LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung của bản Luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ mộtchương trình đào tạo cấp bằng nào khác.
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện Cáckết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bấtkỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Lập
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Thủy lợi tôi đã hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý dự án Xây dựng Để hoàn thành đượcluận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân vàtập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Dương Thanh Lượng đãhướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin thể hiện lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Thủy lợi đã trangbị cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong quá trình học tập và áp dụngvào thực tế cho bản thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học của Khoa Công trìnhđã đưa ra những góp ý, những lời khuyên quý giá giúp tôi hoàn thiện hơn cho bản luậnvăn này.
Xin cảm các đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôitrong suốt thời gian qua
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khó cóthể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để bảnluận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Lập
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHIPHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3
1.1 Tổng quan về chi phí đầu tư xây dựng 3
1.1.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng 3
1.1.2 Chi phí đầu tư xây dựng theo các giai đoạn của quá trình đầu tư 3
1.2 Tổng quan về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 5
1.2.1 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 5
1.2.2 Nội dung quản lý chi phí theo các giai đoạn của dự án đầu tư 6
1.3 Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 14
1.3.1 Tình hình quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng trong nước 14
1.4 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 16
1.5 Kinh nghiệm quản lý công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng của mộtsố ban quản lý dự án 18
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý công tác thanh toán hợp đồng xây dựng tại Ban quản lýdự án Đê điều tỉnh Nghệ An 18
1.5.2 Kinh nghiệm thanh quyết toán tại Ban quản lý dự án Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Nghệ An trong việc lựa chọn nhà thầu .18
1.5.3 Kinh nghiệm quản lý chi phí tại Ban Quản lý dự án Bản Mồng trong việcquyết toán hợp đồng xây dựng 19
Trang 42.1.1 Khái niệm về hợp đồng xây dựng 22
Trang 52.1.2 Phân loại hợp đồng xây dựng 24
2.1.3 Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng 26
2.1.4 Nội dung, khối lượng công việc, yêu cầu chất lượng và tiến độ thực hiện 28
2.1.5 Giá hợp đồng xây dựng và điều kiệm áp dụng 32
2.2 Nội dung công tác thanh toán hợp đồng xây dựng 34
2.2.1 Cơ sở và căn cứ thanh toán hợp đồng xây dựng 34
2.2.2 Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng 36
2.2.3 Tạm ứng vốn trong hợp đồng xây dựng 39
2.2.4 Thanh toán khối lượng hoàn thành trong hợp đồng xây dựng 45
2.3 Nội dung công tác quyết toán hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư 48
2.3.1 Khái niệm quyết toán hợp đồng xây dựng 48
2.3.2 Hồ sơ trình duyệt quyết toán hợp đồng xây dựng 49
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thanh, quyết toán hợp đồng xây dựng.502.4.1 Yếu tố chính sách, pháp luật 50
2.4.2 Yếu tố tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện 50
2.4.3 Yếu tố biến động giá cả thị trường 51
2.4.4 Yếu đặc điểm đặc thù của dự án, công trình 51
2.5 Các căn cứ pháp lý về thanh quyết toán hợp đồng xây dựng 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁNHỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA NGÀNH NN VÀ PTNT NGHỆ AN543.1 Giới thiệu chung về Ban QLDA ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An 54
3.1.1 Giới thiệu về ban quản lý dự án 54
3.2 Thực trạng công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng tại Ban QLDAngành Nông nghiệp và Nông nghiệp và PTNT Nghệ An 56
Trang 63.3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 68
3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán hợp đồng xây dựng 70
3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán hợp đồng xây dựng 83
Kết luận chương 3 89
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Đập chính Hồ chứa nước Vực Mấu huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An 63
Hình 3.2 Đập Tràng Đen huyện Nam Đàn, Nghệ An 63
Hình 3.3 Đập Bưởi, huyện Nghi Lộc, Nghệ An 64
Hình 3.4 Đập phụ 2 dự án Khe Lại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An 64
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh toán 80
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán 85
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả đạt được của một số dự án tiêu biểu do Ban QLDAthực hiện từ năm 2010 đến năm 2016 57Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả thực hiện kế hoạch vốn của một số dự án tiêu biểu doBan QLDA thực hiện từ năm 2010 đến 2015 60Bảng 3.3: Bảng thống kê kết quả thực hiện thanh toán hợp đồng xây dựng, những tồn tạo, vướng mắc 66Bảng 3.4: Xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghịthanh toán 73Bảng 3.5: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghịthanh toán 74Bảng 3.6: Thống kê các tài liệu cơ bản để thanh toán hợp đồng xây dựng 77Bảng 3.7: Đề xuất kế hoạch chính đào tạo nguồn nhân lực 81
Trang 9Bảng
82
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Ký
BQ BaĐT
ĐầGP GiNN
NôPT PhQL QuTM
TổXD XâXDCT
Xây
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển kinh tếxã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP Các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêuphát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đềlớn được dư luận xã hội quan tâm Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãngphí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quảnlý từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn Đángkể nhất là trình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tưtăng cao, đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay Các hiện tượng tiêu cực còn khá phổbiến trong xây dựng cơ bản (XDCB) làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng côngtrình, gây thất thoát, lãng phí lớn đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong xã hội.Thất thoát ngân sách nhà nước trong XDCB xảy ra ở tất cả các khâu: Chủ trương đầutư, kế hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, giám sát thi công và thanhquyết toán công trình Do vậy thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trongXDCB đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Những tin tứcđó có thể chưa đầy đủ, toàn diện, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạngthất thoát trong XDCB Nhiều người, nhiều cấp quan tâm theo dõi với những bănkhoăn suy nghĩ rất khác nhau Sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hộiđã có ý kiến về vốn đầu tư xây dựng hiện nay đang thất thoát tới 30,35% tổng mức đầutư.
Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn về đầu tư xây dựng cơ bản, nâng caochất lượng khâu thanh quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cần đẩy mạnh việcphân cấp cho chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định rõ chủ đầu tư làngười chịu trách nhiệm chính trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, giảm bớthồ sơ thanh quyết toán làm rõ căn cứ và quy trình thanh toán, quyết toán hợp đồng xâydựng Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác thanh quyết toánhợp đồng xây dựng tại Ban QLDA Ngành NN và PTNT Nghệ An” là thực sự cần thiết.
Trang 132 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thựctiễn nhằm hoàn thiện công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng nói riêng và quảnlý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói chung của Ban QLDA Ngành Nông nghiệpvà PTNT Nghệ An.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng sửdụng vốn ngân sách nhà nước và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác này.
b Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung và không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tìm kiếm giải pháp
hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng Phần quyết toán chỉ đềcập đến quyết toán hợp đồng xây dựng mà không đề cập đến quyết toán dự án hoànthành.
- Phạm vi về mặt thời gian: luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng
công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng các dự án của Ban QLDA trong 5năm từ năm 2011 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh toán,quyết toán hợp đồng xây dựng cho giai đoạn 2017-2020.
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: phương pháp điều tra thu thập thông tin; phương pháp kế thừa, ápdụng có chọn lọc; phương pháp thống kê, phân tích tính toán, tổng hợp, so sánh;phương pháp khảo sát thực tế; phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy;và một số phương pháp kết hợp khác.
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝCHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan về chi phí đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng
Chi phí đầu tư xây dựng của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện hoàn thànhdự án Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua sơ bộ tổng mức đầu tưxây dựng và tổng mức đầu tư xây dựng của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xâydựng; tổng dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựngcông trình; giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa côngtrình vào khai thác sử dụng.
Mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình của dự án thì chi phí dự án đầutư xây dựng công trình xuất hiện ở những thành phần và tên gọi khác nhau tùy thuộcchức năng của nó.
1.1.2 Chi phí đầu tư xây dựng theo các giai đoạn của quá trình đầu tư
1.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Chi phí xây dựng công trình ở giai đoạn này được biểu thị bằng tổng mức đầu tư Kháiniệm này được định nghĩa theo Mục 2 Điều 4 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày25/3/2015: “Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự ánđược xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiêncứu khả thi đầu tư xây dựng” Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng theo thứ tự baogồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiếtbị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dựphòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá Các thành phần chi phí được định nghĩacụ thể như sau:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, côngtrình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác
Trang 15theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổchức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng
Trang 16(nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) vàcác chi phí có liên quan khác;
- Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặtbằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng côngtrình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
- Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phíđào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chiphí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
- Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dựán từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trìnhcủa dự án vào khai thác sử dụng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứutiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật,chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khácliên quan;
- Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các loại chiphí nêu trên;
- Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chiphí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
1.1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án được chia làm hai giai đoạn chính bao gồm giai đoạn thiếtkế và giai đoạn lựa chọn nhà thầu thực hiện thi công, chi phí xây dựng được thể hiệntrong các giai đoạn cụ thể như sau:
- Trong giai đoạn thiết kế
Chi phí xây dựng trên cơ sở hồ sơ thiết kế với các bước thiết kế phù hợp với cấp, loạicông trình là dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình.
Trang 17Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí quản lý dự án;Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.- Trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu
Trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu chi phí xây dựng được biểu thị bằng:
+ Giá gói thầu: Là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sởtổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.+ Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu Trườnghợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
+ Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu củanhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu củahồ sơ mời thầu.
+ Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở đểthương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
+ Giá ký hợp đồng: Là khoản kinh phí bên giao thầu trả cho bên nhận thầu để thựchiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác quyđịnh trong hợp đồng xây dựng Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của công trình xây dựngcác bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận giá hợp đồng xây dựng theo mộttrong các hình thức sau đây: Giá hợp đồng trọn gói; Giá hợp đồng theo đơn giá cốđịnh; Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh; Giá hợp đồng kết hợp.
1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
Khi hoàn thành dự án, bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng và kết thúc xâydựng, chi phí xây dựng được biểu hiện bằng: Giá thanh toán, giá quyết toán hợp đồngvà giá thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
1.2 Tổng quan về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Nguyên tắc cơ bản về quản lý c hi phí đầu tư xây dựng
Trang 18Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy định trong luật xây dựng hiện
Trang 19hành, cụ thể như sau:
Thứ nhất quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dựán đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn vốn sử dụng.Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, góithầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặtbằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.Thứ hai nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành,hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháplập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thứ ba Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạnchuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợptổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này Chủ đầu tưđược thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy địnhtại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lýchi phí đầu tư xây dựng.
Thứ tư việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiệntheo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dựtoán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ sốgiá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sửdụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quảnlý chi phí đầu tư xây dựng.
1.2.2 Nội dung quản lý chi phí theo các giai đoạn của dự án đầu tư
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán côngtrình xây dựng; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanhtoán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
1.2.2.1 Quản lý chi phí trong giai đoạn lập dự toán xây dựng công trình
Trang 20Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trước tiên và rất quan trọng là quản lý lập dự toán xâydựng công trình, nội dung của dự toán xây dựng công trình bao gồm:
Thứ nhất dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng côngtrình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kếbản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.
Thứ hai nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòngđược quy định cụ thể như sau:
a Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước,thuế giá trị gia tăng;
b Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chiphí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chiphí khác có liên quan;
c Chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả chongười lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể;các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phícông đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởnglương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình,đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vậttư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đếndự án; công tác phí; thuê mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chiphí khác và chi phí dự phòng;
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giámsát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;
đ) Chi phí khác của công trình gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí khôngthuộc các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, và d trên Chi phí hạng mục chung
Trang 21gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí dichuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an
Trang 22toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phíbảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh,chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình(nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khácliên quan đến công trình;
e) Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việcphát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thi công xây dựngcông trình.
Dự toán xây dựng công trình thường được do đơn vị tư vấn lập nhưng Chủ đầu tư vàBan QLDA cần nắm rõ cơ sở và cách lập để thực hiện kiểm soát sản phẩm của tư vấn,tránh trường hợp lập thiếu, sai … làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.Cơ sở và cách xác dịnh dự toán xây dựng công trình được hướng dẫn cụ thể tại chương3 - dự toán xây dựng công trình của Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ xây dựngngày 10/3/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
1.2.2.2 Quản lý chi phí trong thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng
Sau khi xác định được dự toán xây dựng công trình, chủ đầu tư quản lý chi phí thôngqua việc thẩm định, phê duyệt dự toán, các quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất việc thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện đồng thời vớiviệc thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
Thứ hai nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bịtrong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ bản vẽthiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp của việc áp dụng, định mức dự toán, giá xây dựngcông trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phícủa dự toán xây dựng công trình;
c) Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định đồng thời kiến nghị giá
Trang 23trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đánh giá mức độ tăng,giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dựtoán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.
Thứ ba đối với các công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B và Ccó kỹ thuật phức tạp hoặc áp dụng công nghệ cao, cơ quan chuyên môn về xây dựngtheo phân cấp hoặc người quyết định đầu tư yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tưvấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra dự toán xây dựng côngtrình làm cơ sở cho việc trình và thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phêduyệt.
Thứ tư dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở xác định giá gói thầutrong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng trong trường hợp chỉđịnh thầu, nếu có Trường hợp giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu xác địnhtrên cơ sở tổng mức đầu tư thì giá gói thầu được cập nhật theo dự toán xây dựng côngtrình được phê duyệt.
Như vậy thực hiện tốt khâu thẩm định phê duyệt dự toán sẽ giúp kiểm soát chi phí,tránh lãng phí và những tổn thất khác cho dự án Đây là công việc hết sức cần thiết đểkiểm tra tính đúng đắn, tính hợp lý của việc lập dự toán nhằm xác định đúng và đủ vốnxây dựng, tránh việc lợi dụng cố tình nâng hoặc ép thấp giá theo ý chủ quan của ngườilập.
1.2.2.3 Quản lý chi phí trong điều chỉnh dự toán dự toán xây dựng
Mặc dù đã được kiểm soát tốt nhất nhưng giữa thiết kế và thực tế hiện trường luôn cóđộ vênh nhất định và luôn tồn tại những sự việc xảy ra không thể lường trước Chínhvì vậy, trong thực hiện dự án luôn phải thực hiện những điều chỉnh, bổ sung thiết kế vàdự toán cho phù hợp với thực tế thực hiện Việc điều chỉnh này cũng cần được quản lýchi phí một cách chặt chẽ, nội dung quản lý được quy định cụ thể theo pháp luật hiệnhành như sau:
1 Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trườnghợp:
Trang 24a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;
b) Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấuchi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xâydựng đã được phê duyệt;
2 Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng công trình đã đượcphê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm) Phần giá trị tăng (hoặc giảm)phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự toán xây dựng công trìnhđiều chỉnh.
3 Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổigiá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầutư tổ chức điều chỉnh, còn nếu không thì phải trình người quyết định đầu tư ra quyếtđịnh.
Việc kiểm soát chi phí điều chỉnh này cũng quan trọng như phần lập và phê duyệt dựtoán xây dựng công trình Chủ đầu tư cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việclập điều chỉnh và thẩm định, phê duyệt như giai đoạn lập dự toán thiết kế bản vẽ thicông.
1.2.2.4 Quản lý chi phí trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng
Chi phí bồi thường GPMB, TĐC của dự án được lập và phê duyệt trong Tổng mức đầutư xây dựng công trình, các giai đoạn thiết kế tiếp theo thường không phê duyệt lại chiphí bồi thường GPMB, TĐC Do đó, ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình, cần tổ chức kiểm tra, thẩm định chi phí bồi thường GPMB, tái định cư do đơn vịtư vấn lập về sự tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước, đơn giá đất đai, tài sản,vật kiến trúc cho phù hợp với đơn giá do các cấp thẩm quyền công bố trước khi trìnhphê duyệt Trong giai đoạn thực hiện bồi thường GPMB để xây dựng dự án, công tácbồi thường GPMB đều giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện hoặc Hộiđồng bồi thường GPMB huyện thực hiện Trong đó, Ban QLDA là một thành phầntham gia trong Hội đồng nhằm đôn đốc tiến độ và kiểm soát được khối lượng tài sản,đất đai bị ảnh hưởng và đơn giá, chế độ chính sách để lập phương án bồi thường phù
Trang 25hợp với quy định hiện hành của Nhà nước Bên cạnh đó cán bộ Ban QLDA còn thamgia tích cực vào công tác dân vận để người dân hiểu từ đó có thái độ hợp tác, tạo điềukiện để dự án sớm được triển khai, thi công, hoàn thành và đưa vào phục vụ đời sốngnhân dân.
1.2.2.5 Quản lý chi phí đầu tư trong bước lựa chọn nhà thầu thi công
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong bước lựa chọn nhà thầu là một nội dung quantrọng, quyết định phần lớn đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, mấu chốt để tiết kiệmchi phí Việc quản lý chi phí giai đoạn này thể hiện trên cơ sở những nội dung cụ thểnhư sau:
Bước 1: Xác định giá gói thầu và xây dựng hồ sơ mời thầu
Giá gói thầu thi công xây dựng theo quy định là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiệnthi công xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình xây dựng phù hợp vớiphạm vi thực hiện của gói thầu thi công xây dựng Nội dung dự toán gói thầu thi côngxây dựng thường bao gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dựphòng.
Việc xây dựng giá gói thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng thể hiện năng lựccủa tư vấn thiết kế, đơn vị mời thầu và điều kiện quyết định sự thành công của dự án.Giá gói thầu xây dựng trong hồ sơ mời thầu cần được tính đúng, tính đủ và bao gồm cảchi phí hạng mục chung, chi phí dự phòng của gói thầu và một số chi phí đặc thù khác.Khối lượng cần thực hiện của gói thầu gồm khối lượng các công tác xây dựng đã đượcđo bóc, tính toán khi xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình vàcác khối lượng cập nhật, bổ sung khác (nếu có) được xác định từ bản vẽ thiết kế, từbiện pháp thi công đối với những công trình, từ công tác riêng biệt phải lập thiết kếbiện pháp thi công, từ các chỉ dẫn kỹ thuật và từ yêu cầu kỹ thuật liên quan của góithầu Đơn giá xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết (gồm chi phí trực tiếp, chi phíchung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) để thực hiện một đơn vịkhối lượng công tác xây dựng tương ứng của khối lượng cần thực hiện của gói thầu.
Trang 26Đơn giá xây dựng được cập nhật trên cơ sở đơn giá trong dự toán xây dựng, phù hợpvới mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình, các chế độ chính sách của
Trang 27nhà nước có liên quan tại thời điểm xác định dự toán gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật vàyêu cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu Chi phí hạng mục chung được xác định căn cứđịnh mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc ước tính chi phíhoặc bằng dự toán Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng đượcxác định theo tỷ lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gianthực hiện gói thầu nhưng không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng của dựtoán xây dựng công trình đã được phê duyệt.
Bước 2: Xác định giá dự thầu và giá đề nghị trúng thầu để ký kết hợp đồng
Trên cơ sở hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu theo đúng các quy địnhcủa nhà nước Tổ chuyên gia đấu thầu tiến hành đánh giá theo các nội dung đã đượcđưa ra trong hồ sơ mời thầu được cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt Xác định đượcnhà thầu có đủ điều kiện trúng thầu, đưa vào đàm phán thương thảo trước khi kiếnnghị phê duyệt.
Việc đánh giá của Tổ chuyên gia đấu thầu cần thể hiện sự công tâm và đúng đắn khilựa chọn nhà thầu thi công cũng như khi trình phê duyệt kết quả đấu thầu Qua quátrình thực hiện một số dự án có khi nhà thầu bỏ giá là thấp nhất nhưng vẫn khôngtrúng thầu Điều này cho thấy, việc trúng thầu không phụ thuộc hoàn toàn vào giá dựthầu mà còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng năng lực kinh nghiệm, thi công, tài chínhcủa các nhà thầu Như vậy lựa chọn nhà thầu thi công đáp ứng được đầy đủ yêu cầutheo hồ sơ mời thầu đề ra quyết định phần lớn vào quản lý chi phí dự án đầu tư xâydựng.
1.2.2.6 Quản lý chi phí đầu tư trong giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tổ chức thực hiện thi công hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ đã cam kết góp phầnquan trọng vào việc giảm chi phí và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình Vì vậy, cầnquản lý chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng, thực hiện tốt công tác giám sát, quản lýchất lượng công trình, khối lượng, tiến độ thi công và nghiệm thu thanh toán cho nhàthầu kịp thời Đề xuất biện pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ, quy định chặt chẽ và có
Trang 28biện pháp chế tài phạt hợp đồng nếu nhà thầu không đáp ứng tiến độ đã cam kết tronghợp đồng đã ký.
Trang 29Phát sinh trong thực hiện hợp đồng xây lắp thường không thể tránh khỏi, tuy nhiênphải có giải pháp hạn chế đến mức tối thiểu nhất, xử lý hợp lý và kịp thời khi có tìnhhuống phát sinh Các nội dung phát sinh cần được tổ chức lập thiết kế hiệu chỉnh, phêduyệt, thương thảo đàm phán và bổ sung Khi ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng đảmbảo đúng trình tự và nội dung quy định đồng thời các giải pháp đưa ra phải tiết kiệmvà hiệu quả nhất.
Ngay từ khi khởi công thực hiện dự án, phải lập bảng theo dõi kiểm soát và quản lý chiphí, công trình, gói thầu và toàn dự án Mọi đợt phát sinh phải được cập nhật vào bảngtheo dõi chi phí, từ đó cân đối sử dụng trong phần vốn còn lại của công trình từ chi phídự phòng, phần tiết kiệm được từ đấu thầu để tránh tình trạng vượt dự toán, tổng dựtoán, tổng mức đầu tư.
1.2.2.7 Quản lý chi phí đầu tư trong giai đoạn thanh quyết toán hợp đồng xây dựng
Thanh, quyết toán hợp đồng xây dựng hay cụ thể là tạm ứng, thanh toán hay quyếttoán hợp đồng xây dựng phải được thực hiện theo các quy định trong hợp đồng đã kýkết đồng thời tuân thủ các quy định tại Nghị định quy định chi tiết về hợp đồng xâydựng (Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và cácvăn bản pháp luật khác liên quan).
Quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư là một công việc phải thực hiệnthường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, vì vậy Chủ đầutư, nhà thầu và cơ quan cấp phát vốn phải bám sát khâu thanh toán, đảm bảo giải ngânvốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu Cụ thể là:
- Xác định rõ nguồn vốn, nhu cầu sử dụng, kế hoạch sử dụng để tạo thế chủ động chocơ quan cấp phát vốn, phân cấp về quản lý vốn ngân sách mạnh hơn nữa cho các chủđầu tư, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn thanh toán một cách chặt chẽbằng việc sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp Điều chỉnh mức vốn đầu tư theotừng quý, năm sát với thực tế.
- Xác định căn cứ pháp lý liên quan đến công tác thanh toán vốn đầu tư như hệ thốngvăn bản hướng dẫn công tác thanh toán, quyêt toán hợp đồng xây dựng, các quy định
Trang 30về quản lý chi phí, tuân thủ quy trình thanh quyết toán vốn đầu tư.
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng côngtrình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí kháctrong dự toán công trình Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng dự toán chủ yếu vớikhối lượng thiết kế.
- Ban hành các quy định và chế tài về thanh quyết toán hợp đồng xây dựng phù hợp,đồng bộ với văn bản hiện hành về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thanh toán,giảm bớt hồ sơ thanh quyết toán, thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối vớitừng lần thanh toán; kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùngvà quyết toán hợp đồng.
- Trong hợp đồng kinh tế cần quy định đầy đủ, rõ ràng về nội dung thanh và quyếttoán, thời hạn thanh quyết toán, giai đoạn thanh quyết toán, điều chỉnh giá hợp đồng,tạm ứng hợp đồng, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc, nghiệm thucông việc, bộ phận, giai đoạn, bảo hành công trình.
Quản lý chi phí trong giai đoạn thanh quyết toán hợp đồng thực chất là quản lý vềcông tác nghiệm thu khối lượng và việc áp đơn giá hợp đồng xây dựng Công tácnghiệm thu khối lượng được thực hiện ngay trong giai đoạn thực hiện dự án nhưng đếnkhi thanh toán hoặc quyết toán, công tác nghiệm thu cần phải được rà soát lai toàn bộtránh trường hợp nghiệm thu khống, nghiệm thu nhiều lần trên cùng một hạng mục,nghiệm thu khối lượng vượt quá hợp đồng đã kí Việc áp đơn giá để tính giá trị hoànthành từng đợt hay tính giá trị quyết toán hợp đồng cũng cần phải được kiểm soát chặtchẽ, tránh tình trạng áp sai đơn giá dẫn đến tình trạng thất thoát vốn đầu tư.
1.3 Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
1.3.1 Tình hình qu ả n lý chi phí dự án đầu tư xây dựng trong nước
Quản lý chi phí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng công tác đầu tư xây dựng, bêncạnh các lĩnh vực như quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ, quy hoạch, an toànvà môi trường Hiện nay, công tác này đã đạt được một số thành quả nhất đinh nhưsau:
Trang 31- Chính phủ đã có Nghị định riêng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Nghị định số32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015) Các bộ chuyên ngành, UBND các tỉnh đều có quyđịnh và hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Ngoài ra còn có nhiều quy địnhkhác cũng liên quan chặt chẽ đến việc quản lý chi phí đầu tư, như về đấu thầu và lựachọn nhà thầu, về hợp đồng, thanh quyết toán công trình và một số quy định khác Hệthống luật, và các văn bản dưới luật hiện nay là tương đối đầy đủ, cụ thể và hoàn thiệncho từng giai đoạn thực hiện dự án Hệ thống các văn bản pháp luật này đã giúp ngườitriển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, quản lý và giám sát quá trình thực hiệnđược dễ dàng hơn góp phần kiểm soát chi phí thực hiện, tăng hiệu quả đầu tư cho dựán.
- Hiện nay vai trò và trách nhiệm của các Ban quản lý dự án được nâng cao đã manglại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng Các hiệu quả đóđược thể hiện ở nhiều mặt, trong đó chủ yếu là các tiêu chí: sự phù hợp với quy địnhpháp luật; tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế xây dựng côngtrình; mức độ giảm giá thành xây dựng công trình; tính đúng đắn trong việc lập vàthực hiện dự toán - thanh quyết toán; giảm thiểu các nội dung phát sinh và chi phí phátsinh, giảm thiểu vật tư tồn kho Để đạt được các tiêu chí như trên, vai trò của BanQuản lý dự án luôn xuyên suốt trong các giai đoạn đầu tư, ngay từ khi bắt đầu lập chủtrương đầu tư, thực hiện khảo sát - lập dự án đầu tư, qua quá trình khảo sát, lập thiếtkế-dự toán, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây dựngđến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầutư Vì vậy, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ban Quản lý dự án là một cách để quảnlý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng và quản lý dự án nói chung một cách hiệu quảhơn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được còn có nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề về quảnlý chi phí đầu tư xây dựng cần được thay đổi để giúp ngành xây dựng cơ bản nóichung và xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT nói riêng phát triển bềnvững Những hạn chế, bất cập cần được cải thiện như: Năng lực thực hiện của một sốchủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án; Việcphân bổ kế hoạch vốn cho các dự án chưa chính xác dẫn đến việc phải điều chuyển
Trang 32vốn hàng kỳ; Việc lập và thẩm định chi phí đầu tư xây dựng nhiều khi còn gặp khókhăn do một số định mức đơn giá chưa có hoặc chưa phù hơp với trình độ phát triểnkhoa học công nghệ và tình hình quản lý giá hiện nay; Việc quản lý chi phí trong đấuthầu còn nhiều tồn tại (hiện tượng thông thầu, bỏ thầu quá thấp, làm giả năng lực )dẫn đến hiện tượng làm bừa, làm ẩu gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình; Vẫncòn tồn tại tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng với khối lượng thực tế thicông, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư, thiết bị làm tăng giá trịcông trình; Công tác quyết toán dự án hoàn thành còn nhiều tồn tại như thực hiệnchậm ảnh hưởng đến tiến độ khép dự án, bên cạnh đó là tình trạng bỏ qua nhiều sai sótquan trọng trong kiểm soát làm ảnh hưởng đến giá trị công trình, lãng phí vốn đầu tưxây dựng.
1.4 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quá trình làm luận văn này, tác giả đã tìm đến các luận văn và những công trìnhnghiên cứu khác có nội dung tương tự để kế thừa những thành quả và khắc phục cũngnhư áp dụng vào điều kiện cụ thể của Luận văn này, sau đây sẽ đề cập đến một trongsố đó:
Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Thủy lợi, tác giả Trịnh Văn Trọng, đề tài “Đề xuấtmột số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựngthuộc Ban Quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình ’’, năm 2014 Đề tàiđược thực hiện nhằm đánh giá thực trạng ở khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dựán hoàn thành thuộc ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh Hòa Bình.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh toán, quyết toán dựán đầu tư xây dựng áp dụng cho ban quản lý dự án công trình Hồ Trọng, tỉnh hòaBình.
Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Thủy lợi, tác giả Vũ Mạnh Toàn, đề tài “Đề xuất cácgiải pháp nâng cao chất lượng thanh, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồnvốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh’’, năm 2014 Đề tài được thựchiện với mục tiêu: làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm về thanh toán và quyết toánđối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; phân tích thực trạng thanh
Trang 33toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tạithành phố Hồ Chí Minh của các đơn vị tham gia như Ngân hàng nhà nước, Chủ đầu tư,Nhà thầu, tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí, làm chậm giải ngân thanh toán trongđầu tư xây dựng; đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh quyết toán cácdự án đầu tư xây dựng sử dụng ngồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ ChíMinh.
Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tác giả Trần Hoài Thu, đề tài“Nghiên cứu đề xuất quy trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trìnhnhà cao tầng sử dụng vốn ngân sách’’, năm 2015 Đề tài được thực hiện nhằm nghiêncứu, hoàn thiện quy trình thanh quyết toán để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chiphí của các dự án đầu tư xây dựng từ đó đề xuất ra quy trình thanh toán, quyết toánvốn đầu tư xây dựng công trình nhà cao tầng để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí củadự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Bài viết “tăng cường quản lý chi phí đầu tư xây dựng’’ của tác giả Vũ ChiếnBáo Xây dựng điện tử ngày 10/12/2014 Tác giả đề cập đến sự phù hợp giữa Nghị địnhvề quản lý chi phí đầu tư xây dựng so với Luật Xây dựng và phân tích 6 điểm mới củaNghị định góp phần quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng khi sử dụng các nguồnvốn đầu tư xây dựng cơ bản Bài viết này dựa trên dự thảo của Nghị định và trong giaiđoạn “nước rút’’ của công tác hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựngmới.
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một hoặc một phần các giải pháphoàn thiện công tác thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng Hiện chưa có đề tàinào nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện công tác thanh quyết toán hợp đồng xâydựng tại Ban QLDA Ngành NN và PTNT Nghệ An Vì vậy học viên đã lựa chọn đề tàinày để làm luận Văn tốt nghiệp với mong muốn có thể áp dụng được những kiến thứcđã tích lũy được vào thực tế công việc.
Trang 341.5 Kinh nghiệm quản lý công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng của mộtsố ban quản lý dự án
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý công tác thanh toán hợp đồng xây dựng tại Ban quản lýdự án Đê điều tỉnh Nghệ An
Ban Quản lý dự án Đê điều thuộc Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh NghệAn, được quản lý các dự án do Chủ đầu tư ủy quyền Cho đến nay Ban đã và đangthực hiện quản lý nhiều dự án từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Vốn ngân sách nhànước; vốn ODA; vốn trái phiếu chính phủ Quá trình thực hiện trải qua hơn 11 nămvới hơn 9 dự án và đã có một số kinh nghiệm trong quản lý thanh quyết toán hợp đồngxây dựng đặc biệt là trong việc kiểm soát như sau:
- Một là, việc quản lý giá trị thanh toán hợp đồng cần phải được bắt đầu thực hiệnngay khi hợp đồng có hệu lực Cám bộ thanh toán phải chủ động nắm bắt các quy địnhchung của pháp luật hiện hành cũng như các quy định cụ thể của dự án Từ đó đưa ranhững lưu ý đặc biệt cho việc thanh toán hợp đồng xây dựng đó.
- Hai là, cần có sự liên hệ chặt chẽ với cơ quan cấp trên về thanh toán (cụ thể là KhoBạc nhà nước tỉnh) và các cơ quan hướng dẫn về thanh toán khác liên quan (như vụ kếhoạch, CPO ) để có sự hướng dẫn, can thiệp kịp thời, giúp việc giải ngân được thựchiện nhanh chóng, tránh ứ đọng vốn đầu tư và mất vốn đầu tư
- Ba là, đối với các dự án ODA đặc biệt là các dự án vay vốn đặc biệt cần nghiên cứukỹ lưỡng các điều kiện qui định trong Hiệp định vay, sổ tay hướng dẫn và các văn bảnhướng dẫn khác liên quan để tuân thủ thực hiện.
Những công việc nêu trên thực ra cần phải làm tốt ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợpđồng Nếu để đến khi có nghiệm thu thanh toán hoặc có thông báo vốn mới bắt đầu tìmhiểu sẽ dễ dẫn đến nhiều sai sót.
1.5.2 Kinh nghiệm thanh quyết toán tại Ban quản lý dự án Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Nghệ An trong việc lựa chọn nhà thầu.
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT Nghệ An được giao quản lý thực hiện dự án
Trang 35Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc tỉnh Nghệ An với Tổng Mức của dự án đếnnay là 4.000 tỷ đồng Đến nay trải qua hơn 5 năm thực hiện và tổng giá trị trao thầu2.000 tỷ đồng Đây là dự án được đánh giá có hiệu quả đầu tư cao và đã được bổ sungvốn đầu tư để thực hiện giai đoạn tiếp theo Một số kinh nghiệm rút ra để quản lýthanh quyết toán hợp đồng xây dựng, cụ thể như sau:
- Một là, đối với các hợp đồng theo hình thức trọn gói nên đưa cụ thể số lần thanh toánvà giá dự kiến thanh toán cho các đợt Với hình thức hợp đồng này không cần bảngnghiệm thu khối lượng cụ thể từng hạng mục nhưng trong thực tế thực hiện cần phảicó để minh bạch giá trị thanh toán giữ các lần, tránh được nhầm lẫn, sai sót.
- Hai là, trong hợp đồng xây dựng ký kết giữa hai bên cần quy định rõ thời hạn hoànthành và thời hạn thanh toán để các bên tham gia chủ động trong công tác thực hiện.Đây là dự án vốn đầu tư luôn sẵn sàng, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn nên việc ấnđịnh thời gian hoàn thành và thanh toán trong hợp đồng đã giúp các bên phải luôn tuânthủ tiến độ đã ký kết và kết quả cho thầy hợp đồng luôn được hoàn thành đúng tiến độđã ký.
1.5.3 Kinh nghiệm quản lý chi phí tại Ban Quản lý dự án Bản Mồng trong việc quyết toán hợp đồng xây dựng
Ban Quản lý dự án Bản Mồng được giao quản lý thực hiện hai hợp phần 2 và hợp 4của dự án Hồ chứa nước Bản Mồng tỉnh Nghệ An với Tổng Mức của hai hợp phần đếnnay là 1.700 tỷ đồng Đến nay trải qua hơn 11 năm thực hiện dự án đã có 4 trạm bơmlớn được hoàn thành và đưa vào bàn giao, sử dụng đồng thời đã thực hiện tốt các hạngmục xây lắp khác như kênh dẫn, hạ tầng tái định cư Kinh nghiệm rút ra để thực hiệncác bước công việc và thời gian kiểm soát quyết toán hợp đồng xây dựng trong thờigian 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề quyết toán.
- Hồ sơ quyết toán được chuyển về phòng Kỹ thuật, trưởng phòng Kỹ thuật phân côngcán bộ phụ trách lên tiếp nhận hồ sơ Cán bộ Kỹ thuật tiến hành kiểm tra đối chiếu vớinhững quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình và quản lý hợp đồng xâydựng; ký xác nhận vào bảng quyết toán khối lượng A-B, trình lãnh đạo phòng Kỹ
Trang 36thuật Thời gian thực hiện công tác này là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ hơ đềnghị
Trang 37quyết toán.
- Trưởng phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm rà soát tổng thể và ký vào xác nhận vàophụ lục khối lượng và tập hợp đầy đủ hồ sơ chuyển lại cho nhà thầu để chuyển sangphòng Kế toán để kiểm soát về giá và đơn giá Thời gian thực hiện công tác này là 1ngày.
- Hồ sơ quyết toán sau khi đã kiểm soát được gửi lên cho phòng Kế toán Trưởngphòng này sẽ phân công kế toán viên chịu trách nhiệm kiểm tra lại đơn giá, kiểm tralại việc áp giá và tính giá trị thành tiền… Sau khi có được sự nhất trí, ký xác nhậnchuyển cho nhà thầu để nhà thầu trình ban lãnh đạo xem xét, chấp thuận Thời gianthực hiện giai đoạn này là 1 ngày.
Quy trình quyết toán hợp đồng này đã vận hành và đem lại hiệu quả cao, giúp tiếtkiện thời gian và tăng trách nhiệm, tăng tính chính xác cho hồ sơ quyết toán côngtrình khi trình phê duyệt quyết toán công trình.
Kết luận chương 1
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng ngành xây dựng cơ bản có vai trò và ý nghĩa quantrọng trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội của dự án, góp phầnngăn ngừa thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, đồng thời ngăn chặn được các sự cố đángtiếc xảy ra Vì vậy tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng được xem làmột trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của ngành xây dựng cơ bản nói chungvà các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước nói riêng Vấn đề này đang rất đượcquan tâm hiện nay, làm thế nào để các dự án được thực hiện với chi phí thấp nhất màhiệu quả cao nhất.
Chương 1 với mục tiêu khái quát tổng quan và thực trạng về chi phí và quản lý chi phíđầu tư xây dựng Trong chương này, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu cónội dung tương tự và rút ra những bài học kinh nghiệm để kế thừa cũng như hoàn thiệnhơn đồng thời có thể vận dụng, áp dụng vào thực hiện bản luận văn này nói riêng, yêucầu thực tế công việc của mình nói chung.
Trang 38toán nói riêng khi thực hiện các dự án, nhất là trong thời điểm có nhiều biến động vềmặt cơ chế, chính sách như hiện nay, học viên đã chọn đề tài luận văn “Giải pháp hoànthiện công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng tại Ban QLDA Ngành NN vàPTNT Nghệ An” với mong muốn có được những thành quả để áp dụng vào công việcthực tế, góp phần cho thành công của các dự án đầu tư mà Ban QLDA được phân giaoquản lý, thực hiện.
Trang 39CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
2.1 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
2.1.1 Khái niệm về hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giaothầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt độngđầu tư xây dựng.
Như vậy, có thể nói hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩavụ của các bên tham gia ký hợp đồng; các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồngsẽ được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết và có hiệu lực về mặt pháp luật; khixảy ra tranh chấp mà chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên sơ sởquy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Trong hợp đồng xây dựng thường có 2 chủ thể chính là Bên giao thầu và bên nhậnthầu và ngoài ra còn có thể có bên thứ 3 thường được gọi là bên liên quan, cụ thể nhưsau:
1 Bên giao thầu: Bên giao thầu là chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư) hoặc tổngthầu hoặc nhà thầu chính.
- Trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư:
Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì chủ đầu tư xây dựng công trình là người sởhữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng côngtrình Chủ đầu tư có thể được hiểu là một cá nhân, một tổ chức, một tập đoàn, một tổchức chính trị hoặc là bất cứ cơ quan nhà nước nào Khi tham gia vào quan hệ Hợpđồng xây dựng, Chủ đầu tư (CĐT) cần phải thỏa mãn các điều kiện về năng lực chủthể trong giao dịch dân sự nói chung theo quy định của pháp luật Cụ thể, đối với cánhân phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, đối với tổ chức phải là tổ chức có tưcách pháp nhân hoặc đơn vị phụ thuộc được pháp nhân trao quyền Bên cạnh các điều
Trang 40kiện nêu trên, CĐT phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp đểthực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng và thực hiện Hợp đồng xây dựng.