CHI BỘ PHÒNG GD&ĐT Bài viết Học tập và làm theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về Giáo dục Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục là một sự kết hợp giữa ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta hiện nay, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa - con người toàn diện và nhất định phải có học thức, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có kỹ năng sống để tham gia cuộc sống và sống tốt để trở thành người đúng nghĩa, có ích cho gia đình, xã hội và đất nước. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết “Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Sự kết hợp 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng, bồi dưỡng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức, hình thành những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam như: tình thương yêu cha mẹ, anh em ruột thịt, họ hàng; tình yêu quê hương xứ sở, lòng yêu tổ quốc, trân trọng với truyền thống dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn hình thành lòng trung thực, tôn trọng sự thật, tính tự trọng, đức khiêm nhường, tinh thần dũng cảm, ý chí vươn lên; đồng thời xây dựng bản lĩnh thẳng thắn, kiên quyết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp, phê phán cái sai, lên án cái xấu, cái ác . Người nói “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” bởi theo Người, “có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người”. Đạo đức con người là vấn đề là Người quan tâm nhiều nhất vì nó là cái gốc. Ngày nay, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ đang là vấn đề được xã hội quan tâm khi mà mặt trái của nền kinh tế thị trường đang len lỏi vào trong từng gia đình, từng ngóc ngách của xã hội, gặm nhắm và bào mòn những giá trị truyền thống lâu đời của ông cha từ ngàn xưa truyền lại. Một thách thức lớn đối với từng đơn vị trường học nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung. Người cũng chỉ rõ “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh”. Trong thư viết cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Người ân cần dặn dò và đặt niềm kì vọng vào thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước: “…Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không? Dân tộc Việt Nam có được vinh dự bước tới đài vinh quang hay không? Chính là nhờ phần lớn công lao học tập của các em”. Chỉ có học mới giúp bản thân và đưa đất nước thoát nghèo; nâng cao trình độ dân trí… mà quả thật đúng như vậy khi chúng ta đang xây dựng và phát triển đất nước. Thời gian qua, đất nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và quốc tế. Giáo dục không đứng ngoài mà phải hội nhập, phải thực sự đi trước đón đầu. Giáo dục được xem là quốc sách bởi vì giáo dục phải đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia vào quá trình dựng xây và phát triển đất nước. Tầm quan trọng của giáo dục lại được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, ngành giáo dục phải “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; phát triển hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội…Thời gian qua, giáo dục cũng đã thoát dần ra khỏi những quan niệm lạc hậu, lỗi thời mà thay vào đó là một sự thay đổi như: đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa; đổi mới phương pháp giảng dạy; cách kiểm tra đánh giá; đổi mới quan niệm về vai trò của người thầy…mặc dù trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những bất cập cần phải điều chỉnh và đòi hỏi phải có thời gian. Ngành Giáo dục hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để tiếp tục đẩy mạnh và nâng chất lượng hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và không cho học sinh ngồi nhầm lớp”. Sự đồng thuận cao trong toàn ngành đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ và biểu dương. Từ năm học 2008 - 2009, cuộc vận động bước vào giai đoạn 2 với yêu cầu là “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bản thân tôi và mỗi đồng chí Đảng viên trong chi bộ, cũng như tất cả cán bộ công chức của cơ quan Phòng Giáo dục – Đào tạo đều xây dựng cho mình một chương trtình hành động để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đó là không ngừng rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức; không vi phạm đạo đức nhà giáo; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; thực hiện tốt và có hiệu quả chủ đề năm học, các cuộc vận động của ngành; chấp hành pháp luật, nội qui cơ quan; thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị; thường xuyên tự học, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao góp phần vào sự nghiệp trồng người, sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Từng cán bộđảng viên với nhiệm vụ được phân công sẽ chỉ đạo có hiệu quả đối với các đơn vị phụ trách theo ngành học, cấp học để cùng với toàn ngành sẽ thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009, năm học được xem là năm bản lề của kế hoạch 5 năm ( 2006 – 2010). + Thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức tự học tự rèn của nhà giáo; tập trung triển khai thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ năm học 2008- 2009, trong đó chú ý thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung. + Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. + Đẩy mạnh hơn phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí cho thanh niên địa phương theo kế hoạch của quận và phổ cập tin học, ngoại ngữ cho học sinh. + Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, khai thác công nghệ thông tin, bồi dưỡng cán bộ giáo viên và phát huy vai trò của thanh tra trong việc phát hiện nhân tố điển hình tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị. + Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường các nguồn lực chăm sóc và đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và Chi hội khuyến học. Từng nội dung của nhiệm vụ trọng tâm sẽ và phải được biến thành những chương trình hành động thật cụ thể, thiết thực để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Chúng ta đều có quyền tin rằng với nền móng vững chắc của giáo dục Gò Vấp được xây đắp nên từ bầu nhiệt huyết của các thế hệ đi trước, thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống của Giáo dục Gò Vấp, để xây dựng quê hương Gò Vấp mãi mãi là đất học. Đó cũng chính là để thực hiện hoài bão của Bác “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Những bài viết, những lời dạy của Người về giáo dục hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự đối với những nhà quản lý giáo dục, những người công tác trong ngành giáo dục. Những câu văn rất mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa trong đó cả một chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả. Tư tưởng về phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài của Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn sáng mãi tính khoa học và cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống, là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình. Xin cám ơn sự quan tâm theo dõi của các đồng chí. ______________________________ . gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bản thân tôi và mỗi đồng chí Đảng viên trong chi bộ, cũng như tất cả cán bộ công chức của cơ quan Phòng Giáo dục – Đào tạo đều. sự nghiệp trồng người, sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Từng cán bộ đảng viên với nhiệm vụ được phân công sẽ chỉ đạo có hiệu quả đối với các đơn