1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

21 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 61,02 KB

Nội dung

MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC I. Học thuyết âm dương 1. Nội dung Hình 1:Biểu tượng âm dương Nội dung cơ bản của thuyết âm dương chỉ ra trong mỗi vật thể, mỗi sự việc bao giờ cũng tồn tại khách quan hai mặt vừa đối lập lại vừa thống nhất, vừa hòa hợp vừa tương phản. v Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương:

Trang 1

MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ

ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

I Học thuyết âm dương

1 Nội dung

Hình 1:Biểu tượng âm dương

Nội dung cơ bản của thuyết âm dương chỉ ra trong mỗi vật thể, mỗi sự việcbao giờ cũng tồn tại khách quan hai mặt vừa đối lập lại vừa thống nhất, vừa hòahợp vừa tương phản

v Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương:

· Âm dương đối lập với nhau: Đối lập là sự mâu thuẩn và đấu tranh giữahai mặt âm dương như ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn…

· Âm dương hỗ căn: Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau Hai mặt âmdương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được,mới có ý nghĩa Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độcphát sinh và phát triển

· Âm dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nóilên sự vận động không ngừng sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âmdương

· Âm dương bình hành: Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động khôngngừng nhưng luôn lặp lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt Sựmất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vậnđộng và nương tựa vào nhau của vật chất

2 Sự vận dụng thuyết âm dương trong y học cổ truyền

Mặc dù thuyết âm dương ra đời khá lâu song cho đến hiện nay nó khôngngừng được vận dụng và phát huy trong y học cổ truyền Vì nó đã nêu ra đượcnhững quy luật có tính tiên đề Những quy luật đó đã được các nhà y học cổ truyềnvận dụng và trở thành phương tiện chỉ đạo cho mọi hoạt động của y học cổ truyền

về phòng và trị bệnh

Trang 2

a)Về tổ chức học cơ thể

· Âm bao gồm: Tạng, kinh âm, huyết, bụng, phía trong…

· Dương bao gồm: Phủ, kinh dương, khí, phần lưng, phía trên…

· Tạng thuộc âm mà trong âm có dương à ngược lại nên ta có bảng sau:

b)Về sinh lý học

Khi phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì khỏe mạnh Bản thân cơthể luôn có sự điều chỉnh để âm dương cân bằng Sự mất cân bằng giữa hai mặt âmdương là cơ sở cho sự phát sinh ra bệnh tật như âm thắng thì dương bệnh và ngượclại dương thắng thì âm bệnh

Có thể tóm tắt sự thay đổi các trạng thái qua sự biểu hiện của âm dương ở bảng 1

Dương Hư Ngoại hàn (lạnh ngoài da, đau lưng, liệt dương…)

Bảng 2: Sự biểu hiện của âm dương.

Trang 3

ở bộ phận nào mà có những chứng bệnh tương ứng.

Tóm lại, về bệnh lý học theo âm dương cũng rất phức tạp Mặc dù vậy cũngcần phải phân biệt thật rõ âm dương trong từng trường hợp cụ thể Đồng thời phảitheo dõi sự chuyển biến của chúng

d)Chuẩn đoán

Triệu chứng cũng được chia ra âm và dương:

· Hội chứng dương: cơ thể có thân nhiệt lớn hơn 370C hoặc sốt cao,hoặc không sốt nhưng hoạt động của các tạng phủ nhiệt (tâm huyết nhiệt, cannhiệt…) hoặc thể hiện ra ngoài mặt đỏ, mắt đỏ, vàng…

· Hội chứng âm: cơ thể thường biểu hiện lạnh, chân tay lạnh, sợ rét, daxanh, nhợt nhạt, mắt trắng môi nhợt, thích uống nước nóng…

Hai hội chứng âm dương rất quan trọng trong việc chuẩn đoán Vì đó là căn

cứ để người thầy thuốc đưa ra những phương pháp điểu trị thích hợp, phương dượcthích hợp cho người bệnh

e)Điều trị

Thuyết âm dương được vận dụng trong điều trị hết sức phong phú Nó đượctuân theo một nguyên tắc cơ bản sau đây: nếu bệnh thuộc chứng dương thì dùng âmdược và ngược lại nếu bệnh thuộc chứng âm thì dùng dương dược

Ví dụ: Chứng cảm mạo phong hàn, bệnh thể hiện sốt cao, rét run, đau đầu, ho

phải dùng thuốc tân ôn giải biểu Bệnh cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu phảidùng thuốc tân lương giải biểu Hoặc các bệnh hen ho khí suyễn phải dùng thuốcchống ho, hạ khí bình suyễn…

· Diễn biến bệnh lý theo âm dương và cách điều trị:

-Phần âm thắng, âm lớn hơn dương (bệnh tiết tả) về nguyên tắc phải dùngthuốc ôn nhiệt như sa nhân, can khương, đinh hương, hoắc hương…

Trang 4

-Phần dương thắng (ngoại nhiệt, phát ban, mụn ngứa) phải dùng thuốc thanhnhiệt, lương huyết, giải độc hoặc tam hoàng thang.

-Âm hư, phần âm thiếu (âm hư nội nhiệt) phải dùng thuốc bổ âm như thục địa,ngọc trúc, hoàng tinh, mạch môn… để nâng cao chân âm lên

-Dương hư (tâm dương hư hoặc thận dương hư) phải dùng thuốc bổ dương, bổtâm dương

-Âm dương đều hư (khí huyết lưỡng hư hoặc thận âm dương đều hư) cần dùngthuốc bổ âm dương, bổ khí huyết

f)Phòng bệnh

· Mùa đông, khí hậu thường lạnh, thuộc âm; cơ thể dễ bị nhiễm cảmmạo phong hàn, bệnh hàn thấp Cần phòng bệnh bằng cách mặc ấm, ăn cácthức ăn có vị cay nóng, hoặc uống các thuốc có vị tân ôn như sinh khương,đinh hương, quế nhục

· Mùa hè, khí hậu thường nóng nực, thuộc dương; cơ thể dễ nhiễm bệnhchúng thử hoặc cảm nhiệt, cần phòng bệnh bằng cách ăn mặc quần áo thoángmát, ăn uống thức ăn mát Uống các thuốc có tính mát để phòng trừ mụnnhọt, ngứa lở như kim ngân, sài đất; hoặc uống nước rau má để phòng saynắng

3 Đông dược

a)Tinh vị

Vị của thuốc thuộc âm, khí còn gọi là tính của thuốc thuộc dương Trong vị lại

có âm dương, vị cay ngọt thuộc dương, vị đắng mặn thuộc âm, vị chua mang tínhchất lưỡng tính Với lượng ít làm cho cơ thể mát mẻ lúc đó thiên về âm, lượng lớndùng lâu sẽ thiên về nhiệt

Khí của thuốc cũng có âm và dương, khí hàn lương thuộc âm, khí ôn nhiệtthuộc dương; điều đó phản ánh tính tương đối về âm dương của thuốc

b)Âm dược

Những vị thuốc được gọi là âm dược, trên thực tế lâm sàng có thể dùng đểđiều trị các bệnh thuộc tính ôn nhiệt Ví dụ: kim ngân hoa, liên kiều, huyền sâm… Như vậy các vị âm dược thường có vị đắng hoặc mặn, chua và tính lương hoặchàn, về công năng mang tính giải biểu nhiệt, thanh nhiệt bổ âm phần lớn mang tính

ức chế

c)Dương dược

Những vị thuốc được gọi là dương dược, trên thực tế lâm sàng có thể dùng đểđiều trị các bệnh thuộc chứng hàn Ví dụ: sinh khương, bạch chỉ, tế tân… dùng đểđiều trị các bệnh cảm mạo phong hàn

Trang 5

Công năng của dương dược mang tính giải biểu, phát hàn, ôn trung tán hàn,mang tính kích thích, hưng phấn cục bộ hay toàn cơ thể.

d)Tính tương đối của âm dương được thể hiện đối với đông dược

-Những vị thuốc mang tính âm trong âm, đó là những vị thuốc vị thuộc âm đó

là những vị thuốc thể hiện vị đắng mặn, tính hàn như ngư tinh thảo, bồ công anh,

hạ khô thảo, hoàng liên, hoàng bá…

-Những vị thuốc mang tính âm trong dương, đó là những vị thuốc vị đắnghoặc mặn, tính ôn như cẩu tích, tắc kè, cốt thoái bổ

-Những vị thuốc mang vị dương trong dương đó là những vị thuốc vị cay tính

ôn nhiệt như quế chi, bạch chỉ, phụ tử…

-Những vị thuốc mang tính dương trong âm, đó là những vị cay tính hàn lươngnhư bạc hà, cúc hoa, cát văn

e)Tính tương đối của âm dương được thể hiện trong các phương dược

-Trong phương thuốc có thể mang nhiều vị thuốc có tính, vị khác nhau, songcác tính chung của thuốc phải thỏa mãn được yêu cầu chính cho việc trị liệu

-Những phương mang tính âm trong âm đó là những phương mà vị của chúng

có vị đắng, tính hàn công năng thường thnah nhiệt Ví dụ phương bạch hổ thang(thạch cao, tri mẫu, đại mễ, cam thảo) dùng cho sốt cao mê sảng…

-Những phương mang tính âm trong dương như sinh mạch tán (nhân sâm,mạch môn, ngũ vị) vị đắng tính ấm dùng bổ khí, bổ tâm khí liễm hãn, sinh tân…-Những phương mang vị dương trong âm là những phương, vị thường cay tínhmát dùng trong các bệnh cảm mạo phong nhiệt như tang cúc ẩm (tang diệp, cúchoa, liên kiều, bạc hà, cát cánh, cam thảo, lô căn) dùng để trị cảm mạo phong nhiệtđau đầu, sốt cao…

4 Chế biến thuốc y học cổ truyền

Thông qua việc chế biến làm thay đổi tính vị của thuốc nhằm tăng sự quy kinhcủa thuốc hoặc làm giảm tác dụng phụ

-Làm giảm tính dương (tính nhiệt) của thuốc: sinh phụ tử ngâm với nước đảm

ba, hà thủ ô đỏ, xương bồ ngâm với nước vo gạo

-Làm tăng tính dương của thuốc bằng cách dùng các phụ liệu gừng, sa nhân,mật ong, rượu, những phụ liệu mang tính ôn nhiệt để trích tẩm với thuốc, như cátcánh, nhân sâm trích gừng, cam thảo trích mật ong, dâm hương hoắc trích mỡ dê…-Tăng tính âm cho vị thuốc: sài hổ trích miết huyết, diên hồ trích giấm thanh-Giảm tính âm của vị thuốc như sinh địa nấu với sa nhân, gừng, rượu

5 Vài nét nhận xét về học thuyết âm dương

a)Ưu điểm

Là thuyết triết học duy vật biện chứng song còn thô sơ Duy vậy ở chỗ đề cậpđến sự vật, sự việc cụ thể; nói tới bản chất của sự vật; đó là thuộc tính khách quan

Trang 6

và tương đối đã được vận dụng vào nhiều lĩnh vực Có sức sống mãnh liệt qua thờigian hàng ngàn năm Được vận dụng vào Y học cổ truyền một cách nhuần nhuyễn

về mọi phương diện từ phòng bệnh, chuẩn đoán, điều trị, chế biến thuốc men…

b)Nhược điểm:

Sự vận dụng thuyết âm dương còn máy móc nhất là khi vận dụng giải thíchtính âm dương của một số tạng phủ Tuy nhiên thuyết âm dương vẫn là thuyết có ýnghĩa rất sâu sắc với y học cổ truyền

II Học thuyết ngũ hành

1.Giới thiệu

Thuyết ngũ hành là thuyết về triết học cổ, ra đời sau thuyết âm dương, bổ sungvào chỗ khiếm khuyết vào thuyết âm dương Thuyết được tác giả Trau Diễn thờiChiến Quốc (Trung Quốc) nghiên cứu đề xuất, tác giả đã đưa ra các mối liên hệmật thiết hữu cơ ngũ hành với nhau, thông qua một số quy luật của chúng Đó lànhững quy luật tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ…

2.Những quy luật hoạt động của ngũ hành

a)Trong điều kiện bình thường

Ngũ hành hoạt động theo quy luật tương sinh, tương khắc

· Quy luật tương sinh:

Hành này hỗ trợ thúc đẩy hành kia, theo quy luật hành đứng sau, sinh ra, thúcđẩy hành đứng trước: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủylại sinh mộc

· Quy luật tương khắc:

Hành này ức chế kìm hãm hành kia Hành kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổkhắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim

b)Trong điều kiện không bình thường

Ngũ hành hoạt động theo 2 quy luật: Tương thừa, tương vũ

· Tương thừa:

Hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc, kim khắc mộc, kim mạnh hơn mộc,mộc khắc thổ nhưng mộc mạnh hơn thổ, thổ mạnh hơn thủy, thủy mạnh hơn kim

· Tương vũ:

Trang 7

Hành bị khắc mạnh hơn mạnh đến khắc hành mộc mạnh hơn kim, thổ mạnhhơn mộc, thủy mạnh hơn thổ, hỏa mạnh hơn thủy, kim mạnh hơn hỏa.

· Quy luật chế hóa (Chế ước) ngũ hành:

Các quy luật ngũ hành nói lên sự vận động sự chuyển hóa chế ước lẫn nhau.Một hành bị ràng buộc và quan hệ với hành đứng cạnh Mỗi hành đều tự vận độngbên cạnh sự hoạt động của bốn hành khác càng làm cho các hoạt động của ngũhành phức tạp và phong phú thêm

Chỗ bị bệnh Cổ gáy Ngực sườn Sống lưng Vai lưng Eo lưng đùi

b)Vận dụng vào chẩn đoán

Có năm loại tà biểu hiện như sau: Bệnh từ tạng mẹ truyền đến con là hư tà;bệnh từ tạng con truyền đến tạng mẹ là thực tà Bệnh từ tạng bị khắc truyền đếntạng đi khắp là vi tà Bản tạng bị bệnh là chính tà

Ví dụ: Tiểu tiện không thông (Bí dắt) do phế thực chứng (quy luật tương sinh)

hoặc can hỏa thượng thăng, đau đầu, hoa mắt, mắt mờ, do thận, thủy kém khôngthể nuôi dưỡng phần âm để hỏa bốc lên, hoặc tâm sinh quý, hồi hộp đo can huyếtkém, phế hô hấp khó khăn đoản hơi… dẫn đến chứng tâm nhiệt (tương khắc)

c)Vận dựng vào điều trị

· Nguyên tắc thứ nhất:

-Hành đứng trước là mẹ Hành mộc là mẹ của hành hỏa

Trang 8

-Hành đứng sau là con Hành thổ là con của hành hỏa

-Tả là phương pháp tả, đối lập với bổ

Ví dụ: khí phế bị thuộc chứng gây ho đờm, suyễn tức khó thở, phải dùngthuốc lợi tiểu (Kim tiền thảo, sa tiền tử, trạch tả, tỳ giải…) để tả thuận thủy

III Học thuyết thiên nhân hợp nhất

1.Định nghĩa

Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên con người với hoàn cảnh tự nhiên và

xã hội và luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau Con người thích nghi, chếngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển

Trong Y học, người xưa ứng dụng học thuyết này đề chỉ đạo phương phápphòng bệnh giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương phápchữa bệnh toàn diện

2.Ứng dụng trong y học

Trang 9

a)Học thuyết thiên nhân hợp chỉ đạo nội dung phương pháp phòng bệnh

và chăm sóc sức khỏe Y học cổ truyền

· Phòng bệnh tích cực

-Cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống

-Chủ động rèn luyện thân thể

-Thể dục, thể thao: thái cực quyền, khí công, dưỡng sinh…

-Chống dục vọng cá nhân, rèn ý chí, cải tạo bản thân và xã hội, xây dựng tinhthần lạc quan…

-Cải tạo tập quán lạc hậu, xây dụng nếp sống văn minh…

· Phòng bệnh thụ động:

-Ăn tốt, mặc ấm, giữ gìn vệ sinh cá nhân, hoàn cảnh

-Điều độ về sinh hoạt, tình dục, lao động…

b)Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung của các nguyên nhân gây bệnh và vai trò của cơ thể đối với việc phát sinh ra bệnh tật

· Nguyên nhân gây bệnh:

-Hoàn cảnh tự nhiên, địa lý với sáu khí: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa lànguyên nhân gây ra bệnh ngoại cảm

-Hoàn cảnh xã hội gây ra nhiều yếu tố về tâm lý xã hội gọi là thất tình (vui,giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ) là nguyên nhân gây ra các bệnh nội thương

· Vai trò của cơ thể phát sinh ra bệnh tật:

Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn tồn tại tác động vào con người nhưngbệnh tật chỉ xảy ra thay đổi nội tại của con người, đó là sự giảm sút sức đề khángcòn gọi là chính khí hư làm cơ thể không thích ứng với ngoại cảnh, quyết định về

sự phát sinh ra bệnh

· Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung phương pháp

chữa bệnh toàn diện Y học cổ truyền:

Phải nâng cao chính khí con người bằng các phương pháp tổng hợp…

-Tâm lý liệu pháp

-Dự phòng trong điều trị: Dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền…

Trang 10

-Ăn uống bồi dưỡng

-Dùng châm cứu, xoa bóp, thuốc…

-Khi dùng thuốc bao giờ phải chú trọng các mặt yếu của cơ thể (Bổ hư) về âm,dương, khí, huyết, tâm dịch… rồi mới đến các thuốc tấn công vào tác nhân gâybệnh

IV Học thuyết tạng phủ:

1.Giới thiệu

Học thuyết tạng tượng chỉ ra hiện tượng và hình thái tạng phủ của con ngườidựa trên quan niệm chinh thể thông qua hệ thống kinh lạc Nó đem các tổ chức, các

bộ phận toàn thân liên kết thành một khối chỉnh thể hữu cơ

Tạng chỉ các cơ quan có chức năng tàng trữ, quản lý các hoạt động chính của

cơ thể Ngũ tạng gồm có tâm, can, tỳ, phế, thận

Phủ chỉ các cơ quan có khả năng thu nạp chuyển giao truyền tống cặn bã Lụcphủ bao gồm: Vị, đởm, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, tam tiêu

Các thành phần khác: Tinh, khí, thần, huyết và tân dịch

2 Tinh, khí, thần, huyết, tân dịch

a) Tinh:

· Nguồn gốc:

+ Tinh tiên nhiên: Từ khi sinh ra đã có từ bố mẹ, tàng trữ ở thận

+ Tinh hậu thiên: Từ dinh dưỡng, tàng trữ ở thận bổ sung cho tinh tiênnhiên

· Chức năng: Là cơ sở cho vật chất và sự sống của cơ thể

+ Thúc đẩy huyết, tạng phủ, khinh lạc hoạt động

+Có tác dụng riêng ở nơi cư trú

Trang 11

· Có 4 loại khí: Nguyên khí, tông khí, dinh khí, vệ khí.

Thần là hoạt động về tinh thần, tư duy, ý thức của con người Là sự biểu hiện

ra bên ngoài của tinh, khí, huyết và tân dịch, tình trạng sinh lý, bệnh lý của tạngphủ

-Tâm chủ huyết mạch, tâm quản về huyết mạch

→ Chức năng này liên quan đến các loại thuốc hành huyết, hành khí, bổhuyết, bổ âm…

-Tâm tàng thần

Trang 12

→ Chức năng này liên quan đến các loại thuốc trấn tâm an thần, gây ngủ,thuốc bổ huyết, bổ âm…

-Tâm chủ hãn

→ Chức năng này có liên quan đến loại thuốc an thần

-Tâm khai khiếu ra lưỡi

Lưỡi là sự thể hiện ra bên ngoài của tâm Nhìn màu sắc, thể chất của lưỡi biếtđược tình trạng của tâm Chất lưỡi mềm mại, sắc hồng nhuận, nói năng hoạt bát làbiểu hiện của trạng thái tâm tốt Ngược lại chất lưỡi nhợt nhạt, lưỡi cứng hoặc lệch,nói ngọng hoặc không nói được là biển hiện của trạng thái tâm kém

→ Tùy theo từng chứng cụ thể có các loại thuốc riêng

* Một số bệnh liên quan đến tạng tâm:

-Tâm dương hư: Biểu hiện tim đập nhanh, hơi thở ngắn hoặc khó thở, mặttrắng bệch, lưỡi nhợt nhạt, môi tím tái… nên dùng thuốc dưỡng tâm an thần, hóađờm, bổ khí, bổ huyết

-Tâm huyết bất túc: Huyết thiếu, tim đập nhanh biểu hiện hay quên, mất ngủhay mộng, da xanh xao, lưỡi trắng nhợt, thân nhiệt thường hạ Nên dùng thuốc bổhuyết an thần

-Tâm huyết ứ trệ: đau vùng tim, tim đập nhanh, mặt môi móng tay thâm tím.Nên dùng thuốc hành khí, hành huyết

-Tâm hỏa vượng: mặt đỏ, miệng đắng, niêm mạc miệng lưỡi phồng rộp, đầulưỡi đỏ, tiểu tiện nóng, lòng bàn tay chân nóng… Nên dùng thuốc thanh nhiệt, lợithủy, an thần

Ngày đăng: 13/09/2019, 17:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w