Vì vậy cô Khuyên đã đưa ra một số hoạt động dưới đây nhằm giúp học sinh có thể hiểu bài và hoàn thành bài viết theo yêu cầu: Hoạt động “Transformation”: Giáo viên đưa ra cho học sinh một
Trang 1Ex6: Game: Vocabulary Ping Pong.
Model the game with a student first, then have the class play the game as instructed
6 Game: Vocabulary Ping Pong
A: provide
B: food
A: homeless people
B: help
Đối với chương trình Tiếng Anh lớp 11, hầu hết các bài tập viết đều ở dạng viết
có hướng dẫn (controlled) và viết tự do (free) So với chương trình viết ở lớp 10 thì số bài luyện viết theo bài mẫu giảm đi đáng kể Cho nên, sự hướng dẫn của giáo viên có thể chi tiết hoặc đơn giản phụ thuộc vào trình độ của học sinh Để thực hiện một bài viết dưới dạng này giáo viên cần thực hiện các bước sau: Chuẩn bị viết (Pre - writing) Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một dàn ý (outline), một bài viết mẫu hoặc những từ, cụm từ gợi ý Giáo viên giới thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm được cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định Sau đó học sinh sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi
ý cụ thể đối với học sinh yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng tạo đối với học sinh khá, giỏi Đây là giai đoạn tưởng chừng như đơn giản nhưng
nó lại góp phần quan trọng cho một giờ dạy viết thành công Qua thực tế đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp, cô Vũ Thị Khuyên nhận thấy phần này các giáo viên chưa thực sự đầu tư về ý tưởng, thông tin cũng như cấu trúc ngữ pháp và các từ vựng cần thiết để thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung bài dạy Giáo viên chỉ hướng dẫn qua theo sách giáo khoa Điều này gây ra một số khó khăn cho học sinh khi viết vì học sinh thường thiếu vốn từ, thiếu ý tưởng khi diễn đạt câu văn Những khó khăn này được cô Khuyên giải quyết như sau: Với hoạt động “Guided questions or questionaire”: Thông qua chủ đề bài viết hoặc một bài viết mẫu, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở liên quan đến chủ đề bài sắp viết để dẫn dắt học sinh vào nội dung chính của bài viết Hoạt động
Brainstorming: Giáo viên yêu cầu học sinh luyện theo nhóm, liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận Sau đó giáo viên tổng hợp ý lên bảng hoặc yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày Hoạt động Ordering: Giáo viên đưa ra một bài mẫu nhưng đảo lộn trật tự của nó và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các câu, các đoạn văn cho đúng trật tự của một đoạn văn, một bài văn hay một bức thư
Từ bài mẫu này học sinh có thể rút ra outline Hoạt động “Picture Description”: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết Sau đó yêu cầu học sinh miêu tả về nội dung bức tranh Giáo viên đưa ra các yêu cầu bài viết như: Dùng từ, cấu trúc ngôn ngữ Học sinh dựa vào nội dung bức tranh
và từ gợi ý để viết thành đoạn văn Các hoạt động trên là đơn giản đối với giáo viên nhưng nó lại tạo môi trường học tập sôi nổi cho các em Các em bị lôi cuốn vào nội dung của bài học từ phần chuẩn bị, vì vậy mà chất lượng giờ dạy và học
sẽ nâng lên mỗi ngày Tiến hành viết (While - writing) Khi đã có dàn ý cho học sinh bắt đầu viết Trong khi học sinh viết bài, giáo viên cần quan sát và trợ giúp các em làm việc Học sinh có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm Giáo viên cũng có thể hổ trợ về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nếu cần thiết Nếu
Trang 2học sinh viết cá nhân, yêu cầu mỗi em phải có một handout nhỏ Nếu là viết theo nhóm, yêu cầu các em cử nhóm trưởng viết vào handout Giáo viên đến từng nhóm để chắc chắn rằng ai cũng được làm việc Khi viết xong các em trao đổi bài viết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét Trong giai đoạn này, với những bài viết
đã có sẵn outline nhưng học sinh yếu kém hoặc đối tượng theo khối A, B, các em không để tâm học ngoại ngữ thì không thể hoàn thành bài viết của mình theo yêu cầu và nội dung bài học Vì vậy cô Khuyên đã đưa ra một số hoạt động dưới đây nhằm giúp học sinh có thể hiểu bài và hoàn thành bài viết theo yêu cầu: Hoạt động “Transformation”: Giáo viên đưa ra cho học sinh một bài viết mẫu Học sinh đọc bài và tìm hiểu bài viết Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thay đổi một số thông tin được giáo viên đưa ra và viết lại bài viết Hoạt động “Question - answer writing”: Trong hoạt động này giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến chủ
đề sắp viết, học sinh trả lời câu hỏi Sau đó học sinh sắp xếp lại các câu trả lời và dùng các biện pháp kết hợp câu để viết thành bài văn mạch lạc Hoạt động
“Writing based on a text”: Học sinh đọc qua một bài viết mẫu, sử dụng một dàn ý
có thay đổi một số chi tiết để viết thành một bài viết hoàn chỉnh tương tự như bài viết mẫu Các hoạt động trên cô Khuyên đã áp dụng cho đối tượng học sinh yếu kém hoặc những lớp cơ bản của trường Tuy hình thức bài tập này chưa mang lại tính sáng tạo cho học sinh nhưng nó cũng phần nào giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết Sau khi viết (Post- writing) Sau khi các em đã viết xong bài hoặc hết thời gian được ấn định cho bài viết, giáo viên kiểm tra bài của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau Theo cách truyền thống, giáo viên thu bài và đọc rồi sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp Có nhiều cách sửa lỗi, nhưng tốt nhất là gợi
ý để học sinh tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa Giáo viên có thể chỉ gạch chân lỗi để học sinh tự sửa, có thể ghi cạnh lề loại lỗi (dùng sai - tense, dùng giới từ sai - pre, lỗi chính tả - spell ) để học sinh tự tìm ra lỗi và sửa Theo một cách khác, giáo viên gọi học sinh đọc bài viết của chính mình hoặc của bạn mình viết (bài viết được viết vào handout để cầm đọc hoặc dán lên bảng) Cả lớp cùng nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết Tuy nhiên, ở bước này giáo viên cần đưa
ra các tiêu trí về các mặt của bài viết như độ chính xác về nội dung, ngôn ngữ, văn phong trong sáng mạch lạc và có tính thuyết phục Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạy viết nên giáo viên cần chú ý và không được bỏ qua để giúp học sinh hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức Trong mỗi tiết dạy viết, cô Vũ Thị Khuyên thường đưa ra các tiêu trí về các mặt của bài viết để giúp học sinh có thể
tự nhận xét đánh giá bài viết của mình trước Các tiêu trí cần chú ý khi sửa bài là: Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? Tính chính xác về ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu đã
sử dụng đúng hay sai, phù hợp hay chưa? Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? Lôgic? Sau đó áp dụng các hoạt động chữa bài viết của học sinh theo hướng tạo môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm thông qua việc học sinh sửa chữa các bài viết cho nhau Cụ thể như sau: Hoạt động “Sharing and comparing”: Yêu cầu hai học sinh không ngồi cạnh nhau trao đổi bài viết của mình và sửa bài cho nhau Với hoạt động này học sinh có thể phát hiện ra lỗi sai và sửa cho bạn,
so sánh ý tưởng với bạn mình để làm phong phú cho bài viết của mình Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung Hoạt động “Exhibition”: Học sinh viết bài viết nháp lên một bảng phụ hoặc tờ giấy khổ lớn và treo lên trước lớp Học sinh đọc to bài viết cho nhau, trao đổi, so sánh bài viết của bạn mình Giáo viên nhận xét, bổ sung
Trang 3cuối cùng Việc sử dụng phương pháp dạy viết theo quá trình cho phép học sinh tương tác với nhau và với sản phẩm viết của học sinh Sau khi học sinh kết thúc quy trình trước khi viết với bản viết nháp trong tay, có thể biên tập lại (sửa lại) cho nhau bằng cách trao đổi bài viết và sửa chữa sản phẩm bài viết của bạn mình Cuối cùng, giáo viên cho học sinh chuyển sang bước đánh giá chất lượng bài viết Một phương pháp đánh giá chất lượng bài viết hữu hiệu đó chính là sử dụng một danh mục các tiêu trí đánh giá cho sẵn Danh mục này giúp học sinh tìm ra những phần cụ thể trong bài viết có hiệu quả, như câu chủ đề, các chi tiết bổ trợ trong bài viết, các dấu hiệu chuyển tiếp câu hay phần kết luận, các phương tiện liên kết: Quy chiếu, tĩnh lược, liên kết từ vựng, dấu chấm câu Tất cả các hoạt động nói trên, cô Khuyên cho biết đã và đang sử dụng ở phần pre - writing, while -writing và post - writing trong các tiết giảng dạy giờ viết Tiếng Anh ở lớp 11, đã tạo động cơ học tập cho các em học sinh; chứng tỏ ưu thế của phương pháp dạy viết theo quá trình so với phương pháp dạy viết truyền thống tập trung vào sản phẩm
-Xem thêm: Những thủ thuật hiệu quả khi dạy viết tiếng Anh ,
http://vietbao.vn/Giao-duc/Nhung-thu-thuat-hieu-qua-khi-day-viet-tieng-Anh/2147500184/203/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Chuẩn bị trước giờ dạy
Do đặc thù của tiết "Reading " nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học sinh Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng, nhuần nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực.
Về phía giáo viên: Xác định mục tiêu tiết dạy; lựa chọn phương pháp, thủ thuật
thích hợp áp dụng vào tiết dạy; giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết;
Phân bổ thời gian hợp lý cho tiết dạy, điều này hết sức quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lý sẽ "cháy giáo án " và không nhấn mạnh được vào trọng tâm của bài.
Thực tế một số tiết "Reading " nếu theo phân phối chương trình dạy trong một tiết
là hơi "nặng", do đó đòi hỏi giáo viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần không trọng tâm”…
Trước khi dạy bài đọc hiểu, nên nhắc học sinh về chủ đề bài đọc sẽ học và yêu cầu các em tìm hiểu những thông tin về chủ đề đó Điều này sẽ giúp học sinh có
sự chuẩn bị về nội dung chủ đề bài học
Về phần từ mới, không bắt buộc các em phải tra từ điển ở nhà mà chỉ yêu cầu đọc trước bài để nắm được chủ đề chính của bài là gì Điều đó sẽ giúp các em tiếp thu bài đọc tốt hơn và bài dạy của giáo viên sẽ bớt "nặng" hơn vì có sự chủ động, hợp tác tích cực của học sinh.
Trang 4Về phía học sinh: Đọc trước bài đọc ở nhà để nắm qua được chủ đề của bài học.
Tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề bài học theo yêu cầu của giáo viên.
Hứng thú từ phần khởi động
Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc.
Đó là những kỹ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau theo những mục đích khác nhau Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.
Thông thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là:
Trước khi đọc (Pre-reading)
Trong khi đọc (While - reading)
Sau khi đọc: (Post- reading)
Trước khi đọc (Pre-reading activities): Khoảng 12 đến 15 phút
Phần này bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được mục đích sau: Gây hứng thú; thiết lập ngữ cảnh; tạo nhu cầu, lý do; dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho đọc hiểu; giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc; gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc; cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc và nêu những điều muốn biết về bài đọc.
Phần gây hứng thú, thiết lập ngữ cảnh chính là phần Warm up Các hoạt động này nên ngắn gọn, tập trung Thời gian dành cho các hoạt động này từ 3 – 5 phút
Việc này giúp cho học sinh nhớ từ và sau đó các em có thể tìm những từ này trong bài đọc Học sinh có thể nêu từ bằng tiếng Việt, giáo viên chuyển sang tiếng Anh.
Discussion:
Trang 5Yêu cầu học sinh thảo luận về bức tranh trong bài đọc Cho học sinh nói suy nghĩ của mình về bài khóa: Nói về cái gì? Điều gì xảy ra?
Để khuyến khích tất cả học sinh trong lớp đều tham gia thảo luận, giáo viên nên cho học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
Questioning:
Cho học sinh quan sát tranh trong bài đọc hoặc câu đầu tiên của bài và tự nghĩ các câu hỏi để hỏi về bài đọc Hoạt động này tạo ra sự luyện tập hữu ích trong việc thành lập câu hỏi của học sinh và tạo cho học sinh lý do để đọc.
Do đó học sinh có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi mình đặt khi tiến hành đọc bài Nên gọi các học sinh khá, giỏi đặt câu hỏi Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học
Tạo hưng phấn phần đọc
Phần đọc (While- reading )khoảng từ 20 đến 25 phút Khi bước vào phần này, yêu cầu đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh là đọc qua các Task để nắm bắt nhanh được là mình sẽ làm gì sau khi đọc bài Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm bài.
Trong lúc học sinh đang đọc thầm giáo viên chỉ đi quanh để quản lý lớp chứ không giải thích, không làm học sinh gián đoạn mất tập trung Thời gian cho học sinh đọc thầm khoảng từ 2 đến 4 phút.
Cần phải nhớ rằng đọc thầm là vô cùng quan trọng Nếu giáo viên cứ đọc to bài khóa cho học sinh nghe sẽ trở thành một bài nghe hiểu Đây là một số điểm cần nhớ khi dạy 1 bài đọc trên lớp:
Đọc to bài khóa thật ra là luyện ngữ âm, tiết tấu do đó hãy thực hiện việc này vào cuối giờ nếu còn thời gian Việc đọc to chỉ cần thiết khi đọc thơ hay kịch bản Đọc to chỉ có lợi cho việc thực hành đọc một cách thuần thục, trôi chảy và làm cho học sinh thấy tự tin khi bài đọc không quá khó đối với chúng.
Các kĩ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ, ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn.
Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài văn mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh
Trang 6đọc mở rộng tốt hơn Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sẽ giúp cho học sinh tự
tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác.
Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng ở một vài
đoạn và cho học sinh đọc tập trung ở những đoạn khác Nếu để cho học sinh đọc
tập trung bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng sẽ không đủ thời gian
rèn luyện kĩ năng đọc nhanh
Tổng quát kiến thức sau đọc (Khoảng từ 5 - 7 phút)
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho học
sinh tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ
thực tế, chuyển hóa vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc, luyện tập củng
cố.
Với phần này, có thể dựa vào mức độ dễ hoặc khó của bài đọc để thiết kế bài tập
cho phù Cuối cùng tôi dành khoảng 1phút cuối giao bài tập về nhà Thường là
yêu cầu học sinh học từ mới, đọc lại bài ở nhà và dịch bài sang tiếng Việt vào vở
bài tập và làm phần Reading trong sách bài tập
FACEBO
Dạy Ngữ pháp cho học sinh
đăng 09:58 2009 bởi Chien Nguyen Danh [ đã cập nhật 10:01
21-03-2009 ]
Phần cuối cùng của mỗi đơn vị bài học là phần Language Focus, nhằm giúp hệ thống hoá, củng cố và luyện tập sử dụng các chức năng ngôn ngữ, các điểm ngữ pháp và từ vựng đã xuất hiện trong các bài đã học Tuỳ theo nội
dung từng bài tập, giáo viên có thể lựa chọn những loại bài để học sinh thực hiện trên lớp hay hướng dẫn cho các em về làm tại nhà Tuy nhiên, phần hệ thống hoá, củng cố và chữa bài là khâu quan trọng Qua những bài tập này, giáo viên có thể rút ra được những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh và có kế hoạch củng cố, bồi dưỡng thêm cho các em
Khi thực hiện các bài tập ở phần này, cần cho học sinh liên hệ lại những tình huống hay ngữ cảnh mà các mục ngữ pháp, hay chức năng ngôn ngữ này đã được xuất hiện trong các mục trước của bài học để qua đó có thể làm rõ ý nghĩa các ngữ liệu đó và hệ thống hoá được tốt hơn Đây là lúc giáo viên có thể giải thích, tóm tắt hay chốt lại các điểm ngữ pháp đã xuất hiện trong bài một cách kỹ lưỡng hơn
Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp
Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh Cách đơn giản nhất để trình bày một cấu trúc là chỉ ra một cách trực tiếp, sử dụng các vật thể mà HS có thể nhìn thấy trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, bản thân GV và HS hoặc bằng hành động
Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự nhiên Tình huống có thể có thực, tưởng tượng hoặc sáng tạo Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới bởi HS có nhiều có nhiều cơ hội để tiếp thu nó một cách trọn vẹn hơn Bên cạnh việc chỉ ra một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng và có ý nghĩa như thế nào thì GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp:
Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại
Viết cấu trúc lên bảng
Yêu cầu một số HS (cá nhân) nhắc lại
Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới được hình thành như thế nào
Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở
Đặt thêm ví dụ và tình huống để luyện tập
Quy trình 3 bước của giờ dạy ngữ pháp
Theo giáo học pháp hiện đại, giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở một quy trình 3 bước (The Three P's) gồm: Giới thiệu, Luyện tập và Vận dụng Quy trình đó có thể được mô tả trong mô hình sau:
Presentation → Practice → Performance/Production
Trang 7Dạy/Rèn kỹ năng Viết cho học sinh
đăng 09:54 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh
Quy trình dạy Viết thực hiện theo 3 bước sau:
a) Trước khi viết (Pre-writing)
Giới thiệu bài viết mẫu (phần a)
Yêu cầu học sinh đọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết (lưu ý cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết)
GV cần làm rõ nghĩa từ mới và mẫu câu
b) Trong khi viết (While-writing)
GV nêu yêu cầu bài viết (phần b) và có thể cho gợi ý
HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm, sau đó cá nhân HS tự viết
HS cần bám sát bài viết mẫu, các gợi ý để viết theo yêu cầu
GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp (có thể ding OHP)
GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý
c) Sau khi viết (Post-writing)
HS có thể trình bày lại bài viết (dưới dạng nói)
GV có thể yêu cầu HS viết một bài theo tình huống gợi ý tương tự (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tính sáng tạo và tự do hơn)
Nói tóm lại, các bài luyện viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a) Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định Phần b) sẽ là phần học sinh thực hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, hoặc có gợi ý; sau đó là bài viết mở rộng mang tính sáng tạo và
tự do hơn
- Để thực hiện bài này, giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích yêu cầu bài viết
- Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết Nên cho các gợi ý nếu cần Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước khi học sinh làm việc cá nhân
- Nhìn chung, để tiết kiệm thời gian trên lớp, các bài tập viết sau khi đã hướng dẫn, đều có thể dành làm bài tập về nhà và chữa tại lớp
Dạy/Rèn kỹ năng Viết cho học sinh
đăng 09:54 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh
Quy trình dạy Viết thực hiện theo 3 bước sau:
a) Trước khi viết (Pre-writing)
Giới thiệu bài viết mẫu (phần a)
Yêu cầu học sinh đọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết (lưu ý cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết)
GV cần làm rõ nghĩa từ mới và mẫu câu
b) Trong khi viết (While-writing)
GV nêu yêu cầu bài viết (phần b) và có thể cho gợi ý
HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm, sau đó cá nhân HS tự viết
HS cần bám sát bài viết mẫu, các gợi ý để viết theo yêu cầu
GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp (có thể ding OHP)
GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý
c) Sau khi viết (Post-writing)
HS có thể trình bày lại bài viết (dưới dạng nói)
GV có thể yêu cầu HS viết một bài theo tình huống gợi ý tương tự (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tính sáng tạo và tự do hơn)
Trang 8Nói tóm lại, các bài luyện viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a) Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định Phần b) sẽ là phần học sinh thực hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, hoặc có gợi ý; sau đó là bài viết mở rộng mang tính sáng tạo và tự do hơn.
- Để thực hiện bài này, giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích yêu cầu bài viết
- Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết Nên cho các gợi ý nếu cần Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước khi học sinh làm việc cá nhân
- Nhìn chung, để tiết kiệm thời gian trên lớp, các bài tập viết sau khi đã hướng dẫn, đều có thể dành làm bài tập về nhà và chữa tại lớp
Dạy/Rèn kỹ năng Nói cho học sinh
đăng 09:49 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh
Sau phần giới thiệu ngữ liệu (ở lớp 8 và lớp 9) là phần luyện tập nói (Speak), với các hình thức bài tập và hoạt động ở mỗi bài có khác nhau nhằm luyện tập sử dụng các trọng tâm cấu trúc ngữ pháp, hay từ vựng để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học
Quy trình luyện nói bao gồm:
a) Chuẩn bị nói (Pre-speaking)
Giới thiệu bài nói mẫu (Những phát ngôn riêng lẻ hay một bài hội thoại)
Yêu cầu học sinh luyện đọc (Chú ý cách phát âm và nghĩa của từ mới)
Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu
Giáo viên yêu cầu bài nói
b) Luyện nói có kiểm soát (Controlled practice)
Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu
HS luyện nói theo cá nhân/ cặp /nhóm dưới sự kiểm soát của của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ …)
GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày (nói lại) phần thực hành nói theo yêu cầu
c) Luyện nói tự do (Free practice/ Production)
HS nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương nơI mình ở
GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ ; nên để HS tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân
Để thực hiện mục này giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh trong lớp qua đó các em có thể cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong
giao tiếp
Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm Việc hướng dẫn và gợi ý cho phần luyện nói rất cần sự sáng tạo và thủ thuật phongphú của giáo viên, không nên chỉ bám sát thuần tuý vào sách
Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng Sử dụng thêm các giáo cụ trực quan để gợi ý hay tạo tình huống
Có thể mở rộng tình huống, khai thác các tình huống có liên quan đến chính hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích liên hệ đến tình hình cụ thể của chính cuộc sống thật của các em
Kỹ thuật giới thiệu/dạy ngữ liệu mới
đăng 09:42 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh
Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định Mục dạy có thể là các mẫu
lời nói, từ vựng hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá, hoặc những tình huống có sự hỗ trợ
của giáo cụ trực quan
Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu không còn thuần tuý chỉ là việc thày giải thích nghĩa của từ mới (mà phần lớn giáo viên thường thực hiện
bằng cách cho nghĩa tiếng Việt) và giải thích các quy tắc ngữ pháp và các mẫu câu ở phần này, người giáo viên còn cần phải đồng thời làm rõ cách sử dụng của các mẫu câu
hoặc từ mới đó trong ngữ cảnh Chỉ khi được giới thiệu trong ngữ cảnh, nghĩa và cách sử dụng của các ngữ liệu cần dạy mới được làm sáng tỏ Như vậy, nội dung cần giới
thiệu ở bước giới thiệu ngữ liệu là:
Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học không chỉ qua nghe
thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau
Trang 9Có nhiều cách/ thủ thuật giới thiệu ngữ liệu Sau đây là một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mà các giáo viên có thể tham khảo để ứng dụng cho bài dạy cụ thể của mình.
Các thủ thuật tạo dựng tình huống (setting up situations/ contexts)
a) Dùng môi trường, đồ vật thật trong lớp, trong trường;
b) Sử dụng những tình huống thật trong lớp;
c) Dùng các tình huống thật trong đời sống thật của hoc sinh;
d) Dùng các câu chuyện có thật, các hiện tượng thật trong thực tế;
e) Sử dụng các bảng biểu, bản đồ, bảng tin, báo chí;
f) Sử dụng tranh, ảnh, giáo cụ trực quan;
g) Sử dụng ngôn ngữ học sinh đã biết;
h) Sử dụng các bài hội thoại ngắn;
i) Sử dụng tiếng mẹ đẻ;
k) Phối hợp một hay nhiều cách trên
Giới thiệu hình thái ngôn ngữ
Sau khi dùng ngữ cảnh để giới thiệu nghĩa và cách dùng của các mục dạy, lúc này giáo viên có thể làm rõ hình thái cấu trúc, các quy tắc ngữ pháp nếu có để học sinh nhớ được dễ hơn và hệ thống hoá được những ngữ liệu đã học Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tự nhận xét và lập thành mẫu câu hoặc lập ra các công thức dễ nhớ
Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh (Checking comprehension)
Sau khi giáo viên đã giới thiệu làm rõ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu mới, cần thực hiện việc kiểm tra mức độ tiếp thu bài
sinh đã thực sự hiểu bài chưa, mức độ hiểu đến đâu, để trên cơ sở đó có thể kịp thời bổ xung bài giảng nếu cần
Việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở phần giới thiệu ngữ liệu này có thể được thực hiện thông qua một số bài tập thực hành như:
Tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu mới
Các bước giới thiệu ngữ liệu mới có thể được tóm tắt theo một tiến trình như sau:
1) Giới thiệu ngữ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu: cấu trúc ngữ pháp/ từ mới/ mẫu câu chức năng qua tình huống, ngữ cảnh, mẫu hội thoại, tranh ảnh 2) Nêu bật cấu trúc/ từ/ mẫu câu chức năng mới bằng cách đọc to cho học sinh nghe nhắc lại hoặc bằng các thủ thuật khác nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào những mục dạy đó
3) Viết các cấu trúc/ từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc, giải thích nếu cần
4) Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm các tình huống hoặc các ví dụ khác
5) Lặp lại tương tự bước 2 hoặc cho học sinh tái tạo theo gợi ý
6) Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sử dụng các thủ thuật kiểm tra hiểu như gợí ý ở mục 2.3
Khi giáo viên nhận thấy học sinh đã làm tốt được bước 6 thì có thể chuyển sang phần luyện tập sáng tạo hơn với các loại bài tập mang tính giao tiếp hơn
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào việc giới thiệu ngữ liệu cũng phải tuân theo tuần tự tiến trình trên Ví dụ, ngay sau bước 2 nếu giáo viên cảm thấy học sinh đã hiểu và có thể làm tốt các bài tập tái tạo thì có thể chuyển ngay sang bước 6 Hoặc công việc của bước 3 cũng có thể để lui lại để thực hiện vào cuối bài ở bước củng
cố bài, sau khi học sinh đã làm các bài tập thực hành
Một số lưu ý khi giới thiệu/dạy từ vựng
Tiến trình giới thiệu ngữ liệu được trình bày ở trên có thể được coi là tiến trình chung cho việc giới thiệu ngữ liệu mới Tuy nhiên, cách giới thiệu từ vựng cũng có những đặc thù riêng Phần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý khi giới thiệu từ mới
Chọn từ để dạy
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới Song không phải từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xem xét các câu hỏi sau:
a) Từ chủ động hay từ bị động?
Cách dạy hai loại từ này có khác nhau Từ chủ động liên quan đến cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng Giáo viên cần xác định xem sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động Với từ bị động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa từ (ví dụ: tra từ điển), hoặc đoán từ qua ngữ cảnh
b) Học sinh đã biết từ này chưa?
Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ cần dạy hay không Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và cũng có thể bị quên bằng nhiều lý do khác nhau Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những thủ thuật nhằm phát hiện xem các em đã biết những từ đó
chưa và biết đến đâu Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như eliciting; brainstorming; các thủ thuật dùng ở các bước 5) và 6) trong tiến trình giới thiệu ngữ liệu mới; hoặc có thể hỏi trực tiếp
Trang 10học sinh những từ nào là từ mới và khó trong bài.
Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ
Ngoài những thủ thuật giới thiệu nghĩa trong ngữ cảnh đã đề cập ở phần giới thiệu ngữ liệu chung, có thể sử dụng một số thủ thuật đặc thù cho từ vựng như:
a) Dùng trực quan như: đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ v.v
b) Dùng ngôn ngữ đã học:
Định nghĩa, miêu tả;
Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa;
Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ;
Tạo tình huống;
Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
c) Dịch sang tiếng mẹ đẻ
Các bước tiến hành giới thiệu từ mới cũng tương tự như các bước giới thiệu ngữ liệu nói chung, song có thể được phối hợp nhanh hơn.Cụ thể là sau khi đã làm rõ nghĩa
và cách sử dụng từ, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh thực hành ngay qua các bài tập ứng dụng phối hợp với các mẫu cấu trúc hoặc mẫu câu chức năng Qua các bài tập
thực hành này giáo viên đã cùng lúc kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh
Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu ngữ liệu mới
Như đã đề cập, điểm nổi bật ở phương pháp mới là tạo cho học sinh được tham gia vào quá trình giới thiệu ngữ liệu mới
Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới, thông thường giáo viên đóng vai trò chính, vai trò truyền thụ, học sinh đóng vai tiếp nhận, thụ động là chủ yếu Tuy nhiên, nếu giáo
viên tạo được điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình này, kết quả tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn nhiều
Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát huy sự chủ động suy đoán, tự phát hiện của học sinh Ví dụ, phát hiện và nhận biết cấu
trúc hay từ mới và tự rút ra mẫu cấu trúc của các mục ngữ pháp, hoặc đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích nghĩa từ bằng vốn từ có sẵn, cho từ đồng nghĩa, hoặc trái
nghĩa,v.v
Sử dụng phối hợp các kỹ năng trong khi giới thiệu ngữ liệu mới
Trong quá trình giới thiệu ngữ liệu, giáo viên nên phối hợp nhiều các kỹ năng với nhau để giới thiệu mục dạy, ví dụ giới thiệu qua nói, sau đó học sinh nghe và nhắc lại;
học sinh nhìn mẫu được viết trên bảng, hoc sinh tái tạo qua nói, nghe, viết , đọc; học sinh xây dựng các bài hội thoại theo mẫu qua nói nghe trong nhóm sau đó viết lại hoặc
ngược lại, chuẩn bị qua viết, sau đó nói lại; học sinh viết các câu trả lời trên giấy trong/ bảng con, sau đó đưa ra trước lớp để được nhận xét, v.v
Dạy/Rèn kỹ năng Đọc hiểu cho học sinh
đăng 09:42 21-03-2009 bởi Chien Nguyen Danh
Khi tiến hành một bài dạy kỹ năng, ví dụ như một bài đọc hoặc bài nghe… (trong chương trình lớp 8 và lớp 9) cần tiến hành theo 3 bước: trước khi vào bài, trong khi thực hiện bài và sau khi thực hiện xong bài (
and post-task) Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp học sinh hiểu bài và thực hành được các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn.
Mục đích của từng bước
a) Các hoạt động trước khi vào bài:
Các hoạt động trước khi vào bài giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ nghe, đọc, nói về hoặc viết về chúng
Các hoạt động cho bước này sẽ được lựa chọn tuỳ theo từng kỹ năng cụ thể và tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu cụ thể của bài Các hoạt động đó có thể là:
b) Các hoạt động trong khi thực hiện bài:
Các hoạt động ở bước này gồm các yêu cầu bài tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đặt ra Các yêu cầu bài tập có thể là các câu hỏi đọc hiểu hay nghe hiểu; sắp xếp trật tự nội dung; những bài tập chuyển hoá, bài tập viết theo mẫu v.v
c) Các hoạt động sau khi thực hiện bài:
Các hoạt động sau khi thực hiện bài thường gồm những bài tập ứng dụng mở rộng dựa trên bài vừa học, thông qua các kỹ năng nói hoặc viết
Ba bước luyện đọc hiểu
a) Trước khi đọc (Pre-reading):
Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích sau: