MỘT VÀI NÉT VỀ CHÍNH TẢ VIỆT NAM

6 544 0
MỘT VÀI NÉT VỀ CHÍNH TẢ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một Vài Nhận Xét Về Chính Tả Việt Nam Vấn đề viết đúng tiếng Việt vẫn được giới làm báo, làm sách nhắc đến từ lâu và chỉ chau mày hay lắc đầu mỗi khi đọc một bản thảo hay một ấn phẩm có nhiều "lỗi" chính tả. Sau đấy lại thôi, không bàn đến nữa, làm như chuyện viết sai tiếng Việtmột thứ bệnh nan y của người Việt- nam, đành chấp nhận, phải "sống với nó" vậy. Điều lạ là ngay từ trong học đường, ở cấp tiểu học đã có những giờ chính tả để dạy cho học sinh viết đúng tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy mà khi đã trưởng thành, trên cương vị nhà văn, nhà báo, nhà thơ - điều này cũng xẩy ra ngay trong giới cầm bút Pháp - lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải gìn giữ. Ngược lại, khi nói đến "Lỗi chính tả" thì một số rất đông đảo người làm văn học, viết sách, làm thơ lại dựa vào một cuốn tự điển hay, tệ hơn, trên một thói quen nào đó để quả quyết sự viết đúng của một số chữ, không cần đếm xỉa đến công dụng của chính tả. Kẻ viết bài này không có ý áp đặt một khuôn phép chính tả vì đấy là nhiệm vụ của một viện hàn lâm đặc trách về ngôn ngữ. Nhưng gần đây, trước những sự xác định nên xem ngôn ngữ được dùng trong các tự điển Miền Bắc như một giá trị tuyệt đối, nên dùng làm tiêu chuẩn, của vài cán bộ văn hóa cộng sản nêu lên, và hơn nữa, trước lối nhắm mắt chấp nhận những tiêu chuẩn chính tả đã được một số từ điển gia, pháp lý gia hay thần học gia tên tuổi sử dụng, tưởng cũng nên đặt lại vắn đề "lỗi chính tả" một cách dân chủ tiến bộ và thông minh hơn. Từ xưa, do địa vị "nôi văn hóa Việt", ngôn ngữ miền Bắc được xem như tiêu chuẩn để viết đúng tiếng Việt. Và trong gần hai thế kỷ, tinh thần thống trị ấy được giới làm văn chấp nhận một cách thoải mái vì tính "chuộng nhàn" vốn là một dân-tộc-tính của ta. Trong khi ấy, ngay vào buổi sơ khai của nền văn học quốc ngữ, Phan-kế Bính đã có những nhận xét rất nghiêm chỉnh về những sai lầm chính tả trong tiếng nói của mỗi vùng Bắc, Trung, Nam. Ví dụ: Người Bắc nói: ông zời (ông trời), mặt zăng (mặt trăng), uống ziệu (uống rượu), zồng cây ăn chái (trồng cây ăn trái), phong chào chanh đấu (phong trào tranh đấu), nhọ nhem (lọ lem), con zộng (con nhộng), con zện zăng tơ (con nhện giăng tơ), zọng zao hàng (giọng rao hàng), xự zối zá (sự dối trá) v.v . Do đó, có sự lầm lẫn trong cách viết những chũ bắt đầu bằng tr, ch, gi, d, nh, s, x . Nguời Trung (người Huế), không quen (vì ngại hay không thấy là cần thiết) phân biệt dấu hỏi dấu ngã, cũng như lẫn lộn những chữ: nh/gi đầu chữ - ví dụ: cái già (cái nhà) con giện (con nhện) c/t cuối ch" - ví dụ : rửa mặc (rửa mặt) - chuyện lặc vặc (chuyện lặt vặt) . - n/ng cuối chữ - ví dụ: ăng cơm (ăn cơm) - băng khoăng (băn khoăn) . Nhiều nhà văn người Nam cũng có tinh thần ấy, không chú trọng sự phân biệt hỏi ngã, và có những lầm lẫn về chính tả như người Trung. Ngoài ra còn có sự lẫn lộn : - v/gi như: giội giàng giủ nhao đi giề (vội vàng rủ nhau đi về) - ượu/ụ như: ún giụ (uống rượu) - t/c và au/ao như: giủ nhao chơi cúc bắt (rủ nhau chơi cút bắt) - trời mưa như trúc (trút) v.v . Nói như vậy không có nghĩa là người Nam, người Trung cũng như người Bắc nói chuyện với nhau không ai hiểu ai cả vì tiếng nói của mỗi địa phương đầy rẫy những lỗi! Vậy vấn đề là thế nào là "lỗi" chính tả? Nên xác định như thế nào để thống nhất chính tả tiếng Việt? Trước hết, không nên dựa vào thói quen hay vì có một "vị chức sắc văn học" nào đấy đã dùng nên mọi người phải rập khuôn theo. Trước khi nói đến sự xác định - chuyện ấy "còn khuya", vả lại, đấy là việc làm của một viện hàn lâm ngôn ngữ quốc gia - tôi xin tạm đặt một nguyên tắc chính về "sự" viết đúng: một chữ viết đúng không tạo sự lẫn lộn ý nghĩa với một chữ khác. Ví dụ: con dao, dao động (chuyển động đong đưa) - giao thiệp (vận chuyển sang nơi khác) nổi trôi (nằm trên mặt nước) > nông nổi (không sâu) - nỗi niềm, nông nỗi (trạng thái tâm hồn). trinh tiết (không bị hoen ố) - chiến chinh (đi xa) Nếu không, có thể tùy tiện mà dùng trong khi chờ đợi thẩm quyền của một viện hàn lâm đặc trách xác định thể thức chính tả. Ví dụ: dòng sông = giòng sông nhưng không nên viết dòng dống, dòng dã ! (mời xem phần phụ lục) sử dụng = xử dụng nhưng không thể viết xử xanh, sử án, ngu suẩn v.v . lầm lỗi = nhầm lỗi nhưng không ai viết nhầm nhì (lầm lì) dơ duốc = nhơ nhuốc nhưng không nên dùng nhơ nháy (dơ dáy), nhơ nháng (dơ dáng) giữ dìn # giữ gìn , dữ dìn v.v . (d và gi là một âm để hợp với một âm khác. Ví dụ : d+ơ, d+ìn - gi+a, gi+ỏi ) Trư(c)ng hợp chữ gì là trầm bình thanh của âm gi ? Vậy trong những đoạn sau đây, tôi xin bàn riêng về vấn đề : 1- dấu hỏi, dấu ngã 2- phận biệt tr và ch (đầu chữ) 3- phân biệt d, và gi (đầu chữ) 4- n và ng (cuối chữ) 5- c và t (cuối chữ) *** I- Dấu hỏi và dấu ngã 1- Nguyên tắc chung, căn bản: Tiếng Việt gồm có những chữ thuần túy Việt nam và những chữ hán-việt. Vậy khi áp dụng "luật" hỏi, ngã phải cần phân biệt tiếng Việt thuần túy và tiếng hán-việt (tiếng tàu trở thành tiếng việt) 1- Tiếng Việt thuần túy là những tiếng đã có sẵn trong ngôn ngữ của ta: nhà, vườn, ruộng, ăn, uống, đi, nằm, ngồi, buồn, vui, giận, ghét v.v . Những chữ hán (chữ tàu) đồng nghĩa với những chữ ấy như: gia, viên, điền, thực, ẩm, hành, ngọa, tọa, sầu, hỉ, nộ, hỉ v.v . được đem dùng trong ngôn ngữ của ta gọi là chữ hán-việt. Vậy làm thế nào để phân biệt được chữ nào là thuần túy Việt-Nam? Ngoài những trạng từ thường có dạng đơn âm như đã, cũng, những, mải, mãi, hãy, để, cả, rồi, mà, nhưng, vì, nếu, như, nếu như v.v . cách phân biệt tốt nhất là suy từ những chữ kép láy. Kép láy là những chữ có một tiếng chính (có nghĩa) và một tiếng phụ (không có nghĩa) được ghép vào để nghe cho êm tai (euphonie). Ví dụ : buồn-bã, vui-vẻ, nhớ- nhung, ồn- ào, lo-lắng, chát-chúa, v.v . Một tiếng đơn âm trở thành kép láy phải theo định luật phối âm (assonance) của tiếng Việt. 1a- Định luật ấy là : * Huyền < > ngã < > nặng - dấu huyền/ dấu ngã: bẽ-bàng, rõ-ràng - dấu ngã/ dấu nặng: rõ-rệt, rũ-rượi - dấu ngã/ dấu ngã: đĩ thõa, - dấu huyền/ dấu huyền: bàng-hoàng, chàng-ràng - dấu nặng/ dấu nặng: bịn-rịn, lục-đục. - dấu huyền/ dấu nặng nặng-nề, bề-bộn * Hỏi < > sắc < > không - không dấu/ dấu hỏi: bỏ-bê, vui-vẻ, bảnh bao, hở hang . - dấu hỏi/ dấu sắc: lở-lói, rả-rích, hí hửng - dấu hỏi/ dấu hỏi: đỏng đảnh, xởi-lởi, lỉnh-kỉnh, lủng củng . - không dấu/ không dấu: lông bông, lang thang, thênh thang, mênh mông . - không dấu/ dấu sắc: le lói, thâm thúy, trơ tráo, nhâng nháo . - dấu sắc/ dấu sắc: tí-tách, nhắng nhít, rối rít, thút thít . 1b- Cách suy ra dấu hỏi, ngã: Nhờ định luật ấy, ta có thể nhận diện được dấu hỏi, dấu ngã đối với một số chữ đơn âm như: rõ < rõ ràng, rõ rệt ngỡ < ngỡ ngàng, lỡ làng rảnh < rảnh rang, bảnh bao hỏi < hỏi han, lở lói nở < nở nang, hở hang ngỗ < ngỗ nghịch # ngổ-ngáo ngẩm < ngán ngẩm # ngẫm nghĩ = ngẫm + nghĩ) mải < mê mải (mải làm quên ăn) # mãi (làm việc mãi không thôi) Chú ý : Do đó, ta có thể giải thích được nguyên nhân của nh"ng âm hỏi, ngã trong những trường hợp sau : cũng = cùng đã = đà tĩnh = tịnh ngỡ = ngờ v.v . 1c- Ngoại lệ: Tuy nhiên, trong bất cứ ngôn ngữ hay văn phạm nào cũng vậy, luôn luôn có những ngoại lệ buộc ta phải thận trọng khi dùng dấu hỏi, dấu ngã. Ví dụ : - trong những chữ kép gồm có hai chữ đều có nghĩa: ủ-rũ (ủ-ê + rũ rượi); rảnh rỗi (rảnh rang + rỗi) - nhiều tiếng không đứng trong định luật nói trên như: trơ trẽn, phỉnh phờ, ngoáo ộp, xiêng xẹo, lam lũ, mỏi mòn, ngoan ngoãn, khe khẽ v.v . Cũng may mà những trường hợp ngoại lệ không có nhiều nên không đến nỗi làm nản lòng người có dụng tâm viết chính tả đúng! 2- hỏi, ngã trong chữ hán-việt Như trên đã nói, khi các cụ của chúng ta đem dùng tiếng tàu trong ngôn ngữ của ta, các cụ đã nghiên cứu thông minh về cách phát âm của tiếng tàu. Tôi nói thông minh vì tiếng tàu không có nhiều thanh (son) - hỏi, ngã, th, tr, đ, r, n - như tiếng việt và hơn nữa không có nhiều âm (ton) - nhị âm (diphtongue ), tam âm (triphtongue ) như của ta, nhưng các cụ đã nhận thấy được sự dị biệt của mỗi chữ nên đã đem dấu hỏi, dấu ngã vào những tiếng hán-việt ấy. Ví dụ: phụ =/= phủ ương =/= ang iêu =/= iu phúc =/= phú Do đấy, dấu hỏi, dấu ngã được đặc biệt dùng cho mỗi loại chữ hán-việt. Tổng quát, ta nhận thấy những loại sau đây : 2a - Chỉ dùng dấu hỏi những chữ bắt đầu bằng: A - Â : ải, ảnh, ẩm, ẩn, ẩu v.v . B: bản, bảng, bảo, bỉ, biển, bổng lộc, bỉnh bút , biển lận v.v Ngoại lệ : bãi chức, bãi triều C: cải, cảm, cảo, cẩm, cảng v.v . Ngoại lệ : long cỗn, cưỡng bách, lưu cữu CH: chẩn, chỉnh, chỉ, chủng, chưởng, chử (cái chày) D: Không có ngoại lệ Đ: đả, đảm, đảng, đảo, đẳng, điểm, điển, điểu, đỉnh v.v . Ngoại lệ: đãi, đễ, đỗ GI: giả, giảng, giản, giảng, giảo v.v . K, KH: kiểm, kỷ (ghế), thế kỷ, kỷ cương, khả, khảo, khiển, khổ, khoản, khuyển, khủng . Ngoại lệ: kỹ thuật, kỹ lưỡng . PH : phản, phẩm, phỉ, phổ, phủ v.v . Ngoại lệ: phẫn, phẫu S: sản, sảng, sảnh, liêm sỉ, sổ, sở, sủng, sử, sửu v.v . Ngoại lệ: sãi vãi, sĩ tử, sĩ phu, suyễn. T : tải, tảng, tảo, tẩy, tẩu, tiểu, tỉnh tủy, tổ, tuyển, tử v.v . Ngoại lệ : tẫn, tễ, tiễn, tiễu trừ, tĩnh mịch, tuẫn tiết. TH : thải, thảm, thưởng, thủy, thủ, thủy v.v . Ngoại lệ : thuẫn, thũng U : ủ, uẩn, uyển, ủng v.v . X : xảo quyệt, ung xỉ, ngu xuẩn, xử v.v . Ngoại lệ : xã thôn. Y : ỷ (dựa vào), yểm trợ v.v . 2b - Chỉ dùng dấu ngã, những chữ bắt đầu bằng : D: dã man, kiều diễm, dĩ nhiên, dung dưỡng v.v . L: lũng đoạn, lõa thể, lưỡng lự v.v . M: mã lực, miễn dịch, mãnh, mãng v.v . N niển (nghiên mực), niểu (hiếm dùng) NH: nhiễu loạn, mộc nhĩ, thanh nhã v.v . V: vĩnh viễn, võ công, võng v.v . 2c - Đặc biệt: Khi dùng dấu hỏi, khi dùng dấu ngã, những chữ bắt đầu : bằng H: hải cảng # kinh hãi hảo, hiểm, hiển, hiểu, hỏa, hoảng, hổ phách, hủ, hủy, hưởng hãm hại, hãn mã, hãnh diện, trì hoãn, hỗ tương, hỗn hợp, huyễn hoặc, hữu trách. bằng Q : quĩ đạo, thủ qũy, quảng đại, quỉ quái . 3 - Kết luận : Vấn đề dấu hỏi, dấu ngã, thiết nghĩ, không nên xem là tiên quyết trong ngôn ngữ và văn chương. Nó chỉ là một sự tô điểm cho sự phát âm, lúc nói và lúc hát chứ không hẳn là một điểm trọng yếu về giá trị văn chương. Khi nằm trong khuôn khổ của một câu hay một cụm chữ (contexte), dù viết sai, ta vẫn hiểu được ý nghĩa của chữ được dùng kia mà! Bằng chứng là người Trung (Huế), người Nam không chú trọng hỏi, ngã lắm nhưng văn chương của họ cũng không đến nỗi nào. Nếu cho vấn đề hỏi ngã này là quan yếu hoặc thích xem đấy là một "cái gì thêm lên" (un plus) cho tiếng Việt được hay, đẹp thì nên dụng tâm học hỏi cách viết cho đúng. Thế thôi. Còn không thì không nên đặt thành vấn đề tranh luận rườm rà, tạo nên những mặc cảm kỳ quái. Trong tinh thần ấy, tôi chỉ mong là những nhận xét về cách nhận diện dấu hỏi, dấu ngã trên đây không làm nản lòng "khách mộ điệu" mà thôi. Phụ lục : 1- Những cái vô lý trong Tự điển Việt-Pháp (Lê Khả Kế + Nguyễn Lân) của nhà xuất bản Khoa học xã hội ở Hà nội. Để góp ý về sự bàn cãi về riêng chữ D và GI, vì có nhiều bạn dùng quyển tự điển này để xác định cách viết D và GI, với tất cả lòng kính quí của tôi, tôi xin chép ra đây vài điểm "trục trặc" của hai Cụ Lê-khả Kế và Nguyễn Lân. (Nguyễn Lân, bút hiệu là Từ-Ngọc, tác giả "Cậu bé nhà quê" là thầy dạy pháp văn và việt-văn đầu tiên của tôi, năm 1943) 2a- Vô lý : Với một tinh thần khẳng định dựa trên quan niệm "tiếng Bắc" được phát âm đúng, nên dùng làm tiêu chuẩn chính tả cho ch" viết, ta có thể thấy nh"ng điểm "ngoan cố" sau đây : tr. 195 : con dộng - tr. 752 : con nhộng tr. 279 : dấp giọng - tr. 739 : nhấp giọng tr. 287 : diếc móc - tr. 745 : tr.nhiếc móc tr. 290 : dịp - tr. 748 : nhịp nhàng tr. 295 : dơ bẩn, dơ duốc - tr. 754 ; nhơ nhuốc, nhơ nhớp tr. 294 : dồi (boudin) - tr. 751 : nhồi nhét (bourrer) . Có sự lẫn lộn, trong khi sự khác nhau là dồi bột (nhào bột=pétrir) và nhồi nhét (bourrer) vân vân . Cái vô lý là hai tác giả chỉ dựa vào "thói quen" phát âm của miền Bắc để xác định cách dùng chữ D. 2b- Chữ D dùng cho những chữ sau đây có thể tạo ra nhầm lẫn, vậy ta nên chọn lực một cách viết. Ví dụ : dây (vết bẩn vấy, dính dấp bừa bãi)# dây dưa (kéo dài trong một th(c)i gian dài) # giây (sợi giây, giây phút) dấu (vết hằn không phai lạt, để ghi nhận) # giấu (cất giấu) Dấm (chất nước chua) # nhấm (ăn, uống từng miếng nhỏ). Không thể dùng dấm dẳng được. (tr.276) Dìm (ấn xuống) : không thể viết gìm được vì gì+m hay g+ìm đều "lỗi" chính tả. vân vân . 2c- Tiện đây, nhân lúc xem kỹ những chữ bắt đầu bằng D của quyển tự điển ấy, tôi cũng xin nêu lên một trường hợp sai lầm để, khi ta trân trọng văn học thì ta phải biết suy nghĩ, chứ không nên cúi đầu tuân phục những tự điển gia quá. Ví dụ : dễ ợt = facile comme un bonjour. Tiếng Pháp dùng : simple comme bonjour vì : - facile khác với simple - phải dùng comme bonjour vì người Pháp dùng dire bonjour à quelqu'un, souhaiter le bonjour à quelqu'un. Tóm lại, nếu ta cứ nhắm mắt tin theo các quyển tự điển, trong khi chưa có một viện hàn lâm xác định chính tả Việt nam và từ đó bào chữa cho được "sự viết đúng" của mình thì . lộn xộn lắm. Nên để tự nhiên thì hơn. 2- Để làm nhẹ bớt nỗi lo của những người viết văn, làm thơ hay đặt lời cho các bản nhạc, tôi xin viết ra đây một bản văn 'khá nổi tiếng" để xem chư vị thiết tha đến sự trong sáng của văn chương việt nam có bị lu mờ hay không. Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm thang, cảnh thương tâm ghê gớm hay dịu giàng, cảnh rực rở, ái ân hay giử gội. Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi, không chuyên tâm, không chủ nghỉa, nhưng cần chi? Tôi chỉ là một khách tình si, ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể. Mượng lấy bút nàng Li-tao tôi vẻ và mượn câu đàng ngàng phiếm tôi ca, vẻ đẹp u chầm, đắm đuối hay ngây thơ, củng như vẻ đẹp cao xiêu, hùng cháng của non nước, của thi văng, tư tưởng . Chắc chư vị vẫn hiểu được ? . Một Vài Nhận Xét Về Chính Tả Việt Nam Vấn đề viết đúng tiếng Việt vẫn được giới làm báo, làm sách nhắc đến. khi đọc một bản thảo hay một ấn phẩm có nhiều "lỗi" chính tả. Sau đấy lại thôi, không bàn đến nữa, làm như chuyện viết sai tiếng Việt là một thứ

Ngày đăng: 07/09/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan