Lãonghệnhânquyếtgiữmãinghề
tranh ĐôngHồ
Cả cuộc đời của ông có thể tóm gọn trong hai từ: đời người-đời nghề. Sự khắc
nghiệt của thời gian và của cuộc sống hiện đại đã khiến làng tranhĐôngHồ bây giờ trở
nên tan tác. Nhưng với ông lão đã cập kê tuổi bát thập thì “làm tranh là cái nghiệp của
tôi, nó đã nuôi sống rất nhiều thế hệ của gia đình tôi. Và giữ gìn nó là một nghĩa vụ tôi
phải thực hiện.
Người đàn ông đang được nhắc đến ở đây là Nguyễn Hữu Sam, lãonghệnhân cuối cùng
và là duy nhất ở làng tranhĐông Hồ.
Nghiệp đời, nghiệp nghề
Bước sang tuổi 81, tay đã run, chân đã mỏi nhưng sự sắc sảo trong những bức tranh
mà ông vẽ vẫn thách thức với thời gian.
Sinh năm 1930, những bức tranh “gà lợn nét tươi trong” đã ngấm vào máu thịt của
ông khi chỉ là một câu bé chỉ bi bô một vài câu.
Hồi tưởng lại ông kể: “Khi được ba tuổi, tôi đã làm được bức tranh đầu tiên. Cho
đến khi bảy tuổi tôi đã có thể vẽ được bằng bút và làm được những mẫu thuộc dạng khó
nhất của dòngtranhĐông Hồ.”
Những năm 40 của thế kỷ trước là thời kỳ hoàng kim của làng tranh nằm bên bờ
sông Đuống. “Mỗi khi Tết đến, nhà nào cũng phải có một bức tranhĐôngHồ treo lên để
lấy may. Dạo đó cả làng làm mà cũng không đủ tranh để bán.”
“Cả làng ĐôngHồ khi đó có tới 17 dònghọ làm tranh. Nhà nhà làm tranh khiến nơi
đây trở thành một xưởng sản xuất khổng lồ,” ông Sam hồi tưởng.
Vào khoảng cuối tháng bảy, đầu tháng tám hàng năm, cả làng ĐôngHồ khi xưa tất
bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp. Nhà nào nhà
nấy chuẩn bị thật nhiều tranh cho dịp Tết. Vào tháng Chạp cả làng lại trở thành một phiên
chợ lớn chỉ để bán tranh.
Thời gian trôi qua, chiến tranh ác liệt đã đảo lộn hoàn toàn cuộc sống, làng tranh
Đông Hồ không tránh khỏi sự nghiệt ngã đó và dần mất đi sự rực rỡ của mình.
“Thời kỳ cải cách, tôi làm Chủ nhiệm hợp tác xã làm tranh của Đông Hồ. Sản xuất
ra không bán được nên chả mấy mà hợp tác xã đó bị tan rã.”
Sự tàn nhẫn của thời gian đã khiến một làng tranh từng rực rỡ nhộn nhịp là thế bỗng
chốc trở nên tan tác, tiêu điều.
“Hợp tác xã tranhĐôngHồ giải thể. Khi chia sản phẩm chả ai muốn nhậntranh về
bán, ngay những tấm bảng vẽ có lấy về mọi người cũng chỉ để làm củi.”
“Lúc đó, được chia thóc gạo nhưng tôi lại mang đi đổi lấy những tấm bản khắc của
người dân trong làng. Tuy không làm hợp tác xã nữa nhưng tôi cùng gia đình vẫn sản
xuất tranh bình thường…”
Làm được tranh nhưng để tiêu thụ được là cả một quá trình đầy công phu. Vào
những năm đó, đến dịp tháng 11 và 12 âm lịch, ông Sam lóc cóc trên chiếc xe đạp đi
khắp nơi để bán tranh. Năm tháng trôi qua, cả gia đình ông Sam vẫn sinh sống và tồn tại
với giấy mực và hồ điệp.
Người nghệnhân cuối cùng
Về ĐôngHồ bây giờ, số hộ làm tranh có thể đếm trên đầu ngón tay, dân trong làng
đã chuyển sang nghề làm vàng mã. Nhưng gia đình ông Sam cũng luôn được người ta
nhắc đến như một địa chỉ cho những ai muốn xem tranhĐông Hồ.
Gia đình ông Sam bây giờ có đến hơn 50 người làm tranh. Hai em trai của ông cũng
đều mở những xưởng sản xuất tranh cỡ nhỏ. Tuyển được người làm, ông Sam dành rất
nhiều thời gian để truyền cho họ những bí quyếtnghề quý giá vì “chết đi mình có mang
được xuống mồ đâu, truyền lại để còn giữ gìn cho đời sau.”
Sản xuất, rồi tiêu thụ, bỗng nhiên gia đình ông Sam trở thành một xưởng sản xuất
tranh có quy mô nhất nhì làng Đông Hồ. Người mua tranh giờ cũng nhiều lên, nên người
làm tranh cũng dần thoát khỏi cuộc sống…cầm cự.
Với ông Sam thì: “Nếu như chịu khó làm tranh và bôn ba đi các nơi để bán thì cuộc
sống sẽ luôn ở mức trung bình chứ không sợ đói.”
Hiện nay gia đình ông Sam còn lưu giữ được hơn 600 bản khắc cổ, bên cạnh đó là
một số lượng rất lớn những mẫu khắc do chính bản thân ông sáng tạo ra.
“Những mẫu tranh như Đến hẹn lại lên, Lý Thái Tổ hạ chiếu dời đô, Múa quạt quan
họ, Tấm áo mẹ vá năm xưa rất được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế,”
ông Sam vui vẻ kể.
Với lãonghệnhân cả đời gắn với nghề làm tranh, sự tồn tại của làng nghề luôn luôn
hiển hiện trong suy nghĩ của ông. “Mấy đứa cháu nội, ngoại lớn nhỏ của ông cũng được
ông dạy từng công đoạn làm tranh từ rất nhỏ. Nghề làng cũng là nghề nhà, con cháu trong
nhà phải biết làm, sống chết cũng phải cố giữ lấy nó.”
“Nếu như tôi gặp được người nào tâm huyết với nghềtranhĐông Hồ, những gì tôi
có sẽ hiến tặng tất cả," ông Sam tâm sự.
Những đóng góp bây lâu nay cho nghềtranhĐôngHồ đã giúp ông Sam là nghệ
nhân duy nhất được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.
Nhưng điều quan trọng nhất với ông là “phải giữ gìn được nghềtranh của Đông
Hồ." Ông bảo nếu như làm mất nó là đã có tội với thế hệ cha ông.
. Lão nghệ nhân quyết giữ mãi nghề
tranh Đông Hồ
Cả cuộc đời của ông có thể tóm gọn trong hai từ: đời người-đời nghề. Sự khắc
nghiệt. nghệ
nhân duy nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian”.
Nhưng điều quan trọng nhất với ông là “phải giữ gìn được nghề tranh của Đông
Hồ. "