SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 BÌNH PHƯỚC Năm học 2008-2009 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) Đề thi môn: ĐỊA LÍ. Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 20/3/2009. Câu 1. (3,0 điểm): Vẽ hình bốn vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12. Bằng hình vừa vẽ, hãy giải thích hiện tượng bốn mùa trên Trái Đất (cả Bắc và Nam bán cầu). Câu 2. (2,0 điểm): Hãy cho biết tại sao môi trường nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới ? Câu 3. (2,0 điểm): Sự khai thác dầu khí ở Biển Đông vùng Đông Nam Bộ và nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản có liên hệ gì với nhau ? Câu 4. (3,0 điểm): Qua bảng số liệu năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước dưới đây: . (đơn vị: tạ/ha) Vùng Năm 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Hồng 44,4 55,2 56,4 Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 46,2 Cả nước 36,9 42,4 45,9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp về tốc độ phát triển năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước từ năm 1995 đến năm 2002 (lấy năm 1995 = 100%). b. Giải thích vì sao năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng lại cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước từ năm 1995 đến năm 2002 ? ________________HẾT________________ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 BÌNH PHƯỚC Năm học 2008-2009 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Hướng dẫn chấm đề thi môn: ĐỊA LÍ. Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 20/3/2009. STT NỘI DUNG ĐIỂM (Thang điểm 10) Câu 1 (3,0đ) - Vẽ hình bốn vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo. Vẽ đúng (trục Trái Đất ở bốn vị trí trên quỹ đạo phải song song với nhau. Mũi tên thể hiện tia sáng của Mặt Trời phải đúng vào Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam và vào Xích đạo), đẹp, có ghi rõ các ngày ở từng vị trí. - Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời + Từ ngày 22/6 đến ngày 23/9 nửa cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời, góc chiếu lớn, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều hơn lúc đó là mùa nóng nửa cầu Bắc (mùa hè). Nửa cầu Nam chếch xa phía Mặt Trời, góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt lúc đó là mùa lạnh của nửa cầu Nam (mùa Đông). + Từ ngày 22/12 đến ngày 21/3 nửa cầu Nam nghiêng về phía Mặt Trời, góc chiếu lớn, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều hơn lúc đó là nóng của nửa cầu Nam (mùa Hè). Nửa cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời, góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt lúc đó là mùa lạnh của nửa cầu Bắc (mùa Đông). + Vào các ngày 21/3 và 23/9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh của Trái Đất (mùa Xuân từ ngày 21/3 đến ngày 22/6 và mùa Thu từ 23/9 đến 22/12). - Mỗi vị trí đúng 0,25 điểm - Giải thích đúng 4 mùa 2,0 điểm Câu 2 - Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió 0,75 (2,0đ) mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. - Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20 0 C, biên độ trung bình năm khoảng 8 0 C, lượng mưa trung bình trên 1000mm. Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. Gió mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người. - Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực có diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp, những nơi ít mưa, có đồng cỏ cao nhiệt đới thích hợp với chăn nuôi. Đây là nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới. 0,5 0,75 Câu 3 (2,0đ) - Biển Đông vùng Đông Nam Bộ là vùng biển đang được khai thác dầu khí với các dàn khoan Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng. - Biển Đông vùng Đông Nam Bộ, cửa sông Cửu Long và Nam Côn Sơn lại là các bãi tôm, bãi cá lớn, ven bờ là vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. - Vì vậy khai thác và vận chuyển dầu khí phải an toàn tuyệt đối, nếu không sẽ ô nhiễm môi trường biển, hải sản cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá vỡ ảnh hưởng tới việc khai thác và nuôi trồng hải sản. 0.5 0.5 1.0 Câu 4 (3,0đ) a. Tính đúng tốc độ phát triển năng suất lúa 1 vùng năm 2000, 2002. b.Vẽ Biểu đồ: - Biểu đồ đường biểu diễn. - Vẽ đúng, tỷ lệ chính xác. - Hình thức đẹp, có chú thích và tên biểu đồ. c. Giải thích: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước từ năm 1995 đến 2002 là do: - Đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng rất tốt, hàm lượng phù sa cao nhất cả nước (1010g/m 3 ) thuận lợi cho việc trồng lúa nước. - Người dân Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cây lúa nước từ lâu đời. 1,0 1,0 0,25 0,75 (Lưu ý: nếu HS không nêu được các số liệu như trong hướng dẫn chấm nhưng nêu được các số liệu trong Atlat đúng thì vẫn cho điểm tối đa; HS không trình bày được như đáp án nhưng vẫn có những ý đúng, độc đáo thì giám khảo thống nhất cho điểm thưởng. Tuy nhiên, điểm thưởng + điểm phần HS làm đúng đáp án không được quá số điểm quy định đối với từng câu). ________________HẾT_______________ Vùng Năm Vùng 1995 2000 % 2002 % Đồng bằng sông Hồng 100 % 55,2 124,3 56,4 127,0 Đồng bằng sông Cửu Long 100 % 42,3 105,2 46,2 114,9 Cả nước 100 % 42,4 114,9 45,9 124,4 . từ năm 199 5 đến năm 2002 ? ________________HẾT________________ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 BÌNH PHƯỚC Năm học 2008-20 09 ĐỀ. bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước từ năm 199 5 đến năm 2002 (lấy năm 199 5 = 100%). b. Giải thích vì sao năng suất lúa của Đồng