt cốt thép: 44
4.10 Giám sát công tác ván khuôn 51
4.10.1 Giám sát công tác gia công lắp đặt ván khuôn 51
4.10.2 Kiểm tra, nghiệm thu công tác gia công lắp đặt ván khuôn 53
Trang 54.12 Giám sát Bao sinh thái 62
4.13 Giám sát thi công đinh đất 64
4.14 Giám sát thi công cọc khoan nhồi 71
4.15 Giám sát quá trình thi công neo 76
4.16 Giám sát thi công hệ thống thoát nước 85
4.17 Giám sát thi công hoàn trả mặt đường 85
4.18 Các chú ý 85
CHƯƠNG 5: NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 86
5.1 Nghiệm thu nội bộ 86
5.2 Nghiệm thu công việc xây dựng 86
5.2.1 Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu được ghi rõ trong biên bản nghiệm thu) 86
5.2.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu: 87
5.2.3 Thành phần nghiệm thu: Phù hợp với thông tư 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng và các quy định của Chủ đầu tư, cụ thể như sau: 87
5.3 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng 87
5.3.1 Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng 87
5.3.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu 88
5.3.3 Thành phần trực tiếp nghiệm thu: phải phù hợp với thông tư 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng và các quy định của Chủ đầu tư, cụ thể như sau: 88
5.4 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình 88
5.4.1 Căn cứ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng 88
5.4.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu 89
5.4.3 Thành phần trực tiếp nghiệm thu: phải phù hợp với thông tư 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng và các quy định của Chủ đầu tư, cụ thể như sau: 89
5.5 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng 89
5.5.1 Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng 89
5.5.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu 90
5.5.3 Thành phần trực tiếp nghiệm thu: phù hợp với thông tư 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng và các quy định của Chủ đầu tư 90
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC 91
Trang 6GIÁM SÁT 91
6.1 Chính sách chất lượng 91
6.2 Quản lý chất lượng xây lắp 91
PHỤ LỤC CÁC MẪU BIÊN BẢN 92
Danh mục các bước nghiệm thu một số hạng mục chủ yếu 1
Phụ lục 01- Biên bản nghiệm thu vật liệu/thiết bị/trước khi đưa vào sử dụng 5
Phụ lục 02- Biên bản nghiệm thu công việc 7
Phụ lục 03 – Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành (hoặc bộ phận công trình xây dựng hoàn thành) 9
Phụ lục 04 – Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình đưa vào sử dụng 12
Phụ lục 05 - Biên bản nghiệm thu thanh toán: 14
BM- A 02- Mẫu Biên bản nghiệm thu vật liệu/ thiết bị/ sản phẩm đúc sẵn trước khi đưa vào sử dụng 20
BM- A 05 - Mẫu Biên bản kiểm tra phòng thí nghiệm hiện trường của nhà thầu 26
BM- C 02 - Mẫu biên bản xử lý kỹ thuật (kiểm tra) hiện trường 30
BM- C 03 - Mẫu Báo cáo của nhà thầu về chất lượng thi công hạng mục công trình phục vụ nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công 32
BM- C 04 - Mẫu Biên bản lấy mẫu thí nghiệm 33
Nhật ký thi công 34
Trang 7TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT THI CÔNG
Công trình xây dựng là sản phẩm có đầu tư lớn, thời gian xây dựng ngắn và sử dụng lâu dài, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật, mặt khác lại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội, an ninh của đất nước Công tác xây dựng công trình phải
đạt được 4 yếu tố: TIẾN ĐỘ, GIÁ THÀNH, CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN Cả 4
yếu tố đó đều có liên quan mật thiết với nhau và hiểu theo nghĩa rộng thì cũng chính là
CHẤT LƯỢNG của công trình xây dựng
Muốn có chất lượng, điều kiện quyết định là người trực tiếp làm ra sản phẩm là đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư phải có nhiệt tình lao động, hiểu biết kỹ thuật nghề nghiệp, luôn luôn chú ý làm tốt ngay từ đầu ở tất cả mọi khâu công việc, thấy sai phải sửa chữa nhanh chóng và triệt để Mặt khác, công tác giám sát là công tác kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của những người tham gia xây dựng công trình Công tác giám sát lấy hoạt động của xây dựng công trình làm đối tượng, lấy pháp luật, quy định chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích;
Quá trình thực hiện giám sát, cán bộ giám sát của tổ chức TVGS (kỹ sư, cán bộ
kỹ thuật) bám sát công trường hàng ngày Cán bộ của tổ chức Tư vấn giám sát sẽ ở lại hiện trường theo dõi sát quá trình thi công Tuy vậy, không phải ở đâu, bao giờ cán bộ của tổ chức TVGS đều phải có mặt Tùy theo đặc điểm, tiến độ thi công xây dựng mà
tổ chức TVGS phân công, tăng hoặc giảm bớt lực lượng cho phù hợp Chủ đầu tư tạo điều kiện cho TVGS có tài liệu cần thiết liên quan đến công trình (như đặc trưng kỹ thuật, tiêu chuẩn) để làm việc
Trang 8CHƯƠNG I: AM HIỀU DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU 1.1 Giới thiệu về dự án
1.1.1 Thông tin chung dự án
- Chủ đầu tư: UBND huyện Sa Pa
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA ĐTXD huyện Sa Pa;
- Tên dự án: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai;
- Địa điểm xây dựng: , thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
1.1.2 Thông tin chung gói thầu:
- Tên gói thầu: Tư vấn giám sát xây dựng công trình;
- Nội dung phần việc của gói thầu: Thực hiện toàn bộ công tác giám sát công tác thi công xây dựng Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa, huyện
Sa Pa, tỉnh Lào Cai;
1.1.3 Quy mô đầu tư xây dựng:
- Phần mái đường: Mái đường được gia cố bằng hệ đinh đất với chiều dài cắm sâu vào đất 11,7m cho tầng trên, khoảng cách 1,5m/cái với 3 hàng đinh Phần mái dưới dùng
hệ đinh đất cắm vào sâu khoảng 15m, khoảng cách 1,6m/cái với 4 hàng đinh
- Tường chắn chân: Bố trí tường kè chân dài 63,4m với hai hàng cọc D1m cắm sâu vào trong nền đá 3m chiều dài cọc cho hàng trong 15,5m và hàng ngoài 14,5m Phía trên
bố trí khóa BTCT mác M300 kích thước 2,5x2,5m Bố trí hệ neo đất ứng suất trước gia cường tại hàng cọc này Neo cáp dài 20m, loại 4 tao, bầu neo dài 8m, khoảng cách phương ngang 1,5m/neo Mũ neo được neo vào dầm khóa phía trên
+ Hệ thống thoát nước: Bố trí hệ thống rãnh thu nước trên mặt đường bằng rãnh hộp BTCT chịu lực Bố trí hệ thống thu nước ngầm từ trong lòng đường bằng hệ thống ống nhựa đục lỗ Bố trí rãnh hở BTXN chân ta luy thu nước mái kè và nước ngầm trong nền đường chảy ra
+ Mặt đường: Đào bỏ phầm mặt đường bằng bê tông cũ làm lại mặt đường BTXM mới trong phạm vi 85,5m
1.1.4 Giải pháp thiết kế:
- Phần mái ta luy: Phá bỏ 2 tầng tường chắn bị hỏng, đào bỏ một phần đất yếu trên mái
ta luy; gia cố lại mái taluy bằngđinh đất kết hợp tường chắn bằng hệ cọc, bố trí tầng
Trang 9- Mái taluy tầng trên sử dụng hệ đinh đất cắm xuyên vào phía trong taluy phạm vi bố tríđinh đất từ cọc 3 - cọc 12 với mật độ 1,5m/cái số lượng 3 hàngđinh với chiều dài đinh 11,7m riêng từ đoạn cọc 5 tới cọc 9 thiết kế tăng cường thêm 2 hàng đinh
- Mái taluy tầng dưới từ phạm vi cọc 3 - cọc TD3 sử dụng hệ đinh đất với mật độ 1,6m/cái số lượng hàng đinh thay đổi từ 3 hàng tới 5 hàng đinh
- Mũ đinh được dùng tấm bản thép 0,5x0,5x0,012m, bên ngoài sử dụng bao sinh thái đắp phủ tao cho tầngđinh dưới
- Tường chắn chân ta luy:
- Chân mái ta luy bố trí tường chắn bên dưới bằng hệ cọc khoan D1m dài khoảng 62m Tường chắn dùng 2 hàng cọc đặt giáp nhau cọc cắm sâu vào đá gốc 3m, chiều dài cọc 14,5m cho hàng moài 15,5m cho hàng trong, phía trên đầu cọc bố trí dầm khóa 2,5x2,5m bằng bê tông cốt thép Tổng số cọc cho hàng trong là 61 cọc, số cọc cho hàng ngoài là 60 cọc Cọc dùng cọc BTCT M300 đá 1x2
Bố trí hệ neo đấtứng suất trước gia cường tại hàng cọc này Neo cáp dài 20m, loại 4 tao, bầu neo dài 8m, khoảng cách phương ngang 1,5m/1 neo Mũ neo được neo vào dầm khóa phía trên
- Phía trên đỉnh cọc bố trí dầm khóa bê tông cốt thép M300 kích thước 2,5x2,5m
- Sau lưng tường chắn bố trí 1 hàng rọ đá đảm bảo thoát nước
Công trình đường giao thông:
- Làm lại đoạn đường bị sụt lún đảm bảo an toàn vàêm thuận phạm vi làm lại nền đường từ cọc 3 - cọc 11+2,5m Tổng chiều dài sử lý nền 45,1m
- Đoàn đường bị sụt lún phần đất nền đượcđào bỏ sâu 5m Phần đất đào bỏ được đắp lại kết hợp với lớp Geocell, chiều dày của lớp là 20cm/lớp
- Mặt đường phá bỏ 85,5m mặt đường bê tông hỏng trong phạm vi khối trượt thiết kế lại mặt đường mới bê tông xi măng với quy mô: Mặt đường Bm=4m; Mặt BTXM M300 dày 20cm; Móng CPĐD loại 1 dày 16cm
- Làm rãnh thoát nước phía bên ta luy dương trong phạm vi đường làm lại Rãnh được thiết kế bằng bê tông cốt thép kích thước 60x60cm cho phép xe chạy trực tiếp trên mặt rãnh
- Bố trí hộ lan cứng phía mép ngoài ta luy âm
Hệ thống thoát nước:
Trang 10- Thoát nước nền đường: Bố trí hệ thống thoát nước ngầm phía trong mái đắp Geocell nền đường Hệ thống thoát nước này bằngống nhựa D5 đục lỗ phía ngoài bọc vảiđịa kỹ thuật bố trí trong lòng với khoảng cáchống 2,5m/ống
- Thoát nước mặt đường: Bố trí hệ thống rãnh hộp chịu lực BTCT dọc theo phía đường phía ta luy dương, phạm vi rãnh nằm trong phạm vi lại lại mặt đường L=86m
- Thoát nước mái ta luy: Phía trên đỉnh tường kè cọc (Chân mái ta luy bố trí hệ thống rãnh hở hình thang bằng BTCT M200 thu nước từ mái ta luy sau đó cho chảy ra đầu kè
để dẫn ra hệ thống thoát nước ngoài đường Phía chân giáp tường chắn bố trí hệ thống rãnh hở hình thang kích thước 0,5x0,5m bằng BTXM để thu nước ngầm từ mái ta luy chảy ra Hệ thống rãnh này sẽ thu nước sau đó chảy ra phía ngoài đường
1.2 Cơ sở pháp lý:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2013;
Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng;
Thỏa thuận số: 39/HĐND-TT ngày 24/7/2018 của HĐND tỉnh Lào Cai về việc thỏa thuận tờ trình số 124/TTr-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh Lào Cai đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa,huyện Sa Pa;
Trang 11Quyết định số 2622/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa,huyện Sa Pa;
Quyết định số: 985/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 của UBND huyện Sa Pa về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, thiết kế BVTC và dự toán công trình: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa,huyện Sa Pa;
Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa,huyện Sa Pa;
Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Phê duyệt thiết kế BVTC - dự toán công trình: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn Sa Pa,huyện Sa Pa;
1.3 Tài liệu và các tiêu chuẩn áp dụng:
a Khảo sát
22TCN 171-87
8 Qui trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp
9
Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập
dự án khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông
22TCN 242 - 98
Trang 12TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
12 Công tác trắc địa trong XD công trình - Yêu cầu
chung
TCVN- 9398 -2012
14 Quy phạm đo tam giác và thuỷ chuẩn hạng I, II, III, IV của Cục đo đạc bản
đồ
16 Đất xây dựng-Phương pháp thí nghiệm hiện trường
24 Các tiêu chuẩn khảo sát hiện hành khác của nhà nước
b Thiết kế:
A Tiêu chuẩn thiết kế đường
Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông
Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012
B Tiêu chuẩn thiết kế công trình
Trang 13TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
4 Q Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về số liệu các điều
c Tiêu chuẩn thi công
2014/VKHTLVN
Thiết kế, thi công và nghiệm thu kết cấu gia cố mái kênh bằng công nghệ ô ngăn hình mạng (NEOWEB)
cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu
Trang 1414 TCVN 2682:2009 Xi măng Porland – Yêu cầu kỹ thuật
1.4 Mục đích yêu cầu của gói thầu:
1.4.1 Mục đích, nhiệm vụ gói thầu:
- Mục đích của gói thầu là tuyển chọn một đơn vị tư vấn giám sát mà bằng năng lực kinh nghiệm của mình giúp Chủ đầu tư giám sát thi công xây dựng công trình và các hoạt động của công trình đúng tiến độ, đúng qui định của pháp luật, theo đúng các tiêu chuẩn về xây dựng hiện hành và đảm bảo chất lượng công trình theo đúng đồ án thiết kế được duyệt cũng như theo các yêu cầu của điều kiện hợp đồng xây dựng như:
1 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 107 của Luật xây dựng;
Trang 152 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ
sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, máy móc, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (nếu có), hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng;
3 Kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công xây dựng gồm:
a Kiểm tra vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
b Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
c Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình thi công đúng, đạt yêu cầu kỹ mỹ thuật;
d Yêu cầu Nhà thầu chỉnh sửa, điều chỉnh các sai sót, bất hợp lý về thiết kế ngay khi phát hiện;
đ Kiểm tra các tài liệu phục vụ nghiệm thu;
e Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
4 Tổ chức lập hồ sơ hoàn công xây dựng công trình;
5 Lập báo cáo hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng hoạc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng
1.4.2 Nội dung của gói thầu:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ yêu cầu, hồ sơ thiết kế của dự án, hồ sơ mời thầu xây lắp và hồ sơ dự thầu Tư vấn giám sát dựa trên yêu cầu nhiệm vụ của gói thầu đã phân tích đặc điểm và công việc chính của gói thầu bao gồm:
- Hạng mục mái taluy, hệ đinh đất;
- Hạng mục cọc khoan nhồi, và hệ neo
- Hạng mục đường giao thông và hệ thống thoát nước
Với các hạng mục trên Tư vấn giám sát đề xuất các giải pháp và phương pháp thực hiện trong giới hạn của TVGS về 4 yếu tố: TIẾN ĐỘ, GIÁ THÀNH, CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN trong các phần tiếp theo với nội dung và công việc cụ thể
Trang 16CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT
Cộng trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình theo quy định tại khoản
1 điều 120 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 16/8/2014
Nội dung giám sát thi công xây dựng gói 4 theo các quy định hiện hành bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung công việc sau:
2.1 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm:
1 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều
107 của Luật xây dựng;
2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình với
hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, máy móc, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (nếu có), hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng;
3 Kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công xây dựng gồm:
+ Xem xét và chấp thuận các nội dung do Nhà thầu trình quy định tại khoản 3 điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản
lý chất lương và bảo trì công trình xây dưng và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế
và quy định của hợp đồng Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập
và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện với các nội dung nêu trên;
+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
+ Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của Nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;
+ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
+ Đề nghị Chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp
lý về thiết kế;
+ Giám sát việc thực hiện việc bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát việc bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, công tác công trình;
Trang 17+ Giá sát việc bảo đảm an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
+ Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp sử lý, khắc phục sự
cố theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lương và bảo trì công trình xây dưng;
+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác định bản vẽ hoàn công; + Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại điều 29 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lương và bảo trì công trình xây dưng;
+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn công xây dựng công trình;
4 Lập báo cáo hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng hoạc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
5 Thực hiện các nội dụng khác theo quy định của hợp đồng xây dựng
2.2 Kiểm tra điều kiện khởi công:
Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;
- Kiểm tra sự ứng vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ mà nhà thầu thi công đã cam kết;
Trang 18- Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng;
2.3 Kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình
do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cẩu của thiết kế đã phê duyệt bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn đã được CĐT/TVGS kiểm tra và chấp thuận Kiểm tra kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đới với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất đối với các vật liệu
như: Thép, xi măng, BT thương phẩm và các thiết bị vật liệu khác
+ Tổ chức lấy mẫu thí nghiệm và kiểm tra kết quả thí nghiệm vủa các loại vật liệu (Thép, cát, đá, xi măng, gạch nung, ) theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết
kế
- Khi có nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì Tư vấn giám sát có trách nhiệm đình chỉ ngay việc triển khai và báo cáo đồng thời bằng văn bản cho Chủ đầu tư để phối hợp thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng
2.4 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Giám sát việc nhà thầu thi công đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt, kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý trong hồ sơ thiết kế báo cáo cho Chủ đầu tư và đơn
vị thiết kế biết;
- Trước khi thi công, cùng với nhà thầu kiểm tra hệ thống tim, tuyến công trình, kiểm tra các mốc khống chế cao độ, điểm đầu, điểm cuối công trình;
2.5 Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra và giám sát có hệ thống quá trình Nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc rại hiện trường Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
Trang 19- Tư vấn giám sát tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng theo các giai đoạn sau:
+ Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; + Nghiệm thi bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào
sử dụng;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế điều chỉnh, báo cáo chủ đầu tư để yêu cầu Nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
- TVGS sẽ đình chỉ phần công việc của Nhà thầu thi công khi có những bằng chứng chứng minh việc thi công không đảm bảo chất lượng, làm sai bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công được duyệt và báo cáo ngay cho Chủ đầu tư để phối hợp sử lý;
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi nhờ về chất lượng;
- Chủ động, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình;
2.6 Kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện công việc
2 Giám sát tiến độ thi công
Kiểm tra kế hoạch tiến độ thi công của Nhà thầu thi công
- Kiểm tra tiến độ thi công từng công việc và tổng thể tiến độ thi công công trình có phù hợp với tiến độ quy định trong hợp đồng và tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt không;
- Kiểm tra kế hoạch bố trí nhân lực, vật liệu, thiết bị, tài chính của Nhà thầu để xác nhận kế hoạch tiến độ có thực hiện hay không;
- Kiểm tra trình tự thực hiện công việc có phù hợp với tiến độ yêu cầu thi công không;
Trang 20- Kiểm tra kế hoạch tiến độ có đắp ứng yêu cầu cân bằng với cung cấp vật liệu và thiết
bị không;
3 Kiểm tra tiến độ trong giai đoạn thi công của Nhà thầu
- Kỹ sư TVGS thường xuyên kiểm tra, theo dõi liên tục tiến độ thi công của Nhà thầu trong giai đoạn thi công, làm rõ tiến độ thực hiện công việc đến mức nào, kịp thời đưa
ra biện pháp điều chỉnh cụ thể để đảm bảo tiến độ dự kiến
- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tiến độ theo trình tự sau:
+ Thu thập số liệu tiến độ thi công thực tế thông qua các công việc thực hiện + Phân tích số liệu thi công thực tế
+ Cảnh báo và khuyến cáo về tình hình tiến độ với Nhà thầu
+ Điều chỉnh tiến độ thi công bằng kế hoạch cụ thể
4 Đề xuất của TVGS nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công
- Ngoài những điều nêu trên để góp ý cho Nhà thầu, những việc làm cụ thể và phối hợp nhịp nhàng giữa CĐT/TVGS/NT góp phần rất lớn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thi công Cụ thể như sau:
+ Làm tốt công tác nghiệm thu chỉ trong một lần yêu cầu nghiệm thu;
+ Đề xuất những biện pháp kỹ thuật hiệu quả và tổ chức hợp lý;
+ Làm gọn, dứt điểm công tác hồ sơ quản lý chất lượng;
2.7 Giám sát về khối lượng thi công trên hiện trường
1 Khối lượng theo hồ sơ thiết kế
- Thông thường các công trình xây dựng đều có dự toán TK được phê duyệt bởi CĐT, các công trình đấu thầu đề có dự toán thầu được phê duyệt bởi CĐT, do vậy khối lượng theo TK là các khối lượng nêu trên
2 Khối lượng do thiết kế tính thừa, thiếu
- Đối với khối lượng do TK tính thừa hoặc thiếu thì nguyên tắc xác nhận khối lượng được tiến hành như sau:
- Khối lượng TK tính thừa so với bản vẽ thi công thì xác nhận khối lượng thi công theo đúng thực tế thi công
- Khối lượng TK tính thiếu thì xác nhận khối lượng thi công theo đúng dự toán thi công , phần khối lượng do TK tính thiếu được Nhà thầu đề nghị lên TVGS xác nhận riêng, việc thanh toán khối lượng này sẽ do CĐT quyết định (CĐT sẽ căn cứ vào hợp
Trang 21đồng thi công xây dựng với Nhà thầu để làm căn cứ thanh toán sau khi có xác nhận của đơn vị TVTK về việc tính thiếu trên)
3 Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế
a Khối lượng phát sinh tăng
Với khối lượng phát sinh tăng phải có TK bản vẽ thi công bổ sung đã phê duyệt bởi CĐT/TVGS/TVTK và NT xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở TK bản
vẽ thi công bổ sung được phê duyệt
b Khối lượng phát sinh giảm
Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng phát sinh giảm được xác nhận sau khi được TK đồng ý và CĐT phê duyệt
4 Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế
a Các sửa đổi so với hồ sơ thiết kế
Các sửa đổi so với hồ sơ TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính toán ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tăng giảm nêu ở mục 2.7.3
b Các sửa đổi khác
Các sửa đổi do yêu cầu của CĐT về chủng loại vật tư, vật liệu đều được thông qua và được phép của TVGS mới có hiệu lực thi hành Nguyên tắc tính toán xác nhận khối lượng nãy cũng như phần đã nêu ở mục trên
Sửa đổi biện pháp thi công là biện pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ bản, do vậy để được xác nhận khối lượng thực hiện Nhà thầu cần có thỏa thuận trước với CĐT trước khi lập biện pháp này, nếu được đồng ý Nhà thầu tiến hành lập dự toán cho biện pháp thi công đó và trình CĐT phê duyệt trước khi yêu cầu TVGS xác nhận khối lượng TVGS chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt của CĐT
Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường TVGS không xác nhận khối lượng
5 Trách nhiệm giám sát khối lượng
Kỹ sư TVGS sẽ kiểm tra bảng phân tích khối lượng do nhà thầu thi công lập theo hướng dẫn của đơn vị TVGS Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, TVGS trình CĐT phê duyệt khối lượng thanh, quyết toán TVGS chỉ các nhận khối lượng thanh, quyết toán sau khi có sự phê duyệt của CĐT bằng văn bản cho Bảng phân tích khối lượng trên
Trang 226- Nội dung giám sát khối lượng công trình của TVGS
Thực hiện công tác rà soát khối lượng thoe thiết kế của từ chi tiết, từng cấu kiện của công trình
Xác nhận ngay khối lượng vật tư, thiết bị bị che lấp của từng cấu kiện Khối lượng này được tính toán và xác định ngay và được thể hiện vào bản vẽ hoàn công Được cán bộ TVGS và Nhà thầu thi ký xác nhận ngay khi ký biên bản nghiệm thu công việc (nếu cần thiết thì có thâm sự chứng kiến của CBKT của CĐT) để phục vụ công tác quyết toán sau này
Thực hiện xác nhận khối lượng quyết toán theo giai đoạn hoặc phân đợt CB TVGS chỉ được ký xác nhận khối lượng đã thi công, không được ký cá nhận khối lượng tạm tính
Điều kiện cần và đủ để tính khối lượng công trình là công việc đã hoàn thành phải đạt TCKT về chất lượng theo đúng TK đã duyệt và có kết quả thí nghiệm đầy đủ
2.8 Thực hiện các nội dung khác theo quy định
- Hàng ngày ghi chép và ký xác nhận trong nhật ký thi công;
- Báo cáo kịp thời vướng mắc cho Chủ đầu tư, Tư vấn Thiết kế biết;
- Giám sát con người, thiết bị và các phương tiện thi công tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường;
- TVGS sẽ kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động tại công trường do Nhà thầu trang bị (áo phao, mũ bảo hộ, găng tay, kể cả thiết bị phòng cháy chữa cháy);
- Kiểm tra thường xuyên công tác bố trí và duy trì biển báo hiệu khu vực thi công của Nhà thầu;
- Giám sát việc thực hiện công tác an toàn phòng chống cháy nổ, nội quy an toàn cho người lao động và máy móc thiết bị do Nhà thầu thực hiện;
- Tư vấn sẽ kiểm tra và trình Chủ đầu tư phương án điều tiết thiết bị thi công phục vụ thi công xây dựng trong từng giai đoạn do Nhà thầu đề xuất Phương án này phải được các cơ quan Quản lý chấp thuận;
Trang 23CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIÁM SÁT 3.1 Sơ đồ tổ chức giám sát và nghiệm thu
Hình 1: Sơ đồ tổ chức giám sát và nghiệm thu
Chủ đầu tư
Nhà thầu thi công
xin phép thi công
TVGS kiểm tra vật liệu, thiết bị, nhân công, phòng thí nghiệm và duyệt công nghệ thi công
Tư vấn giám sát trưởng duyệt cho phép thi công khi có báo cáo của nhà thầu trình chủ đầu tư
Thực hiện trình tự từng công việc
Tư vấn giám sát có nghi ngờ về chất lượng sẽ yêu cầu kiểm tra lại
hoặc tự kiểm tra
Kỹ sư tư vấn giám sát của chủ đầu tư nghiệm thu
Kỹ sư tư vấn giám sát ký xác nhận để chuyển đoạn
vấn đề phát sinh khác với thiết kế, nhà thầu
và cán
bộ giám sát hiện trường lập biên bản hiện trường báo cáo
tư vấn giám sát trưởng
và chủ đầu tư
Trang 243.2 Quan hệ giữa Tư vấn giám sát và các bên liên quan
3.2.1 Sơ đồ tổng thể mối quan hệ giữa các bên liên quan
- Mối quan hệ giữa Nhà thầu tư vấn giám sát với các bên liên quan được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2 - Sơ đồ tổng thể mối quan hệ giữa các bên
3.2.2 Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát với các đơn vị, công ty
- Tại văn phòng, Đơn vị bố trí một đội ngũ các kỹ sư làm việc tại văn phòng, theo dõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần thiết, cung cấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các kỹ sư hiện trường hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành Hợp đồng;
- Phòng Quản lý kỹ thuật/Đơn vị được ủy quyền hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng giám sát của các Đơn vị trong toàn đơn vị theo quy định quản
lý nội bộ riêng;
3.2.3 Quan hệ của đoàn TVGS tại công trường
3.2.3.1 Văn phòng làm việc
- Tại văn phòng hiện trường và Văn phòng cơ quan Đơn vị Tư vấn giám sát
Văn phòng cơ quan: 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội;
Trang 25Văn phòng hiện trường: Văn phòng tư vấn giám sát Gói số 2: Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình Dự án: Chống sạt lở tuyến đường Hoàng Diệu, thị trấn
Sa Pa, huyện Sa Pa
3.2.3.2- Danh sách nhân sự của đoàn tư vấn giám sát
STT Họ tên Tên đơn vị công tác Lĩnh vực chuyên
môn
Chức danh bố trí trong gói thầu
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Văn Lộc Trung tâm
KH&TKKT thủy lợi
Công trình thủy lợi
Tư vấn giám sát trưởng
Chỉ đạo chung
2
Vũ Viết Nguyên Trung tâm
KH&TKKT thủy lợi
Xây dựng cầu đường
Cán bộ Giám sát
Điều hành tại hiện trường và quản lý hồ sơ
3
Nguyễn Đắc Tụng Trung tâm
KH&TKKT thủy lợi
Công trình thủy lợi
Cán bộ Giám sát
Giám sát hiện trường và quản
Xây dựng cầu đường bộ
Cán bộ Giám sát
Giám sát hiện trường
5
Lê Trung Kiên Trung tâm
KH&TKKT thủy lợi
Công trình thủy lợi
Cán bộ
6 Lê Văn Thủy Trung tâm
KH&TKKT thủy lợi
Thủy nông - nt - - nt -
7 Phạm Đức Cường KH&TKKT Trung tâm
Trang 26STT Họ tên Tên đơn vị công tác Lĩnh vực chuyên
môn
Chức danh bố trí trong gói thầu
Công nghệ kỹ thuật xây dựng
Cán bộ văn phòng Phụ trách lưu giữ hồ sơ
3.2.4 Quan hệ tại công trường
- Tư vấn giám sát trưởng (Trưởng Đoàn KS TVGS hay Chủ trì) chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về
tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, người được uỷ quyền về mọi hành vi của mình trên công trường, điều động các KS TVGS khác trong Quyết định theo tiến độ thi công xây dựng nhằm bảo đảm chất lượng công trình và chất lượng công tác tư vấn giám sát Chịu trách nhiệm quan hệ với CĐT và các NT trong mọi công việc thuộc lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình trên công trường Khi cần thiết các quan hệ này được xây dựng thành một bản điều lệ hoặc nội quy riêng để các bên cùng thực hiện
Giám sát viên (Kỹ sư TVGS) chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hành vi của mình trên công trường Chịu sự phân công công việc và điều động của Trưởng đoàn hay Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn hay Chủ trì giao nhằm thực hiện thành công Hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình
3.3 Phân công trách nhiệm và các thành viên
Trang 27Chức danh Quyền hạn và trách nhiệm
thiết kế;
- Phụ trách chính công tác TVGS, đặt ra các trình tự giám sát và các trình tự và các chế độ có liên quan, người đưa ra chủ trương đối với vấn đề kỹ thuật quan trọng, xem xét và phê duyệt báo cáo của kỹ sư giám sát và các văn bản khác có liên quan
- Công tác cụ thể của kỹ sư giám sát trưởng chủ yếu là:
+ Giữ gìn quan hệ mật thiết với Chủ đầu tư;
+ Xác định cơ cấu giám sát công trình và chức năng các nhân viên; + Quan hệ với người phụ trách các nhà thầu xây lắp, xác định các vấn
đề phối hợp công tác và các tài liệu cần cung cấp;
+ Thẩm tra thiết kế tổ chức thi công, phương án kỹ thuật thi công và
kế hoạch tiến độ thi công;
+ Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ sử dụng trong công trình do Nhà thầu lập;
+ Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường; không cho phép đưa vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách vào sử dụng trong công trình;
+ Kiểm tra biện pháp an toàn phòng cháy;
+ Kiểm tra điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn thi công công trình
và an toàn cho các công trình lân cận;
+ Kiểm tra tiến độ công trình và chất lượng thi công, nghiệm thu từng phần việc, bộ phận công trình, ký chứng từ thanh toán;
+ Đôn đốc chỉnh lý văn bản hợp đồng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;
+ Tham gia nghiệm thu các công tác xây lắp;
+ Giúp Chủ đầu tư tổ chức thực hiện nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng với sự tham gia của các đơn vị Tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị;
+ Kiểm tra khối lượng quyết toán công trình;
+ Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho Chủ đầu tư;
+ Tạm dừng thi công nếu nhà thầu không đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế
Giám sát viên
(Giám sát chuyên - Là người chấp hành cụ thể của trưởng đoàn Công tác chủ yếu là từ chuyên ngành của mình xem xét nhà thầu có làm theo thiết kế hay
Trang 28Chức danh Quyền hạn và trách nhiệm
- Dưới sự uỷ thác và yêu cầu của trưởng đoàn, kỹ sư giám sát chuyên ngành có thể đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ chức trách dưới đây: + Phối hợp công tác với các nhà thầu, thẩm tra chi tiết kế hoạch thi công, kiểm tra tất cả các chỉ thị cần thiết của trưởng đoàn;
+ Kiểm tra toàn bộ tình hình mua vật liệu mà công trình sẽ đưa vào sử dụng;
+ Chú ý công nghệ và vật liệu trong thi công;
+ Kiểm tra việc định vị các cao độ, vị trí các hạng mục công trình có phù hợp bản vẽ thiết kế, yêu cầu hợp đồng không;
+ Tính khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán;
+ Bảo quản các ghi chép về trắc địa và thí nghiệm, theo dõi tiến độ thực tế;
+ Kiểm tra công trình đã hoàn thành, qua thí nghiệm có thể đạt được công năng yêu cầu bình thường không;
+ Làm rõ khối lượng cuối cùng của công việc hoàn thành phần công trình theo hợp đồng;
+ Thường xuyên xem xét công trình, ghi chép chi tiết tình hình triển khai;
- Phát hiện kịp thời những sai sót của Nhà thầu trong quá trình thi công
- Theo quy định thời gian, báo cáo trưởng đoàn các việc trên
- Tạm dừng thi công nếu Nhà thầu không đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế
3.3.2 Phân công ký kết văn bản
Tiêu đề Nội dung
Ban lãnh đạo
Trung tâm
Ký các văn bản có yêu cầu pháp nhân như:
- Văn bản giao dịch của Trung tâm với Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý cấp trên
- Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Xác nhận vào các biểu thanh toán chi phí hàng tháng, xác nhận khối lượng hoàn thành
Trang 29Tiêu đề Nội dung
Tư vấn giám sát
trưởng (Trưởng
đoàn)
Chịu trách nhiệm ký các văn bản sau:
- Ký kiểm duyệt các biên bản, văn bản trước khi trình cấp trên ký
- Các báo cáo tháng về tình hình công việc thực hiện dự án
- Các báo cáo đánh giá biện pháp thi công hoặc xử lý kỹ thuật trên công trường
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật, giai đoạn quy ước, biên bản xác nhận khối lượng
- Các báo cáo tổng hợp theo tuần và tháng của phần việc đang giám sát
- Các biên bản vi phạm chất lượng của nhà thầu
- Tham gia hội đồng nghiệm thu hạng mục công trình
- Các biên bản kiểm tra kỹ thuật, an toàn lao động
- Các biên bản kiểm tra vật tư thiết bị, máy móc thi công đưa vào công trường
Chịu trách nhiệm ký các văn bản sau:
- Các báo cáo tuần, tháng về tình hình công việc thực hiện dự án
- Các báo đánh giá biện pháp thi công hoặc xử lý kỹ thuật trên công trường
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản xác nhận khối lượng
- Các báo cáo tổng hợp theo tuần của phần việc đang giám sát
- Các biên bản vi phạm chất lượng của nhà thầu
- Tham gia hội đồng nghiệm thu hạng mục công trình
- Các biên bản kiểm tra kỹ thuật, an toàn lao động
- Các biên bản kiểm tra vật tư thiết bị, máy móc thi công đưa vào công trường
- Các biên bản họp giao ban
- Các biên bản chấp thuận của TVGS
- Các biên bản làm việc tại hiện trường
- Nhật ký giám sát thi công
- Biên bản nghiệm thu cấu kiện, bộ phận thi công
- Biên bản hiện trường
Trang 30Tiêu đề Nội dung
- Các loại phiếu yêu cầu thí nghiệm, lấy mẫu vật liệu
- Các báo cáo nhanh về tình hình thi công
3.4 Phương pháp giám sát thi công và biện pháp thực hiện
2
Trắc đạc:
Luôn luôn phải kiểm
tra tim, tuyến công
trình, cao độ thiết kế
Cán bộ giám sát dùng trắc đạc trước khi khởi công công trình, kiểm tra, định vị, phóng tuyến công trình Trong quá trình thi công khống chế tuyến trục và cao độ Khi nghiệm thu, hoàn công công trình, đo kích thước hình học của các
- Kiểm tra xuất xứ vật liệu, giấy nhập kho, xuất kho, chủng loại…
- Cán bộ giám sát đánh giá chất lượng hạng mục hoặc vật liệu thông qua kết quả thí nghiệm để có số liệu Không được phép chỉ dùng kinh nghiệm, dùng mắt, cảm giác để đánh giá chất lượng
túc trình tự giám sát
Công trình chưa được cán bộ giám sát đồng ý cho phép thi công thì không được thi công Điều đó nhấn mạnh nhà thầu thi công phải làm tốt công các công tác chuẩn bị trước thi công
bằng văn bản
Cán bộ giám sát phải tận dụng văn bản có tính chỉ thị Đối với bất kỳ sự việc nào cũng ra chỉ thị bằng văn bản, đồng thời đôn đốc nhà thầu thi công tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị văn bản của cán bộ giám sát
Trang 316 Hội nghị hiện trường
Thảo luận các vấn đề về thi công giữa cán bộ giám sát và nhà thầu thi công, khi cần thiết có thể mời các thành viên liên quan tham gia Quyết định của cán bộ giám sát trong hội nghị phải thể hiện bằng văn bản Do vậy, cán bộ giám sát có thể thông qua hội nghị hiện trường để ra các chỉ thị
có liên quan
7
Hội nghị chuyên gia
Chuyên gia xây lắp
Chuyên gia lắp đặt
Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, cán bộ giám sát có thể triệu tập chuyên gia, tiến hành nghiên cứu thảo luận Dựa vào ý kiến chuyên gia và điều kiện hợp đồng, cán bộ giám sát kết luận Như vậy có thể giảm tính phiến diện xử
lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp của cán bộ giám sát
giúp quản lý
Cán bộ giám sát sử dụng máy tính làm phương tiện hỗ trợ mọi mặt công việc như nghiệm thu, tiến độ công trình và điều kiện hợp đồng
3.4.1 Nguyên tắc công tác giám sát thi công xây lắp
Nguyên tắc chung thực hiện dự án là: AN TOÀN – CHẤT LƯỢNG – TIẾN ĐỘ
1 Chấp hành đúng quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, pháp luật xây dựng của Nhà nước và chính quyền địa phương Tôn trọng pháp luật, công bằng, thành thật, khoa học, giữ gìn lợi ích của Chủ đầu tư;
2 Không được có quan hệ lệ thuộc với nhà thầu thi công, nhà thầu chế tạo thiết
bị và cung cấp vật tư, cũng không được cùng kinh doanh với các nhà thầu này;
3 Người phụ trách đơn vị giám sát và cán bộ giám sát đều phải làm việc giám sát của đơn vị mình Các nhà thầu thiết kế và thi công, nhà thầu chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư của công trình đều chịu sự giám sát;
4 Công việc giám sát được uỷ thác một cách độc lập, không được chuyển nhượng, cũng không được cho phép những đơn vị khác giả mượn danh nghĩa đơn vị giám sát làm công việc giám sát Không làm việc vượt quá quyền hạn mà hợp đồng giám sát quy định;
Trang 325 Tiếp nhận sự quản lý giám sát của Ban QLDA, định kỳ báo cáo tình hình giám sát cho Ban QLDA;
6 Nếu giám sát thiếu sót mà tạo nên sự cố thì phải chịu một phần trách nhiệm kinh tế theo quy định của hợp đồng, đồng thời bị xử lý phạt tiền, cảnh cáo, kỷ luật cho đến tước bỏ chứng chỉ cán bộ giám sát đối với đương sự
3.4.2 Quan hệ giữa tổ chức Giám sát thi công xây dựng, Chủ đầu tư và Nhà thầu
xây lắp
1 Trước khi đơn vị giám sát thực hiện giám sát, Chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu xây lắp nội dung giám sát, tên cán bộ giám sát trưởng và quyền hạn được giao Cán bộ giám sát trưởng phải kịp thời thông báo cho nhà thầu xây lắp bằng văn bản về quyền hạn mà cán bộ giám sát được giao Nhà thầu xây lắp phải tiếp nhận giám sát của tổ chức TVGS, đồng thời tạo điều kiện để triển khai công tác giám sát, cung cấp tài liệu kinh tế
kỹ thuật, ghi chép, kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn và yêu cầu của TVGS
2 Trong quá trình thực hiện giám sát, cán bộ giám sát trưởng phải định kỳ báo cáo tình hình công trình với Chủ đầu tư
3 Nếu hai bên hoặc một bên nào đó không đồng ý với ý kiến của cán bộ giám sát trưởng về chất lượng công trình, trong vòng 15 ngày, có thể trực tiếp yêu cầu cơ quan Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng giải quyết Nếu tranh chấp
về kinh tế mà qua hòa giải vẫn chưa thống nhất thì phải đưa ra trọng tài kinh tế, thậm chí toà án kinh tế để xét xử
4 Giám sát xây dựng công trình là hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ có trả công tính theo Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng được ban hành theo Quyết định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
3.4.3 Quản lý chất lượng thi công xây lắp
1 Chức năng nhiệm vụ TVGS của Chủ đầu tư theo điều 24 của Nghị định
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013: “Về quản lý chất lượng công trình xây dựng”;
2 Chức năng nhiệm vụ của TVGS nhà thầu theo điều 27 của Nghị định;
Chức năng nhiệm vụ TVGS của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát của Nhà thầu theo điều 26, 27 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng;
3 Chức năng nhiệm vụ giám sát tác giả theo điều 28 của Nghị định
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Trang 333.4.4 Nguyên tắc làm việc của cán bộ giám sát
1 Học tập quán triệt pháp luật, quy định, chỉ thị, chính sách có liên quan
2 Kiên trì nguyên tắc: Chí công, tự giác chống lại những điều không chính đáng
3 Nghiêm túc giám sát công trình theo tiêu chuẩn, quy phạm, cẩn thận nghiêm túc
4 Nỗ lực nghiên cứu nghiệp vụ giám sát, kiên trì thái độ công tác khoa học, lấy
số liệu khoa học làm cơ sở để đánh giá chất lượng công trình
5 Tôn trọng sự thật khách quan, phản ánh chân thực tình hình giám sát xây dựng, kịp thời giải quyết vấn đề
6 Lắng nghe ý kiến của đơn vị chịu giám sát, thực hiện chỉ thị của cơ quan quản lý xây dựng, kịp thời tổng kết bài học kinh nghiệm, thường xuyên nâng cao trình độ giám sát
1) Báo cáo sơ bộ: Báo cáo thực hiện trong tuần;
2) Báo cáo tình hình thực hiện: Báo cáo theo tháng;
3) Báo cáo định kỳ: Báo cáo theo quý (3 tháng một lần);
4) Báo cáo toàn bộ: Hoàn thành nghiệm thu công trình;
Trang 34CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
4.1 Quy trình kiểm soát và theo dõi nguyên vật liệu đầu vào
4.1.1 Sơ đồ quản lý giám sát công tác vật liệu đầu vào
+ _
Ghí chú: Dấu "+" là đạt yêu cầu; "-" là không đạt yêu cầu
TVGS xem xét, CĐT phê duyệt
Lập phiếu yêu cầu lấy mẫu tại
mỏ Lấy mẫu thí nghiệm
Thí nghiệm tại phòng thí
nghiệm Chấp thuận vật liệu
Kế hoạch đưa vật liệu về công trường
Lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường
Trình HSNL các mỏ (cát, đá), các đơn vị sản xuất vật liệu
VĐKT, thảm)
Trình
mỏ khác khác
Thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
Đưa vật liệu vào sử dụng
Trang 354.1.2 Quy trình thí nghiệm
4.1.2.1 Lựa chọn mỏ, bãi vật liệu;
Dựa trên hồ sơ pháp lý, hồ sơ khảo sát và tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu của từng vật liệu (cát, đá, xi măng, thép, gạch nung, vải địa,.…) do Nhà thầu trình lên Chủ đầu tư và được Chủ đầu tư phê duyệt dưới sự chấp thuận của TVGS/LDNT Đơn vị TVGS tiến hành lập hồ sơ báo cáo kết quả kiểm tra giấy chứng nhận của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng (CO) của nhà sản xuất đối với các loại vật liệu như: Thép, xi măng, …
+ Kiểm tra phiếu xuất (CQ) kho đối với vật liệu: Cát, đá, xi măng, gạch nung, thép, …
4.1.2.2 Lấy mẫu thí nghiệm
Trên cơ sở vật liệu đã được Chủ đầu tư phê duyệt và TVGS/LDNT chấp thuận, nhà thầu vận chuyển tập kết về công trường sẽ tiến hành tổ chức lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào thi công dưới sự giám sát của đơn vị TVGS và đơn vị thí nghiệm theo đúng quy trình của các loại vật liệu theo tiêu chuẩn hiện hành
Quy trình lấy mẫu thí nghiệm được tiến hành như sau:
+ Nhà thầu gửi phiếu yêu cầu lấy mẫu thí nghiệm tới TVGS/LDNT và đơn vị thí nghiệm
+ Các bên cùng chứng kiến và lập biên bản lấy mẫu
+ Tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu: Áp dụng theo từng chỉ tiêu thí nghiệm mà ta tiến hành lấy mẫu
+ Vị trí lấy mẫu: Do đơn vị TVGS chỉ định
4.1.2.3 Tổ chức thí nghiệm
Công tác thí nghiệm được tiến hành trực tiếp tại trụ sở hoặc văn phòng trực thuộc do đơn vị thí nghiệm tiếp quản, đề suất dưới sự đồng ý của CĐT/TVGS và LDNT
Trang 36Đơn vị thí nghiệm trình đề cương thí nghiệm để CĐT/TVGS và LDNT phê duyệt trước khi thực hiện
Công tác thí nghiệm phải đảm báo tính thống nhất với nội dung đề cương
do đơn vị thí nghiệm đề ra và được CĐT/TVGS/LDNT duyệt
Các bước thí nghiệm tiến hành như sau:
+ Đơn vị thí nghiệm tiến hành lưu mẫu thí nghiệm sau khi lấy mẫu;
+ Lập phiếu yêu cầu kiểm tra công tác thí nghiệm tới đơn vị TVGS và LDNT
+ Thống nhất tiến hành kiểm tra từng chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm đối với từng loại vật liệu theo yêu cầu đề cương đã lập, dưới sự chứng kiến của đơn vị TVGS/LDNT
+ Lập phiếu kết quả thí nghiệm kiểm tra
Dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra thí nghiệm đối với từng loại vật liệu cụ thể, đơn vị TVGS đồng ý chấp thuận và cho chuyển giai đoạn thi công
4.1.3 Quy trình lấy mẫu thí nghiệm được tiến hành như sau:
4.1.3.1 Lấy mẫu thí nghiệm cát;
- Tiêu chuẩn áp dụng theo từng chỉ tiêu thí nghiệm mà ta tiến hành lấy mẫu theo các tiêu chuẩn hiện hành
+ TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật; + TCVN 7572-2-2006 phân tích thành phàn hạt; TCVN 7572:06 tạp chất hữu cơ
- Vị trí lấy mẫu : Do đơn vị TVGS chỉ định
- Tần xuất lấy mẫu và số lượng mẫu:
+ Cứ mỗi khối lượng<=350m3 cát lấy 01 tổ mẫu (Gồm 03 mẫu) thử với khối lượng từ 100kg cho mỗi mẫu;
4.1.3.2 Lấy mẫu thí nghiệm đá;
- Tiêu chuẩn áp dụng :
+ TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật; + TCVN 7572-2-2006 phân tích thành phàn hạt; TCVN 7572:06 tạp chất hữu cơ
Trang 37- Tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu:
+ Cứ mỗi khối lượng <=200m3 đá lấy 01 tổ mẫu (Gồm 03 mẫu) thử với khối lượng từ 100kg cho mỗi mẫu;
- Vị trí lấy mẫu: Do đơn vị TVGS chỉ định
4.1.3.3 Lấy mẫu thí nghiê ̣m thép
- Các tài liệu kèm theo để xem xét trước khi lấy mẫu;
+ Chứng chỉ xuất xứ lô hàng (CO);
+ Chứng chỉ chất lượng, khối lượng (CQ);
+ Nhãn mác lô hàng;
- Các bên cùng chứng kiến và lập biên bản lấy mẫu
- Tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu: Áp dụng theo từng chỉ tiêu thí nghiệm
mà ta tiến hành lấy mẫu theo các tiêu chuẩn hiện hành (Theo TCVN 1651-1985);
- Các chỉ tiêu kiểm tra thí nghiệm:
+ Xác định đường kính thực đo;
+ Thí nghiệm xác định giới hạn chảy, giới hạn bền, độ dãn dài;
- Vị trí lấy mẫu: Do đơn vị TVGS chỉ định
4.1.3.4 Lấy mẫu thí nghệm kiểm tra xi măng:
- Các tài liệu kèm theo để xem xét trước khi tiến hành lấy mẫu: Phiếu xuất kho của sản phẩm xi măng (CQ)
- Tiêu chuẩn áp dụng: Theo TCVN 2682: 2009
- Tần suất lấy mẫu, số lượng mẫu:
- Mỗi lô xi măng <=40 tấn lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20 kg để làm thí nghiệm Mẫu
xi măng phải được lấy ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1kg.làm thí nghiệm một mẫu
và 01 mẫu để lưu đối chứng khi cần thiết Vị trí lấy mẫu: Do đơn vị TVGS chỉ định
4.1.3.5 Lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra vải địa kỹ thuật:
- Các tài liệu kèm theo để xem xét trước khi lấy mẫu;
+ Chứng chỉ xuất xứ lô hàng (CO);
+ Chứng chỉ chất lượng, khối lượng (CQ);
+ Nhãn mác lô hàng;
Trang 38- Các bên cùng chứng kiến và lập biên bản lấy mẫu
- Tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu: Áp dụng theo từng chỉ tiêu thí nghiệm mà
ta tiến hành lấy mẫu
+ Cứ mỗi lô hàng ≤ 10.000 m2 tiến hành lấy 01 tổ mẫu (3 mẫu) hoặc thay đổi lô sản xuất;
- Vị trí lấy mẫu: Do đơn vị TVGS chỉ định
4.1.3.6 Nước dùng cho thi công:
- Nước dùng cho bê tông phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 4506-2012 nước cho
bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật;
- Tư vấn giám sát sẽ kiểm tra nguồn gốc, chất lượng, vận chuyển, lưu trữ và giám sát việc sử dụng nguồn nước của Nhà thầu trong quá trình thi công theo các bước sau:
+ Kiểm tra loại, chất lượng và nguồn cung cấp phù hợp với thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành;
+ Kiểm tra sự phù hợp các kết quả thí nghiệm chất lượng nước và nước có giấy chứng nhận;
+ Kiểm tra trữ lượng nước;
+ Kiểm tra quá trình khai thác, lưu trữ vận chuển và cất giữ ở công trường; + Đối chiếu với điều kiện kỹ thuật thi công của thiết kế;
+ Nếu nghi ngờ ở bất kỳ khâu nào thì yêu cầu nhà thầu lấy mẫu hoặc tự lấy mẫu để thí nghiệm đối chứng;
+ Giám sát việc sử dụng nước theo đúng mục đích Dùng mắt thường và phương pháp thử mặn, lợ, chua… để kiểm tra nước thường xuyên hàng ngày;
+ Khi tư vấn kiểm tra lần lượt các khâu trên nếu khâu nào không đạt thì không kiểm tra tiếp, Nhà thầu sẽ không được sử dụng loại nước này để dùng trong thi công và khối lượng thi công có dùng loại nước trên cũng không được nghiệm thu;
4.1.3.7 Tổ chức thí nghiệm
Đơn vị thí nghiệm trình đề cương thí nghiệm để CĐT/TVGS phê duyệt trước khi thực hiện
Trang 39Công tác thí nghiệm phải đảm báo tính thống nhất với nội dung đề cương do đơn vị thí nghiệm đề ra và được CĐT/TVGS duyệt
Các bước thí nghiệm tiến hành như sau:
- Đơn vị thí nghiệm tiến hành lưu mẫu thí nghiệm sau khi lấy mẫu;
- Lập phiếu yêu cầu kiểm tra công tác thí nghiệm tới đơn vị TVGS/CĐT
- Thống nhất tiến hành kiểm tra từng chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm đối với từng loại vật liệu theo yêu cầu đề cương đã lập, dưới sự chứng kiến của đơn vị TVGS/CĐT
- Lập phiếu kết quả thí nghiệm kiểm tra
Dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra thí nghiệm đối với từng loại vật liệu cụ thể, đơn vị TVGS đồng ý chấp thuận và cho chuyển giai đoạn thi công
4.2 Giám sát công tác an toàn và vệ sinh môi trường
4.2.1 Danh sách các tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình giám sát
- TCVN 2289:1978: Quá trình sản xuất Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 2290:1978: Thiết bị sản xuất Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 3146:1986: Công việc hàn điện Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 5308:1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- TCVN 2622:1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình Yêu cầu thiết kế
thu
4.2.2 Nội dung công tác giám sát an toàn và vệ sinh môi trường
4.2.2.1 Kiểm tra, giám sát an toàn lao động
Đảm bảo nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người, công trình và xử lý sự cố trên công trường xây dựng Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thoả thuận
Quy định nhà thầu thi công và các bên có liên quan xây dựng các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn, có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về
an toàn lao động và thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trên công trường Người lao động phải có bảo hiểm lao động, bảo hiểm nghề nghiệp và phải có hợp đồng lao động Được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động liên quan tới công việc như mũ nón, dây an toàn, giày dép …, an toàn lao động theo quy định trên công trường
Trang 40Quy định nhà thầu xây dựng đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về
an toàn lao động
4.2.2.2 Kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường
- Đưa ra các biện pháp để nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện đảm bảo
về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường
- Đề xuất và thống nhất việc nhà thầu phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
4.3 Giám sát kiểm tra máy móc, thiết bị
4.3.1 Kiểm tra giám sát hồ sơ máy móc, thiết bị
Trên cơ sở các loại máy móc, thiết bị được Nhà thầu tập kết về công trường TVGS tiến hành kiểm tra sự phù hợp của máy móc, thiết bị so với hồ sơ dự thầu Các nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra đăng ký, đăng kiểm;
- Kiểm tra nhân lực thực hiện máy móc;
- Kiểm tra giấy chứng nhận, hợp đồng mua hoặc thuê máy móc, thiết bị …
4.3.2 Kiểm tra an toàn trên các thiết bị
- Kiểm tra các thiết bị bảo hộ (áo phao, mũ bảo hộ, ….);
- Kiểm tra việc bố trí an toàn lao động , vệ sinh môi trường
4.4 Giám sát, kiểm tra công tác phá dỡ, dọn dẹp mặt bằng
- Căn cứ vào biên bản bản giao tim mốc, Nhà thầu tổ chức thi công phát quang dọn dẹp mặt bằng trên toàn bộ diện tích thi công thực hiện được CĐT/TVGS bàn giao
- Công tác phát quang dọn dẹp mặt bằng phải được thực hiện khẩn chương, nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra và phục vụ các công tác thi công tiếp theo