Các khái niệm về MTSK: Sức khỏe môi trường là nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức khỏe trong một quần thể người đã cho.. Trên thực tế, các nghiên cứu về vệ sinh học
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG
TÌM HIỀU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI PHƯỜNG 7, QUẬN GÒ VẤP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
NGUYỄN HỮU KHÁNH QUAN
Trang 2TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2019
Trang 3PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG
TÌM HIỀU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI PHƯỜNG 7, QUẬN GÒ VẤP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
NGUYỄN HỮU KHÁNH QUAN
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Bài tiểu luận: TÌM HIỀU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TẠI PHƯỜNG 7, QUẬN GÒ VẤP
Học phần: SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
Sinh viên thực hiện:
-Tp Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2019
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Trang 6LỜI CAM ĐOAN -oOo -
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong bài tiểu luận này là trung thực và được sựhướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Hữu Khánh Quan Kết quả trong đề tài này là trungthực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những hình ảnh trong bài làthực tế để phục vụ cho bài báo cáo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào Tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm về nôi dung đề tài của mình
Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Trang 7LỜI CẢM ƠN -oOo -
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt thời gian học môn “SỨC
KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN” được sự quan tâm và giúp đỡ
của thầy chia sẽ tận tình, kinh nghiệm thực tế của Thầy Nguyễn Hữu Khánh Quan Chúng
em cảm ơn thầy đã truyền đạt vốn kiến thức quý báo cho chúng em được tiếp cận vớimôn học mà theo em là rất hữu ích
Em xin gửi lời cám ơn đến toàn thể các cô, chú, anh chị, cố vấn y tế và các bạn đã
hỗ trợ và tạo cơ hội và điều kiện để em tiếp cận thực tế để em hoàn thành bài báo cáođược thuận lợi tốt đẹp Em kính chúc Cô, Chú, anh,chị và các bạn nhiều sức khỏe
Bước đầu đi vào thực tế , tìm hiểu về lĩnh vực thói quen , đời sống ,sức khỏe, kiếnthức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những sai sót làđiều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy và cácbạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Một lần nữa chúng em xin cám ơn Thầy Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảngthời gian gần 5 tuần Bước đầu đi vào thực tế tìm hiểu thói quen sử dụng thuốc Bảo vệthực vật, kiến thức còn hạn chế và còn gặp nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi nhữngthiếu sót là đều chắc chắn, chúng em rất mong những ý kiến đóng góp quý báo của Thầy
và các bạn cùng lớp để kiến thức của chúng em được hiểu sâu sắc hơn
Trân trọng chúc mọi người thành công, nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống
Tp Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2019
Trang 8BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
TÊN TIỂU LUẬN: TÌM HIỀU CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TẠI PHƯỜNG 7, QUẬN GÒ VẤP
I/ SINH VIÊN THỰC HIỆN NỘI DUNG TIỂU LUẬN/ BÁO CÁO
04 Chương 4, soạn câu hỏi và chỉnh
05
Trang 9II/ TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIỂU LUẬN/ BÁO CÁO
Họ và tên sinh viên Mã số
sinh viên
Lớp
Ước tính mức độ hoàn thành(%)
Chữ ký sinh viên
1.Hoàng Văn Kiên 1511536931 15DDSTCLT1A 20%
2.Trương Thị Lan 1411536253 14DDS.TCLT09 20%
3.Trần Thị Ngọc Huyền 1511536862 15DDS.TCLT1A 20%
4.Trần Thị Mỹ Huyền 1411537159 15DDS.TCLT2A 20%
5 Mai Phạm Thanh Lan 1511537194 15DDS.TCLT2A 20%
Tổng khối lượng sinh viên thực hiện tiểu luận 100%
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2019
Chữ ký trưởng nhóm
Trang 10MỤC LỤC
-oOo -LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN BÀI TIỂU LUẬN iii
CHƯƠNG I: CƠ SỚ LÝ THUYẾT MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE: 1
1.1 Các khái niệm về Môi Trường Sức Khỏe: 1
1.1.1 Khái niệm sức khỏe: 1
1.1.2 Các khái niệm về MTSK: 1
1.2 Vệ sinh và MTSK đối với các bệnh truyền nhiễm: 2
1.2.1 Khái niệm vệ sinh: 2
1.2.2 Yếu tố: 2
1.3 Vệ sinh và MTSK đối với các bệnh không truyền nhiễm: 3
1.3.1 Tổng quan: 3
1.3.2 Lịch sử sức khỏe môi trường các bệnh không nhiễm khuẩn: 3
1.3.3 Đánh giá một môi trường từ quan điểm các bệnh không nhiễm khuẩn: 4
1.3.4 Ảnh hưởng của môi trường lên các bệnh không nhiễm khuẩn: 6
1.4 Quản lý nguy cơ trong sức khỏe môi trường: 6
1.5 Môi trường sức khỏe liên quan tới phòng chống bệnh sốt xuất huyết 7
1.5.1 Thực trạng tình hình sốt xuất huyết hiện nay 7
1.5.2 Mối liên quan giữa môi trường khí hậu và cách phòng chống dịch sôt xuất huyết 8
CHƯƠNG II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG SỨC KHỎE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT 9
2.1 Những nghiên cứu trong nước 9
2.1.1 Nghiên cứu số 1 về sốt xuất huyết 9
2.1.2 Nghiên cứu số 2 về sốt xuất huyết Dengue 10
2.2 Những nghiên cứu quốc tế 11
2.2.1 World Health Organization Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment, prevention and control 11
Trang 112.2.2 Ứng viên vắc-xin sốt xuất huyết dengue của Sanofi Pasteur hoàn tất thành công nghiên cứu hiệu quả lâm sàng then chốt giai đoạn III chung cuộc ở
Châu Mỹ Latinh 12
2.3 Khái niệm về phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu 13
2.3.1 Khái niệm về nghiên cứu định tính (Qualitative research) 13
2.3.2 Khái niệm về nghiên cứu Định lượng (Quantitative research) 13
2.4 Đạo đức trong lĩnh vực khoa học và sức khỏe: 14
2.4.1 Đạo đức trong nghiên cứu khoa học sức khỏe 15
2.4.2 Đạo đức trong kinh doanh sản phẩm/dịch vụ chăm sóc sức khỏe 16
Chương III: Công Tác Phòng Chống Bệnh Sốt Xuất Huyết Tại Phường 7 – Gò Vấp 18
3.1 Sơ lược quận Gò Vấp 18
3.2 Các loại hình chăm sóc sức khỏe tại Gò Vấp: 19
3.3 Mô tả cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết tại Phường 7, Quận Gò Vấp:
21
3.4 Ý kiến các bên liên quan và người dân phường 7 Gò Vấp về “Sốt Xuât Huyết” và phòng chống dịch “Sốt Xuất Huyết” 25
3.4.1 Tiến hành hoạt động thu thập thông tin 25
3.4.2 Phiếu Khảo Sát 26
3.4.3 Kết quả thu được: 28
3.5 Những điểm người dân đã thực hiện tốt và hạn chế còn tồn tại: 28
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 30
4.1 Giải pháp: 30
4.2 Kiến nghị: 31
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để triển khai các nhiệm vụ phòng, chông bệnh dịch theo yêu cầu 31
4.3 Kết luận: 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Phụ Lục 34
Phụ lục 1 34
Phụ lục 2 36
Phụ lục 3 38
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Trạm Y Tế Phường 7 Quận Gò Vâp 20
Hình 3.2 Phun thuốc diệt muỗi 22
Hình 3.3 Lễ phát động hưởng ứng ngày Asean phòng chống Sốt xuất huyết 25
Hình 3.4 Nhân dân khu phố dọn dẹp vệ sinh 29
Hình 3.5.Người dân tham gia công tác dọn dẹp vệ sinh 30
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại quốc tế về bệnh tật 6
Trang 13CHƯƠNG I: CƠ SỚ LÝ THUYẾT MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE:
1.1 Các khái niệm về Môi Trường Sức Khỏe:
1.1.1 Khái niệm sức khỏe:
Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội Sức khỏe phải được nhìn nhận như một tài sản của con người và xãhội, cũng giống như bất kỳ của cải vật chất nào
Sức khỏe dưới góc độ triết học: là một thuộc tính của sự sống Sống là phương thức tồn tại của những thể protit thông qua các quá trình trao đổi chất Mọi sự vật sinh ra, tồn tài và phát triển điều cần có quá trình trao đổi chất, quá trình đó chinh
là sứ khỏe, sức khỏe gắn liền với sự sống.
Sức khỏe dưới góc độ kinh tế chính trị học: Xét về kinh tế chính trị học, chúng ta
nguyên cứu sức khỏe dưới góc độ lao động và sở hữu Về lao động sức khỏe là yếu tốquang trọng bậc nhất để tạo ra lao động; về sở hữu sức khỏe vừa là sở hữu cá nhân vì sứckhỏe gấn với mỗi người mà cơ thể con người là đơn chiếc, nhưng sức khỏe cũng là sởhữu của xã hội, vì con người lại tồn tại trong cộng đồng
Sức khỏe dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học: Sức khỏe không chỉ bao gồm
về mặt thể chất mà còn bao gồm về mặt tinh thần
Sức khỏe dưới góc độ kinh tế phát triển: Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất trong
nguồn lực lao động và cũng là sản phẩm của lao động, bởi vì thông qua lao động sứckhỏe con người được cải thiện, năng cao và để thỏa mãn nhu cầu của con người
Sức khỏe theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh: Khí huyết lưu thông, tinh
thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe
Sức khỏe theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): là một trạng thái hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay tật
1.1.2 Các khái niệm về MTSK:
Sức khỏe môi trường là nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến
sức khỏe trong một quần thể người đã cho
Sức khỏe môi trường về cơ bản cũng giống như “dịch tễ học môi trường” là nguyên
Trang 14cứu về hành động, hay còn gọi là tác động, của “các biến (các yếu tố quyết định, các yếu
tố nguy cơ) phơi nhiễm (đầu vào)” mà môi trường định rõ lên các biến kết quả do sứckhỏe xác định
Đơn giản hơn, ta có thể nói rằng sức khỏe môi trường liên quan đến tác động củamôi trường lên sức khỏe con người
Động lực của các nghiên cứu về dịch tễ học môi trường là tìm ra cách thay đổi cácđiều kiện môi trường nhằm cải thiện sức khỏe việc thực hiện những hành động như vậyđược gọi là quản lý nguy cơ Đây có thể là một trong những mục tiêu của việc nâng caosức khỏe, vốn chủ yếu là môn học chính trị, và của giáo dục sức khỏe
Theo cách định nghĩa sức khỏe môi trường ở trên, tất cả những nghiên cứu về nócần phải giải quyết ba thành phần cơ bản sau đây:
Mô tả một môi trường hay đánh giá một môi trường
Xác định các kết quả được quan tâm còn gọi là kết quả sức khỏe
Điều tra ảnh hưởng của môi trường đến kết quả, việc này còn được gọi là đánhgiá nguy cơ
1.2 Vệ sinh và MTSK đối với các bệnh truyền nhiễm:
1.2.1 Khái niệm vệ sinh:
“Vệ sinh” trong tiếng Hy Lập cổ là ygieia – sức khỏe Vệ sin bao gồm những hànhđộng liên tục nhằm chặn đứt hay ít nhất là thu hẹp con đường lây truyền của các bệnhnhiễm khuẩn do những vi sinh vât là tác nhân của chúng gây ra
1.2.2 Yếu tố:
Xét 2 yếu tố: Yếu tố địa lý và yếu tố mật độ bọ gậy
Một bệnh nhiễm khuẩn không chỉ chịu ảnh hưởng của vi sinh vật gây ra chính cănbệnh đó, mà còn của nhiều yếu tố các loại khác Một số trong chúng cũng là những yếu tốảnh hưởng đến các bệnh không nhiễm khuẩn
Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, bụi bẩn trong nhà hay ngoài đường, nóng vàlạnh đều thuộc phân loại này Trên thực tế, các nghiên cứu về vệ sinh học cổ điển vànhững ứng dụng thực tiễn của chúng thường quan tâm nhiều hơn đến ảnh hưởng của một
số đồng yếu tố dạng này so với tác nhân gây bệnh hữu sinh
Trang 15Có các đồng yếu tố gây bệnh nhiễm khuẩn dưới hình thức nhiễm trùng cơ hội Một
ví dụ điển hình là AIDS, đồng yếu tố đối với bệnh lao
1.3 Vệ sinh và MTSK đối với các bệnh không truyền nhiễm:
Theo yếu tố nguy cơ
Theo trung gian
Theo loại bệnh
Theo phương pháp nghiên cứu
Một số trong chúng cũng phối hợp các cách phân loại nhau
Cách phân loại đầu tiên theo yếu tố nguy cơ là cách tự nhiên nhất, bởi vì mục đích
cuối cùng của các nguyên cứu về sức khỏe môi trường, cụ thể là quản lý nguy cơ, là canthiệp lên các yếu tố nguy cơ, mà trong hầu hết các trường hợp là lên các yếu tố cụ thể.Nhiều yếu tố nguy cơ lây truyền qua một vài trung gian
1.3.2 Lịch sử sức khỏe môi trường các bệnh không nhiễm khuẩn:
Trước khi phát hiện ra các vi sinh vật là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, conngười chưa nghĩ đến việc phân biệt giữa các yếu tố của môi trường gây ra bệnh nhiễmkhuẩn và bệnh không nhiễm khuẩn
Những trang sử đầu tiên của cả hai thành phần SKMT đều giống nhau
Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như bụi hoặc khói được biết từ thời cổ xưa.Thời Trung cổ thì Amiăng đã được sử dụng và được ghi nhận những ảnh hưởng đến sứckhỏe ở cả Hy Lạp lẫn La Mã cổ đại
Từ thời Đế chế La Mã, Chì đã được dùng làm ống dẫn nước vào các hộ gia đình vàmột số dụng cụ chứa nước, có sự xuất hiện sự khiếm khuyết về sức khỏe của công nhântiếp xúc với chì là chứng ngộ độc chì
Trang 16Năm 1473, Ulrich Ellenbog một bác sĩ ở Đức, đã viết một cuốn sách nhỏ về “Hơi vàkhói gây độc hại”, với mục đích phòng ngừa, tức quản lý nguy cơ từ các kim loại nhưbạc, thủy ngân và chì.
Bác sĩ và nhà khoáng vật học Georgius Agricola đã xem xét các bệnh của thợ mỏ
trong một mục ở luận thuyết toàn diện của ông về khai thác kim loại
Năm 1700, ra đời danh mục hệ thống các bệnh nghề nghiêp đầu tiên
Xu hướng nghiên cứu này tiếp diễn cả trong thế kỷ 19 Cuộc cách mạng côngnghiệp đã mang lại một sự thay đổi rõ rệt về môi trường qua các yếu tố nguy cơ vô sinhtrong tất cả các trung gian, tức là trong đất, nước, không khí và những vật thể tiếp xúctrực tiếp với con người
Trong năm 1824, nhà toán học người Pháp Joseph Fourier đã mô tả hiệu ứng nhà kính trên bề mặt trái đất.
Cho đến giữa thế kỷ 20, các yếu tố nguy cơ môi trường chủ yếu khác ở các nước công nghiệp bao gồm bụi và những hạt nhỏ khác, thường ở dạng khói sương và chủ yếu
do việc đốt than và giao thông gây ra; amiăng; bức xạ tự nhiên, đặc biệt là Radon
Từ thập niên 1940 trở đi, các yếu tố nguy cơ hóa học mới xuất hiện ngày càng nhiều
về số lượng ở hầu hết các môi trường
Trong giai đoạn 1962 đến 1971, khoảng 12% tổng diện tích khu vực miền nam ViệtNam bị phun một hỗn hợp gồm 2 loại thuốc diệt cỏ có chứa lượng lớn hợp chất Dioxin cótên gọi khác là “chất độc màu da cam”
Những thay đổi mới đây của môi trường trong kỷ nguyên công nghiệp làm gia tănghoạt động trong hai lĩnh vực:
Nghiên cứu với các phương pháp hiện đại
Quản lý nguy cơ, chủ yếu dưới hình thức các điều luật
Cả 2 diễn ra đồng thời với việc tăng cường nhận thức công cộng về những mối nguyhiểm của các yếu tố môi trường đối với sức khỏe
1.3.3 Đánh giá một môi trường từ quan điểm các bệnh không nhiễm khuẩn:
Danh sách các yếu tố nguy cơ vô sinh cần nghiên cứu:
Trang 17 Trung gian chính “Không khí”: Tiếng ồn, Amiăng, đám cháy mở, CO, CO2, O3,Oxid lưu huỳnh, Oxid Nito, các hạt nhỏ và hạt vật chất, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi(ngoạitrừ Fomanđêhít), Dioxin, Bức xạ.
Trung gian chính “nước”: Thuốc trừ sâu, Asen, Chì
Trung gian chính “đất”: Phân bón và Metan
Các trung gian khác, bao gồm chất thải: Chì, Bisphenol A, chất thải dẻo
Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (xem bảng 1.1) được thiết kế để phục vụ cho cácnhu cầu chữa bệnh hơn là cho y tế cộng đồng
Bảng 1.1 Phân loại quốc tế về bệnh tật
I Một số bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
III Các bệnh về máu và cơ quan tạo máu, và một số rối loạn liên
quan đến cơ chế miễn dịch
IV Các bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa.
V Các rối loạn tâm thần và hành vi.
VI Các bệnh của hệ thần kinh.
VII Các bệnh ở mắt và phần phụ.
VIII Các bệnh của tai và xương chũm.
IX Các bệnh của hệ tuần hoàn.
XI Các bệnh của hệ tiêu hóa.
XII Các bệnh ở da và mô dưới da.
XIII Các bệnh của xương khớp và mô liên kết.
XIV Các bệnh của hệ sinh dục.
XV Thai nghén sinh đẻ và hậu sản.
XVI Một số bệnh lý hình thành trong giai đoạn chu sinh.
XVII Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường nhiễm sắc thể.
Trang 18XVIII Triệu chứng dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng và cận lâm
sàng bất thường, chưa được phân loại ở những chỗ khác
XIX Chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khác do những nguyên
nhân bên ngoài
XX Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
XXI Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp
xúc với các dịch vụ y tếXXII Quy tắc cho những mục đích đặc biệt
1.3.4 Ảnh hưởng của môi trường lên các bệnh không nhiễm khuẩn:
Phần lớn sự phơi nhiễm với môi trường đều yếu nhưng kéo dài Các nguy cơ sứckhỏe tường nhỏ và tỷ suất nguy cơ gần bằng 1
Một số yếu tố nguy cơ của môi trường lên các bệnh không nhiễm khuẩn: Tiếng ồn:suy giảm thính lực, căng thẳng, tăng huyết áp…
Đám cháy mở trong nhà: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh phổi ở trẻ em, ung thưphổi, vòm họng và thanh quản
Cacbon monoxit: thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng tới thai nhi, độc hại với hệ thần kinhtrung ương
Oxit lưu huỳnh: co thắt phế quản, tăng triệu chứng hen suyễn
Asen( thạch tím): ngộ độc thạch tím cấp tính cùng với nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy
và chuột rút cơ bắp, nó có thể gây tử vong
Ngoài những yếu tố trên thì còn nhiều yếu tố gây các bệnh không nhiễm khuẩnnhư: amiăng, cacbondioxit, ozon, oxit nito, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, formadehit,dioxin, phóng xạ, thuốc trừ sâu……
1.4 Quản lý nguy cơ trong sức khỏe môi trường:
Quản lý những nguy cơ môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe để làm giảm các yếu tốnguy cơ môi trường, từ đó giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, đây là mộtnhiệm vụ hết sức khó khăn Nó dựa trên các nghiên cứu về sức khỏe môi trường, cụ thể làđánh giá nguy cơ, đồng thời quan tâm nhiều khía cạnh của cuộc sống trong một cộng
Trang 19đồng, như kỹ thuật, pháp lý, chính trị, hay kinh tế Hiếm khi có thể nghiên cứu môitrường một cách toàn bộ Điều này nhằm ứng phó tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tốmôi trường, và cả những yếu tố vừa mang tính môi trường vừa không mang tính môitrường.
Mục tiêu của việc quản lý nguy cơ là khuyến cáo và thực hiện những chính sách cótác dụng với các yếu tố môi trường có hại trong phần lớn các tình huống, nguyên tắcphòng ngừa là kim chỉ nam quan trọng
Việc quản lý một nguy cơ sức khỏe về nguyên tác bao gồm ba bước:
Sử dụng kiến thức về ảnh hưởng của sự phơi nhiễm đang được quan tâm đến sứckhỏe đã được chứng minh trong các nghiên cứa khác nhau, thường là thông qua phân tíchtổng hợp
Chúng ta đánh giá sự phơi nhiễm cụ thể trong tình huống được nói đến Chúng tathực hiện một hành động, quản lý nguy cơ sứa khỏe đả tìm thấy
Việc quản lý nguy cơ đang được các cơ quan công quyền hoặc cá nhân các côngdân thực hiện
Sự quản lý nguy cơ của các cơ quan công quyền, cơ quan nhà nước, bao gồm bahình thức:
Can thiệp trực tiếp
Các khuyến nghị
Các quy định
Ba hình thức hành động này là một phần trong nâng cao sức khỏe
1.5 Môi trường sức khỏe liên quan tới phòng chống bệnh sốt xuất huyết
1.5.1 Thực trạng tình hình sốt xuất huyết hiện nay
Tại 20 tỉnh thuộc khu vực phía nam nước ta đã có gần 50.000 người mắc bệnh sốtxuất huyết, kể cả số ca mắc sốt xuất huyết ở trẻ em, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 139%(20.707 người) và tính đến nay đã có 6 trường hợp tử vong Trong đó, TP.HCM là nơiphát hiện nhiều ca mắc nhất, tiếp theo là các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,
Trang 20Hiện dịch bệnh sốt xuất huyết bắt đầu bùng phát trên cả nước và đã có rất nhiềutrường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết Từ những tuần đầu tiên củatháng 6, số ca bệnh cần phải điều trị ngoại trú lẫn nhập viện đều gia tăng đáng kể quatừng tuần Tính từ đầu năm 2019 đến nay, TP.HCM đã có 24.768 ca mắc sốt xuất huyết,tăng 176% so với số ca bệnh của cùng kỳ năm ngoái (8959 ca).
Tại phía Bắc, dịch sốt xuất huyết cũng đang diễn biến rất phức tạp và đang có dấuhiệu lan nhanh tại một số quận thuộc phía Tây Hà Nội Đặc biệt, một số nơi trung bìnhmỗi nhà đang có ít nhất 1 người mắc bệnh
Thống kê tại thành phố Hà Nội cho thấy, các quận, huyện phía Tây thành phố hiệnđang có số trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue ở mức cao như: Hà Đông có 150 ca,Bắc Từ Liêm với 88 ca, Cầu Giấy có 73 ca, Đống Đa với 69 ca và Nam Từ Liêm là 65ca Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 820 trường hợp xuấthiện nhiều dấu hiệu bệnh ở vào các cấp độ khác nhau của sốt xuất huyết
1.5.2 Mối liên quan giữa môi trường khí hậu và cách phòng chống dịch sôt xuất huyết.
Có thể nói biến đổi khí hậu với biểu hiện cơ bản là sự nóng lên toàn cầu dẫn đến sựthay đổi và dịch chuyển của các đới khí hậu lên phía bắc , đồng thời ảnh hưởng đến độ
ẩm, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa tại tất cả các nơi trên thế giới Những yếu tố này
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnhsốt xuất huyết là muỗi Aedes aegypti, theo như dự đoán các yếu tố này sẽ thay đổi theohướng tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của loài muỗi này Đã có nhiều nghiên cứu dựđoán sự mở rộng phạm vi và số lượng các vụ dịch sốt xuất huyết nhìn chung sẽ gia tăngtrên toàn cầu
Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm gia tăng hiện tượng hạn hán, nắng nóng ở nhiều nơi.Sau hạn hán thường các vụ dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát mạnh hơn, có thể giải thíchhiện tượng này là do sau hạn hán,miễn dịch của con người với sốt xuất huyết bị suy giảmnên dễ nhiễm bệnh hơn, đồng thời sau hạn hán sẽ có mưa ẩm tăng lên làm muỗi phát triểnnhanh cũng là một yếu tố góp phần làm dich bệnh phát triển
Trang 21Ngoài các yếu tố về thời tiết khí hậu có ảnh hưởng đến dịch tễ của bệnh sôt xuấthuyết phải kể đến các yếu tố khác như dân số, đô thị hóa, dân trí, tình trạng môi trườngthiếu vệ sinh, tăng du lịch đường dài, kiểm soát muỗi không hiệu quả, năng lực của hệthống y tế cơ sở Tại thành phố, đô thị mật độ dân cư cao, nhà cửa chật hẹp và liền sátnhau sẽ tạo các ngóc ngách cho muỗi trú ngụ, sinh sôi phát triển Những vùng dân cư dântrí thấp không biết tự phòng tránh muỗi như nằm ngủ không mắc màn, nguồn nước kém
vệ sinh, vệ sinh môi trường kém, nhiều ao tù vũng nước đọng, bụi rậm cũng là nhữngđiều kiện thuận lợi cho dịch bệnh xuất hiện Ở nhiều nơi,hệ thống y tế yếu kém pháttriển, khả năng tuyên truyền cảnh báo, phòng trừ dịch bệnh không hiệu quả cũng là mộtnguyên nhân khiến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết không thể giảm xuống
Như vậy, có thể nói môi trường, khí hậu và sôt xuất huyết có những mối quan hệ rấtmật thiết Sự thay đổi của môi trường và khí hậu sẽ kéo theo sự thay đổi của dịch bệnhsốt xuất huyết mà nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự phát triển của vật trung gian gâybệnh là muỗi Aedes
CHƯƠNG II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG SỨC KHỎE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT
2.1 Những nghiên cứu trong nước.
2.1.1 Nghiên cứu số 1 về sốt xuất huyết
Nghiên cứu về tác động của các yếu tố môi trường đến sốt xuất huyết Dengue đãđược thực hiện từ năm 2004 đến 2008 tại tỉnh Đắk lắk
Đơn vị của nghiên cứu mà tất cả các biến được xác định theo nó vẫn là một tháng.Nghiên cứu liên quan đến tác động của các yếu tố sau:
Chỉ số hộ gia đình, là phần trăm số nhà có bọ gậy hoặc lăng quăng;
Chỉ số dụng cụ chứa nước, là tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy;
Chỉ số Breteaw, là tỷ lệ nhà có dụng cụ chứa nước có bọ gậy;
Nhiệt độ;
Thời lượng chiếu sáng của mặt trời;
Lượng mưa;
Trang 22 Độ ẩm tương đối.
Bốn yếu tố sau cùng đương nhiên là trung bình theo tháng, Chúng có sẵn ở các cơquan khí tượng của tỉnh
Nghiên cứu này là nghiên cứu dọc Cứ mỗi tháng trong thời gian nghiên cứu, người
ta chọn ra một mẫu các nhà bằng một kế hoạch chọn mẫu ba giai đoạn Ở giai đoạn đầutiên, chọn ra 1 trong số những phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, và 7 xã kháctrong tỉnh Ở giai đoạn 2, từ mỗi xã phường đó chọn ra một thôn, và giai đoạn ba là lựachọn 100 nhà từ mỗi thôn Không thấy miêu tả về kế hoạch chọn mẫu ở mỗi giai đoạn.Cuối cùng là đo lường ba chỉ số được định nghĩa ở trên tại mỗi nhà đã chọn
Biến kết quả, tức là nhũng trường hợp được khẳng định có mắc sốt xuât huyếtDengue, có được nhờ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm dựa trên 184 trạm y tế xã củatỉnh Tổng cộng có 3.502 ca trong thời gian nghiên cứu
Mô hình hồi quy Poisson được sử dụng để phân tích các số liệu Chúng tôi chỉ trích
ra một kết quả:
Sau khi điều chỉnh theo mùa, nguy cơ tương đối ước lượng được của tỷ lệ mới mắcsốt xuất huyết Dengue khi chỉ số hộ gia đình tăng 5% là 1.87 với một khoảng tin cậy 95%
là 1.81, 1.93
2.1.2 Nghiên cứu số 2 về sốt xuất huyết Dengue
Nghiên cứu này tiến một bước xa hơn một cách tự nghiên, cố gắng dự báo tỷ lệ mớimắc sốt xuất huyết Dengue với sự hỗ trợ của một đơn vị dự báo thời tiết Điều này đượcthực hiện trong một nghiên cứu ở Cần Thơ, một tỉnh thành gồm 5 quận và 4 huyện Đầutiên, mối liên quan – giữa các yếu tố đại diện cho thời tiết và tỷ lệ sốt xuất huyết Dengue– đã được điều tra trong giai đoạn 2003-2010 theo lộ trình của hai nghiên cứu trước.Tuynhiên, thay vì mô hình hồi quy Poisson không thôi, người ta đã sử dụng và so sánh ba môhình thống kê khác nhau:
Mô hình hồi qui đa biến chuẩn (SMR);
Mô hình trung bình di động tích hợp tự hồi qui theo mùa (SARIMA);
Mô hình phân phối trễ Poisson (PDLM)
Trang 23Tất cả chúng đều dẫn đến kết quả là nhiệt độ và độ ẩm hàm ý những thay đổi tỷ lệmắc sốt xuất huyết Dengue, còn lương mưa tích lũy thì không Tuy nhiên, ở gian đoạnnghiên cứu kế tiếp, cụ thể là nghiên cứu tỷ lệ mắc sốt xuất huyêt Dengue năm 2011,chúng lại thể hiện khác trước Những giá trị dự báo được so sánh với các tỷ lệ mới mắcthực tế Mô hình SRM cung cấp những dự báo khá yếu Trong ba mô hình, thi SARIMAcho ra những dự báo tốt nhất cho một giai đoạn 6, 9 hay 12 tháng Một lần nữa, điều nàynhấn mạnh một sự thật hiển nhiên nhưng cơ bản, có liên quan đến tất cả các nghiên cứudịch tễ học, tuy nhiên những người thiết kế và phân tích thường không chú ý đến điềunày:
Kết quả của một nghiên cứu dịch tễ học có sự tham gia của một mô hình thống
kê thường phụ thuộc vào mô hình đó.
Các cuộc điều tra trong tương lai có thể quan tâm đến ảnh hưởng cúa khí hậu thay
vì thời tiết Các tác giả của nghiên cứu này gợi ý khả năng kết hợp một thường quy cảnhbáo sớm dựa trên khí hậu vào hệ thống giám sát sốt xuất huyết quốc gia hiện tại Đâycũng là ý tưởng nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu
2.2 Những nghiên cứu quốc tế.
2.2.1 World Health Organization Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment, prevention and control.
Tài liệu của tổ chức y tế thế giới về Sốt xuất huyết : chẩn đoán, điều trị, phòngngừa và kiểm soát
Nội dung nói về phòng chống dịch sốt xuất huyết:
Ngăn chặn sự bùng phát của sốt xuất huyết dựa trên kiểm soát vật lây truyền bệnh,
vì chưa có vắc-xin Hiện nay, cách hiệu quả duy nhất để tránh nhiễm virus sốt xuất huyết
là tránh bị muỗi đốt nhiễm bệnh Một cách tiếp cận rộng rãi để ngăn ngừa sốt xuất huyếtliên quan đến việc tích hợp các biện pháp được mô tả trong các chương trước Mộtchương trình như vậy sẽ kết hợp hai hoặc nhiều thành phần sau:
Giám sát và điều trị bệnh ở trung ương hay dựa trên hệ thống chăm sóc sức khỏetại địa phương
Trang 24 Giám sát và kiểm soát vật lây truyền bệnh, với sự kết hợp giữa quản lý môitrường và kiểm soát hóa học và sinh học.
Cung cấp nguồn nước sạch, vệ sinh và quản lý chất thải rắn
Giáo dục sức khỏe, truyền thông y tế công cộng và sự tham gia của cộng đồng.Tác nhân lây truyền virus sốt xuất huyết thường là một vấn đề của quản lý môitrường trong nước và trong từng hộ gia đình có thể thường xuyên phòng tránh và làmgiảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách kiểm soát môi trường sống của ấu trùng
và diệt muỗi trưởng thành bằng cách sử dụng lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào , sửdụng thuốc xịt diệt côn trùng trong và xung quanh nhà Một thách thức đối với các cơquan y tế công cộng là tìm cách khiến cộng đồng nhận ra vấn đề, nhận một phần tráchnhiệm cho giải pháp của mình và có được khả năng và động lực để ngăn ngừa và kiểmsoát sốt xuất huyết
2.2.2 Ứng viên vắc-xin sốt xuất huyết dengue của Sanofi Pasteur hoàn tất thành công nghiên cứu hiệu quả lâm sàng then chốt giai đoạn III chung cuộc ở Châu Mỹ Latinh.
Nghiên cứu thứ hai, qui mô lớn giai đoạn III đạt mục tiêu lâm sàng chính mộtcách thành công với hiệu lực vắc-xin tổng thể là 60,8% và cho thấy hiệu quả chống lạimỗi týp trong bốn týp huyết thanh dengue
Quan sát thêm về kết quả cho thấy nguy cơ nhập viện giảm đáng kể được 80,3%,khẳng định tiềm năng tác động y tế công của vắc-xin
Dữ liệu an toàn ban đầu phù hợp với độ an toàn thuận lợi đã được chứng minhtrong tất cả các nghiên cứu trước đây (giai đoạn I, II, III)
Sanofi Pasteur nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết dengue hơn 20 năm qua Mục tiêucủa công ty là làm cho sốt xuất huyết dengue trở thành bệnh kế tiếp có thể phòng ngừađược bằng vắcxin qua việc sử dụng một vắc-xin sốt xuất huyết an toàn và hiệu quả mà tất
cả những khu vực trên thế giới nơi sốt xuất huyết dengue là một vấn đề y tế công cộng cóthể tiếp cận được
Trang 25Công ty cam kết hỗ trợ tham vọng của WHO là đến năm 2020 giảm 50% tỉ lệ tửvong và 25% tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết dengue
Hai nghiên cứu tính hiệu quả giai đoạn III then chốt đã thu tuyển hơn 31.000 ngườitình nguyện từ Châu Á (Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam) và Châu
Mỹ Latinh và vùng Caribê (Brazil, Columbia, Honduras, Mexico và Puerto Rico) Cácđánh giá giai đoạn III cung cấp những dữ liệu then chốt về tính hiệu quả, tính an toàn vàtính sinh miễn dịch của ứng viên vắc-xin trên một quần thể lớn ở các môi trường dịch tễkhác nhau, và đánh giá tác động tiềm năng của vắc-xin trên gánh nặng bệnh
Ứng viên vắc-xin sốt xuất huyết dengue của Sanofi Pasteur là ứng viên vắc-xin tiến
xa nhất trong sự phát triển lâm sàng và công nghiệp Hơn 40.000 người tình nguyện viên
đã tham gia chương trình nghiên cứu lâm sàng vắc-xin sốt xuất huyết dengue của SanofiPasteur (giai đoạn I, II & III)
2.3 Khái niệm về phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu
2.3.1 Khái niệm về nghiên cứu định tính (Qualitative research).
Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vàocác phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi,thái độ
Trong Nghiên cứu định tính, dữ liệu cần thu thập chủ yếu ở dạng định tính (dạngchữ, ko thể đo lường bằng số lượng) Dữ liệu định tính là các dữ liệu trả lời cho các câuhỏi: thế nào? cái gì? tại sao?
Ví dụ: khi chúng ta cần biết thái độ của người tiêu dùng về một thương hiệu nào đó,
chúng ta có thể hỏi những câu hỏi sau: Vì sao anh/chị thích dùng thương hiệu này? Đặcđiểm nổi bật nhất của thương hiệu này là gì? Tại sao nó là đặc điểm nổi bật nhất?
Mục đích của nghiên cứu định lượng là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữliệu mang tính chất giải thích, chứng minh cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra Tuynhiên, những kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay môhình toán trong nghiên cứu định lượng
Trang 262.3.2 Khái niệm về nghiên cứu Định lượng (Quantitative research).
Là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượnghóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) vớinhau
Nghiên cứu định lượng thường gắn với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào phươngpháp suy diễn
Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo các biến số theo các mục tiêu và xem xét
sự liên quan giữa chúng dưới dạng các số đo và số thống kê
Ví dụ: Trong nghiên cứu kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng bằng
các mô hình toán (SERVQUAL Model, CSI Model), Đánh giá lao động trong tổ chức(JDI Model, Minnesota, …), Đánh giá chấp nhận công nghệ, dịch vụ mới (TAM model,ISS, E –CAM), Đánh giá hành vi khách hàng (TRA, TPB Model)
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp định tính và định lượng.