Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan nằm trong khuôn khổ dự án đầu tư đường Hồ Chí Minh, được Quốc hội XIII, Kỳ họp thứ sáu thông qua Nghị quyết số 66 ngày 29/11/2013 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài toàn tuyến 3.183 km (trong đó, tuyến chính dài 2.499 km, tuyến nhánh phía Tây dài 684 km); điểm đầu của tuyến là Pác Bó (Cao Bằng) và điểm cuối là Đất Mũi (Cà Mau). Việc đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan nhằm hoàn thiện một phần tuyến chính của đường Hồ Chí Minh, kết nối với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và hòa nhập vào tuyến đường xuyên Á; góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống đường cao tốc Việt Nam. Sau khi hoàn thành, công trình giao thông này sẽ phá thế độc đạo của tuyến đường bộ qua hầm Hải Vân, giải quyết vấn đề ngập lụt và sự cố trên QL1A. Đây là dự án giao thông có tầm đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh, thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Để phục vụ cho công tác thi công tuyến đường, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải sẽ tiến hành lắp đặt Trạm trộn bê tông nhựa nóng và trạm nghiền đá với mục đích chính là cung cấp sản phẩm bê tông nhựa nóng cho công trình đường cao tốc La Sơn – Túy Loan, đoạn tuyến đi qua địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tạo điều kiện cho các phương tiện cơ giới sớm được lưu thông trên, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như an sinh xã hội, nhất là các hộ dân sống hai bên đường. Theo Khoản 1, Điều 18, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, , khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã tiến hành thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục vụ công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan”. Báo cáo ĐTM này là cơ sở pháp lý để chủ Dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Trang 1Việc đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan nhằm hoàn thiện mộtphần tuyến chính của đường Hồ Chí Minh, kết nối với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng -Quảng Ngãi và hòa nhập vào tuyến đường xuyên Á; góp phần từng bước hoàn thiện hệthống đường cao tốc Việt Nam Sau khi hoàn thành, công trình giao thông này sẽ phá thếđộc đạo của tuyến đường bộ qua hầm Hải Vân, giải quyết vấn đề ngập lụt và sự cố trênQL1A.
Đây là dự án giao thông có tầm đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của hai tỉnh, thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung– Tây Nguyên nói chung
Để phục vụ cho công tác thi công tuyến đường, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
sẽ tiến hành lắp đặt Trạm trộn bê tông nhựa nóng và trạm nghiền đá với mục đích chính
là cung cấp sản phẩm bê tông nhựa nóng cho công trình đường cao tốc La Sơn – TúyLoan, đoạn tuyến đi qua địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, góp phầnđẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tạo điều kiện cho các phương tiện cơ giới sớmđược lưu thông trên, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như an sinh xã hội,nhất là các hộ dân sống hai bên đường
Theo Khoản 1, Điều 18, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Dự án thuộc đối tượngphải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án chỉ được phê duyệt, cấp giấyphép đầu tư, , khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt Công ty TNHH Tậpđoàn Sơn Hải đã tiến hành thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
“Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục vụ công trình đường Hồ Chí
Minh đoạn La Sơn - Túy Loan” Báo cáo ĐTM này là cơ sở pháp lý để chủ Dự án thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1 Văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM
Trang 2Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từngày 04 tháng 10 năm 2001.
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày18 tháng 6 năm 2014;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ : Quy định chi tiếtmột số nội dung về quy hoạch
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc Quy địnhchi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử
lý nước thải
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, Quy định về quyhoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải
Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Trang 3Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và môitrường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môitrường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2010 của UBND thànhphố Đà Nẵng về việc ban hành về quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố ĐàNẵng
Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 về việc sửa đổi bổ sung một sốđiều của quy định về BVMT ban hành kèm theo quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày
10 tháng 8 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành về quy chế bảo vệmôi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí:
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng khôngkhí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độchại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT: Chất lượng không khí – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn:
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- TCVN 3985 - 1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước:
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Các tiêu chuẩn liên quan đến chất thải nguy hại:
Trang 4- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thảinguy hại;
- TCVN 6707-2000: Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa
- TCVN 9385:2012 – “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiets kế,kiểm tra và bảo trì hệ thống”
- TCVN 7447:2005 Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện-Các thiết bị khác
- QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn Việt Nam
- TCVN 33:2006 - “Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiếtkế” của Bộ qui định tiêu chuẩn thiết kế mới hoặc cải tạo mở rộng các hệ thống cấp nước
đô thị, các điểm dân cư nông thôn và các khu công nghiệp
- TCXDVN 4513:1988 về cấp nước công trình
2.3 Nguồn tài liệu và dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Báo cáo dự án đầu tư;
- Và các giấy tờ liên quan
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM cho dự án: “Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục vụ công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan” do Chủ đầu tư chủ trì, với sự tư vấn
của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nhật Thành Vinh thực hiện
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
- Đại diện: (Ông) Trần Chí Khoa
- Chức vụ: Phó tổng Giám đốc
- Địa chỉ liên hệ: 117 đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh QuảngBình
- Số điện thoại: 0523.825.755
+ Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nhật Thành Vinh
- Đại diện: Bà Hoàng My
- Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 01, Đường An Hải 7, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
- Điện thoại: 05113.662.337
Trang 5Danh sách các thành viên tham gia thực hiện Báo cáo ĐTM dụ án: Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục vụ công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan.
I Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH ĐT và PT Công nghệ Nhật Thành Vinh
1 Bà Hoàng My Giám đốc (Thạc sĩ Công nghệ
Môi trường)
2 Ông Lê Chí Nhân Phó Giám đốc (Kỹ sư Công nghệ môi trường)
3 Ông Nguyễn Văn Linh Kỹ sư Công nghệ Môi trường
4 Ông Vũ Hinh Kỹ sư Công nghệ Môi trường
5 Bà Tạ Thị Lan Ngọc Cử Nhân Quản lý Môi trường
II Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
1 Ông Trần Chí Khoa Phó TGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Sơn HảiTrong quá trình thực hiện Dự án, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ vàphối hợp của các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Chi cục Bảo vệ môi trườngthành phố Đà Nẵng;
- UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng;
- UBND, UBMTTQ xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
4 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
4.1 Các phương pháp ĐTM:
4.1.1 Phương pháp đánh giá nhanh:
Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trongkhí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án.Việc tínhtải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm Thông thường và phổ biến hơn
cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan
Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
4.1.2 Phương pháp so sánh:
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về môi trường;
4.1.3 Phương pháp ma trận
Trang 6Bảng ma trận môi trường là sự phát triển của ứng dụng bảng kiểm tra.
Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của Dự án với từng thông sốhoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả
4.1.4 Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địaphương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM
4.1.5 Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyểnhóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng củacác chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian Đây là một phương pháp có mức độđịnh lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tựnhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm
4.2 Các phương pháp khác:
4.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về Dự án, tiến hành điều
tra, khảo sát địa điểm khu vực Dự án nhằm xác định vị trí cũng như mối tương quan đếncác đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực Dự án, đồng thời khảo sáthiện trạng môi trường trong khu vực Dự án
4.2.2 Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường để đánh giá hiện trạng chất lượng môi
trường tự nhiên tại khu vực Dự án (bao gồm: môi trường không khí, nước ngầm, nước mặt
và trầm tích)
4.2.3 Phương pháp lập bảng liệt kê:
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt độngcủa dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mụctiêu nhận dạng tác động môi trường Một bảng kiểm tra được tốt sẽ bao quát được tất cảcác vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và địnhhướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết
4.1.4 Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng,
thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án
Trang 7CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN
Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục vụ công trình đường Hồ Chí Minh
đoạn La Sơn - Túy Loan 1.2 CHỦ DỰ ÁN
- Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải
- Đại diện: (Ông) Trần Chí Khoa
- huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng trên tổng diện tích khu đất: 32.388 m2
Tứ cận tiếp giáp của Dự án:
- Phía Bắc giáp : Giáp với đường ĐT 601
- Phía Nam : Giáp với đồi núi
- Phía Đông : Giáp với đồi núi
- Phía Tây : Giáp với đồi núi
Vị trí Dự án
Tuyến đường cao tốc
La Sơn Túy Loan
Trang 8- Khu đất được Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải thuê lại của bà Võ Thị Thu Bíchvới thời gian 3 năm kể từ ngày hợp đồng thuê được công chứng Mục đích thuê mặt bằngkhu đất: làm công trình phụ trợ phục vụ thi công dự án đường cao tốc La Sơn – TúyLoan.
- Khu vực dự án có chiều cao vừa phải, dốc dần về phía Nam và phía Đông khu đất.Hiện nay khu đất đang được đơn vị thầu phụ của Tập đoàn Sơn Hải sử dụng đặt trạm trộn
bê tông tươi và dự kiến tháo dỡ vào cuối năm Xung quanh dự án chủ yếu là đồi núi, côngtrình kiến trúc hầu như không có Cách dự án khoảng 300m có 3 nhà cấp 4 nằm cạnhđường ĐT 601
1.3.1 Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên
- Về giao thông:
Khu vực Dự án nằm cạnh tuyến đường liên tỉnh ĐT 601, có thuận lợi về mặt giaothông đường bộ, là tuyến đường thông thương giữa xã miền núi Hòa Bắc và đường tránhNam Hải Vân Thuận tiện cho giao thông tới thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam, tạo điềukiện thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho dự án
- Về hệ thống biển, sông ngòi
Khu vực thực hiện Dự án nằm cách sông Cu Đê khoảng 300m về phía Bắc Ngoài
ra xung quanh dự án có một số suối nhỏ, là nơi cung cấp nước cho các hoạt động của Dự
Nhà điều hành dự án đường
cao tốc La Sơn – Túy Loan
(Trại giáo dưỡng 05,06 cũ)
Vị trí dự án
Sông Cu Đê
Đường ĐT601
Trang 9án như sinh hoạt, sản xuất
1.3.2 Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội
- Khu dân cư:
Khu vực dự án nằm trong địa bàn thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang,cách trung tâm xã Hòa Bắc khoảng 3km, đây là khu vực đồi núi, ít dân cư sinh sống, chỉcòn 1 nhà dân nằm cách dự án khoảng 300m nên thuận lợi cho việc lắp đặt, vận hành vàvận chuyển nguyên, nhiên vật liệu
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Mục tiêu của Dự án
Việc lắp đặt Trạm trộn bê tông nhựa nóng và trạm nghiền đá với mục đích chínhnhư sau:
Trạm nghiền đá với công suất 150tấn/h, cung cấp đá với các kích thước khác nhau:
đá 0×5, đá 5×10, đá 10×20 phục vụ cho trạm trộn bê tông nhựa
Trạm trộn bê tông nhựa hoạt động với công suất 104-120tấn/h cung cấp sản phẩm
bê tông nhựa nóng cho tuyến đường dài 10km đi qua địa bàn xã Hòa Bắc, huyện HòaVang, TP Đà Nẵng Đây là tuyến đường thuộc công trình đường cao tốc La Sơn – TúyLoan
Dự án được lắp đặt và đi vào vận hành là phù hợp với chủ trương phát triển hạ tầnggiao thông, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tạo điều kiện cho tuyếnđường cao tốc La Sơn – Túy Loan nhanh chóng đi vào vận hành
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án
hệ thống xử lý khí thải cho trạm trộn bê tông và trạm nghiền đá
Trang 10Bảng 1.1 Các hạng mục công trình của dự án
1 Dây chuyền trạm trộn bêtông nhựa và trạm nghiền đá Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá khung thépđược lắp trên hệ thống móng.
2
Bãi chứa nguyên liệu đầu
vào trạm bê tông nhựa và
trạm nghiền đá (Bãi đá thô,
4 Nhà điều hành Nhà điều hành container Kích thước 5m × 5m × 3m
5 Kho phụ gia (bột khoáng) ,nhiên liệu và chất thải nguy
hại
Cột gỗ, xung quanh quây tôn và mái tôn Trong đó riêngkho chứa chất thải nguy hại được xây bằng gạch, nền bêtông chống thấm, mái tôn
+ Kích thước kho phụ gia (bột khoáng): 5m × 5 m × 5m.+ Kích thước kho chứa nhiên liệu: 5m × 5 m × 5m.+ Kích thước kho chứa CTR nguy hại: 2m × 2m × 3 m
6 Nhà vệ sinh di động Kích thước 2m × 2m × 3m Dung tích chứa 2m3
7 Hệ thống bể chứa nước cho
hoạt động xử lý bụi, khí thải Bể chứa, hệ thống đường ống dẫn
8 Cầu rửa xe và hố lắng nước
rửa xe
- Cầu rửa xe: nền bê tông Kích thước: 5m × 6 m
- Hố lắng nước rửa xe: Xây bể bằng gạch, trát vữachống thấm Kích thước 2m × 4m × 1,3 m
(Sơ đồ vị trí các hạng mục công trình đính kèm phần phụ lục)
1.4.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a Quy hoạch san nền
Địa hình khu vực xung quanh dự án chủ yếu đồi núi Khu đất dự án dốc dần về phíaNam và phía Đông dự án
Các công trình của dự án như trạm trộn bê tông nhựa, trạm nghiền đá, khu nhà điềuhành, khu chứa phụ gia và nhiên liệu được đặt tại các vị trí có độ dốc nhỏ, công việc sannền tương đối đơn giản, san gạt nhỏ lẻ tại các vị trí đặt công trình
Các vị trí còn lại có độ dốc cao hơn có đường giao thông nội bộ đi qua sẽ được rải
đá chống sụt lún, đảm bảo an toàn cho xe vận chuyển nguyên, vật liệu và sản phẩm
Trang 11b Giao thông
Hệ thống giao thông nội bộ được nối liền các khu đặt máy móc, các khu phụ trợ,phòng điều hành tạo lối đi đến các khu vực phù hợp và tạo thuận lợi cho xe ra vào trạm.Quy cách các tuyến đường nội bộ là san gạt, rải đá chống sụt lún, chống lầy khi có xe ravào trạm
c Cấp điện
Nguồn điện phục vụ cho dự án được lấy từ đường dây 22kV phục vụ xã Hòa Bắc
Dự án sẽ triển khai các giải pháp cấp điện hạ thế và cấp điện chiếu sáng cho khu vực
Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công và vận hành của Dự án:
Nhu cầu nước sinh hoạt đối với công nhân tại dự: Số lượng công nhân làm việc tối
đa tại trạm là 6 người (trong đó 1 người có mặt thường xuyên ở trạm; số còn lại là người địa phương nên sau giờ làm việc đều trở về nhà sinh hoạt), thời gian làm việc của công nhân tại trạm trung bình 8h/ngày Theo TCXDVN 33:2006 thì Tiêu chuẩn cấp nước dùng
cho sinh hoạt là: 150 lít/người/ngày Với công nhân địa phương, tiêu chuẩn cấp nướcdùng cho sinh hoạt là: 65l/ng.ngđ
Nhu cầu dùng nước cho Dự án được tính toán theo bảng 1.2
Bảng 1.2 Nhu cầu dùng nước
ST
T Thành phần dùng nước
Quy mô lớn nhất
Tiêu chuẩn cấp (l/ng.ngđ)
Nhu cầu (m 3 /ng.đ)
1 Nước sinh hoạt
- Công nhân vận hành trạm
(Người địa phương) 5 người 100 l/ng.ngđ 0,5
- Quản lý trạm (Trạm trưởng) 1 người 150 l/ng.ngđ 0,15
2 Nước sản xuất
Trang 12T Thành phần dùng nước
Quy mô lớn nhất
Tiêu chuẩn cấp (l/ng.ngđ)
Nhu cầu (m 3 /ng.đ)
Công suất cấp nước cho dự án trong giai đoạn vận hành: 15,65 (m3/ngày)
(Lưu lượng nước được tính toán theo TCXDVN 33:2006 về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế)
e Thoát nước
Phương án thiết kế mạng lưới thu gom nước mưa:
Phương án thoát nước mưa
Nước mưa chảy tràn qua mặt đường, mặt đất trong dự dự án theo độ dốc tự nhiênchảy các mương thoát nước đào sẵn và thoát ra sông Cu Đê
Lưu lượng mưa tính toán
Việc tính toán lương lượng mưa được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 7957:2008
Q = c q F (l/s)
Trong đó: Q - Lưu lượng tính toán (l/s)
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F - Diện tích tụ nước (3,2388ha)
c - Hệ số dòng chảyChọn hệ số dòng chảy: c = 0.40 (theo bảng 5 TCVN 7957:2008)
Cường độ mưa rào thiết kế (l/s.ha)
q = [ A (1 + ClgP)] / (t + b)n
Trong đó: q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
t - Thời gian dòng chảy mưa (phút)
p - Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán (năm)
A, C, b, n - Tham số phụ thuộc điều kiện mưa của từng khu vực
(Đà Nẵng, chọn A = 2170 ; C = 0,52 ; b = 10 ; n = 0,65)
Trang 131 Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán: P = 5 năm
2 Thời gian mưa tính toán t (phút)
(Lr ; Vr: Chiều dài rãnh và vận tốc chảy trong rãnh)
c Thời gian nước chảy trong ống cống đến tiết diện tính toán t2
t2 = 0,017 x ΣLi/Vi (phút) t2 = 0,01 phút
(Li ;Vi: Chiều dài cống và vận tốc dòng chảy trong cống)Vậy thời gian mưa tính toán :
t = t0 + t1 + t2 = 10 + 2 + 0.01 = 12,01 phútCường độ mưa:
q = [ 2170 (1 + 0,52lg5)] / (12,01 + 10)0,65 = 396,6 l/s.haLưu lượng mưa tính toán:
Q = c q F (l/s) = 0,4 x 396,6 x 3,2388 = 513,8 (l/s)
Thoát nước thải
Phương án thu gom và xử lý nước thải
+ Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải sinh hoạt của trạm là:
Qth = Qsh × 80% = 0,65 × 80% = 0,52m3/ngđNước thải sinh hoạt của công nhân được thu gom bằng nhà vệ sinh di động đặt cạnhnhà điều dự án, dung tích chứa của nhà vệ sinh là 2m3 Chủ dự án thuê cơ sở vệ sinh môitrường địa phương hút theo định kỳ
h Thu gom và xử lý chất thải rắn
- Chất thải rắn sản xuất: Thành phần chủ yếu là đất đá, sản phẩm rơi vãi, bùn cặn từ
bể xử lý khí thải trạm trộn bê tông nhựa nóng
Trang 14Trong đó đất đá, các sản phẩm đá rơi vãi không bị thối rữa, không phát sinh mùi vàchúng lại có giá trị tái sử dụng Số còn lại cần phải được thu gom và xử lý thích hợp đểkhông gây ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan dự án.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Thành phần chính là bao bì, vỏ đồ hộp, thức ăn thừa Vớiđịnh mức rác thải sinh hoạt do mỗi người thải ra hằng ngày là 0,5 kg thì khối lượng rácthải sinh hoạt phát sinh ước tính như sau:
6 người × 0,5 kg/người/ngày.đêm =3 kg/ngày.đêm
Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trong thùng chứa 240l và được công nhân vậnchuyển đến điểm tập kết chất thải rắn tại thôn Phò Nam để đơn vị chức năng thu gom,vận chuyển đi xử lý
- Chất thải rắn nguy hại: Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng,sửa chữa các phương tiện sản xuất, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn hỏng… Bình quân mỗitháng lượng phát thải khoảng 2kg
Chất thải rắn nguy hại được thu gom trong các thùng phuy, lưu trữ tại kho chứa chấtthải nguy hại Khi kết thúc dự án, Chủ dự án thuê công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đếnthu gom, vận chuyển đi xử lý
1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của
Dự án
- Phòng điều hành: Nhà điều hành Container, kích thước 5×5×3m
- Kho phụ gia (bột khoáng), nhiên liệu và chất thải nguy hại: Cột gỗ, xung quanhquây tôn và mái tôn Trong đó riêng kho chứa chất thải nguy hại được xây bằng gạch, nền
bê tông chống thấm, mái tôn
+ Kích thước kho phụ gia (bột khoáng): 5m × 5 m × 5m
+ Kích thước kho chứa nhiên liệu: 5m × 5 m × 5m
+ Kích thước kho chứa CTR nguy hại: 2m × 2m × 3 m
- Dây chuyền trạm trộn và trạm nghiền: Trạm trộn và trạm nghiền đá có khung thép,
cố định bằng bệ bê tông gắn bu lông ốc vít
- Hệ thống bể xử lý khí thải trạm trộn bê tông nhựa: Thùng lắng bụi, bể chứa nướcxây gạch thẻ chìm, láng xi măng dày 3cm, có dung tích 200m3 Hệ thống ống nhựa PVCdẫn nước dập bụi Hệ thống dập bụi trạm nghiền đá: Hệ thống ống nhựa PVC dẫn nướcdập bụi, bể chứa nước dập bụi dung tích 150m3
Trang 151.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Dự án được thực hiện với mục đích cung cấp bê tông nhựa nóng để hoàn thiệnđoạn đường dài 10km của tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan từ KM 56 đến KM 66đường ĐT601 thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Công suất cụ thểcủa trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá như sau:
- Trạm nghiền đá: 150tấn/giờ
- Trạm trộn bê tông nhựa nóng: Từ 104 – 120tấn/giờ
Quy trình công nghệ sản xuất của dự án như sau:
a Trạm nghiền đá
* Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ trạm nghiền đá:
* Thuyết minh quy trình công nghệ trạm nghiền đá:
Đá sau khi được tập kết về bãi đá hộc và được cho vào phễu cấp liệu sơ cấp Từphễu cấp liệu đá được băng tải đưa đến máy nghiền hàm Từ đây, đá được chuyển đến hệthống sàng phân loại Hệ thống sàng phân loại sẽ làm việc và loại đá đủ tiêu chuẩn vềkích thước (đá 0 x 5, đá 10 x 20) được chuyển ra bãi đá thành phẩm bằng hệ thống băngchuyền Đá không đủ tiêu chuẩn về kích thước được đưa về máy nghiền côn Đá sau khi
Máy nghiền hàmPhễu cấp liệu sơ cấp
Máy nghiền côn
Trang 16được nghiền tại máy nghiền côn sẽ chuyển đến máy sàn rung để phân loại sản phẩm (đá 0
x 5, đá 5 x 10, đá 10 x 20) và cho ra bãi thành phẩm
b Trạm sản xuất bê tông nhựa nóng
* Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng:
Ghi chú: Chất thải phát sinh
Cân định lượng cát, đá
Máy trộn
Sản phẩm
Bụi,SO x ,CO 2 ,
CO, mùi hôi
Hình 1.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng
Trang 17Cát, đá dăm từ kho bãi được máy bốc xúc đưa vào các ngăn phễu cấp liệu, mỗi ngănchứa một loại riêng biệt Phía dưới mỗi phễu có gắn thiết bị định lượng sơ bộ vật liệu, vậtliệu rơi xuống băng tải dài rồi theo băng gầu nguội đưa lên tang sấy vật liệu Tang sấyquay liên tục và được đốt nóng bằng ngọn lửa dầu FO Trục của tang sấy nghiêng từ 2đến 10 độ, đầu đốt được bố trí ở phía đầu thấp của tang sấy Cốt liệu nguội được đưa vàotang sấy từ phía đầu cao, được tang sấy đưa dần xuống phía dưới Vật liệu được sấy nóngbằng ngọn lửa tại đầu đốt Đầu đốt hoạt động kiểu phun sương phân tách dầu thành cáchạt sương nhỏ và được đốt cháy, làm nóng cốt liệu Khi ra khỏi tang sấy cốt liệu đã đượcđốt nóng đến nhiệt độ 200-2500C nhờ ngọn lửa ở đầu đốt Cát, đá sau khi được sấy nóng
ở nhiệt độ 200 – 2500C sẽ theo băng gầu nóng đưa vào máy sàng Tại đây máy sàng sẽđược phân ra làm các cỡ hạt: 0-5(mm), 5-10(mm), 10-20(mm) Mỗi cỡ hạt sẽ rơi xuốngmột ngăn tương ứng của thùng chứa
Bột đá được chuyển vào thùng chứa Dưới các ngăn của thùng chứa là thiết bị địnhlượng Tại đây các hỗn hợp vật liệu lại được cân đúng tỷ lệ quy định của hỗn hợp bê tôngnhựa nóng và rồi được đưa vao thùng trộn
Nhựa đường trước khi đưa vào thùng trộn sẽ được đun nóng đến nhiệt độ 1200C –
1600C ở thiết bị nấu nhựa Thiết bị nấu nhựa đường là một thiết bị kín, bên trong có bố trícác đường ống dẫn dầu truyền nhiệt Thiết bị nấu nhựa đường tại dự án sử dụng loại dầutruyền nhiệt Shell Heat Transfer Oil S2 với ưu điểm hệ số truyền nhiệt cao, độ nhớt thấp.Dầu truyền nhiệt được dẫn bên trong đường ống từ bồn chứa dầu nóng Bồn chứa dầunóng được cung cấp nhiệt từ ngọn lửa dầu DO sẽ liên tục cấp dầu nóng chạy trong đườngống làm nóng chảy nhựa đường và lượng dầu này được tuần hoàn liên tục Nhựa sau khiđược nóng chảy và được bơm định lượng tại thiết bị định lượng rồi bơm vào thùng trộnvới thời gian 10-20(s) rồi mới mở cửa xả để sản phẩm đổ vào xe vận chuyển chở tới côngtrường hoặc chứa sẵn vào Silô có vỏ bọc cách nhiệt Nhiệt độ hỗn hợp của bê tông saukhi trộn phải đạt được từ 1200C-1600C
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị
- Trạm nghiền đá công suất 150 tấn/h.
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị trạm nghiền đá
Số
Đơn Vị
Số lượng
Năm sản xuất Hiện
trạng
I Thiết bị chính
Trang 183 Máy sàng rung Hàn Quốc Bộ 03 2012 Còn 80%
4 Băng tải B800 (15m) Việt Nam Bộ 01 2012 Còn 90%
5 Băng tải B800 (7m) Việt Nam Bộ 01 2012 Còn 90%
4 Băng tải B700 (17m) Việt Nam Bộ 01 2012 Còn 90%
5 Băng tải B700 (15m) Việt Nam Bộ 01 2012 Còn 90%
4 Băng tải B600 (15m) Việt Nam Bộ 04 2012 Còn 90%
- Trạm trộn bê tông nhựa nóng công suất 104 – 120 tấn/h.
Bảng 1.4 Danh mục các thiết bị trạm trộn bê tông nhựa
Số
Đơn Vị
Số lượng
Năm sản xuất Hiện trạng
I Thiết bị chính
1 Trạm trộn 104-120 tấn/h Hàn Quốc trạm 01 2012 mới 100%
1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của dự án
a Nguyên, nhiên, vật liệu:
Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của dự án gồm:
* Các nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho công tác sản xuất bê tông nhựa nóng:
- Nguyên vật liệu chính cho sản xuất bê tông nhựa nóng là: Cát vàng, đá, nhựađường, dầu FO, bột đá
+ Cát: được mua từ mỏ cát Hà Nha, Quảng Nam; chất lượng đảm bảo cho các hoạt
động của trạm
+ Đá: Đá nguyên liệu được thu mua từ các mỏ đá Đà Sơn, phường Hòa Khánh
Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Đá sử dụng cho trạm trộn bê tông nhựa lấy
từ trạm nghiền đá của dự án
+ Nhựa đường, bột đá: Mua từ các đại lý ở thành phố Đà Nẵng.
Tính chất: Nhựa đường là loại chất lỏng hoặc bán rắn có độ nhớt cao, màu đen Thành phần của nhựa đường là 32% là Asphaltenes; 32% là nhựa; 14% làhydrocacbon no; 22% là hydrocacbon thơm
- Dầu DO, dầu FO: Mua từ thành phố Hồ Chí Minh, chuyển về Đà Nẵng qua cảngTiên Sa
Trang 19- Mỡ bảo quản, dầu thủy lực: được cung cấp bởi công ty cung ứng máy móc thiết bịphục vụ cho sản xuất để phù hợp với loại máy sử dụng.
- Các vật liệu khác:
Phụ tùng thay thế mua của các cơ sở sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu thông quacác công ty xuất nhập khẩu hoặc văn phòng đại diện của hãng sản xuất tại Việt Nam.Điện năng : lấy từ đường dây 22kV phục vụ xã Hòa Bắc
BẢNG 1.5 KHỐI LƯỢNG NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU SỬ DỤNG
Stt Nguyên, nhiên, vật liệu Đơn vị tính Khối lượng
Nguyên, nhiên liệu cho trạm nghiền đá
Sản phẩm của dự án bao gồm: Các loại đá và bê tông nhựa nóng
BẢNG 1.6 KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Trang 20- Thời điểm dự kiến đóng cửa hoạt động của trạm vào quý III năm 2016.
Tuy nhiên, thời gian hoạt động của dự án phụ thuộc vào tiến độ thi công tuyếnđường cao tốc La Sơn – Túy Loan nen dự án có thể kéo dài đến năm 2018
1.4.8 Tổng vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án: 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng).
Trong đó, kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường là : 200.000.000 đồng
1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án
- Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là chủ đầu tư của dự án Doanh nghiệp này cótrách nhiệm triển khai thực hiện đầu tư lắp đặt và vận hành theo hình thức: Chủ đầu tưtrực tiếp quản lý Dự án
Ban quản lý Dự án sẽ chịu trách nhiệm quản lý về công tác bảo vệ môi trường trongthời gian thi công lắp đặt và vận hành của trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục
vụ công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy dự án
* Chế độ làm việc
- Thời gian hoạt động Dự án: 6 tháng
- Số giờ làm việc trong ngày: 8 giờ
Công nhân vận hành trạm trộn bê tông nhựa
(1 công nhân cơ khí + 1 công
nhân lao động)
Công nhân vận hành trạm nghiền đá
(1 công nhân cơ khí + 1 công nhân lao động)
CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (Trưởng trạm)
Bảo vệ
(1 người)
Trang 21Bảng 1.7 Bảng thống kê tóm tắt nội dung chính của Dự án
2016,thờigian thựchiện là 15ngày
Sử dụng xe tải vậnchuyển máy móc, thiết bịđến Dự án
Tuân thủ luật ATGT
Hoạt động sinh hoạt
của công nhân
- Tuân thủ nội quy của
Dự án đối với công nhân
- Sinh hoạt tại nhà điềuhành dự án
- Chất thải rắn
- Nước thải
- Vấn đề an ninhtrật tự tại địaphương
- Thời điểm
dự kiếnđóng cửahoạt độngcủa trạm vàoquý III năm2016
Sử dụng xe tải vậnchuyển máy móc, thiết bịđến Dự án
- Tuân thủ luật ATGT
- Bụi, khí thải
- Tiếng ồn
- Vấn đề giaothông khu vực
Quá trình tập kết đá
và hoạt động của
trạm nghiền
- Tuân thủ nội quy của
Dự án đối với nhân viên
- Vận hành dây chuyềnchính xác, an toàn
- Bụi, khí thải
- Tiếng ồn, độrung
Hoạt động của trạm
bê tông nhựa nóng
- Tuân thủ nội quy của
Dự án đối với nhân viên
- Vận hành dây chuyềnchính xác, an toàn
- Bụi, khí thải
- Tiếng ồn, độrung
Hoạt động sinh hoạt
của công nhân
- Tuân thủ nội quy của
Dự án đối với công nhân
- Làm việc theo ca
- Sinh hoạt tại nhà điềuhành dự án
- Nước thải
- Chất thải rắn
- Vấn đề an ninhtrật tự tại địaphương
Trang 22Hoạt động xử lý bụi
phát sinh từ trạm
trộn bê tông nhựa
Vận hành hệ thống xử lýbụi, khí thải mỗi khi vậnhành trạm trộn bê tôngnhựa
- Nước thải
- Cặn thải
Trang 23CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Điều kiện về địa lý và địa chất
2.1.1.1 Điều kiện về địa lý
Dự án Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền đá phục vụ công trình đường Hồ ChíMinh đoạn La Sơn - Túy Loan nằm ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang,thành phố Đà nẵng
Hòa Bắc là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Trung tâm hành chính huyệnHòa Vang, có đường ĐT 601 đi qua; có sông Cu đê nhiều tiềm năng cũng như thuận lợitrong việc phát triển Kinh tế - Xã hội
Dự án đặt cạnh tuyến đường ĐT601 nên giao thông đối ngoại và nội vùng trên địabàn huyện tương đối thuận tiện
2.1.1.2 Điều kiện về địa hình, địa chất:
Dự án nằm trên địa bàn xã Hòa Bắc, là khu vực có địa hình đồi núi với kết cấu đấtvững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật Hòa Bắc có địa hình chialàm 2 vùng: Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng gồm các thôn: Phò Nam, Nam Yên,
An Định, Lộc Mỹ, Nam Mỹ; Vùng có địa hình đất đồi núi cao gồm các thôn: Tà Lang,Giàn Bí, nơi đây dân cư chủ yếu là người đồng bào dân tộc Cơtu sinh sống
Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá là đá mắc-ma, đặc trưng là đá granite với bề mặtphong hóa mạnh, đất có màu đỏ vàng Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việcphát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch Hòa Bắc là nơi tập trung nhiều rừng đầunguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng nên cần phải cóquy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu cựccủa quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệmôi trường sinh thái
2.1.2 Điều kiện về khí tượng
Khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên nhìn chungmang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa Dưới đây là các đặc trưng về khí hậu của thànhphố Đà Nẵng từ năm 2004-2013
2.1.2.1 Nhiệt độ không khí:
Trang 24Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình phát tán, pha loãng và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt
độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khíquyển càng nhanh và thời gian lưu các chất trong khí quyển càng nhỏ Đồng thời nhiệt độcòn là yếu tố làm thay đổi quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, làyếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động.Theo số liệu thống kê, nhiệt độ không khí trung bình tại Đà Nẵng trong 10 năm từnăm 2004 - 2013
- Nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,60C
Trang 252.1.2.2 Số giờ nắng:
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế
độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trìnhphát tán và biến đổi các chất ô nhiễm
Tại Đà Nẵng, trung bình có khoảng 2077,4 giờ nắng (10 năm), số giờ nắng trungbình trong ngày là 6 giờ Trong năm có ít nhất 5 giờ nắng/ngày từ tháng 2 đến tháng 10hàng năm Tháng 11 và tháng 12 là các tháng có ít giờ nắng nhất là 2 - 3 giờ/ngày Cáctháng 4, 5, 6, 7 có số giờ nắng nhiều nhất là từ 8,1 - 8,9 giờ/ngày
Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình các tháng trong 10 năm (2004 – 2013)
Các
tháng
Số giờ nắng trung bình (giờ nắng)
Trung bình
Trang 26Độ ẩm không khí lớn tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát tán vào không khí pháttriển nhanh chóng, lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí gây ônhiễm môi trường và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Độ ẩm trung bình năm tại Đà Nẵng là 82% Độ ẩm cao nhất ghi nhận được là 89%vào tháng 12 năm 2011 Độ ẩm thấp nhất ghi nhận được là 70% vào tháng 7 năm 2011.Các tháng mùa khô có độ ẩm trung bình từ 71- 83%, độ ẩm thấp nhất có thể xuốngdưới 40% Các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình 82 - 86%, có ngày đạt tới 95%
Bảng 2.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong 10 năm (2004 – 2013)
Các
tháng
Độ ẩm trung bình (%)
Trung bình
Hàng năm tại Đà Nẵng có một mùa mưa và một mùa khô Mùa mưa bắt đầu từtháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11 Các tháng ít mưa nhất trongnăm là tháng 3, 4, 5 và 6 Tổng lượng mưa trung bình tại Đà Nẵng là 4.409,7 mm (trong
Trang 2710 năm) Năm 2010 là năm có lượng mưa cả năm tăng vọt và trong các tháng có sự biếnđổi lớn so với các năm trước
Bảng 2.4 Tổng lượng mưa trung bình trong 10 năm (2004 – 2013)
Tháng
1.375,7 0
1.461,1
563, 6
750,
9 640,5Tháng
1.147,4 0
1.006,5
367, 2
369,
0 1.209,5Tháng
2.233,
3.647, 8
1.67 6
2.31 5
(Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2004 đến 2013, Cục thống kê Đà Nẵng)
2.1.2.5 Gió:
Chế độ gió góp phần quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ônhiễm trong khí quyển, vận tốc gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và các chất ônhiễm càng xa, vì vậy làm gia tăng khả năng pha loãng các chất ô nhiễm trong khí
Hướng gió thành phố Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình Vềmùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một phần gió Đông.Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20% Về mùa hạ, ở vùng ven biển phíaNam, gió thịnh hành là gió Tây Nam với tần suất phổ biến từ 20 – 30%, trong khi đó, ởvùng ven biển phía Bắc chỉ trong tháng VIII gió Tây Nam mới có tần suất nhiều hơn cácgió khác
Tốc độ gió trung bình năm là 3,3 m/s Tần suất lặng gió khá cao, từ 25 - 50% Trongmùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ từ 15 - 25m/s Trongbão, tốc độ gió có thể lên đến 30-40m/s
Trang 28Hàng năm trung bình có từ 50 - 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm cho nềnnhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm: Nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,60C và độ ẩm thấpnhất là 55%.
Bảng 2.5 Tốc độ gió - Tần suất - Hướng gió
Tháng Tốc độ gió (m/s) Hướng gió chủ đạo Tần suất hướng gió cực đại (%)
Trung bình hàng năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông,
trong đó TP Đà Nẵng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp không dưới 0,5 cơn/năm Nếuxác định mức độ gió tại vùng biển Đà Nẵng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới mạnh từcấp 6 trở lên, thì trung bình hàng năm, thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bãohoặc áp thấp nhiệt đới
Mùa bão ở Việt Nam nhìn chung từ tháng 7 đến tháng 11 Tại Đà Nẵng mùa bão từtháng 8 đến tháng 11, trong đó tháng 10, 11 bão thường ảnh hưởng nhiều nhất Tuy nhiênnhững cơn bão trái mùa hoặc có thể nói những cơn bão hoạt động không theo những quyluật phổ biến khí hậu thường gây ra những thiệt hại nặng nề cho địa phương
2.1.2.7 Độ bền vững khí quyển
Ở khu vực Đà Nẵng, do tốc độ gió trung bình là 2 m/s nên độ bền vững khí quyểnthuộc loại A - B, không bền vững vào ban ngày, từ tháng 2 đến tháng 10 thuộc loại B, từtháng 11 đến tháng 1 độ che phủ mây trung bình ban đêm > 4,8 nên khí quyển thuộc loại
D (theo phân loại Pasquill)
Ở độ bền khí quyển loại D, E, F quá trình phát tán tốt hơn A, B, C Khi đánh giámức độ ô nhiễm cũng như thiết kế các hệ thống xử lí chất thải cần tính toán các quá trìnhtrong điều kiện khí quyển loại A
Trang 292.1.3 Điều kiện thủy văn
Khu vực Dự án gần sông Cu Đê Sông Cu Đê bắt nguồn từ vùng núi phía Tây-Bắccủa Thành phố có độ cao khoảng 700-800m, lưu vực có hình lông chim, có độ nghiêngtheo hướng Đông Bắc- Tây Nam Thượng nguồn có các sông suối nhỏ ngoằn ngoèo vàđổi hướng liên tục theo các khe núi cao Sau khi tiếp cận với vùng thấp, đồng bằng thìchảy chung theo hướng Tây Đông đổ ra vịnh Đà Nẵng
a Chế độ mực nước
Mực nước sông Cu Đê chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều vùng biển Đà Nẵng.Chế độ triều tại đây là chế độ triều hỗn hợp, bao gồm cả nhật triều và bán nhận triềukhông đều, trong đó số ngày có chế độ bán nhật triều không đều chiếm ưu thế hơn
b Dòng chảy
Dòng chảy năm sông Cu Đê chủ yếu phân bố trong mùa mưa (tháng IX-XII), mùakhô dòng chảy sông này khá nhỏ, nên thuỷ triều ảnh hưởng rất cao- lượng nước trongsông trong mùa khô chủ yếu là nước biển lên- xuống
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường
2.1.4.1 Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án, Chủ Dự án đã tiếnhành đo đạc, thu mẫu và phân tích các thông số về chất lượng môi trường không khí, kếtquả phân tích được thể hiện trong bảng 2.6
Bảng 2.6 Kết quả đo đạc môi trường không khí xung quanh
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Trang 30- Ngày thu mẫu: ngày 01/09/2015.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia – Đài khí tượng thủy văn khu vực trung trung bộ
- KK: Mẫu không khí lấy tại khu vực trung tâm của dự án (16 0 6’55.74’’N;
108 0 03’35.50’’E).
- Quy chuẩn so sánh: (1): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về tiếng ồn, Mức ồn tối đa cho phép – lấy 70 dBA do áp dụng đối với khu dân cư trong khoảng thời gian từ 06 giờ đến 21 giờ (2): QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Nhận xét:
Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong mẫu không khí cho thấy hầu hết cácchỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức ồn tối đa cho phép
2.1.4.2 Hiện trạng môi trường nước mặt
a, Hiện trạng môi trường nước suối
Nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của dự án là nguồn nước suối nằm cách dự
án 400m về hướng Tây Đây cũng là nguồn nước sinh hoạt của người dân trong khu vực
Để đánh giá chất lượng nguồn nước phục vụ cho dự án, Chủ Dự án đã tiến hành đo đạc,thu mẫu và phân tích các thông số về chất lượng môi trường nước suối, kết quả phân tíchđược thể hiện trong bảng 2.7
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước suối
Trang 31TT Tên chỉ tiêu ĐV tính
Kết quả NS
QCVN 08:2008/BTNMT
QCVN 02:
- Ngày thu mẫu: ngày 01/09/2015.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia – Đài khí tượng thủy văn khu vực trung trung bộ.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- NS: Mẫu nước suối tại bể chứa nước suối sinh hoạt tại nhà điều hành của Dự án (16 0 6’57.03’’N; 108 0 03’37.03’’E).
*Nhận xét:
Khi so sánh kết quả phân tích mẫu nước suối với QCVN 08:2008/BTNMT – Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt thì các chỉ tiêu môi trường trong mẫunước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép
Khi so sánh kết quả phân tích mẫu nước suối với QCVN 02:2009/BTNMT – Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt thì các chỉ tiêu môi trường trong mẫunước suối hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên chỉ tiêu coliform vượt quychuẩn 75 lần nên chủ dự án sẽ tiến hành khử trùng trước khi đưa vào sử dụng
b, Hiện trạng môi trường nước sông
Khu vực thực hiện Dự án nằm cách sông Cu Đê khoảng 300m về phía Bắc Kếtquả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cu Đê nơi thực hiện Dự án được trìnhbày tại bảng 2.8
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước sông
Trang 32TT Tên chỉ tiêu ĐV tính Kết quả NM QCVN
- Ngày thu mẫu: ngày 01/09/2015.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia – Đài khí tượng thủy văn khu vực trung trung bộ.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- NM: Mẫu nước sông Cu Đê gần Dự án (16 0 6’54.13’’N; 108 0 03’46.03’’E).
Nhận xét:
Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong mẫu nước mặt cho thấy hầu hết cácchỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹthuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
2.1.4.3 Điều kiện vệ sinh môi trường khu vực
Dự án nằm tại vị trí giao thông thuận tiện cho việc đi lại Mạng lưới hạ tầng kỹthuật khu vực này, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của công trình:
- Hiện trạng thoát nước khu vực:
+ Xã Hòa Bắc chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh Các đường thôn xóm chưa
có hệ thống thu nước, nước mặt chảy tràn trên bề mặt rồi thoát ra hệ thống mặt ruộng và
hệ thống kênh tiêu thủy lợi hồ ao rồi đổ ra sông sông Cu Đê Hiện tại trong xã có trên67% số hộ có nhà vệ sinh tự hoại, còn lại dùng hố xí 2 ngăn
+ Hiện trạng xử lý chất thải rắn: Hiện nay, Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom;đưa về điểm tập kết của xã Hòa Bắc và xử lý bằng phương pháp chôn lấp Tuy nhiên, đếncuối năm 2015, chất thải rắn của xã Hòa Bắc được Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang thugom, xử lý theo chương trình nông thôn mới của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Trang 332.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học
Dự án nằm trên địa bàn xã Hòa Bắc, thực vật chủ yếu là rừng với 2500 ha rừngtrồng, còn lại là rừng phòng hộ Tuy nhiên, Khu vực thực hiện Dự án nằm cạnh đườngliên tỉnh ĐT 601, xung quanh là khu dân cư thưa thớt, thực vật chủ yếu là rừng trồng củangười dân với các loại cây như xà cừ, keo Hiện nay, xung quanh dự án đã được giải tỏa
để xây dựng tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan, do đó các sinh vật ít có điều kiệnsinh tồn và phát triển
Khu vực Dự án không có các loài động vật quý hiếm Chủ yếu là trâu, bò, dê củangười dân chăn nuôi với số lượng nhỏ Ngoài ra, cách dự án khoảng 2km về hướng Nam
có một số hộ nuôi trồng thủy sản ven sông Cu Đê
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hòa Bắc là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Trung tâm hành chính huyệnHòa Vang, thành phố Đà Nẵng, diện tích tự nhiên: 34.395,4 ha
+ Phía Bắc: giáp thị trấn Khe Tre Nam Đông, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.+ Phía Nam: giáp xã Hòa Liên
+ Phía Tây: giáp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
+ Phía Đông: giáp phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu
2.2.1 Điều kiện về kinh tế:
Về sản xuất Nông nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 ước đạt 13,414 tỷ đồng, tăng 1% so vớinăm 2013 và đạt 148,3% so kế hoạch
Về đầu tư kết cấu hạ tầng:
Giao thông
- Đường trục xã, liên xã 16/16 km và đã được thảm nhựa, đạt tỉ lệ 100%
- Qua nhiều năm, do xe có trọng tải lớn đi qua và ảnh hưởng của bão lụt nên bịxuống cấp Đầu năm 2015, một số đoạn xuống cấp nghiêm trọng đã được sửa chữa đổ bêtông
- Giao thông liên thôn: Toàn xã có 10,8 km đường giao thông liên thôn gồm: Đoạn
từ Bắc Thủy Tú – Phò Nam 7 km, đoạn từ Phò Nam – trại 05-06 3km, đoạn từ đường PhòNam (ĐT 601) – đường lên trại 05-06 800 m đã được bê tông hóa, mặt đường rộng 3,5 mtrở lên Trong 5 năm 2011-2015 trên địa bàn xã hoàn thành 10,8/10,8 km đạt tỉ lệ 100%
Trang 34- Trong 6 tháng đầu năm 2015, xã tiến hành làm thêm 1.368m đường giao thôngnông thôn tại 3 thôn gồm: Thôn Nam Yên, An Định và Lộc Mỹ nâng tổng chiều dài củađường giao thông nông thôn lên 13.975 m (Đạt tỉ lệ 101,45%) Đường giao thông ngõ,xóm đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa
Về Thương mại, dịch vụ:
Với địa hình đồi núi, dân cư sinh sống dọc 2 bờ sông và dọc triền núi nên dân cưsống không tập trung, các hộ tiểu thương mua bán hàng hóa bằng các xe máy có đầy đủhàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân như cá, thịt, rau Thêm vào đó,các hộ buôn bán ở các khu dân cư và dọc hai bên đường ĐT 601, đường ADB5, các tuyếnđường giao thông nông thôn cũng kinh doanh các mặt hàng , lương thực thực phẩm, đồdùng sinh hoạt hằng ngày, áo quần đầy đủ, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán củanhân dân
Năm 2015, UBND huyện đã bố trí 50 triệu đồng để thực hiện công tác chuẩn bịđầu tư công trình chợ Hòa Bắc (giao BQL dự án đầu tư thực hiện) Dự kiến chợ Hòa Bắc
sẽ gần Trung tâm văn hóa xã tại khu Quy hoạch trung tâm hành chính xã
2.2.2 Điều kiện về xã hội
Dân số :
Tổng dân số tính đến 6/2015 là 3.863 người, với 1.160 hộ, có 2.526 lao động trong
độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ 65,38%;
Về văn hoá- xã hội:
- Giáo dục
Trang 35+ Trên địa bàn xã có tổng số 3 trường chính với 11 điểm trường Trường mầm nonHòa Bắc (5 điểm trường), trường tiểu học Hòa Bắc (5 điểm trường), trường THCSNguyễn Tri Phương (1 điểm trường) Đến nay, trường tiểu học Hòa Bắc và trường THCSNguyễn Tri Phương đã đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non Hòa Bắc cuối năm 2014 đãđược công nhận đạt chuẩn ở điểm trường chính Phò Nam Tiêu chí Trường học của xã đãđược công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014.
+ Năm 2014, Thành phố hỗ trợ kinh phí trường học kết hợp làm nhà tránh bão tạithôn Tà Lang với số tiền 2 tỷ đồng, xây mới 2 phòng học và 1 bếp ăn tại trường Mầm nonkhu vực Nam Yên số tiền 180 triệu đồng Huyện Hòa Vang hỗ trợ đồ chơi cho các trườngMầm non với số tiền 228,9 triệu đồng và hỗ trợ sửa chữa bếp ăn tại trường Mầm non khuvực Phò Nam với số tiền 15 triệu đồng Tổ chức AOG hỗ trợ sữa chữa điện phòng học,mái tôn chống dột tại trường mầm non khu vực Nam Yên với số tiền 23 triệu đồng và hỗtrợ sửa chữa phòng học Mầm non khu vực Nam Yên với số tiền 13.2 triệu đồng; Công tyNam Hải hỗ trợ kinh phí mái che trường Mầm non Giàn Bí với số tiền 34 triệu đồng; Tổchức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ kinh phí khoan giếng cho trường mầm non khu vực AnĐịnh với số tiền 44 triệu đồng
- Văn hoá thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao
+ Năm 2014, xã có 5/7 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn, xã chưa có Trung tâm thểthao xã và Trung tâm văn hóa xã, 7 thôn chưa có trung tâm thể thao thôn đạt chuẩn theoquy định
+ Trung tâm văn hóa xã: hiện nay xã đã hoàn thành mặt bằng tại khu Quy hoạchTrung tâm hành chính xã UBND thành phố giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch làmchủ đầu tư, điều hành dự án với kinh phí đầu tư 4,946 tỷ đồng (trong năm 2015 bố trí 1,6
tỷ đồng) từ nguồn Ngân sách thành phố
+ Trung tâm thể thao xã: Khu thể thao xã được đầu tư với tổng kinh phí thực hiện
750 triệu đồng từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia nông thôn mới năm 2015, xãHòa Bắc làm chủ đầu tư, điều hành dự án
+ Khu thể thao thôn: Được sự giúp đỡ của Quận ủy Hải Châu hỗ trợ cho xã HòaBắc 210 triệu đồng để xã có điều kiện làm 7 khu trung tâm thể thao thôn phục vụ nhu cầuthể dục thể thao tại các thôn Hiện nay đã hoàn thành vào tháng 8/2015
- Y tế, dân số, công tác từ thiện nhân đạo:
Cuối năm 2013, trạm y tế xã đã được xét công nhận chuẩn Quốc gia về y tế giaiđoạn 2011-2020 theo qui định của Bộ y tế theo QĐ số 9118/QĐ-UBND của UBND thànhphố Đà Nẵng ngày 25/12/2013
Trang 36Trạm Y tế xã vẫn duy trì 10 chuẩn quốc gia.
Đến ngày 30/6/2015, số người tham gia bảo hiểm y tế có: 3.874/4.045 người, đạt tỷ
lệ 95,8%
- Lao động- Thương binh & Xã hội, công tác giảm nghèo:
Đảng bộ, UBND và các Hội Đoàn thể chú trọng đến công tác giảm nghèo trên địabàn, xã bám sát kế hoạch giảm nghèo của thành phố, huyện và tình hình thực tế của địaphương, kế hoạch, phân nhóm từng đối tượng tổ chức đoàn rà soát thoát nghèo ở từngthôn, đề ra các biện pháp, giải pháp phù hợp, phân công giúp đỡ từng hộ nghèo triển khainhiều biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, đối thoại trực tiếp với hộ nghèo nhằm nắm bắt đượckhó khăn và nguyện vọng của hộ để có phương án giúp đỡ, phân công cán bộ đứng điểmcác thôn cùng với quân dân chính thôn giúp đỡ hộ nghèo Đầu năm 2014, tổng số hộnghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố là 235 hộ, trong năm 2014 thoát được 108 hộ, số hộnghèo theo tiêu chuẩn Thành phố còn lại 127 hộ (chiếm 10,95%) Đầu năm 2015, tổng số
hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành phố là 174 hộ Đến ngày 30 tháng 6/2015 đã thoátđược 140 hộ, trong đó có 98 hộ già yếu, không còn sức lao động và không có nơi nươngtựa chuyển qua diện Bảo trợ xã hội, 42 hộ được hỗ trợ vốn sinh kế và cho vay với lãi suấtthấp phát triển kinh tế gia đình Số hộ nghèo theo chuẩn Thành phố còn lại 34 hộ/1.160
hộ (chiếm 2,93 %)
- Công tác phòng chống lụt bão năm 2014 :
Đã triển khai và thực hiện Kế hoạch PCTT và TKCN năm 2014 Củng cố Độixung kích PCTT và TKCN ở các thôn, khảo sát địa bàn nhằm bổ sung và hoàn chỉnh Kếhoạch PCBL của thôn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo phương châm bốn tại chỗ.Họp dân triển khai kế hoạch để nhân dân biết và chủ động phối hợp khi có tình huốngbão, lũ xảy ra
Đôn đốc các trường học, trạm y tế kế hoạch và thành lập BCH PCBL của cơ quan,báo cáo về BCH PCBL phường để phối hợp ứng phó khi bão lũ xảy ra BCH quân sựphường và triển khai kế hoạch phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn theo hướngdẫn Triển khai nạo vét hệ thống mương tiêu vùng cát đảm bảo thoát nước vào mùa mưakhông xảy ra nhập úng
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội xã Hòa Bắc 6 tháng đầu năm 2015)
Trang 37CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nguyên tắc đánh giá
Đánh giá tác động môi trường của dự án “Trạm trộn bê tông nhựa và trạm nghiền
đá phục vụ công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan” tuân thủ theo các
nguyên tắc sau:
1 Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai Dự ánđược xem xét theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn lắp đặt
- Giai đoạn hoạt động
- Giai đoạn tháo dỡ
Giai đoạn đoạn tháo dỡ do các hoạt động của cơ sở đều mang tính chất dọn dẹp,tháo dỡ đơn giản nên các phát thải rất nhỏ, không đáng kể Chủ dự án sẽ cam kết dọn dẹpsạch khu đất khi kết thúc dự án, đảm bảo yêu cầu của chủ đất và đảm bảo các quy địnhcủa pháp luật Vì vậy, trong ĐTM này, chúng tôi chỉ đưa ra và đánh giá các tác độngtrong giai đoạn lắp đặt và giai đoạn hoạt động
2 Đánh giá tác động môi trường được xem xét đến tất cả các yếu tố môi trườngvật lý, môi trường sinh thái và môi trường xã hội
3 Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thicủa Dự án đã lựa chọn điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt đượctiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công lắp đặt
3.1.1.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công lắp đặt
a Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn thi công lắp đặtđược trình bày trong bảng 3.1
Trang 38Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn thi công lắp đặt.
- Môi trường không khí
- Sức khỏe và an toàn của côngnhân
Hoạt động sinh hoạt
của công nhân
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn
- Môi trường đất
- Môi trường nước
- Nước mưa chảy
tràn
- Nước mưa chảy tràn cuốntheo đất, cát và chất thảirắn…
- Môi trường đất
- Môi trường nước
b Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạnlắp đặt được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai
đoạn thi công lắp đặt
1 Quá trình thi công , lắp đặt phát sinh
3.1.1.2 Tác động của Dự án trong giai đoạn thi công lắp đặt
a Tác động đối với môi trường không khí
Ô nhiễm do bụi từ các phương tiện vận chuyển và từ các thiết bị máy móc thi công lắp đặt
Trong quá trình thi công lắp đặt, bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡnhiên liệu, thiết bị máy móc của trạm trộn, thiết bị máy móc thi công lắp đặt Các phương
Trang 39tiện này phát sinh ra lượng bụi bao gồm bụi từ mặt đường và bụi từ quá trình đốt cháynhiên liệu.
Máy móc, thiết bị lắp đặt trạm nghiền đá công suất 150tấn/h và trạm trộn bê tôngnhựa nóng công suất 104 - 120tấn/h được vận chuyển bằng xe ô tô Lượng xe ô tô cầnthiết để vận chuyển khối lượng trên quy ra khoảng 6 lượt xe (xe có tải trọng 15 tấn) Thờigian vận chuyển khoảng 2 ngày, vậy lượng xe chuyển máy móc thiết bị là 3 xe/ngày
Ta có thể tính được lượng bụi phát sinh trong giai đoạn này như sau:
Bảng 3.3 Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Nguồn phát
sinh
Hệ số phát sinh đường lát đá, nhựa.
bề rộng < 10m
(1000km)
Lượng bụi phát sinh của 1 lượt xe
(kg/1000km)
Tải lượng phát sinh trung bình
(kg/ngày)
Tải lượng phát sinh trung bình
(kg/h)
Vận chuyển
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Tải lượng chất ô nhiễm E tính cho toàn bộ quãng đường
- E: Tải lượng nguồn thải (mg/ms)
- Z: Độ cao tại điểm tính toán, tính ở độ cao 1,5m
-z: Hệ số khuếch tán theo phương z (m), là hàm số của khoảng cách x theophương gió thổi và độ ổn định của khí quyển, z 0.53x0 , 73, với cấp độ ổn định khíquyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực)
- u: Tốc độ gió trung bình so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi, tốc độ giótrung bình tại khu vực Dự án là 3,3m/s
Trang 40- h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (lấy mặt đường bằng mặt đất,
so với mặt đất xung quanh, lấy h=0,5m thì nồng độ của chất ô nhiễm là:
Bảng 3.5 Nồng độ bụi trong không khí.
Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận chuyển và từ các thiết bị máy móc thi công lắp đặt
Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải đốt xăng, dầu có chứa bụi, SO2,
NOx, COx, hydrocacbon là các nguồn tác động chính gây tác động trực tiếp đến sức khoẻcông nhân thi công và nhân dân sống ở khu vực lân cận
Để tính sơ bộ tải lượng các chất ô nhiễm thải ra trong khói thải của quá trình vậnchuyển Xem như các loại xe vận tải khai thác đều sử dụng là xăng, dầu nhiên liệu DO vàkhi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm khôngkhí Mức độ phát thải các chất ô nhiễm trong khói thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưnhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, động cơ xe, lượng nhiên liệu sử dụng Dựa vào hệ sốWHO thiết lập, dự báo tải lượng các thông số gây ô nhiễm như sau:
Bảng 3.6 Hệ số ô nhiễm với các loại xe tải (tải trọng 3,5-16 tấn) chạy dầu DO
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm của xe tải (kg/1000km hoặc kg/tấn dầu)
Trong thành phố Ngoại thành phố Đường cao tốc1000km Tấn dầu 1000km Tấn dầu 1000km Tấn dầu
Z