Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
208 KB
Nội dung
Chương II. Điện từ học Chủ đề 1.Nam châm vĩnh cửu- tác dụng từ của dòng điện - từ trường. Câu 1. Đặt kim nam châm quay tự do trên giá đỡ. Khi kim nam châm nằm cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào? Câu 2. Trên thanh nam châm, hãy chỉ ra chỗ hút sắt mạnh nhất, chỗ hút sắt yếu nhất? Câu 3. Có hai thanh AB và CD giống hệt nhau: một thanh là nam châm còn thanh kia làm bằng sắt. Không dùng bất kì vật nào khác, hãy tìm ra thanh nào là nam châm, thanh nào là sắt? Câu 4. Với một miếng xốp nhẹ và một thanh nam châm thẳng, hãy nêu cách xác điịnh phương hướng? Câu 5. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng như thế nào thì có tác dụng từ? A. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ. B. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh một lõi sắt mới có tác dụng từ. C. Chỉ có dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng mới có tác dụng từ. D. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều có tác dụng từ. Câu 6. Khi ta dặt các kim nam châm thử nối tiếp nhau trên một đường sức từ của thanh nam châm thì: A. Các kim nam châm đều chỉ một hướng xác định. B. Mỗi kim nam châm đều chỉ một hướng khác nhau. C. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt ở hai đầu thanh thì cùng chỉ hướng Nam - Bắc. D. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt ở hai đầu thanh thì cùng chỉ một hướng. Câu 7. Ở đâu có từ trường? A. Xung quanh vật nhiễm điện. B. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái Đất. C. Chỉ ở những nơi có hai nam châm tương tác với nhau. D. Chỉ ở những nơi có sự tương tác giữa nam châm với dòng điện. Câu 8.Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có từ cực Bắc. C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 9.Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh trái Câu 10. Có một nam châm thẳng, người ta bẻ nam châm thành các dạng như hình vẽ. Hãy chỉ ra ytên các cực ở phần còn để trống. Câu 11.Cho biết các cực A đẩy B, B hút C, Cđẩy D. Hãy xác định Tương tác giữ các cực: A và C, A và D, B và D. Câu 12 . Cho mạch điênụ như hình vẽ. Mặc dù Bóng đèn có sáng mà kim nam châm vẫ chỉ theo hướng từ trường của trái đất. Hãy giải thích tại sao? NS N S K A B K A B M N + _ CHỦ ĐỀ 2: TỪ PHỔ- ĐƯỜNG SỨC TỪ- TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY ĐIỆN Câu 1. Từ phổ là: A. Tập hợp các đường sức của từ trường B. Tập hợp các đường sức của điện trường C. Tập hợp các đường sức của từ trường được vẽ nên bằng cách giải các mạt kim loại đặt trên tấm bìa cứng đặt trong từ trường. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 2.Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo qui ước sao cho: A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ở bên ngoài thanh nam châm. B. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. C. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm. D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên trong thanh nam châm. Câu 3.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ của dòng điện trong ống dây? A. Dạng đường sức từ giống dạng đường sức từ của nam châm thẳng. B. Chiều của đường sức từ bên trong ống dây xác định theo qui tắc nắm tay phải. C. Các đường sức từ không bao giờ cắt nhau. D. Các phát biẻu A, B và C đều đúng. Câu 4.Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua? A. Đầu có dòng điện đi ra là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc. B. Đầu có dòng điện đi vào là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc. C. Đầu có đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. D. Đầu có đường sức từ đi vào là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam Câu 5. Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua ( hình dưới ). Quan sát hiện tượng và cho biết: a. Tên các cực của ống dây b. Chiều dòng điện qua ống dây c. tên cực A và B Câu 6. Ống dây MN có lõi sắt, có dòng điện chạy qua ( hình bên ). H ãy x ác định chiều dòng điện, tên cực M và cực N Câu 7. Nếu lồng hai ống dây có cường độ dòng điện như nhau thì từ trường sẽ như thế nào nếu: a. Hai dòng cùng chiều b. Hai dòng ngược chiều Câu 7.Một vòng dây dẫn mang dòng điện được treo trên một sợi dây mảnh đặt cố định như hoình vẽ. Khi đặt nam châ lại gần vòng dây thấy chúng hút nhau. Xác định chiều dòng điện trong vòng dây. CHỦ ĐỀ 3: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT- ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM Câu 1. Các vật liệu từ nào sau đây khi để trong từ trường sẽ bị nhiễm từ? A. Vòng vàng B. Đũa bạc C.Sắt già D.Lư đồng Câu 2. Lõi sắt của các nam châm điện thường được làm bằng: A.Sắt non B.Sắt già C.Thép D.Gang Câu 3.Cho biết các yếu tố : 1. Khoảng cách giữa các vòng dây. 2. Đường kính của ống dây dẫn 3. Bản chất của vật liệu làm lõi 4. Cường độ dòng điện. 5. Số vòng dây Hãy cho biết những yếu tố nào trong các yếu tố trên ảnh hưởng đến lực hút của nam châm điện? Câu 4. So với nam châm tự nhiên thì nam châm điện có những ưu điểm gì? Câu 5. Tại sao một số tua-nơ-vít được làm bằng thép? Câu 6. Tại sao khi nghiên cứu từ phổ của nam châm người ta không dùng mạt thép mà lại dùng mạt sắt? Khi có một đống mạt sắt và mạt thép lẫn nhau, làm thế nào để tách chúng ra? Câu 7. Các vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam ch âm? A. Vônkế từ B.Loa. C. Động cơ điện D.Cả 3 thiết bị trên Câu 8. Các vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ hoặc tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Ămpe kế,rơle B. Điện trở của ấm đun nước C.Bóng đèn sưởi ấm D.Nam châm điện Câu 9.Nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong thiết bị nào sau đây? A. Rơle điện từ B.Chuông điện C.Loa, vônkế D.Cần trục để bốc dỡ côngtennơ Câu 10Vật nào sau đây được khuyến cáo không nên đặt gần nam châm? A.Loa B. Đồng hồ đeo tay, màn hình tivi, đĩa mềm vi tính C.Máy thu thanh D. Ấm đun nước bằng điện Câu 11. a.Hãy ghi số vào tên các bộ phận của loa tương ứng với hình vẽ dưới: giá đỡ , màng loa , nam châm ., cuộn dây . b.Dùng các từ nêu trên để điền vào chỗ trống sau: N S 1 S 3 2 4 ……… thường làm bằng giấy cứng có độ đàn hồi tốt được tựa trên…………….Một …………….được gắn vào cổ của màng loa. Ống dây này có thể trượt trên trong hai khe của…………. Câu 12. Tìm hiểu cấu tạo của còi ôtô: a. Trên hình vẽ bên còn thiếu các mũi tên, em hãy đánh dấu vào sao cho phù hợp: 1. thanh hút sắt hình chữ T 2. tiếp điểm 3. lá thép gắn với tiếp điểm. 4. màng loa 5. cuộn dây 6. khóa điện 7. lõi thép b. Điền từ vào chỗ trống sao cho phù hợp khi nói về nguyên tắc hoạt động của loa: Khi đóng , dòng điện đi qua cuộn dây khiến .bị nhiễm từ và hút Thanh này kéo .xuống và đồng thời đẩy lá thép ra xa .bị hở, mạch điện .Do màng loa đàn hồi nên kéo thanh T về ., mạch điện lại Quá trình cứ lặp đi lặp lại, màng loa dao động và phát ra âm thanh. Câu 13. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của van nước Trong máy giặt. 1 2 3 4 5 6 7 nước Đọc kĩ nguyên tắc hoạt động của van, sau đó đánh số vào ô tròn trên hình vẽ sao cho phù hợp Van điện từ bao gồm lõi sắt (1) nằm bên trong cuộn dây. Bên ngoài lõi sắt là các cuộn dây (2) Khi có dòng điện vào cuộn dây, lõi sắt bị hút lên trên, nắp (3) mở, nước chảy qua ống. Khi ngắt điện, lò xo (4) đẩy lõi sắt xuống, bít chặt đường đi của nước. Một trong những ứng dụng của van điện từ là điều chỉnh lượng nước trong máy giặt CHỦ ĐỀ 4. LỰC ĐIỆN TỪ Câu 1.Dòng điện là các hạt mang điện tích chuyển động trong từ trường, do vậy, lực điện từ xuất hiện khi: A. Dòng điện đặt trong từ trường. B. Hạt mang điện tích dương chuyển động trong từ trường C. Hạt mang điện tích âm chuyênbr động trong từ trường. D. Cả 3 trường hợp A, B, C. Câu 3. Hãy xác định chiều của dòng điện, chiều của lực từ, chiều của đường sức từ và tên của cực nam châm trong các hình vẽ dưới đây (nếu còn thiếu) Câu 4. Đặt đoạn dây dẫn có dòng điện vào trong vùng có từ trường đều. Ở vị trí nào của dây dẫn thì không có lực từ tác dụng lên dòng điện? Câu 5. Có một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong vùng từ trường. Xác định các lực tác dụng lên từng cạnh của khung trong các trường hợp sau, sau đó hãy nhận xét về tác dụng của các lực đó đối với khung như thế nào? I F I F I F I I I I Câu 7.Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau: A. Đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó B. Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường. C. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ D. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ. Câu 8Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định: A. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường. B. Chiều dòng điện chạy trong ống dây. C. Chiều đường sức từ của thanh nam châm. D.Chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng. Câu 10.Khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây dẫn có dòng điện. Lực từ sẽ làm cho khung dây quay khi: A. Mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ. B. Mặt phẳng khung đặt không song song với các đường sức từ. C. Mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ. D. Cả A, B và C đều sai. Câu12. Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều: A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải. C. Từ trên xuống dưới. D. Từ dưới lên trên. Câu 13. Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn ( hình dưới) có chiều: A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải. C. Từ trước ra sau. D. Từ sau đến trước Câu 14 Hình bên mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Ở vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ. B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay. C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung. D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính CHỦ ĐỀ 5. ĐỘNG CƠ ĐI ỆN MỘT CHIỀU Câu 1. Bản chât của lực điện từ làm động cơ điện hoạt động là lực gì? Câu 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công suất của động cơ? Câu 3. Động cơ điện là máy làm biến đổi năng lượng nào thành năng lượng nào? Câu 4. Làm thế nào phân biệt được rôto và stato. Câu 5. Tại sao để công suất động cơ đạt giá trị lớn người ta thường dùng nam châm điện? Câu 6.Dùng cụm từ thích hợp, điền vào chỗ trống của các câu sau đây cho đúng ý nghĩa vật lí: a. Nam châm điện hoạt động dựa vào tác dụng…………….của dòng điện. b. Nam châm vĩnh cửu được chế tạo dựa vào khả năng……………………….lâu dài của ……….sau khi bị nhiễm từ. c. Động cơ điện là động cơ trong đó năng lượng…………….chuyển hoá thành……………… d. ……………….là động cơ trong đó năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng. Câu 7. Để tính công suất của động cơ, ta nên dùng công thức nào? Câu 8. Phát hiện và sửa các phát biểu sai: a. Nếu điện áp thấp hơn mức chuẩn thì sẽ không gây hại cho động cơ. b. Nếu điện áp cao hơn mức chuẩn thì động cơ làm việc kém hiệu quả. c. Nếu động cơ chạy quá tải trong một thời gian dài thì càng tốt. d. Nếu động cơ hoạt động không tải (động cơ quay nhưng không thực hiện công) thì thực sự rất nguy hiểm cho động cơ. Câu 9.Em hãy kể tên các thiết bị trong nhà có dùng động cơ điện, có động cơ điện nào dùng dòng điện một chiều không? Câu 10. Động cơ điện một chiều có ưu điểm và nhược điểm gì? CHỦ ĐỀ 6. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ- ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG Câu 1. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ: A.dòng điện xuất hiện trong dây đãn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường. B.dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp. C. dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh có một dòng điện khác đang thay đổi. D.dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây với bình acqui. Câu 2.Cho một cuộn dây lại gần nam châm, điều kiện để xuất hiện dòng điện trong cuộn dây là gì? Câu 3. Cho một vòng dây dẫn kín chuyển động trong từ trường. Cường độ dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào nhưỡng yếu tố nào? Câu 4.Trong trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng. A. Mạch không kín. B. Khung dây kín chuyển động song song với đường sức từ. C. Khung dây kín chuyển động vuông góc với một từ trường đều. D. Cả 3 trường hợp trên đều không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Câu 5. Cho cuộn day A nằm bên trong lòng cuộn dây B. Cuộn dây A nối với nguồn điện một chiều thông qua một khoá K. Vậy theo em dòng điện cảm ứng có xuất hiện không? khi nào xuất hiện ? Câu 6. Có một vòng dây tạo thành mạch kín. Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện, tên của cực của cuộn dây khi: a. Cho cực N của nam châm lại gần vòng dây, cho vòng dây lại gần phía cực N của nam châm. b. Cho cực N của nam châm ra xa vòng dây, cho vòng dây ra xa phía cực N của nam châm. c. Cho cực S nam châm lại gần vòng dây, cho vòng dây lại gần phía cực S của nam châm. d. Cho cực S của nam châm ra xa vòng dây, cho vòng dây ra xa phía cực S của nam châm. Hãy cho nhận xét. Câu 7. Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo của máy ghi phát âm bằng cách điền các từ: loa, dòng điện cảm ứng, bộ khuếch đại vào chỗ thích hợp: Khi tín hiệu được ghi lên băng từ, băng từ được từ hoá theo tín hiệu. Khi băng từ lướt qua khe của lõi sắt non, từ trường qua khe biến thiên khiến trong cuộn dây xuất hiện Dòng điện này được đưa đến sau đó đưa ra .Tần số dao động của âm thanh phát ra bằng tần số dao độg của từ trường. Câu 8. Hãy chọn từ thích hợp vào chỗ trống : Micro điện động bao gồm một màng rung gắn với cuộn dây. Cuộn dây có thể chuyển động trong từ trường của nam châm vĩnh cửu. Khi ta nói, không khí ………………làm màng loa dao động theo. Vì vậy, cuộn dây cũng………… trong từ trường của ………… Các ……………qua cuộn dây cũng thay đổi khiến trong cuộn dây phát sinh dòng điện thay đổi. Như vậy micro biến tín hiệu ……………thành ……………… Câu 9. Tìm hiểu cấu tạo của đàn ghita điện CHỦ ĐỀ 7. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU- MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU. Câu 1. Dòng điện có chiều không thay đổi là : A. dòng điện không đổi B. Dòng điện một chiều C. Dòng điện một chiều và không đổi D. Dòng điện cố định Câu 2. Dòng điện xoay chiều có thể được tạo nên từ: A. đinamô xe đạp B. Ăcqui C. Pin D. động cơ điện Câu 3. Các cách nào sau đây sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều: A.Cho nam châm quay trước cuộn dây kín. B. Cho cuộn dây quay trong từ trường. C. Cho cuộn dây nằm trong từ trường của một cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều đi qua. D. Cả 3 cách trên đều được Câu 4. Dòng điện xoay chiều klhác dòng điện một chiều ở chỗ nào? Câu 5. Đặt một nam châm lại gần một dây dẫn có dòng điện xoay chiều đi qua. Khi đó kim nam châm có bị lệch không? tại sao? Câu 6. Hình vẽ bên là hình ảnh của cường động dòng điện xoay chiều chụp được từ dao động kí điện tử. 1.Cường độ dòng điện đạt gía trị cực đại ở những điểm nào? 2. Cường độ dòng điện bằng không ở những điểm nào? 3. Dòng điện bắt đầu đổi chiều ở những điểm nào? 4. Người ta gọi chu kì là khoảmg thời gian giữa các điểm a, e hoặc b, g hoặc d, i. Vậy trong một chu kì dòng điện đổi chiều mấy lần? Câu 7. Người ta gọi f là tần số của dòng điện xoay chiều, Là số chu kì dòng điện thực hiện được trong một giây, đơn vị là Hz. a. Tần số f có công thức liên hệ với chu kì T như thế nào? Dây đàn bằng kim loại cuộn dây Máy khuếch đại N S a c b d e g h i t I [...]... 220V ; 50HZ ; 280W a Cho biết ý nghĩa của các thông số trên b Tại sao trên các bóng đèn, người ta không ghi 50Hz ? Câu 9 Một bóng đèn có ghi 12V- 6W Lần lượt mắc bóng đèn vào nguồn điện một vhiều và dòng điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 12V Trường hợp nào bóng đèn sáng hơn? tại sao? Câu 10 Máy phát điện khác động cơ điện ở chỗ nào về công dụng? Câu 11 Các máy phát điện hiện nay hoạt động dựa trên... dưới đây là bảng kết quả thu được: Thời gian(s) 0.1 0.2 0.4 1 Hiệuđiện thế(V) 1.2 0.6 0.3 0.24 0.06 a Hãy cho nhận xét về hiệu điện thế có liên quan gì với thời gian b Hãy điền các số liệu còn thiếu vào ô còn trống CHỦ ĐỀ 8 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU- TRUYỀN TẢi ĐIỆN NĂNG Câu 1 Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều: A Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều... sinh lí mạnh hơn dòng điện một chiều D Dòng điện xoay chiều có tácdụng một cách không liên tục Câu 2.Tác dụng nào sau đây thay đổi khi dòng điện đổi chiều: A Tác dụng từ lên một kim nam châm đặt gần dây dẫn B Tác dụng phát sáng của một bóng đèn NED C Tác dụng phát sáng khi dòng điện qua bóng đèn dây tóc D Các tác dụng A vàB Câu 3 Các thiết bị nào sau đây hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều và xoay... nếu nơi tiêu thụ cách trạm: a 1km b 10km c Nhận xét về kết quả, làm thế nào để giảm bớt hao phí? Câu 9 Động cơ điện của một số tàu điện hoạt động ở hiệu điện thế 1500V Để tải động cơ, có hai cách: a Dùng dây dẫn có hiệu điện thế 1500V nối trực tiếp từ nguồn đến động cơ, b Nâng hiệu điện thế lên 25000V, sau đó dùng biến thế trên tàu giảm xuống 1500V và đưa vào động cơ Theo em dùng cách nào có lợi hơn? . bất kỳ đều có tác dụng từ. Câu 6. Khi ta dặt các kim nam châm thử nối tiếp nhau trên một đường sức từ của thanh nam châm thì: A. Các kim nam châm đều chỉ. đều chỉ một hướng xác định. B. Mỗi kim nam châm đều chỉ một hướng khác nhau. C. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt