UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HÔỊ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 902/ SGDĐT- GDTrH Ngày 29 tháng 5 năm 2009 KẾT LUẬN Về hội thảo đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS và THPT năm học 2008-2009 Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT-BGD ĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trong tâm năm học 2008-2009 và Công văn số 7475/BGDĐT- GDTrH ngày 15/8/2008 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2008-2009; Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong Ngành GD-ĐT giai đoạn 2008-2012; Quyết định số 1553/QĐ- SGDĐT ngày 06/9/2008 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình công tác trọng tâm năm học 2008-2009, trong đó đề cập đến một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phòng Giáo dục Trung học trong năm học 2008-2009 là tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc văn bản của các cấp về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong năm học 2008-2009, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS và THPT với kết quả như sau: I-TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẤP THCS VÀ THPT. -Trong năm học 2008-2009, các cấp học trong toàn Ngành đã quán triệt tốt tinh thần chỉ đạo của các công văn, chỉ thị và hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp học, trong đó có nhiệm vụ về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn ngay từ đầu năm học và đã cụ thể hóa trong kế hoạch nhiệm vụ năm học của đơn vị mình. Các trường phổ thông trực thuộc và 7 phòng GD-ĐT huyện, thành phố và các trường THCS đã đưa hoạt động kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học thành việc làm thường xuyên và liên tục. Vì vậy, các đơn vị đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra chuyên môn các đơn vị và đánh giá xếp loại tiết dạy trên tinh thần chỉ đạo của Bộ và Sở. - Giữa các trường trong cụm, huyện, thành phố đã tổ chức dạy thể nghiệm và trao đổi nhận xét, rút kinh nghiệm về dạy học theo đặc trưng bộ môn, kiểu bài, phù hợp đối tượng học sinh, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, khai thác đồ dùng dạy học .Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. - Sở đã thành lập các đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học trên tất cả các cấp học. Đặc biệt, trong năm học này, Lãnh dạo Sở đã chỉ đạo phòng Giáo dục Trung học tập trung vào chỉ đạo hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học ở cấp THCS của tất cả 7 phòng Giáo dục - Đào tạo trong tỉnh. Kết quả với 10 cụm trường THCS/7 PGD, với 180 tiết dạy thể nghiệm và 90 buổi trao đổi thảo luận/9 môn; Số giáo viên trực tiếp hội thảo trên 1600 người. Đối với THPT, năm học 1 này chỉ tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học 9 môn ở một số cụm trường THPT vùng khó, chất lượng còn thấp ( cụm các trường THPT thuộc địa bàn Minh Hóa, Tuyên Hóa, các trường THPT Bán công trong toàn tỉnh) với 54 tiết dạy thể nghiệm, 27 buổi trao đổi thảo luận, trên 500 người CB, GV tham gia. - Để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, đặc biệt tập trung vào yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn bị cho năm học 2008-2009, Sở đã tổ chức bồi dưỡng trong dịp hè 2008 về thay sách giáo khoa 12 cho 100% giáo viên các bộ môn THPT. Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học cho 100% giáo viên dạy 8 môn cấp THCS. Bồi dưỡng “tích hợp giáo dục môi trường” của 7 môn (Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Vật lý, GDCD, Công Nghệ, Sinh vật) cho GV cốt cán 7 PGD để các PGD triển khai bồi dưỡng lại cho 100% GV của đơn vị mình. Sở cũng đã tổ chức 03 đợt tập huấn cho lực lượng GV cốt cán chuyên môn ở các trường THPT: 01 đợt tập huấn về Đổi mới phương pháp dạy học của 11 môn học, với 363 GV; 01 đợt bồi dưỡng nâng cao năng chuyên môn của 8 môn học với 532 GV; 01 đợt tập huấn về sử dụng Công nghệ thông tin trong thiết kế và dạy học cho một số môn học. - Trong năm học, Sở đã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT. Hội thi đã tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài các tiêu chuẩn về yêu cầu một GV dạy giỏi, năm này Sở đã đưa thêm tiêu chí là GV phải sử dụng thành thạo và có hiệu quả cao phương tiện CNTT trong bài giảng của mình. - Trên tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: Đổi mới phương pháp dạy học phải song song với đổi mới kiểm tra đánh giá; Sở đã có Công văn hướng dẫn các các đơn vị tiến hành Hội thảo chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Bước đầu tập trung ở các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. Nhìn chung các đơn vị phòng GD-ĐT, trường THPT, THCS và THPT trong tỉnh đã triển khai nghiêm túc và đã có báo cáo kết quả về Sở. Một số bài tham luận thực sự có chất lượng và được báo cáo trong cuộc Hội thảo về ĐMPP của Bộ GD-ĐT tổ chức. - Một số trường học đã có nhiều hình thức đa dạng trong dạy học và hoạt động nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, như đã triển khai các cuộc thi: “Đường lên đỉnh Olimpia’, “ Rung chuông vàng”, “Tìm hiểu lịch sử”, “Câu lạc bộ văn học dân gian” . Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn có hiệu quả, các đơn vị đã quan tâm điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học, đảm bảo điều kiện thiết yếu như đủ phòng học, bàn ghế, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện và một số phòng chức năng . Đặc biệt, bám sát chủ đề năm học “ .Năm học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .” các trường đã đầu tư kinh phí để mua sắm và mua sắm thêm nhiều máy vi tính, máy chiếu phục vụ cho việc sọan, giảng và nhiều giáo viên đã sử dụng tốt CNTT làm phương tiện trong quá trình thực hiện ĐMPPDH bộ môn của mình. II- NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐMPP DẠY HỌC Ở CẤP THCS VÀ THPT. 2 - Lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục Trung học trực tiếp chủ trì hội thảo sau khi đã cho toàn bộ GV cốt cán các bộ môn dự giờ dạy thể nghiệm của đồng nghiệp ở 9 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Anh văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh và Thể dục; các tiết dạy khác khối và khác phân môn. Sau đó, các tổ bộ môn tập trung trao đổi thảo luận và đề xuất ý kiến. Nhìn chung, các ý kiến thảo luận của Lãnh đạo và GV các trường THPT, THCS trong hội thảo đã trao đổi thẳng thắn những cái được và chưa được ở mỗi tiết dạy và đi đến thống nhất về hướng tiếp cận và giảng dạy với từng kiểu bài, từng phân môn bám sát vào những yêu cầu về Đổi mới phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn, sát đối tượng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng…Và đề xuất giải pháp để tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới PPDH ở các trường phổ thông. Vấn đề được nhiều GV tham dự hội thảo thống nhất đó là: nhiều tiết dạy đã thực sự đổi mới, GV đã sử dụng nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh; hệ thống câu hỏi lô gíc, cấu trúc câu hỏi hợp lý, phù hợp với 3 đối tượng học sinh. Quán triệt có hiệu quả nguyên tắc tích hợp trong từng bài giảng. Hiện tượng dạy học theo kiểu thầy đọc, trò chép đã hạn chế. Một số GV đã tận dụng được ưu thế của công nghệ thông tin trong soạn, giảng và đồ dùng, thiết bị dạy học nên tiết học nhẹ nhàng và học sinh dễ tiếp thu kiến thức, giờ dạy thực sự đem lại hứng thú cho học sinh và có hiệu quả cao. - Tuy nhiên, vẵn còn một số tiết dạy giáo viên tỏ ra chưa thực sự nhuần nhuyễn về phương pháp dạy học theo đúng đặc trưng bộ môn; không bám sát vào chuẩn kiến thức và đối tượng học sinh để có phương pháp truyền thụ có hiệu quả cao. Có GV vẫn sa vào thuyết giảng và đọc để học sinh chép. Việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng chưa trở thành thói quen và phong trào trong đội ngũ GV. Có tiết dạy GV chưa sử dụng CNTT khi điều kiện cho phép sử dụng để mang lại hiệu quả cao và ngược lại có GV còn “lạm dụng” CNTT, nặng về phô diễn, trình bày một tiết rất hay với giáo án điện tử, hình ảnh, âm thanh bắt mắt, sinh động nhưng học sinh không phối hợp được các giác quan nghe, đọc, viết; tốc độ truyền thụ nhanh nên nhiều em không theo kịp bài, không nắm được nội dung bài học. Bên cạnh đó, còn có tiết dạy vẫn dạy chay, không sử dụng dụng cụ thí nghiệm thực hành. - Một số đơn vị phương tiện phục vụ cho dạy học còn thiếu thốn: Máy chiếu Projecto có đơn vị chỉ được 01 máy hoặc máy chiếu không đảm bảo nên khó khăn trong việc sử dụng để dạy tốt các tiết học trong điều kiện có thể nhằm tăng sự hứng thú học tập cho học sinh. Nhiều trường còn thiếu phòng học tiếng, thiếu máy vi tính (nhất là cấp THCS); sách tham khảo bồi dưỡng, nâng cao trình độ GV chưa thật phong phú, đa dạng. Dụng cụ phục vụ cho các giờ thực hành, thí nghiệm nghèo nàn, có nhiều thiết bị đã cũ vì vậy sử dụng trong các tiết dạy gặp không ít khó khăn. III. KẾT LUẬN CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO SỞ. Qua tập hợp các ý kiến thảo luận trong các cuộc hội thảo, Lãnh đạo Sở kết lụân về chỉ đạo như sau: 1-Về định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công 3 nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Mà nhân tố của sự phát triển này của đất nước là con người. Con người được phát triển một các toàn diện, năng động, thích ứng với mọi thay đổi của hoàn cảnh sống. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng và xem như một khâu đột phá quan trọng để phát triển con người theo mục đích của quá trình đổi mới giáo dục. Vì vậy về chỉ đạo cần thực hiện tốt một số công tác sau đây: - Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH; Hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bộ môn phải được quán triệt từ cấp Sở đến các phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các trường học và từng GV bộ môn ở các trường THCS, THPT. - Hoạt động đổi mới PPDH phải được tổ chức thường xuyên qua nhiều hình thức khác nhau: có thể lồng ghép qua các đợt bồi dưỡng thay SGK, bồi dưỡng thường xuyên, qua các đợt tổ chức hội thảo, thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố, cấp sở. Tổ chức các cuộc giao lưu giữa GV các trường trong huyện, thành phố, cụm chuyên môn, tổ chức báo cáo điển hình sáng kiến kinh nghiệm ĐMPPDH. ĐMPPDH phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm. - Trong quá trình chỉ đạo của các cấp về ĐMPPDH, cần triển khai kiểm tra việc đổi mới PPDH thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên môn. Tạo ra luồng thông tin hai chiều giữa GV, cán bộ nhà trường và phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT. Nghiên cứu để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến HS về phương pháp dạy học của GV với tinh thần xây dựng. - Quá trình đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác, tích cực của bản thân GV. - Cần tổ chức các phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với cá nhân, đơn vị tích cực và đạt hiêụ quả cao trong hoạt động ĐMPPDH. Phòng GDTrH và các PGD&ĐT huyện, thành phố cần tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào thực hiện ĐMPPDH. 2- Trách nhiệm của GV và các cơ quan quản lý giáo dục a- Trách nhiệm của GV. Giáo viên – là người thực thi sự đổi mới PPDH- cần phải làm tốt những yêu cầu sau: - Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ ĐMPPDH. - Biết những GV dạy giỏi có phương pháp tốt để liên hệ xin dự giờ, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện, đối tượng dạy học của đơn vị mình - Nắm chắc điều kiện CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo…của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới phương pháp. - Thường xuyên tìm cách để tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự nhận xét, xây dựng của HS về PPDH và giáo dục của mình; phát huy những mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thoả mãn. - Hướng dẫn HS có phương pháp tự học, tự đánh giá kết quả học tập, tự giác, hứng thú trong học tập. b- Trách nhiệm của tổ chuyên môn 4 - Phải hình thành GV cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học. - Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV; giáo dục ý thức khiêm tốn, học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. - Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực ĐMPPDH và thực hiện ĐMPPDH có hiệu quả. c- Trách nhiệm của Hiệu trưởng. - Hiệu trưởng phải là người gương mẫu, đầu tàu trong việc đổi mới PPDH; có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong việc điều hành các tổ chuyên môn thực hiện sự đổi mới phương pháp, như: tạo điều kiện cho GV, các tổ chuyên môn hội thảo, tăng cường dự giờ, giao lưu học hỏi các đơn vị bạn. - Chăm lo các điều kiện CSVC, phương tiện phục vụ đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên bộ môn. - Tổ chức lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng GV trong toàn trường. - Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng GV trong trường, từ đó kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới phương pháp mang lại hiêụ quả. d- Trách nhiệm của phòng GDTrH, phòng GD&ĐT huyện thành phố. - Cụ thể hoá chủ trương chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp kiện cụ thể của địa phương và tổ chức tổng kết, rút ra những vấn đề lí luận có ý nghĩa định hướng cho GV trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp. - Hàng năm có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới phương pháp ( tổ chức trong năm và các dịp hè với hình thức tập trung, từ xa, hướng dẫn GV tự bồi dưỡng, tư vấn qua thanh tra, kiểm tra…) - Xây dựng đội ngũ GV cốt cán của từng bộ môn và đội ngũ Cộng tác viên thanh tra chuyên môn. - Tổ chức các cuộc hội thảo (các cụm trường, phòng Giáo dục …) tập trung vào những vấn đề vướng mắc nhất trong đổi mới phương pháp dạy học của GV phù hợp với đối tượng học sinh. - Tổ chức thi GV dạy giỏi để tìm ra những cá nhân tiêu biểu về đổi mới phương pháp dạy học từ đó nhân rộng điển hình trong đội ngũ GV. Tổ chức chỉ đạo tốt các phong trào thi đua, kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong đổi mới PPDH. - Huy động và sử dụng có hiệu quả CSVC của địa phương, của ngành để tạo điều kiện tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH. Nơi nhận: KT/GIÁM ĐỐC - Các trường THPT trực thuộc PHÓ GIÁM ĐỐC - 7 PGD huyện, thành phố (Đã ký) - Lãnh đao Sở (để b/cáo) Trương Vĩnh Diên 5 - Phòng KT-KĐCL, Ttra, VP (phối hợp) - Lưu GDTrH, VT 6