1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

congvan

42 531 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC & ĐẠO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1477 /SGDĐT-VP V/v góp ý nội dung Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009 Đồng Xoài, ngày 30 tháng 6 năm 2009 Kính gửi: - Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã; - Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và các huyện, thị xã; - Các Trường Trung học phổ thông, Phổ thông cấp 2-3. - Các phòng, ban Sở Giáo dục và Đào tạo. Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo tổng kết năm học 2008-2009 của các đơn vị trực thuộc và các phòng, ban Sở; Qua tổng hợp một số đơn vị báo cáo số liệu chưa đầy đủ và chưa chính xác như sau: - Các Phòng GD: Đồng Xoài, Bù Đốp, Bình Long báo cáo số liệu chưa chính xác. - Phòng GD Phước Long thiếu số liệu học sinh nữ, học sinh dân tộc bỏ học. - Các Trường THPT: Cấp 2-3 Đăng Hà; Nguyễn Du; Chu Văn An; Lộc Thái; DTNT tỉnh; Cấp 2-3 Đồng Tiến báo cáo số liệu chưa chính xác. Nay Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo xong nội dung báo cáo tổng kết năm học 2008-2009; Văn phòng gửi bản dự thảo đến các đơn vị trực thuộc và các phòng, ban Sở góp ý nội dung trong dự thảo. (có bản dự thảo kèm theo) Các đơn vị trực thuộc và các phòng ban gửi bản góp ý trực tiếp bằng văn bản; đồng thời gửi mail về Văn phòng Sở để kịp thời xem xét, điều chỉnh nội dung báo cáo chậm nhất đến ngày 06/7/2009. (địa chỉ mail: vanphong@binhphuoc.edu.vn; DTCQ: 06513.887236; DTDĐ: 0908.247.207) Ghi chú: - Các đơn vị trực thuộc báo cáo số liệu chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác mà không có đính chính kịp thời gửi Văn phòng Sở điều chỉnh thì các đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đơn vị đã báo cáo. - Các đơn vị trực thuộc và các phòng, ban xem xét lại toàn bộ nội dung, số liệu liên quan đến đơn vị mình trong báo cáo dự thảo để có góp ý kịp thời gửi về Văn phòng Sở xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Các đơn vị thực thuộc và các phòng, ban Sở không có góp ý thì xem như thống nhất nội dung dự thảo. Sở Giáo dục và Đào tạo có Công văn này để các đơn vị trực thuộc và các phòng, ban Sở biết thực hiện./. Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC - Như trên; - UBND các huyện, thị xã; (để phối hợp, chỉ đạo) PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký) - Lưu: VT. Huỳnh Công Khanh UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /BC-SGDĐT Đồng Xoài, ngày tháng năm 2009 DỰ THẢO BÁO CÁO Tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010. Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008-2009 và Quyết định số 38/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch thời gian năm học 2008-2009 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đánh giá kết quả thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008-2009 như sau: Phần I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008-2009 I. Triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành giáo dục: 1. Kết quả triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 14 -CT/TU ngày 15/01/2007 của Tỉnh uỷ Bình Phước về việc tổ chức triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về: Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, gắn với phương hướng, nhiệm vụ năm học 2008-2009 triển khai các các nội dung : Đối với Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục : Là rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu : Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương về đạo đức và tự học. + Từ 21-04 đến 24-04-2009 ngành tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các đơn vị hưởng ứng và có tác dụng trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đến giáo viên, học sinh. + Ngòai ra nhiều cuộc thi tìm hiểu và kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tổ chức cấp huyện, thị đã thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia. - Trong dịp tổng kết năm học 2007-2008, tổ chức sơ kết hai năm thực hiện cuộc vận động và xây dựng kế hoạch cho năm học 2008-2009 và tổ chức ký cam kết thực hiện cuộc vận động và cam kết thi đua giữa sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc; - Gắn với sơ kết học kỳ I các đơn vị sơ kết thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. 2. Kết quả triển khai cuộc vận động ‘ Hai không” 2.1 Công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm học 2009 - Công tác tổ chức chuẩn bị thi và coi thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm học 2008-2009 thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục tiến hành thanh tra từ ngày 20/5/2009 đến ngày 18/6/2009 và đã có báo cáo kết quả thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009. - Công tác chuẩn bị thi: đảm bảo phục vụ kỳ thi; Công tác coi thi diễn ra tương đối nghiêm túc; Các văn bản chỉ đạo kỳ thi tương đối đầy đủ, rõ ràng; Công tác chấm thi đúng quy định. - Lãnh đạo Hội đồng coi, chấm thi chỉ đạo thực hiện kỳ thi đúng quy định và đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra. - Công tác phối hợp giữa Hội đồng coi thi, chấm thi với các ban bảo vệ, phục vụ kỳ thi nhịp nhàng và đúng quy định. - Sở Giáo dục và Đào tạo kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm quy chế thi; Số thí sinh vi phạm quy chế thi bị lập biên bản là 09 (trong đó: 07 TS mang tài liệu; 01 TS mang điện thoại vào khu vực thi; thi hộ: 01) 2.2 Công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, khắc phục học sinh ngồi sai lớp a. Cấp Tiểu học: - Đối với lớp học 2 buổi/ngày: thực hiện vào các tiết rèn trong buổi học thứ hai (buổi chiều). - Đối với lớp học một buổi: + Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính và thực hiện ngay trong tiết học (dạy theo đối tượng học sinh); + Một số trường tiểu học tổ chức phụ đạo học sinh yếu theo từng khối, mỗi khối phân công giáo viên dạy phụ đạo 2, 3 buổi/tuần (luân phiên nhau) và tổ chức tại trường vào các ngày học trong tuần hoặc Thứ bảy và không thu tiền học sinh. - Từ cuối hè năm học 2007-2008 (tháng 7 và 8), một số trường tiểu học có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đã được Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hỗ trợ thực hiện lớp chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc trước khi vào lớp 1 do nhân viên hỗ trợ giáo viên đảm trách (74 người, chủ yếu là người dân tộc thiểu số). - Khó khăn trong công tác phụ đạo học sinh yếu: + Các trường tiểu học đa phần chỉ đủ phòng học dành cho các buổi học chính khóa, không có phòng để dành cho việc phụ đạo học sinh yếu (hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi) vào các ngày học trong tuần; + Học sinh yếu thường tập trung ở các vùng xa, vùng khó khăn hoặc vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên việc vận động các em tham gia đều đặn các buổi phụ đạo ngoài giờ học là rất khó khăn (dù không thu học phí); + Đối tượng học sinh khuyết tật chiếm tỉ lệ học lực yếu cao nhưng công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật chưa có được sự đầu tư về điều kiện chuyên môn và cơ sở vật chất: giáo viên không được đào tạo chuyên ngành về giáo dục trẻ khuyết tật, chưa có sự phối hợp giữa ngành y tế và giáo dục trong việc phân loại tật và điều trị phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật song song với việc dạy chữ cho các em, không có trường tiểu học nào có lớp học được thiết kế phù hợp thuận lợi với trẻ khuyết tật. Trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập, Sở GD&ĐT trực tiếp tổ chức và chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên. Tuy nhiên do tính chất không chuyên sâu của các lớp tập huấn nên hiệu quả đạt được chưa cao. b. Cấp THCS, THPT: - Công tác chỉ đạo: số HS yếu kém tập trung chủ yếu ở đầu cấp học và giảm dần ở các lớp cuối cấp. Mặt khác qua khảo sát chi tiết số HS yếu kém vẫn tập trung nhiều ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng kinh tế khó khăn. Ngoài các môn khoa học cơ bản và ngoại ngữ có điểm số thấp thì một vài năm trở lại đây HS học rất yếu các môn khoa học xã hội; Từ các nguyên nhân trên Sở GD&ĐT đã có các giải pháp khắc phục sau: + Chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị tổ chức phân loại đối tượng HS yếu kém để phụ đạo và dạy tăng một số tiết chéo buổi cho các môn có tỉ lệ yếu kém cao. + Với khối lớp 12 dạy tăng tiết các môn thi TN. + Tăng cường kiểm tra và chỉ đạo công tác kiểm tra đôn đốc nhắc nhở công tác dạy và học phụ đạo HS yếu kém, chú trọng các địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. + Theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT Sở đã tổ chức hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các môn Văn, Lịch sử, Địa lý và GDCD. 2.3 Tình hình học sinh bỏ học và các giải pháp khắc phục a. Tình hình học sinh bỏ học: STT Đơn vị Số HS đầu năm Số HS bỏ học TS HS bỏ học Nữ Dân tộc Tỷ lệ (%) 1Tiểu học 89751 519 228 312 0.578 2THCS 59071 1882 523 497 3.186 3THPT 27577 1111 483 178 4.029 4BT THCS 140 8 2 1 5.714 5BT THPT 1876 314 79 66 16.74 Tổng cộng 178415 3834 1315 1054 2.149 Tỷ lệ = Tổng số HS bỏ học/ Tổng số học sinh đầu năm b. Nguyên nhân: Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cho các đơn vị trực thuộc khảo sát nguyên nhân bỏ học của học sinh để từ đó có giải pháp khắc phục, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh; Các em phải bỏ học không tập trung chủ yếu ở một vài nguyên nhân, mà được rải đều qua những nguyên nhân chính sau đây: - Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con cái, một số gia đình chưa nhận thức đầy đủ về việc học tập của con em mình, các em phải nghỉ học phụ giúp gia đình cạo mủ, mót mủ cao su, bán vé số. - Học lực yếu, không theo kịp chương trình, lưu ban nhiều năm dẫn đến chán nản, bỏ học. - Chương trình và sách giáo khoa mới còn nhiều nội dung quá khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; - Việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng phương pháp dạy học mới chưa được đồng bộ, chưa kích thích được nhu cầu học tập của học sinh đặc biệt đối với những điểm trường lẻ cách xa trung tâm; - Học sinh lớn tuổi, mặc cảm và ngại đi học;… - Một số GV tuy đã được chuẩn hóa về bằng cấp nhưng năng lực còn hạn chế do quá trình đào tạo chưa liên tục, chưa đổi mới PPDH, còn quen với lối đọc chép nên chất lượng dạy còn thấp. Mặt khác chương trình-SGK chưa phù hợp với các vùng miền. - Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, địa bàn cư trú quá xa trường lớp nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. - Do tích cực hưởng ứng cuộc vận động “hai không” nên tỉ lệ học sinh yếu kém, tỉ lệ HS lưu ban cao làm tăng tỷ lệ HS bỏ học. - Một số PHHS nhận thức về việc học cho con em còn yếu nên không quan tâm, phó mặc cho các em tự quyết định việc học cho bản thân dẫn đến khi gặp khó khăn trong học tập là các em bỏ học. - Mặt trái cơ chế thị trường tác động tiêu cực lên việc nhận thức về học tập của HS. c. Các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học: - Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đã tiến hành rà soát thực tế, nắm bắt hoàn cảnh và nguyên nhân của những học sinh bỏ học nên đã có những biện pháp chỉ đạo phù hợp nhằm vận động các em trở lại trường lớp; Chỉ đạo các đơn vị tiến hành rà soát và kiểm tra thực tế tình trạng học sinh bỏ học ngay khi tựu trường để kịp vận động học sinh bỏ học trong hè trở lại trường và có biện pháp ngăn ngừa đối với nhóm học sinh có nguy cơ bỏ học cao; - Quy định báo cáo số liệu học sinh bỏ học từng thời điểm cụ thể để có biện pháp chỉ đạo kịp thời; - Tăng cường chất lượng dạy và học (đặc biệt là công tác phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu), tạo môi trường học tập nhẹ nhàng, tự nhiên, linh hoạt và vui tươi để học sinh cảm thấy đến trường là niềm vui; - Tăng cường công tác tham mưu với các cấp chính quyền, vận động cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng trường, lớp. - Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ GV, tăng cường tập huấn về đổi mới PPDH đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. - Phối hợp với các lực lượng xã hội xác định rõ nguyên nhân bỏ học của từng HS từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp, mặt khác tăng cường truyên truyền, vận đông đưa HS ra lớp, động viên HS không bỏ học. - Tăng cường phụ đạo cho đối tượng HS yếu kém nhằm khắc phục lỗ hổng kiến thức làm cho HS không chán nản học tập giảm tình trạng bỏ học vì lý do kiến thức. 2.4 Tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và kết quả xử lý - Sở GD&ĐT và các đơn vị trường học đều thực hiện Quy chế dân chủ theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01-03-2000 gắn với cuộc vận động “Hai không”, trong đó quy định duy trì thường xuyên họp giao ban, họp liên tịch, thông báo lẫn nhau giữa chính quyền và đòan thể việc thực hiện nhiệm vụ, công khai tài chính, công khai đánh giá, xếp lọai giáo viên. - Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, trong năm học này toàn ngành có 09 cá nhân vi phạm trong 03 cảnh cáo, 06 khiển trách. 2.5 Quy trình và kết quả triển khai công tác thi đua, khen thưởng của ngành giáo dục địa phương nhằm thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục theo Thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/4/2008 Sở Giáo dục và Đào tạo có các biện pháp cụ thể để phát hiện điển hình, chỉ đạo thi đua và phổ biến các điển hình toàn diện và từng mặt của các thầy, cô giáo và tập thể nhà trường… - Sở GD&ĐT căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và Nghị định 121/NĐ-CP để cụ thể hóa tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể làm cơ sở cho các đơn vị bình xét thi đua; - Phối hơp với sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh phân cấp ra quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể, các đơn vị thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị xã; - Tiếp tục hướng dẫn các phòng GD&ĐT đánh gia, bình xét khen thưởng theo 12 tiêu chí do Sở GD&ĐT quy định; - Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh vào dịp 20/11/2008 tổ chức họp mặt tuyên dương, khen thưởng các tập thể có nhiều thành tích trong phong trào thi đua “Hai tốt”, cá nhân, tập thể dạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, qua đó nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân. 3. Kết quả triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 18/2008/CT- UBND ngày 02/10/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông của tỉnh Bình Phước trong năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013; Để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định. - Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch liên tịch số 3252/ KHLT/SGDĐT- SVHTTDL-TĐTN ngày 18/12/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008-2009 và giai đọan 2008-2013. - Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 3127/KH-SGDĐT ngày 02/12/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008-2009 và giai đọan 2008-2013. - Thống nhất với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của tỉnh để các đơn vị nhận chăm sóc, tham quan học tập nâng cao nhận thức, lòng yêu quê hương, đất nước. * Số lượng trường được giao chỉ đạo điểm: - Tổ chức cho các đơn vị ký cam kết thi đua thực hiện phong trào và đăng ký xây dựng trường điểm: + Mầm non: 08 trường / 113 tổng số trường của tỉnh. + Tiểu học: 11 trường / 159 tổng số trường của tỉnh (Có 01 trường cấp 1-2). + THCS: 09 trường / 87 tổng số trường của tỉnh. + THPT: 02 trường / 28 tổng số trường của tỉnh. * Kết quả kiểm tra đánh giá và công nhận phong trào thi đua năm học 2008-2009: a. Mầm non: 0 CCG; 26 TB; 46 K; 31 T; 10 XS/ 113 TS b. Tiểu học: 0 CCG; 30 TB; 68 K; 41 T; 20 XS/ 159 TS c. THCS: 0 CCG; 14 TB; 38 K; 27 T; 8 XS/ 87 TS d. THPT: 0 CCG; 7 TB; 7 K; 6 T; 8 XS/ 28 TS * Dạy và học có hiệu quả: - Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Hầu hết giáo viên thực hiện nghiêm túc qui định về soạn giảng, giờ giấc ra vào lớp; Hoàn thành hồ sơ chuyên môn đúng qui định, được kiểm tra theo định kỳ; Duy trì chế độ sinh hoạt chuyên môn cấp trường, tổ, khối theo đúng qui định; Chất lượng sinh hoạt được nâng cao, chú trọng đến các nội dung như: triển khai các chuyên đề, thảo luận những biện pháp giảng dạy phù hợp cho các nội dung khó, phương pháp lên lớp và định hướng hình thức tổ chức theo hướng đổi mới, tổ chức sinh hoạt chuyên đề nâng cao phương pháp giảng dạy trên lớp. Việc đánh giá, xếp loại học sinh đã được các đơn vị thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong hè, trong các đợt nghỉ giữa kỳ và cuối kỳ. Các chuyên đề cơ bản được triển khai ở các huyện, thị xã như sau: + Đổi mới phương pháp dạy học; + Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở tiểu học; + Phương pháp dạy hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học; + Bồi dưỡng công tác quản lý cho hiệu trưởng; Ngoài ra, các đơn vị tùy theo nhu cầu địa phương đã tổ chức bồi dưỡng thêm 1 số chuyên đề có tính chuyên sâu cho từng môn với những hình thức tổ chức linh hoạt. Nhiều đơn vị đã tổ chức các chuyên đề về tin học giúp cán bộ quản lý trường học và giáo viên vận dụng công nghệ thông tin vào trong công tác (huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long). - Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc dạy đủ các bộ môn học, dạy đúng chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và THPT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006; Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc sử dụng thiết bị dạy học và làm mới đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy chương trình phân ban. Tiến hành thanh tra, kiểm tra về công tác mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học của các cấp quản lý và các trường học. - Phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên. Giáo viên phải thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, vừa sức tiếp thu của học sinh; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc mà không nắm vững bản chất kiến thức. - Tiếp tục đổi mới các hình thức kiểm tra, thi, đánh giá học sinh bằng hình thức kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan; Đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức, chống học vẹt, học thuộc lòng máy móc. - Các trường PT Cấp 2-3, THPT trong toàn tỉnh đã thực hiện kết nối internet, mở lớp giảng dạy tin học, sử dụng máy chiếu cho giáo viên, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước soạn giảng giáo án điện tử để đổi mới phương pháp dạy học. - Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo cấp tỉnh về đổi mới cách ra đề, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy các môn: Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD. * Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường: Các trò chơi dân gian: + Hiện nay đã đưa trò chơi dân gian vào trường học: Nhảy dây, đi cà kheo, chơi banh đủa, mèo đuổi chuột, trốn tìm, kéo co, nhảy bao bố. + Dự kiến đưa trò chơi dân gian tiếp theo: Ném còn, chơi ô quan, cướp cờ… - Thuận lợi: Học sinh hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian ở nhà trường. Học sinh yêu thích các trò chơi dân gian nên rất nhiệt tình tham gia; trò chơi dân gian đơn giản, dễ nhớ đối với học sinh. - Khó khăn: Sân trường chật hẹp, không đủ diện tích cho các cháu chơi thoải mái; khó cho việc tổ chức nhũng trò chơi tập thể đông người; một số trò chơi có lời đồng dao dài; giáo viên còn hạn chế về vốn trò chơi dân gian. * Đưa loại hình văn nghệ dân gian vào nhà trường: Các loại hình văn nghệ dân gian: + Hiện nay đã đưa loại hình văn nghệ dân gian vào trường học: Các làn điệu dân ca, thổi kèn lá, múa trống cơm… + Dự kiến loại hình văn nghệ dân gian tiếp theo: các điệu múa dân gian, hò, vè… - Thuận lợi: Loại hình văn nghệ dân gian phong phú, dễ nhớ và một số loại hình dân gian phổ biến như hát dân ca, vè học sinh dễ thực hành theo. - Khó khăn: + Tại các địa phương , các trường học chưa có các câu lạc bộ nên chưa thu hút học sinh, cha mẹ các em chưa thật sự quan tâm, giáo viên hạn chế vốn văn nghệ dân gian để truyền thụ cho học sinh. + Học sinh mầm non chưa tiếp thu rất khó thực hiện vì còn quá nhỏ. * Hỗ trợ chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường PT cấp 2-3, THPT trên cơ sở các địa chỉ của di tích văn hóa, lịch sử ở địa phương mình chọn và đưa vào kế hoạch để chăm sóc, góp phần làm cho di tích ngày càng sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè, với cộng đồng dân cư, với khác du lịch; Đồng thời, giáo dục cho học sinh hiểu rõ lịch sử các di tích, hướng dẫn các trường phổ thông xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống và chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương. - Các huyện Bù Đăng, Bù Đốp và TX. Đồng Xoài không có di tích văn hóa, lịch sử thì chọn chăm sóc Nghĩa trang Liệt sỹ và các Bia tưởng niệm trên địa bàn. Số lượng di tích lịch sử, văn hóa được các trường học nhận chăm sóc trong năm 2008-2009: + Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia: 09. + Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh: 04. + Nghĩa trang liệt sỹ: 08 cấp tỉnh, huyện và nghĩa trang liệt sỹ các xã. + Các di tích công trình khác: 02 tượng đài chiến thắng và nhà truyền thống các huyện, xã. * Về công trình vệ sinh, nước sạch trong trường học: - Số lượng trường có công trình vệ sinh (VS) và công trình nước sinh hoạt (NSH) hợp vệ sinh: + Mầm non: 12 trường có CTVS, NSH hợp vệ sinh/113 trường. + Tiểu học: 71 trường có CTVS, NSH hợp vệ sinh/159 trường. + THCS: 40 trường có CTVS, NSH hợp vệ sinh/87 trường. + THPT: 15 trường có CTVS, NSH hợp vệ sinh/28 trường. Dự kiến kế hoạch đạt 100% trường có công trình VS, NSH hợp vệ sinh: 2015. - Tuy nhiên việc triển khai thực hiện tại các đơn vị vẫn còn một số khó khăn như sau: + Cơ sở vật chất còn thiếu nhất là công trình vệ sinh, nước sạch. + Thiếu nguồn kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch nhất là ở khu vực điểm lẽ. + Bình Phước là tỉnh có vùng đất đỏ Bazan, nắng bụi, mưa lầy nên việc giữ cảnh quan sạch, đẹp còn gặp nhiều khó khăn. * Kết quả triển khai phong trào trồng cây xanh: - Việc triển khai phong trào trồng cây xanh nhân dịp Tết Nguyên Đán: Bình Phước không có kế họach trồng cây dịp tết Nguyên Đán, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường có kế hoạch trồng cây trong tháng 05, chủ yếu trồng 14.000 cây bóng mát sân trường chủ yếu các loại cây dầu, bàng, xà cừ. * Sáng kiến trong việc triển khai phong trào thi đua do Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận trong năm học 2008-2009: không 4. Kết quả triển khai cuộc vận động quyên góp sách vở, quần áo, đồ dùng học tập giúp đỡ học sinh, giáo viên vùng khó khăn: - Kết quả huy động trong năm học 2008-2009 gồm: 25516 cuốn SGK cũ; 13857 cuốn vở; 349 bộ quần áo; 681 bộ đồ dùng học tập. Bên cạnh đó, các đơn vị còn nhận được nhiều sự hỗ trợ đóng góp của các nhà hảo tâm cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, một số các đơn vị chưa chú trọng việc triển khai thực hiện cuộc vận động quyên góp sách vở, quần áo, đồ dùng học tập giúp đỡ học sinh, giáo viên vùng khó khăn - Kế hoạch triển khai thực hiện huy động sách giáo khoa cũ các đơn vị triển khai thực hiện vào dịp cuối năm học và đầu năm học mới. II. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học 1. Thực hiện công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục: 1.1. Công tác xóa mù chữ: - Tổng số người trong độ tuổi 15-35: 313113 (nữ:152397 ; DT:49038) Trong đó: + Số người biết chữ trong độ tuổi 15-35: 301501 (tỉ lệ:96,29%); nữ:146206; DT: 42040. + Số người mù chữ trong độ tuổi 15-35: 11612 ; nữ: 6191( chiếm tỉ lệ: 3,71%); DT: 6998. + Số mới công nhận biết chữ: 224 (nữ:117 ; DT:217) Trong năm 2008: - Số huyện thị đạt chuẩn xóa mù chữ: 8/8 , tỉ lệ:100% - Số người huy động ra học các lớp xóa mù chữ: 1354 ; sau XMC: 592 - Số người mù chữ , sau xóa mù chữ huy động ra lớp : + Xoá mù chữ (Mức 1,2,3): 1022 + Sau xoá mù chữ (mức 4,5): 725 - Số người được công nhận XMC : (Mức 1,2,3): 568 Tỷ lệ : 55.57 % - Số người được công nhận sau XMC : (mức 4,5): 366 Tỷ lệ : 50.48 % - Tổng số xã, phường có TTHTCĐ là 90/102; tỷ lệ: 88,24 % - Tổng số người tham gia học tập: 67102/1064 lớp, chuyên đề. 1.2. Công tác PCGD tiểu học, PCGD tiểu học đúng độ tuổi . * Công tác phổ cập giáo dục tiểu học: Tổng Số trẻ 6 – 14 tuổi phải phổ cập tiểu học : 153517 - Số trẻ 6 – 14 tuổi đang học và hoàn thành chương trìnhTH : 149167 đạt tỷ lệ huy động 97,16%. - Số trẻ 6 – 14 tuổi còn ngoài nhà trường: 4350 chiếm tỷ lệ : 2,84%. - Số 14 tuổi phải phổ cập: 17705 - Số trẻ 14 tuổi đã HTCTTH: 16633 đạt tỉ lệ: 93,94% - Số trẻ huy động ra học các loại hình trường lớp: 435 em. - Số huyện thị giữ vững và nâng cao chuẩn phổ cập GDTH : 8/8, đạt tỷ lệ 100%. * Công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi : - Tổng số trẻ 6 tuổi trên địa bàn:15128, đang học lớp 1: 14930- đạt tỷ lệ huy động : 98,69 %. - Tổng số trẻ 11 tuổi: 17409 trong đó: HTCTTH: 12647; Đạt tỉ lệ: 72,64 % - Số xã đã đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi: 41/102, đạt tỷ lệ 40.19%. 1.3. Công tác phổ cập THCS: * Tiêu chuẩn 1: - Tổng số trẻ 6 tuổi phải phổ cập: 15128 - Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 14930 - Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 98,69 % - Tổng số trẻ 11-14 tuổi phải phổ cập: 70715 - Số trẻ 11-14 tuổi HTCT tiểu học: 60653 - Tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi HTCT tiểu học: 85,77 % - Số trẻ HTCT tiểu học năm học 2008-2009: 16443 - Số học sinh hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 năm học 2008-2009: 15059; tỉ lệ 91,58% * Tiêu chuẩn II: - Số học sinh lớp 9 năm học 2008-2009:14600 - Số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2007-2008: 13678 - Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2007-2008: 93,68 - Tổng số người trong độ tuổi 15-18 phải phổ cập: 66111 - Số học sinh trong độ tuổi 15-18 tốt nghiệp THCS(02 hệ): 48614 - Tỉ lệ tốt nghiệp THCS độ tuổi 15-18: 73,53% * Số xã đạt chuẩn PCGDTHCS : 93/102 Tỷ lệ 91.17 % 2. Giáo dục mầm non: 2.1. Việc thực hiện đề án phát triển giáo dục: - Sở GD&ĐT đã tham mưu xây dựng đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 và giai đoạn 2010 – 2015 và đã đưa vào thực hiện; - Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, chính xác và đảm bảo thời gian qui định. Tất cả các trường mầm non đều có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ như nối mạng internet, sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, thống kê, phần mềm Kidsmart, phần mềm Nutrikids 2.2. Duy trì và mở rộng mạng lưới trường lớp mầm non: - Bậc học mầm non đã tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô, mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế địa phương nhằm tăng tỷ lệ trẻ đến lớp cụ thể năm học 2008 – 2009 tăng 05 trường và 71 nhóm, lớp. Trong năm qua các đơn vị cũng đã có nhiều biện pháp tập trung để huy động số trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Cụ thể, nhà trẻ đạt tỷ lệ 10,31%; mẫu giáo đạt tỷ lệ 65,21%; - Ưu tiên mở lớp mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi đến trường ở những nơi có điều kiện khó khăn, nâng tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 93,9% so với trẻ trong độ tuổi, số còn lại huy động vào học 36 buổi trong hè; 2.3. Việc thực hiện chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: - Có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cụ thể các địa phương đều thành lập mạng lưới chuyên môn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để tư vấn, rút kinh nghiệm cho các đơn vị thực hiện tốt hơn; - 100% trẻ đến trường, lớp mầm non đều được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 -3 lần/năm (đầu năm, cuối HK1 và cuối HK2); - Số trẻ được ăn bán trú tại trường là 17.934 trẻ/ 78 trường, so với năm học trước tăng 1.686 trẻ và 11 trường tổ chức bán trú. - Thực hiện tốt việc giáo dục dinh dưỡng và VS. ATTP. Nhìn chung các đơn vị GDMN đã chú trọng hơn trong công tác giáo dục dinh dưỡng và VS. ATTP trong trường.

Ngày đăng: 09/09/2013, 16:10

Xem thêm: congvan

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3 Tình hình học sinh bỏ học và các giải pháp khắc phục - congvan
2.3 Tình hình học sinh bỏ học và các giải pháp khắc phục (Trang 4)
xuyên, Phịng giáo dục và Đào tạo căn cứ hướng dẫn của Sở và tình hình thực tế của đơn vị sắp xếp thời gian biểu của từng lớp học một các hợp lý và bảo đảm thực hiện đúng, đủ  phân phối chương trình của Bộ - congvan
xuy ên, Phịng giáo dục và Đào tạo căn cứ hướng dẫn của Sở và tình hình thực tế của đơn vị sắp xếp thời gian biểu của từng lớp học một các hợp lý và bảo đảm thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình của Bộ (Trang 17)
TÌNH HÌNH TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH Năm học 2008-2009 - congvan
m học 2008-2009 (Trang 30)
w