1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

86 852 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu về Tội cố ý gây thương tích là vấn đề có nhiều khía cạnh khác nhau để khai thác, luôn thu hút được sự quan tâm của các học giả, các lực lượng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THANH LOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Ngành: Luật học

Niên khóa: 2014 - 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THANH LOAN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN HOÀNG THỦY

Quảng Bình, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Hoàng Thủy Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong bài nghiên cứu này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi

rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong bài khóa luận tốt nghiệp còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Quảng Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thanh Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận tình của tất cả các thầy, cô giáo Trường đại học Quảng Bình- Khoa Lý luận chính trị, đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích trong thời gian học tập tại trường Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của quý thầy cô giáo, gia đình, tất cả các bạn sinh viên lớp Đại học Luật A-K56 và cán bộ TAND tỉnh Quảng Bình

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến ThS Nguyễn Hoàng Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này, để em có thể hoàn thành được bài viết của mình

Do điều kiện nghiên cứu, khả năng nghiên cứu và những kinh nghiệm thực tế còn nhiều còn bỡ ngỡ và hạn chế, nên dù đã cố gắng tuy nhiên bài khóa luận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót Do đó em rất mong nhận được

sự quan tâm và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có thể bổ sung, hoàn thiện hơn bài nghiên cứu của mình

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao đẹp của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Quảng Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thanh Loan

Trang 5

BẢNG THỐNG KÊ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT Tác giả tài liệu trích dẫn Trang khóa

luận

Tần suất trích dẫn

1

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên)

(2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt

Nam (Tập 1), NXB Công an nhân

dân, Hà Nội

2

TS Phạm Văn Beo, (2011), Luật hình

sự Việt Nam (Quyển 2), phần các tội

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự TAND : Toà án nhân dân

CTTP : Cấu thành tội phạm TNHS : Trách nhiệm hình sự LHS: Luật Hình sự

Trang 7

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Cơ cấu của Khóa luận 9

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH 10 1.1 Khái quát chung về tội phạm 10

1.2 Khái niệm tội cố ý gây thương tích 14

1.3 Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích 16

1.3.1 Khách thể của tội cố ý gây thương tích 17

1.3.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích 18

1.3.3 Chủ thể của tội cố ý gây thương tích 27

1.3.4 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích 28

1.4 Trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích 30

1.5 Điểm mới về tội cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS năm 1999) 33

1.6 Tiểu kết chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 37

2.1 Đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 37

2.1.1 Điều kiện kinh tế của tỉnh Quảng Bình 37

2.1.2 Điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Bình 39

2.2 Thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 41

Trang 8

2

2.2.1 Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh

Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 qua một số vụ án tiêu biểu 41

2.2.2 Cơ cấu tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 50

2.3 Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 55

2.3.1 Nguyên nhân khách quan 55

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 63

2.4 Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 65

3.1 Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 65

3.2 Giải pháp về kinh tế - xã hội 68

3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội cố ý gây thương tích 70

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án 71

3.5 Giải pháp quản lý xã hội 74

3.6 Giải pháp phòng ngừa để không trở thành người phạm tội hoặc nạn nhân của tội cố ý gây thương tích 75

3.7 Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 9

Biểu đồ 2.2: Số lượng người phạm tội cố ý gây thương tích bị xét xử sơ thẩm

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 43

Biểu đồ 2.3: So sánh số vụ án về tội cố ý gây thương tích với số vụ án hình sự

chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 50

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội cố ý gây thương tích

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 51

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội cố ý gây thương tích trển

địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 53

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích theo mức hình phạt đã được

áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2016 54

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội cố ý gây thương tích trên

địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2013-2016 52

Trang 10

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Con người - Nhân tố quan trọng nhất cho mọi sự phát triển bền vững và duy trì sự tồn tại của xã hội Đặc biệt, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, mọi nguồn lực sẽ trở nên vô nghĩa khi không có con người cùng với trí tuệ và sức lao động Vì lẽ đó, bảo vệ con người và quyền con người là một trong những chiến lược được chú trọng hàng đầu mà mỗi quốc gia trên thế giới luôn hướng đến

Nhận thức được vai trò to lớn của con người đối với sự phát triển, Việt Nam ngay từ những ngày đầu thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ, cho đến nay, hơn 40 năm đã đi qua vẫn giữ nguyên bản chất là nhà nước của dân,

do dân, vì dân, lấy dân làm gốc Mỗi bước đi lên, mỗi bước thắng lợi của đất nước luôn có bóng hình của toàn thể nhân dân Nhiệm vụ phát huy nhân tố con người, bảo vệ nhân dân chính là cốt lõi trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia mà trước hết là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất: Hiến pháp

Nội dung về quyền con người được ví như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung của tất cả các bản Hiến pháp, được kế thừa và tiếp nối từ bản Hiến pháp đầu tiên khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đến Hiến pháp năm

2013, là cơ sở để nhà nước bảo vệ những quyền cơ bản, thiết yếu nhất cho con người, cho công dân, trong đó có vấn đề bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,

nhân phẩm: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp

luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” (Khoản 1, Điều 20, Hiến pháp năm

2013)

Trang 11

5

Trên bước đường đổi mới, hội nhập và phát triển, chúng ta đã có những thành tựu đáng tự hào trong công cuộc bảo vệ quyền con người, quyền công dân: Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích tăng gia lao động sản xuất, chú trọng an sinh xã hội, mục tiêu cốt lõi là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hiện nay, cuộc sống của nhân dân đang dần cải thiện hơn, có cơm ăn, áo mặc và được giáo dục trong môi trường hiện đại, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể, cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng tiện nghi, đầy đủ,… nhờ đó thêm củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước, duy trì trật tự xã hội ổn định Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường nảy sinh sức ép về dân số, việc làm trở nên khan hiếm trong đời sống xã hội làm cho tỷ

lệ thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn xã hội chưa có chiều hướng thuyên giảm mạnh, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền bất chấp mọi thủ đoạn… Đây chính là một trong những tác nhân làm cho một số bộ phận người dân suy thoái

về nhân cách, đạo đức, dẫn tới các hành vi phạm tội

Ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng, tình hình tội phạm - cụ thể là tội phạm cố ý gây thương tích đang diễn biến hết sức phức tạp Các vụ án tăng lên về số lượng và tính chất ngày càng nguy hiểm để lại nhiều hậu quả thương tâm Không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe của con người, tội phạm cố ý gây thương tích còn đe dọa đến đời sống của nhân dân, phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa, làm mất đi sự ổn định của xã hội Nếu không được điều tra làm rõ, đưa ra xử lý kịp thời, nghiêm minh sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương

Những năm qua, cùng chủ trương, đường lối của các cấp chính quyền hợp với sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân mà nòng cốt là sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chuyên trách và cơ quan bảo vệ pháp luật, công tác đấu tranh trấn áp tội phạm cố ý gây thương tích đã thu lại nhiều kết quả

Trang 12

6

đáng khen ngợi: đưa ra xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, áp dụng các mức hình phạt thích đáng đối với người phạm tội Song bên cạnh những nỗ lực đó vẫn gặp không ít khó khăn và muôn vàn thách thức đòi hỏi cần phải đặt ra những nhiệm vụ, những biện pháp cụ thể để từng bước làm giảm tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn

Nhằm củng cố và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về loại tội phạm này, đánh giá được tình hình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tìm được nguyên nhân

và điều kiện làm phát sinh, từ đó đề xuất những giải pháp phòng chống tội cố

ý gây thương tích ở Quảng Bình, tác giả chọn đề tài: “Tội cố ý gây thương tích

- Thực trạng và giải pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về Tội cố ý gây thương tích là vấn đề có nhiều khía cạnh khác nhau để khai thác, luôn thu hút được sự quan tâm của các học giả, các lực lượng bảo vệ trật tự an toàn xã hội, kể cả những sinh viên ngồi trên các giảng đường Đại học,… Cụ thể đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả sau:

- Tác giả Nguyễn Ngọc Điệp với sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hình

sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 phần các tội phạm”, NXB Thế giới,

năm 2017;

- Tác giả Vy Thị Thu Hà với bài viết “Phòng ngừa tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”

trong Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2011;

- Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với bài viết “Phòng ngừa tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” trong Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2011;

Trang 13

7

- Tác giả Trần Thị Phượng với bài viết “Thực hành quyền công tố đối

với các tội xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn tỉnh Bình Định”,

trong Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm 2016;

- Tác giả Đinh Văn Quế với sách ”Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự -

phần các tội phạm, tập I - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm

và danh dự con người”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006;

- Tác giả Lê Đình Tĩnh với bài viết “ Các tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại sức khỏe của người khác trong luật Hình sự Việt Nam” trong Luận

văn Thạc sĩ Luật học, năm 2014;

Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí Công an nhân dân, tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Viện kiểm sát nhân dân đề cập cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh đối với loại tội phạm này như:

- Tác giả Đinh Thế Hưng với bài viết: “Cần hướng dẫn cụ thể khoản 1

điều 104 Luật hình sự” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 5/2001;

- Tác giả Trần Minh Hưởng với bài viết “Một số khó khăn, vướng mắc

trong việc áp dụng điều 104 Bộ luật hình sự "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác", đăng trên Tạp chí Kiểm sát, Số 10/2011;

Tuy nhiên, các bài viết còn chuyên sâu về một khía cạnh nhất định, chưa

có sự nghiên cứu tổng thể và toàn diện Đặc biệt, chưa có công trình nào khảo

sát, nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Do đó, đề tài “Tội cố ý gây

thương tích - Thực trạng và giải pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” mang ý

nghĩa to lớn trong việc làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng trên địa bàn Các công trình nêu trên có thể làm tài liệu mang tính chất tham khảo cho tác giả trong khóa luận tốt nghiệp của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Về mục đích nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu với mục đích sau đây:

Trang 14

8

Thứ nhất, đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ phần lý luận, nội dung các quy định về tội cố ý gây thương tích trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Thứ hai là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Từ đó tìm ra nguyên nhân, đề xuất đề xuất các giải pháp để phòng chống loại tội phạm này một cách hiệu quả

Để hoàn thành được những mục đích đã đặt ra, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, trình bày và làm rõ các quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Hai là, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thông qua thực trạng xét xử các vụ án cố ý gây thương tích ở các cấp Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Ba là, tổng hợp kết quả nghiên cứu, đưa ra các đề xuất nhằm làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam về tội cố ý gây thương tích, đưa ra những giải pháp thực tiễn góp phần làm cơ sở để phòng, chống tội phạm này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật về tội cố ý gây thương tích trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, thực trạng và giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2013-2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Phương pháp luận được sử dụng chủ yếu là phương

pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -

Trang 15

9

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, làm rõ được nội dung và hoàn thiện hơn bài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Bài khóa luận sẽ được thực hiện bằng các

phương pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích trong bài khóa luận

Thứ hai, sử dụng phương pháp thống kê số liệu, tổng hợp số liệu nhằm đánh giá được thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Thứ ba, sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận đối với từng vấn đề mà khóa luận đã phân tích, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích

Ngoài những phương pháp nghiên cứu cơ bản trên thì bài viết còn sử dụng các phương pháp khác như đánh giá, liệt kê, so sánh… để làm rõ hơn nội dung của bài nghiên cứu

6 Cơ cấu của Khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm có 03 chương Bao gồm:

Chương 1: Lý luận chung về tội cố ý gây thương tích

Chương 2: Thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Trang 16

10

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Để tìm hiểu, phân tích thực tiễn đấu tranh và đề ra các giải pháp nâng cao công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu về lý luận là một khâu vô cùng quan trọng bởi đây là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn pháp luật hình sự trong xử lý các hành vi phạm tội

1.1 Khái quát chung về tội phạm

Xác định tội phạm là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng, có nhiều quan điểm về tội phạm được đưa ra, cụ thể:

Theo từ điển Tiếng Việt, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong luật” [9]

Theo từ điển Luật học thì “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có

lỗi, được quy định trong Bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt” [8]

Nhằm hiểu một cách nhất quán và đầy đủ về tội phạm, khái niệm về tội phạm đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự Ngày 27-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự năm 2015 Tiếp đó, ngày 20-6-

2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 để tiếp tục hoàn thiện các quy định về tội phạm, đồng thời thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định khái niệm tội phạm như sau:

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình

sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực

Trang 17

11

hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”

Dựa trên quy định về khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự, chúng

ta dễ dàng phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm thông qua 4 dấu hiệu pháp lý cơ bản: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt

Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội được xem là dấu hiệu pháp lý

cơ bản và quan trọng nhất của tội phạm, đồng thời quyết định các dấu hiệu còn lại của tội phạm

Hành vi nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ Có nhiều quan

hệ xã hội do nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh, nhưng Bộ luật hình sự chỉ bảo vệ những quan hệ được xác định đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội khác thì không phải là tội phạm

Đồng thời, nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì hành vi đó không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành

vi phạm tội, sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác căn cứ theo Khoản 2, Điều

8, BLHS năm 2015

Trang 18

Ngoài ra hành vi nguy hiểm đó phải được quy định trong Bộ luật Hình

sự, bởi chỉ có Bộ luật hình sự mới quy định về tội phạm, hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó mà không có một văn bản pháp luật nào khác được phép quy định

Thứ hai, không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi của người phạm tội, nghĩa là một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu không có lỗi thì không bị coi là hành vi phạm tội Trong BLHS Việt Nam hiện hành không chấp nhận quy TNHS khách quan, chỉ căn cứ vào hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào yếu tố lỗi Mặc dù trong khái niệm được quy định trong BLHS năm 2015 hai dấu hiệu độc lập với nhau nhưng có

sự liên kết chặt chẽ: Lỗi bao giờ cũng đi với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định Do đó, tính có lỗi là một trong bốn dấu hiệu quan trọng của tội phạm

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới dạng vô

ý hoặc cố ý [6, tr.136]

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được xem là có lỗi khi thỏa mãn hai điều kiện: Phải có hành vi trái pháp luật hình sự và hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi

Trang 19

Sự kiện bất ngờ (Điều 20), phòng vệ chính đáng (Điều 22), tình thế cấp thiết (Điều 23), gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24), rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25), …

Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự chính là dấu hiệu đòi hỏi phải có đối với hành vi bị coi là tội phạm Dấu hiệu này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn

to lớn bởi đây không chỉ là động lực giúp cho các cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung BLHS bắt kịp những thay đổi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

xã hội, để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao mà còn là vạch giới hạn nhằm tránh tình trạng tùy tiện trong xác định tội phạm

Tính trái pháp luật hình sự mặc dù là dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức pháp lý của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn có tính độc lập và

quan trọng Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, BLHS 2015 quy định: “Chỉ người

nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Do đó, một hành vi dù gây nguy hiểm cho xã hội tuy nhiên không

được quy định trong BLHS thì không phải là tội phạm Ngược lại, nếu quá đặt nặng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc

Thứ tư, một thuộc tính tất yếu nữa của tội phạm chính là tính phải chịu hình phạt Dấu hiệu này không được đề cập trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc lập đi kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự: chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, nếu không

Trang 20

14

có tội phạm thì cũng không có hình phạt, đồng thời căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự nhằm cụ thể hóa tính chịu hình phạt trong từng trường hợp phạm tội cụ thể

Tội phạm có tính chịu hình phạt bởi bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bị

đe doạ có thể phải áp dụng hình phạt được quy định trong BLHS - là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước Tuy nhiên trong một số trường hợp trên thực tế, người phạm tội không bị áp dụng hình phạt được quy định rõ trong BLHS năm 2015 gồm các trường hợp được miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt

Từ khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của tội phạm chính là cơ sở nhằm thống nhất về nhận thức để xác định các tội phạm cụ thể trong BLHS và áp dụng pháp luật hình sự một cách phù hợp và đúng đắn

1.2 Khái niệm tội cố ý gây thương tích

Một trong những quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người đó chính là quyền được sống, bảo vệ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm Xác định con người là trung tâm của xã hội, dựa trên tinh thần Hiến pháp năm 2013, tại BLHS 2015 cụ thể là chương XIV đã quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Đây chính là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất của nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống với tội phạm nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ con người và các quyền cơ bản của con người

Chương XIV của BLHS năm 2015 có tất cả 33 điều quy định về tội phạm này cùng các hình phạt tương ứng Căn cứ vào tính chất của tội phạm khác nhau

có thể chia thành 3 nhóm tội sau: Các tội xâm phạm tính mạng của con người (Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133), các tội xâm phạm sức khỏe con người (Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143,

144, 145, 146, 147, 148, 149), các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người

Trang 21

15

(Điều 150, 151, 153, 154, 155, 156), trong đó tội cố ý gây thương tích thuộc nhóm các tội xâm phạm sức khỏe con người

Tội cố ý gây thương tích cùng các quy phạm pháp luật hình sự về tội cố

ý gây thương tích được gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thời phong kiến cho đến năm 1985 với sự ra đời của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp nối chính là là Bộ luật năm 1999 có hiệu lực ngày 01/7/2000 được sửa đổi bổ sung 2009, cho đến nay tội cố ý gây thương tích được quy định hoàn thiện hơn tại Điều 134, BLHS năm 2015

Nội dung theo Điều 134, BLHS năm 2015 quy định trong một điều luật bao gồm “gây thương tích” hoặc “gây tổn hại sức khỏe của người khác” bởi trên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không gây thương tích mà chỉ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân

Ví dụ: Trường hợp gây thương tích: Anh A đã sử dụng dao chém vào tay anh B, hậu quả làm cho anh B bị mất ngón I và ngón II của bàn tay trái

Trường hợp gây tổn hại sức khỏe: Anh D đấm liên tục vào vùng mắt phải của anh F, hậu quả làm mắt phải của anh F giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường

Do đó, bài khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích

Pháp luật hình sự không định nghĩa về Tội cố ý gây thương tích, cho nên

có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tội phạm này: “Tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ [11]” hoặc một cách

tiếp cận khác đối với khái niệm tội cố ý gây thương tích: “Tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương

Trang 22

“Tội cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng

lực TNHS thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật dưới dạng thương tích”

Khái niệm trên thể hiện một cách tổng quát về tội cố ý gây thương tích,

từ đó dễ dàng phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác trong cùng một nhóm tội hoặc so với các tội cụ thể được quy định trong BLHS Có thể hiểu rằng, tội cố ý gây thương tích là hành vi trái pháp luật của một người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đủ tuổi chịu TNHS theo luật định thực hiện, tác động vào cơ thể của người khác nhằm mong muốn gây ra những thương tích được thể hiện thông qua các dấu vết để lại trên cơ thể, có thể nhìn thấy được

Định nghĩa về tội cố ý gây thương tích trên đem lại nhận thức đúng đắn, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc làm tiền đề để nghiên cứu các quy định về loại tội phạm này

1.3 Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội phạm nhất định đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt Chúng ta không thể căn cứ vào định nghĩa của tội phạm, tội cố ý gây thương tích để định tội và định khung hình phạt mà pháp luật hình sự xem xét thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) gồm: Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan Đây là điều kiện cần thiết

để xác định hành vi là tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng mà thiếu một trong bốn yếu tố thì không thể coi là tội phạm

Trang 23

17

1.3.1 Khách thể của tội cố ý gây thương tích

Khách thể của tội phạm được hiểu là những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ, bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại ở mức độ nhất định

Đối với tội cố ý gây thương tích theo Điều 134, BLHS năm 2015 thì khách thể là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người Đây là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất đã được hiến định tại Khoản

1, Điều 20, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về

thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Tuy nhiên, quyền

được bảo vệ sức khỏe lại bị các hành vi phạm tội xâm phạm gây ra thương tích cho đối tượng tác động đang trong tình trạng bình thường

Ở đây, đối tượng tác động cũng là một trong những yếu tố mang ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Cụ thể, nạn nhân là người già yếu, phụ nữ mà biết là có thai, người không có khả năng tự vệ bị người khác cố ý gây thương tích thì định tội theo Điểm c, Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 hoặc TNHS của người phạm tội sẽ tăng nặng theo Khoản 2 và Khoản 3, Điều 134, BLHS năm 2015 Ngoài ra, nếu các hành vi tác động lên đối tượng là người chết, không phải con người thì sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 134, BLHS năm 2015, nghĩa là không phạm tội cố ý gây thương tích

Ví dụ về khách thể của tội cố ý gây thương tích:

A và B là hàng xóm sinh sống tại thôn X Ngày 04/04/2017, do mâu thuẫn trong lời nói giữa hai bên, A đã sử dụng gậy tre dài 75 cm, đường kính 4cm, đánh liên tục vào đầu B, gây ra tỷ lệ thương tích cho B là 15%

Trang 24

18

Trong tình huống trên, khách thể của tội phạm là quyền được tôn trọng

và bảo vệ sức khỏe của B Việc A sử dụng gậy tre dài 75 cm, đường kính 4cm đánh liên tục vào đầu B đã xâm phạm tới khách thể mà Luật hình sự bảo vệ đó chính là quyền được tôn trọng và bảo sức khỏe của B Đối tượng tác động là con người B, đang sống và tồn tại trong thế giới khách quan, chính hành vi của

A đã làm biến đổi tình trạng bình thường của B, dẫn đến hậu quả là B bị thương tích 15%

Khách thể của tội cố ý gây thương tích là một trong những yếu tố cấu thành nên tội cố ý gây thương tích, người thực hiện hành vi được coi là tội phạm nếu hành vi đó xâm hại đến quan hệ xã hội, ở đây là quyền được bảo vệ sức khỏe mà LHS bảo vệ

1.3.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích

Mặt khách quan của tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được với các dấu hiệu đó là: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm đó…

Thứ nhất, hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là biểu hiện cơ bản, quan trọng, những biểu hiện khác của mặt khách quan: hậu quả, công cụ, phương tiện,… chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan Hành vi khách quan được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm Có thể nói rằng không thể

có tội phạm nếu người đó không thực hiện hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích là dùng sức mạnh vật chất tác động lên cơ thể của con người, để lại cho cơ thể của con người những thương tích nhất định (ví dụ: mất ngón tay, ngón chân, bàn tay,…) Hành vi

Trang 25

19

này có thể được thực hiện thông qua việc dùng các công cụ, phương tiện như: súng, dao, gậy, để thực hiện hành vi đâm, chém, bắn,…hoặc không sử dụng các công cụ, phương tiện phạm tội như dùng chân, tay để đấm, đá, đánh,… Ngoài ra còn có thể thông qua súc vật (chó cắn, bò đá,…) hay cơ thể của người khác để gây ra thương tích cho nạn nhân [7, tr.129]

Thứ hai, hậu quả của tội phạm - Một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích, được hiểu là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người

Hậu quả gây ra thương tích trên cơ thể con người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội cố ý gây thương tích bởi việc xác định đúng hậu quả xảy ra trên thực

tế có ý nghĩa quan trọng trong định tội và định khung hình phạt phù hợp Người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thương tích do chính hành

vi của họ đã gây ra

Điều 134, BLHS năm 2015 quy định về mức độ gây thương tích cho nạn nhân với tỷ lệ tổn thương từ 11% trở lên mới cấu thành tội phạm Đồng thời điều luật cũng quy định về tỷ lệ % tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 thì người có hành vi vẫn bị truy cứu TNHS về tội phạm này:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, gây nguy hại cho tính mạng và sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, được quy định tại Khoản 1, Điều

3, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự

Trang 26

20

Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây

ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng

nổ, được quy định tại Khoản 6, Điều 3, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm: thuốc nổ và các phụ kiện nổ

Hung khí nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống của con người (ví dụ: dao, búa, …) hoặc những vật mà người phạm tội chế tạo ra làm phương tiện thực hiện tội phạm (ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…) hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà con người có được (ví dụ: gạch, đá, gậy, gộc…) Nếu người phạm tội sử dụng những công cụ, dụng cụ hoặc các vật đó tác động vào cơ thể người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của nạn nhân

Thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người được hiểu là người thực hiện hành vi phạm tội sử dụng thủ đoạn nhằm gây ra thương tích cho người khác và có khả năng gây ra hậu quả cho nhiều người như: đốt nhà của người khác trong khi trong nhà có nhiều người…Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người không chỉ phụ thuộc vào phương tiện mà người phạm tội sử dụng mà còn dựa vào điều kiện và hoàn cảnh lúc người phạm tội thực hiện

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

Hành vi sử dụng axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm của người phạm tội như: Axit sunfuric, Axit nitric, Axit clohidric,… không chỉ để lại các thương tổn trên cơ thể nạn nhân (gây bỏng, để lại sẹo vùng mặt, cổ, lưng, ngực, …) mà còn gây ảnh hưởng về tinh thần của nạn nhân, gia đình và toàn xã hội Việc xác định tỷ lệ tổn thương trên cơ thể của nạn nhân do axit nguy hiểm hoặc các hóa chất nguy hiểm chính là căn cứ để định tội cũng như định khung hình phạt thích đáng

Trang 27

21

Ví dụ: Do ghen tuông, nghi ngờ chồng mình ngoại tình với người khác, vào đúng chiều ngày 13/09/2014, anh Nguyễn Văn B đã bị vợ của mình tạt axit gây kích thích bỏng vùng lưng, tay và đùi phải với diện tích khoảng 10 % Tuy

tỷ lệ tổn thương chưa đạt 11% nhưng người vợ vẫn bị truy cứu TNHS theo Điểm b, Khoản 1, Điều 134 BLHS năm 2015 về tội cố ý gây thương tích do sử dụng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Người dưới 16 tuổi là người non nớt về thể chất và trí tuệ, BLHS năm

2015 quy định về hành vi cố ý gây thương tích đối với người dưới 16 tuổi không những áp dụng hình phạt phù hợp với những người có hành vi cố ý gây thương tích mà còn đảm bảo thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em ngày 20/11/1989 mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn, ngoài ra còn đảm bảo sự thống nhất hài hòa giữa BLHS năm 2015 và Luật trẻ em năm 2016

Phụ nữ có thai là trường hợp người phụ nữ đó đang mang thai và bản thân người phạm tội nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai nhưng vẫn cố ý gây ra những thương tích cho người phụ nữ đang mang thai đó [2]

Người già yếu là người từ 70 tuổi trở lên, khó khăn trong đi lại và sinh hoạt [2]

Người ốm đau là người đang bị bệnh đang được điều trị ở các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc tại nhà riêng

Người không có khả năng tự vệ là người có khiếm khuyết về thể chất làm hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi như: người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật,

Trang 28

22

Nhóm đối tượng này có nguy cơ cao bị tội phạm cố ý gây thương tích xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe bởi họ có những hạn chế về thể chất và nhận thức hơn, ít khả năng tự bảo vệ cho bản thân hơn,… so với người bình thường

Ví dụ: Khi đang đi tập thể dục vào buổi sáng sớm, một cụ ông ngoài 70 tuổi xảy ra va chạm giao thông với một người phụ nữ, khi hai bên đang giải thích với nhau thì bất ngờ chồng của người phụ nữ có hành động đánh liên tiếp vào mặt làm cho cụ ông chảy máu mũi và gãy 01 răng cửa Trong trường hợp này, nếu giám định tỷ lệ tổn thương dưới 11% nhưng người chồng vẫn bị truy cứu TNHS tội cố ý gây thương tích do hành vi gây thương tích đối với người già yếu

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

Ông, bà bao gồm ông, bà nội: ông, bà ngoại

Cha, mẹ bao gồm cả cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; cha, mẹ vợ hoặc cha, me chồng

Thầy giáo, cô giáo của mình là người đã, hoặc đang làm công tác giảng dạy tại cơ sở có chức năng giáo dục, đào tạo, dạy nghề được Nhà nước cho phép đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy người phạm tội không kể thời gian dài hay ngắn Đồng thời, việc gây thương tích cho nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với người phạm tội [2]

Người nuôi dưỡng là những người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người phạm tội từ nhỏ, thường là những người họ hàng thân thích với người phạm tội như: chú, dì, cô, bác,… hoặc là những người chăm sóc, nuôi dưỡng người phạm tội trong các trại mồ côi, trung tâm bảo trợ xã hội

Người chữa bệnh là những người hành nghề cứu chữa cho bệnh nhân, phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe của con người như bác sỹ, y tá,…

Trang 29

23

Đây là trường hợp gây thương tích mà nạn nhân là những người có quan

hệ đặc biệt với người phạm tội: những con người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và cứu chữa mình mà đáng lẽ ra người phạm tội phải bày tỏ thái độ biết

ơn và kính trọng đối với nạn nhân Người phạm tội cố ý gây thương tích đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình không chỉ thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức con người Việt Nam

Ví dụ: Ngày 22/11, bà Phạm Thị H bị mất một số tiền nên nghi ngờ ông

N là chồng mình lấy Tối cùng ngày, T đi làm về biết chuyện đã đánh đập cha mình Theo đó, ông N với tỷ lệ thương tích tại thời điểm giám định là 6% Con trai ông N là T vẫn sẽ bị khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích dù tỷ lệ tổn thương chỉ 6% bởi T thực hiện hành vi phạm tội đối với nạn nhân là cha đẻ của mình

đ) Có tổ chức;

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 17, BLHS năm 2015 quy định: “Phạm tội có

tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”

Có thể hiểu rằng có từ hai người trở lên thực hiện hành vi cố ý gây thương tích và giữa những người này vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ rõ rệt như: người giúp sức, người xúi dục, người tổ chức,

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm gây ra thương tích đối với cơ thể người khác Chức vụ, quyền hạn là điều kiện cần để một người thực hiện hành vi phạm tội một cách dễ dàng Nếu không sử dụng chức

Trang 30

Người phạm tội cố ý gây thương tích trong các trường hợp nói trên đang

bị áp dụng các biện pháp quản lý, ngăn chặn nghiêm khắc và chặt chẽ bởi các

cơ quan có thẩm quyền như: đang bị giáo dục trong trường giáo dưỡng, các Trung tâm cải tạo do Bộ công an quản lý; bị giữ trong nhà tạm giữ của cơ quan Công an theo lệnh tạm giữ của người có thẩm quyền,… mà họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội, từ đó cho thấy mức độ nguy hiểm cao của hành vi

Ví dụ: Nguyễn Đăng D bị tạm giam tại trại tạm giam X để quản lý, giam giữ và điều tra về hành vi trộm cắp tài sản Khi vào trại tạm giam, D thấy Nguyễn Văn A- bị can cùng buồng với D có thái độ “láo”, nhìn không vừa mắt nên đã sử dụng chân đá liên tiếp vào người của A, đấm vào mặt của A khiến A

bị chảy máu mồm và thâm tím trên cơ thể, chấn thương vùng mắt Trong tình huống trên, tỷ lệ tổn thương của A dưới 11% thì D vẫn phải chịu TNHS về hành

vi gây thương tích cho A

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích do được thuê;

Thuê gây thương tích là hành vi sử dụng tiền hoặc các lợi ích vật chất và tinh thần để yêu cầu người khác thực hiện hành vi gây thương tích để thỏa mãn mục đích của bản thân mình

Gây thương tích do được thuê là hành vi của một người mặc dù không

có thù hằn hoặc mâu thuẫn gì với nạn nhân, cũng không muốn gây thương tích cho người khác, nhưng được thuê gây thương tích đối với người khác để được nhận lại các lợi ích nhất định khi thực hiện hành vi phạm tội

Trang 31

25

Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường do đó nạn nhân bị thương tích dưới 11% thì người phạm tội đã bị truy cứu TNHS về tội

cố ý gây thương tích

i) Có tính chất côn đồ;

Tính chất côn đồ được hiểu là hành động của những người coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác một cách cao độ, thực hiện hành vi phạm tội ngang ngược, không tương xứng với mâu thuẫn, hoàn cảnh của sự việc, thường xuất phát từ sự vô cớ (không vì bất cứ mâu thuẫn, xích mích giữa nạn nhân và người phạm tội) hay xuất phát từ những nguyên cớ nhỏ nhặt (mâu thuẫn, xích mích thông thường…) Với tính chất như vậy, tình tiết có tính chất côn đồ làm cho hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm hơn hẳn so với trường hợp phạm tội thông thường

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

Người đang thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức

đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung của nhà nước, của xã hội, ví dụ: Cán bộ kiểm lâm đang bảo vệ rừng, cảnh sát bảo vệ trật tự công cộng,… Hành vi gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ chính là nhằm cản trở nạn nhân thi hành công vụ của mình

Cố ý gây thương tích vì lý do công vụ của nạn nhân là hành vi gây thương tích trong trường hợp nạn nhân là người đã hoặc đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợi ích chung của Nhà nước, xã hội nhằm ngăn cản nạn nhân thi hành công vụ hoặc để trả thù nạn nhân

Ví dụ: Tổ tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đang làm nhiệm vụ tuần tra trên tuyến quốc lộ M thì phát hiện đối tượng N điều khiển xe máy chở thuốc lá lậu chạy cùng chiều Khi

Trang 32

26

tổ tuần tra yêu cầu dừng xe kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, sử dụng dao đâm vào chân công an A gây thương tích 10% Hành vi gây thương tích của N vẫn sẽ bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích dù tỷ lệ tổn thương chỉ 10%

Do đó, căn cứ theo Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 thì hành vi cố

ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể chưa đến 11% và không thuộc các trường hợp trên thì không cấu thành tội phạm

Thứ ba, mối quan hệ nhân quả quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội cố ý gây thương tích là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cố ý gây thương tích, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có tội phạm xảy ra không, xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong từng trường hợp

cụ thể Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình nếu giữa hành vi đó và hậu quả của tội phạm có mối quan hệ nhân quả Chính vì vậy, khi xác định tội phạm, ngoài việc xác định hành vi gây thương tích, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thương tích, chúng ta còn phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng, nghĩa là hậu quả này do chính hành vi đó gây ra

Ngoài ra mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích còn có những biểu hiện khác như phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội… trong một số trường hợp thì các biểu hiện này là dấu hiệu định tội

và định khung hình phạt

Ví dụ: Gây thương tích cho người khác bằng công cụ, phương tiện như:

vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm… thì tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích

Như vậy, không có mặt khách quan thì cũng không có tội phạm Do đó, mặt khách quan là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong cấu thành tội cố ý gây thương tích

Trang 33

27

1.3.3 Chủ thể của tội cố ý gây thương tích

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định

Thứ hai, chủ thể của tội cố ý gây thương tích là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới nhận thức được bản chất hành vi, tự chủ, điều khiển được hành vi của bản thân mình Trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác thì không chịu trách nhiệm hình sự về tội này Ngoài ra, trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra có căn cứ nghi ngờ về năng lực chịu trách nhiệm hình sự của đối tượng thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì phải trưng cầu giám định theo Điều 205 và Điều 206, BLTTHS năm

2015 để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của người đó

Thứ ba, chủ thể tội cố ý gây thương tích phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Việc xác định độ tuổi được căn cứ vào giấy khai sinh, sổ

hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác có liên quan Trường hợp không xác định được

độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi

Trang 34

28

Khoản 2, Điều 12, BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến

dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142,

143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265,

266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”

Như vậy độ tuổi chịu TNHS trong BLHS năm 2015 đã có sự rõ ràng, cụ thể hơn BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 khi không quy định chung chung mà liệt kê các tội danh nghiêm trọng và rất nghiêm trọng đối với nhóm đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi để thể hiện tính nhân đạo đồng thời thể hiện sự nhất quán trên tinh thần của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã kí kết

Căn cứ vào quy định trên thì người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu TNHS về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác kể cả khung cấu thành

cơ bản và khung cấu thành tăng nặng tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích

Có thể nói rằng, không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội cố ý gây thương tích khi thực hiện hành vi được quy định tại Điều 134 trong BLHS năm 2015 Việc xác định chủ thể của tội cố ý gây thương tích có vai trò quan trọng trong việc xác định một người có phải chịu TNHS về hành vi cố ý gây thương tích do mình gây ra hay không

1.3.4 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích

Nếu như mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan lại là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau

Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích là những biểu hiện về mặt tâm

lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác, bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ của người phạm tội

Trang 35

cố ý gián tiếp Căn cứ theo Điều 10, BLHS năm 2015 cụ thể:

Lỗi cố ý trực tiếp nghĩa là lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

Ví dụ: Trong quá trình làm việc tại công ty, anh B và một đồng nghiệp tên C có xảy ra tranh cãi vì vấn đề công việc Sau khi tan làm, C đợi trước cổng nhà anh B, khi nhìn thấy anh B trở về nhà thì C đã sử dụng kéo đâm vào chân anh B hai nhát Anh B sau đó được hàng xóm đưa đi bệnh viện

Trong tình huống này, C biết rõ hành vi sử dụng hung khí là kéo đâm vào chân anh B là hành vi nguy hiểm, biết rõ hậu quả là sẽ gây thương tích cho anh B nhưng C mong muốn cho hậu quả xảy ra Do đó hành vi của C là lỗi cố

Trong trường hợp này, ông T biết đặt thảm đinh ở trước cửa là hành vi nguy hiểm, biết trước được giẫm phải thảm đinh sẽ gây ra thương tích cho người khác Mặc dù ông không mong muốn anh H bị thương nhưng có ý thức

Trang 36

Mục đích của tội cố ý gây thương tích là kết quả trong ý thức chủ quan

mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác

Đối với tội cố ý gây thương tích thì động cơ và mục đích có ý nghĩa nhằm xác định tính chất, mức độ của hành vi phạm tội Ngoài ra trong một số trường hợp thì động cơ và mục đích có ý nghĩa định tội hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng

Muốn xác định đúng tội phạm cố ý gây thương tích thì cần phải nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích, bởi khi thiếu một trong các yếu

tố thì sẽ không thể truy cứu TNHS về tội phạm này

1.4 Trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích

Khi đã xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích thì người phạm tội phải chịu TNHS, ở đây TNHS chính là là hậu quả pháp lý bất lợi do chính hành vi của

mình gây ra

Điều kiện để khởi tố vụ án hình sự tội cố ý gây thương tích chỉ khi có yêu cầu của người bị hại hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết theo Khoản

1, Điều 155, BLTTHS năm 2015

Trang 37

31

Căn cứ xác định trách nhiệm hình sự của tội cố ý gây thương tích được thông qua tỉ lệ tổn thương cơ thể Do đó, được chia thành các khung hình phạt như sau:

Thứ nhất, trường hợp cố ý gây thương tích mà có tỉ lệ tổn thương cơ thể

từ 11% đến 30% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 Nếu tỉ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân dưới 11% thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k, Khoản 1, Điều

134, BLHS năm 2015 thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 134, BLHS 2015 với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể:

“a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả

năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu,

ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

Trang 38

32

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Thứ hai, trường hợp gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của người

bị hại từ 31% đến 60%; Gây thương tích 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương

cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm; Gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 134 thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình

sự theo Khoản 2 Điều 134 BLHS 2015 có khung hình phạt từ hai năm đến sáu năm tù

Thứ ba, trường hợp gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của người

bị hại từ 61% trở lên (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 134, BLHS năm 2015) hoặc gây thương tích 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định

từ Điểm a đến Điểm k, Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015; Gây thương tích

02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k, Khoản

1 Điều 134, BLHS năm 2015 thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình

sự theo khoản 3, Điều 134, BLHS năm 2015 có khung hình phạt từ năm năm đến mười năm

Thứ tư, trong trường hợp gây thương tích mà dẫn đến chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k, Khoản 1, Điều 134, BLHS 2015; Gây thương tích 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn

Trang 39

33

thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k, Khoản 1, Điều 134, BLHS năm

2015 thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 4, Điều

134, BLHS năm 2015 có khung hình phạt từ bảy năm đến mười bốn năm tù

Thứ năm, trong trường hợp gây thương tích mà làm chết 02 người trở lên hoặc gây thương tích cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ Điểm a đến Điểm k, Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 thì bị phạt

tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Thứ sáu, trong trường hợp người chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích thì sẽ có khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Đối với các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 và Điều 52, BLHS năm 2015

Tội phạm là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội với diễn biến ngày càng nguy hiểm và tính chất hết sức phức tạp Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về khái niệm, các yếu tố cấu thành tội phạm nói chung và tội

cố ý gây thương tích nói riêng chính là căn cứ pháp lý mà trên cơ sở đó giúp cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây tích có hiệu quả hơn, tội phạm ngày càng có xu hướng thuyên giảm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định

1.5 Điểm mới về tội cố ý gây thương tích theo quy định của BLHS năm

2015 so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS năm 1999)

BLHS năm 2015 ra đời vừa dựa trên tinh thần kế thừa BLHS năm 1999, vừa sửa đổi, bổ sung những quy định một cách toàn diện, rõ ràng, cụ thể hơn

để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hiện

Trang 40

34

nay Theo quy định tại Điều 104, BLHS năm 1999 chỉ với 4 khoản trên cơ sở chia tỷ lệ thương tật thành 4 mức thì đến Điều 134, BLHS năm 2015 đã chia thành 6 khoản với nhiều điểm bổ sung, điểm mới hơn so với tại Điều 104, BLHS năm 1999, cụ thể:

Thứ nhất, một số tình tiết mới đã được quy định trong cấu thành cơ bản đối với tội danh này tại Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 bao gồm:

Điều 134, BLHS năm 2015 đã xuất hiện thêm căn cứ để truy cứu trách

nhiệm hình sự tại Điểm b, Khoản 1 “Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy

hiểm” thay Điểm b, Khoản 1 Điều 104, BLHS năm 1999 với tình tiết “Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” Đây là vấn đề chưa từng xuất hiện trong BLHS năm

1999 và trong tất cả các tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe con người, thể hiện sự thay đổi phù hợp trước tình hình thực tiễn phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích với tính chất của hành vi ngày càng tàn độc

Một điểm mới trong Khoản 1, BLHS năm 2015 chính là tình tiết “Lợi

dụng chức vụ, quyền hạn” để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người

khác Trong thời gian gần đây, nổi cộm không ít những chủ thể được trao quyền hành nhất định dựa vào chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội Do đó, việc quy định thêm tình tiết này góp phần xử lý nghiêm minh người phạm tội, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm dù cho họ là ai, có địa vị như thế nào

Một số tình tiết mới cũng được bổ sung thêm tại Khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 với những quy định đầy đủ hơn BLHS năm 1999, các tình tiết

bao gồm: “dùng vũ khí, vật liệu nổ”, “đang chấp hành án phạt tù, đang chấp

hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”,…

Ngày đăng: 07/08/2019, 01:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Hơn nghìn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bị tiêu hủy, http://quangbinhtoday.com/hon-nghin-vu-khi-vat-lieu-no-va-cong-cu-ho-tro-bi-tieu-huy/, truy cập ngày 13/1/2016 Link
11. Luật Quang Phong, http://luatquangphong.com/toi-co-y-gay-thuong-tich-trong-bo-luat-hinh-su-2015.html Link
12. Ngọc Hải, Khai thác tốt các tủ sách pháp luật, http://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/201801/khai-thac-tot-cac-tu-sach-phap-luat-2152854/index.html, truy cập ngày 12/1/2018 Link
13. Tổng quan về Quảng Bình, https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gioi-thieu-chung-14532.htm, truy cập ngày 28/04/2018 Link
14. Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tinh-hinh-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te---xa-hoi-nam-2016.htm, truy cập ngày 22/12/2016 Link
1. Công văn số 38/ NCPL ngày 06-01-1976 của Toà án nhân dân tối cao và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1995 Khác
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự Khác
5. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;B. Tài liệu tham khảo sách báo Khác
6. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Khác
7. TS. Phạm Văn Beo, (2011), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2), phần các tội phạm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;8. Từ điển Luật học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w