Chính vì vậy, tư tưởng tam quyền phân lập được coi là một tất yếu khách quan trong các nhà nước dân chủ, là điều kiện đảm bảo cho những giá trị tự do được phát huy, là tiêu chí đánh giá
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, đánh dấu những nấc thang phát triển của nhà nước và pháp luật Nhưng không phải thời kỳ nào nhà nước cũng ra đời và phát triển, nhà nước chỉ ra đời khi những mâu thuẫn trong xã hội không thể điều hòa được Trong quá trình phát triển, mỗi hình thức nhà nước đều có vai trò lịch sử nhất định Bởi vì, vai trò của nhà nước là rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, thi hành những luật lệ buộc công dân phải tuân thủ Có thể khẳng định rằng sự tồn tại của nhà nước là vô cùng quan trọng, là cần thiết
để duy trì trật tự và quản lí xã hội Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn đó là tính hiệu lực, hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội Để thực hiện tốt vai trò của mình, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của
nó một cách đầy đủ để chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản
lý, điều hành hoạt động của bộ máy nhà nước Điều này càng cần được thể hiện rõ ở mặt lí luận và thực tiễn trong nhà nước Pháp quyền
Tam quyền phân lập là một trong những lý thuyết chính trị - pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lí luận và thực tiễn chính trị trên thế giới So với các tư tưởng chính trị trong chế độ chuyên chế độc tài, lý thuyết tam quyền phân lập được coi là tư tưởng của thời đại, đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” ở các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ Sự hình thành và phát triển của lý
Trang 2thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội, hướng đến xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa pháp luật và quyền lực, cá nhân và cộng đồng, công dân và nhà nước, nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của việc thực thi quyền lực Chính vì vậy, tư tưởng tam quyền phân lập được coi là một tất yếu khách quan trong các nhà nước dân chủ, là điều kiện đảm bảo cho những giá trị tự do được phát huy, là tiêu chí đánh giá sự tồn tại và phát triển của nhà nước pháp quyền, nơi nhân dân giữ vai trò tối thượng
Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986, với mục đích phục vụ nhiệm vụ cấp bách mà Đảng ta đã vạch ra là: Tăng cường bộ máy nhà nước, cải tiến tổ chức và hoạt động để nâng cao hiệu quả quản lý của nó, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của nó và để vận dụng vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước ta ở mức độ phù hợp Yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền là phải
có sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm tạo ra sự độc lập và hiệu quả hoạt động cao cho từng cơ quan nhà nước Đồng thời, phải có cơ chế thực hiện sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau và hợp tác với nhau giữa các cơ quan nhà nước để qua đó vừa hạn chế được sự lạm dụng quyền lực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những giá trị của tư tưởng Tam quyền phân lập trong triết học khai
Trang 3sáng, đồng thời vận dụng những giá trị ấy vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng tôi
lựa chọn đề tài: “Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi vào nghiên cứu tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học thời kỳ khai sáng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề chủ yếu về tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học thời kỳ khai sáng; từ đó, rút ra những giá trị đối với vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang 44 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời tiếp cận quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lịch
sử cụ thể; kết hợp cùng các phương pháp: so sánh, trừu tượng hóa, thống kê
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn góp phần vào việc nhận thức rõ hơn ý nghĩa và giá trị của tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng để
từ đó có thể vận dụng những hạt nhân hợp lý của nó trong công cuộc xây dựng Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Các giá trị đề xuất trong luận văn có thể được nghiên cứu vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo tại các trường, lớp, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương
Trang 57 Tổng quan lịch sử nghiên cứu
* Nhóm nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của nhà nước tam quyền phân lập và xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Nhóm nghiên cứu về những đặc trưng, cách thức tổ chức
bộ máy nhà nước, giám sát quyền lực nhà nước ở các nước tư sản hiện đại cũng như nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Nhóm nghiên cứu về những giá trị của thuyết tam quyền phân lập
Trang 6CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG
1.1 TRIẾT HỌC KHAI SÁNG
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học khai sáng
Xã hội Tây Âu vào nửa cuối thế kỷ XV đã có những chuyển biến quan trọng về mặt kinh tế, chính trị xã hội Đặc biệt là lĩnh vực khoa học tự nhiên, triết học và phát kiến địa lí, đã đánh tan những quan niệm của Nhà thờ, Giáo hội đưa ra trước đó
Phong trào văn hóa Phục hưng được thúc đẩy bởi những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ chuyển tiếp
1.1.2 Đánh giá chung về triết học khai sáng
* Những thành tựu triết học khai sáng
+ Trong triết học
Triết học thời kỳ này, những nhà triết học cũng đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên Ảnh hưởng của các khoa học tới sự phát triển triết học Tây Âu giai đoạn này rất lớn, tới mức khó xác định được ranh giới giữa các lĩnh vực thế giới quan đó Những nhà tư tưởng lớn như Brunô, Galilê, Đêcáctơ, Lépnít… đều là những người uyên bác cả về phương diện triết học lẫn khoa học tự nhiên
+ Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Trong vật lý học, Voltaire và Ganvani nghiên cứu những hiện tượng về điện, tìm ra điện dương và điện âm; Franklin giải thích hiện tượng sấm sét và phát minh cột thu lôi Anh em Môngônfie (Mongolfier) chế tạo khinh khí cầu…
+ Trong lĩnh vực khoa học xã hội
Trang 7Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, ở nhiều nước châu Âu đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi quyền tự do, công kích triều đình phong kiến và những nhà vua độc đoán, phê phán sự tha hóa của Giáo hội Thiên chúa, đưa ra các dự kiến về thể chế xã hội tương lai Nổi bật nhất là các nhà tư tưởng Pháp, Anh được gọi là các nhà Khai sáng
+ Trong kinh tế chính trị học
Các nhà kinh tế học thời kỳ này cũng đưa ra những lý thuyết mới, chỉ trích các chính sách hạn chế của nhà nước, chủ trương tự do kinh doanh Đại diện cho phái này là Quesnay và Gournay cho rằng chế độ quan thuế và sự hạn chế kinh doanh là những trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế Họ đòi hỏi phải thiết lập chế độ kinh tế tự
do, chính phủ không hạn chế việc kinh doanh
* Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu về các lĩnh vực mà thời kỳ Phục hưng mang lại thì nó vẫn còn những hạn chế nhất định thể hiện ở tính ôn hòa trong lập trường giai cấp và thuyết tự nhiên thần luận Đặc biệt là trong tư tưởng của các nhà triết học
1.2 NHÀ NƯỚC TAM QUYỀN PHÂN LẬP
1.2.1 Quan điểm về nhà nước trong lịch sử
* Quan điểm về nhà nước trong triết học cổ đại
+ Ở phương Đông Nhà nước ra đời từ rất sớm, đa phần các nhà nước phương Đông cổ đại là kiểu nhà nước quân chủ chuyên chế
Trang 8+ Ở phương Tây do có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội
mà sự hình thành nhà nước cũng khác phương Đông
* Quan điểm về nhà nước trong triết học trung đại
Phương Đông được nối tiếp với các kiểu nhà nước phong kiến, quân chủ chuyên chế
Phương Tây được xem là “Đêm trường trung cổ”, nhà nước đứng dưới nhà thờ, giáo hội, nhà nước phục vụ cho nhà thờ, giáo hội
* Quan điểm về nhà nước trong triết học cận đại
Phương Đông được nối tiếp thời kỳ phong kiến, nhà nước vẫn là kiểu quân chủ chuyên chế, mở rộng thêm một số kiểu hình thức nhà nước khác như quân chủ lập hiến
Phương Tây được xem là thời kỳ phục hưng, khai sáng, xoá
bỏ “Đêm trường trung cổ” Rất nhiều tư tưởng tiến bộ về nhà nước cũng như các lĩnh vực khác được khai sáng, vận dụng vào thực tế tây
Âu thời kỳ này
* Quan điểm trong triết học Mác – Lênin về nhà nước
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin tập trung vào phân tích nguồn gốc và bản chất của nhà nước, lý luận của những người Mác-xít đi sâu nghiên cứu về nhà nước một cách tổng thể những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất về bản chất, chức năng cũng như vai trò của nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước, bộ máy nhà nước đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng kiến trúc chính trị - pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân
Trang 91.2.2 Bản chất chức năng của nhà nước
* Bản chất nhà nước
+ Tính giai cấp của nhà nước
Khi nghiên cứu về nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, nhà nước xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp, “nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác”[51, tr.9]
+ Tính xã hội của nhà nước
Tất cả các nhà nước bên cạnh việc duy trì sự thống trị giai cấp thì các nhà nước còn quan tâm giải quyết các vấn đề trực tiếp nảy sinh trong lòng xã hội, phục vụ lợi ích của các giai tầng khác trong chừng mực lợi ích của các giai tầng đó không đối lập với lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội
* Chức năng của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin nhà nước có hai chức năng chính: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
1.2.3 Tư tưởng về nhà nước tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
Voltaire chống lại sự độc đoán của chính quyền chuyên chế, nhưng lại không muốn lật đổ chế độ quân chủ, xóa bỏ chế độ tư hữu
mà chủ trương thực hiện nền “chuyên chế sáng suốt”, đặt hy vọng vào những vị vua sáng suốt thấm nhuần triết học
Trang 10Holbach là triết gia đầu tiên trong truyền thống Khế ước xã hội, bên cạnh những người khác như Loke, Rousseau Đóng góp quan trọng của Holbach là đã sử dụng các phân tích khoa học về hành vi con người, để từ đó đưa ra một cơ sở mới cho quyền lực chính trị, đó là sự đồng thuận của người dân
John Loke cho rằng, trước khi nhà nước xuất hiện, con người sống trong tự nhiên và tuân thủ theo lẽ tự nhiên đó là trạng thái : “Tự
do hoàn hảo, để sắp xếp cho hành động của họ, sắp đặt tài sản và cá nhân họ theo những gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ luật
tự nhiên mà không phải hỏi xin phép và phụ thuộc vào ý chí của bất
kỳ ai khác” [33, tr.33]
Montesquieu có khuynh hướng coi sự xuất hiện của nhà nước
và pháp luật mang tính lịch sử xã hội Theo ông, nhà nước chỉ xuất hiện ở những điều kiện nhất định của xã hội loài người Nhà nước tất yếu xuất hiện khi những cuộc chiến tranh không thể chấm dứt, những mâu thuẫn trong xã hội đối kháng không thể điều hòa được
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 ngoài vấn đề chung về nhà nước, chúng tôi còn đi vào tìm hiểu triết học thời kỳ khai sáng Có thể nói đây được xem là thời kỳ phát triển rực rỡ của nhân loại trên nhiều lĩnh vực Bên cạnh những giá trị mà triết học khai sáng đem lại thì những hạn chế trong tư tưởng của các nhà triết học, chính trị thời kỳ này cần được bổ sung và phát triển Nhất là tư tưởng về nhà nước với mô hình tam quyền phân lập, một mô hình nhà nước kiểu mới vừa có những giá trị tiến bộ, vừa có những mặt hạn chế Những mặt tiến bộ
Trang 11của thuyết này đã được vận dụng vào xây dựng nhà nước tư sản đương thời cũng như hiện nay
Nhà nước ra đời là một tất yếu lịch sử, như V.I.Lênin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu hễ lúc nào và chừng nào mà
về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện”[51, tr.9] Nhà nước ra đời cũng nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Lịch sử xã hội loài người
đã trải qua bốn kiểu hình thức nhà nước tương ứng với nó là mỗi giai cấp thống trị: Nhà nước Chiếm hữu nô lệ, Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư sản và Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG
2.1 QUAN ĐIỂM PHÂN CHIA QUYỀN LỰC TRONG TƯ TƯỞNG TAM QUYỀN PHÂN LẬP
2.1.1 Tư tưởng phân chia quyền lực
Theo học thuyết tam quyền phân lập, công cụ quyền lực của Nhà nước bao gồm, quyền lập pháp, quyền hành pháp, và quyền tư pháp Ba quyền này phải được tách biệt và độc lập với nhau, ràng buộc, giám định và khống chế lẫn nhau Các thiết chế quyền lực Nhà nước được chia tách độc lập, không chỉ tạo điều kiện chuyên môn hoá các quyền mà quan trọng hơn là để giữa các quyền đó có sự giám sát, chế ước lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng về quyền lực giữa chúng
Trang 12Quyền lực ngăn chặn quyền lực chính là điểm cốt yếu trong chủ trương phân chia quyền lực
2.1.2 Mối quan hệ giữa các quyền lập pháp, hành pháp,
tƣ pháp
Ba quyền này có sự tách biệt nhau về phạm vi hoạt động cũng như quyền hạn của mình Thực tế không có bất kỳ một hệ thống quyền lực nhà nước nào khi phân định xong thì mỗi bộ phận quyền lực lại hoàn toàn tự hoạt động riêng biệt Các loại cơ quan không thể
tự hoạt động riêng rẽ nhau mà có sự đan xen, kiềm chế lẫn nhau, buộc phải dựa vào nhau
Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mặc dù hoạt động theo phạm vi quyền hạn của riêng mình nhưng thực chất giữa chúng vẫn có mối quan hệ nhất định Bởi để điều hành hệ thống chính trị, cả ba quyền phải có mối quan hệ lẫn nhau, ràng buộc nhau
Trong chương II quyển thứ VIII cuốn “Tinh thần pháp luật”
với tựa đề “Sự sa đọa trong nguyên tắc của ba loại chính thể”, Ch Montesquieu khẳng định “sự sa đọa của mỗi chính thể hầu như bao giờ cũng bắt đầu từ sự sa đọa trong nguyên tắc của chính thể ấy” [5, tr.80]