Điều hấp dẫn là Herrigel cũng như mọi đại sư của các ngành nghệ thuậtkhác gần gũi với Thiền như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, hội họa… đều thừanhận là, các nghệ thuật đó chỉ là phương tiện
Trang 3THIỀN TRONG NGHỆ THUẬT BẮN CUNG
Tác giả: Eugen Herrigel Bản tiếng Việt © 2013 Nguyễn Tường Bách & Công ty
Sách Phương Nam.
Dịch từ nguyên bản tiếng Đức “Zen In Der Kunst Des
Bogenschiessens”, tác giả Eugen Herrigel.
Bản tiếng Đức xuất bản lần đầu tiên năm 1948 tại Đức.
Trang 4Lời người dịch
Phần lớn chúng ta đều chưa hiểu Thiền và cũng chẳng biết về nghệ thuật
bắn cung, nhưng tại sao tác phẩm Thiền trong nghệ thuật bắn cung này lại có
thể hấp dẫn?
Có lẽ những ai đã đến với Thiền cũng đều công nhận như Herrigel, tác giảcuốn sách này, là một lúc nào đó ta sẽ gặp một bức tường không thể nhảyqua Đó là bức tường ngăn chặn mọi suy tư lý luận, mà chỉ có sự chứng thựccủa bản thân mới hy vọng mở được cánh cửa Người đọc tác phẩm này sẽcảm nhận Herrigel đã mở được cánh cửa đó bằng một con đường có ít người
đi, con đường của nghệ thuật bắn cung
Điều hấp dẫn là Herrigel cũng như mọi đại sư của các ngành nghệ thuậtkhác gần gũi với Thiền như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, hội họa… đều thừanhận là, các nghệ thuật đó chỉ là phương tiện để dẫn tới một chân trời, nơi đó
“Thiền bắt đầu hít thở.” Tới mức thành tựu đó rồi thì người xạ thủ hay kiếm
sĩ đã quên bản thân mình, thì cái hồn nhiên trong mỗi người chúng ta màSuzuki gọi là “trực giác bát-nhã” sẽ thông qua kỹ năng thuần thục mà hànhgiả cung đạo hay kiếm đạo đã khổ công luyện tập mà tự vận hành Tại chốn
đó, nơi mà Suzuki gọi là satori thì đã vắng bóng tự ngã và lòng mong ước sở
cầu, chỉ còn “nó” và cái dụng của “nó”, chúng xuất hiện trực tiếp và liên tụcvới nhau, giữa chúng không có một khoảng cách nào, dù nhỏ như “đường tơ
kẽ tóc.”
Herrigel là một giáo sư triết học người Đức, ông thành tựu được nghệ thuậtbắn cung Nhật Bản sau sáu năm khổ luyện Là một người phương Tây vốnquen phân tích lý luận, với tính cách của một người đã thành tựu một nghệthuật của Thiền, Herrigel thuật lại cho ta một cách chân thành bước đườnghọc tập đầy gai góc của mình Người đọc tới đây đã đoán đúng, bắn cung làmột hoạt động của tâm thức Đúng thế, Herrigel cần cả một năm chỉ để biếtkéo cung “một cách tâm linh”, năm năm để biết quên đích bắn nằm ở đâu.Cuối cùng nhà triết học đó đã thành tựu và vì vậy tác phẩm của ông rất thú vịcho những người cũng quen lý luận Nó mô tả lại những gì chờ đợi ta trênbước đường luyện tập tâm linh, đi từ một suy nghĩ thường tình đến một trạngthái mà Herrigel gọi là không biết “mình bắn đích hay đích bắn mình.” Tuy
nó sẽ không mở giúp cánh cửa của bức tường nọ nhưng có lẽ nó sẽ đưa ta tớicửa
Vì lẽ đó mà cuốn sách nhỏ này được nhiều người quí trọng Nó đã đượcdịch ra 13 thứ tiếng, bản dịch Việt ngữ này dựa trên bản in lần thứ 38 của
Trang 5nguyên bản tiếng Đức.
Cộng Hòa Liên Bang Đức, tháng 3 năm 2001
Nguyễn Tường Bách
Trang 6Vài nét về Herrigel và Suzuk
Eugen Herrigel, giáo sư tiến sĩ ngành triết học, sinh năm 1884 tại Kehl(Đức) Sau quá trình học tập, ông trở thành giáo sư triết học tại Heidelbergnăm 1923 Từ 1924 đến 1929, Herrigel là giáo sư tại Đại học Hoàng giaSendia ở Nhật Bản Từ 1929 đến 1948, ông là giáo sư triết học tại Erlangen.Ông mất năm 1955 tại Partenkirchen
Daisetz Teitaro Suzuki (Hán Việt: Đại Chuyết Trinh Thái Lang Linh Mộc),sinh năm 1869, mất năm 1966 Ông là giáo sư triết học Phật giáo tại Đại họcKyoto, với tính cách là thiền sư Nhật Bản, đã giới thiệu Thiền với phươngTây Ông đã giảng dạy nhiều nơi, trong số đó có Đại học Columbia tại NewYork Tới nay ông vẫn là người có thẩm quyền cao nhất về Thiền tông Phậtgiáo Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách luận giải về Thiền
Trang 7Lời giới thiệu của Daisetz T.Suzuki
Một trong những nhân tố chủ yếu nhất trong việc tập luyện thuật bắn cung
và các nghệ thuật khác được lưu truyền tại Nhật cũng như nhiều nước vùngViễn Đông khác, là tính chất vô vị lợi của nó, nó cũng không nhằm phục vụđầu óc thẩm mỹ đơn thuần, mà là một phép dưỡng tâm, nhằm đưa tâm thứctiếp cận với thực tại cuối cùng Thế nên, môn cung đạo không phải đượcluyện tập để bắn trúng đích, mũi kiếm đưa ra không phải để hạ gục đối thủ;người vũ công nhảy múa không phải để thân thể uốn lượn nhịp nhàng theođiệu vũ, mà chủ yếu để ý thức hòa đồng, ăn nhịp với cái vô thức
Muốn thành tựu nghệ thuật bắn cung, kiến thức về kỹ năng thực hành làcần thiết nhưng không đủ Kỹ năng phải được vượt qua, để cái khả năng biếnthành một cái “nghệ thuật bất khả”, thứ nghệ thuật đến từ vô thức
Ứng trong thuật bắn cung thì điều đó có nghĩa là xạ thủ và đích bắn khôngcòn là hai vật thể đối nghịch nhau, mà trở thành một thực tại duy nhất Ngườibắn cung không còn ý thức về chính mình nữa, không thấy mình cần phải bắntrúng đích nằm trước mắt mình Thế nhưng tình trạng vô thức này chỉ đạt tớiđược khi người đó đã tự tại, đã xả bỏ hoàn toàn chính tự ngã của mình, khingười đó hòa thành một với kỹ năng toàn hảo của mình Điều này hoàn toànkhác với mọi thứ tiến bộ bình thường khác có thể đạt được trong môn bắncung
Cái khác đó, nó nằm trong một thứ bậc hoàn toàn riêng, được gọi là satori(giác ngộ) Nó là trực giác, nhưng lại hoàn toàn khác với trực giác người tahay hiểu Vì thế mà tôi gọi là “trực giác bát nhã.”[1] Bát nhã có thể được gọi
là “trí huệ siêu việt.” Thế nhưng từ này cũng chưa nói hết được mọi tính chất nằm trong danh xưng này, vì bát nhã là một thứ trực giác, trực giác này làm công việc tóm gọn tức khắc cái toàn thể và cái riêng lẻ của vạn sự Đó là một thứ trực giác, nó không cần thiền định quán sát gì cả mà biết ngay số không
là vô tận và vô tận là số không và tôi không nói điều này một cách biểu tượng hay theo kiểu toán học, mà là một chứng thực có thể trực tiếp nhận biết được.
Vì thế trạng thái satori, về mặt tâm lý, nằm bên kia ranh giới của tự ngã
Về mặt lý luận thì nó là tri kiến về sự tổng hợp giữa có và không, về mặt siêuhình thì đó là sự hiểu ngộ bằng trực giác, rằng cái hữu hiện là cái trở thành vàcái trở thành là cái hữu hiện
Sự khác biệt đặc trưng giữa Thiền và các pháp môn tôn giáo, triết học hayhuyền học khác là ở chỗ, Thiền không bao giờ quay lưng với cuộc sống hàng
Trang 8ngày và trong tất cả các khả năng áp dụng thực tiễn và sự cụ thể của nó vẫnchứa đựng một điều, đó là đứng ngoài trò phô diễn của ô nhiễm thế gian vàlòng rong ruổi không ngưng nghỉ.
Ở đây ta đã chạm tới mối liên hệ giữa Thiền và thuật bắn cung hay với cácnghệ thuật khác như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, vũ đạo và những môn nghệthuật tinh tế khác
Thiền là “tâm bình thường”, như Mã Tổ (mất năm 788) đã nói “Tâm bìnhthường” không gì khác hơn là “đói thì ăn, mệt thì nghỉ.” Khi chúng ta bắt đầunhớ niệm, suy nghĩ và tạo thành khái niệm thì tâm vô thức uyên nguyên bịmất đi và một ý niệm sẽ nổi lên Khi ăn chúng ta sẽ không còn ăn, khi ngủchúng ta sẽ không còn ngủ Phát tên đã bắn nhưng tên không bay tới đích vàđích cũng không còn đứng tại chỗ nó phải đứng
Con người là một sinh vật biết suy nghĩ nhưng tác phẩm lớn nhất của nó sẽđược thành tựu khi nó không tính toán, không suy nghĩ “Sự ngây thơ” phảiđược đạt lại sau nhiều năm tập luyện trong nghệ thuật biết quên chính mình.Khi đã được nó, thì con người biết suy nghĩ và lại không biết suy nghĩ Conngười suy nghĩ như mưa, mưa rơi từ trên trời xuống đất; như sóng, sóng đùatrên biển; như sao, sao soi bầu trời đêm; như lá xanh, lá nảy mầm trong gióxuân ấm áp Thực tế, con người đã chính là mưa, là biển, là sao, là lá
Khi con người đã đạt được mức độ phát triển “tâm linh” này thì nó là mộtThiền sư của cuộc đời Nó không cần màu, vải và cọ như họa sư Nó khôngcần cung tên, đích bắn và các thứ khác như xạ thủ Nó có tứ chi, thân thể, đầu
óc và các thứ Cuộc đời Thiền của nó sẽ tỏ lộ thông qua mọi “dụng cụ” đó,chúng cũng quan trọng như chính dạng hình của nó Tay chân con ngườichính là cọ vẽ, toàn bộ vũ trụ chính là tấm vải mà trên đó nó sẽ vẽ đời mìnhbảy mươi, tám mươi, chín mươi năm Bức họa này mang tên là “cuộc đời.”Thiền sư Pháp Diễn tại Ngũ Tổ sơn (mất năm 1104) nói: “Đó là người, kẻ
đã biến không gian trống rỗng thành một tấm giấy vẽ, sóng biển thành bìnhmực và núi tu-di thành cây cọ rồi viết năm chữ: Tổ sư tây lai ý.[2] Tôi sẽ trải
tọa cụ[3] ra và sẽ bái lạy người đó.” Ta tự hỏi, lối viết kỳ đặc đó có ý nghĩa
gì Tại sao con người làm được như thế thì đáng được lễ bái? Có thể một vị Thiền sư sẽ trả lời: “Đói thì tôi ăn, mệt thì tôi nghỉ.” Còn đối với độc giả thì hình như câu hỏi về xạ thủ bắn cung vẫn chưa được trả lời.
Trong cuốn sách tuyệt diệu này, giáo sư Herrigel, một triết gia Đức, người
đã đến Nhật Bản và đã luyện tập thuật bắn cung để hiểu Thiền, cho ta một bài
Trang 9tường thuật đầy sáng tỏ về chứng nghiệm của bản thân mình Cách trình bàycủa ông sẽ làm độc giả phương Tây quen với phương thức kỳ lạ và xem rakhó tiếp cận của sự chứng thực phương Đông.
Ipswich, Massachusetts, tháng năm 1953.
Trang 10Thiền trong nghệ thuật bắn cung
Thoạt nhìn, thật là một sự coi nhẹ quá mức khi đưa Thiền vào trong mốiliên hệ với việc bắn cung nỏ, dù ta hiểu Thiền thế nào đi nữa Ngay cả khihào phóng thừa nhận bắn cung là một “nghệ thuật” đi nữa, ta cũng thấy khó
mà cảm nhận trong nghệ thuật này có một cái gì khác ngoài kỹ năng thuầntúy thể thao của nó Thế nên người ta sẽ bất ngờ khi tìm hiểu về các khả năngđáng kinh ngạc của nghệ thuật bắn cung Nhật Bản Nghệ thuật này có cáithuận lợi là dựa trên một truyền thống cổ xưa, không bao giờ bị đứt đoạn,trong cách sử dụng cung tên Lý do là tại Viễn Đông, cũng chỉ vài thế hệ gầnđây thôi, loại vũ khí hiện đại mới bắt đầu lấn át các phương tiện chiến đấu cổđiển trong những lúc cần thiết Đồng thời, việc sử dụng các phương tiện cổ
đó cũng không hề bị gián đoạn, vẫn tiếp tục lớn mạnh và lan rộng trong nhiềugiới Phải chăng vì thế mà ta có thể mong chờ một sự mô tả về môn bắn cungNhật Bản, hy vọng nghe giải thích tại sao mà ngày nay nó đã trở thành mộtmôn thể thao rộng khắp?
Không có gì sai lầm bằng sự dự đoán này Cung đạo trong ý nghĩa thôngthường – được tôn trọng như một nghệ thuật, một truyền thống tại Nhật Bản,
nó không được người Nhật hiểu là một môn thể thao mà là một nghi thức tế
lễ, mặc dù kỳ lạ thế nào đi nữa khi mới nghe qua Và như thế, “nghệ thuật”bắn cung không đơn thuần là một kỹ xảo thể thao mà người ta có thể luyệntập, mà là một khả năng bắt nguồn từ công phu trau dồi tâm linh, với mụcđích là bắn trúng trên phương diện tâm thức: Cơ bản là xạ thủ nhắm bắnchính mình và rất có thể đạt được kết quả là bắn trúng chính mình
Điều này nghe ra thật là khó hiểu Người ta sẽ nói, làm sao được, môn bắncung, ngày xưa người ta luyện tập là vì chuyện chiến đấu sinh tử, bây giờchưa chắc đã được xem là một môn thể thao rèn luyện thể chất, làm sao nó lại
là công phu tâm linh được? Thế thì cung, tên và bia bắn để làm gì? Như thếthì phải chăng ta đã phủ nhận một nền nghệ thuật cổ của kẻ trượng phu cũngnhư ý nghĩa rõ rệt của môn bắn cung và thay vào đó bằng một cái gì mơ hồ,nếu không muốn nói là hoang tưởng?
Thế nhưng ta cần phải nghĩ rằng – kể từ lúc môn bắn cung hết dính liền vớicác cuộc chiến đấu đổ máu thì nay tinh thần kỳ đặc của môn này xuất hiệnmột cách thuyết phục hơn, ít bị phân tán hơn – tinh thần của nghệ thuật nàythực ra không cần được diễn tả bằng cung tên, dù nó luôn luôn có liên quanvới chúng Nó cũng không có nghĩa là, kể từ khi cung tên không đóng vai trò
gì trong vũ khí, phép bắn cung truyền thống trở thành một trò tiêu khiển giết
Trang 11thời gian, rồi đồng thời cũng bị xem thường “Đại pháp” của môn bắn cungphát biểu một cái gì khác hẳn Theo đó thì môn bắn cung trước sau là mộtvấn đề sinh tử, đó là mức độ của người bắn chiến đấu với chính mình; vàcách đấu tranh này không phải một lối thay thế miễn cưỡng mà chính là nềntảng căn cơ của tất cả các cuộc chiến đấu ngoại cảnh – thí dụ như chống lạimột đối thủ bằng xương bằng thịt Chỉ trong cuộc chiến đấu nội tâm của xạthủ với chính mình thì nghệ thuật này mới cho thấy tự tính ẩn mật của nó, và
vì thế các lời khai thị trong nghệ thuật đó không quên những gì cốt tủy, dùcho bây giờ chúng không còn nói đến khả năng áp dụng thực tế trong cuộcchiến đấu của các hiệp sĩ
Vì thế, ngày nay ai hiến mình cho nghệ thuật này, người đó sẽ nhận hưởngđược từ dòng phát triển lịch sử của nó một sự thuận lợi không thể chối cãi, đó
là khỏi phải sa vào cách nghĩ tối tăm là ta chỉ thấu hiểu “đại pháp” đó bằngnhững áp dụng cụ thể Vì rằng, tất cả các nhà đạo sư bắn cung của mọi thờiđại đều nhất trí với nhau, cửa chỉ mở cho những ai có một trái tim thanh tịnh,vắng bóng những mưu toan nhỏ nhặt
Vì thế nếu có ai hỏi, các nhà đạo sư bắn cung Nhật Bản nhìn và mô tả thếnào về người xạ thủ chiến đấu với chính mình, thì các câu trả lời của họ đềuvang lên một cách bí ẩn Vì đối với các vị đó thì sự chiến đấu của xạ thủ lànhắm vào chính mình – lại vừa không nhắm vào chính mình, rằng có thể anh
ta bắn trúng chính mình – lại vừa không bắn trúng chính mình, như thế vừa là
kẻ nhắm vừa là đích nhắm, vừa là kẻ bắn vừa là kẻ bị bắn Hay nói như các vịđạo sư bắn cung vẫn thường nói: quan trọng nhất là, dù cho nằm ngay tronghành động của mình, xạ thủ vẫn là cái trung tâm bất động Rồi thì cái vĩ đạinhất và chung kết nhất sẽ tự sinh ra: nghệ thuật trở thành phi nghệ thuật, hànhđộng bắn biến thành cái không bắn, thành một hành động bắn vắng bóngcung và tên; thầy trở thành trò, đạo sư trở thành kẻ nhập môn, cái cuối cùngtrở thành cái nguyên thủy và cái nguyên thủy trở thành cái viên mãn
Người Đông Á đã quen và thấu hiểu những công thức bí ẩn này Ngược lại,
rõ ràng là chúng làm chúng ta bí lối Không còn cách nào khác hơn là phảitìm hiểu sâu hơn Đã từ lâu, đối với người phương Tây, điều sau đây khôngphải xa lạ, đó là dạng hình nội tại của các nền nghệ thuật Nhật Bản đều qui vềmột nguồn gốc chung, đó là đạo Phật Điều này có giá trị với nghệ thuật cungđạo cũng như vẽ tranh mực tàu, cho nghệ thuật sân khấu cũng không kém khi
so với trà đạo, với nghệ thuật cắm hoa cũng như kiếm đạo Trước hết, phảinói là tất cả các nghệ thuật đó lấy một thái độ tâm linh làm điều tiên quyết và
Trang 12sự săn sóc bồi dưỡng cho thái độ đó tùy thuộc nơi cách thức riêng tư củariêng mình, và trong mức độ cao nhất thì đó chính là đặc thù của Phật giáo và
là cái quyết định tự tính của con người tôn giáo Dĩ nhiên ở đây ta không nóiđạo Phật theo nghĩa chung Không phải đạo Phật thuần lý mà người ta có thểhọc tập thông qua kinh điển mà ở châu Âu cũng được biết tới và có ngườiquả quyết là mình hiểu ngộ Ở đây ta nói đến Thiền tông của Phật giáo màNhật Bản gọi là “Zen”, trong đó sự suy luận không có vai trò, mà lại là một
sự chứng thực trực tiếp về cái nguồn gốc của mọi sự mà tư duy không nắmbắt được Thậm chí ngay sau khi có một chứng nghiệm rõ ràng và choángngợp như thế, người ta cũng chưa thấu hiểu và lý giải được: ta chỉ biết làmình không biết về nó Để tới biến cố chứng thực quyết định đó, Thiền tôngPhật giáo đề ra nhiều con đường, trong đó nhờ phương pháp tĩnh lặng nội tâm
mà chúng dẫn đến nguồn gốc sâu xa nhất của tâm thức, đến một cái vô thủy
vô chung không thể gọi tên Và hơn thế nữa: ta cùng đồng nhất với nó Vàkhi nhìn lại thuật bắn cung thì điều này có thể được xác định một cách hếtsức tạm thời nhưng đáng làm ta suy nghĩ: các phép tập luyện mà chỉ nhờchúng, kỹ năng bắn cung biến thành nghệ thuật và cuối cùng biến thành nghệthuật phi nghệ thuật, đó là những phép tập luyện tâm linh Và việc bắn cungkhông hề có nghĩa là một vận động ngoại cảnh với cây cung và mũi tên mà làmột sự xếp đặt nội tại với chính bản thân mình Cung cũng như tên chỉ lànhững cái cớ cho một biến cố khác, cái đó cũng vẫn có thể xảy ra nếu thiếucung tên Cung tên chỉ là con đường dẫn tới một cái đích, chúng không phải
là cứu cánh, chúng chỉ sự trợ giúp cho bước nhảy quyết định cuối cùng
Trước sự kiện này thì không còn gì đáng mong hơn là có được một tácphẩm trình bày về Thiền tông như thế nào đó để ta có thể thấu hiểu sâu xa.Thực tế là không thiếu những tác phẩm này Thí dụ như D.T.Suzuki trong tác
phẩm Luận về Thiền tông Phật giáo[4] đã mang lại minh chứng là văn hóaNhật Bản và Thiền liên hệ mật thiết với nhau, rằng nền nghệ thuật Nhật Bản,tâm thức võ sĩ đạo, quan niệm sống, các dạng hình đạo đức, thẩm mỹ, trongmột chừng mức nhất định cả tư tưởng Nhật Bản, đều phải nhờ cậy nguồn suốicủa Thiền và vì thế cho những ai không quen thuộc với Thiền thì chúngkhông thể được hiểu một cách đầy đủ được
Những tác phẩm quan trọng của Suzuki – gần đây đã được dịch ra Đứcngữ[5] – cũng như những khảo cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản khác đãgây nên một sự chú ý đáng có Người ta phải thừa nhận rằng, Thiền tông Phậtgiáo được hình thành tại Ấn Độ, đã chuyển hóa mạnh mẽ và chín muồi tại
Trang 13Trung Quốc, cuối cùng được Nhật Bản tiếp thu và được chăm bón tới ngàyhôm nay trong một dòng truyền thừa sinh động Và cũng Thiền tông đó đãsinh ra nhiều thánh nhân bí ẩn trong dạng con người, mà sự tìm hiểu về cuộcđời các vị đó không bao giờ được gọi là đầy đủ.
Dù có nhiều người cố gắng giới thiệu về Thiền, người châu Âu chưa mấy
ai có cái tri kiến về tự tính đích thực của Thiền Hầu như có một cái gì ngăncản không cho ta đi sâu, tâm trạng cảm biết của chúng ta chỉ đi vài bước làgặp phải cổng rào không vượt qua được Trong bóng tối che phủ xung quanh,Thiền đối với ta như một câu đố kỳ lạ nhất, đó là câu đố của đời sống tinhthần Đông Á đề ra: không giải được nhưng lại thu hút một cách không cưỡnglại nổi
Lý do của cảm giác đau xót không thể tiếp cận đó hẳn phải nằm trong cáchdiễn đạt mà Thiền sử dụng đến nay Ở đây người ta không cần ai lý giải cả,không có một thiền sư nào chịu khó mô tả chút ít về chứng nghiệm của ông,chứng nghiệm đã giải phóng và chuyển hóa ông, chịu khó mô tả về “sự thực”bất khả tư nghì, bất khả ngôn thuyết, mà xuất phát từ đó, bây giờ ông sốngmột cách tự tại Ở đây Thiền đã gần như đồng nghĩa với tâm linh huyền bíthuần túy Ai không tham gia được vào những chứng thực tâm linh thì kẻ đóđứng ngoài cuộc, dù cho anh ta có quay cuồng thế nào Quy luật này là chungcho tất cả những gì thuộc phạm vi huyền bí đích thực, không hề cho ai ngoại
lệ Và dù cho có vô số sách vở được xem là thiêng liêng nói về Thiền, sự thểcũng như vậy thôi Thực tế là những sách vở đó mang tính chất là chỉ hé mở
ý nghĩa sinh động của chúng cho những ai đã chứng được cái kinh nghiệmcốt tủy nhất, và những sách vở đó chỉ thừa nhận những gì mà hành giả dùmuốn dù không cũng đã từng có Ngược lại, đối với kẻ chưa chứng nghiệmthì chúng câm lặng vì làm sao anh ta đọc được giữa những hàng chữ.[6] Ngoài
ra, chúng không thể không làm tâm tư anh ta rối bời, dẫn đi lạc lối khôngphương cứu thoát, dù cho anh đã cẩn trọng tới với những sách vở đó và đãdâng hiến chính lòng mình Thế nên Thiền, cũng như mọi lĩnh vực huyền bíkhác, chỉ được hiểu ngộ bởi một con người mà bản thân nó cũng thuộc giớihuyền bí, kẻ đó cũng không chịu làm những cách không chính đáng khác đểđạt những điều mà chứng nghiệm huyền bí chưa cho thấy
Bây giờ thì người đã đi suốt con đường Thiền, người đã nhờ “ánh sángchân lý” mà giác ngộ, kẻ đó sống một cuộc đời quá tự tại, không ai khôngthấy Vì thế cũng phải lý thôi, nếu có ai xuất phát từ một nguồn gốc tâm linhtương tự với lòng thôi thúc cảm nhận, mà tìm đường vào, tiếp cận với cái
Trang 14năng lực vô danh đó, câi tạo tâc vĩ đại đó Kẻ đó có quyền mong chờ ai đótrong Thiền tông mô tả cho mình ít nhất lă con đường dẫn đến đích Vă cũng
kẻ tầm đạo chđn thănh đó mới được quyền mong ước, chứ lòng tò mò thôi thìchưa đủ để đòi hỏi Không có nhă đạo học năo, tức lă chẳng có vị thiền sưnăo mă trong bước đầu dọ dẫm lại đạt được như ngăy viín mên Ông đê vượtqua biết bao trở ngại, để lại đằng sau biết bao chặng đường để cuối cùng gõđược cânh cửa của chđn lý! Trín đường đi ông đê bị giăy vò biết bao lần vớicảm giâc trơ trụi, rằng mình đang tìm câi bất khả Thế nhưng câi bất khả năymột ngăy năo đó trở thănh khả dĩ, thậm chí lă điều hiển nhiín Khi đó chẳng
lẽ không có chỗ cho niềm hy vọng lă, một sự mô tả về con đường dăi văchông gai đó ít nhất cũng lăm ta tự đặt cđu hỏi với mình: ngươi có dâm đichăng?
Thế nhưng những mô tả đó về con đường vă câc chặng hầu như hoăn toănkhông có trong sâch vở Thiền Một mặt lă vì, chính câc thiền sư lă ngườichống đối quyết liệt nhất việc hướng dẫn đời sống tđm linh cho một ai khâc.Thế nhưng câc vị đó lă người biết rõ nhất từ chính kinh nghiệm của mình lă,không ai đi được hết con đường năy mă không có sự hướng dẫn vă giúp đỡtận tụy của một vị đạo sư có kinh nghiệm Mặt khâc, điều quyết định khôngkĩm lă, những chứng nghiệm, những thănh quả, những bước đường của câcthiền sư, bao lđu nó còn lă “của mình” thì bấy lđu nó còn phải bị vượt qua,phải được chuyển hóa, cho tới lúc tất cả câi “của nó” bị hủy diệt Vì chỉ lúc
đó mới có cơ sở cho một chứng nghiệm về “sự thực tuyệt đối”, mới cho thiềnsinh một cuộc sống xa rời tự ngê vă câ thể Hănh giả sẽ sống nhưng trong đókhông còn có một câ thể của hănh giả đang sống
Từ nơi đđy ta sẽ hiểu, tại sao Thiền giả trânh nói về mình vă con đườngphât triển của mình Không phải vì ông cho đó lă hí luận thiếu khiím tốn mẵng thấy điều đó đê phản lại tinh thần của Thiền Đối với ông, chỉ duy mộtviệc mở miệng nói về Thiền thôi lă một điều phải cđn nhắc nghiím túc Ông
sẽ cảnh bâo nhớ tới chuyện của một trong câc vị Thiền sư vĩ đại nhất, khi vịnăy nghe hỏi Thiền lă gì, vị ấy giữ im lặng như không hề nghe cđu hỏi đó.Nay, chẳng lẽ Thiền giả lại thấy phải nói về mình, về những gì ông đê vứtbỏ?
Trước sự kiện năy thì thật lă vô trâch nhiệm nếu tôi lại tiếp tục đem ranhững cđu chuyện nghịch lý vă lại mồm năm miệng mười lý giải, coi đó lăxong việc của mình Thế nín tôi theo đuổi ý định, hêy để cho cốt tủy củaThiền chiếu rọi theo câch của nó văo một trong những nghệ thuật mă nó có
Trang 15tác dụng lên Hiển nhiên sự sáng tỏ này chưa phải là giác ngộ trong đúng như
ý nghĩa cơ bản của từ này, nhưng ít nhất nó cũng cho thấy đôi chút những gìnằm sau tấm màn sương che phủ mắt nhìn, như ánh nhoáng từ xa báo hiệu tiachớp Hiểu như thế thì nghệ thuật bắn cung là trường học vỡ lòng của Thiền
và từ động tác tay chân mà ta thấy rõ những biến cố, bản thân những biến cố
tự nó lại là bất khả tư nghì Nói cụ thể là có thể mỗi con đường của các nghệthuật đã nêu đều dẫn tới đạo lộ của Thiền
Đối với tôi thì có lẽ hiệu quả nhất là mô tả con đường mà một người họctrò của nghệ thuật bắn cung phải trải qua Nói chính xác hơn, ở đây tôi sẽ tìmcách trình bày giai đoạn sáu năm học hỏi với một trong những đại sư củaNhật về nghệ thuật này Vì chính chứng nghiệm của riêng tôi cho phép tôilàm điều này Thế nhưng để bạn đọc có thể hiểu được – vì ngưỡng cửa vỡlòng đã chứa đựng lắm điều bí ẩn – tôi không có cách gì hơn là kể lại tất cảnhững chướng ngại mà tôi đã vượt qua, tất cả những gì đã kìm hãm mà tôi đãvứt bỏ trước khi bước vào được trong tinh thần của đại pháp Sở dĩ tôi nói vềmình vì không còn cách nào khác để đạt mục đích đó Cũng vì lý do này màtôi xin chỉ tự giới hạn trong những điểm chủ yếu nhất để cho sự trình bàyđược sắc sảo Tôi sẽ cố tình không nói đến những bài học đã xảy ra trongkhung cảnh nào, không kể lể lại những gì lắng đọng sâu xa trong ký ức, nhất
là không vẽ lại hình ảnh của vị đạo sư, dù cho có lúc tôi rất muốn Luôn luôntôi chỉ muốn giới hạn trong nghệ thuật bắn cung, nó hiện ra đối với tôi nhưthế nào, học được nó khó ra sao, và tôi sẽ chỉ trình bày tới đó thôi, tới nơi mànhững chân trời xa nhất bắt đầu hiện rõ mà sau đó là chỗ Thiền thở hơi thởcủa mình
Tôi phải giải thích tại sao mình lại muốn tiếp xúc với Thiền và lại muốnhọc nghệ thuật bắn cung để đạt mục đích đó Từ thời sinh viên, hầu như bịmột khuynh hướng bí ẩn thôi thúc, tôi đã quan tâm đến đạo học huyền bí mặc
dù thời gian không có nhiều cho việc đó Với tất cả cố gắng, tôi càng lúc càngthâm hiểu, rằng mình chỉ là người từ bên ngoài mà tới với các kinh sách đạohọc Dù tôi cũng biết phân loại, đưa các hiện tượng huyền bí vào trong mộttập hợp, nhưng lại không có cách nào nhảy lên khỏi bức tường để vào với tậphợp đó Phải nói thêm là trong nhiều kinh sách đạo học, tôi cũng không tìm rađược những gì mình muốn tìm Tôi dần dần thất vọng và mất hứng thú, cuốicùng đến một cái nhìn là, chỉ có những kẻ thật sự sống viễn ly mới hiểu thếnào là “viễn ly”, và điều này thì chỉ dành cho những kẻ quên mình trong thiềnđịnh, những kẻ đã đánh mất tự ngã, những kẻ đã “hợp nhất” với Thượng đế
Trang 16Tôi cũng tới với ý nghĩ, không có và không thể có một con đường nào khácdẫn tới đạo học ngoài việc tự mình thực chứng, tự mình chịu khổ ải và thấyrằng, nếu thiếu cái tiên quyết này thì mọi ngôn từ nói về nó đều trống rỗng.Nhưng, làm thế nào để trở thành hành giả đạo học? Làm thế nào để đạt đượctình trạng viễn ly đích thực, chứ không phải tưởng chừng như viễn ly? Cómột con đường nào dẫn đến đó chăng cho kẻ tầm đạo, kẻ đã bị thời gian hàngtrăm năm chia cắt với các đạo sư vĩ đại? Nhất là cho con người hiện đại, kẻlớn lên trong một điều kiện hoàn toàn khác? Đối với những câu hỏi đó, tôikhông tìm đâu ra một câu trả lời tương đối thỏa đáng, dù có khi nghe thấynhững mô tả có từng bước thứ tự, hứa hẹn đưa ta đến đích Nếu đi con đường
đó ta sẽ thiếu những lời khai thị chỉ dẫn chính xác và có hệ thống, thay hẳncho một vị thầy trên một đoạn đường Nhưng giả sử nếu có những lời khai thị
đó đi nữa, thì liệu chúng đã đủ chưa? Không phải chúng chỉ có cái chức nănglớn nhất là đánh thức, làm ta sẵn sàng tiếp nhận, phương pháp hay nhất phảichăng cũng không nhất thiết là luôn luôn mang lại sự thực chứng huyền bícho một con người? Dù tôi có làm cách nào đi nữa, cuối cùng mình chỉ đứngtrước một cánh cửa đóng im ỉm, rồi tôi cũng không nhịn được nên cứ layđộng nó hoài Lòng hoài vọng vẫn còn đó và một khi nó mệt mỏi muốn nghỉthì tâm tôi lại nhớ đến lòng hoài vọng đó
Về sau tôi trở thành giảng viên đại học Một ngày nọ, tôi nhận được lờimời giảng dạy tại Đại học Hoàng gia Tohoku về môn lịch sử triết học Tôivui mừng có dịp được làm quen với đất nước và con người Nhật Bản Thêmmột điều nữa làm tôi sung sướng là được đến với đạo Phật cũng như với phépThiền định và nền đạo học của tôn giáo đó Vì tôi đã nghe nói từ lâu, nơi đó
có một truyền thống được bảo tồn chu đáo, một sự chăm sóc sinh động củaThiền mà trong đó nghệ thuật giáo hóa đã kéo dài hàng trăm năm và quantrọng nhất là có nhiều vị Thiền sư với những kinh nghiệm đáng khâm phụctrong việc hướng dẫn tâm linh
Chưa làm quen bao nhiêu với môi trường mới, tôi đã vội thực hiện ý địnhcủa mình Trước hết tôi gặp phải nhiều lời khuyên ngược lại Họ nói với tôi,
từ xưa tới nay chưa có người Âu nào nghiêm túc tìm hiểu Thiền và bản thânThiền cũng từ bỏ cả những dấu vết nhỏ nhặt nhất của “Pháp” và vì thế đừngmong nó sẽ thỏa mãn mình trên phương diện “lý thuyết.” Tôi phải mất nhiềuthì giờ để giải thích tại sao mình muốn đến với Thiền chính ở chỗ không vì lýluận hàn lâm Nghe thế người ta lại khuyên tôi, đối với người Âu thì thật là
vô vọng nếu muốn đi vào một lĩnh vực rõ là xa lạ nhất của đời sống tinh thầnmiền Đông Á – trừ phi người đó chịu học một môn nghệ thuật Nhật Bản có
Trang 17liên hệ đến Thiền.
Tôi không hề ngán sợ khi nghĩ mình phải trải qua một lớp vỡ lòng Tôi sẵnsàng nhượng bộ tất cả chỉ với một hy vọng, từng bước được đến gần Thiền vàmột con đường đi vòng khổ nhọc đối với tôi vẫn hơn là không có đường nào.Thế thì tôi nên hiến mình cho nghệ thuật nào phù hợp với mục đích này? Vợtôi thì không cần suy nghĩ lâu, nàng quyết định theo nghệ thuật cắm hoa và
vẽ tranh mực tàu, còn tôi thì nghệ thuật bắn cung xem ra thích hợp hơn vì –
về sau mới biết là mình đoán sai – tôi có nhiều kinh nghiệm bắn súng, có lẽchúng sẽ giúp tôi nhiều
Một trong những đồng nghiệp của tôi là giáo sư luật Sozo Komachiya, ông
đã theo học nghệ thuật bắn cung từ hai mươi năm nay và được xem là ngườithông thạo nhất về môn này ở đại học Tôi xin ông hãy giới thiệu với thầy củaông, vị đại sư nổi tiếng Kenzo Awa thu nhận tôi làm học trò Mới đầu vị thầy
từ chối lời thỉnh cầu của tôi với lý do, ông đã tin nghe, lỡ dạy cho một ngườinước ngoài và thu lượm kết quả không tốt Ông không chịu nhượng bộ thêmmột lần nữa, không muốn làm phiền ai với tinh thần đặc thù của nghệ thuậtnày Chỉ đến khi tôi khẩn cầu, ông là một vị đạo sư coi trọng bộ môn củamình, hãy đối xử với tôi như người học trò non trẻ nhất, vì tôi đến với nghệthuật này không phải vì chuyện đùa, mà vì “đại pháp”, ông mới nhận tôi làmhọc trò, đồng thời nhận cả vợ tôi luôn Tại Nhật, từ xưa đến nay, thường phái
nữ cũng được dạy cho bộ môn này và ngoài ra vợ của ông cũng như hai nàngcon gái cũng luyện tập thường xuyên
Thế là tôi bắt đầu bài học nghiêm túc và khắc khổ, may thay với sự có mặtcủa Komachiya, ông là người đã kiên trì bênh vực cho chúng tôi, hầu như bảolãnh cho, đồng thời đóng vai trò thông dịch Song song tôi có thêm dịp đượcnghe chỉ giáo về môn cắm hoa và hội họa dành cho vợ tôi Nhờ đó mà sự sosánh, bổ túc qua lại giữa hai thứ làm tôi có thêm cơ sở rộng rãi để lĩnh hội
Con đường của nghệ thuật phi nghệ thuật là không đơn giản, đó là điều màchúng tôi cần biết ngay trong buổi học đầu tiên Trước hết vị thầy chỉ cho tôixem chiếc cung Nhật Bản, giải thích cách cấu tạo cũng như vật liệu để chếtạo nó, tre và sức căng phi thường của nó Đối với ông, điều quan trọng hơnnhiều là nhấn mạnh về dạng hình quí phái sang trọng của chiếc cung dài gầnhai mét, đó là dạng lúc chiếc cung đã được căng bức, sẵn sàng được sử dụng.Dạng hình đó xuất hiện càng sắc sảo khi dây cung càng căng thẳng Khi dây
đã kéo tới mức mà cung cho phép thì cây cung tự đồng hóa chính mình trong
Trang 18cái “toàn thể”, vị đạo sư giải thích thêm, và chính vì thế mà phải học cáchkéo dây, giương cung cho đúng Xong, ông lấy chiếc cung quí nhất và cứngnhất trong số các cung, với một thái độ hết sức trân trọng, buông thử dâycung chỉ được kéo nhẹ vài lần Từ dây cung phát ra một âm thanh, nghe quanhư tiếng của một cú đấm mạnh hòa lẫn với tiếng rung trầm, tiếng mà takhông thể quên sau khi nghe một vài lần; nó rất kỳ lạ, nó bám vào lòng hầunhư không cưỡng nổi Từ xa xưa người ta đã cho rằng thanh âm này có sứcmạnh đuổi tà ma và tôi có thể hiểu niềm tin này bám rễ sâu sắc trong lòngngười Nhật Sau động tác thể nhập quan trọng này của sự thanh lọc và điểmđạo, vị thầy yêu cầu chúng tôi hãy quan sát ông một cách kỹ lưỡng Ông đặtlên cung một mũi tên rồi giương cung xa tới mức mà tôi đâm sợ liệu cây cungcòn giữ nổi cái toàn thể trong mình được không, cuối cùng mũi tên thoát ra
và bay đi Những điều này diễn ra không những rất đẹp mà còn rất nhẹnhàng Sau đó ông khuyên dạy: Ông hãy làm như thế, nhưng hãy để ý, bắncung không phải để tập luyện cơ bắp Khi kéo dây cung, ông không được lấyhết sức mạnh của thân người mình mà phải học sao chỉ để cho hai bàn taylàm việc, trong lúc bắp thịt của cánh tay và vai vẫn không vận sức, để chúngkhông tham gia Chỉ khi ông làm được như vậy thì ông mới hội đủ một trongnhững điều kiện, trong đó hành động giương cung và bắn tên mới trở thành
“tâm linh” được Sau khi nói thế, ông nắm lấy hai bàn tay tôi, chầm chậm đưatay theo các giai đoạn của sự vận động, phải vận hành như thế nào, để tôiquen dần với cảm giác giương cung
Ngay lúc mới thử với một chiếc cung tập không cứng lắm tôi đã thấy phảivận sức, thậm chí vận sức cả người mới giương được nó Ngoài ra, cung Nhậtkhông giống loại cung thể thao châu Âu mà người ta chỉ cần nâng ngang vai
và tì người vào đó Còn cung Nhật, sau khi lắp tên vào thì hầu như ta phảiđưa thẳng hai cánh tay lên cao, nên cả hai bàn tay của người bắn nằm quátrên đầu Không làm sao khác hơn là ta phải căng đều hai cánh tay qua trái vàqua mặt ra xa nhau dần và càng xa nhau chúng lại thấp xuống, vẽ một đườngcong Như thế cho tới lúc tay trái cầm cung, lúc cánh tay đã thẳng thì nằmngang tầm mắt Còn tay mặt kéo dây cung, cánh tay hơi co, kéo tới trên vaimặt, cuối cùng để cho chiếc tên dài gần một mét chỉ ló đầu ra khỏi đầu cungmột chút, mức căng của cung phải là như vậy Và người bắn phải giữ tư thếnày một lúc trước khi được phép buông tên Sức mạnh được dùng cho việcgiương cung kỳ lạ này cũng như cho việc giữ tư thế làm cho tôi, chỉ sau giâylát, hai bàn tay run lên, hơi thở càng lúc càng nặng nề Cả tuần sau đó điềunày cũng không thay đổi Việc giương cung vẫn là một động tác hết sức khó
Trang 19khăn và dù tôi hăng say tập luyện, nó vẫn không thành “tâm linh” được Maymắn thay, tôi chợt có một ý nghĩ, có lẽ phải có một cái mẹo nào đó mà vịthầy vì lý do nào đó chưa chỉ cho tôi và tôi đem hết tham vọng tự mình khámphá ra nó.
Quyết chí với dự định, tôi tiếp tục tập luyện Vị đạo sư chăm chú theo dõitôi, nhẹ nhàng giúp cải thiện tư thế cứng nhắc của tôi, khen ngợi quyết tâm,chê bai cách dụng sức của tôi, nhưng để tôi được tùy nghi Ông chỉ phản ứngbằng cách nói câu tiếng Đức “gelockert”[7] mà trong thời gian qua ông đã họcđược, khi thấy tôi giương cung, luôn luôn gọi đúng ngay chỗ tôi sơ sót,nhưng không hề mất kiên nhẫn và sự lễ độ Thế nhưng có ngày chính tôi mấtkiên nhẫn và đành thú nhận với ông là tôi không thể giương cung được lấymột lần theo cách ông dạy
“Ông không thể giương cung”, vị đạo sư giảng giải, “vì ông thở khôngđúng Sau khi hít vào, ông hãy nén hơi thở xuống dưới, làm sao cho thànhbụng ông căng lên và giữ yên như thế một lúc Sau đó ông thở ra càng chậm,càng đều càng tốt, sau khi nghỉ một chút, hít nhanh khí vào lại – hít thở nhưthế đều đều mà sau một thời gian ông sẽ tìm thấy một nhịp điệu Nếu làmđúng, ông sẽ thấy việc bắn cung càng ngày càng dễ Vì với cách thở này, ông
sẽ khám phá nguồn gốc của mọi sức mạnh tâm linh, không những thế mà cònđạt được một điều là nguồn suối này sẽ tuôn chảy phong phú hơn, càng dễthẩm thấu vào các cơ của ông hơn nếu ông để chúng thư giãn.” Rồi để chứngminh, ông giương chiếc cung cứng mạnh của mình và bảo tôi đến sau lưngông và ấn thử các cơ bắp tại cánh tay Quả nhiên chúng căng rất ít, hầu nhưkhông phải dụng công
Tôi tập luyện phép thở mới, trước hết không có cung tên, cho đến lúc thuầnthục Sự xa lạ khó chịu ban đầu sớm tan đi Vị đạo sư rất coi trọng việc thở rachậm rãi, nhẹ nhàng và đều đặn; ông bắt tôi kiểm soát nó bằng cách lúc thởphát ra thành một thứ tiếng trầm Khi hơi thở và thứ tiếng đó ngưng hẳn, tôimới được hít vào Ông từng nói, hơi hít vào có chức năng hình thành địnhhình, giai đoạn giữ hơi là khi mọi sự diễn biến chân chính và hơi thở ra là sựthành tựu và chấm dứt, trong đó tất cả mọi chướng ngại đã được hóa giải.Thế nhưng lúc ấy chúng tôi chưa hiểu những gì ông nói
Ngay sau đó vị đạo sư cho thấy mối liên hệ giữa hít thở và thuật bắn cung,
rõ là tập luyện hít thở không phải chỉ để hít thở Quá trình nhất quán của phépgiương cung và bắn tên được chia ra nhiều giai đoạn: cầm cung, lắp tên, đưacung lên, kéo dây và giữ tư thế trong độ căng cao nhất và cuối cùng là buông
Trang 20tên Mỗi giai đoạn đó đều bắt đầu bằng hít khí vào, được thực hiện bằng quátrình ép khí và chấm dứt bằng hơi thở ra Tất cả đều diễn ra một cách tựnhiên Hơi thở vận hành điều hòa, nó không những chỉ làm mốc cho nhữngđộng tác, tư thế mà còn hòa quyện với nhau một cách có nhịp điệu, trong đómỗi người một khác, tùy theo trình độ chế ngự hơi thở của mình Vì thế, mặc
dù quá trình được chia làm nhiều giai đoạn, tất cả đều diễn ra như một biến
cố, hoàn toàn sống từ mình và trong mình, nhất thiết không thể so sánh vớimột bài tập luyện thể dục thể thao, quá trình này cho phép tự do thêm bớt cáccông đoạn mà không mất đi tính chất và ý nghĩa của nó
Tôi không thể nhớ lại ngày hôm đó mà không nghĩ tới sự khó khăn ban đầulúc kiểm soát hơi thở Thật ra thì khi đó tôi thở đúng cách, thế nhưng khi chútâm cho cơ bắp tại cánh tay và vai được thư giãn lúc căng dây cung, thì cơbắp chân càng phải cứng hẳn lên, hầu như tôi cần một chỗ đứng chắc chắn,như chàng Antaeus,[8] tất cả sức lực đều phải hút từ lòng đất Thấy thế, vị đạo
sư không còn cách nào hơn là can thiệp nhanh như chớp bằng cách bóp mạnhthật đau vào một cơ bắp chân Khi tôi nói lời xin lỗi ông, lẽ ra tôi phải cốgắng thư giãn, ông trả lời: “Đó chính là tại vì ông cố nghĩ đến nó Ông hãychỉ nghĩ đến hơi thở thôi, làm như không có việc gì khác để làm ngoài việcthở!” Dĩ nhiên tôi cần một thời gian lâu mới làm được những gì vị thầy đòihỏi Thế nhưng tôi làm được Tôi học cách buông rơi mình trong hơi thở, đếnnỗi có lúc có cảm giác, không tự mình thở mà là mình được thở Tôi phải nóithế dù nghe rất lạ tai Và dù tôi suy tư hàng giờ, dù thâm tâm tôi phản đối cáihình dung kỳ quặc đó, tôi cũng không còn nghi ngờ là hơi thở tự nó giữ được,như vị đạo sư đã nói Rồi thì, khi này khi khác, với thời gian càng xảy rathường xuyên, tôi kéo được dây cung mà thân thể hoàn toàn thư giãn, giữđược tư thế căng dây tới cuối, mà không diễn tả được tại sao Sự khác biệtquá rõ, quá thuyết phục giữa những lần kéo dây thành công và những lần thấtbại cuối cùng làm tôi hiểu, khi nói kéo dây một cách “tâm linh” là nói điều gì
Đó chính là cái lõi của vấn đề: không có một cái mẹo kỹ năng nào cả nhưtôi đã ra công tìm một cách vô vọng mà chỉ là việc hít thở đã mở đường chonhững khả năng mới mẻ và giải phóng sức mạnh Tôi nói điều này với sự suynghĩ cẩn trọng Tôi biết rõ, ai ở trong những trường hợp như thế này, dễ têliệt trước ảnh hưởng to lớn và bị kinh nghiệm của chính mình trói buộc,người đó dễ quá phấn chấn vì tất cả đều quá lạ lùng Ở đây, với tất cả sựchừng mực, sự thành công đạt được nhờ phép vận dụng hơi thở đã nói quá rõ:với thời gian, tôi đã có thể căng cánh cung cứng của thầy một cách thư giãn
Trang 21Trong một cuộc nói chuyện lâu, có lần tôi hỏi ông Komachiya, tại sao mớiđầu thầy cứ để cho tôi tìm tòi vô vọng cách căng cây cung một cách “tâmlinh”, tại sao ông không chỉ ngay phép vận dụng hơi thở Ông đáp: “Một vịđại sư cũng là một nhà sư phạm giỏi, tại xứ chúng tôi luôn luôn là như thế.Nếu vị thầy bắt đầu ngay với bài học vận dụng hơi thở, ông sẽ không làm saothuyết phục anh phải biết quí cái then chốt nhất Anh phải gian khổ với sự mòmẫm của mình, anh phải chịu cảnh chìm tàu, anh mới sẵn sàng vớ lấy cáiphao mà ông ném cho anh Anh hãy tin tôi đi, tôi biết từ kinh nghiệm củachính mình, vị thầy biết rõ anh và từng người học trò của ông hơn chúng ta tựbiết mình Ông đọc được tư duy của người học trò nhiều hơn họ tưởng.”
Trang 22Sau một năm mà biết giương cung một cách “tâm linh”, tức là không cóchút dụng công cố gắng, điều đó thực ra cũng chưa có gì ghê gớm Thếnhưng tôi cũng thấy mừng và bắt đầu hiểu ngộ, tại sao người ta gọi phép tự
vệ là “nhu đạo.” Đó là thuật triệt hạ đối thủ bằng cách biết nhẹ nhàng nétránh và không dụng sức gì cả mà biến sự tấn công dũng mãnh của họ trởthành lực chống lại chính họ Đó chính là hình ảnh uyên nguyên của nước từngàn xưa truyền lại, nước luôn luôn biết né tránh nhưng không bao giờ khuấtphục Thế nên Lão Tử mới nói một câu có ý nghĩa sâu xa, sống phải đạo lànên như nước, biết hợp theo những gì đáng phù hợp Thêm vào đó là một câulưu truyền trong trường phái của thầy tôi: mới đầu ai mà thấy dễ thì về sau sẽthấy khó Còn tôi thì bước đầu thấy thật là khó Trước tất cả những gì mìnhgặp phải, trước những khó khăn thử thách mà mình đã dự kiến, lúc ấy làmsao tôi yên lòng được?
Bây giờ là tới lượt động tác buông tên Tới nay chúng tôi chỉ được phépgiương cung mà không cần biết điều gì sẽ xảy ra Việc buông tên, dù là mộtphần của phép tập, nó cũng chỉ nằm bên lề Và mũi tên đi về đâu lại càngkhông quan trọng Chỉ cần nó cắm vào đích làm bằng rơm bện là đủ Bắntrúng nó cũng chẳng khó khăn gì vì đích chỉ nằm xa nhất là khoảng hai mét.Tới nay thì mỗi khi buông tên là tôi không chịu đựng nổi nữa việc giữ cungmãi trong sức căng cao nhất Đó là lúc tôi thấy mình phải buông, khi hai cánhtay không giữ nổi tư thế giương ra xa nhau Thật ra thì sức căng của dâykhông làm đau những ngón tay Chiếc găng tay da mà ngón tay cái của găngđược bọc thêm một lớp đệm làm cho dây cung không cứa ngón tay, cho nênkhông phải vì thế mà không giương cung được lâu Khi giương cung thì ngóntay cái (của bàn tay phải) nằm dưới mũi tên, móc quanh dây cung, còn ngóntrỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn giữ phía trên, nắm chặt và giữ vững mũi tên.Buông tên có nghĩa là những ngón tay xung quanh ngón cái mở ra, cho nóđược hở Sức căng bức của dây cung giải phóng chiếc tên, dây cung rungnhẹ, mũi tên vọt đi Tới nay, mỗi lần buông tên, không lần nào mà tôi khôngthấy một sự co giật, đó là một sự rung động toàn thân người cảm được vàthấy được, kể cả cánh cung và mũi tên Dĩ nhiên là như vậy tôi không thể bắnmột phát tên trơn tru và chính xác được Nó phải lắc lư thôi
Ngày nọ, vị thầy nói với tôi khi thấy tôi đã biết giương cung đúng cách,một cách thư giãn, không còn điều gì đáng nói nữa: “Tới nay tất cả những gìông học là chỉ để chuẩn bị việc buông tên Vì thế chúng ta đang đứng trướcmột việc làm mới, hết sức khó khăn và đồng thời cũng chính là một cấp bậc
Trang 23mới của nghệ thuật bắn cung.” Sau khi nói lời này, ông cầm cung của mình,lắp tên, giương cung và buông tên Bây giờ, sau khi được chỉ dẫn, tôi mớinắm được hết, không gì thoát khỏi mắt tôi Đó là, tay phải của vị thầy độtnhiên mở ra, được giải phóng khỏi sức căng, bị giật lui nhanh chóng nhưngkhông gây lên cơ thể ông một chút rung động nào cả Cánh tay phải trước khibuông tên co lại, sau đó thì bung ra, nhưng lại duỗi ra một cách nhẹ nhàng.
Sự giật lui không tránh khỏi được đón lại một cách mềm dẻo hài hòa
Nếu xung lực to lớn của phát tên mà không thể hiện trong tiếng đập mạnh
mẽ của dây cung hay độ cắm sâu của mũi tên thì người ta không ai ngờ được
sự hiện diện của nó Với vị thầy thì việc bắn một phát tên hết sức giản đơn vàkhông đòi chút cố gắng, chỉ như chuyện chơi
Một hành động đầy sức mạnh mà thể hiện ra ngoài nhẹ nhàng không chút
cố gắng, điều đó có một vẻ đẹp mà hẳn người miền Đông Á dễ dàng cảm thụ
và quí trọng Hồi đó, trong mức độ của mình, tôi cũng thấy thế, nhưng đốivới tôi lúc đó điều quan trọng hơn là, nhờ buông tên nhẹ nhàng mà tên trúngđích Từ việc bắn súng, tôi đã biết hậu quả thế nào khi bị run tay, xa đườngnhắm một ly cũng không được Vì thế tất cả những gì học hỏi được, thựchành được đến nay dù sao cũng rõ đối với tôi: thư giãn lúc giương cung, thưgiãn lúc giữ tư thế trong sức căng cao nhất, thư giãn buông mũi tên, thư giãnđón sức bật của lực bắn Tất cả những điều đó liệu không phải vì để bắn chotrúng đích, để đạt cái ý định mà tất cả sự kiên trì để học cho được môn bắncung nhắm tới thì là cái gì? Thế thì tại sao vị thầy dường như muốn nói, bâygiờ qua một giai đoạn xa hơn hẳn những gì đã tập, cao hơn những gì thôngthường?
Dù thế nào đi nữa thì tôi cũng chăm chỉ tập luyện theo hướng dẫn của ông,thế nhưng tất cả đều vô ích Tôi thường có cảm giác, lẽ ra tôi nên buông tênsớm hơn, khi đó tôi còn ở trong giai đoạn tự nhiên không cần biết gì Nhất làtôi để ý rằng, việc mở bàn tay phải ra, tức là trước hết mở các ngón tay đè lênngón cái, nó xảy ra không phải là không có cố gắng Hậu quả là có một cáirung mạnh khi buông tên, nó làm chao đảo phát tên Còn bàn tay khi buôngtên bị giật thì tôi càng khó thấy đỡ lại một cách mềm dẻo Vị thầy liên tụcbiểu diễn cho tôi thấy cách buông tên và tôi cũng liên tục cố làm giống nhưông, với kết quả duy nhất là tôi càng thêm mất tin tưởng Sự việc đối với tôigiống như con rết có cả trăm chân không biết đi như thế nào cho đúng, khi nóbắt đầu dùng đầu óc để suy nghĩ xem nên cử động chân nào trước chân nàosau
Trang 24Trước sự thảm bại của tôi, vị thầy xem ra ít thất vọng hơn tôi Phải chăngông đã kinh nghiệm biết rằng sẽ tới tình hình này? Ông nói với tôi: “Ôngđừng nghĩ ngợi mình phải làm cái gì, đừng cân nhắc phải làm như thế nào.Phát tên chỉ xảy ra trơn tru khi bản thân người bắn bị bất ngờ Nó phải xảy ranhư sợi dây cung đã thình lình cắt đứt ngón tay cái của ông đang móc quanhdây Ông không được mở tay ra một cách cố ý!”
Sau đó là hàng tuần, hàng tháng trôi qua của sự luyện tập vô hiệu quả Từcách bắn cung thượng thặng này, tôi rút ra được cái thước đo, thấy được cáithực tính của phép bắn cung chân chính Thế nhưng tôi không đạt được lấymột phát tên thành công nào cả Có khi đợi mãi phát tên không xảy ra, tôigiảm cường độ căng cung vì không còn chịu nổi, hai bàn tay tôi từ từ tiến gầnlại nhau, phát tên lại càng không hề xảy ra Còn ngược lại, khi tôi cố gắngnghiến răng chịu căng cho đến khi kiệt hơi thở, thì hành động đó cũng chỉnhờ vận động cơ bắp của tay và vai Tôi đứng yên đó, bất động – vị thầy nhạotôi, như một bức tượng – tay chân cứng đờ và tình trạng thư giãn biến đâumất
Có thể do tình cờ, cũng có thể do thầy tôi cố ý bày ra, mà ngày nọ chúngtôi ngồi bên nhau uống trà Tôi tận dụng cơ hội này để giãi bày tất cả, đemhết tim gan ra mà nói
“Con hiểu, nếu muốn phát tên không hỏng thì bàn tay không được giật lúc
mở ra Thế nhưng cố hết cách, lúc nào con cũng làm sai Nếu bàn tay nắmchặt quá thì khi mở ra nó bị rung Ngược lại nếu cố để lỏng thì vô tình để dâycung buông quá sớm, trước khi đạt mức căng tối đa Giữa hai cực biên nàycon cứ mò mẫm hoài và không có cách giải quyết.” Vị thầy trả lời: “Ông hãygiữ dây cung như một đứa trẻ nhỏ giữ ngón tay của người lớn chìa ra cho nó
Nó giữ chặt ngón tay đến nỗi ta phải ngạc nhiên về sức mạnh của bàn tay tíhon Thế nhưng lúc nó buông ngón tay ra thì không có một chút rung nào, dùnhỏ nhất Ông biết tại sao không? Vì đứa trẻ không nghĩ ngợi gì cả, nó khôngnghĩ đại loại như: bây giờ ta hãy buông ngón tay ra và nắm thứ khác Hoàntoàn không nghĩ ngợi, hoàn toàn vô sở cầu, nó chỉ hướng từ cái này qua cáikhác, và ta phải nói, nó đang chơi với những cái đó, nếu không muốn nói làcác cái đó đang chơi với đứa trẻ.”
Tôi nói: “Có lẽ con hiểu những gì thầy muốn nói qua ẩn dụ này Nhưngphải chăng con ở trong một trạng thái hoàn toàn khác? Khi con giương cungthì thế nào cũng có một lúc con sẽ cảm nhận: nếu phát tên không xảy ra bâygiờ thì ta không chịu nổi sức căng nữa Và điều gì xảy ra? Cái duy nhất lúc
Trang 25đó là con nghẹt thở Lúc đó con phải buông tên dù ra sao đi nữa, con khôngthể đợi nó được nữa.”
Thầy tôi trả lời: “Ông mô tả quá rõ, nó đúng là cái trở ngại của ông Ôngbiết tại sao ông không thể đợi được, tại sao hơi thở bị nghẽn trước khi pháttên xảy ra không? Khi ông không tự rời bỏ chính mình thì phát tên chânchính trong thời điểm chân chính không thể xảy ra Ông không tự căng mìnhcho cái thành tựu mà thâm tâm lại chờ sự thất bại xảy ra Bao lâu mà vẫn còntình trạng đó, ông không còn cách nào hơn là hô triệu một cái nằm ngoàimình, và khi làm như thế thì tay ông mở không đúng cách Như thế thì khôngđược như tay một đứa trẻ, không được như một trái cây chín muồi tự táchvỏ.”
Tôi phải thú nhận với thầy rằng, nói như ông thì chỉ làm tôi thêm hoangmang Tôi nói để ông thấy: “Thì dù sao con giương cung, buông tên là để bắntrúng đích Giương cung là phương tiện để đạt mục đích Và con không thểquên mối liên hệ đó Đứa trẻ thì không biết liên hệ đó, còn con thì không thể
bỏ nó được.” Vị thầy nói lớn: “Nghệ thuật chân chính là phi mục đích, là vô
sở cầu! Ông càng kiên trì bám giữ cái điều học bắn cung là để trúng đích thìông càng không thành công, càng rời xa nó Điều cản trở ông chính là vì ôngquá ham muốn Chắc ông nghĩ rằng, điều gì ông không làm, nó sẽ không xảyra.”
Tôi nói lại: “Nhưng chẳng phải thầy đã từng nói sao, bắn cung không phải
là chuyện phù phiếm giết thì giờ, trò chơi vô bổ mà là chuyện sinh tử.”
“Tôi vẫn nghĩ thế chứ Chúng tôi, những người thầy của môn bắn cung vẫnnói: Một phát tên là một cuộc đời! Câu này có ý nghĩa gì, ông chưa hiểu đâu,nhưng có lẽ một hình tượng khác có thể giúp ông, nó cũng nói lên chứngnghiệm đó Chúng tôi, những người thầy bắn cung nói: đầu trên của cánhcung chọc thủng bầu trời, đầu dưới cánh cung treo trái đất bằng một sợi chỉmành Khi tên buông mà cung bị giật mạnh quá thì sợi chỉ có thể đứt Đối vớinhững kẻ tham cầu, những kẻ ham thích bạo lực thì khoảng giữa đứt hẳn, conngười nằm vô phương cứu chữa giữa trời và đất.”
“Vậy thì con phải làm gì?”, tôi suy tư hỏi thầy
“Ông hãy học cách chờ đợi chân chính.”
“Làm sao học được nó?”
“Bằng cách tự xả bỏ chính mình, quyết tâm bỏ lại đằng sau cái tôi và tất cảnhững gì thuộc về mình, không còn lại cái gì nữa, chỉ còn cái tập trung chăm
Trang 26chú vô sở cầu.”
“Thế là con cố tình trở thành vô sở cầu”, tôi buột miệng nói
“Chưa có học trò nào hỏi tôi như thế, vì thế tôi không có câu trả lời thỏađáng.”
“Bao giờ thì chúng ta bắt đầu bài học mới này?”
“Ông hãy đợi đến đúng lúc!”
Đó là cuộc trò chuyện sâu sắc nhất từ ngày tôi nhập học và dĩ nhiên nó làmtôi hết sức choáng váng Bây giờ thì đã bước vào chủ đề mà vì nó tôi quyếttâm ra sức học tập Phải chăng việc từ bỏ cái tôi mà vị thầy nói đến nằm trêncon đường dẫn đến sự rỗng không và sự viễn ly? Phải chăng tôi đã tới giaiđoạn mà nơi đó ảnh hưởng của Thiền lên nghệ thuật bắn cung đã bắt đầuđược nhìn thấy? Thế nhưng tôi không sao đoán biết được, sự chờ đợi vô sởcầu liên hệ thế nào với việc buông tên đúng lúc, làm sao sự căng dây lại sẽđược thành tựu Nhưng tại sao phải nghĩ ngợi nhiều về những điều mà chỉ cóchứng nghiệm cụ thể mới dạy ta được? Không phải đây là thời điểm đúngnhất để từ bỏ thái độ vô bổ đó hay sao? Tôi đã nhiều lần âm thầm ganh tị vớicác đệ tử khác của thầy tôi, họ tự nhiên để thầy nắm tay đưa theo các độngtác như những đứa trẻ con Hạnh phúc thay cho những ai làm được điều này
mà không có chút trì chống nội tâm Thái độ này không nhất thiết phải dẫnđến sự thờ ơ lãnh đạm hay tê liệt tâm hồn Nhưng trẻ con ít nhất cũng đượcquyền hỏi han đủ thứ chứ?
Trong các buổi học tới, tôi thất vọng khi thấy vị thầy tiếp tục cho tập cácđộng tác như cũ, tức là giương cung, giữ tư thế trong lúc căng cung và buôngtên Tất cả những gì ông khuyên bảo không giúp tôi được gì cả Tôi đã cố làmtheo lời ông, không để độ căng của cây cung bị giảm sút mà còn căng thêm,xem như cung chịu lực mấy cũng được; tôi cố đợi để cho độ căng tự mình tìmthấy sự thành tựu, để cho nó tự bắn, tự mình nhả tên, thế nhưng lần nào pháttên cũng hỏng cả: nó được muốn, nó được làm và nó bị lắc lư Tình trạng cứkéo dài như thế đến một lúc mà nếu tiếp tục thì không những không có kếtquả gì mà còn nguy hiểm cho tôi vì ấn tượng thất bại đã ám ảnh quá nặng nề
Vị thầy ra lệnh chấm dứt, bắt đầu một thứ tự hoàn toàn mới
Ông nói: “Từ nay về sau, trên đường đến buổi tập, ông phải tập trung giáctỉnh Ông hãy tự xem mình đang ở trong phòng tập với tất cả những gì xảy ra.Ông hãy đến với nó, và không để ý đến điều gì khác, xem như cả thế giới chỉ
có một điều, quan trọng và có thật duy nhất, đó là bắn cung”!
Trang 27Cả phương cách từ bỏ tự ngã cũng được vị thầy chia ra nhiều giai đoạnnhỏ, chúng phải được tu tập nghiêm túc Nơi đây ông chỉ cho nhiều gợi ýngắn Dù ngắn nhưng chúng cũng đủ để tập luyện vì người tập đã hiểu, thậmchí thấy trước từng giai đoạn, những gì sẽ chờ đợi, đòi hỏi mình Vì thế màtôi không thấy cần diễn dịch những ẩn dụ thành khái niệm chính xác Và aidám nói những kiến giải từ hàng trăm năm để lại đó là không sâu sắc hơn thứkiến thức do óc cân nhắc chi li đem lại Cụ thể là bước đầu tiên đã đạt đượctrên con đường đó Nó đã đem lại sự thư giãn thể chất mà vắng cái thư giãnnày thì ta không thể căng cung đúng phép được Bây giờ muốn buông tênđúng cách thì cái thư giãn thể chất phải biến thành thư giãn tâm linh, phải đihết con đường, làm cho tâm thức không những được vận hành mà phải đượcgiải thoát, tự do: vận hành để được tự do, tự do vì phải đạt cái đại dụng và cáiđại dụng này khác hẳn một cách cốt tủy với tất cả những cái mà ta gọi là sự
tự do tâm linh Thế nên giữa một bên là sự thư giãn thể chất, bên kia là sự tựtại tâm linh có một sự khác biệt về mức độ, sự khác biệt đó không nhờ phépchế ngự hơi thở để vượt qua mà nhờ sự xả bỏ khỏi tất cả mọi thứ ràng buộc,nhờ bỏ quên cái ngã một cách cơ bản: nhờ vậy mà tâm linh trở lại với chínhmình, nằm trong cái đại dụng của nguồn cội không tên của chính mình
Sự đòi hỏi, trước hết phải đóng lại cánh cửa của những giác quan, khôngphải được thực hiện bằng cách quay lưng một cách cứng cỏi mà bằng sự nhẹnhàng lách tránh qua một bên, không tìm cách chống đối Để cho thái độ vô
vi này được thành công, tâm thức cần một chỗ dựa nội tại và đó là nhờ sự tậptrung lên hơi thở Sự chú ý tập trung này là có ý thức và được thực hànhchính xác, kỹ lưỡng Mỗi cái hít vào thở ra đều rạch ròi và được thi hànhnghiêm túc Thành quả của phép thở không cần phải đợi lâu Ta càng tậptrung chú ý lên hơi thở thì những ấn tượng ngoại cảnh càng sớm phai nhạt.Chúng sớm biến thành một thứ tiếng rì rầm hỗn độn mà người ta chỉ nghenửa lỗ tai, để rồi cuối cùng không hề thấy phiền nhiễu, chỉ như tiếng sóngbiển rì rào mà khi đã nghe quen người ta không còn nhận biết Với thời gian,người ta trở nên miễn nhiễm cả với những ấn tượng mạnh, đồng thời người tathấy độc lập với chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng Người ta chỉ cầnchú tâm đến thân mình, lúc đứng, ngồi hay nằm, luôn luôn càng thư giãncàng tốt và nếu tỉnh giác trong hơi thở thì ta sẽ thấy mình nằm trong một vỏbọc mà ảnh hưởng bên ngoài không xâm nhập được
Chỉ nhờ có hơi thở mà ta còn hiểu biết và cảm nhận Từ bỏ luôn cả hiểubiết và cảm nhận, đó là điều dễ dàng vì hơi thở tự động tiết giảm, hành giảcàng lúc càng ít cần đến nó và cứ qua nhiều giai đoạn quá độ không có biên
Trang 28giới rõ rệt, họ dần dần cũng không cần quan tâm đến nó.
Tình trạng tốt đẹp này của sự định tâm vô ngại tiếc thay không kéo dàiđược lâu Nó có khả năng bị hủy phá từ bên trong Như đến từ khoảng không,đột nhiên xuất hiện đủ thứ cảm xúc, vui buồn, mong ước, lo ngại và cả ýniệm lẫn lộn một cách vô nghĩa Chúng càng xa lạ, càng khó hiểu, càng ít liênquan đến với những điều mà hành giả đang dám đánh cuộc cả ý thức củamình thì chúng càng bám víu dai dẳng Hầu như chúng muốn trả thù sự việc
là sự chú tâm đã đạt đến những lĩnh vực mà chúng không bao giờ can dự tới
Và ở đây, người ta cũng đối trị những quấy nhiễu này một cách thành côngbằng cách tiếp tục thở, bình tĩnh và hồn nhiên, cứ vui vẻ để cho những dạng
đó xuất hiện, tập quan sát chúng một cách ôn hòa và thoải mái, và tới lúc nào
đó mắt nhìn cũng sẽ mệt mỏi Thế nên ta sẽ tới một giai đoạn tương tự nhưgiai đoạn u trầm trước khi ngủ
Nhưng nếu chìm luôn hẳn vào đó sẽ là một điều nguy hiểm, cần phải đốitrị Người ta chống lại nó bằng cách bật dậy sự chú ý, có lẽ nó như một cáigiật mình của một kẻ mê ngủ bỗng nhiên biết mạng sống của mình tùy thuộcnơi sự tỉnh giác; và chỉ nếu một lần thức tỉnh đó thành công, kẻ đó sẽ giữđược hoài như thế Nhờ sự thức tỉnh đó mà tâm tư chuyển qua một giai đoạncủa sự an nhiên đầy rung động, rồi sau đó thăng hoa, tiến tới một cảm giác anlạc mà thỉnh thoảng nó chỉ có trong các giấc mơ Đó là một cảm giác thơ thớinhẹ nhàng với một niềm xác tín an vui của kẻ muốn hô triệu và sử dụng nănglực ở bất cứ đâu cũng được, muốn tăng giảm cường độ ra sao cũng được
Đó là một tình trạng, trong đó không có gì được suy tư, nó vắng bóng kếhoạch, ước muốn, tham cầu, không nhắm tới bất cứ một mục đích nào cả.Thế nhưng đó là tình trạng mà toàn bộ năng lực không bị phân tán nên nóbiết rõ tất cả những gì khả dĩ, những gì bất khả Tình trạng đó xuất phát từlòng vô sở cầu, phi tự ngã, và chính là cái mà vị đạo sư gọi là “tâm linh.”Thực tế đó là tình trạng tràn đầy sự tỉnh giác tâm linh và được gọi là “chínhniệm.” Nó có nghĩa tâm thức đang hiện diện khắp mọi nơi vì nó không trụ,không bám vào bất cứ vật gì Và nó có thể hiện diện khắp nơi vì dù nó có chú
ý đến nơi này nơi khác, nhưng nó không vướng mắc, và nhờ thế mà khả năngdiệu dụng ban đầu của nó không bị hạn chế Nó giống như nước chứa đầytrong hồ nhưng luôn luôn sẵn sàng trôi chảy, tâm thức đó có cái sức mạnhkhông suy giảm vì nó được tự do tuôn trào, nó luôn luôn mở rộng vì nó trốngrỗng Tình trạng này phải là dạng hình uyên nguyên, biểu tượng của nó làmột vòng tròn trống rỗng, dung chứa tất cả những gì nằm trong nó
Trang 29Vì thế mà từ sức mạnh trọn vẹn của tâm thức tỉnh giác này, tâm thức vắngbóng mọi mưu cầu, cái đã xả bỏ mọi ràng buộc sẽ thể hiện trong mọi nghệthuật Thế nhưng, muốn xuất hiện một cách quên mình trong các dạng sắc thểthì sự thể hiện nghệ thuật đó cần phải được mở đường chỉ lối, phải được tậpdượt trước Vì nếu một tâm thức lắng chìm trong Thiền định, khi phải đốidiện với một sự việc cụ thể mà nó không thể nhập vào đó một cách hồn nhiênđược, thì trước tiên nó phải về lại với ý thức của mình Thế là người đó lại trở
về với tất cả các mối liên hệ mà anh ta đã từ bỏ; anh giống như một ngườimới thức giấc, suy tính chương trình hoạt động trong ngày, chứ không phải làngười giác ngộ – người đã sống trong dạng thức uyên nguyên của mình và từ
đó mà tác động Anh ta sẽ không bao giờ thấy được tứ chi của mình trong quátrình của một hành động hầu như do một sức mạnh thiêng liêng nào đó hướngdẫn; không bao giờ cảm nhận được sức bật của một biến cố dường như traotruyền cho mình, mà chính mình cũng chỉ là sự rung động; tất cả những gìmình làm đã được làm trước khi mình biết đến nó Vì thế sự tự xả bỏ và giảiphóng tự ngã cần thiết, sự quán sát nội tại và tập hợp cả toàn bộ đời sống vàotrong một tiêu điểm của sự tỉnh giác hữu hiện không phải do tình cờ mà có,càng tỉnh giác càng không có chỗ cho sự tình cờ cũng như quá trình tạo tácvới tất cả các năng lực cần thiết không phải là một chuyện cầu may mà làlòng xác quyết rằng sự chú tâm sẽ tự hình thành Đúng hơn là, trước mọihành động và tạo tác, trước lòng quên mình hiến dâng và sự bắt nhịp với cáithiêng liêng, sự hữu hiện tỉnh giác này đã được phát sinh và nhờ tập dượtthuần thục mà được giữ vững Kể từ giờ phút, trong đó ta không còn phải mòmẫm mới có, mà chỉ trong phút chốc là có sự hữu hiện tỉnh giác, thì sự chútâm được thể hiện ngay trong thuật bắn cung, như phép thở trước đây Độngtác nhẹ nhàng của thuật bắn cung từ lúc giương dây tới lúc buông tên đượckhởi phát từ lúc xạ thủ bắt đầu quì xuống để tập trung, trịnh trọng đi đếntrước đích bắn, nghiêng mình sâu lắng dâng cung và tên như phẩm vật thiêngliêng, lắp tên, nâng cung, giương dây và an trú chờ đợi trong sự tỉnh giác tâmlinh cao độ Sau phát tên chớp nhoáng, và sức căng đã xả bỏ, xạ thủ vẫn yênmình trong tư thế như trước khi bắn, đứng yên như thế cho tới lúc anh lấy lạihơi sau cái thở ra rất dài Sau đó anh mới thõng tay, cúi mình trước đích vàthong thả bước lui, trừ trường hợp anh phải còn bắn thêm
Thế nên thuật bắn cung đã thành một lễ nghi, lễ nghi đó diễn bày “đạipháp.”
Nơi đây, trong trường hợp học trò chưa ngộ hết tầm sâu của thuật bắn cungthì anh cũng đã hiểu một cách trọn vẹn, tại sao môn bắn cung không phải là
Trang 30thể thao, chẳng phải là bài tập thể chất Anh hiểu, tại sao kỹ thuật thao tácphải được hết lòng tập dượt Khi tất cả đã tùy thuộc vào việc ta tự khớp mìnhvào biến cố với lòng hoàn toàn quên mình và vô sở cầu, thì mọi thao tác bênngoài tự ý diễn ra, không cần ý thức hướng dẫn và điều khiển.
Thực tế là mọi phép giáo dục của người Nhật được xây dựng trên sự hoàntoàn thuần thục về nghi thức Tập dượt, lặp lại và lặp lại cái lặp lại, đó chính
là đặc trưng của toàn bộ quá trình đi lên, đi xa Điều này đúng nhất trong cácngành nghệ thuật truyền thống Biểu diễn, trình bày; cảm nhận, bắt chước –
đó là mối liên hệ cơ bản của nền giáo dục, dù rằng trong thế hệ gần đây, cáchgiáo dục phương Tây cùng với các môn học mới đã du nhập vào Nhật vàcũng được chấp nhận Đâu là lý do làm cho nghệ thuật Nhật Bản, dù cónhững hào hứng ban đầu với cái mới, chủ yếu vẫn không bị nhiễu loạn bởicách giáo dục của phương Tây?
Về câu hỏi này ta không dễ tìm ra câu trả lời Thế nhưng, để có cái nhìnchung, ta thử giải thích sâu sắc hơn phong cách của lối giáo dục Nhật Bản và
ý nghĩa của sự bắt chước, lặp lại Người học trò Nhật Bản phải hội đủ ba điềukiện: một nền tảng giáo dục tốt, lòng say mê môn nghệ thuật đã chọn và sựkính trọng vô điều kiện đối với thầy Xưa nay mối quan hệ thầy trò là hết sức
cơ bản trong cuộc đời và vì thế vị thầy cũng có trách nhiệm rất lớn, vượt xakhuôn khổ môn dạy của ông
Trước hết người học trò không có trách nhiệm gì khác hơn là chỉ một lònglặp lại những gì thầy trình bày Không ưa thích nói năng và lý luận rườm rà,
vị thầy đưa ra những chỉ thị ngắn và cũng không chờ đợi học trò sẽ đặt câuhỏi Ông quan sát những cố gắng, tìm tòi của học trò, nhưng không hy vọng
họ sớm có một đầu óc tự chủ hay độc lập, ông có kiên nhẫn biết đợi sự thứctỉnh và già dặn của học trò Cả hai đều có thì giờ, thầy không thúc ép và họctrò cũng không hối hả điều gì
Không hề hấp tấp muốn học trò sớm trở thành một nghệ nhân, vị thầy thấytrách nhiệm đầu tiên của mình là làm cho học trò thành một người có kỹnăng, biết chế ngự, làm chủ những động tác của mình Người học trò phải hếtsức siêng năng mới thực hiện được điều này Dường như người học trò không
có ước vọng nào hơn, anh cứ kiên trì nhẫn nhục chấp nhận tất cả, để rồi vớinăm tháng anh sẽ thấy, là những động tác nghi thức mà nay anh đã thuần thụckhông còn đè nén anh nữa, ngược lại nó còn giải phóng cho anh Càng ngàyanh càng đủ khả năng thi triển kỹ năng cho những ý tưởng mới lạ không cần
Trang 31chút cố gắng, đồng thời nhờ biết quan sát mà anh sớm gặt hái được nhữngsáng kiến bất ngờ Thí dụ bàn tay đang vẽ: khi tâm vừa tượng hình thì ngaylập tức tay đã vẽ và hoàn thành ngay những gì đang sống động trong anh.Cuối cùng người học trò cũng không rõ, giữa hai yếu tố, tâm thức hay bàntay, yếu tố nào đã hoàn thành tác phẩm.
Nhưng muốn đến mức đó, muốn kỹ năng trở thành “tâm linh”, cần phải có
sự chú tâm cao độ của mọi sức mạnh thể chất và tinh thần, điều mà trongnghệ thuật bắn cung cũng như trong các nghệ thuật khác không thể thiếuđược
Hãy xem một họa sư ngồi trước học trò Ông xem xét cọ vẽ rồi trịnh trọng
để qua một bên, mài mực, đặt lại cho ngay ngắn cuộn giấy vẽ trước chiếungồi của mình Và sau một lúc an trú trong thiền định sâu lắng, trong đó ônghầu như hoàn toàn xa cách ngoại cảnh, rồi với những nét nhanh gọn, chínhxác, ông đã để một bức tranh thành hình, nó không thể và cũng không cầnsửa chữa, cuối cùng bức tranh được dùng cho học trò tham cứu Một vị thầydạy cắm hoa bắt đầu buổi học bằng cách cẩn thận mở dây buộc bó hoa và chuđáo quấn lại rồi để qua một bên Sau đó ông lựa từng cành hoa, xem xét kỹlưỡng rồi lấy những cành đẹp nhất, chú tâm cắt xén, uốn nắn, cho chúng mộtdạng hình phù hợp với vai trò của mỗi cánh và cuối cùng cắm chúng trongmột cái bình Sau hết, hình ảnh của tác phẩm hoa đạo cho ta thấy dường như
vị thầy đã đoán ra được thiên nhiên thầm nói những gì với hoa lá
Trong hai trường hợp này mà tôi nêu ra đây, các vị thầy có hành xử và thái
độ như họ đang lặng yên một mình, xung quanh họ không còn có ai Họ hầunhư không hề nhìn đến học trò, cũng chẳng nói một lời Những động tác của
họ được thực hành một cách sâu lắng và tĩnh lặng, họ quên hẳn bản thânmình trong quá trình xây dựng và tạo hình; và trong cả hai trường hợp, từ lúcchuẩn bị cho đến hoàn thành, quá trình này diễn ra như một thể thống nhất.Chúng có tác dụng như một bức tranh gây ấn tượng cao độ lên người xem.Tại sao các vị thầy lại không để cho ai, thí dụ một người học trò lâu nămkinh nghiệm làm những công việc có tính cách chuẩn bị? Những điều đó chodẫu cần thiết cũng chỉ là việc phụ Phải chăng những việc phụ đó đã chắp đôicánh nghệ thuật cho sức mạnh nội quán và tạo hình, khi ông tự mình màimực, khi ông trịnh trọng tháo dây buộc hoa, thay vì nhanh chóng cắt nó vàvứt qua một bên? Và trong mỗi buổi học, cái gì làm ông lặp lại toàn bộ quátrình này với một sự chú tâm không suy giảm và để cho học trò bắt chướcmình? Ông giữ đúng truyền thống cũ, vì từ chứng thực của mình, ông biết rõ:
Trang 32sự chuẩn bị cho tác phẩm cũng là chuẩn bị cho chính mình thể nhập vào tâmsáng tạo nghệ thuật Ông quí cái tĩnh lặng sâu lắng mà trong đó ông có sự thưgiãn cần thiết và sự thăng bằng của tất cả sức mạnh, trong đó ông có sự địnhtâm và sự tỉnh giác mà nếu vắng chúng sẽ không có tác phẩm chân chính nàoxuất hiện Tĩnh lặng vô sở cầu trong hành động của mình, ông được dẫn đếncái khoảnh khắc, trong đó tác phẩm đang tạo hình một cách tuyệt diệu trướcmắt ông, hầu như nó tự mình thành tựu Trong thuật bắn cung thì đầu tiên đó
là những bước chân đi về phía đích và những tư thế lắp tên, giương cung, còntrong các trường hợp nói trên là những động tác chuẩn bị, tất cả đều có chung
ý nghĩa đó Và chỉ ở những bộ môn khác, như ở người vũ công tôn giáo haynghệ sĩ diễn xuất thì giai đoạn định tâm và quán tưởng xảy ra trong thời giantrước khi trình diễn
Ngay cả trong những trường hợp này thì tính chất của chúng cũng nhưthuật bắn cung, rõ ràng đó là nghi lễ Rõ rệt hơn khi nghe nói bằng ngôn từ,người học trò rút ra từ những nghi lễ đó, rằng cái tâm thức chân chính củangười nghệ sĩ sẽ đạt thấu, khi sự chuẩn bị và sự sáng tạo, khi kỹ năng thể chất
và tính chất nghệ thuật, khi cái vật chất và cái tinh thần, cái đang thực là vàcái còn nằm trong nhận thức, tất cả những cái đó dung chứa lẫn nhau Và nhờthế mà người học trò tìm thấy một nội dung mới của sự bắt chước Bây giờngười học trò phải thành tựu được phép chú tâm cao độ, phép định tâm quênmình Sự bắt chước, không còn dựa trên một điều khách quan ngoài mìnhnữa, trước đây chỉ là sự lặp lại mà nếu cố gắng ai cũng có thể làm được, bâygiờ trở nên phóng khoáng, sinh động hơn, có tính tâm linh hơn Người họctrò thấy trước mắt mình mở ra những khả năng mới, nhưng đồng thời cũngngộ ra rằng, sự chứng thực lại không còn tùy thuộc nơi lòng quyết tâm
Giả định là người học trò đủ tư chất tiếp tục đi xa, trên đường tiến tới nghệthuật anh sẽ gặp một mối hiểm nguy hầu như không tránh né được Đó khôngphải là mối nguy của sự tự tôn để hủy diệt chính mình – người Đông Á không
có tinh thần tôn sùng tự ngã – mà cái nguy là anh sẽ dừng lại với sự thànhcông, với danh tiếng của mình, với những gì anh thành tựu được Tức là anh
có thái độ làm như cái hữu hiện nghệ thuật là một dạng của đời sống củariêng mình, do chính mình đề xuất và xác quyết
Vị thầy thấy trước điều đó Hết sức chu đáo, với nghệ thuật hướng dẫn tâmlinh tinh tế, ông kịp thời đối trị nó, để cho người học trò sớm xả bỏ chínhmình Ông đạt được điều đó bằng cách nhắc nhở rất bình thường, không gây
sự chú ý quá đáng, ông đi từ chứng nghiệm của người học trò mà nêu lên