1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

VŨ ĐỨC TRỌNG - nghệ nhân bàn tay vàng của mỹ thuật truyền thống docx

5 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 117,66 KB

Nội dung

ĐỨC TRỌNG - nghệ nhân bàn tay vàng Gia đình có ba anh em, bố mất sớm, Đức Trọng phải đi ở làm thuê cho một gia đình có nghề thêu. Là người có ý chí, ham học và yêu thích nghệ thuật thêu, Đức Trọng đã được người chủ chỉ dẫn nghề thêu khi còn trai trẻ. Khi đã vững tay nghề, ông đã đi nhiều địa phương như Hải Phòng, Bắc Ninh, làm nghề thêu tranh chân dung, phong cảnh của đất nước. Với năng khiếu mỹ thuật, cần cù lao động và sáng tạo, nghệ thuật thêu của ông ngày càng được nâng cao, nhiều bức tranh thêu đã được mọi người mến mộ. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông trở lại quê nhà, hăng hái tham gia các hoạt động du kích, cùng với dân làng tham gia phá tề, làm liên lạc cho Uỷ ban kháng chiến hành chính xã Liên Hoà, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông. Năm 1947 ông Vũ Đức Trọng vinh dự được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, tiếp tục hoạt động phong trào cách mạng tại địa phương cho đến năm 1950, do điều kiện sức khoẻ được tổ chức Đảng cho nghỉ sinh hoạt. Năm 1954 hoà bình được lập lại ở Miền Bắc, cùng với việc tiếp quản trường mỹ nghệ tại Hà Nội, ông Đức Trọng trở lại với nghề thêu, được nhà trường mời tham gia giảng dạy và trở thành vị chủ nhiệm khoa Trang trí vải lụa. Khi thành lập trường Trung cấp Mỹ nghệ Việt Nam ông tiếp tục giảng dạy cho tới lúc nghỉ hưu. Vào những năm 60, bằng bàn tay khéo léo của mình, kim chỉ đã trở thành phương tiện kỳ diệu để thể hiện tâm hồn ông trong các tác phẩm tranh thêu như Suối ngàn Việt Bắc, Đoàn bè ra khơi- (40 x 60cm) 1965, đặc biệt là các bức tranh thêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh- (60 x 80cm) 1960 lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trước khi được Nhà xuất bản Văn hoá in bằng ảnh mầu năm 1967, các tác phẩm chân dung các Tổng bí thư, Chủ tịch nước các nước XHCN Đông Âu, trong đó có chân dung chủ tịch Vin-hen-pich (Cộng hoà Dân chủ Đức), những tác phẩm đó đã được Nhà nước ta trao tặng cho các vị lãnh tụ. Trong những năm gần đây, tuy tuổi đã ngoài chín mươi, nhưng nghệ nhân “Bàn tay vàng” Đức Trọng vẫn miệt mài làm việc để có những bức tranh thêu mới, nêu một tấm gương lao động miệt mài và cảm động cho nhiều người khi đến thăm ông. Nghệ nhân Đức Trọng đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam Tác phẩm tranh thêu của ông đã nhận được giải thưởng ngành Mỹ nghệ thủ công. Ngày 5/6/1986 Uỷ ban nhân dân thành phố đã tặng nghệ nhân Đức Trọng danh hiệu “Bàn tay vàng”. Ngày 29/9/2007 nghệ nhân Bàn tay vàng Đức Trọng đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 97 tuổi. Hội Mỹ thuật Việt Nam mất đi một hội viên ngành trang trí vào hội năm 1960, và là hội viên cao tuổi nhất của Hội Mỹ thuật Việt Nam hiện nay. . VŨ ĐỨC TRỌNG - nghệ nhân bàn tay vàng Gia đình có ba anh em, bố mất sớm, Vũ Đức Trọng phải đi ở làm thuê cho một. thêu của ông đã nhận được giải thưởng ngành Mỹ nghệ thủ công. Ngày 5/6/1986 Uỷ ban nhân dân thành phố đã tặng nghệ nhân Vũ Đức Trọng danh hiệu Bàn tay vàng .

Ngày đăng: 20/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w