1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội)

158 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Sức khỏe là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của từng con người và toàn xã hội. Việc bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản là mục tiêu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Tuyên bố Alma Ata 1978 nhấn mạnh: tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản được coi là quyền của con người nhằm chăm sóc sức khỏe (CSSK) cá nhân, duy trì tình trạng sức khỏe tốt cả về thể chất, tinh thần, và xã hội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội (CHXH) chủ nghĩa Việt Nam khẳng định mọi công dân có quyền tự do di chuyển và cư trú, có quyền được đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) mà quan trọng là tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) nhằm đảm bảo sức khỏe tốt. Việt Nam cũng đã kí và phê chuẩn một số tuyên ngôn, công ước quốc tế có liên quan đến di cư trong nước, trong đó có quyền được CSSK thể chất và tinh thần tốt nhất theo chuẩn có thể đạt được [35]. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cũng có những qui định nhằm bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các DVYT tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, và xã hội. Luật khám chữa bệnh (KCB) khẳng định người dân có quyền được khám chữa bệnh không bị phân biệt địa vị xã hội. Luật BHYT ghi rõ: “Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kĩ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo qui định của Bộ trưởng BYT” [48]. Trong những năm gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm. Chính điều này đã tạo ra các dòng di cư từ nông thôn đến các đô thị [29;52]. Tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, dân số cơ học tăng nhanh do người nhập cư từ các tỉnh, các vùng nông thôn đến tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng cuộc sống. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ di dân từ nông thôn đến thành thị trên tổng số dân thành thị tăng từ 8,9% năm 2009 lên 11% vào năm 2019. Trong khi đó tỷ lệ di cư từ thành thị tới thành thị trên tổng số dân thành thị sẽ giảm từ 7,6% năm 2009 xuống 6,7% năm 2019. Ước tính đến năm 2019, dân số di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ đạt 5 triệu người, cao hơn dân số di cư từ thành thị đến nông thôn 1,4 triệu người. Dòng di cư từ nông thôn ra thành phố sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân số thành thị [64]. Kết quả điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015 cho thấy 79,1% người di cư có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, còn lại 20,9% là từ thành thị. Xét theo 4 luồng di cư (nông thôn – thành thị, thành thị - nông thôn, nông thôn – nông thôn và thành thị - thành thị) thì luồng di cư nông thôn – thành thị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dòng di cư. Đó là chưa kể đến những cư dân đến thành phố làm việc theo thời vụ và di cư ngắn hạn. Dòng người di cư nông thôn – đô thị tìm kiếm việc làm luôn tiềm ẩn những rủi ro ở nơi đến, trong đó có vấn đề sức khỏe và tiếp cận các DVYT nhằm CSSK. Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được người lao động cũng như các cơ quan chức năng liên quan để ý xét trên những tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe của người lao động nhập cư. Tại thời điểm này, các nghiên cứu về di cư nói chung thường xem xét yếu tố sức khỏe và việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của người di cư như một vấn đề nằm trong chuỗi các vấn đề chung gồm sinh kế, thu nhập, việc làm, giáo dục hay những khó khăn mà người nhập cư gặp phải trong quá trình sống ở đô thị [12;18]. Một vài nghiên cứu quy mô nhỏ tập trung vào đánh giá vấn đề SKSS của lao động nhập cư lồng ghép chung trong các hoạt động của dự án mà các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thực hiện [28]. Phần lớn những nghiên cứu đã có thường tập trung chính vào nhóm đối tượng người người nhập cư mà chưa có sự so sánh những khác biệt giữa người nhập cư và người dân sở tại trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Vậy, sự khác biệt này thể hiện như thế nào? Những nguyên nhân/nhân tố nào tạo nên sự khác biệt đó? Cần làm gì để bảo đảm quyền được tiếp cận bình đẳng các DVYT cơ bản cho người lao động nhập cư từ nông thôn vào thành phố? Vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn khi lao động nhập cư đến các thành phố lớn (trong đó có thành phố Hà Nội) ngày càng gia tăng nhưng rất ít người nhập cư hiểu rõ về quyền của mình và cách thực hiện các quyền đó ở nơi đến, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phúc lợ xã hội, bao gồm phúc lợi về y tế. Thực tế cho thấy sức khỏe của nhiều người lao động nhập cư nông thôn – đô thị bị giảm sút và phát sinh nhiều bệnh tật sau một thời gian lao động cật lực kiếm sống. Đây không chỉ là gánh nặng mà gia đình và địa phương nơi xuất cư phải hứng chịu khi người lao động từ thành phố trở về nông thôn, mà quan trọng hơn, nếu người lao động nhập cư không được chăm sóc sức khỏe sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội. Đây rõ ràng là một vấn đề xã hội không hề nhỏ và có những tác động nhiều chiều đối với cá nhân và xã hội. Để hiểu đúng bản chất và mức độ của vấn đề này thì cần phải có những nghiên cứu tập trung hơn để xem xét các vấn đề đa chiều, trên bình diện khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo sát tại thành phố hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận án.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

NGUYỄN NHƯ TRANG

TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ

(Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Xã hội học

Mã số: 9 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS TS TÔ DUY HỢP

Hà Nội - 2019

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của Đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 6

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 16

7 Kết cấu của luận án 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 19

1.1 Tình hình người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 20

1.1.1 Nguyên nhân di cư 21

1.1.2 Giới tính của người nhập cư 22

1.1.3 Độ tuổi của người nhập cư 23

1.2 Đời sống của người nhập cư ở thành phố 24

1.2.1 Việc làm của người nhập cư 24

1.2.2 Thu nhập và các chi phí sinh hoạt 26

1.2.3 Nhà ở tại nơi cư trú mới 28

1.3 Tiếp cận và sử dụng dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư 29

1.3.1 Tình hình tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 29

1.3.2 Tiếp cận và sử DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 32

1.4 Một số nhận xét sơ bộ 35

Tiểu kết 36

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 36

2.1 Các khái niệm công cụ 36

2.1.1 Khái niệm tiếp cận trong lĩnh vực y tế 36

Trang 3

2.1.2 Khái niệm sử dụng dịch vụ y tế 37

2.1.3 Khái niệm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 39

2.1.4 Khái niệm Dịch vụ y tế 40

2.1.5 Khái niệm BHYT 41

2.2 Các tiếp cận lý thuyết của đề tài 41

2.2.1 Lý thuyết Lựa chọn hợp lý 41

2.2.2 Khái niệm vốn xã hội và Lý thuyết mạng lưới xã hội 50

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ 61

3.1 Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người nhập cư tại Hà Nội 61

3.1.1 Giới tính 61

3.1.2 Nhóm tuổi 62

3.1.3 Trình độ học vấn 63

3.1.4 Tình trạng hôn nhân 64

3.1.5 Thành phần dân tộc 64

3.1.6 Tình trạng việc làm và nghề nghiệp 65

3.1.7 Thời gian nhập cư đến Hà Nội 66

3.1.8 Các đặc trưng về hộ gia đình 66

3.2 Tình hình sức khỏe người nhập cư tại Hà Nội 67

3.3 Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội 76

Tiểu kết 78

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ 79

4.1 Tiếp cận DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 79

4.1.1 Tính có sẵn của dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận 80

4.1.2 Tiếp cận DVYT theo tình trạng BHYT 82

4.1.3 Tiếp cận DVYT theo thời gian nhập cư 90

4.2 Sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 95

4.2.1 Lựa chọn cách thức điều trị 95

Trang 4

4.2.2 Lựa chọn nơi khám chữa bệnh 97

4.2.3 Sử dụng dịch vụ y tế theo thời gian nhập cư 101

4.2.4 Lựa chọn hợp lý các dịch vụ y tế 104

4.3 Tiếp cận và sử dụng DVYT về CS SKSS và dự phòng lây nhiễm HIV của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 106

Tiểu kết 111

CHƯƠNG 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NÔNG THÔN VÀO THÀNH PHỐ 113

5.1 Nhóm các yếu tố về thể chế và chính sách y tế 113

5.1.1 Chính sách y tế và các quy định về chăm sóc sức khỏe cho người dân 113

5.1.2 Bảo hiểm y tế 117

5.2 Nhóm các yếu tố về văn hóa 120

5.2.1 Tập quán và thói quen trong chăm sóc sức khỏe 120

5.2.2 Khác biệt giới 123

5.3 Nhóm các yếu tố về kinh tế 126

5.3.1 Thu nhập thấp 126

5.3.2 Chi phí y tế cao 130

Tiểu kết 134

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC 151

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc trưng hộ gia đình 67

Bảng 4.1 Số lượng cơ sở y tế công lập của thành phố Hà Nội 80

năm 2016 và 2017 80

Bảng 4.2 Tình trạng BHYT theo tuổi, giới tính và tình trạng di cư 84

Bảng 4.3 Cơ sở đã đến khám chữa bệnh theo nơi đăng ký 86

Bảng 4.4 Tỷ lệ sử dụng BHYT trong các lần khám chữa bệnh 87

trong 12 tháng qua 87

Bảng 4.5 Các mức mua BHYT 89

Bảng 4.6 Sử dụng DVYT của các nhóm dân cư chia theo tình trạng BHYT103 Bảng 4.7 Phân bố tỷ lệ người di cư và không di cư tại Hà Nội có nghe nói đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục 108

Bảng 4.8 Ý kiến người di cư và không di cư ở Hà Nội về nguyên nhân gây nên các bệnh lây truyền qua đường tình dục 109

Bảng 5.1 Tương quan giữa tình trạng việc làm và sự tham gia BHYT của người nhập cư tại Hà Nội 118

DANH MỤC HỘP Hộp 1: Chi phí y tế gián tiếp 132

Hộp 2: Chi phí y tế trực tiếp 132

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Phân bố theo giới tính 61

Hình 3.2 Phân bố theo nhóm tuổi 62

Hình 3.3 Trình độ học vấn 63

Hình 3.4 Tình trạng hôn nhân 64

Hình 3.5 Thành phần dân tộc 65

Hình 3.6 Phân bố các nhóm nghề nghiệp 65

Hình 3.7 Người di cư và không di cư khu vực Hà Nội tự đánh giá 72

tình trạng sức khỏe 72

Hình 3.8 Tỷ lệ % người di cư và không di cử ở Hà Nội nhận thấy sức khỏe yếu hơn hoặc yếu hơn nhiều so với người cùng tuổi 73

Hình 3.9 Tình hình sức khỏe người nhập cư và người sở tại 74

Hình 4.1 Tỷ lệ có BHYT của người di cư và không di cư cả nước 82

năm 2005 và 2015 82

Hình 4.2 Tình trạng BHYT và nơi đăng ký khám chữa bệnh 85

Hình 4.3 Tiếp cận DVYT của các nhóm theo thời gian nhập cư 91

Hình 4.4 Lựa chọn cách điều trị khi gặp các vấn đề sức khỏe 96

Hình 4.5 Lựa chọn nơi khám chữa bệnh 98

Hình 4.6 Nơi đến khám chữa bệnh trong 12 tháng qua 99

Hình 4.7 Lý do đến cơ sở y tế 100

Hình 4.8 Tình hình sử dụng cơ sở y tế của ba nhóm dân cư 102

Hình 5.1 Lựa chọn phương án điều trị trong lần ốm đau gần nhất 121

Hình 5.2 Tương quan giới trong lựa chọn CSYT 124

Hình 5.3 Tương quan giới và tình trạng BHYT 125

Hình 5.4 Thu nhập của người nhập cư tại Hà Nội 126

Hình 5.5 Tương quan giữa thu nhập và lựa chọn CSYT 129

Hình 5.6 Chi trả từ BHYT khi khám chữa bệnh 131

Hình 5.7 Chi phí chăm sóc sức khỏe 133

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Sức khỏe là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của từng con người và toàn xã hội Việc bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản là mục tiêu của các quốc gia trong quá trình phát triển Tuyên bố Alma Ata 1978 nhấn mạnh: tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản được coi là quyền của con người nhằm chăm sóc sức khỏe (CSSK) cá nhân, duy trì tình trạng sức khỏe tốt cả về thể chất, tinh thần, và xã hội Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội (CHXH) chủ nghĩa Việt Nam khẳng định mọi công dân có quyền tự do di chuyển

và cư trú, có quyền được đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) mà quan trọng là tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) nhằm đảm bảo sức khỏe tốt Việt Nam cũng đã kí và phê chuẩn một số tuyên ngôn, công ước quốc tế có liên quan đến di cư trong nước, trong đó có quyền được CSSK thể chất và tinh thần tốt nhất theo chuẩn có thể đạt được [35] Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cũng có những qui định nhằm bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các DVYT tế có chất lượng Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, và xã hội Luật khám chữa bệnh (KCB) khẳng định người dân có quyền được khám chữa bệnh không bị phân biệt

địa vị xã hội Luật BHYT ghi rõ: “Trường hợp người tham gia BHYT phải làm

việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kĩ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo qui định của Bộ trưởng BYT” [48]

Trong những năm gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm Chính điều này đã tạo ra các dòng di cư từ nông

Trang 9

thôn đến các đô thị [29;52] Tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, dân số cơ học tăng nhanh do người nhập cư từ các tỉnh, các vùng nông thôn đến tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng cuộc sống Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ di dân từ nông thôn đến thành thị trên tổng số dân thành thị tăng từ 8,9% năm 2009 lên 11% vào năm 2019 Trong khi đó tỷ lệ

di cư từ thành thị tới thành thị trên tổng số dân thành thị sẽ giảm từ 7,6% năm

2009 xuống 6,7% năm 2019 Ước tính đến năm 2019, dân số di cư từ nông thôn

ra thành thị sẽ đạt 5 triệu người, cao hơn dân số di cư từ thành thị đến nông thôn 1,4 triệu người Dòng di cư từ nông thôn ra thành phố sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân số thành thị [64] Kết quả điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015 cho thấy 79,1% người di cư có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, còn lại 20,9%

là từ thành thị Xét theo 4 luồng di cư (nông thôn – thành thị, thành thị - nông thôn, nông thôn – nông thôn và thành thị - thành thị) thì luồng di cư nông thôn – thành thị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dòng di cư Đó là chưa kể đến những cư dân đến thành phố làm việc theo thời vụ và di cư ngắn hạn Dòng người di cư nông thôn – đô thị tìm kiếm việc làm luôn tiềm ẩn những rủi ro ở nơi đến, trong đó có vấn đề sức khỏe và tiếp cận các DVYT nhằm CSSK

Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được người lao động cũng như các cơ quan chức năng liên quan để ý xét trên những tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe của người lao động nhập cư Tại thời điểm này, các nghiên cứu về di cư nói chung thường xem xét yếu tố sức khỏe và việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của người

di cư như một vấn đề nằm trong chuỗi các vấn đề chung gồm sinh kế, thu nhập, việc làm, giáo dục hay những khó khăn mà người nhập cư gặp phải trong quá trình sống ở đô thị [12;18] Một vài nghiên cứu quy mô nhỏ tập trung vào đánh giá vấn

đề SKSS của lao động nhập cư lồng ghép chung trong các hoạt động của dự án

mà các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thực hiện [28] Phần lớn những nghiên cứu

đã có thường tập trung chính vào nhóm đối tượng người người nhập cư mà chưa

có sự so sánh những khác biệt giữa người nhập cư và người dân sở tại trong việc

Trang 10

tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế Vậy, sự khác biệt này thể hiện như thế nào? Những nguyên nhân/nhân tố nào tạo nên sự khác biệt đó? Cần làm gì để bảo đảm quyền được tiếp cận bình đẳng các DVYT cơ bản cho người lao động nhập cư từ nông thôn vào thành phố?

Vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn khi lao động nhập cư đến các thành phố lớn (trong đó có thành phố Hà Nội) ngày càng gia tăng nhưng rất ít người nhập cư hiểu rõ về quyền của mình và cách thực hiện các quyền đó ở nơi đến, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phúc lợ xã hội, bao gồm phúc lợi về y tế Thực

tế cho thấy sức khỏe của nhiều người lao động nhập cư nông thôn – đô thị bị giảm sút và phát sinh nhiều bệnh tật sau một thời gian lao động cật lực kiếm sống Đây không chỉ là gánh nặng mà gia đình và địa phương nơi xuất cư phải hứng chịu khi người lao động từ thành phố trở về nông thôn, mà quan trọng hơn, nếu người lao động nhập cư không được chăm sóc sức khỏe sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất

và chất lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội Đây rõ ràng là một vấn đề xã hội không hề nhỏ và có những tác động nhiều chiều đối với cá nhân và

xã hội Để hiểu đúng bản chất và mức độ của vấn đề này thì cần phải có những nghiên cứu tập trung hơn để xem xét các vấn đề đa chiều, trên bình diện khoa học

và thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo sát tại thành phố hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

 Nêu một số khuyến nghị về bảo đảm an sinh xã hội cho người nhập

cư trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, làm

rõ những thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu đi trước, làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi, nội dung, giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và các cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu của đề tài

 Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài (bao gồm việc định nghĩa và giải thích các khái niệm công cụ, thao tác hóa khái niệm then chốt của đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các cách tiếp cận lý thuyết, xác lập khung phân tích về mối quan hệ giữa các biến số)

 Tiến hành nghiên cứu định tính và phân tích bộ số liệu định lượng

 Mô tả, phân tích đặc điểm nhân khẩu xã hội, tình hình sức khỏe, thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

 Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

 Đề xuất một số giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội cho người nhập

cư trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

 Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố tiếp cận và sử dụng DVYT như thế nào trong khám chữa bệnh?

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ

y tế trong khám chữa bệnh của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố?

Trang 12

2.4 Giả thuyết nghiên cứu

 Người nhập cư gặp các rào cản trong quá trình tiếp cận và sử dụng DVYT tại thành phố, bao gồm khả năng chi trả cho việc KCB (kinh tế); chính sách BHYT theo tuyến có tác động cản trở đáng kể đến việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư; từ chính đặc điểm đời sống của người nhập cư

 Các yếu tố về thể chế và chính sách BHYT, các yếu tố về văn hóa tập quán thói quen tự điều trị là những nhân tố có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là những người dân nhập cư từ nông thôn đang sống

và làm việc tại Hà Nội, các cấp quản lý cộng đồng, chuyên gia về chính sách y tế, nhân viên trong hệ thống cung ứng DVYT Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng quan tâm đến người dân sở tại như là nhóm đối chứng để tìm hiểu sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng DVYT

Thời gian thu thập thông tin định lượng tại Hà Nội được thực hiện từ tháng

3 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016 Thông tin định tính được thu thập trong suốt

Trang 13

quá trình thực hiện đề tài luận án Một số cuộc PVS và TLN quan trọng được thực hiện trong và sau thời gian thực hiện thu thập thông tin định lượng

Phạm vi nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính:

 Mô tả các đặc điểm nhân khẩu xã hội và tình hình sức khỏe của

người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

 Tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Luận án vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết Lựa chọn hợp

lý, lý thuyết Vốn – và mạng lưới xã hội để giải thích thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố, giải thích quyết định lựa chọn các cơ sở y tế trong khám chữa bệnh Tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền được chăm sóc sức khỏe và được tiếp cận các DVYT có chất lượng để phòng ngừa hoặc điều trị những bệnh tật của người lao động nhập cư

Trang 14

Khả năng có thể đến các CSYT để tiếp cận DVYT

Sử dụng DVYT

Sử dụng DVYT tại các CSYT để KCB

Trang 15

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu phối hợp sử dụng 3 phương pháp chính bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm cả phân tích bộ cơ sở dữ liệu định lượng có sẵn và phương pháp nghiên cứu định tính Đây là nghiên cứu cắt ngang, các khách thể nghiên cứu chỉ cung cấp thông tin một lần với các nội dung theo yêu cầu vào thời điểm nhất định Sử dụng thiết kế kết hợp giải thích theo mô hình sau:

4.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

4.2.2.1 Phân tích văn bản là các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan

đến vấn đề nghiên cứu của luận án Phân tích các công trình nghiên cứu đi trước

Trang 16

nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình viết luận án, cả trước, trong và sau thời điểm thực hiện nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và phân tích

số liệu định lượng

Nghiên cứu sử dụng các nguồn tư liệu quốc tế và trong nước: đó là các báo cáo nghiên cứu, các luận văn, luận án, báo cáo của các cơ quan quốc tế tại Việt Nam như Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), các báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm (JAHR), các báo cáo của Tổng cục thống kê về dân

số và lao động,… Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu các qui định và điều luật

có liên quan đến KCB và tiếp cận DVYT như Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT, Luật cư trú

4.2.2.2 Phân tích bộ cơ sở dữ liệu có sẵn

Tại thành phố, người nhập cư thường có những biến động trong đời sống hàng ngày Họ hay thay đổi chỗ ở, thay đổi công việc và thường xuyên di chuyển Vì vậy để tìm được mẫu lớn cho khảo sát định lượng là rất khó đối với khả năng của đề tài nghiên cứu trong phạm vi cá nhân Chúng tôi quyết định sử

dụng bộ dữ liệu về “Tình hình cư trú ở Việt Nam” thuộc Chương trình nghiên

cứu về Tình hình cư trú ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Viện Xã hội học phối hợp thực hiện năm 2015 - 2016 Khảo sát tiến hành tại 5 tỉnh/thành phố: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đăk Nông Mỗi tỉnh/thành phố khảo sát 1.000 hộ gia đình, tổng mẫu tại 5 tỉnh/thành phố là 5.000 hộ gia đình, số thành viên 17.316 người 5 tỉnh/thành phố chọn khảo sát là những tỉnh/thành phố nằm trong những tỉnh có dân số di cư cao nhất trong cả nước Tại Hà Nội: 1.000 hộ gia đình gồm 3.296 thành viên tham gia cung cấp thông tin, trong đó 1.036 người có đăng ký tạm

Trang 17

trú tại Hà Nội, là những người di cư đến từ các tỉnh/thành phố khác trong cả nước và 2.260 người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, là những người sở tại

và không di cư

Ngoài ra đề tài luận án còn sử dụng các phân tích thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát có độ tin cậy của Tổng cục Thông kê như: Điều tra di cư quốc gia, Điều tra mức sống dân cư, Điều tra y tế quốc gia các năm gần đây

Bộ số liệu gốc được Ngân hàng Thế giới lưu trữ dạng nguồn mở, trên trang wb của Ngân hàng Thế giới dưới định dạng file Stata, gồm 12 file trong

đó 1 file chứa thông tin hộ gia đình, 1 file chứa thông tin cá nhân thành viên hộ

và 10 file còn lại tương ứng với 10 mục trong bảng hỏi Để có thể thực hiện được việc xử lý số liệu, từ định dạng Stata, chúng tôi chuyển sang định dạng SPSS để phân tích Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích việc tiếp cận và

sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố dưới góc

độ cá nhân (thành viên hộ gia đình) Tác giả thực hiện nối 10 file dữ liệu tương ứng với 10 mục trong bảng hỏi với file thông tin cá nhân thành 1 file tổng hợp

Quá trình phân tích chúng tôi lọc ra 677 cá nhân là những người nhập cư đến thành phố Hà Nội trong vòng 5 năm trước thời điểm khảo sát: từ năm 2010 đến naưm 2015 Chúng tôi tiếp tục tách những người nhập cư đến từ các thành phố lớn là các đô thị như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ Còn lại 648 trường hợp là những người nhập cư đến từ các tỉnh, mà ở đó dân

số sống ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số

Các phân tích trong luận án tập trung vào việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của những người nhập cư phân theo giới tính, độ tuổi, học vấn, hôn nhân, việc làm, thu nhập và tình trạng BHYT Luận án cũng phân tích để có những so sánh trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế giữa nhóm dân sở tại

và nhóm nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Trang 18

Phân tích mô tả: sử dụng lệnh ‘frequencies’ để tính ra các chỉ số tần suất,

tỷ lệ phần trăm, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến nhằm có được cái nhìn khái quát và phác họa những đặc điểm chung nhất của mẫu nghiên cứu

Phân tích tương quan: sử dụng lệnh ‘crosstabs’ để xác định các mối liên

hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và xã hội có ảnh hưởng tới việc tiếp cận và

sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố; chẳng hạn như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình hình cư trú với tỷ lệ sở hữu thẻ BHYT, chế độ phúc lợi của việc làm, hành vi khám chữa bệnh, tiếp cận và sử dụng DVYT… Kết quả của những mối tương quan này giúp nhận diện các yếu tố liên quan và mức độ tác động của chúng tới việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư

Địa bàn khảo sát:

Thành phố

Hà Nội Tên Quận/huyện Tên Phường/Xã

Tên địa bàn khảo sát

Trang 19

Thành phố

Hà Nội Tên Quận/huyện Tên Phường/Xã

Tên địa bàn khảo sát

Trang 20

Chọn mẫu bắt đầu từ chọn điểm khảo sát (tương đương với đơn vị hành chính nhỏ nhất: tổ dân phố) theo phương pháp xác suất tỷ lệ với qui mô hộ dân

cư (PPS)

Tại mỗi điểm Tổ trưởng dân phố lập Danh sách toàn bộ dân cư theo mẫu Mỗi điểm khảo sát chọn ra 20 hộ đảm bảo ½ trong số đó là hộ gia đình di cư, ½ còn lại là những gia đình không di cư

Ngoài ra, tại 1 điểm khảo sát chọn thêm 10 hộ dự phòng được xác định bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên 6 hộ gia đình di cư và 4 hộ không di cư Các hộ gia đình dự phòng sẽ được sử dụng làm hộ thay thế trong trường hợp các hộ gia đình được lựa chọn chính thức không thể phỏng vấn với bất kỳ lý do nào Quy tắc thay thế các hộ gia đình là chọn hộ thay thế có cùng tình trạng đăng ký hộ khẩu với hộ không đáp ứng

Bảng hỏi (Xem Phụ lục I)

Điểm mạnh của bộ số liệu

 Mẫu nghiên cứu lớn với 648 người nhập cư và 2260 người sở tại ở

Hà Nội đảm bảo ý nghĩa thống kê khi phân tích nhằm giải thích các vấn đề nghiên cứu

Chọn mẫu theo phương pháp xác suất tỷ lệ với qui mô hộ dân cư (PPS) Nếu là nghiên cứu cá nhân sẽ không thể thực hiện theo phương pháp chọn mẫu này vì không thể huy động được nguồn lực chuyên môn (điều tra viên) và nguồn lực cộng đồng (người phụ trách khu dân cư) hỗ trợ quá trình chọn mẫu Người di

cư là những người có mức độ di chuyển thường xuyên, với khả năng của cá nhân rất khó để có thể chọn mẫu theo mong muốn do không đủ nguồn lực (thời gian, tiền bạc và nhân lực,…)

Trang 21

4.2.3 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu (PVS) cá nhân và thảo luận nhóm (TLN) được chúng tôi duy trì liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu tại thực địa Phân tích thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm giúp chúng tôi có được cái nhìn đa chiều, giải thích và tìm ra các biến có những tác động lớn đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư

Mẫu phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được chọn theo phương pháp chọn mẫu chủ đích [38] do NCS thực hiện Đây cũng là một trong những phương pháp chọn mẫu phổ dụng nhất trong nghiên cứu định tính Chúng tôi tập hợp những đặc điểm riêng của nhóm như: tuổi, giới tính, tình trạng cư trú, nghề nghiệp, để lựa chọn mẫu phù hợp Dung lượng mẫu không được xác định ban đầu mà được tổng hợp khi chúng tôi quyết định dừng việc thu thập thông tin trong nghiên cứu thực địa Chúng tôi ngừng thực hiện phỏng vấn sâu khi nhận thấy các câu trả lời đã bão hòa về nội dung cần thiết

Mẫu phỏng vấn sâu có tính đến nhóm người sở tại, là những người sinh

ra tại Hà Nội và có hộ khẩu thường trú làm nhóm đối chứng

Phương pháp thu thập thông tin:

- Bộ công cụ thu thập thông tin: Bản hướng dẫn PVS và TLN (xem Phụ

lục số I,II,III,IV,V,VI)

- Kỹ thuật PVS: Ghi chép và sử dụng máy ghi âm ghi lại các cuộc PVS

- Kỹ thuật TLN: Ghi chép và sử dụng máy ghi âm ghi lại các cuộc TLN

Tác giả là người điều phối các cuộc TLN, có người hỗ trợ ghi chép

- Tất cả các cuộc PVS và TLN được thực hiện tại một không gian thoải mái, đảm bảo tính riêng tư, không bị người khác làm phiền nhằm khai

thác tối đa thông tin

Trang 22

Nội dung các cuộc PVS và TLN được ghi chép bằng biên bản phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Sau đó được nghe lại, đánh máy, mã hóa và lưu file dạng word vào kho lưu trữ dữ liệu của luận án

Kết quả khảo sát định tính: tổng số 26 PVS và 2 TLN

 Toàn bộ phần dữ liệu định tính do tác giả thực hiện, chọn mẫu dựa theo địa bàn khảo sát định lượng tại các quận/huyện

 Phỏng vấn sâu người nhập cư: 16 cuộc phỏng vấn người nhập cư tại

8 quận/huyện, mỗi quận/huyện phỏng vấn 2 người nhập cư

 Phỏng vấn sâu người sở tại: 04 trường hợp

 Phỏng vấn người quản lý cộng đồng: 02 trường hợp

 Phỏng vấn nhân viên y tế: 02 trường hợp

 Phỏng vấn sâu chuyên gia chính sách y tế: 02 trường hợp

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông

thôn vào thành phố” đóng góp vào tri thức lý luận chung của chuyên ngành xã

Trang 23

hội học trong việc nghiên cứu tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với các nhóm dân

cư đặc thù Trong đó tiếp cận dịch vụ y tế tại nơi đến đối với người nhập cư đô thị

là một trong những phương thức giúp đảm bảo an sinh sức khỏe tại nơi cư trú mới, nhằm ổn định đời sống để xây dựng các chiến lược cho cuộc sống mới Nghiên cứu chỉ ra khả năng vận dụng các lý thuyết xã hội học hiện đại về sự lựa chọn hợp

lý, vốn xã hội Bên cạnh đó đề tài luận án cũng khẳng định: nghiên cứu “tiếp cận

và sử dụng dịch vụ y tế của người nông thôn nhập cư vào thành phố” không chỉ

có tiếp cận nghiên cứu từ góc độ y học hay y tế công cộng mà còn dưới góc độ xã hội học hoàn toàn cho phép chỉ ra và lý giải các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong quá trình hội nhập đời sống mới Mặt khác, nghiên cứu cho thấy việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng tỏ ra thích hợp và bổ trợ cho nhau trong lý giải các vấn đề đặt ra Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện cả trước và sau phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân và những nhân tố tác động, giải thích các vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu định lượng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

 Cung cấp tri thức lý luận mới cho lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, tiếp cận nghiên cứu Xã hội học Y tế - Sức khỏe, Xã hội học

Đô thị, Xã hội học Nông thôn và Xã hội học Chính sách

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 24

Nghiên cứu “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ

nông thôn vào thành phố”giúp nhận diện các yếu tố tác động đến quá trình tiếp

cận và sử dụng DVYT tại nơi cư trú mới đối với những người nhập cư tại đô thị trên cơ sở phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của họ Nghiên cứu

cũng đóng góp thêm các bằng chứng thực tiễn về các yếu tố hạn chế, là rào cản

gây khó khăn trong quá trình tiếp cận DVYT Mặt khác nghiên cứu cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của chính sách chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là BHYT đối với người nhập cư đô thị Thông tin thu được từ PVS và TLN là cơ sở dữ liệu phong phú để tham khảo cho các nghiên cứu liên quan

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có ý nghĩa đối với việc làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị nhằm điều chỉnh chính sách kịp thời đảm bảo nhu cầu trong tiếp cận và sử dụng DVYT nhằm CSSK cho người nhập cư đô thị

6.3 Hạn chế của luận án

Luận án sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới nên không thể tránh khỏi những hạn chế khi phân tích số liệu để đáp ứng yêu cầu của luận án Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã lọc và tách mẫu nghiên cứu nhằm đảm bảo thỏa mãn các điều kiện mà đề tài đặt ra Mẫu nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của luận án

là những người nhập cư đến từ khu vực nông thôn Chúng tôi đã tách những người đến từ các khu vực đô thị như: Thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ để đảm bảo mẫu nghiên cứu sử dụng phân tích trong luận án là những người đến từ các tỉnh, mà ở đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số Từ 1.036 người nhập cư được phỏng vấn, chúng tôi đã tách và lọc còn 648 là những người nhập cư đến Hà Nội từ năm 2010, không

có người đến từ các đô thị

Dữ liệu để phân tích được thu thập từ trước, được thiết kế phục vụ cho các mục tiêu của “Khảo sát tình hình cư trú ở Việt Nam”, vì vậy có những thông tin có thể chưa hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này Chúng tôi

Trang 25

cũng đã cố gắng khắc phục bằng thiết kế nghiên cứu định tính trong suốt thời

gian làm luận án để giải thích rõ ràng các vấn đề nghiên cứu

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, các bảng, các hình, phụ lục, luận án được chia thành

5 chương

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án

Chương 2 Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài

Chương 3 Đặc điểm nhân khẩu xã hội và tình hình sức khỏe người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Chương 4 Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Chương 5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Trang 26

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong quá trình thực hiện tổng quan nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp cận với những tài liệu trong nước và quốc tế Đó là các báo cáo nghiên cứu, các luận văn, luận án, báo cáo của các cơ quan quốc tế tại Việt Nam như Quỹ Dân

số Liên hiệp quốc (UNFPA), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP, các báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm (JAHR), các báo cáo của Tổng cục thống kê về dân số và lao động,… Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu các qui định và điều luật có liên quan đến KCB và tiếp cận DVYT như Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT, Luật cư trú

Mục đích của tổng quan là tập hợp và phân tích kết quả nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến người di cư/nhập cư, có liên quan đến tình hình sức khỏe, tiếp cận và sử dụng DVYT tại nơi cư trú mới của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Từ đó nghiên cứu chỉ ra các vấn đề về tiếp cận nghiên cứu, quá trình vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu cũng như những mảng trống trong thực tiễn tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư cũng như bất cập trong quá trình thực hiện chính sách

Nội dung cụ thể của tổng quan gồm 3 phần: 1) Tình hình người nhập

cư từ nông thôn vào thành phố; 2) Đời sống của người nhập cư ở thành phố; 3) Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Quá trình tổng quan tài liệu đã cho thấy những mảng trống về các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế của người nhập cư vào khu vực đô thị Từ đó tác giả có những ý tưởng sâu hơn trong quá trình thực hiện

đề tài nghiên cứu, nêu lên hướng đi của đề tài nhằm bổ sung, lấp đầy khoảng trống mà các nghiên cứu đi trước để lại, làm sáng tỏ thêm các luận cứ được nêu

Trang 27

trong phần giả thuyết nghiên cứu, cung cấp tri thức mới cho lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành cũng như cung cấp nhận thức mới về thực tiễn vấn đề nghiên cứu

1.1 Tình hình người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Xu hướng di dân giữa các vùng đang có những thay đổi lớn trong những năm gần đây Tình trạng di dân nông thôn – nông thôn là chủ yếu đang được thay thế dần bằng xu hướng di dân từ nông thôn vào thành phố (di dân nông thôn – đô thị) Dòng di dân từ nông thôn đến nông thôn trước đây được thực hiện theo các chính sách chuyển cư nhằm xây dựng vùng kinh tế mới của Chính phủ (trong khoảng những năm 1950-1980 của thế kỉ trước) Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa (1986), các khu vực đô thị có tốc độ phát triển mạnh và tạo ra nhiều công ăn việc làm đã thu hút được dòng người từ nông thôn vào thành phố làm ăn Khác với dòng di cư nông thôn – nông thôn trước đây được Nhà nước khuyến khích và chỉ đạo, dòng di cư nông thôn – đô thị thường là mang tính tự do và là quyết định của cá nhân và gia đình dưới tác động của cơ chế thị trường Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ di dân

từ nông thôn đến thành thị trên tổng số dân thành thị sẽ tăng từ 8,9% năm

2009 lên 11% vào năm 2019 Trong khi đó tỷ lệ di cư từ thành thị tới thành thị trên tổng số dân thành thị sẽ giảm từ 7,6% năm 2009 xuống 6,7% năm

2019 (Tổng cục Thống kê, 2010) Dòng di cư nông thôn – đô thị chủ yếu đổ

về các thành phố lớn và các tỉnh có các khu công nghiệp lớn

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục và là đầu mối giao dịch quan trọng trong nước và quốc tế Chính những điều kiện thuận lợi này đã thu hút một lượng lớn người di cư đến để tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn Tuy vậy, việc tiếp cận

Trang 28

và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản không phải là điều dễ dàng cho nhóm dân

số này trong bối cảnh hiện nay

1.1.1 Nguyên nhân di cư

Từ năm 1986, số người di cư từ các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ về

Hà Nội có xu hướng tăng mạnh Trong 10 năm từ 1999-2009, dân số Hà Nội tăng thêm 1.204.688 người (bình quân 120.000 người/năm) Dân số tăng do nhập cư đến Hà Nội chiếm từ 30 – 39%1 Dân số tăng do nhập cư khu vực nội thành Hà Nội chiếm khoảng 70 – 80% so với tổng số dân nhập cư vào toàn thành phố Nguyên nhân chủ yếu của di dân là vì mục đích kinh tế chiếm 63%,

tỷ lệ di cư không thời vụ là 42% và 90% do di cư theo thời vụ Người di cư chủ yếu từ các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc và một số tỉnh

ở Bắc Trung Bộ (Patrick Gubry và cộng sự, 2004, tr 80-81) Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra có đến 80% những người di cư di chuyển từ nông thôn đến thành thị vì mục đích kinh tế (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011) Thông qua Điều tra di cư 2015, Tổng cục Thống kê đã đưa ra một bức tranh khá rõ nét về việc làm và đời sống của người di cư Xét về lý do di cư, kết quả điều tra cho thấy cơ hội việc làm và thu nhập là hai yếu tố có sức hút chính đối với quyết định di cư Trong tổng số đối tượng di cư của khảo sát có gần 90%

có việc làm và một nửa trong số đó làm các công việc giản đơn tại khu vực phi chính thức Một nghiên cứu khác do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện năm 2004 về những lao động nhập cư tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố

Hồ Chí Minh cho thấy chủ yếu họ làm việc tại khu vực tư nhân, không chính thức, thu nhập thấp và không ổn định

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng xác định thêm một nguyên nhân khác nữa của di cư là mục đích phát triển giáo dục đối với các cá nhân Họ tìm kiếm con

1http://www.gopfp.gov.vn/so6-111

Trang 29

đường học tập tại các thành phố lớn, nơi tập trung các trường Cao đẳng, Đại học hoặc trường nghề, sau đó tiếp tục ở lại để tìm kiếm việc làm và xây dựng cuộc sống mới cho bản thân Nhiều người trong số họ đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho những người em, cháu trong gia đình về sự thành công trong thu nhập và sự nghiệp

1.1.2 Giới tính của người nhập cư

Nhìn chung, các nghiên cứu trên Thế giới đều cho thấy nam giới di cư nhiều hơn nữ giới mặc dù hiện nay ở Châu Á đang có xu hướng nữ giới di cư tăng lên do có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và sự mở rộng của các khu vực sản xuất hàng loạt có những yêu cầu đối với lao động là nữ (Santosh Jattana, Mika Toyota and Brenda S.A Yeoh, 2005) Ở Việt Nam, các nghiên cứu chọn mẫu nhận thấy xu hướng di cư mạnh ở nam giới Viện Nghiên cứu và Phát triển

Xã hội đã tiến hành nghiên cứu người di cư đến đô thị, kết quả cho thấy tỷ lệ nam giới di cư cao hơn nữ: 61,46% là nam giới và 38,54% là nữ giới Như vậy, trong dòng di cư từ nông thôn về đô thị trong nghiên cứu này nam giới chiếm đến gần 2/3 trong tổng số người di cư Tại Hà Nội tỷ lệ này còn cao hơn: 70,09%

là nam và 29,91% là nữ (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011)

Tuy nhiên xem xét từ những cuộc điều tra có quy mô lớn và di cư nói chung không phân biệt các vùng miền (di cư được tính cả từ nông thôn đến thành phố, giữa các tỉnh, giữa các huyện và trong phạm vi huyện) thì hiện nay phụ nữ di cư ngày càng tăng và đang chiếm tỷ trọng lớn trong dòng di cư Theo

số liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, tỷ lệ nữ đều cao hơn 50% đối với hầu hết các nhóm di cư Tính riêng di cư giữa các tỉnh, tỉ lệ phụ nữ di cư chiếm khoảng 42% năm 1989 lên đến 50% năm 1999 và 54% năm 2009 Điều đặc biệt là trong số lao động di cư ở độ tuổi từ 15-29, tỷ lệ lao động nữ di cư cao hơn hẳn so với nam giới (Tổng cục Thống kê, 2010) Lao động nữ chủ yếu làm việc tại các khu công nghiệp với mô hình công việc không đòi hỏi trình độ hay

Trang 30

kỹ thuật cao mà chỉ cần những người chuyên cần chịu khó và chấp nhận mức thu nhập thấp Có thể khẳng định xu hướng nữ hóa di cư hiện nay khá phổ biến Cục việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nữ lao động nhập cư đã đáp ứng được thị trường lao động với 55,9% trong tổng số lao động từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt nhóm lao động

là nữ di cư đến các khu công nghiệp chiếm 68,3% (Cục việc làm – Bộ LĐTBXH, 2013) Tại đô thị, lao động nữ thường làm các công việc liên quan đến sự khéo léo, dẻo dai, đòi hỏi sự chịu khó như giúp việc gia đình, bán hàng rong, làm thuê hoặc làm việc tại các nhà máy

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: trong khu vực lao động phi chính thức, hầu hết phụ nữ tham gia công việc tự làm hoặc lao động gia đình không được trả công Vì thế, họ cũng là nhóm người chiếm số đông trong các việc làm dễ

bị tổn thương Hơn nữa, họ thường lao động trong các công việc đòi hỏi kĩ năng

và trình độ thấp hơn nam giới, do đó họ cần được tham gia vào các chương trình và nội dung đào tạo dành riêng cho nữ giới để cân bằng về thu nhập và ảnh hưởng về vai trò đối với nam giới trong tương lai

1.1.3 Độ tuổi của người nhập cư

Lao động nhập cư hiện đang tập trung chủ yếu trong nhóm những người trẻ tuổi Kết quả phân tích số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 cung cấp thêm những bằng chứng khẳng định người di cư thường là những người trẻ tuổi (Tổng cục Thống kê, 2009) Chuyên khảo Di cư và đô thị hóa: 28) Dạng hình tháp dân số cho thấy cấu trúc tương đối già của nhóm dân số không di cư và cơ cấu dân số rất trẻ của các nhóm dân số di cư với mức độ tập trung rất cao quanh nhóm tuổi từ 15 – 29 Thông tin chi tiết cho thấy, tuổi trung vị của người không

di cư năm 2009 là 30 tuổi, còn của người di cư ít hơn 5 năm hay nói cách khác

có ½ trong số những người di cư là dưới 25 tuổi Một nghiên cứu khác của Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy có 71,5% lao động nhập cư tại Hà Nội trong mẫu

Trang 31

phỏng vấn dưới 40 tuổi Trong nhóm lao động nhập cư dưới 40 tuổi thì tập trung chính từ 24-27 tuổi với độ phân tán trong nhóm thấp nhất là 4 đơn vị (Qũy mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Tây Ban Nha, 2012).Như vậy, tuổi tác là một chiều cạnh có tính chọn lọc trong di cư nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp với sự lựa chọn của những người có tuổi trẻ và sức khỏe Đây cũng là nhóm đang trong độ tuổi sinh sản mạnh, vì thế hiện nay các tổ chức xã hội đã có các chương trình can thiệp truyền thông và CSSK sinh sản cho lao động di cư trong đó quan tâm đến đối tượng là phụ nữ

1.2 Đời sống của người nhập cư ở thành phố

1.2.1 Việc làm của người nhập cư

Đa số người nhập cư làm việc ở khu vực phi chính thức

Thuật ngữ “khu vưc phi chính thức” được sử dụng lần đầu tại Kenya khoảng 40 năm trước đây Năm 1993, ILO và cơ quan thống kê của Liên Hợp quốc đã thống nhất khái niệm này Theo đó, khu vực phi chính thức được hiểu

là: “Khu vực phi chính thức mang đặc trưng chung bao gồm các cơ sở sản xuất

kinh doanh hoạt động với quy mô nhỏ, có mức độ tổ chức thấp không phân biệt yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh là lao động hay vốn hoặc nếu có phân biệt thì ở mức độ thấp và với mục tiêu chính là tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho những người có liên quan (Viện Khoa học Lao động xã hội, 2012)

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm toàn bộ các hộ sản xuất - kinh doanh không thuộc các ngành nông, lâm, thủy sản, sản xuất hàng hóa và dịch vụ bán ra thị trường nhưng chưa có đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước Lao động nhập cư tại thành phố chủ yếu làm các công việc liên quan đến lao động chân tay như buôn bán nhỏ, bán

hàng rong, làm thuê, giúp việc gia đình, thợ hồ

Hầu hết những người di cư là do muốn có việc làm và thu nhập tốt hơn tại nơi ở mới Phần lớn họ làm việc trong khu vực phi chính thức Năm 2007,

Trang 32

khu vực phi chính thức chiếm tỷ trọng 25% việc làm ở quy mô toàn quốc, ước tính đóng góp khoảng 20% GDP quốc nội Ngoài ra ta còn thấy tỉ trọng việc làm khu vực phí chính thức trong tổng việc làm ở mức lớn nhất tại các đô thị

và ven đô như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng (Jean-Pieere Cling, Mireille Razafinderacoto, Francois Roubaud – IRD-DIAL, 2010) Kết quả nghiên cứu của Action Aid cho thấy, năm 2011 có 94,4% phụ nữ di cư trong nước là lao động tự do trong khu vực phi chính thức (Action Aid, 2011) Những công việc này có những đặc điểm chung như không cần trình độ học vấn hoặc tay nghề cao, nhưng yêu cầu phải có sức khỏe và thời gian làm việc nhiều hơn, công việc nặng nhọc độc hại hơn Một số khác làm việc tại các khu công nghiệp là công nhân trong các lĩnh vực về may mặc, điện

tử, hay các khu chế xuất Do không có chuyên môn kỹ thuật nên người lao động

di cư thường phải đảm nhận các công việc nặng nhọc, có tính chất ô nhiễm (30,5%), độc hại (14,1%) và nguy hiểm (10,4%) (Cục việc làm, 2013) Chính tính chất công việc đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của lao động nhập

cư từ nông thôn vào thành thị Vì thế, vấn đề sức khoẻ ngắn và dài hạn đòi hỏi

họ cần được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng cho mục đích phòng ngừa và can thiệp khi có bệnh tật

Kết quả của nghiên cứu “Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với người di

cư trong tiếp cận An sinh xã hội” năm 2015 cho thấy: trong tổng số lao động di

cư được khảo sát, số người làm việc trong khu vực có vốn nước ngoài là 36,3%, khu vực tư nhân và cơ sở/hộ cá thể có giấy phép kinh doanh chiếm tỉ trọng tương ứng là 15.7% và 16%, khu vực quốc doanh là 1.4% Nghiên cứu cũng chỉ ra số người lao động di cư trong khu vực phi chính thưc là 58.8%

Thời gian làm việc: Thời gian và sự ổn định trong công việc cũng là một

trong những chỉ số quan trọng đối với người lao động di cư Nghiên cứu cũng chỉ ra là người lao động di cư phải gánh chịu sự vất vả khi trở thành công nhân

Trang 33

trong các xí nghiệp là việc làm theo ca và tăng ca Ví dụ, số giờ tăng ca trung bình của người lao động di cư là 11 giờ/tuần Người lao động di cư tại các khu công nghiệp còn phải chấp nhận những quy định rất khắt khe của thời gian làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và ăn uống hoặc nghỉ ốm Ví dụ, tại khu công nghiệp ở Đồng Nai, người lao động chỉ có 30 phút để nghỉ trưa và ăn cơm là không phù hợp khi số lượng công nhân đến nhà ăn đông và quãng đường xa từ xưởng tới nhà ăn làm cho việc mua được xuất ăn đã mất phân nửa thời gian, vì vậy, 15 phút cho ăn và nghỉ ngơi trước khi làm việc là thách thức lớn đối với sức khoẻ của họ Người lao động trong khu vực phi chính thức có thời gian làm việc linh hoạt hơn vì họ thường làm tại các cơ sở/hộ sản xuất kinh doanh cá thể

và hưởng lương sản phẩm hay tự làm cho bản thân Đối với người lao động di

cư bán hàng rong, họ có thể tự chủ về thời gian lao động của mình (thường họ làm 2 buổi) một số ít liên quan tới các sản phẩm tươi sống thì thời gian bắt đầu công việc sớm hơn, kết thúc muộn hơn những người khác

Điều kiện an toàn lao động: Nhiều khảo sát cho thấy việc tuân thủ trang

bị an toàn theo luật định cho người lao động chưa tốt ở hầu hết các cơ sở/xí nghiệp, đặc biệt là khu vực phi chính thức Những người lao động nhập cư trong khu vực chính thức được trang bị ít nhất một loại bao hộ lao động nào đó – chỉ

có 5,3% phải tự trang bị và 3,1% hoàn toàn không được trang bị Phổ biến là khẩu trang (70,2%), quần áo bảo hộ (62,7%) và giầy (49,2%) Trong khi đó, người lao động di cư tại khu vực phi chính thức chỉ có 14% công nhân may được trang bị khẩu trang Công nhân xây dựng chỉ có 19,6% được trang bị dây đeo/treo và có hơn 33% người lao động phải tự trang bị và 14,4% không được trang bị bất cứ một loại thiết bị bảo hộ nào Người lao động di cư bán hàng rong phải tự trang bị hoàn toàn và dựa trên ngàng nghề kinh doanh của họ, vẫn có 53,9% không trang bị bất kì một loại bảo hộ nào (Oxfam, 2015)

1.2.2 Thu nhập và các chi phí sinh hoạt

Trang 34

Nhìn chung, người lao động nhập cư ít nhiều bị chi phối về sức khoẻ khi tham gia vào thị trường lao động ở khu vực họ di cư đến Những người làm trong khu vực chính thức như xí nghiệp/công ty nước ngoài (nghề may, điện tử) có điều kiện làm việc tốt hơn nhưng về lâu dài, họ không đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc này do phải tập trung ở cường độ cao trong thời gian dài Những người lao động nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức thì điều kiện làm việc kém hơn (nóng, bụi, ồn, kém vệ sinh…) nhưng bù lại cường độ không cao nên họ có thể được nghỉ nhiều hơn Những người lao động nhập cư bán hàng rong thì phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường, mặt khác họ cũng không có nhiều điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng Tóm lại, những vấn đề sức khoẻ về trước mắt và lâu dài của người lao động nhập cư có sự liên quan chặt chẽ với ngành nghề họ tham gia và thời gian làm việc của họ Những tác động tiêu cực từ môi trường làm việc đến sức khoẻ của họ có thể từ mức độ thấp tới mức độ cao mà những người lao động nhập

cư phải chấp nhận nhưng chắc chắn không phải lúc nào cũng nằm trong dự tính phòng ngừa rủi ro của họ

Trong những nhóm lao động di cư, các nghiên cứu đã chỉ ra những khác biệt về thu nhập và nguồn thu của họ Nhìn chung, nhóm người lao động trong khu vực chính thức, thu nhập bao gồm lương cơ bản và các phụ cấp (ăn trưa, điện, nước, đi lại, độc hại …) Trong đó những khoản thu nhập đáng kể và khá phổ biến là: phụ cấp chuyên cần 44.7%, phụ cấp xăng xe 38.9%, làm thêm giờ 40.4% Nhóm người làm việc trong khu vực phi chính thức tại các xí nghiệp/cơ

sở sản xuất thì những khoản phụ cấp không đáng kể, chủ yếu là thu nhập từ lương tháng và những khoản làm thêm mang tính thời vụ Trừ những người lao động trong những công ty lớn thì hay được tham gia vào các chương trình phúc lợi như: nghỉ mát cuối năm, quà tặng sinh nhật, cưới hỏi hoặc thăm thân khi có

ốm đau… Những người lao động di cư bán hàng rong, ngoài chi phí sinh hoạt

Trang 35

họ thường để dành mỗi tháng trung bình khoảng 4 triệu đồng So với tổng thu nhập của nhóm lao động trong khu vực chính thức thì có vẻ nhóm làm nghề bán hàng rong có thu nhập cao hơn (Oxfam, 2015)

Về chi tiêu, mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng của người lao động

di cư tại thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất 2.815.000 đ/tháng và thấp nhất ở

Hà Nội là 2.095.000đ/tháng Như vậy, chi phí sinh hoạt chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của người lao động di cư Mặt khác, họ là nhóm người được kì vọng là có tiền gửi về quê cho gia đình (có khoảng gần 60% người lao động di cư có gửi tiền về nhà trong vòng 12 tháng gần đây) Chính vì thế, rất nhiều người chọn giải pháp chi tiêu tối thiểu, bao gồm cả những khoản chi cho chăm sóc y tế Điều này làm tăng nguy cơ tích luỹ bệnh tật mà chính họ là người phải gánh chịu những hậu quả trong tương lai

1.2.3 Nhà ở tại nơi cư trú mới

Luật pháp Việt Nam quy định công dân có quyền tự do cư trú Đối với người lao động di cư, đây là quyền quan trọng để từ đó tiếp nhận các dịch vụ

xã hội khác tại nơi họ đến Luật cư trú được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 10 thông quan ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2007 và sửa đổi năm 2013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú hoặc lựa chọn nơi cư trú Mặc dù trên thực tế, nhà nước đã có những chương trình hỗ trợ nhà ở cho những người thu nhập thấp nhưng khi triển khai có nhiều vướng mắc, ngay cả người dân địa phương cũng khó tiếp cận với nguồn hỗ trợ này Mặt khác, việc tiếp cận với chính sách An sinh xã hội đòi hỏi người lao động di cư phải đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, điều mà nhiều người lao động nhập cư không thể đáp ứng được

Nhìn chung, đa số người lao động nhập cư phải tự thuê nhà ở với chi phí thấp nhất có thể, những nhà trọ kiểu này đa số là do tư nhân xây dựng với điều kiện và tiêu chuẩn rất thấp Hàng tháng, bình quân họ phải trả 384.000đ thuê

Trang 36

nhà, 91.000đ điện, nước (Oxfam, 2015) Sinh hoạt trong không gian chật hẹp, nóng và không đảm bảo vệ sinh là điều người lao động di cư phải chấp nhận nếu không muốn chi phí cho việc này tăng lên Mặc dù Nhà nước đã có những quy định cụ thể về giá nước sinh hoạt nhưng người thuê nhà nói chung vẫn phải chịu mức giá cao hơn nhiều do chủ nhà cho thuê đặt ra Nhiều nghiên cứu trong

và ngoài nước chỉ ra rằng: thiếu nước sạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu của những căn bệnh con người có thể mắc phải Đối với những người lao động di cư, về lâu dài những điều kiện sinh hoạt không tốt là nguy cơ tiềm tàng cho những bệnh tật của họ và những hậu quả đó không thể đo đếm được trong thời gian họ làm việc xa nhà

1.3 Tiếp cận và sử dụng dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư

1.3.1 Tình hình tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố

Trong “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam” tập I, thuật ngữ an sinh

xã hội (Social Security) được hiểu là: “Sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn

về kinh tế và xã hội; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế ” Hệ thống an sinh xã hội bao gồm hai thành phần cơ bản: bảo hiểm và hỗ trợ

Một khái niệm khác về An Sinh xã hội của Karger & Stoesz, 1994:

“Những chính sách xã hội chính thức và thống nhất có liên quan đến con

người Là những quy định của nhà nước có ảnh hưởng đến lợi ích của người dân”

Như vậy, An sinh xã hội được hiểu là một hệ thống bao gồm luật pháp

và các chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho người dân: 1/ không bị bỏ lại phía sau vì bất cứ lý do gì (tôn giáo, nơi sinh sống, khiếm khuyết…) 2/ Bình đẳng và công bằng giữa các nhóm dân cư khác nhau và 3/ Vì mục đích phát

Trang 37

triển con người và xã hội Đối tượng được thụ hưởng An sinh xã hội rất đa dạng

và luôn biến động theo sự phát triển của Xã hội và những vấn đề phát sinh trong cuộc sống của người dân tại các cộng đồng, khu vực hay quốc gia Trong Công ước 102 (1952) của Tổ chức Lao Động Quốc Tế đã có quy định chuẩn An sinh tối thiểu bao gồm 9 điểm:

1 Chăm sóc y tế - medical care

2 Chế độ khi đau ốm - sickness benefit

3 Chế độ khi thất nghiệp - unemployment benefit

4 Chế độ cho người già - old-age benefit

5 Chế độ khi bị tai nạn lao động - employment injury benefit

6 Chế độ cho gia đình - family benefit

7 Chế độ cho bà mẹ - maternity benefit

8 Chế độ cho thương binh - invalidity benefit

9 Chế độ cho những người sống sót - survivors' benefit Một điểm rất quan trọng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội là người lao động phải có đăng kí hộ khẩu để hệ thống An sinh xã hội nơi người nhập

cư sinh sống có căn cứ chi trả hoặc làm thủ tục được hưởng các phúc lợi (thai sản, bảo hiểm thất nghiệp hay trợ cấp đột xuất) Điều kiện này đã là một thách thức và rào cản rất lớn cho những người lao động nhập cư bởi nó thường đi kèm với những thủ tục hành chính rất mất thời gian và đôi khi còn phải chi trả những khoản tiền không nhỏ để có được Vì thế, nhiều người lao động nhập cư đã chọn cách không làm thủ tục nhập khẩu hay đăng kí hộ khẩu thường trú

An sinh xã hội (ASXH) mà đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giáo dục, việc làm và chăm sóc y tế cho những người di cư được quan tâm nghiên cứu trong bối cảnh đô thị hóa dẫn đến số lượng lớn người di cư từ nông thôn ra

Trang 38

thành phố tìm kiếm cơ hội cho cuộc sống mới Các câu hỏi đặt ra là liệu người nhập cư có tiếp cận được với các dịch vụ an sinh xã hội của chính phủ hay không, điều gì ảnh hưởng đến vấn đề tiếp cận của họ? Các chính sách của nhà nước về người nhập cư hiện có phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay hay không?

Nếu coi người nhập cư là những người nghèo đô thị hay là những người

có thu nhập thấp thì những người nghèo này đã gặp phải những rào cản nhất định khi tiếp cận với các dịch vụ ASXH Kết quả nghiên cứu mới nhất của Action Aid cho thấy 63,3% lao động nhập cư không chính thức tại Hải Phòng

và 90% tại thành phố Thành phố Hồ Chí Minh không được nhận các dịch vụ

về ASXH (Action Aid, 2014)

Thực tế cho thấy: luồng di cư từ nông thôn vào đô thị ngày càng mạnh

mẽ và cũng là xu hướng tất yếu của các nước phát triển Trong khi đó nguồn trợ giúp chính thức từ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng

là rất hạn chế Thay vào đó, mạng lưới hỗ trợ không chính thức đối với lao động

di cư thông qua bạn bè, họ hàng, người thân là rất quan trọng Đó như là nguồn vốn xã hội mà người lao động di cư dựa vào để có thể sống tốt hơn ở đô thị Ở góc độ tích cực, di cư là một nguồn lao động bổ sung quan trọng cho nhiều khu vực đô thị, góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình ở nông thôn Nhưng

di cư cũng đang là một vấn đề xã hội lớn vì tình trạng “trắng” về chính sách đối với lao động di cư (Action Aid, 2014: 15)

Khảo sát của UNDP vào năm 2010 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ người dân có hộ khẩu thường trú có bảo hiểm Y tế là 66,0%

và dân di cư là 43,5% Như vậy, tuy đã có những sự khác biệt so với thời gian trước đây nhưng để có 100% người nhập cư có bảo hiểm Y tế thì còn là một khoảng cách khá xa “Tỷ lệ lao động nhập cư tham gia các loại hình bảo hiểm

tự nguyện không cao có thể do một số nguyên nhân chủ yếu: 1/ Nhóm người

Trang 39

nhập cư lao động tự do có thu nhập thiếu ổn định, trong khi mức đóng để tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện lại quá cao so với thu nhập của họ 2/ Người lao động nhập cư không được tiếp cận với thông tin về các loại bảo hiểm,

họ không nhận thức được lợi ích của các loại bảo hiểm này; 3/ thiếu các chính sách hỗ trợ từ chính quyền sở tại để thúc đẩy việc tham gia đóng bảo hiểm của người lao động nhập cư” (Phạm Văn Quyết, 2014)

1.3.2 Tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào

thành phố

Nhóm có nhu cầu nhất chủ yếu là những nhóm lao động nhập cư nghèo, trẻ tuổi, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong khu vực lao động không chính thức Bởi vì, diện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động nhập

cư chính thức cao hơn rất nhiều so với người lao động nhập cư không chính thức Điều này xuất phát từ những yêu cầu của Luật Lao động áp dụng trong khu vực lao động chính thức Trong 5 rào cản về chi phí, khoảng cách, chất lượng, thời gian và tâm lý của người bệnh thì rào cản về chi phí có nhiều ảnh hưởng nhất đến tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng tại đô thị của người nhập

cư Thông thường, quyền hưởng BHYT của người lao động nhập cư chính thức được quy định trong hợp đồng lao động Mặc dù hợp đồng lao động là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của người lao động, nhưng người lao động nhập cư không chính thức phần lớn lại không có hợp đồng lao động Trong khi đó, những người lao động nhập cư chính thức đều có hợp đồng lao động, nên họ nhận được nhiều lợi ích hơn từ các loại bảo hiểm Do đó, người lao động nhập cư làm việc trong khu vực chính thức được hưởng chế độ BHYT tốt hơn so với người lao động nhập cư làm việc trong khu vực không chính thức: 80% người lao động nhập cư chính thức ở Hải Phỏng và 84% ở Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng chế độ BHYT, trong khi con số này chỉ rơi vào khoảng

Trang 40

46,9% (Hải Phòng) và 9,4% (Thành phố Hồ Chí Minh) đối với người lao động nhập cư không chính thức (Action Aid, 2014)

Xu hướng nữ hóa trong quá trình di cư đã thúc đẩy các can thiệp và nghiên cứu về chăm sóc SKSS đối với phụ nữ di cư Hiện nay, số lao động nhập

cư là nữ có những bằng chứng tăng nhiều hơn so với nam giới do đặc trưng của những công việc ở đô thị phù hợp với nữ hơn Trong đó tỷ lệ phụ nữ xuất cư từ nông thôn vào thành phố là chủ yếu, chiếm 71,3% phụ nữ nhập cư đang làm việc tại đô thị (Action Aid, 2014: 28) Phụ nữ càng phải đối mặt với những khó khăn chật vật tại thành phố hơn là nam giới trong điều kiện ăn ở sinh hoạt còn nhiều hạn chế tại các khu nhà trọ Báo cáo cũng chỉ ra việc chưa được tiếp cận với các dịch vụ ASXH sẽ ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn tương của phụ nữ Người di cư khi gặp các vấn đề sức khỏe thường có xu hướng tự điều trị

là chính, ít sử dụng các dịch vụ y tế ở thành thị Lý do chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, không đủ khả năng chi trả các chi phí chăm sóc sức khoẻ (Viện Xã hội học, 1998) Những rào cản về hộ khẩu, đăng ký tạm trú, hoặc không có thẻ bảo hiểm y tế đã ngăn cản người di cư tiếp cận các dịch y tế ở nơi đến (Tổng cục thống kê, 2006: 97) Những người di cư có xu hướng chi tiêu cho sức khỏe thấp hơn so với những người thường trú Thanh niên nhập cư vào thành phố Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức chi tiêu cho CSSK hàng năm thấp hơn từ 2 - 3 lần do với thanh niên thường trú (UNDP, 2010) Các nhóm nhập cư có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế khác nhau Điều này phụ thuộc vào tình trạng đăng ký hộ khẩu, vị trí xã hội, điều kiện kinh tế cũng như

ý thức CSSK của chính người nhập cư Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nước còn có sự phân biệt giữa người nhập cư và người thường trú, sự phân biệt trong

hệ thống CSSK giữa người có thẻ bảo hiểm và không có thể bảo hiểm (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011) Sự tiếp cận các dịch vụ CSSK chủ yếu

là do gia đình tự lo hoặc tự tìm đến các cơ sở y tế phù hợp với điều kiện kinh

Ngày đăng: 07/08/2019, 10:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Actionaid Việt Nam, 2010. Báo cáo nghiên cứu “Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam
[9] Đặng Nguyên Anh, 2006. “Di dân ở Việt Nam: tìm kiếm lời giải cho phát triển nông thôn”, Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (tr 351 – 356) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân ở Việt Nam: tìm kiếm lời giải cho phát triển nông thôn”, "Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
[10] Đặng Nguyên Anh, 2009. Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách. Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách
[21] Francis Fukuyama, 2003. Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: Chương trình nghị sự tương lai, Tạp chí Xã hội học, số 4 (84) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
[21] Goran Dalghren (2002). “Phân tích việc cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe từ quan điểm của các nhóm dân số khác nhau” trong cuốn Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. Nhà xuất bản y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích việc cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe từ quan điểm của các nhóm dân số khác nhau
Tác giả: Goran Dalghren
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2002
[44] Pannier Emmanuel, 2008. Phân tích mạng lưới xã hôi: các lí thuyết, khái niệm và phương pháp nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học. Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Xã hội học
[52] Đặng Kim Sơn, 2008. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa trong sách “Nông dân, nông thôn và nông nghiệp những vấn đề đặt ra”. Hà Nội: Nhà xuất bản tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa" trong sách “Nông dân, nông thôn và nông nghiệp những vấn đề đặt ra
Nhà XB: Nhà xuất bản tri thức
[88] Bertrand, J., K. Hardee, R Magnani, and M. Angle. 1995. ““Access, quality of care and medical barriers in family planning programs”International Family Planning Perspectives 21:2, 64-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Access, quality of care and medical barriers in family planning programs
[104] Yingchun Peng and et al. (2010), "Factors associated with health-seeking behavior among migrant workers in Beijing, China", BMC Health Services Research, 10 (69) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors associated with health-seeking behavior among migrant workers in Beijing, China
Tác giả: Yingchun Peng and et al
Năm: 2010
[105] Jin Mou and et al. (2009), "Health care utilisation amongst Shenzhen migrant workers: does being insured make a difference?", BMC Health Services Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health care utilisation amongst Shenzhen migrant workers: does being insured make a difference
Tác giả: Jin Mou and et al
Năm: 2009
[106] Sosnia F Dias and et al. (2008), "Determinants of health care utilization by immigrants in Portugal", BMC Health Services Research, 8(207) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of health care utilization by immigrants in Portugal
Tác giả: Sosnia F Dias and et al
Năm: 2008
[76] WB. 2015. Hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam [77] Web http://www.gopfp.gov.vn/so6-111Tiếng Anh Link
[96] World Health Organisation, 2011. Health services, access to 25 – De- 2011, available from http://www.who.int/topics/health_ services/en/ Link
[1] Nguyễn Quang A, 2006. Vốn và vốn xã hội, Tạp chí Tia sáng, Số 14 Khác
[3] Actionaid Việt Nam, 2011. Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội Khác
[4] Actionaid Việt Nam, 2014. Tóm tắt chính sách: Tiếp cận an sinh xã hội của người lao động nhập cư Khác
[5] Alexandro Portes, 2003. Vốn xã hội: nguồn gốc và những sự áp dụng nó trong xã hội học hiện đại, Tạp chí Xã hội học, số 4/2003 Khác
[6] Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2007. Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 1/2007 Khác
[7] Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2015. Nghiên cứu đánh giá tác động của hệ thống đăng ký hộ khẩu. WB-2015 Khác
[8] Đặng Nguyên Anh, 2005. Di dân trong nước: Vận hội và thách thức với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w