SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ NĂM HỌC 2009-2010-MÔN:NGỮ VĂN Câu NỘI DUNG-YÊU CẦU Câu 1 1,0 điểm Ghi lại nguyên văn,không sai chính tả và từ ngữ(nếu sai,cứ 2 lỗi trừ 0,25): Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Câu 2 2,0 điểm Yêu cầu:Ở mỗi câu: -Tìm được từ có sự chuyển nghĩa(mỗi từ đúng:0,25) -Xác định được nghĩa chuyển của từ đó trong câu(mỗi từ đúng:0,25) a.Mắt:Bộ phận của quả na giống hình con mắt,nằm phía ngoài vỏ. b.Chạy:Chỉ sự bươn chải,tần tảo. c.Xuân:Có nghĩa là tươi đẹp d.Đầu:Phía trước(nòng súng) Câu 3 2,0 điểm Yêu cầu -Viết đoạn văn:từ 8 đến 10 câu,sử dụng được 2 phép liên kết câu,diễn đạt mạch lạc, trôi chảy. -Nội dung: +Lời ăn tiếng nói là sản phẩm tinh thần của xã hội nhưng phản ánh rất rõ văn hoá của cá nhân.Quá trình giao tiếp ngôn ngữ giữa các cá nhân làm cho kho tàng ngôn ngữ của xã hội càng thêm giàu có và tạo thành sản phẩm chung vô tận mà “chẳng mất tiền mua” +Biết “lựa lời mà nói” tức là biết cách lựa chọn từ ngữ,cách diễn đạt phù hợp với người nghe,với hoàn cảnh .để tạo ra hiệu quả cao trong giao tiếp-để “vừa lòng nhau”. +Việc chú ý trau dồi cách ăn nói vừa tôn thêm giá trị cho bản thân vừa làm cho mối quan hệ giữa người nói người nghe thêm hài hoà,thân thiện. Lưu ý:HS có thể không diễn đạt chính xác như trên,nhưng cơ bản nêu được tinh thần chung,GK tuỳ mức độ thựcc tế mà chấm điểm.Cách biệt điểm đến 0,25 Câu 4:5,0 điểm Phân tích những biểu hiện tình cảm của nhân vật ông Hai(Làng-Kim Lân) trước và sau khi biết làng Chợ Dầu của mình vẫn trung thành với kháng chiến. A.Yêu cầu chung: 1.Nắm vững thể loại,hiểu đề,xây dựng bố cục bài làm hợp lí,diễn đạt trôi chảy,có cảm xúc. 2.Nêu được nội dung những biểu hiện tình cảm khác nhau-chủ yếu là diễn biến tâm trạng của ông Hai trước và sau thời điểm nghe tin làng Chợ Dầu không theo giặc;phát hiện được những chi tiết tiêu biểu,chân thực phục vụ bài viết. B.Yêu cầu cụ thể: Phần mở bài:HS có thể vào bài bằng nhiều cách khác nhau.Gợi ý: -Nêu được giá trị chung của tác phẩm,khẳng định thành công về xây dựng nhân vật điển hình-ông Hai.Trong đó phần truyện miêu tả những diễn biến tình cảm của nhân vật trước và sau thời điểm nghe tin xấu về làng Chợ Dầu đã làm nổi bật tình cảm sắt son,gắn bó đầy cảm động của ông với quê hương,với kháng chiến.Đây là phân chuyện giàu kịch tính nhất làm tăng tính hấp dẫn,sinh động cho tác phẩm. -Hoặc:HS vào bài từ việc nêu bật những đặc điểm của người nông dân trong kháng chiến:Chân thật hiền lành,gắn bó với làng mạc quê hương,một lòng một dạ tin tưởng vào kháng chiến và Cụ Hồ . Phần thân bài Gợi ý:HS khẳng định được: 1.Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ,chất phác,một lòng một dạ gắn bó với làng quê kháng chiến. 2.Phần chuyện trước và sau khi ông Hai biết tin làng Chợ Dầu không theo giặc,vẫn một lòng theo kháng chiến là phần hay nhất diễn tả những biến thái tình cảm tự nhiên của nhân vật này. a.Khi nghe tin đồn rằng làng mình theo giặc -Ông dằn vặt, đau khổ:cổ ông lão nghẹn ắng lại,da mặt tê rân rân .ông lão lặng đi,tưởng như không thể thở được -Ông cảm thấy cực nhục,xấu hổ và uất ức:Cực nhục chưa,cả làng Việt gian!Rồi đây biết làm ăn,buôn bán ra sao .Cả cái nước VN này người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái lũ Việt gian bán nước . -Trong đau đớn, xót xa,tình cảm của ông vẫn rạch ròi:Làng thì yêu thật ,nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù -Vì thế ông không muốn trò chuyện cùng ai,chỉ biết bày tỏ lòng mình với đứa con trai bé bỏng.Chú ý các chi tiết:Ông nói mà như để ngỏ lòng mình,như để minh oan cho mình,nước mắt ông lão chảy giàn ra,chảy ròng ròng hai bên má . *Những biểu hiện tình cảm ấy cho ta thấy ông Hai là một con người yêu quê,yêu nước đằm thấm,chân thành;là một con người chân thật,ngay thẳng,yêu ghét rạch ròi . b.Sau khi biết làng Chợ Dầu quê hương mình không theo giặc,vẫn một lòng theo kháng chiến,ông Hai thay đổi hẳn:trở nên nhẹ nhõm,vui sướng,hả hê đến cực điểm. -Biểu hiện trong hành động:liền rời khỏi nhà,khăn áo chỉnh tề, “lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ,lật đật bỏ đi nơi khác .”loan báo cho làng xóm quen biết,mua quà cho bon trẻ, “múa tay lên mà khoe .” -Biểu hiện trên nét mặt: “Cái mặt buồn thỉu .tươi vui rạng rỡ hẳn lên,cặp mắt .,hấp háy .” -Biểu hiện trên nhiều hành vi khác thường rất đáng yêu: “vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện”,dùng từ nhầm lẫn “sai sự mục đích cả” *Tất cả những bểu hiện ở trên làm cho ta cảm động trước một con người coi trọng danh dự,yêu làng nước hơn tất cả.Tình cảm của ông với làng Chợ Dầu diễn biến theo sự phát triển của cuộc sống kháng chiến và cũng phần nào phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của người nông dân nói chung về đất nước,quê hương,kháng chiến. Phần kết bài:Những trạng thái cảm xúc khác nhau của ông Hai là biểu hiện cảm động về một tấm lòng quê chân thành và trong sạch,tô đâm thêm một vẻ đẹp của con người Việt Nam:Dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ gìn và mong ước những điều tốt đẹp cho đất nước quê hương.Chính những người nông dân chất phác hồn hhậu như ông Hai trong câu chuyện này đã góp phần không nhỏ làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến. Cách chấm điểm câu 4 Điểm 4,5-5,0:Đạt được yêu cầu trong các phần mở bài,thân bài,kết bài;văn viết có cảm xúc,thể hiệnsự cảm nhận sâu sắc về nhân vật và tác phẩm;sai không quá 3 lỗi chính tả,ngữ pháp. Điểm3,75-4,25:Đạt được các yêu cầu ở phần thân bài,văn viết trôi chảy,sai không quá 5 lỗi chính tả,ngữ pháp. Điểm 2,75-3,5:Cơ bản đạt được các yêu cầu ở phần thân bài,có thể thiếu một vài ý nhỏ trong phần 2a;một đôi chỗ diễn đạt còn vụng. Điểm 1,75-2,5:Đã chú ý đến nhân vật nhưng chưa thể hện rõ các đặc điểm,văn viết còn vụng. Điểm 1,0-1,5:Chỉ kể lại nội dung của câu chuyện,chưa thể hiện được yêu cầu phân tích nhân vật. Điểm dưới 1,0:Những trường hợp còn lại./. Lưu ý:-Dựa vào những định hướng cơ bản trên đây và thực tế bài làm của học sinh,giám khảo chấm điểm cho phù hợp -Những ý được đánh dấu sao(*) chỉ áp dụng đối với những bài đạt khung điểm từ 4,5- 5,0. . DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ NĂM HỌC 2 009-2010- MÔN:NGỮ VĂN Câu NỘI DUNG-YÊU CẦU Câu 1 1,0 điểm Ghi lại nguyên văn, không sai. của xã hội nhưng phản ánh rất rõ văn hoá của cá nhân.Quá trình giao tiếp ngôn ngữ giữa các cá nhân làm cho kho tàng ngôn ngữ của xã hội càng thêm giàu có