1. Hiện trạng đoạn sông thực hiện nạo vétQua khảo sát đo đạc tại hiện trường tàu thuyền không đi lại được do mắc cạn, tại vị trí cửa sông, lòng dẫn cũng đang bị bồi lấp. Do đó, để đảm bảo khai thác tuyến du lịch đường thủy sông theo quy hoạch chung của thành phố thì việc đầu tư dự án là cần thiết.2. Nội dung chủ yếu của dự án Nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa sông nhằm mục tiêu phát triển du lịch tuyến sông, đảm bảo giao thông thủy chống lấn chiếm bờ sông. Đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại phục vụ phát triển du lịch, cải thiện môi trường cho người dân sống trên lưu vực. Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân. Tăng khả năng tiêu thoát nước cho khu vực.
Trang 1CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án
- Dự án: Nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Cu Đê đoạn từ Km0+00 đến Km14+00, thành phố Đà Nẵng kết hợp tận thu sản phẩm.
- Địa điểm thực hiện: Quận Liên Chiểu (phường Hòa Hiệp Bắc) và huyện Hòa Vang(xã Hòa Bắc, xã Hòa Liên), thành phố Đà Nẵng
1.2 Chủ dự án
1.3 Vị trí địa lý của dự án
Dự án “Nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Cu Đê đoạn từ Km0+00 đến Km14+00, thành phố Đà Nẵng kết hợp tận thu sản phẩm” thuộc địa phận phường Hòa
Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) và các xã Hòa Liên, Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), thành phố
Đà Nẵng Điểm đầu tuyến (Km0+00) tiếp giáp biển tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận LiênChiểu; điểm cuối tuyến (Km14+00) tại thôn Bàu Bàng, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang)gần ngã ba Suối Cậy
Hình 1.1 Vị trí tuyến luồng nạo vét
(Tọa độ tim tuyến luồng được đính kèm tại phần Phụ lục 2 của báo cáo).
1.3.1 Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên
1.3.1.1 Về giao thông
- Giao thông đường bộ: Giao thông tại nơi thực hiện dự án tương đối thuận lợi, nhiềucây cầu được xây dựng nối thông 2 bờ, trong đó đặc biệt có cầu Nam Ô ở gần cửa sông,cầu Trường Định, cầu Hòa Bắc ở gần điểm cuối tuyến Ngoài ra, hiện đã có đường giao
Trang 2thông chạy dọc hai bên bờ sông nên rất thuận lợi cho quá trình đi lại của người dân trongkhu vực Hoạt động đi lại của công nhân tham gia thực hiện dự án tác động không đáng
kể đến giao thông khu vực Dự án nạo vét tuyến luồng chỉ thực hiện trên phần diện tíchmặt nước, quá trình tập kết thiết bị thi công cũng như vận chuyển vật liệu nạo vét đềubằng đường thủy, nên tác động của dự án đến giao thông bộ của khu vực là không đángkể
- Giao thông thủy: Sông Cu Đê – Trường Định là tuyến đường giao thông thủy củakhu vực, phục vụ cho nhu cầu đi lại, đánh bắt của người dân cũng như phục vụ cho hoạtđộng của các tour du lịch đường sông, tuyến sông có độ sâu từ 0,4m – 2,5m (cục bộ một
số đoạn có độ sâu 3,9m) Tuy nhiên hiện nay lòng sông, cửa sông đang bị bồi lấp nên tàuthuyền không đi lại được Do đó, dự án nạo vét tuyến luồng là cần thiết để đảm bảo khaithác kịp thời tuyến du lịch đường sông này
1.3.1.2 Tài nguyên rừng
Dọc hai bên bờ sông là rừng trồng của nhân dân và rừng tự nhiên (chủ yếu ở xã HòaBắc) Dự án chỉ thực hiện nạo vét lòng sông để khơi thông tuyến phục vụ cho hoạt động
du lịch nên không làm ảnh hưởng đến phần rừng xung quanh dự án
1.3.2 Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Khu dân cư và các công trình lân cận
- Xung quanh khu vực Dự án là nơi sinh sống của dân cư trong vùng Hoạt động kinh
tế tại khu vực chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp, một số hộ dân nuôi cá trên sông (nuôi
cá diêu hồng, cá dìa, nuôi tôm, …), đánh bắt cá trên lưu vực sông Cu Đê Do đó, hoạtđộng nạo vét tuyến luồng dự án ảnh hưởng đến các đối tượng này, gây xáo trộn đời sốngmột bộ phận người dân trong khu vực
- Bên cạnh đó, trong khu vực còn có các trường học, cơ quan doanh nghiệp, cơ quanhành chính nhà nước như UBND xã Hòa Liên, xã Hòa Bắc, các trường mẫu giáo, tiểuhọc, trung học cơ sở, … Các đối tượng này cách Dự án từ 0,5 – 1km khá xa khu vực thựchiện Dự án, hơn nữa, Dự án chỉ thực hiện phần diện tích dưới nước Vì vậy, tác động đếncác đối tượng này không đáng kể có thể bỏ qua
- Hoạt động nạo vét của Dự án gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sốngkinh tế xã hội của người dân trong khu vực và ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động nuôitrồng thủy hải sản của người dân như làm gia tăng độ đục, sự cố tràn dầu gây ảnh hưởngđến môi trường sống của các sinh vật sống
- Trên toàn bộ tuyến luồng nạo vét có các các công trình vượt sông như đường dây35kV; đường dây 110kV; đường dây 500kV; cầu Nam Ô; cầu Thượng Nam Ô; cầuTrường Định; cầu Hòa Bắc
1.3.2.2 Công trình văn hóa – lịch sử
Do đặc thù dự án là nạo vét tuyến luồng sông Cu Đê, diện tích dự án nằm hoàn toàndưới nước, dự án không chiếm dụng diện tích đất nên vấn đề tác động đến các công trìnhvăn hóa – lịch sử trong khu vực hầu như là không có
Trang 31.3.3 Hiện trạng đoạn sông thực hiện nạo vét
Qua khảo sát đo đạc tại hiện trường từ cửa Nam Ô đến thượng lưu sông Cu Đê, tại vịtrí cách cửa Nam Ô khoảng 10km trở lên phía thượng lưu, tàu thuyền không đi lại được
do mắc cạn, tại vị trí cửa sông, lòng dẫn cũng đang bị bồi lấp Do đó, để đảm bảo khaithác tuyến du lịch đường thủy sông Cu Đê – Trường Định theo quy hoạch chung củathành phố thì việc đầu tư dự án là cần thiết
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Mục tiêu của dự án
- Nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa sông Cu Đê nhằm mục tiêu phát triển
du lịch tuyến sông Cu Đê – Trường Định, đảm bảo giao thông thủy chống lấn chiếm bờsông Đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại phục vụ phát triển du lịch, cải thiện môi trườngcho người dân sống trên lưu vực
- Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho ngườidân
- Tăng khả năng tiêu thoát nước cho khu vực
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1 Quy mô đầu tư Dự án
a) Quy mô, thông số kỹ thuật dự án
- Theo Quyết định số 1521/QĐ-UBND ngày 22/3/2017 của UBND thành phố ĐàNẵng và Thông tư 46/2016/TT-BGTVT ngày 29/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải,Tuyến luồng sông Cu Đê được quy hoạch là tuyến luồng đạt cấp V – Cấp kỹ thuật đườngthủy nội địa Các thông số kỹ thuật chủ yếu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bán kính cong tối thiểu : Rmin > 100m
+ Chiều rộng đáy luồng cấp V : BL > 20m
+ Khẩu độ khoang thông thuyền : BTT >20 m
+ Tĩnh không thông thuyền : TTK > 4,0 (3,5)m
- Theo đó, Quy mô đề xuất thực hiện nạo vét tuyến luồng đường thủy nội địa sông
Cu Đê tuân thủ theo Quyết định số 1521/QĐ-UBND ngày 22/3/2017 của UBND thànhphố Đà Nẵng về việc: Phê duyệt báo cáo thiết lập, công bố luồng tuyến đường thủy nộiđịa sông Cu Đê Cụ thể như sau:
+ Tổng chiều dài tuyến nạo vét : 14 km
+ Chiều rộng đáy luồng : 25 m
Trang 4- Phạm vi nạo vét luồng đường thủy sông Cu Đê từ Km0+00 đến Km14+00 tươngứng với lý trình Km39+700 đến Km25+700 Điểm đầu tuyến tiếp giáp biển nằm phíathượng lưu cầu Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), điểm cuối tại thôn Bầu
Bàng (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang), gần ngã ba Suối Cậy (Phạm vi thi công được thực hiện theo thống kê tọa độ tim và mép biên luồng nạo vét thể hiện ở Quyết định số 550/QĐ-SGTVT ngày 03/8/2017 của Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng – Đính kèm tại phần Phụ lục 1 của Báo cáo).
- Ranh giới phạm vi mặt nước chiếm dụng để thực hiện dự án: Tùy theo tiến độ thicông, chủ dự án sẽ thả phao cảnh báo thi công (phao báo hiệu ban đêm có đèn sáng màu
đỏ, ban ngày có phao sơn trắng – đỏ – trắng và có cờ hiệu màu đỏ, khoảng cách giữa 2
phao từ 50 – 70m tùy theo đoạn tuyến thi công (Ranh giới phạm vi mặt nước được thể hiện cụ thể tại bản vẽ Biện pháp thi công ở Phụ lục VII của Báo cáo).
- Khối lượng nạo vét của dự án khoảng 179.638,74m 3 Khối lượng nạo vét được tậnthu để sử dụng san lấp mặt bằng dự án Công viên Đại Dương Sơn Trà, cự ly vận chuyển
trung bình khoảng 40km (Dự án đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Tổng mặt bằng xây dựng chi tiết TL 1/500 và đang chuẩn bị triển khai thi công theo chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 3410/UBND-KTN ngày 12/5/2016).
Bảng 1.1 Thống kê chi tiết phạm vi thi công tuyến luồng
TT Phạm vi tuyến luồng Chiều dài tuyến (mét) nạo vét (m Khối lượng 3 )
1
Phường Hòa Hiệp Bắc (Từ cọc C1-C31
tương ứng với điểm CD-01 đến TD5
trong bảng thống kê tọa độ tim luồng) 2.853,06 mét 4.970,44
-2 Xã Hòa Liên (Từ cọc C31-C56 tương ứng với điểm TD5 đến TC8 trong bảng
Xã Hòa Liên + Xã Hòa Bắc (Từ cọc
C56-C87 tương ứng với điểm TC8 đến
TC11 trong bảng thống kê tọa độ tim
Trang 5TT Phạm vi tuyến luồng Chiều dài tuyến
(mét)
Khối lượng nạo vét (m 3 )
4
Xã Hòa Bắc (Từ cọc C87-C141 tương
ứng với điểm TC11 đến CD-02 trong
bảng thống kê tọa độ tim luồng) 4.361,79 mét 109.272,38
10.873,83 mét
179.638,74
c) Phương án lưu chứa và vận chuyển sản phẩm nạo vét
- Sản phẩm nạo vét được chứa trực tiếp trên xà lan 400T (tổng cộng có 10 xà lan).Khi xà lan đầy (dự kiến khoảng 8 giờ múc đầy 10 xà lan) sẽ được tàu kéo vận chuyển đisan lấp mặt bằng
- Toàn bộ khối lượng sản phẩm nạo vét được tận thu và vận chuyển theo đường thủybằng xà lan 400T và tàu kéo 360CV đến san lấp nền dự án Công viên Đại Dương SơnTrà tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Cự ly vận chuyển trungbình khoảng 40km
1.4.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
- Dự án không xây dựng lán trại tạm trên đất liền Các hạng mục công trình vệ sinhnhư thu gom nước thải, chất thải rắn sinh hoạt được bố trí trên tàu, xà lan thi công Côngnhân thi công dự án sau giờ làm việc đều trờ về nhà, không sinh hoạt trên tàu nên lượngchất thải phát sinh không đáng kể
- Trên toàn bộ tuyến thi công (14km), có bố trí 14 điểm tập kết thiết bị thi công (diệntích mỗi điểm tập kết khoảng 500m2 – 700m2) Mỗi điểm tập kết thi công cách nhaukhoảng 1.000m Thiết bị thi công sau mỗi ngày làm việc được đưa về bãi tập kết theođúng quy định
- Quy định đối với điểm tập kết:
+ Bãi tập kết phải được bố trí tại những vị trí có đủ độ sâu nước và bề rộng để có thể
dễ dàng di chuyển các thiết bị vào bãi tập kết mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đilại của các phương tiện giao thông thủy đang hoạt động trên tuyến
+ Cần bố trí hệ thống neo giữ, chằng buộc và che chắn thiết bị đảm bảo an toàn, bốtrí người trực bảo vệ thiết bị vào ban đêm và những thời điểm dừng thi công
+ Đối với các thiết bị vận chuyển phục vụ quá trình thi công nạo vét và vận chuyểnvật liệu nạo vét sau khi hết ca vận chuyển hoặc vào những thời điểm dừng thi công sẽđược tập kết và neo đậu tại khu vực dự án Công viên Đại Dương Sơn Trà
1.4.2.3 Phương thức chuyển giao và tiếp nhận sau khi công trình hoàn thành
- Sau khi công trình được thi công hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế, chủ đầu tư, tư vấngiám sát và nhà thầu đã hoàn thành các thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình, đủ điềukiện để bàn giao đưa vào sử dụng Chủ đầu tư sẽ chuyển giao trực tiếp công trình đã hoàn
Trang 6thiện cho Sở Giao thông vận tải, Công ty Quản lý cầu đường tiếp nhận để quản lý và tổchức khai thác.
- Trước khi chuyển giao, Chủ đầu tư sẽ mời các đơn vị có liên quan đi kiểm tra hiệntrường, tiến hành kiểm tra, đo đạc tim tuyến, mép luồng, biên nạo vét, hệ số mái nạo vét.Sau khi các bên kiểm tra, xác nhận bằng biên bản hiện trường thì sẽ tiến hành chuyểngiao công trình cho đơn vị tiếp nhận
- Toàn bộ hồ sơ thiết kế hoàn thiện, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan trongquá trình thực hiện dự án sẽ được chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị tiếp nhận để làm tài liệuphục vụ quản lý công trình
1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công nạo vét
1.4.3.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công
Trên cơ sở hồ sơ khảo sát địa hình do Chủ đầu tư cung cấp và kết quả thị sát hiệntrường của tư vấn thiết kế, phạm vi nạo vét hoàn toàn nằm trong phạm vi lòng sông vàkhông ảnh hưởng đến diện tích đất, nhà cửa của cư dân hai bờ Do vậy không cần đền bù,giải phóng mặt bằng Nhà đầu tư sẽ chủ động làm việc với địa phương để tiến hành côngtác hỗ trợ di dời một số điểm nuôi trồng thủy sản trên sông (trong phạm vi thi công tuyếnluồng) để có đủ mặt bằng thi công bàn giao cho nhà thầu thi công thực hiện công tác nạovét
(Phương án di dời do địa phương lên kế hoạch thực hiện, Chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí)
1.4.3.2 Biện pháp thi công
a) Bàn giao mặt bằng
- Cắm mốc ranh giới mặt bằng nạo vét luồng theo vị trí giới hạn phạm vi tuyến luồngnạo vét Cọc mốc ranh giới được sử dụng là cây tre, cây tràm, tầm vông hoặc cây gỗthường có đường kính từ 4 – 8cm, chiều dài thay đổi theo địa hình thực tế để đóng sâuvào đất, đỉnh cọc phải nổi lên trên mực nước thi công ít nhất 50cm và phần nổi trên mặtnước phải được sơn màu đỏ
- Khối lượng nạo vét được tận thu để làm vật liệu san nền cho dự án Công viên ĐạiDương Sơn Trà, toàn bộ khối lượng được tập kết lên xà lan vận chuyển và mang đến vịtrí san nền công viên, do vậy không cần bố trí bãi chứa sản phẩm nạo vét cũng như cácbãi đỗ thải
+ Nhập số liệu toạ độ mốc khống chế đo đạc vào phần mềm máy tính
+ Nhập số liệu toạ độ các điếm khống chế tuyến luồng thiết kế vào phần mềm máytính
Trang 7+ Sau khi nhập xong các toạ độ, các toạ độ được lưu trong phần mềm và hiển thịngay trên màn hình máy tính khu vực phải nạo vét Vị trí của xà lan tại thời điểm bất kỳđược thế hiện là một điểm sáng trên màn hình máy tính.
- Tuyến nạo vét được định vị bằng các tiêu tạo thành hàng chập tiêu để xác định haituyến mép của mỗi dải thi công
- Vị trí các tiêu chập: Thiết kế vị trí từng tiêu trên bản vẽ Dùng máy định vị vệ tinh
đế đo đạc xác định vị trí tiêu ngoài hiện trường
- Thả phao đánh dấu vị trí và tiến hành đặt tiêu
- Sau khi lắp đặt tiêu vào vị trí, đo đạc kiểm tra lại Nếu có sai lệch so với vị trí thiết
kế phải điều chỉnh lại vị trí tiêu đúng vị trí thiết kế
- Các tiêu chuyên dùng được làm bằng các ống nhựa tròn D = 63 mm, chân tiêu bằngrùa bê tông trọng lượng l00kg/rùa Để thân tiêu luôn được thẳng đứng, gẳn các tấm xốp
đỡ thân tiêu, liên kết giữa rùa và tiêu bằng dây cáp D6
- Các tiêu chập báo hiệu điều kiện cấm qua lại được sơn khoang màu đỏ-trẳng-đỏ,gắn biển báo, ban đêm treo 2 đèn sang liên tục, ánh sáng màu đỏ Đèn treo theo chiều dọc
c) Định vị độ sâu nạo vét
- Đặt trạm thước nước tại các vị trí cố định trên tuyến (vị trí đặt nên chọn 2 bên bờ,chọn vị trí cố định, địa hình không bị thay đổi để dễ dàng bảo quản cũng như không làmthay đổi cao độ trong suốt quá trình thi công) đế xác định mực nước trong suốt thời gianthi công Thước nước làm bàng gỗ chia vạch nhỏ 5cm, bên cạnh đặt mia 5m để kiểm tra
- Dùng máy toàn đạc dẫn cao độ từ các mốc cao độ trên tuyến về trạm thước nước
- Căn cứ độ cao mực nước tại từng thời điểm và cao độ đáy nạo vét của tùng khu vựctính toán độ sâu hạ cần gầu tương ứng đảm bảo thi công đúng độ sâu thiết kế
- Độ sâu hạ cần gầu = Cao độ đáy thiết kế + Cao độ mực nước + Độ sâu dự phòng
Hình 1.2 Phương án định vị độ sâu nạo vét d) Định vị mặt cắt khởi điểm
- Căn cứ độ sâu đáy các dải nạo vét và chiều dày lớp đất nạo vét để thiết kế mặt cắtkhởi điểm cho từng dải
Trang 8- Mặt cắt khởi điểm được định vị bằng các phao nhót đường kính 500mm Khiphương tiện thi công làm neo xong, các phương tiện tiến hành thi công bắt đầu thi công,
sẽ nhổ phao dấu mặt cắt khởi điểm để an toàn cho các phương tiện thi công
- Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra vị trí các tiêu định vị và điềuchỉnh ngay nếu sai lệch
Công tác làm neo cho xáng cạp:
- Trình tự thả neo: Đặt xà lan dọc theo tuyến dải nạo vét vào vị trí khởi điểm, cố định
xà lan và tiến hành thả hệ thống neo xáng cạp
- Vị trí các neo ngang thay đổi thường xuyên theo tiến độ thi công đảm bảo các yêucầu sau:
+ Các neo phải bám đất, không bị bò
+ Vị trí neo ngang đảm bảo sát kẹp của đường dây neo so với phương vuông góc vớidải trục nạo vét không vượt quá 15°
+ Hệ thống neo dưới nước được thả bằng tàu lai Khi làm neo xong, kéo căng các dâyneo đế kiểm tra độ bám đất của các neo
e) Công tác nạo vét luồng
Lựa chọn thiết bị thi công:
- Mực nước thi công tính toán P = 50% tương đương +0,27 (theo kết quả tính toánthủy văn) cao độ đáy luồng sau khi đào là -2,10m: Như vậy thiết bị thi công nạo vét đảmbảo mớn nước lớn nhất là: +0,27 + 2,1 – 0,5 = 1,87m (0,5m khoảng an toàn)
- Với điều kiện tự nhiên về địa hình, mặt bằng công trình cũng như chiều rộng, chiềusâu luồng thiết kế phương án đề xuất tối ưu nhất là sử dụng xáng cạp để tiến hành thicông nạo vét luồng, vận chuyển bằng xà lan tàu kéo (thiết bị nạo vét và vận chuyển cómớn nước nhỏ dưới 2m)
- Thiết bị nạo vét, vận chuyển cát hợp lý có mớn nước nhỏ dưới 2m và kích thướcđảm bảo thi công trong điều kiện mặt bằng hẹp Thiết bị lựa chọn phù hợp của tư vấn đưa
ra để xác định chi phí xây dựng như sau:
+ Nạo vét: Xáng cạp dung tích gầu 4m3; Xà lan chở thiết bị nạo vét 300T; mớn nướcđầy tải 1,6m
+ Vận chuyển: Tàu kéo 360CV; Xà lan 400 T
- Trong thực tế đơn vị thi công có thể dựa vào điều kiện thủy văn, điều kiện mặt bằng
và năng lực thiết bị của mình để đưa ra giải pháp lựa chọn thiết bị hợp lý song giải pháp
đề xuất phải đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công đề ra và không làm phát sinh chi phí
- Sản phẩm nạo vét được vận chuyển và tận dụng để san nền Công viên Đại DươngSơn Trà Cự ly vận chuyển trung bình khoảng 40km
Biện pháp thi công nạo vét bằng xáng cạp:
- Tiến hành thả neo định vị tuyến luồng thiết kế
- Sau khi định vị xong, đưa xà lan + xáng cạp vào vị trí nạo vét bằng tàu kéo, cột dây
cố định xà lan vào tàu
Trang 9- Thi công nạo vét theo từng dải, nạo vét lần lượt từ đầu dải đến cuối dải Khi thicông xong một dải mới chuyển sang thi công dải kế tiếp, thi công theo hướng vuông gócvới tuyến mép luồng.
- Tuỳ theo cao độ nạo vét của từng khu vực xáng cạp có thể tiến hành thi công nạovét bằng 1 hoặc nhiều lớp cuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thi công lần lượt theo từngmặt cắt thiết kế để hạn chế tối đa hiện tượng sót lỏi
- Mái taluy được thi công bằng phương pháp cuốc giật cấp theo từng mặt cắt thiết kếđảm bảo đúng chuẩn tắc kỹ thuật Thi công cuốc sâu hơn 40cm để đảm bảo cao trình đáythiết kế
- Sản phẩm nạo vét được đổ trực tiếp lên xà lan vận chuyển, khi xà lan chứa cát đãđầy tải, di chuyển xà lan đưa cát đến vị trí san lấp
- Trong quá trình thi công thường xuyên dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra phần
đã nạo vét xong nếu phát hiện những điếm sót lỏi cho tàu thi công lại ngay
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ thi công bằng xáng cạp
Ghi chú:
+ Để đảm bảo đáy luồng thi công đồng đều và đủ độ sâu thiết kế, phải đo đạc kiếmtra thi công hàng ngày, điều chỉnh thiết bị thi công đủ độ sâu cũng như chiều rộng khunước và chú ý khi thi công dải sau phải mở rộng sang dải trước
+ Độ sâu thả gầu phải được điều chỉnh trong mỗi lần khi mực nước lên xuống thayđổi 0,1m
Biện pháp thi công dưới gần cầu và đường dây điện:
Tại vị trí gầm cầu (Nam Ô, Thượng Nam Ô, Trường Định) và dưới đường dây điệnđều có tĩnh không từ +5 đến +7m, xáng cạp và tàu không bị ảnh hưởng về chiều cao nênđảm bảo điều kiện thi công an toàn Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhà thầu thi côngcần phải lưu ý thực hiện đúng một số yêu cầu như sau:
+ Về đảm bảo an toàn phóng điện theo cấp điện áp trong thi công cần chú ý đếnphương tiện xáng cạp nạo vét Điểm cao nhất của phương tiện thi công tại mực nước caonhất (+1,30 m Hòn Dấu) phải nằm ngoài phạm vi an toàn phóng điện (4,5 m chiều cao từđường điện 500kV) tức nhỏ hơn 8m chiều cao tính từ mực nước cao nhất như trong biểncảnh báo
Trang 10+ Tuyệt đối bảo đảm an toàn về phóng điện, phương tiện thi công qua lại khu vựcnày cần hạ thấp độ cao ở mức tối thiểu và không được vượt quá phạm vi độ cao an toàn
về phóng điện là 6m
Biện pháp tổ chức vận chuyển sản phẩm nạo vét:
- Nhà thầu sẽ vận chuyển cát nạo vét bằng xà lan tàu kéo từ vị trí nạo vét đến khu vựcsan lấp mặt bằng cho dự án Công viên Đại Dương Sơn Trà, cách vị trí nạo vét khoảng40km
- Trong quá trình vận chuyển các phương tiện vận chuyển sẽ không gây ảnh hưởngtới các phương tiện giao thông trên luồng Nếu gặp sự cố trên đường vận chuyển, Nhàthầu sẽ báo ngay cho cơ quan chức năng và có kế hoạch khắc phục kịp thời
- Tất cả các phương tiện tham gia vận chuyển đều phải được lắp thiết bị giám sát nạovét theo quy định tại tại Điều 8 Chương 3 Thông tư 28/2014/TT-BGTVT ngày29/7/2014.
Công tác hoàn thiện mặt bằng nạo vét:
- Sau khi nạo vét xong chờ nghiệm thu nhà thầu sẽ di chuyển thiết bị vào các bãi tậpkết gần nhất được bố trí 2 bên mép sông để không gây cản trở các phương tiện giao thôngtrên luồng
- Sau khi tiến hành nghiệm thu bàn giao mặt bằng xong, Nhà thầu sẽ rút toàn bộphương tiện thiết bị phục vụ thi công ra khỏi công trường
1.4.4 Trình tự thi công nạo vét tại dự án
- Bước l: Triển khai cắm tiêu tuyến ngoài thực địa, xác định giới hạn nạo vét theo
thiết kế (Dùng máy toàn đạc điện tử hoặc định vị GPS để xác định ranh giới, phạm vi khống chế nạo vét).
- Bước 2: Đo đạc, xác định cao độ nạo vét theo thiết kế và kiểm tra lại khu vực nạo
vét, cắm thước nước phục vụ thi công
- Bước 3: Tiến hành thi công nạo vét theo thiết kế (Tiến hành thi công nạo vét theo
từng lớp, từ ngoài vào trong, dọc theo chiều dài tuyến theo hướng từ cửa Nam Ô lên phía cầu Trường Định).
- Bước 4: Tiến hành vận chuyển cát nạo vét đến vị trí san lấp mặt bằng thuộc dự án
Công viên Đại Dương Sơn Trà, cự ly vận chuyển trung bình 40km
- Bước 5: Hoàn thiện mặt bằng, mặt cắt nạo vét theo thiết kế Tiến hành thi công và
hoàn thiện theo từng đoạn có chiều dài trung bình 500 m theo thiết kế Sau khi kiểm tra,
đo đạc đảm bảo thi công đúng thiết kế sẽ tiến hành nghiệm thu nội bộ của đoạn trước rồimới chuyển sang thi công đoạn tiếp theo
Sơ đồ trình tự thi công nạo vét như sau:
Xà lan chở cát
Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng, mốc cao độ, tọa độ cho đơn vị thi công
Biển báo công trường, hoàn thành các thủ tục giấy tờ, khảo sát trước
Thi công thả báo hiệu khu vực thi công, tuyến vận chuyển
Đưa thiết bị máy móc vào thi công công trình
Thiết bị thi công
Xáng cạp
Trang 11Hình 1.4 Sơ đồ trình tự thi công
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
Căn cứ vào yêu cầu về khối lượng và tiến độ thi công, chúng tôi dự kiến bố trí nănglực, máy móc thiết bị phục vụ thi công như sau:
- Thi công nạo vét: Sử dụng xáng cạp có dung tích gầu xúc là 4m3, di chuyển trên xàlan 300T
- Vận chuyển sản phẩm nạo vét: Sử dụng xà lan mở đáy tải trọng 400T, di chuyển
bằng tàu kéo 360CV
- Các thiết bị khác phục vụ quá trình thi công như: Ca nô 23CV, máy toàn đạc điện
tử, máy thủy bình, máy hồi âm đo sâu, …
- Số lượng, thông số kỹ thuật của các loại thiết bị thi công dự kiến như sau:
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp thiết bị thi công dự kiến
Trang 12TT Loại máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng yêu cầu
3 Thiết bị kiểm tra đo đạc
(Nguồn: Ban Quản lý dự án – Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời)
1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án
1.4.6.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu
Dự án chỉ thực hiện nạo vét khơi thông tuyến luồng trên sông nên hầu như không sửdụng các loại nguyên vật liệu Quá trình thi công nạo vét sẽ sử dụng một số phao tiêu,biển báo hiệu đã được gia công sẵn có với số lượng cụ thể như sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên vật liệu dự kiến trong giai đoạn thi công
(Nguồn: Ban Quản lý dự án - Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời)
1.4.6.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng cho dự án chủ yếu là dầu diezel phục vụ cho tàu kéo, ca nô, xángcạp
Theo Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc Công
bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng thì định mứctiêu hao nhiêu liệu như sau:
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án
T
T Máy móc thiết bị Ca máy Định mức nhiên liệu sử dụng (lít/ca)
Nhu cầu dầu DO (lít/ngày)
1 Xáng cạp 4m3 01 ca/ngày x 2
Nguồn cung cấp: Nhà thầu thi công mua dầu từ các cây xăng trên địa bàn Nhiên liệuđược vận chuyển đến công trường chủ yếu bằng đường bộ
Trang 131.4.6.3 Nhu cầu sử dụng điện
- Các phương tiện, thiết bị phục vụ quá trình thi công nạo vét luồng của dự án đều sửdụng nhiên liệu là dầu diezel, do đó hoạt động thi công nạo vét của dự án không sử dụngđiện
- Tại dự án không bố trí lán trại cho công nhân Toàn bộ công nhân tham gia thựchiện dự án sau ngày làm việc trở về nhà nên tại dự án không sử dụng điện cho quá trìnhsinh hoạt
1.4.6.4 Nhu cầu dùng nước
Nguồn cung cấp:
- Nước dùng cho quá trình vệ sinh tàu, thiết bị thi công: Dùng trực tiếp nguồn nướcsông Cu Đê
- Nước uống cung cấp cho cán bộ công nhân viên làm việc trên các xà lan, xáng cạp,
ca nô: nước uống đóng chai được mua từ các cơ sở sản xuất nước trên địa bàn thành phố
- Nước dùng cho quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc trên các xà lan,xáng cạp được lấy từ đất liền đưa lên tàu và chứa trong các téc nước Mỗi tàu được bố trí
01 téc nước có dung tích khoảng 1.500 lít để chứa nước sinh hoạt
Nhu cầu sử dụng nước:
- Nhu cầu nước dùng cho quá trình sinh hoạt:
Tổng số lượng cán bộ công nhân làm việc tại dự án khoảng 50 người: 01 chỉ huytrưởng công trình; 03 kỹ thuật công trình; 02 đội điều tiết và đảm bảo an toàn giao thôngđường thủy gồm 4 người; 3 nhân công/ tàu (xáng cạp) x 14 chiếc = 42 người
50 người x 60 lít/người = 3.000 lít/ngày = 3m3/ngày
- Nước vệ sinh các xà lan:
Lượng nước này sử dụng không thường xuyên, mỗi tháng vệ sinh xà lan 1 lần, lượngnước sử dụng cho quá trình vệ sinh khoảng 2m3/ xà lan x 12 chiếc = 24m3/lần vệ sinh
Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng nước tại giai đoạn 1 của dự án
Nhu cầu cấp nước ĐVT lượng Khối ĐVT lượng Khối
1 Cán bộ công nhân viên lít/ng/ngày 60 người/ngày 50 3 m3/ngày
2 Nước vệ sinh xà lan lít/lần vệ sinh 2.000 Chiếc 12 24 m3/lần vệ sinh
(Nguồn: - TCVN 33:2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu
- Tổng Khối lượng thi công nạo vét: 179.638.74m3
- Khối lượng vận chuyển trung bình của Xà lan 230m3 Thời gian múc đầy 10 xà lan:
Trang 14T1= 10 x 230/(144 x2) = 8 giờ.
- Vận tốc lúc đi đổ 6km/h và về là 12km/h, như vậy thời gian mỗi xà lan vận chuyếnđất cả đi và về với cự ly 40km là:
T2= 40/6 + 40/12 = 10 giờ
- Thời gian đổ thải của mỗi xà lan: T3 = 4 giờ
- Tổng thời gian cho 1 chu trình nạo vét - vận chuyển – đổ thải – quay về là:
T = T1 + T2 + T3 = 8 + 10 + 4 = 22 giờ
- Như vậy: Hai ngày một Xà lan vận chuyển được 01 chuyến Khối lượng trung bìnhcủa xà lan mỗi chuyến là: 230m3
- Do đó 10 Xà lan hai ngày vận chuyển được: 10 x 230m3 = 2.300m3
Vậy tổng thời gian thi công hết khối lượng gói thầu của xà lan và xáng cạp là:179.638m3 : 2.300m3/2ngày ~ 155 ngày
- Thời gian chuẩn bị, bàn giao mặt bằng: 5 ngày
- Thời gian đo đạc nghiệm thu và bàn giao công trình: 10 ngày
- Thời gian dự phòng do thời tiết hoặc máy móc hư hỏng: 10 ngày
Như vậy tổng thời gian thi công cho toàn bộ công trình là 180 ngày (6 tháng) sau khikhởi công (không kể thời gian ngừng thi công do mưa lũ)
- Thời gian dự kiến bắt đầu triển khai dự án: Tháng 3 – 4 năm 2018
Bảng 1.6 Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình
1.4.8 Tổng vốn đầu tư
1.4.8.1 Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án: 20.342.350.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi tỷ, ba trăm
bốn mươi hai triệu, ba trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)
Bảng 1.7 Bảng chi phí thực hiện dự án
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 1.964.515.987 Đồng
Chi phí cho công tác môi trường 150.000.000 Đồng
1.4.8.2 Cơ cấu nguồn vốn
Trang 15Dự án thực hiện theo hình thức tận thu không sử dụng ngân sách nhà nước nên cơcấu nguồn vốn như sau:
- Vốn nhà nước: 0 đồng
- Vốn tư nhân: 20.342.350.000 đồng
1.4.8.3 Phương án huy động thiết bị
Nhà đầu tư sẽ huy động toàn bộ thiết bị phục vụ nạo vét thông qua việc thuê các nhàthầu có đủ năng lực và thiết bị để thực hiện đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án đã camkết
- Dự án hoàn toàn sử dụng ngân sách của nhà đầu tư, không sử dụng ngân sách nhànước do đó giảm áp lực phân bổ nguồn vốn của Nhà nước Sản phẩm được tận thu để đưa
đi san lấp nền cho dự án xây dựng Công viên Đại Đương Sơn Trà của thành phố, do vậyvừa khơi thông được tuyến đường thủy sông Cu Đê, vừa giảm được chi phí san lấp mặtbằng của dự án
- Ngoài ra, do không đổ thải nên dự án sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường,không mất diện tích bãi chứa
1.4.9.2 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức thực hiện thi công nạo vét tại dự án được bố trí như sau:
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án ở giai đoạn thi công nạo vét
- Chủ đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan trong quá trìnhthi công nạo vét dự án Chủ đầu tư sẽ thành lập Ban Quản lý dự án để điều hành côngviệc, đồng thời, chọn nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế để tiến hành công việc
Chủ đầu tư
Ban Quản lý dự án
Bộ phận Khai thác
Bộ phận Vận chuyển
Bộ phận Giám sát
Tư vấn giám sát
Tư vấn thiết kếChính quyền địa
phương
Trang 16- Các Trưởng bộ phận thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Trưởng BanQuản lý dự án Công việc thực hiện phải đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật vàđúng tiến độ thi công đã đề ra.
- Bộ phận giám sát sẽ là bộ phận kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm liên quan đến việctriển khai thực hiện các công tác bảo vệ môi trường tại dự án, báo cáo cho trưởng BanQuản lý dự án biết
- Trong quá trình thi công nạo vét, dự án còn chịu sự kiểm tra và giám sát của cơquan quản lý nhà nước
1.4.9.3 Bố trí lao động và chế độ làm việc
- Tổng số lao động làm việc tại dự án vào lúc cao điểm nhất là 50 người
- Thời gian làm việc trong quá trình thi công nạo vét dự án: 8h/ngày Không thi côngvào những ngày trời mưa, bão lũ
Bảng 1.8 Bảng tổng hợp số lượng lao động phục vụ tại Dự án
(Nguồn: Ban Quản lý dự án – Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời)
Bảng 1.9 Bảng thống kê tóm tắt nội dung chính của Dự án
- Di chuyển máy móc thiết
bị vào khu vực tuyến luồngcần nạo vét
- Khí thải do các phươngtiện định vị
- Chất thải rắn phát sinhtrong quá trình chuẩn bị
Thi công Hoạt động của các Thời gian nạo Sử dụng xáng cạp đặt trên - Biến động địa hình đáy
Trang 17- Chất thải rắn.
- Nước thải
- Vấn đề an ninh trật tự tạiđịa phương
Sau nạo
Sạt lở bờ sông
- Tác động đến hệ sinhthái, đến đời sống ngườidân
- Tác động đến bồi tụ củasông Cu Đê
Trang 18CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1 Điều kiện về địa lý
- Dự án “Nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Cu Đê đoạn từ Km0+00 đến Km14+00, thành phố Đà Nẵng kết hợp tận thu sản phẩm” thuộc địa phận phường Hòa
Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) và các xã Hòa Liên, Hòa Bắc (huện Hòa Vang), thành phố
Đà Nẵng
- Đoạn sông triển khai nạo vét có chiều dài 14km, điểm đầu tuyến tiếp giáp biển nằmphía thượng lưu cầu Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), điểm cuối củatuyến tại thôn Bàu Bàng (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang), gần ngã ba Suối Cậy
- Khu vực nạo vét có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc : Giáp đường Ngô Xuân Thu và đồi núi
+ Phía Nam : Giáp đường ĐT601
+ Phía Đông : Giáp hạ lưu sông Cu Đê
+ Phía Tây : Giáp ngã ba Suối Cậy
- Khu vực xin nạo vét, khơi thông dòng chảy thuộc địa hình thềm sông Dọc theo haibên bờ sông là địa hình núi cao, khu nạo vét là bãi bồi giữa sông, hiện tại các phương tiệngiao thông thủy khó lưu thông qua lại khu vực, đồng thời gây cản trở dòng chảy vào cảmùa khô lẫn mùa mưa Do đó, việc nạo vét được thực hiện là cần thiết và khẩn trương
- Địa hình đáy sông (đoạn thưc hiện nạo vét) được đính kèm vào phần Phụ lục 7 củabáo cáo
2.1.1.2 Điều kiện về địa chất
Căn cứ tài liệu khảo sát địa chất công trình do Công ty Cổ phần Tư vấn khảo sát Địachất công trình – Thủy văn lập tháng 11/2016 Khối lượng khảo sát địa chất phục vụ côngtác thiết kế nạo vét được thực hiện trên 18 lỗ khoan được ký hiệu từ LK1 – LK18 Độ sâukhảo sát mỗi hố khoan là 5,0m Trên cơ sở tổng hợp kết quả mô tả ngoài hiện trường vàphân tích trong phòng thí nghiệm, địa chất từng hố khoan được thể hiện như sau:
Lỗ khoan LK1:
- Lớp A: Cát hạt thô màu xám xanh, xám đen.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát hạt thô màu xám xanh, xámđen Bề dày lớp khoảng 0,5m
- Lớp 1: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi màu xám xanh, xám vàng
Nằm dưới lớp A là lớp 1 Thành phần: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi màu xám xanh, xámvàng Bề dày lớp khoảng 4,0m
- Lớp 2: Cuội, sỏi màu xám xanh, xám vàng.
Trang 19Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cuội,sỏi màu xám xanh, xám vàng Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò.
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK1 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK2:
- Lớp 1: Cát hạt thô màu xám xanh, xám vàng.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp 1 Thành phần: Cát hạt thô màu xám xanh, xámvàng Bề dày lớp khoảng 1,5m
- Lớp 2: Cát hạt thô sạn, sỏi màu xám xanh, xám vàng nằm xếp chồng lên nhau.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtthô sạn, sỏi màu xám xanh, xám vàng nằm xếp chồng lên nhau Bề dày lớp chưa xác địnhtại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK2 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK3:
- Lớp 1: Cát hạt thô màu xám vàng.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp 1 Thành phần: Cát hạt thô màu xám vàng Bề dàylớp khoảng 1,0m
- Lớp 2: Cát hạt thô, sạn, sỏi màu xám xanh, xám vàng nằm xếp chồng lên nhau.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtthô sạn, sỏi màu xám xanh, xám vàng nằm xếp chồng lên nhau Bề dày lớp chưa xác địnhtại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK3 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK4:
- Lớp A: Cát màu xám đen, xám vàng.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát màu xám đen, xám vàng Bềdày lớp khoảng 0,2m
- Lớp 1: Cát hạt vừa lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng.
Nằm dưới lớp A là lớp 1 Thành phần: Cát hạt vừa lẫn dăm sạn màu xám đen, xámvàng Bề dày lớp khoảng 2,3m
- Lớp 2: Bùn cát pha lẫn dăm sạn màu xám đen.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Bùn cátpha lẫn dăm sạn màu xám đen Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK4 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK5:
- Lớp A: Cát màu xám đen, xám vàng.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát màu xám đen, xám vàng Bềdày lớp khoảng 0,2m
Trang 20- Lớp 1: Cát hạt vừa lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng.
Nằm dưới lớp A là lớp 1 Thành phần: Cát hạt vừa lẫn dăm sạn màu xám đen, xámvàng Bề dày lớp khoảng 2,8m
- Lớp 2: Bùn cát pha lẫn dăm sạn màu xám đen.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan, thành phần: Bùn cátpha lẫn dăm sạn màu xám đen Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK5 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK6:
- Lớp A: Cát mịn lẫn hữu cơ màu xám đen.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát mịn lẫn hữu cơ màu xám đen
- Lớp A: Cát mịn lẫn hữu cơ màu xám đen.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát mịn lẫn hữu cơ màu xám đen
- Lớp 2: Cát hạt thô lẫn sỏi sạn màu xám vàng.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 Thành phần: Cát hạt thô lẫn sỏi sạn màu xám vàng Bề dàylớp khoảng 2,0m
- Lớp 3: Sạn, sỏi màu xám vàng, xám xanh.
Nằm dưới lớp 2 là lớp 3 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Sạn, sỏimàu xám vàng, xám xanh Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK8 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK9:
- Lớp 1: Cát hạt vừa màu xám vàng, xám đen.
Trang 21Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp 1 Thành phần: Cát hạt vừa màu xám vàng, xámđen Bề dày lớp khoảng 3,0m.
- Lớp 2: Cát hạt thô lẫn dăm sạn màu xám vàng, xám đen.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtthô lẫn dăm sạn màu xám vàng, xám đen Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoanthăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK9 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK10:
- Lớp A: Cát hạt vừa lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát hạt vừa lẫn dăm sạn màu xámđen, xám vàng Bề dày lớp khoảng 0,2m
- Lớp 1: Cát hạt vừa - thô lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng, xám trắng.
Nằm dưới lớp A là lớp 1 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtvừa - thô lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng, xám trắng Bề dày lớp chưa xác định tạichiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK10 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK11:
- Lớp 1: Cát mịn màu vàng, xám đen, xám trắng:
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp 1 Thành phần: Cát mịn màu xám vàng, xám đen,xám trắng Bề dày lớp khoảng 3,6m
- Lớp 2: Cát hạt vừa - thô lẫn dăm sạn màu xám vàng, xám đen, xám trắng.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtvừa - thô lẫn dăm sạn màu xám vàng, xám đen, xám trắng Bề dày lớp chưa xác định tạichiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK11 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK12:
- Lớp 1: Cát mịn màu xám vàng, xám đen, xám trắng.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp 1 Thành phần: Cát mịn màu xám vàng, xám đen,xám trắng Bề dày lớp khoảng 4,2m
- Lớp 2: Cát hạt vừa - thô lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng, xám trắng.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtvừa - thô lẫn dăm sạn màu xám đen, xám vàng, xám trắng Bề dày lớp chưa xác định tạichiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK12 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK13:
- Lớp A: Cát mịn lẫn hữu cơ, bùn,
Trang 22Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát mịn lẫn hữu cơ, bùn, Bề dàylớp khoảng 0,5m.
- Lớp 1: Cát mịn, cát hạt vừa, hạt thô màu xám vàng nằm xen kẹp lẫn nhau.
Nằm dưới lớp A là lớp 1 Thành phần: Cát mịn, cát hạt vừa, hạt thô màu xám vàngnằm xen kẹp lẫn nhau Bề dày lớp khoảng 4,0m
- Lớp 2: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi, cát hạt vừa màu xám vàng nằm xen kẹp lẫn nhau.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtthô lẫn sạn sỏi, cát hạt vừa màu xám vàng nằm xen kẹp lẫn nhau Bề dày lớp chưa xácđịnh tại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK14 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Lỗ khoan LK15:
- Lớp A: Cát mịn màu xám đen lẫn hữu cơ.
Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp A Thành phần: Cát mịn màu xám đen lẫn hữu cơ
Bề dày lớp khoảng 0,5m
- Lớp 1: Cát hạt vừa – thô màu xám vàng.
Nằm dưới lớp A là lớp 1 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtvừa - thô màu xám vàng Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK15 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Trang 23Nằm trên cùng của mặt cắt là lớp 1 Thành phần: Cát hạt vừa màu xám vàng Bề dàylớp khoảng 3,5m.
- Lớp 2: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi màu xám vàng.
Nằm dưới lớp 1 là lớp 2 và cũng là lớp cuối cùng của lỗ khoan Thành phần: Cát hạtthô lẫn sạn sỏi màu xám vàng Bề dày lớp chưa xác định tại chiều sâu khoan thăm dò
(Kết quả thí nghiệm các tính chất cơ lý của các lớp tại lỗ khoan LK18 được đính kèm tại phần Phụ lục 4 của báo cáo).
Kết luận:
Qua kết quả khảo sát địa chất công trình: Khảo sát phục vụ công tác thiết kế nạo vétlòng sông Cu Đê, Xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Chúng tôi có một
số kết luận và kiến nghị như sau:
- Trầm tích trong khu vực khảo sát chủ yếu trầm tích sông bao gồm cát, sạn, sỏi, phân bố từ thô đến mịn theo hướng từ thượng nguồn về hạ lưu
- Độ sâu mực nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ thủy triều, dòng chảy, thờitiết,
Kiến nghị:
Với đặc điểm trầm tích như trên khi tùy thuộc vào thời gian, vị trí nạo vét mà chọnphương án cho phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả công việc và chống xói mòn, sạt lở bờsông
(Nguồn: Báo cáo khảo sát Địa chất công trình dự án Nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Cu Đê đoạn từ Km0+00 đến Km14+00, thành phố Đà Nẵng kết hợp tận thu sản phẩm do Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát Địa chất công trình – Thủy văn thực hiện)
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên nhìn chung mangtính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ mùa đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng củagió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnhhưởng của gió Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn Khu vực thực hiện Dự án thuộctiểu vùng 1, thuộc vùng khí hậu III với những đặc trưng chung của vùng cát Đà Nẵng
Trang 24như: tổng lượng bức xạ năm >140 Kcal/cm2, tổng lượng mưa trung bình là 4.409,7 mm
và số giờ nắng từ 1800 - 2000 giờ trong một năm, Dưới đây là các đặc trưng về khí hậucủa thành phố Đà Nẵng từ năm 2007 – 2016
- Biên độ nhiệt ngày đêm không khí đạt giá trị lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong 10 năm (2007 – 2016)
Các tháng
Nhiệt độ không khí trung bình ( 0 C)
Trung bình
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tháng 1 21,3 21,6 20,6 23,1 20,0 21,4 21,9 20,3 21,2 23,2 21,46Tháng 2 23,7 19,4 23,7 24,4 21,5 22,2 24,4 21,9 23,0 21,1 22,53Tháng 3 25,4 23,3 25,5 24,6 21,5 24,3 25,3 24,4 25,4 23,4 24,31
Tháng 5 28,1 27,7 27,6 29,4 28,1 29,3 29,2 29,3 29,9 28,7 28,73Tháng 6 29,8 29,4 30,6 29,7 29,3 30,6 29,6 30,8 29,8 30,1 29,97Tháng 7 29,4 29,5 29,3 29,1 29,8 29,5 28,6 29,3 29,7 29,8 29,4Tháng 8 28,8 28,6 29,2 28,1 29,2 29,7 29,3 29,3 29,2 30,2 29,16Tháng 9 27,8 27,8 27,5 27,7 26,9 27,4 27,1 28,7 28,9 28,6 27,84
Trung bình theo các năm có khoảng 2.093 giờ nắng, trong đó từ tháng 4 - 8 là thời kỳ
có nắng nhiều - tổng số giờ nắng trong 5 tháng này khoảng 1.151,13 giờ - chiếm khoảng55% tổng số giờ nắng trong năm Tháng thường có nắng ít nhất là tháng 12 Các tháng 4,
5, 6, 7 thường có nắng nhiều nhất
Trang 25Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình các tháng trong 10 năm (2007 – 2016)
Các
tháng
Số giờ nắng trung bình (giờ nắng)
Trung bình
Độ ẩm tương đối trong mùa mưa và đầu mùa ít mưa cao hơn độ ẩm trong các tháng chính
hạ, biến trình ẩm tương đối theo thời gian trong năm có dạng gần như nghịch biến vớibiến trình nhiệt trung bình
Trong mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm tương đối thường xuống thấp, có những ngày
độ ẩm tương đối rất thấp, nhiệt độ lên cao tạo nên thời tiết rất khô – nóng, khó chịu, ảnhhưởng đến sức khoẻ của con người
Độ ẩm tương đối xuống thấp dao động trong khoảng từ 80% đến 83%
Bảng 2.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong 10 năm (2007 – 2016)
Các tháng
Độ ẩm trung bình (%)
Trung bình
Trang 26Các tháng
Độ ẩm trung bình (%)
Trung bình
2007 200
8
200 9
201 0
201 1
201 2
201 3
201 4
201 5
201 6
Các hình thể gây mưa lớn tại Đà Nẵng do nhiều nguyên nhân, trước tiên phải kể đếnhoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh; tiếp đến là các nhiễu động nhiệt đớikhác như dải hội tụ nhiệt đới, hoạt động của gió đới gió Đông, và sự kết hợp của nhiềuhình thế với nhau
Bảng 2.4 Tổng lượng mưa trung bình trong 10 năm (2007 – 2016)
Trang 27Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió Tốc độ gió càng nhỏ thìmức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn Vì vậy, khi đánh giá tác động môitrường liên quan đến nguồn ô nhiễm không khí, mùi cần xem xét tốc độ giónguy hiểm.
Tốc độ gió trung bình năm tại Đà Nẵng khoảng 3,3m/s Khi có bão, áp thấp nhiệt đới,dông, lốc, gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng, tốc độ gió sẽ cao hơn rất nhiều giá trị trungbình - có thể lên đến trên 40m/s
Bảng 2.5 Tốc độ gió - Tần suất - Hướng gió
đạo
Tần suất hướng gió cực đại (%) Trung bình Cực đại
Trang 282.1.2.6 Độ bền vững khí quyển
Ở khu vực Đà Nẵng, do tốc độ gió trung bình là 3,3m/s nên độ bền vững khí quyểnthuộc loại A - B, không bền vững vào ban ngày, từ tháng 2 đến tháng 10 thuộc loại B, từtháng 11 đến tháng 1 độ che phủ mây trung bình ban đêm > 4,8 nên khí quyển thuộc loại
D (theo phân loại Pasquill)
Ở độ bền khí quyển loại D, E, F quá trình phát tán tốt hơn A, B, C Khi đánh giá mức
độ ô nhiễm cũng như thiết kế các hệ thống xử lí chất thải cần tính toán các quá trình trongđiều kiện khí quyển loại A
2.1.2.7 Bão, lũ
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thừa hưởng một chế
độ bức xạ năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời còn chịu sựchi phối chủ yếu của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của cácnhiễu động nhiệt đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, Hàng năm chịuảnh hưởng ít nhất của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới có gió mạnh cấp 6 trở lên
Bão thường xuất hiện từ biển Đông, do tác dụng chắn gió của các đỉnh núi cao và dãyTrường Sơn làm cho tốc độ gió và tốc độ di chuyển của bão bị chậm lại, bão trở thànhvùng áp thấp gây gió mạnh và mưa lớn tạo nên lũ lụt vùng hạ du các sông hoặc hìnhthành lũ quét vùng thượng du
Theo thống kê từ Trung tâm Dữ liệu Khí tượng Thủy văn, tổng số các trận bão đổ bộvào Việt Nam từ năm 1980 đến 2016 là 168 trận, trong đó có 7 trận đổ bộ trực tiếp vàothành phố Đà Nẵng là cơn bão Hope (IX/1982), Vernon (VI/1984), Lynn (IX/1984),Cecil (V/1989), Kaemi (VIII/2000), Xangsane (IX/2006) và Mirinae (XI/2009); và 15cơn bão đổ bộ vào các tỉnh lân cận thành phố
Bảng 2.6 Thống kê các trận bão độ bộ vào thành phố Đà Nẵng
Trang 29TT Tên cơn bão Nơi đổ bộ Năm Tháng
Thống kê cũng cho thấy chưa xuất hiện bão từ tháng XII đến tháng IV Bão xuất hiệnvào tháng V là 1 lần (Cecil - V/1989), tháng VI là 2 lần, tháng VII là 1 lần (ATNĐ - VII/1984), tháng VIII là 1 lần (Kaemi - VIII/2000) Khả năng bão xuất hiện trong tháng IX làlớn nhất với số lần xuất hiện là 9, chiếm tỷ lệ 41%
Bảng 2.7 Thống kế số cơn bão xuất hiện trong các tháng từ năm 1980 - 2016
Trang 30Bảng 2.9 Bảng thống kê thiệt hại do lũ gây ra qua các năm trên địa bàn thành
(Nguồn: Báo cáo về công tác phòng chống thiên tai thành phố Đà Nẵng – Văn phòng
Ban chấp hành PCLB và TKCN thành phố Đà Nẵng, 2013.)
2.1.3 Điều kiện thủy văn
2.1.3.1 Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng
- Bờ biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày
lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,6m Trong tháng có từ 3-8 ngày là nhật
triều với độ dao động 0,6-1,5m Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng phụ thuộc vào mùa
trong năm Sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với
tần suất ổn định vào tháng 7 là 75,21% Vào mùa đông, tần suất sóng theo hướng Đông
Bắc giảm dần và chuyển sang hướng Đông, đạt 32,34% vào tháng 4 Từ tháng 5 đến
tháng 7 hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất đạt 61,7% vào tháng 7 Vào
tháng 8 sóng chuyển dần theo hướng Nam với tần suất 55,37%
- Dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng lớn của chế độ gió Dòng
chảy vào mùa đông dao động từ 10 – 36 cm/s với hướng dòng chảy thịnh hành là Đông
Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển Tốc độ dòng cực đại mùa đông
là 71 cm/s lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa hè
2.1.3.2 Chế độ thủy văn sông Cu Đê
a) Đặc điểm dòng chảy năm
- Chế độ mưa và dòng chảy quan hệ mật thiết với nhau, do đó đặc điểm dòng chảy
lưu vực sông Cu Đê cũng tương đồng đặc điểm dòng chảy lưu vực sông Hàn Dòng chảy
sông ngòi được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ hàng năm thường
bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII, mùa cạn bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII
Về mùa cạn dòng chảy đổ ra biển không đáng kể, dòng chảy trong sông chịu ảnh hưởng
mạnh bởi chế độ thủy triều Mùa lũ có tổng lượng dòng chảy chiếm 65 - 70% tổng lượng
dòng chảy năm, trong đó tháng X, XI có lượng dòng chảy lớn nhất
Trang 31- Theo số liệu thực đo tại trạm Nông Sơn và Thành Mỹ, thì biến động dòng chảy nămtrên dòng chính sông Vu Gia và Sông Thu Bồn không lớn lắm Hệ số biến động dòngchảy năm trên sông Thu Bồn là 0,31 còn trên sông Vu Gia thì dòng chảy năm biến độngmạnh hơn với hệ số biến động dòng chảy năm là 0,37.
b) Chế độ dòng chảy lũ
- Theo thống kê lũ lớn hàng năm trên các sông lân cận vùng nghiên cứu, lũ sớmchiếm 25% - 32%, thường có biên độ không lớn, dạng lũ thường là lũ đơn một đỉnh Lũmuộn ở mức 25% - 28% Thời gian này dòng chảy trong các sông ở mức tương đối cao
do nước ngầm cung cấp, rất hiếm trường hợp xảy ra những trận mưa có khả năng gây lũlớn Lũ chính vụ thường xuất hiện vào nửa cuối tháng X và tháng XI là 2 tháng mưa lớnnhất do nhiều hình thái thời tiết như: bão + áp thấp nhiệt đới + không khí lạnh, gió mùaĐông Bắc gây ra những đợt mưa lớn kéo dài ngày, trong khi đó mặt đất đã đạt đến mứcbão hoà do mưa lũ sớm tạo nên, mực nước các sông suối đã được nâng lên ở mức cao do
đó lũ giữa mùa thường là lũ lớn nhất trong năm
- Theo tài liệu Báo cáo tổng hợp lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn và tài liệu Báo cáoQuy hoạch phát triển và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực Vu Gia Thu Bồn: mùa lũ trênlưu vực được phân kỳ như sau:
+ Lũ sớm: từ tháng IX đến nửa đầu tháng X
+ Lũ chính vụ (lũ lớn nhất trong năm): từ vào nửa cuối tháng X đến tháng XI
+ Lũ muộn: tháng XII hoặc sang tháng I năm sau
- Những trận mưa to và rất to trên diện rộng thường gây nên lũ đặc biệt lớn Lũ lịch
sử ở miền Trung và Đà Nẵng là do một số cơn bão, áp thấp nhiệt đới liên tiếp tác độnghoặc không khí lạnh kết hợp với bão, áp thấp nhiệt đới và đới gió Đông gây ra
- Trung bình hàng năm có từ 3 - 4 trận lũ ảnh hưởng đến thành phố Đà Nẵng Nhữngtrận lũ lớn thường xuất hiện vào thời kỳ từ giữa tháng X đến hết tháng XI Đa phần lũ lớn
là lũ kép, có từ 2 - 5 đỉnh, biên độ lớn, lũ lên rất nhanh, nhưng rút chậm; mực nước caotrên báo động III duy trì trong nhiều ngày Đợt lũ tháng XI/1999, tại Cẩm Lệ mực nướcduy trì trên mức báo động III là 5 ngày, từ 14 giờ ngày 02 đến 10 giờ ngày 07 tháng XI
c) Tình hình ngập lụt
Diễn biến một số trận lũ lớn từ năm 1980 đến 1999 như sau:
Bảng 2.10 Diễn biến một số trận lũ lớn từ năm 1980 - 1999
(ngày/tháng) Ngày xuất hiện đỉnh
Đỉnh lũ (cm) Ngày kết thúc
Trang 32Năm Ngày bắt đầu
(ngày/tháng) Ngày xuất hiện đỉnh
Đỉnh lũ (cm) Ngày kết thúc
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ)
Theo số liệu điều tra và quan trắc khí tượng thủy văn từ năm 1976 đến nay, ở ĐàNẵng đã xảy ra nhiều trận lũ lụt lớn, mà điển hình là các trận lũ lịch sử vào năm 1964,
1998 và 1999, đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho thành phố
Trận mưa lũ lịch sử năm 1964 (từ ngày 4 đến 10/XI/1964) do ảnh hưởng kết hợp củakhông khí lạnh phía Bắc tràn xuống và cơn bão JOAN đổ bộ vào Tuy Hòa, Nha Trang.Lượng mưa đo được từ ngày 4 đến ngày 10 tháng XI tại một số vị trí như sau:
- Khâm Đức: 1810mm, lượng mưa lớn nhất trong 24h : 634mm (ngày 8)
- Nông Sơn: 962mm, lượng mưa lớn nhất trong 24h : 413mm (ngày 6)
- Đà Nẵng: 718mm, lượng mưa lớn nhất trong 24h : 227mm (ngày 9)
Mực nước cao nhất tại một số vị trí như sau:
Trận lũ lớn nhất năm 1998 (từ ngày 18 đến 21/XI/1998) do ảnh hưởng của bão số 5kết hợp với gió mùa Đông Bắc Mưa lớn tập trung vào ngày 20/XI gây ngập hầu hết các
xã thuộc huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn và các khu vực ven sông Hàn
Trận lũ đặc biệt lớn năm 1999 (từ ngày 01 đến 06/XI/1999) do ảnh hưởng của giómùa Đông Bắc kết hợp với đới gió Đông dải thấp hoạt động ở phía Nam vĩ tuyến 13 và
áp thấp nhiệt đới Hầu hết các nơi trong khu vực Trung Trung Bộ nói chung và lưu vựcsông Vu Gia - Thu Bồn nói riêng có mưa rất to Đặc biệt, trong các ngày 02 đến 04/XI,cường độ mưa trong 24 giờ tại Đà Nẵng lên đến 593mm Chỉ tính riêng trong đợt này,lượng mưa đã chiếm từ 50-60% tổng lượng mưa trung bình năm
Trang 33Do mưa với cường độ lớn kéo dài và tập trung trên diện rộng, nên trên sông Vu Gia Thu Bồn đã xuất hiện lũ lớn Đặc biệt, ở vùng hạ lưu, lũ chỉ thấp hơn lũ lịch sử năm
-1964, mực nước tại một số vị trí như sau:
- Ái Nghĩa đỉnh lũ là 10,27m, thấp hơn lũ năm 1964 là 0,29m;
- Cẩm Lệ là 4,28m, thấp hơn lũ năm 1964 là 0,12m
Lũ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Đỉnh lũ tại các trạm vùng trung và thượnglưu đều thấp hơn đỉnh lũ năm 1998, nhưng tại vùng hạ lưu lại lớn hơn rất nhiều Thờigian duy trì lũ trên mức báo động III kéo dài:
- Ái Nghĩa là 112 giờ;
- Cẩm Lệ là 117 giờ;
- Câu Lâu là 119 giờ
So sánh 3 trận lũ cho thấy: lũ năm 1964 và 1998 có các đặc trưng về đỉnh lũ, biên độ
lũ tại Ái Nghĩa thấp hơn đỉnh lũ năm 1999 là 0,1m; nhưng tại Cẩm Lệ, đỉnh lũ và biên độ
lũ năm 1999 lại cao hơn rất nhiều (0,97m) Nguyên nhân chính là do cường suất lũ vùngtrung và thượng lưu sông Vu Gia - Thu Bồn rất lớn (cường suất lũ trung bình tại ÁiNghĩa là 18cm/h) Mặt khác, sự phân bố mưa sinh lũ trong 2 trận lũ trên trái ngược nhau:trong trận lũ năm 1998, mưa lớn tập trung vùng núi nhiều hơn, nhưng trong trận lũ năm
1999, mưa lại tập trung vùng đồng bằng nhiều hơn Đặc biệt, lượng mưa lũ trên lưu vựcsông Túy Loan trong trận lũ năm 1999 rất lớn, làm cho mức độ ngập lụt ở Đà Nẵng càngthêm nghiêm trọng
Trên địa bàn Thành phố, có các khu vực hay bị ngập lụt là: hạ lưu sông Cu Đê và hạlưu sông Túy Loan và sông Hàn Theo số liệu phân tích sơ bộ từ ảnh RADARSAT, tổngdiện tích ngập lụt trung bình hàng năm là 17.031ha, trong đó:
- Ngập sâu 5-7m và thời gian 5-7 ngày: 7.139ha
- Ngập sâu 3-5m và thời gian 4-6 ngày: 4.246ha
- Ngập nông 1-3m và thời gian 2-4 ngày: 3.136ha
- Ngập nông, chịu ảnh hưởng lũ: 1.405ha
- Ngập chịu ảnh hưởng của triều: 1.103ha
Riêng trận lũ đầu tháng XI/1999 đã gây ra ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng cácvùng thuộc huyện Hòa Vang, quận Hải Châu, quận Ngũ Hành Sơn, các vùng ven sông
Cu Đê Các khu vực bị ngập sâu là Hòa Hải, Hòa Quí, Hòa Xuân, Hòa Châu, Hòa Phước,Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Khương, các vùng ven sông Hàn thuộc quận HảiChâu Độ sâu ngập lụt trung bình 2m, nhiều nơi ngập sâu tới 5m Ngoài ra, một số khuvực thuộc quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê còn bị ngập úng do mưa lớn không tiêuthoát kịp Các xã vùng núi Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh bị lũ quét gây thiệt hại nghiêmtrọng
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề thủy văn thủy lực sông Cu Đê)
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường
Trang 34Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự ánnạo vét, Chủ dự án cùng với đơn vị tư vấn đã mời đơn vị có đầy đủ chức năng quan trắcphân tích để tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí,nước mặt, trầm tích tại khu vực thực hiện dự án.
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường nền 2.1.4.1 Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án, Chủ dự án đã kếthợp với đơn vị quan trắc tiến hành đo đạc, thu mẫu và phân tích các thông số về chấtlượng môi trường không khí tại 2 điểm bất kỳ trong phạm vi thực hiện dự án
Kết quả phân tích được thể hiện sau đây:
Bảng 2.11 Kết quả đo đạc môi trường không khí xung quanh
- Ngày lấy mẫu: 05/10/2017
- Cơ quan thực hiện: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ.
- Vị trí thu mẫu:
KK1: Mẫu không khí lấy tại khu vực cửa sông Nam Ô (điểm đầu tuyến)
KK2: Mẫu không khí lấy tại khu vực cách UBND xã Hòa Bắc 200m về phía Bắc
Trang 35Quy chuẩn so sánh:
+ (1): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn, Mức
ồn tối đa cho phép – lấy 70 dBA - Áp dụng đối với khu dân cư trong khoảng thờigian từ 06 giờ đến 21 giờ
+ (2): QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh
+ (30: QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chấtđộc hại trong không khí xung quanh
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong mẫu không khí cho thấy, các chỉtiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT – Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn, mức ồn tối đa cho phép Qua đó thấy được chấtlượng môi trường không khí tại dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm Do đó, khi tiến hànhtriển khai dự án, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu, nhằm hạn chế tới mứctối đa các tác động, ảnh hưởng do dự án gây ra
2.1.4.2 Hiện trạng môi trường nước mặt
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực, Chủ dự án đã kết hợp vớiđơn vị quan trắc tiến hành lấy mẫu nước mặt tại khu vực điểm đầu tuyến nạo vét
Kết quả được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.12 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
T
T Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả
Cột B1 - QCVN 08-MT:2015/BTNMT
Trang 36T Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả
Cột B1 - QCVN 08-MT:2015/BTNMT
- Ngày lấy mẫu: 05/10/2017.
- Cơ quan thực hiện: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ.
- Vị trí lấy mẫu nước mặt:
NM – Mẫu nước mặt sông Cu Đê lấy tại khu vực cách UBND xã Hòa Bắc 200m
về phía Bắc (điểm gần cuối tuyến)
Quy chuẩn so sánh:
QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nướcmặt (Cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác cóyêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2)
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong mẫu nước mặt cho thấy, các chỉtiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹthuật Quốc gia về chất lượng nước mặt Chất lượng nước mặt của sông Cu Đê chưa códấu hiệu bị ô nhiễm, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chúng tôi sẽ hạn chế đếnmức thấp nhất các tác động đến chất lượng nước sông
2.1.4.3 Chất lượng trầm tích
Để đánh giá chất lượng trầm tích của dòng sông, Chủ dự án đã kết hợp với đơn vịquan trắc tiến hành lấy 01 mẫu trầm tích (tại cầu Trường Định, xã Hòa Liên, huyện HòaVang) để kiểm tra chất lượng trầm tích
Kết quả được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.13 Kết quả phân tích chất lượng trầm tích
Trang 37- Cơ quan thực hiện: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ.
Đánh giá tính phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với đặc điểm môi trường
Đê – Trường Định thì việc nạo vét là cần thiết và phù hợp với quy hoạch giao thông, dulịch của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Đầu tư tuyếnluồng cũng đem lại các lợi ích căn bản cho các vấn đề kinh tế xã hội trong khu vực
Hai bên bờ sông và khu vực bãi sông ít nhà cửa và các khu sản xuất công nghiệp nên
ít ảnh hưởng đến sản xuất cũng như không phải đền bù giải phóng mặt bằng
Việc nạo vét của dự án không sử dụng ngân sách của nhà nước do đó giảm được áplực phân bổ nguồn vốn, sản phẩm được tận thu để làm vật liệu san lấp nên vừa khai thôngđược tuyến luồng đường thủy sông Cu Đê, vừa giảm được chi phí san lấp mặt bằng, đồngthời dự án không đổ thải nên không gây ảnh hưởng đến môi trường, không mất diện tíchbãi chứa
2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật
2.1.5.1 Thực vật
Qua quá trình đi khảo sát thực tế tại dự án và tìm hiểu qua người dân xung quanh khuvực sông Cu Đê đoạn thực hiện dự án, nhận thấy rằng hệ thực vật hai bên bờ sông chủyếu là cỏ, cây bụi và cây hoa màu của người dân như mía, ngô, cỏ, … Đồng thời, có một
số đoạn có rừng trồng của dân như keo lá tram, bạch đàn Nhìn chung, không có các loạithực vật quý hiếm trên khu vực và xung quanh khu vực Dự án
Một số hình ảnh về hệ thực vật hai bên bờ sông Cu Đê:
Trang 382.1.5.2 Động vật
Qua quá trình khảo sát thực tế và tìm hiểu từ người dân hoạt động đánh bắt cá trêndòng sông, khu vực này còn có các loài cá nước ngọt như cá chép, cá thát lát, cá rô, cábông trắng, … Trong khu vực cửa sông còn có hệ sinh thái đáy bao gồm: nghêu, ốc, Đồng thời, trên lưu vực sông còn có các bè nuôi cá như cá dìa, cá diêu hồng, …
Động vật hoang dã trên bờ sông chủ yếu là các loài bò sát, côn trùng, lưỡng cư nhưchim, chuột, ếch, nhái, … Do đặc điểm của khu vực công trình nạo vét là vùng sông vớinhiều dải cát, ít thảm thực vật nên thành phần động vật không phong phú Khu vực nàykhông có loài đặc trưng hay các loài động vật quý hiếm cần bảo vệ
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án
2.2.1 Điều kiện về kinh tế - xa hội phường Hòa Hiệp Bắc
(Nguồn: UBND phường Hòa Hiệp Bắc).
2.2.1.1 Điều kiện kinh tế
Phường Hòa Hiệp Bắc có hơn 13 ngàn nhân khẩu được phân bố trên 37 tổ dân phố và
1 thôn (thôn Hòa Vân) Sau 15 năm thành lập, từ một xã thuần nông, đời sống người dânchủ yếu gắn vào nông nghiệp và lao động phổ thông, đến nay, phường Hòa Hiệp Bắc đã
và đang trở thành phường đô thị công nghiệp – thương mại – dịch vụ phía Bắc của thànhphố Trên địa bàn phường có Khu công nghiệp Liên Chiểu, nhà ga, bến xe, cầu cảng,
Trang 39nhiều cơ quan, trường học chuyên nghiệp, có đầu mối giao thông lớn như hầm đường bộHải Vân đi qua địa phương Đây là điều kiện thuận lợi để Hòa Hiệp Bắc phát triển kinh tếdịch vụ, thương mại và đa ngành nghề, để bộ mặt đô thị đổi mới từng ngày và đời sốngvật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Các hoạt động kinh tế tại phường Hòa Hiệp Bắc bao gồm các ngành nghề chính như:nông nghiệp, thương mại – dịch vụ; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp.Tình hình phát triển của các ngành nghề được đánh giá như sau:
a) Nông nghiệp
Lĩnh vực nông nghiệp được duy trì và phát triển, tổng sản lượng tăng bình quân hằngnăm 4,5% Trong chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh đối với đàn gia súc, giacầm được triển khai có hiệu quả
c) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá, cơ cấu nội bộngành thủ công mỹ nghệ như: may mặc, chạm trỗ, được đẩy mạnh Giá trị côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 50 tỷ đồng năm 2005 lên 368 tỷ đồng năm 2016, gópphần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
d) Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Khai thác thủy sản:
Theo kết quả tổng kết khai thác thủy sản năm 2016 và kế hoạch cho năm 2017, địaphương đã đầu tư thêm nhiều thuyền, bè, ghe, vó Sản lượng khai thác năm 2016 đạt2.720 tấn Việc khai thác đã gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông
- Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phường là 27 ha, đạt 100% kế hoạch, trong
đó nuôi chuyên tôm 3,6 ha, nuôi xen ghép 6,4 ha, đã thả nuôi tôm giống 100 vạn con;Nuôi cá lồng đã thả nuôi được 120 lồng; cá dìa 15 vạn, cá các loại 13 vạn Tổng sảnlượng nuôi trồng thủy sản đạt 415 tấn
2.2.1.2 Điều kiện xã hội
a) Dân cư
- Toàn phường Hòa Hiệp Bắc có 108 tổ dân phố Tổng dân số hơn 13.600 người.Hòa Hiệp Bắc có tỷ lệ số dân di cư (chuyển đến, chuyển đi) biến động cao, có các đặcđiểm riêng về kinh tế và xã Các ngành kinh tế: công nghiệp, thủ công nghiệp, nông lâm,ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch có hướng phát triển
- Trong những năm đổi mới, Hòa Hiệp Bắc có nhiều khởi sắc với những bước chuyểnbiến về kinh tế, xóa đói giảm nghèo Đặc biệt là sau hơn 7 năm từ ngày tách phường(phường Hòa Hiệp) trở lại đây, hệ thống giao thông được xây dựng và mở mang tạo ra
Trang 40các khu dân cư tập trung, đời sống kinh tế và điều kiện văn hoá xã hội được nâng lên,giảm dần độ chênh lệch giữa giàu, nghèo Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, cácnhu cầu thiết yếu được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Mở rộng hệ dân lập đã thoả mãn nhu cầu học tập của con em nhân dân
Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi được huy động vào lớp 1 đạt 100% Học sinh tốt nghiệp THCShầu hết được tuyển vào THPT hoặc các loại hình đào tạo khác, tỷ lệ tốt nghiệp THPT (2hệ) hơn 95% (năm 2005 mới đạt 89%)
Hệ thống giáo dục cộng đồng gồm: xoá mù chữ, phổ cập giáo dục, học tập theo nhucầu, phục vụ mọi đối tượng trong xã hội Chỉ tính năm 2013 số người học tập các chuyên
đề hành dụng, tập huấn, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền,
… tại Trung tâm học tập cộng đồng phường có hơn 5.000 lượt người
d) Văn hóa
Trải qua 15 năm xây dựng và không ngừng phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền phườngHòa Hiệp Bắc rất đỗi tự hào về thành tích đã đạt được Đến nay, toàn phường có 31/38khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 90%.Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh và vững mạnh tiêu biểu Chính quyềnhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đạt vững mạnh.Trong dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, phường vinh dự được Thủ Tướng Chính phủ tặng cờđơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
e) Vệ sinh môi trường
Vệ sinh môi trường: Rác thải được đội vệ sinh của thị trấn thu gom vận chuyển vềbãi tập trung rác thải cách xa khu dân cư, sau đó được xe của Công ty Cổ phần Môi